1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngữ văn-Mai Thị Hải

6 288 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 39 KB

Nội dung

rèn luyện kĩ năng nói và đọc ở trờng THCS A. lý do chọn đề tài Nh chúng ta đã biết việc đổi mới phơng pháp giảng dạy trong nhà trờng nói chung, trong dạy văn và học văn nói riêng đang đợc đặt ra một cách cấp thiết. Cùng với việc xác định: Dạy cái gì? (nội dung); Để làm gì? (mục tiêu) phải chú ý đến cách đọc, nói cho học sinh giúp các em cảm thụ đợc tác phẩm văn chơng trong nhà trờng hay trong giao tiếp một cách thuận lợi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: " Rèn luyện kĩ năng nói và đọc ở trờng THCS". B. cơ sở lý luận. Một quy luật của cảm thụ văn chơng là ngời đọc chủ động tiếp nhận. Đọc rung cảm- suy nghĩ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm từ đó bồi dỡng tâm hồn, tình cảm rèn luyện nhân cách của mình. Trong dạy văn ngời thầy không thể áp đặt rung động cảm thụ cho học sinh, biến học sinh thành một cái máy chỉ biết sao chép thụ động kiến thức mà thầy cô truyền thụ. Chỗ xuất phát của văn chơng là tâm hồn tình cảm của ngời viết, chỗ đến của văn chơng là tâm hồn tình cảm của ngời đọc. Một nhà lý luận Trung Quốc có nói: " Ngời làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời. Ngời xem văn, học văn phải biết hiểu lời để thâm nhập vào tình cảm". Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phơng chúng ta thờng hay nói ngọng, đọc sai. Là một giáo viên dạy văn ở trờng THCS đã hai mơi bốn năm tiếp xúc với học sinh tôi thấy khi nói, đọc học sinh mắc một số nhợc điểm nh: nói nhỏ, nói ngọng, nói sai ngữ pháp, nói ấp úng, ngợng nghịuTừ những nhợc điểm trên chúng ta cần phải sửa chữa cho các em bằng một số biện pháp cụ thể sau: Rèn kĩ năng nói, đọc cho học sinh. C. các biện pháp thực hiện I. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Muốn rèn luyện kĩ năng nói có sức thuyết phục đối với ngời nghe ta phải giải quyết: chữa phát âm sai, nói nhỏ, nói sai ngữ pháp và chữa cả t thế ngồi. 1. Chữa phát âm sai (chữa nói ngọng) Học sinh của chúng ta nói ngọng chủ yếu lầm lẫn giữa phụ âm n và l; gi và d; x và s; ch và tr tôi thấy có những biện pháp sau: a) Tất cả giáo viên trong trờng đều có nhiệm vụ sửa sai chứ không riêng giáo viên dạy văn. Khi thấy học sinh nói ngọng, viết sai dù là giáo viên dạy môn tự nhiên cũng phải giành mấy phút để sửa chữa cho các em. b) Bản thân giáo viên không đợc nói ngọng nếu giáo viên nào lỡ nói ngọng phải tập luyện bằng đợc để làm gơng cho các em. 1 c) Gây d luận ở trờng, ở lớp không tán thành ngời nói ngọng, ngời nói ngọng không đợc tự ái mà phải hiểu đó là sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè với mình. d) Có thể vẽ hình chỉ dẫn cách phát âm treo ở lớp và có giải thích rõ cách phát âm từng phụ âm mà các em hay mắc phải. e) Trong giờ giảng văn hoặc giờ trả tập làm văn cần nhấn mạnh sự lầm lẫn giữa các phụ âm, phải phân biệt đợc nếu phát âm sai, viết sai từ sẽ dẫn đến nghĩa của các từ đó cũng sai. 2. Chữa nói nhỏ Đối với học sinh nói nhỏ tôi thờng có phản ứng bằng cách: - ở dới các em có nghe rõ bạn trả lời không ? Cả lớp đồng thanh -Tha cô không ạ! Rồi tôi bảo nhỏ với học sinh đó:" em nhắc lại cho các bạn nghe" Tất nhiên lần này học sinh đó phải nói to hơn lần trớc. Có trờng hợp tôi hỏi luôn em khác:" Em hãy nhận xét ý kiến của bạn về yêu cầu cô vừa nêu ra ?" Em đó trả lời: "Tha cô bạn nói nhỏ quá em không nghe thấy gì ạ !" Tôi gợi ý:" Vậy em nói lại cho bạn nghe đi !" Lần này em học sinh đó phải nói to hơn. Ngoài ra, tôi còn dùng biện pháp giáo dục trực tiếp cho các em hay nói nhỏ: Nói là trình bày t tởng, tình cảm, là báo cáo kết quả thu lợm đợc về kiến thức của mình trớc thầy cô, bạn bè và mọi ngời. Nếu nói nhỏ thì ngời nghe không hiểu nội dung mà mình trình bày. Nh vậy dù ý kiến của mình có diễn đạt hay đến mấy cũng chỉ là vô ích. Chính vì vậy khi nói phải nói to, rõ ràng, đúng mực thế mới là tôn trọng ngời nghe. 3. Chữa nói sai ngữ pháp Khi học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài tôi theo dõi ý kiến của các em một cách chăm chú. Thấy các em diễn đạt thiếu chủ ngữ tôi phải nhắc ngay: "ai?" . Hoặc "cái gì ?" thấy các em nói thiếu vị ngữ, tôi lại hỏi nhỏ: "làm sao? Thế nào?" . Có thể còn có lúc chêm từ vào cho câu nói của các em những liêm từ, giới từ để giúp các em chuyển ý, nối ý cho mạch lạc và cung cấp những từ mà các em đang lúng túng tìm tòi. Không bao giờ tôi bắt bẻ, vặn vẹo hoặc gắt gỏng với học sinh nói sai ngữ pháp mà dùng giọng nói nhỏ nhẹ tác phong điềm đạm làm cho học sinh thấy đ- ợc mình đang đợc thầy cô chân tình giúp đỡ. Từ đó các em có hứng khởi phát biểu. Tôi còn đề ra một số yêu cầu để giúp các em nói đúng ngữ pháp. Chẳng hạn: Tôi yêu cầu khi trả lời các em phải nhắc lại câu hỏi xem có nhớ không và không đợc trả lời theo kiểu nghi vấn. Nghĩa là không đợc dùng những từ "nh thế nào? ra sao? Là gì?". Trong khi trả lời học sinh phải trả lời đúng nội 2 dung câu hỏi, nói năng gẫy gọn không có từ thừa:" rằng, thì, là, mà" chồng chất lên câu. 4. Chữa t thế ng ợng nghiụ khi nói . Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra một số lý do tai sao các em hay ngợng nghịu khi nói. Nguyên nhân là do các em không hiểu bài, cha hiểu câu hỏi. Có thể là do các em lớn phải đứng lên trên lớp mãi rất ngợng hoặc vì các em không quen đứng trớc đám đông nên sinh ra nhút nhát và cuối cùng do các em thiếu vốn từ . - Đối với những em không hiểu bài, cha thuộc bài, tôi ghép vào nhóm có những em học giỏi văn. Yêu những em này phải giúp đỡ bạn cho đúng mực về chuẩn bị bài, giảng lại những chỗ bạn cha tiếp thu đợc những kiến thức mà thầy cô giảng giải trên lớp, nghe bạn đọc thuộc bài trớc khi đến lớp. Học sinh giỏi không chỉ đánh giá ở khả năng đọc, nói, viết của mình mà còn đợc đánh giá ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp. Các em ít hiểu bài, ít thuộc bài tôi đặt ra những câu hỏi phù hợp với trình độ của các em, có gợi ý từng phần, cũng có khi chỉ đòi hỏi nhắc đợc bài đã học. - Đối với những em lớn, phải làm công tác t tởng, động viên là chính, nêu vai trò gơng mẫu của học sinh lớn trong lớp. Tôi luôn luôn giữ uy tín cho các em, nếu giáo viên trẻ tuổi mới ra trờng thì càng phải giữ t thế đàng hoàng, đúng mực của ngời thầy giáo trớc học sinh (lời nói, cử chỉ, đi đứng, cách ngồi). Nếu không sẽ dẫn đến một sự so sánh bất lợi giữa thầy và trò, làm cho học sinh lớn đã ngợng lại càng ngợng thêm, ý thức của học sinh đối với thầy sẽ có thể có chỗ lệch lạc. - Đối với các em có tính nhút nhát nên xếp các em tham gia vào các tổ chức của lớp, của trờng, của đoàn thể, trong hoạt động nội khoá hay ngoại khoá. Vì các em phải luôn luôn tiếp xúc với công việc, với bạn bè, với thầy cô, với thực tế, từ đó các em sẽ mạnh dạn hơn. Tôi còn quy ớc khi các em nói không đợc quay lại lng bạn, không đợc cúi đầu, chớp mắt, ngẹo cổ, thề lỡi, gãi đầu, gãi tai hoặc mài ngón chân xuống đất. Vì đó là những động tác thừa làm giảm tác dụng của câu nói hơn nữa lại thiếu lịch sự. - Còn những em thiếu vốn từ nên nói năng lúng túng, t thế trở nên ngợng ngiụ, tôi yều các em phải tập nói, chịu khó nghe, xem nhiều sách báo, tài liệu tham khảo phục vụ cho bài học. Phải nắm vững phơng pháp tích luỹ vốn từ, lựa chọn từ khi viết hay tức là phải có cuốn sổ tay văn học. Mặt khác giáo viên phải chú trọng cho điểm khi học sinh phát biểu. Tiêu chuẩn phát biểu tôi thờng đề ra quy định sau: + Phát biểu nhiều lần trong một tiết, có nhiều ý đúng hoặc gần đúng cuối giờ sẽ cho điểm 8. + Cả lớp không ai trả lời đợc, em nào phát biểu đúng sẽ cho 9 điểm để động viên em đó. 3 + Phát biểu đúng, to, rõ, phong thái bình tĩnh, diễn đạt lu loát đợc 10 điểm. + Nếu nói lúng túng, không cho điểm nhng phải đứng tại chỗ nghe bạn phát biểu rồi nhắc lại. Cuối giờ giáo viên cho các em nhận xét, đánh giá cho điểm bạn một cách khách quan. Cách cho điểm này khuyến khích đợc các em thi đua phát biểu. II. rèn luyện kĩ năng đọc ở tr ờng THCS . Muốn rèn luyện kĩ năng này chúng ta phải thực hiện tốt những điều sau: Phát âm đúng, ngắt hơi đúng, đọc từ đúng, đúng thanh điệu. Chúng ta đã biết ở trờng THCS không có tiết tập đọc riêng nhng lại phải chú trọng đến tập đọc mà môn giảng văn là môn cần có thời gian luyện đọc cho học sinh. Theo tôi trong giờ văn bản đối với lớp 6 phải giành 10 phút tập đọc cho có chất lợng, đối với lớp 9 ở tác phẩm ngắn (thơ) giành 5 đến 7 phút tránh lối làm qua loa đại khái đọc để mà đọc. Vì giáo viên đôi khi sợ thiếu giờ, đọc không có mục đích, không thu đợc kết quả nào thì không nên. Mỗi chúng ta đếu biết rằng: Nếu đọc tốt sẽ có ảnh hởng lớn đến nói và viết làm cho văn nói và văn viết sẽ trở nên tốt hơn. Qua giờ tập đọc, học sinh hiểu đợc phần nào ý nghĩa của bài văn, làm giảm bớt công sức của thầy. Vì vậy, không có lý gì chúng ta lại cắt bỏ khâu đọc mà phải làm cho khâu đọc trong giờ giảng văn có chất lợng cao. Giải quyết nỗi lo lắng vì sợ thiếu giờ, chúng ta có thể cho các em đọc một vài đoạn nếu tác phẩm dài, tác phẩm ngắn các em đọc toàn bài. Khi cho học sinh đọc, tôi luôn chú ý cách phát âm, ngắt hơi, cách đọc thanh điệu và đặc biệt các em phải đọc đúng từ. 1. Phát âm đúng Trong việc này theo quan điểm và kinh nghiệm tôi đã trình bày ở phần (chữa phát âm sai) 2 Ngắt hơi đúng Lúc đầu cho học sinh đọc, tôi phải chú ý điểm nhịp cho các em bằng cách nhắc khẽ. Ví dụ: Học sinh đọc đoanh trong tác phẩm " Hịch tớng sĩ" của Trần Quốc Tuấn: "Huống chi" tôi nhắc "nghỉ", học sinh đọc " ta cùng các ngơi sinh ra phải thời loạn lạc". Tôi lại nhắc " nghỉ", học sinh đọc tiếp "lớn gặp buổi gian nan ". Tôi nhắc " ngắt", học sinh đọc " ngó thấy sứ giặc đi lai nghênh ngang ngoài đ- ờng" tôi nhắc" nghỉ" Tôi nhắc vài lần nh vậy, học sinh phải chú ý vì bị thầy nhắc nhiều lần tự học sinh cũng cảm thấy ngại ngùng. Sau đó giáo viên không cần nhắc, các em cũng tự thể hiện đợc. Nhất là em đọc ở vòng thứ hai, thứ ba có ý thức lo lắng và chăn 4 chú đọc chính xác, rõ ràng hơn. Mỗi lần nh thế tôi cho điểm để khuyến khích các em đọc đúng, đọc hay. 3. Đọc đúng thanh điệu Thanh điệu bao gồm tốc độ, cao độ và trờng độ. Đọc bài văn cho diễn cảm là phải thể hiện đợc thanh điệu. Khi đọc mẫu, tôi cho học sinh đánh dấu bằng bút chì vào SGK: - Chỗ nào đọc nhanh:gạch dới - Chỗ nào đọc cao: chỉ mũi tên đi lên. - Chỗ nào hạ giọng: chỉ mũi tên đi xuống. - Chỗ nào đọc chậm: gạch ngang giữa các từ. - Chỗ nào đọc liền: ngoặc một số từ vào với nhau. Dùng kí hiệu nh vậy, học sinh sẽ chóng bắt chớc đợc cách đọc của thầy. Ngoài ra tôi còn chỉ dẫn cách đọc các dấu giọng cho học sinh nh sau: - Dấu hỏi (?): Phải đọc cao giọng trong câu nghi vấn. - Đọc dấu chấm than (!): Phải đọc mạnh, gọn và đanh trong câu mệnh lệnh, đọc kéo dài trầm giọng trong câu cảm thán. - Đọc dấu chấm lửng (): Phải đọc chậm, âm thanh ở các từ không thay đổi. - Dấu ngoặc đơn( ): Đọc nhanh và khẽ hơn những từ viết bên ngoài. - Dấu ngoặc kép " ": Đọc trang trọng những lời trích dẫn của lãnh tụ. Đọc mỉa mai, châm biếm lời trích dẫn của kẻ thù hoặc những từ dùng với nghĩa đả kích. Đọc nhấn mạnh những từ quan trọng hay đặc biệt. - Các dấu phảy (,) , dấu chấm(. ), dấu chấm phảy (;), dấu hai chấm(: ) thì để thời gian nghỉ nh sau: + Thời gian nghỉ hơi ở dấu chấm(.) bằng hai dấu phảy(,). + Thời gian nghỉ hơi ở dấu chấm phảy(;) bằng hai dấu phảy(,). + Thời gian nghỉ hơi ở dấu hai chấm(:) bằng dấu chấm phảy(;). 4. Đọc đúng từ Để học sinh đọc đúng từ theo tôi các em phải chuẩn bị bài kĩ. Trong quá trình chuẩn bị học sinh phải đọc đi đọc lại bài văn nhiều lần. Muốn đọc đúng điều đầu tiên phải hiếu nghĩa của từ (xem ở phần chú giải) . Từ thực tế cho thấy nhiều học sinh đọc cha đúng từ. Ví dụ: " Hạt ma sá nghĩ phận hèn Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân Sự lòng ngỏ với băng nhân Tin sơng đồn đại, xa gần xôn xao" ( Trích: Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du) Có em lại đọc: 5 " Hạt ma sa nghĩ phần nghèo Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân Sự lòng ngỏ với băng ngân Tin sơng đồn đại, xa gần xôn xao" Hay: "Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ". (Trích: truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu). Thì có em lại đọc: "Kiều rằng: Bớ đảng hung đồ". Sở dĩ các em đọc nh thế chính là vì các em cha hiểu gì về nghĩa của từ. Trong quá trình rèn luyện để học sinh đọc đúng từ, chúng ta phải luyện đọc cho học sinh từng thể loại văn học. Mỗi loại thể văn học phải chú trọng đến cách đọc từ. Đối với văn miêu tả khi đọc phải chú ý đến tính từ. Trong thơ trữ tình h- ớng dẫn các em cần lu ý đến trợ từ, thán từ. ở văn đối thoại hoặc lệnh học sinh cần quan tâm đến động từ. Trong khi đọc, nếu có học sinh nào đọc nhầm từ này sang từ khác, đọc sót từ hay thêm từ giáo viên yêu cầu các em phải sửa ngay, đừng ngại mất thời gian. D. Kết quả. Qua nhiều lần áp dụng một số biện pháp: " Rèn luyện kĩ năng nói và đọc cho học sinh ở bậc THCS"tôi nhận thấy các em đã tiến bộ rõ rệt trong khi nói hay bài viết. Cụ thể: Đầu năm khi cha áo dụng biện pháp này chất lợng chỉ đạt 30 đến 40 %, đến học kì I năm học 2003- 2004 kết quả tăng lên từ 65 đến 75%. Song công việc này đòi hỏi ngời thầy phải kiên trì, bền bỉ và phải làm suốt cả năm học. Trên đây là một số suy nghĩa và việc làm của tôi trong việc " Rèn luyện kĩ năng nói và đọc cho học sinh". rất mong các đồng chí góp ý kiến để giờ dạy của chúng ta có chất lợng cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh Quang, ngày 5 tháng 4 năm 2004 Ngời viết Mai Thị Hải 6 . Thấy các em diễn đạt thiếu chủ ngữ tôi phải nhắc ngay: "ai?" . Hoặc "cái gì ?" thấy các em nói thiếu vị ngữ, tôi lại hỏi nhỏ: "làm. theo tôi các em phải chuẩn bị bài kĩ. Trong quá trình chuẩn bị học sinh phải đọc đi đọc lại bài văn nhiều lần. Muốn đọc đúng điều đầu tiên phải hiếu nghĩa

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w