Ở Việt Nam, cải cách quản lý thuế là một chủ trương lớn, đã được Chính phủ đề ra từ rất sớm nhằm mục tiêu nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, thực hiện có hiệu quả chính sách
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới của luận án 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7
7 Kết cấu của luận án 7
CHƯƠNG 1 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ 8
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
1.1.1 Nghiên cứu về cải cách cơ chế quản lý thuế 8
1.1.2 Nghiên cứu về cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế 11
1.1.3 Các nghiên cứu về cải cách thủ tục quản lý thuế 13
1.1.4 Các nghiên cứu về cải cách phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế 16
1.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Ở CÁC NGHIÊN CỨU KỂ TRÊN 19
1.3 KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 20
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu 21
1.4.2 Nội dung nghiên cứu 21
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 2CHƯƠNG 2 23
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ 23
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 23
2.1.1 Thuế và quản lý thuế 23
2.1.2 Mục đích, yêu cầu và phương pháp quản lý thuế 27
2.1.3 Nội dung quản lý thuế 27
2.2 CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ 42
2.2.1 Quan niệm về cải cách và cải cách quản lý thuế 42
2.2.2 Sự cần thiết phải cải cách quản lý thuế 46
2.2.3 Vai trò, ý nghĩa cải cách quản lý thuế 49
2.2.4 Nội dung cải cách quản lý thuế 50
2.2.5 Hiệu quả của cải cách quản lý thuế 57
2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách quản lý thuế 58
2.3 KINH NGHIỆM CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 66
2.3.1 Kinh nghiệm cải cách quản lý thuế ở một số quốc gia 66
2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 75
CHƯƠNG 3 78
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM 78
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2016 78
3.1.1 Sơ lược cải cách quản lý thuế giai đoạn 1990-2006 78
3.1.2 Cải cách quản lý thuế giai đoạn 2007-2011 80
3.1.3 Cải cách quản lý thuế giai đoạn 2012-2016 82
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ GIAI ĐOẠN 1990-2016 89
3.2.1 Đánh giá về cải cách cơ chế quản lý thuế 90
3.2.2 Đánh giá về cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế 91
3.2.3 Đánh giá về cải cách thủ tục quản lý thuế 91
3.2.4 Đánh giá về cải cách phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế 98
Trang 33.3 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUẾ 101
3.3.1 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của NNT 101
3.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu 102
3.3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 103
3.3.4 Mẫu nghiên cứu 103
3.3.5 Thu thập và làm sạch dữ liệu khảo sát 104
3.3.6 Phân tích dữ liệu 104
3.3.7 Kết luận 108
3.4 NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CẦN TIẾP TỤC CẢI CÁCH TRONG QUẢN LÝ THUẾ HIỆN NAY 108
3.4.1 Hạn chế, tồn tại trong cải cách cơ chế quản lý thuế 108
3.4.2 Hạn chế, tồn tại trong cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế 109
3.4.3 Hạn chế, tồn tại trong cải cách thủ tục quản lý thuế 111
3.4.4 Hạn chế, tồn tại trong phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế 116
3.5 NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 117
3.5.1 Nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế 117
3.5.2 Một số vấn đề đặt ra trong quản lý thuế thời kỳ mới 121
CHƯƠNG 4 123
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM 123
4.1 BỐI CẢNH TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI 123
4.1.1 Bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội 123
4.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời gian tới 124
4.2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ 126
4.2.1 Mục tiêu chiến lược về cải cách quản lý thuế 126
4.2.2 Mục tiêu, yêu cầu nội dung cụ thể về cải cách quản lý thuế 126
4.3 GIẢI PHÁP CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 127
4.3.1 Giải pháp về cải cách cơ chế quản lý thuế 127
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 44.3.2 Giải pháp về cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế 128
4.3.3 Giải pháp về cải cách thủ tục quản lý thuế 131
4.3.4 Giải pháp về cải cách phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế 136
4.4 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CẦN THIẾT 143
4.4.1 Ứng dụng sâu, rộng công nghệ thông tin trong quản lý thuế 143
4.4.2 Cải thiện mức độ hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính thuế nhằm thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện 146
4.4.3 Đẩy mạnh áp dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế 147
4.4.4 Phát triển dịch vụ thuế, đặc biệt là dịch vụ thuế tư 148
4.5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CHƯA NGHIÊN CỨU 151
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Ý nghĩa đầy đủ của chữ từ tắt
1 BCTC Ứng dụng quản lý báo cáo tài chính
2 CBT Cán bộ thuế
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 CQT Cơ quan thuế
5 CSDL Cơ sở dữ liệu
6 FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 GTGT Giá trị gia tăng
18 TMS Hệ thống quản lý thuế tập trung
20 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
21 TPR Phần mềm phân tích thông tin rủi ro về NNT
22 TTHC Thủ tục hành chính
23 TTR Ứng dụng quản lý hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế
24 UBND Uỷ ban Nhân dân
TT Viết tắt Ý nghĩa đầy đủ Cụm từ Tiếng Anh đầy đủ
1 APA
Cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
Advance Pricing Agreement
2 DB Báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business
3 EU Liên minh Châu âu European Union
4 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund
5 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Organization for Economic Cooperation and Development
6 OTP Mật khẩu dùng một lần One Time Password
7 SPSS Phần mềm thống kê xã hội học Statistical Package for the Social
Sciences
9 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Tương quan biến động số cuộc và số tăng thu
3.2 Các nội dung NNT đề nghị ưu tiên tiếp tục cải cách 105 3.3 Hệ số điều chỉnh của các mô hình được đề xuất 107
DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Tổ chức bộ máy ngành thuế theo kiểu song trùng lãnh đạo 32 2.2 Tổ chức bộ máy ngành thuế theo kiểu ngành dọc 33
2.5 Những thay đổi nhỏ liên tục theo thời gian 43
2.8 Áp lực gây nên từ môi trường quản lý thuế 48 3.1 Mức độ hài lòng của NNT về chất lượng các phương thức tiếp
3.2 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2009-2015 95 3.3 Luỹ kế số giờ nộp thuế giảm qua các mốc thời gian 97
3.5 Cảm nhận phiền hà trong thực hiện TTHC thuế 111
3.7 Kết quả số giờ nộp thuế giảm được năm 2014
3.8 Số giờ nộp thuế của các nước ASEAN-4 và Việt Nam 115 3.9 Đánh giá của NNT về các chức năng quản lý thuế 120
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng luôn là một mục tiêu của tất cả các Nhà nước Đặc biệt, trong điều kiện thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô nền KT-XH của Nhà nước thì hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế càng được coi trọng Bởi đây chính
là nền tảng quan trọng để chính sách thuế phát huy được các vai trò nêu trên của mình Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế của quốc gia trong từng điều kiện nhất định, việc xem xét, nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng luôn được đặt ra
Việc xem xét, nghiên cứu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế để chính sách thuế được thực thi đúng đắn, đầy đủ, kịp thời nhất có thể được thực hiện từ những điều chỉnh nhỏ, trong những phạm vi hẹp, ở những nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện dần hoạt động quản lý thuế Công việc này cũng có thể được thực hiện bằng các điều chỉnh, thay thế mới đối với những vấn đề lớn, trên diện rộng, ở hầu hết các nội dung quản lý thuế dẫn đến một sự cải cách lớn trong hoạt động quản lý thuế, làm thay đổi cơ bản các nội dung của hoạt động quản lý thuế Cải cách quản lý thuế không làm thay đổi bản chất của quản lý thuế mà chỉ làm cho quản lý thuế đạt được tính hiệu lực, hiệu quả cao hơn một cách mạnh mẽ
Joseph E.Stiglitz, trong cuốn Kinh tế học công cộng đã viết: “Động lực cải
cách thuế xuất phát từ quan điểm cho rằng các chi phí hành chính quá cao, mà ngay
cả với những chi phí hành chính cao như vậy thì việc tuân thủ vẫn giảm dần” [29,
tr.683] Nội dung đoạn viết chỉ ra rằng, cải cách quản lý thuế là hết sức quan trọng,
vì quản lý thuế là khâu quyết định đảm bảo chính sách thuế được thực thi đúng nội hàm, đúng mục tiêu của nó trong thực tế Có thể nói, cải cách quản lý thuế là đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn
Chính sách thuế có đầy đủ, đúng đắn, phù hợp đến đâu đi nữa nhưng công tác triển khai thực hiện không đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả thì tác động thực tế của chính sách thuế đó chắc chắn sẽ không thể được như mong muốn Nếu công tác quản lý thu thuế được thực hiện đầy đủ, chính xác, hiệu lực, hiệu quả cao thì các mục tiêu đặt ra trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách thuế sẽ có nhiều cơ hội đạt được
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 8Tuy nhiên, về mặt lý luận, những nội dung liên quan đến cải cách quản lý thuế vẫn chưa được nghiên cứu sáng tỏ một cách đầy đủ Cải cách quản lý thuế là gì, mục tiêu của cải cách quản lý thuế? Các đòi hỏi nào, tác nhân nào dẫn đến phải cải cách quản lý thuế và nội dung cơ bản của cải cách quản lý thuế vẫn luôn là những nội dung được bàn luận khi đề cập đến quản lý thuế
Ở Việt Nam, cải cách quản lý thuế là một chủ trương lớn, đã được Chính phủ
đề ra từ rất sớm nhằm mục tiêu nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, thực hiện có hiệu quả chính sách thuế trong quá trình hội nhập; trên cơ sở đó tăng thu NSNN, trực tiếp góp phần giảm bội chi, giảm nợ công quốc gia Trên thực tế, hoạt động quản lý thuế thường xuyên được điều chỉnh nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra Các điều chỉnh này đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong thực thi chính sách thuế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của NNT Tuy nhiên, mặc dù một số cải cách đã được thực hiện như: chuyển từ cơ chế nộp thuế theo thông báo thuế sang
cơ chế tự khai, tự nộp thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế; áp dụng kỹ thuật quản
lý rủi ro trong quản lý thuế; ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng hoạt động quản
lý thuế vẫn còn những hạn chế, bất cập Nhiều TTHC thuế còn chưa tạo thuận lợi, còn gây phiền hà, tốn kém cho NNT; ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa nghiêm, vẫn còn nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế; gian lận, trốn thuế diễn ra khá phổ biến với nhiều hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp; thất thu NSNN vẫn xảy ra, gây nhiều bức xúc trong đời sống KT-XH Bên cạnh đó, có một số điều chỉnh mang tính cục bộ, ứng phó, cố gắng phù hợp với tình hình tại các sự kiện, các diễn biến ngắn hạn mà chưa phải là các thay đổi chiến lược, căn bản
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NNT Song bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình cải cách quản lý thuế cũng còn những hạn chế, bất cập Nhiều TTHC thuế chưa tạo thuận lợi, thậm chí gây phiền hà, tốn kém cho NNT; vẫn còn nhiều hành vi
vi phạm pháp luật thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế còn chưa nghiêm; gian lận, trốn thuế diễn ra khá phổ biến với nhiều hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp Hậu quả làm thất thu NSNN, gây nhiều bức xúc trong đời sống KT-XH
Trước những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về quản lý thuế nêu trên,
ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách
và nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu đến nội dung này Ở nước ngoài, nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý thuế cũng như cải cách quản lý thuế nhằm đưa ra các giải pháp để hoạt động quản lý thuế đạt được hiệu quả cao nhất Các công trình nghiên
Trang 9cứu đó luôn gắn với một quốc gia cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau Ở trong nước, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, luận án, nghiên cứu về quản lý thuế và cải cách thuế song các công trình đó thường đề cập đến việc hoàn thiện quản lý thuế, hoặc tập trung vào một nội dung cụ thể của quản lý thuế (tuyên truyền, hỗ trợ NNT; dịch vụ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ thuế, ); hoặc nghiên cứu các nội dung quản lý của một sắc thuế cụ thể (như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, ) mà chưa có công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung cải cách quản lý thuế ở Việt Nam
Trong bối cảnh, tình hình nói trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam”để thực hiện luận án với mong muốn đề xuất một số giải
pháp có luận cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn và thiết thực gắn với nội dung cải cách quản lý thuế ở Việt Nam thời gian tới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý thuế, phát huy vai trò của chính sách thuế trong huy động nguồn thu cũng như điều tiết, thúc đẩy sự phát triển KT-XH Việt Nam Với ý nghĩa như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án là cấp thiết, có tính thời sự cao
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhằm các mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu tổng quát: Nhằm đề xuất một số giải pháp cải cách quản lý thuế trên
cơ sở các luận cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn quản lý thuế ở Việt Nam hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế; đảm bảo chính sách thuế huy động được nguồn thu cho NSNN cũng như góp phần điều tiết, thúc đẩy sự phát triển KT-
XH Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Các mục tiêu cụ thể:
1 Làm rõ hơn các vấn đề lý luận về quản lý thuế và cải cách quản lý thuế để làm luận cứ cho việc đánh giá thực trạng quản lý thuế hiện nay cũng như tìm kiếm các giải pháp cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 2017-
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
2 Tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng cải cách quản lý thuế
ở Việt Nam hiện nay; làm rõ những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó;
3 Đề xuất các định hướng và giải pháp cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 103 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung về cải cách quản lý thuế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Hoạt động quản lý thuế của đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp; không bao gồm: (i) NNT là hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức sự nghiệp, lực lượng vũ trang, không hoạt động theo Luật doanh nghiệp; (ii) Hoạt động quản
lý thuế của cơ quan Hải quan; (iii) Nội dung về cải cách chính sách thuế
+ Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu:
Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1990 đến 2016 và
dự báo cho giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Số liệu thứ cấp khai thác chủ yếu từ 01/07/2007 (khi Luật Quản lý thuế bắt đầu có hiệu lực)
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm nền tảng phương pháp luận Để thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu thực tế (gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng; phân tích định tính; Phương pháp chuyên gia Về cơ bản, các phương pháp này được luận án sử dụng như sau:
Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: được luận án sử dụng
để làm rõ hơn các vấn đến về quản lý thuế và cải cách quản lý thuế Phương pháp này cũng được sử dụng trong đánh giá cải cách quản lý thuế ở Việt Nam qua các giai đoạn, thể hiện những bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn mà các cải cách về quản lý thuế đã được thực hiện;
Phương pháp điều tra xã hội học: luận án sử dụng trong tổ chức thu thập các
dữ liệu sơ cấp, tham vấn ý kiến chuyên gia Phương pháp này luận án sử dụng nhiều
ở Chương 3;
Phương pháp thống kê (bảng biểu, đồ thị, ): luận án sử dụng để tổng hợp, tổ chức số liệu thu thập được nhằm phản ánh trực quan hơn thực trạng của các vấn đề nghiên cứu Chương 3 của luận án vận dụng khá nhiều kỹ thuật của phương pháp này;
Trang 11Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng: luận án sử dụng để phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra, khảo sát dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 23.0 (Statistical Package for the Social Sciences), là phần mềm máy tính được sử dụng khá phổ biến trong phân tích thống kê xã hội học Phân tích dữ liệu định lượng được luận án ứng dụng rõ nét trong nội dung về phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của NNT trong thực hiện TTHC thuế
Phương pháp phân tích định tính: luận án sử dụng trên cơ sở nhận thức về các
lý thuyết, các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, các tồn tại hạn chế, nguyên nhân, để luận giải và khuyến nghị, đề xuất một số giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia: luận án sử dụng trong tham khảo những nhận định, quan điểm của chuyên gia là các nhà khoa học, các cán bộ quản lý thuế lâu năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn trong một số vấn đề như: trực tiếp góp ý một số câu hỏi thành phần trong bảng hỏi cho phù hợp với thực tế quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam trước khi thực hiện khảo sát chính thức; gián tiếp trích dẫn luận điểm của các chuyên gia được đăng tải trên các bài báo
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Những đóng góp về mặt học thuật
Luận án nghiên cứu có tính hệ thống về những nội dung cơ bản quá trình cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016 và xem xét, đánh giá, đi sâu nghiên cứu các kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, tồn tại, và nghiên cứu nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp cải cách quản lý thuế giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Một số nội dung tiêu biểu có tính học thuật cao như: (i) Phát triển và làm rõ thêm nhận thức về cải cách quản lý thuế: khái niệm về cải cách quản lý thuế; động lực của cải cách quản lý thuế; các áp lực dẫn đến yêu cầu phải cải cách quản lý thuế (ii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách quản lý thuế
5.2 Phát hiện mới và một số giải pháp đề xuất
Thứ nhất, phân tích khoa học về thực trạng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam
qua các giai đoạn từ 1990 đến 2016 (đặc biệt là giai đoạn 2012-2016, là giai đoạn diễn ra nhiều cải cách mạnh mẽ về quản lý thuế) Luận án đã nêu bật và phản ánh trực quan những kết quả đạt được từ cải cách quản lý thuế; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại Theo đó, cách tiếp cận và đánh giá về cải cách giảm số giờ nộp thuế của Việt Nam còn có khác biệt với thông lệ quốc tế, tới 25,5%
theo đánh giá của Doing Business 2017
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 12Thứ hai, qua khảo sát thực nghiệm xã hội học về sự hài lòng của NNT trong
thực hiện thủ tục hành chính thuế và thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS, từ đó tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính thuế Các yếu tố đó là: Sự đáp ứng thông tin kịp thời, đầy đủ (DUTT); Sự công bằng, dân chủ trong giải quyết thủ tục hành chính thuế (CBDC); Sự tin cậy vào cách thức và kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế (STC); Năng lực phục vụ của CQT (NLPV) Đồng thời trên cơ sở
dữ liệu thu thập được của mẫu khảo sát, luận án phân tích hồi quy và đánh giá mức
độ tác động cũng như tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NNT Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NNT thể hiện tầm quan trọng theo mức độ giảm dần lần lượt là DUTT, CBDC, STC, NLPV
Thứ ba, trên cơ sở những luận giải khoa học và thực tiễn quản lý thuế ở Việt
Nam, luận án đã đề xuất một số giải pháp cải cách quản lý thuế giai đoạn 2017-
2020, tầm nhìn đến năm 2030 Một số đề xuất tiêu biểu:
Một là, cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, hướng đối
tượng Theo đó, tiêu chí chức năng làm chủ đạo Tiêu chí “chức năng” xác định trên
cơ sở bốn chức năng quản lý thuế chính gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ; quản lý khai thuế; Quản lý nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế Tiêu chí “đối tượng” nhằm mục đích phân loại NNT để triển khai các chức năng quản lý thuế phù hợp với từng nhóm đối tượng
Hai là, giải pháp giảm số giờ nộp thuế phù hợp thông lệ quốc tế theo cách
tiếp cận của Ngân hàng thế giới trên cơ sở cải cách hai nội dung chính: (i) Phân nhóm NNT theo quy mô doanh thu và số thuế phải nộp để quy định tần suất khai thuế phù hợp với từng nhóm NNT; (ii) Đơn giản, minh bạch hoá hồ sơ khai thuế
Ba là, áp dụng quản lý tuân thủ trong quản lý thuế Cần thể chế hoá bằng
pháp luật việc áp dụng phương pháp quản lý tuân thủ trong quản lý thuế Theo đó, CQT có cơ sở pháp lý và có trách nhiệm minh bạch hơn trong áp dụng các ứng xử
về quản lý thuế đối với NNT Và NNT cũng cần có sự quan tâm tương xứng với nghĩa vụ thuế của mình để có được những ứng xử phù hợp từ phía CQT theo luật định; họ sẽ nhận thức được làm thế nào để mình thuộc luồng xanh; hay tại sao mình lại thuộc luồng vàng hoặc luồng đỏ trong sự đánh giá về mức độ rủi ro về thuế từ CQT
Bốn là, giải pháp cải thiện sự hài lòng của NNT nhằm thúc đẩy tính tuân thủ
tự nguyện của NNT trên cơ sở tập trung vào các yếu tố chính: (i) Tăng cường đáp ứng thông tin cho NNT trên cơ sở sự kịp thời và chất lượng thông tin; (ii) Công
Trang 13bằng, dân chủ trong giải quyết thủ tục hành chính thuế (giữa hồ sơ khai thuế của NNT với quy định của pháp luật quản lý thuế; công bằng trong giải quyết hồ sơ thuế giữa những NNT với nhau)
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, đó là ứng dụng sâu, rộng công
nghệ thông tin trong quản lý thuế, thể hiện ở hai khía cạnh: (i) Độ sâu của mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong từng nội dung, nghiệp vụ quản lý thuế; (ii) Sự ứng dụng rộng khắp ở tất cả các nội dung của quản lý thuế
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án nghiên cứu có tính hệ thống về những nội dung cơ
bản quá trình cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016 và xem xét, đánh giá, đi sâu nghiên cứu các kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, tồn tại, và nghiên cứu nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp cải cách quản lý thuế giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Một số nội dung tiêu biểu có tính học thuật cao như: (i) phát triển và làm rõ thêm nhận thức về cải cách quản lý thuế: khái niệm về cải cách quản lý thuế; động lực của cải cách quản lý thuế; các áp lực dẫn đến yêu cầu phải cải cách quản lý thuế (ii) Đánh giá sự hài lòng của NNT trong thực hiện TTHC thuế; (iii) Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam; (iv) Phân tích và chỉ ra các hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của các tồn tại của quản lý thuế hiện nay; (v) Một số giải pháp cải cách quản lý thuế đề xuất có luận cứ khoa học
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo tốt trong giảng dạy và nghiên
cứu về quản lý thuế và cải cách quản lý thuế Đồng thời, các luận giải và đề xuất trong luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình cải cách quản lý thuế ở Việt Nam thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và các phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cải cách quản lý thuế
Chương 2: Lý luận cơ bản về quản lý thuế và cải cách quản lý thuế
Chương 3: Thực trạng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp cải cách quản lý thuế ở Việt nam
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cải cách thuế đã được nhiều quốc gia nghiên cứu thực hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ bối cảnh và điều kiện thực tế khi thực hiện ở từng nước đặc biệt là khoảng hai thập kỷ trở lại đây (bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước) Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về cải cách thuế với khá nhiều công trình nghiên cứu về cải cách thuế đã được công bố
Cải cách quản lý thuế có nội dung rất rộng, đề cập tới nhiều mảng nội dung
cụ thể, do vậy các nghiên cứu về cải cách quản lý thuế cũng thực sự phong phú, đa dạng Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cải cách quản lý thuế cũng như các tài liệu liên quan, với các hướng nghiên cứu khác nhau đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước thực hiện Phục vụ hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung tìm hiểu và tham khảo các kết quả nghiên cứu trước với các nguồn tài liệu
là các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, bao gồm nhưng không giới hạn ở: Các luận án tiến sĩ; các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín chuyên ngành của nước ngoài và trong nước; tài liệu, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố; các sách giáo trình, sách chuyên khảo của các trường đại học; các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực thuế và liên quan Các nghiên cứu cải cách quản lý thuế được thể hiện qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:
1.1.1 Nghiên cứu về cải cách cơ chế quản lý thuế
(1) Adam Smith (1776), trong tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc” thường được gọi tắt là “Của cải của các dân tộc” luận rằng:
mỗi loại thuế nên chọn cách thức và thời hạn thích hợp để NNT có được sự thuận tiện Thời hạn nộp thuế, cách thức thanh toán thuế, số tiền thuế phải trả cần rõ ràng không chỉ đối với NNT mà đối với cả những người khác [21, tr.15] Việc thu thuế luôn gắn liền với chi phí hành thu, gắn với sự bất tiện, khó chịu và oán hận từ NNT [3, tr.38]
(2) Hoàng Văn Bằng (2009), trong cuốn sách chuyên khảo tựa đề “Lý thuyết
và chính sách thuế” đề cập cơ bản về quản lý thuế trong các nội dung cạnh tranh,
hợp tác và hài hoà về thuế Cạnh tranh về thuế xuất hiện từ tiến trình hội nhập kinh
Trang 15tế quốc tế Cạnh tranh thuế xuất phát từ nơi mà ở đó có thể chuyển cơ sở thuế sang một nước khác, thường là từ quốc gia có thuế suất cao sang quốc gia có thuế suất thấp hoặc thiên đường thuế Các yếu tố có tính di động cao như thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính (lãi vay, cổ tức) là đối tượng cơ bản của cạnh tranh thuế Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung và mang tính tất yếu khách quan; ứng xử về thuế đối với một mỗi loại đối tượng chịu thuế là khác nhau giữa các quốc gia, do đó cạnh tranh thuế là điều không tránh khỏi Trong quản lý thuế, việc ký kết các Hiệp định song phương và đa phương về thuế được coi là một giải pháp phù hợp cho vấn
đề cạnh tranh về thuế; và đó là biểu hiện cơ bản của hợp tác về thuế Ngoài ra, hợp tác về thuế cũng nhấn mạnh sự cần thiết trao đổi thông tin về thuế giữa các nước Hài hoà về thuế tập trung nhiều hơn về việc: (i) lựa chọn sắc thuế tham gia hài hoà; (ii) hài hoà cơ sở thuế; (iii) hài hoà thuế suất Hài hoà về thuế không nhất thiết thể hiện sự giống nhau về thuế; không nhất thiết phải có những ràng buộc giống nhau về
cơ sở thuế và thuế suất [3]
(3) Nguyễn Thị Lan (2009), Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp hạn chế
việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Tài chính đã hệ thống hóa lý luận về các hành vi trốn
thuế, tránh thuế của các công ty đa quốc gia Tác giả cũng phân tích, đánh giá thực trạng và nhấn mạnh rằng các công ty đa quốc gia là các đối tượng nộp thuế có nguy
cơ trốn thuế và tránh thuế rất cao; hiện tượng lợi dụng việc định giá chuyển giao để trốn, tránh thuế là khá phổ biến Công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với các công
ty đa quốc gia còn nhiều hạn chế, chưa hữu hiệu và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đối với các đối tượng này Nghiên cứu đã đề xuất biện pháp đổi mới công tác thanh tra thuế đối với các công ty đa quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung áp dụng cơ chế APA trong định giá chuyển giao giữa công ty ở Việt Nam với công ty liên kết [19]
(4) OECD (2010), Transfer Pricing Guidelines for Multination Enterprises
and Tax Administration, đã nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và nền tảng về
kiểm soát chuyển giá của cơ quan thuế theo cơ chế thỏa thuận trước APA tại các nước thành viên tổ chức OECD Tài liệu tập trung đưa ra những nguyên tắc cơ bản xác định các bên có quan hệ giao dịch liên kết, bản chất của giao dịch giữa các bên
có quan hệ liên kết và hướng dẫn các phương pháp xác định giá thị trường của giao dịch trong các công ty đa quốc gia dưới cách tiếp cận quản lý thuế Bên cạnh đó, cách thức, trình tự, thủ tục xác định giá chuyển giao trong những tình huống nghiên cứu cụ thể; phương thức tiếp cận các TTHC thuế để giải quyết tranh chấp
về xác định hành vi chuyển giá cũng được phân tích về mặt lý luận và thực tiễn
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 16Đặc biệt, chương 4 phân tích rõ cách tiếp cận quản lý thuế trong việc giải quyết các tranh chấp về chuyển giá có thể xảy ra Qua đó, khái quát được quy trình, phương pháp kiểm soát và xử lý vi phạm trong chuyển giá của doanh nghiệp theo
cơ chế thỏa thuận trước APA Đây là nghiên cứu chính thống về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đối với các công ty đa quốc gia và là tài liệu được các nước thành viên OECD tham khảo để xây dựng các quy tắc và chính sách pháp luật về chuyển giá dựa trên những quy tắc được OECD ghi nhận [79]
(5) CK&M (2011), Hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch liên
kết, Nhà xuất bản Tài chính gồm 6 phần trong dung lượng 277 trang, phân tích các
nội dung chính như: phân tích các mối quan tâm của cơ quan thuế trong quản lý thuế các giao dịch liên kết, định nghĩa xác định giá giao dịch nội bộ, phân tích việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua giao dịch liên kết và phân tích các loại hình giao dịch liên kết nội bộ trong tập đoàn Nghiên cứu đã phân tích cơ chế kiểm định tính chất, khách quan của giao dịch liên kết, các nguyên tắc giá thị trường khách quan, phân tích tính tương đồng và mức độ có thể so sánh được giữa các giao dịch Nội dung cũng tập trung phân tích, hệ thống quá trình phát triển các quy định pháp lý về xác định giá giao dịch liên kết trong nội bộ tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như hướng dẫn lập hồ sơ xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết; các tình huống đặc biệt cũng như một số vấn đề liên quan khác đến xác định giá giao dịch liên kết [7]
(6) United Nations (2013), Practical Manual on Transfer Pricing for
Developing Countries, bao gồm 10 chương và các phụ lục được trình bày trong
499 trang Nghiên cứu đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển giá và quản lý hành vi chuyển giá của cơ quan thuế trên cơ sở áp dụng cơ chế thỏa thuận trước APA và cũng mang tính thực hành cao dành cho các nước đang phát triển thông quan phân tích kinh nghiệm một số nước như Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi Nghiên cứu khuyến nghị chính phủ các nước đang phát triển có cách tiếp cận tổng thể, hệ thống về chuyển giá, sự hình thành quy định pháp lý về kiểm soát chuyển giá, các nguyên tắc xác định giá thị trường, các phương pháp xác định giá thị trường được chấp nhận rộng rãi theo cơ chế thỏa thuận trước APA bởi các nước OECD Nghiên cứu cũng phân tích việc áp dụng cơ chế APA tại một số nước như: Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, Đặc biệt, nghiên cứu đã phân tích sâu công cụ thanh tra, kiểm tra thuế và cách tiếp cận quản lý để tránh và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi chuyển giá Bên cạnh đó, nhiều mẫu biểu ở phần phụ lục có giá trị được giới thiệu tham khảo tốt đối với các quốc gia đang phát triển trong quá trình xây dựng các quy định pháp lý kiểm soát chuyển giá dựa trên
Trang 17cơ chế quản lý thuế APA phù hợp với đặc điểm của từng nước cũng như thông lệ quốc tế [87]
(7) Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Tăng cường kiểm soát nhà nước đối
với hoạt động, chuyển giá trong doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục đã phân tích những vấn đề chuyển giá, ảnh
hưởng của chuyển giá đối với nền kinh tế và vấn đề cơ chế quản lý thuế APA và kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động chuyển giá trong điều kiện hội nhập kinh tế Nghiên cứu được đánh giá là có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện xây dựng chính sách và quản lý thuế nói riêng và chính sách quản lý của Nhà nước nói chung về kiểm soát chuyển giá [12]
(8) Nguyễn Đại Thắng (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế “Kiểm soát hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” bảo vệ tại Học viện Tài chính, nghiên cứu lý luận về chuyển giá
và một số tình huống chuyển giá thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc, quy trình kiểm soát chuyển giá của cơ quan thuế đối với các trường hợp có giao dịch liên kết thông qua
áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước APA Trong các giải pháp kiểm soát chuyển giá, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tăng cường áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước APA giữa cơ quan thuế và các công ty có giao dịch liên kết, đây có thể nói là giải pháp về cơ chế quản lý thuế của nhà nước đối với các công ty đa quốc gia Theo đó, tác giả cho rằng nên thiết lập đường dây nóng thư điện tử, điện thoại để
tư vấn, trả lời các vướng mắc của NNT trong kê khai giao dịch liên kết, lập hồ sơ chuẩn bị tham vấn APA [32]
1.1.2 Nghiên cứu về cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế
(9) Katarina Ott (1998) của Học viện Tài chính công ở Croatia, trong nghiên
cứu “Tax Administration Reform in transaction: The case of Croatia” cho rằng tiêu
chuẩn hiệu quả là quan trọng của quản lý thuế Quan điểm đề cao tính hiệu quả này đặc biệt đúng khi mà ngay cả những yếu tố quan trọng như vị trí, chức năng, cơ cấu của cơ quan thuế (thuộc Bộ Tài chính hay với tư cách độc lập) có thể tồn tại những ý kiến bất đồng giữa các chuyên gia (ví dụ: Casanegra, Sivani, Vehorn ủng hộ cách tiếp cận cơ quan thuế nên là một bộ phận thuộc Bộ Tài chính thì Jenkins lại ủng hộ quan điểm cơ quan thuế độc lập) Tất nhiên, mỗi quan điểm có những hợp lý riêng
mà chưa có luận giải nào thắng thế Bất chấp sự khác biệt về mặt này, tất cả các chuyên gia đều ủng hộ một sự hiệu quả trong quản lý thuế phải được tạo ra trên cơ
sở cơ cấu quản lý hợp lý với chức năng và nguồn nhân lực của cơ quan thuế Hiệu quả được coi là thước đo quan trọng của cải cách quản lý thuế Cũng trong nghiên
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 18cứu này, Kataria Ott cho rằng, một trong những vấn đề đáng lo ngại của quản lý thuế
là có quá ít các chuyên gia trong khi lại có quá nhiều các nhân viên khác [71]
(10) Lưu Ngọc Thơ (2013), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý thuế đối với
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ tại Học viện Tài chính, nghiên cứu
đã đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn với các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp lớn, về các sắc thuế cần theo dõi, cũng như hình thành bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn tại Tổng cục thuế với cơ chế quản lý đặc thù Áp dụng giải pháp quản lý thuế riêng, phù hợp đối với doanh nghiệp lớn là quan điểm
đã được áp dụng ở các nước phát triển và hiện đang lan truyền nhanh sang nhiều quốc gia đang phát triển, là một cơ sở của mô hình quản lý thuế hiệu quả [34]
(11) Nguyễn Đình Chiến và các thành viên (2014), Nâng cao hiệu quả quản
lý thuế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, bảo vệ tại Học viện
Tài chính đưa ra quan niệm về hiệu quả quản lý thuế, một thuật ngữ tuy không mới song đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Theo đó, nghiên cứu cho rằng hiệu quả quản lý thuế là kết quả so sánh giữa sự thay đổi thực tế đạt được của quan
hệ quản lý thuế do sự tác động của pháp luật quản lý thuế mang lại phù hợp với mục đích, yêu cầu định hướng đạt được với mức chi phí để đạt được sự thay đổi thực tế
đó Những tồn tại của thực trạng quản lý thuế đã được nêu ra như có sự hạn chế tiềm tàng của quản lý thuế ảnh hưởng đến thu NSNN thể hiện qua xem xét mối tương quan giữa thu NSNN từ thuế nội địa với sự ổn định của tổng thu nội địa trên GDP đã được chứng minh trong thời kỳ nghiên cứu Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế được đề xuất theo hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế các cấp của cơ quan thuế [82]
(12) European commission (2015), Tax Reforms in EU Member States: 2015
Report, báo cáo đề cập đến cải cách cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế được triển khai
khi áp dụng cơ chế mới “tự khai, tự nộp thuế” và phát sinh những chức năng quản lý thuế mới Cụ thể, cơ quan thuế Bulgaria đã thiết lập một giám đốc chuyên môn để phát hiện gian lận thuế trong cơ quan thu thuế quốc gia Đan Mạch đã xem xét tổng thể cấu trúc hành chính quản lý thuế để củng cố bộ phận kiểm soát và thanh tra, kiểm tra thuế, Cơ quan thuế Cộng Hòa Séc thiết lập lập một “điểm thu thuế duy nhất”, nơi kết hợp việc thu thuế nội địa, thuế, phí hải quan và đóng góp an sinh xã hội Croatia đã tổ chức lại cơ quan quản lý thuế, với mục tiêu nâng cao hiệu quả lý thuế trong tình hình mới Bồ Đào Nha thiết lập đơn vị quản lý rủi ro tuân thủ trong
cơ quan thuế và đã triển khai hoạt động, Malta đang có kế hoạch để hoàn thành việc sáp nhập các cục và chi cục thu thuế thành một cơ quan duy nhất, kết hợp quản lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập Romania đã tái cơ cấu cơ quan quản
Trang 19lý thuế quốc gia về quản lý ngân sách, thiết lập một bộ phận mới với chức năng chống gian lận thuế [237]
(13) John Brondolo and Zhiyong Zhang (2016) trong nghiên cứu “Tax
Administration Reform in China: Achievements, Challenges, and Reform Priorities”
công bố bởi IMF Working Papers, nghiên cứu đã phân tích cải cách cơ cấu tổ chức
của Cơ quan thuế nhà nước Trung Quốc (SAT) Trong 20 năm qua, SAT đã thực hiện cải cách và phát triển với các bộ phận mới được tạo ra để thực hiện những mục tiêu ưu tiên trong quản lý thuế Năm 2008, SAT tạo ra Cục hỗ trợ NNT và Cục doanh nghiệp lớn nhằm cải thiện các chương trình hỗ trợ NNT và tăng cường sự quản lý của nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các cá nhân có tài sản lớn Nghiên cứu cũng chỉ ra chức năng, trách nhiệm quản
lý ngày càng được chuyên môn hóa giữa các bộ phận của SAT Đặc biệt, việc xây dựng chiến lược hiện đại hóa của SAT tạo ra cả cơ hội và nhu cầu cho SAT xem xét, cải cách cơ cấu tổ chức hiện tại, nhằm đạt được sự gắn kết và vận hành hiệu quả hơn [70]
1.1.3 Các nghiên cứu về cải cách thủ tục quản lý thuế
(14) John Brondolo, Carlos Silvani, Eric Le Borgne and Frank Bosch (2008)
trong nghiên cứu “Tax Administration Reform and Fiscal Adjustment: The Case of
Indonesia” công bố bởi IMF Working Papers đã nghiên cứu cải cách thuế ở
Indonesia giai đoạn 2001-2008 Trong đó, nghiên cứu đánh giá tầm quan trong trong quy trình quản lý thuế và cải cách quy trình quản lý thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ của NNT Cải cách quy trình quản lý thuế chuyển hướng mạnh từ quy trình quản lý theo các sắc thuế sang quy trình quản lý theo chức năng quản lý và đối tượng quản lý như: tiếp nhận kê khai, nộp hồ sơ thuế, dịch vụ hỗ trợ khai thuế, thanh toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế
và tuyên truyền nghĩa vụ, pháp luật thuế theo từng đối tượng NNT có quy mô lớn, vừa và nhỏ Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất quy trình quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý thuế [69]
(15) David A Nugent (2013), Trợ lý giáo sư thỉnh giảng của Đại học Robert
Morris, Mỹ trong nghiên cứu “Legislating Morality: The Effects Of Tax Law
Complexity On Taxpayers’ Attitudes” đã đề cập đến những ảnh hưởng của sự phức
tạp trong quản lý thuế đối với hành vi của người đóng thuế Trọng tâm đặc biệt là ảnh hưởng của sự phức tạp của luật thuế đối với nhận thức của NNT về đạo đức của các khoản khấu trừ có thể không được phép Chủ đề đạo đức của NNT được đề cập dưới dạng khái niệm rộng hơn về lý thuyết ngăn chặn, cho thấy các yếu tố ngăn chặn
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 20bao gồm hình phạt chính thức, hình phạt xã hội không chính thức và tội lỗi có thể cảm nhận nếu một hành vi bị coi là vô đạo đức Sự phức tạp của luật thuế có thể làm tăng nhận thức rằng việc khấu trừ đáng ngờ sẽ là chấp nhận được xã hội chấp nhận thuế hơn là trốn thuế về mặt xã hội không thể chấp nhận và việc khấu trừ đáng ngờ
là chấp nhận được về đạo đức Người ta giả thuyết rằng sự phức tạp về luật thuế phức tạp hơn gắn liền với sự hiểu biết ít hơn rằng việc khấu trừ đáng ngờ là vô đạo đức, và ít nhận thức rằng việc khấu trừ đáng ngờ là phi đạo đức có liên quan đến khuynh hướng lớn hơn để có những khoản khấu trừ đáng ngờ Theo đó, giả thuyết cho rằng sự phức tạp về luật thuế lớn hơn có liên quan đến khuynh hướng lớn hơn
để có những khoản khấu trừ đáng ngờ Cuộc nghiên cứu đã đưa ra một cuộc khảo sát thực nghiệm trong đó các chủ đề đã đánh giá các viễn cảnh giả thuyết, trong đó cơ hội tồn tại để tiết kiệm thuế bằng cách khấu trừ thuế có thể không được phép Phân tích sự khác biệt và kết quả hồi quy phù hợp với các giả thuyết [65]
(16) Nguyễn Xuân Thành (2013), Luận án tiến sĩ kinh tế“Nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh tra NNT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” bảo vệ tại Học viện
tài chính đã nghiên cứu về thanh tra thuế trong quản lý thuế Theo đó, thanh tra thuế được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả xã hội Theo đó, (i) Hiệu quả kinh tế: thanh tra thuế truy thu đầy đủ, kịp thời các khoản thuế thiếu, thuế trốn vào NSNN, tăng phát hiện các hành vi vi phạm về thuế qua thanh tra trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn lực và chi phí thanh tra; (ii) Hiệu quả quản lý Nhà nước: thanh tra thuế được coi là hiệu quả nếu đảm bảo được việc thiết lập kỷ cương, trật tự trong lĩnh vực thuế, nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT, đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế; (iii) Hiệu quả
xã hội: thanh tra thuế góp phần thực hiện sự bình đẳng, công bằng giữa những NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh do những chênh lệch về nghĩa vụ thuế, nhờ đó mà đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao
ý thức tuân thủ của NNT Bên cạnh đó, nghiên cứu nhấn mạnh đến cải cách quy trình thuế theo các chức năng quản lý thuế, trong đó vai trò thanh tra, kiểm tra thuế được chuyên môn hóa và vân dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế [31]
(17) Nilgün Serim, Betül İnam và Dilek Murat (2014), Factors Affecting Tax
Compliance of Taxpayers: The Role of Tax Officer The Case of Istanbul and Canakkale, đăng bởi Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh và kinh tế Nghiên cứu được
dựa trên khái niệm về sự đồng cảm và có mục tiêu góp phần vào việc tìm kiếm các phương pháp để tạo điều kiện cho các cán bộ thuế và NNT để trao đổi sự đồng cảm
và hiểu nhau hơn, để thay đổi nhận thức cổ điển của nhà nước trong cả hai đối tượng
Trang 21nộp thuế và cán bộ thuế và để tăng sự tuân thủ tự nguyện của NNT "mới" người dự đoán sự hài lòng với các dịch vụ trong trao đổi / nộp thuế của mình Sự cần thiết cho doanh thu thuế tăng sau khi ngày, nhà nước cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để không bị mất các đối tượng nộp thuế, nhưng để đạt được chúng Đặc biệt là các cán bộ thuế và các thủ trưởng của họ, những người có quan hệ trực tiếp với NNT Họ cần phải có quan hệ tốt, có sự thông cảm, đối xử như nhau đối với từng NNT để tạo động lực cho những NNT khác Trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát được tiến hành giữa các cán bộ thuế làm việc tại Cục Quản lý thuế Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ Từ quan điểm của họ, một phân tích tương quan của các mối quan
hệ giữa các đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế và thủ trưởng CQT được thực hiện qua ứng dụng phần mềm thống kê xã hội học Nghiên cứu cho rằng, tầm quan trọng của
sự hài lòng của NNT đối với dịch vụ thuế đã tăng lên trong những cách tiếp cận quản lý thuế Và ngày nay, nhận thức đó gắn với dịch vụ do CQT cung cấp với yêu cầu tạo ra các dịch vụ nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn Vai trò quan trọng trong điều tra xã hội học giúp đóng góp vào dữ liệu quản lý thuế với các hoạt động nghiên cứu sự tuân thủ thuế Cơ quan thuế và NNT nên nhìn nhận nhau như chia sẻ đồng giá trị Cả hai bên sẽ hành động và phản ứng với nhau bằng sự đồng cảm và sẽ củng cố niềm tin của một vòng tròn tình cảm lẫn nhau [76]
(18) John Brondolo and Zhiyong Zhang (2016), Tax Administration Reform
in China: Achievements, Challenges, and Reform Priorities công bố bởi IMF
Working Papers đã phân tích các quy trình lõi trong quản lý thuế của cơ quan Quản
lý thuế Trung Quốc (SAT) đề xuất, bao gồm các khâu liên quan như: kê khai thuế, dịch vụ hỗ trợ NNT, thanh tra, kiểm tra, thu nợ thuế, và giải quyết tranh chấp được tăng cường để đối phó với rủi ro tuân thủ thuế mới xuất hiện và tận dụng các cơ quan, bộ phận chức năng mới mà SAT dự kiến sẽ được sửa đổi trong dự thảo của các luật thuế Các quy trình lõi quản lý thuế đạng được thử nghiệm và xu hướng được áp dụng thống nhất và phổ biến hơn trên toàn Trung Quốc Bên cạnh đó, SAT cũng nâng cấp các quy trình lõi quản lý thuế trong hai giai đoạn bằng cách tiêu chuẩn hóa các quy trình xung quanh đang thực hiện tốt hiện nay của SAT và sau đó bằng cách giới thiệu một bộ quy trình được cải cách mới Giai đoạn đầu tiên đã được hoàn thành với sự thực hiện trên toàn quốc theo các Tiêu chuẩn Quản lý thuế quốc gia (phiên bản 1.0) vào ngày 01 tháng 05 năm 2015 Giai đoạn thứ hai sẽ được hướng dẫn bởi các Tiêu chuẩn quốc gia quản lý thuế (phiên bản 2.0), được giới thiệu trong vài năm tiếp theo với khởi đầu định hướng ở cấp địa phương tại 2 tỉnh Giang
Tô và Hà Nam [239]
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 221.1.4 Các nghiên cứu về cải cách phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế
(19) Pablo Serra (2005) của Đại học Chile, Santiago Chile trong nghiên cứu
“Performance Measures in Tax administration: Chile as a case study” phân tích và
chỉ ra rằng có bằng chứng thực nghiệm để kết luận việc tuân thủ tự nguyện của NNT được cải thiện khi quản lý thuế cung cấp một dịch vụ thuế tốt hơn Các biện pháp đề xuất cần nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT thông qua các hành động của cơ quan thuế như tuyên truyền pháp luật thuế, nâng cao ý thức, giáo dục NNT, minh bạch hóa hệ thống thông tin, xây dựng quan hệ đối tác giữa cơ quan thuế và cộng đồng doanh nghiệp [81]
(20) Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009), Luận án tiến sĩ kinh tế“Hoàn thiện quản lý
thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân đã đánh giá thực
trạng sự tuân thủ của doanh nghiệp, nguyên nhân của sự kém tuân thủ Đồng thời đánh giá những tiến bộ cơ bản cũng như những hạn chế trong quản lý thuế của Việt Nam Các tiến bộ cơ bản như quan điểm đã thay đổi từ doanh nghiệp là đối tượng cai trị của CQT trở thành trung tâm của hệ thống thuế, đã xuất hiện quan điểm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp Những hạn chế cũng được chỉ ra như sự kém thoả mãn của doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý thuế của CQT như thời gian và thái
độ phục vụ của cán bộ hỗ trợ; sự phức tạp về thủ tục kê khai, hoàn thuế; hạn chế về tính chính xác của nội dung thanh tra và kết luận thanh tra Luận án cũng kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ theo mô hình tuân thủ ATO [35]
(21) European commission (2010), trong ấn phẩm “Compliance risk
management guide for tax administrations” hướng dẫn quản lý rủi ro tuân thủ trong
quản lý thuế với các nội dung cơ bản về nhận diện rủi ro, phân tích, đánh giá, xử lý rủi ro, và giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế Tài liệu nhấn mạnh vai trò của ứng dụng CNTT là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong quản lý tuân thủ [66]
(22) Magaret Cotton (2006), trong nghiên cứu “Selecting cases for Audit”
nhấn mạnh về phương pháp lựa chọn đối tượng thanh tra thuế trên cơ sơ mô hình tuân thủ thuế Các tác nghiệp của kỹ thuật lựa chọn đối tượng được nghiên cứu mạnh với các nội dung như việc thu thập, xử lý thông tin, kỹ thuật đánh giá rủi ro trên cơ sở hỗ trợ của phần mềm máy tính trong phân tích rủi ro chuyên ngành [74]
(23) WB (2011), “Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu
quả và công bằng hơn” đã đưa ra yêu cầu hiện đại hoá quản lý thuế, trong đó xác
Trang 23định hệ thống thông tin quản lý hiện đại là một trong các nhân tố quan trọng của cải cách quản lý thuế Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ thuế cho phép cơ quan thuế hóa giải thách thức về gia tăng công tác quản lý trong điều kiện nguồn lực có hạn thông qua đánh giá xếp hạng rủi ro đối với NNT và tập trung nguồn lực vào thanh tra, kiểm tra các đối tượng rủi ro cao Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của gian lận, trốn thuế là do ý thức tuân thủ NNT thấp, tính nghiêm minh pháp luật không cao và trình độ giáo dục, đào tạo của lãnh đạo doanh nghiệp thấp Vì vậy, kế hoạch là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện NNT thông qua tuyên truyền, qua xây dựng quan hệ đối tác cơ quan thuế với hiệp hội NNT [22]
(24) Nguyễn Minh Ngọc (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế“Giải pháp đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong ngành thuế ở Việt Nam” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân,
đã luận giải sự cần thiết ứng dụng CNTT trong quản lý thuế Tác giả đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT nhằm cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ NNT (đối thoại, hỏi đáp trực tuyến qua mạng Internet, thực hiện các thủ tục thuế: kê khai, nộp hồ sơ hoàn thuế qua mạng, ); thực hiện hoá đơn điện tử [23]
(25) Nguyễn Thị Thuỳ Dương (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế“Quản lý thuế ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” bảo vệ tại Trường Đại học Kinh
tế quốc dân phân tích và đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quản lý thuế ở Việt Nam Xu hướng tích cực là cam kết của Việt Nam trong thực thi hiện đại hóa ngành thuế, ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại như quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, ứng dụng hệ thống phần mềm nhằm đánh giá và xác định đối tượng rủi ro để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hiệu quả [10]
(26) Muzainah Mansor và Mahamad Tayib (2012) trong bài báo “Tax
Administration Performance Management: Towards an Intergrated and Open System Approach” công bố bởi Tạp chí Thương mại, Kinh tế và Tài chính quốc tế,
Số tháng 4, 2012 đề xuất khung khái niệm về hệ thống tích hợp và mở Theo đó, phương pháp tiếp cận tích hợp cho phép gắn kết các cấp quản lý thuế từ cấp chiến lược, cấp chiến thuật quản lý hoạt động đến cấp tác nghiệp cụ thể từng cá nhân thực hiện Quan điểm hệ thống mở được xác định trên ý tưởng quản lý thuế cần đến sự có mặt của các bên liên quan ngoài cơ quan quản lý thuế Cách tiếp cận hệ thống tích hợp và mở chỉ ra các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và các bên liên quan cho thấy các vấn đề cần được giải quyết trong quá trình quản lý thuế theo mục đích hiệu quả, đồng thời cho phép nêu bật sự biến đổi đầu vào thành đầu ra trong tiến trình quản lý thuế Các thông tin phản hồi có giá trị về tình trạng hiện tại trong các giai đoạn quản lý thuế cho phép xác định các nguyên nhân của sự kém hiệu quả, từ đó giúp nhà quản lý có thể có được cách thức cải thiện hiệu quả quản lý thuế Vấn đề
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 24hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin trong quản lý thuế được đưa ra theo hước tiếp cận có hệ thống và ứng dụng CNTT, hệ thống máy tính và mạng để truyền tin, xây dựng dữ liệu và hệ thống xử lý thông tin tốt trong quản lý thuế các cấp [73]
(27) Patrick Forsat và Michel Bua (2013), trong nghiên cứu“Tax
Administration Reform in the Francophone Countries of Sub-Saharan Africa” được
công bố bởi IMF Working Paper, 07/2013 đã nhấn mạnh: Hơn bao giờ hết, các vấn
đề như hiện đại hoá cơ cấu tổ chức, hiện đại hoá các quy trình quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT là trung tâm của cải cách quản lý, nó đúng cho tất cả 19 quốc gia nói Tiếng Pháp thuộc Tiểu vùng Châu Phi mà nghiên cứu đề cập Đặc biệt, ngoại trừ 02 quốc gia là Senegal và Mali thì 17 quốc gia còn lại đã không nhận được nhiều những lợi ích mà ứng dụng CNTT mang lại, nếu không muốn nói là thất bại trong ứng dụng CNTT với mục tiêu hiện đại hoá quản lý thuế Nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu chiến lược toàn diện trong ứng dụng CNTT vào cải cách quản lý thuế, mà cốt lõi là việc nóng vội trong xây dựng và cài đặt phần mềm quản lý thuế khi chưa có sự chuẩn bị kỹ về tính phù hợp với kiến trúc thượng tầng hệ thống liên quan Điều đó dẫn đến các gói phần mềm này thiếu đi sự đồng bộ chặt chẽ với các thay đổi về tổ chức và thủ tục quản lý thuế, do vậy không đáp ứng được yêu cầu thực tế cải cách quản lý thuế ở các quốc gia này Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã nêu lên những thành công từ việc ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hoá quản lý thuế, đó là các phần mềm nổi tiếng đã phát huy tác dụng được cài đặt ở các quốc gia phát triển Một số phần mềm điển hình có thể kể đến như: Bull e-RIS (Pháp), SIGTAS (Canada), GENTAX (Mỹ), Đặc điểm chung của các phần mềm này là có tính mở, thiết kế hệ thống tốt trên cơ sở của sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết kế hệ thống và có tính đến sự phát triển trong tương lai nên có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách quản lý thuế như
mở rộng thêm khả năng phân tích và đánh giá rủi ro, hỗ trợ lập danh sách lựa chọn NNT có rủi ro cao để xây dựng các chương trình thanh tra, kiểm tra thuế [82]
(28) Uỷ ban cải cách hành chính thuế của Ấn Độ (2014) trong bản báo cáo
đầu tiên vào 30/05/2014 với tên gọi: “Tax Administration Reform in India Spirit,
Purpose and Empowerment” đã phân tích, đánh giá ứng dụng CNTT và truyền
thông là một trong những cơ sở nền tảng Về bản chất, Ấn Độ coi CNTT là phương tiện quan trọng của quản lý thuế, nó thể hiện vai trò không những trong quản lý và phân tích dữ liệu mà còn trong thực hiện hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công, trong đó
có quản lý thuế một cách nhanh chóng và hiệu quả [86]
(29) Nor Azrina Mohd Yusoft, Lai Minh Ling, Yap Bee Wah (2014) của Đại
học kỹ thuật Mara, Malaysia trong nghiên cứu “Tax non-compiliance among SMCs
in Malaysia: tax audit evidence” khẳng định tỷ lệ thuế suất, quy mô doanh nghiệp
Trang 25và lĩnh vực hoạt động là nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của SMCs Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc không thanh kiểm tra thuế trong thời gian dài (5 năm) làm tăng nguy cơ không tuân thủ Công khai hành vi gian lận thuế, số thuế trốn, mức phạt là một trong những đề xuất của nghiên cứu nhằm cải thiện sự tuân thủ của SMCs Tuy nhiên, không thấy nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa mức phạt với sự tuân thủ của SMCs, điều mà một số nghiên cứu trước đó có những nhận định khác nhau (ví dụ: Allingham và Sandmo, 1972 cho rằng mức phạt có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ Ngược lại, Kamdar 1997 đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ quan điểm cho rằng tăng mức phạt sẽ làm giảm sự không tuân thủ) [77]
(30) European commission (2015), Tax Reforms in EU Members States: 2015
Report, Working Papers đã phân tích và chỉ ra rằng chính phủ các nước thành viên
EU đã nhận diện tầm quan trọng của tuân thủ thuế và quản lý tuân thủ như là một cách để tăng tổng số thu thuế hàng năm Một số lượng đáng kể thuế có thể được nâng lên bằng cách cải thiện thu các loại thuế hiện hành và bằng cách giới thiệu các biện pháp để cải thiện sự tuân thủ thuế của NNT Trong hầu hết các trường hợp, tuân thủ thuế có thể được cải thiện thông qua các biện pháp quốc gia, chẳng hạn như bằng cách: (i) Đơn giản hóa pháp luật về thuế, để loại bỏ quy định không rõ ràng và tránh đặt một gánh nặng hành chính không cần thiết cho NNT; (ii) Cải thiện thu thuế bằng cách nhắm mục tiêu kiểm tra trên cơ sở đánh giá rủi ro, triệt để; (iii) và Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ NNT, để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho NNT trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ thuế của họ [67]
(31) Trần Huy Trường (2015), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý rủi ro trong
hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Tài
chính đã hệ thống hoá lý luận quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế; đánh giá thực trạng việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai đoạn 2009-2014 Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở Việt Nam như: hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro chưa hoàn thiện, trong đó một số tiêu chí chưa phản ánh hoặc phản ánh chưa sát đúng về rủi ro; hệ thống thông tin phục vụ quản lý rủi ro thiếu sự cập nhật, chất lượng thông tin chưa cao, thiếu chính xác; thông tin sơ sài, đặc biệt là thông tin về giao dịch liên kết [53]
1.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Ở CÁC NGHIÊN CỨU KỂ TRÊN
Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đa dạng về nội dung, về các nhóm vấn đề và được thực hiện trên cả giác độ lý thuyết và thực nghiệm Điểm chung của các nghiên cứu này là xem xét cải cách quản lý thuế trên một hoặc một số mặt cụ thể
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 26như: cải cách cơ chế quản lý thuế theo hướng áp dụng cơ chế thỏa thuận trước APA cùng với việc triển khai hiệu quả cơ chế tự khai, tự nộp thuế, cải cách cơ cấu quản lý thuế theo các chức năng quản lý thuế mới, cải cách quy trình quản lý thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch theo đối tượng quản lý là NNT có quy mô lớn, vừa và nhỏ, hiện đại hoá quản lý thuế, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản lý thuế và cải cách quản lý thuế luôn là vấn đề phức tạp và nội dung được các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm Các công trình nghiên cứu đã giải quyết được nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến cải cách quản lý thuế, đó là: (i) Làm rõ được những nội dung lý luận liên quan đến quản lý thuế, trong đó đề cập nhiều đến quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Chỉ ra được các nội dung cơ bản của quản lý thuế như: cơ chế quản lý thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý thuế, tổ chức xây dựng và thực hiện các quy trình quản lý thuế theo các chức năng quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế; các phương pháp kỹ thuận hiện đại trong quản lý thuế và các biện pháp chống gian lận, trốn thuế và tránh thuế của NNT; (iii) Đề xuất được các giải pháp cụ thể liên quan đến đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT, hiện đại hóa ngành thuế và đổi mới cơ cấu tổ chức cơ quan thuế cho phù hợp với chiến lược hiện đại hóa và các chức năng quản lý thuế như kê khai nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ NNT, thanh tra, kiểm tra thuế, tuyên truyền quản lý thuế và khiếu nại, xử lý nợ thuế
1.3 KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập và giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cải cách quản lý thuế Đồng thời cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm quản lý thuế hiệu quả
Tuy nhiên, các công trình này được thực hiện ở những giai đoạn và môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị và thể chế cụ thể mà các công trình nghiên cứu thực hiện Từ nhận thức không thể có sự đồng nhất về môi trường và hoàn cảnh lịch
sử ở những quốc gia khác nhau, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau Bên cạnh đó, tồn tại sự khác nhau về nền tảng chính trị, văn hoá, kinh tế, trình độ giáo dục, nên tác giả cho rằng nghiên cứu về cải cách quản lý thuế ở một quốc gia cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể là cần thiết để phục vụ quản lý thuế ở quốc gia đó, thời kỳ đó Đồng thời, nghiên cứu cũng đảm bảo tính độc lập, không trùng lắp so với các công trình nghiên cứu trước đó Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 rất cần các nghiên cứu về cải cách quản lý thuế nhằm nâng
Trang 27cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế, đồng thời phù hợp với các cam kết và thông
lệ quốc tế Do vậy, tác giả chọn đề tài “Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam” làm
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định một số câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu chính như sau:
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hiểu thế nào về quản lý thuế và cải cách quản lý thuế ?
(2) Vì sao (sự cần thiết) phải cải cách quản lý thuế: Động lực của cải cách quản lý thuế là gì? Áp lực nào dẫn đến yêu cầu phải cải cách quản lý thuế?
(3) Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam diễn ra như thế nào, đặc biệt là cải cách quản lý thuế ở Việt Nam những năm gần đây?
(4) Giải pháp nào cho cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030?
1.4.2 Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung chính về cải cách quản lý thuế
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
(1) Quan niệm cải cách và cải cách quản lý thuế;
(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách quản lý thuế;
(3) Kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý thuế Bài học rút ra cho cải Việt Nam;
(4) Thực trạng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam (qua một số giai đoạn lịch sử: từ 1990 đến 2016) Đánh giá kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế; xác định nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại đó;
(5) Khảo sát thực nghiệm sự hài lòng của NNT trong thực hiện TTHC thuế nhằm xác định xác yếu tố và mức độ tác động cũng như tầm quan trọng của các yếu
Trang 28cứu luận án tiến sĩ, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, có tính hệ thống cả
về lý luận và thực tiễn về cải cách quản lý thuế ở Việt Nam Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu về cải cách quản lý thuế ở Việt Nam Do vậy, luận án tiến sĩ
kinh tế với đề tài Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đảm bảo tính độc lập, không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó
Trang 29CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
VÀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.1.1 Thuế và quản lý thuế
Mặc dù thuật ngữ “thuế” đã được nhắc đến khá nhiều cả trong lý thuyết cũng như trong đời sống thực tế, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế
Gaston Jèze (1936) viết: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền do các cá
nhân công dân đóng góp do nhà nước thông qua con đường quyền lực, có tính chất bắt buộc và không có đối khoản để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”
[4, tr.28] Hay Makkollhell và Bruy (1993) cho rằng: “Thuế là một khoản chuyển
giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công
ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật” [20, tr.26]
Một cách tổng quát, có thể hiểu: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ
các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [21, tr.28]
Các khái niệm trên cho thấy thuế có các đặc trưng cơ bản:
(i) Tính bắt buộc: Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng, Nhà nước sử dụng
quyền lực chính trị bắt buộc NNT chuyển giao một phần thu nhập của mình vào NSNN dưới hình thức thuế Khi chuyển giao thu nhập, lợi ích của NNT không được xác định cụ thể khi chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế Bên cạnh đó, không
có ai tự nguyện trả tiền khi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ công cộng [21, tr.30] Do vậy, yêu cầu bắt buộc chuyển giao thu nhập của thuế là tất yếu khách quan
(ii) Tính không đối giá, không hoàn trả trực tiếp: hàng hoá, dịch vụ công
cộng được nhà nước cung cấp cho tất cả mọi người trên cơ sở lợi ích chung, lợi ích của cộng đồng, của quốc gia chứ không xem xét lợi ích hay nhu cầu riêng của mỗi người NNT sử dụng ít hay nhiều hàng hoá, dịch vụ công cộng không phụ thuộc vào
số thuế phải nộp Điều này có nghĩa là số tiền thuế nộp không xuất phát từ lợi ích, nhu cầu tương ứng của mỗi cá nhân hay thể nhân, tức là không không có tính đối
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 30giá Trước khi nộp thuế, không có hàng hoá, dịch vụ công cộng nào được nhà nước cung cấp Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho NNT [21, tr.31] NNT sẽ nhận được gián tiếp các khoản bồi hoàn thông qua dịch vụ công mà nhà nước cung cấp như an ninh, trật tự xã hội; phúc lợi công cộng, tức là thuế không có tính hoàn trả trực tiếp.
(iii) Tính pháp lý cao: Quyền lực chính trị của nhà nước được thể hiện bằng
pháp luật do nhà nước đặt ra [58, tr.35] Joseph E.Stiglitz nói về việc bắt buộc chuyển giao thu nhập từ NNT sang nhà nước: “Việc chuyển giao bắt buộc này giống như là ăn trộm, chỉ có một điểm khác biệt chủ yếu là trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện thì cách chuyển qua Chính phủ có mang tấm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị ban cho” [29, tr.456] Quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định, đó chính là pháp luật thuế [57, tr.24] Như vậy, thuế được đảm bảo bởi pháp luật; nói cách khác, thuế có tính pháp lý cao
Để hiểu rõ hơn về quản lý thuế, trước hết xin được đề cập đến một số khái
niệm về quản lý nói chung Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý “là tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [144] Theo giáo trình Khoa học
quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì quản lý là các hoạt động
do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn [14]; là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức, nhằm chỉ tập hợp các hoạt động cần thiết phải thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung [8]
Một số học giả nước ngoài cũng nêu các khái niệm về quản lý như: quản lý là
sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một
tổ chức, là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường [1], [48] Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác, là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có hiệu lực và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức [18], [30] Theo Henri Fayol, các nhiệm vụ cơ bản của quản lý gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Nguồn lực sử dụng cho quản lý gồm nhân lực, vật lực, tài lực, công nghệ [135]
Mặc dù khái niệm quản lý có những khía cạnh khác nhau, song các khái niệm trên đều thống nhất về quản lý với nội hàm chung: (i) Quản lý là hoạt động có tổ
Trang 31chức, có kế hoạch; có tính hướng đích về mục tiêu xác định; (ii) Trong hoạt động quản lý luôn tồn tại hai nhóm cơ bản là nhóm chủ thể quản lý, và nhóm đối tượng quản lý; nếu chỉ có một nhóm thì không tồn tại hoạt động quản lý Chủ thể quản lý luôn là nhóm có quyền ra lệnh, còn đối tượng quản lý là nhóm có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý (ii) Kiểm soát là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý
Quản lý thuế là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, là một dạng của quản lý nhà nước về kinh tế, gắn liền với quyền lực nhà nước Quản lý thuế là hoạt động quản lý chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành và điều hành [15, tr.9] Có nhiều khái niệm về quản lý thuế, một số khái niệm phổ biến như:
Theo Tổng cục Thuế Latvia, quản lý thuế là một hệ thống những quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho NNT [47] Giáo trình Quản lý thuế của Học viện Tài chính viết: Quản lý thuế là hoạt động tác động và điều hành của nhà nước đối với hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai, tính thuế, nộp thuế) của NNT [16, tr.7] Theo quan điểm của một số nhà khoa học thì: quản lý thuế là sự tác động có định hướng của cơ quan thuế, cán
bộ thuế tới NNT, bằng những phương pháp và công cụ do luật định nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thuế đã xác định [24]; hay quản lý thuế là một quá trình tổ chức, thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của CQT lên các tổ chức và công dân nhằm bảo đảm và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời hạn trong điều kiện môi trường quản lý thuế luôn biến động [35] Từ các khái niệm quản lý thuế trên, nội hàm khái niệm quản lý thuế gồm:
Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, gồm: (i) Cơ quan lập pháp
với vai trò xây dựng, thiết đặt hệ thống pháp luật thuế (Quốc hội); (ii) Cơ quan hành pháp với vai trò điều hành việc thu thuế (Chính phủ); (iii) Hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp (Bộ Tài chính, CQT, Cơ quan Hải quan) thay mặt Nhà nước, được nhà nước giao trực tiếp tổ chức thực hiện quản lý thuế;
Thứ hai, đối tượng của quản lý thuế là NNT, bao gồm tổ chức và cá nhân có
phát sinh nghĩa vụ nộp thuế
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 32Thứ ba, hệ thống các cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân) thực hiện vai trò phán quyết và xử lý các hành vi cấu thành tội phạm trong tuân thủ pháp luật thuế của chủ thể quản lý thuế và NNT
Thứ tư, quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống thống nhất giữa các cơ
quan quản lý nhà nước gồm các cơ quan tham mưu xây dựng pháp luật thuế và các
cơ quan tổ chức quản lý thuế
Thứ năm, mục tiêu tổng quát của quản lý thuế là đảm bảo tính tuân thủ pháp
luật thuế của chủ thể quản lý thuế và đối tượng nộp thuế trong điều kiện môi trường luôn biến động Có thể nói, quản lý thuế hàm chứa nhiều mục tiêu tuỳ thuộc ý chí, quan điểm, yêu cầu quản lý thuế của nhà nước trong từng thời kỳ
Như vậy, quản lý thuế là quá trình nhà nước tổ chức thực thi chính sách thuế
mà chủ yếu là thông qua quá trình tác động của CQT trên cơ sở các nội dung, phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế theo luật định lên các tổ chức và công dân là NNT nhằm bảo đảm và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế
Có hai cách tiếp cận thường thấy về quản lý thuế, đó là:
Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động quản lý nhà nước về thuế, bao gồm: hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về thuế; tổ chức thực hiện chính sách pháp luật thuế thông qua việc điều hành và tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế Theo đó, hoạt động quản lý thuế của Nhà nước gồm ba góc độ chính: (i) Vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế; (iii) Áp dụng các phương pháp quản lý thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, bao gồm các hoạt động cơ bản như: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; quản lý kê khai, nộp thuế; quản lý nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế,
Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước Tức là quản lý hành chính về thuế của cơ quan thuế các cấp từ trung ương đến địa phương với các hoạt động chính bao gồm tổ chức, điều hành, quản lý thu nộp thuế đối với các NNT là đối tượng nộp thuế được xác định trong luật quản lý thuế Với nghĩa hẹp, hoạt động quản lý thuế của nhà nước tập trung chủ yếu ở hai trong ba góc độ của quản lý thuế theo nghĩa rộng, đó là: xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực ngành thuế và áp dụng các phương pháp quản lý tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT nhằm đảm bảo chính sách thuế được thực thi
và tuân thủ một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất
Trang 33Trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung nghiên cứu quản lý thuế theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các hoạt động của cơ quan quản lý thuế trong triển khai các nội dung quản lý nhằm thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về thuế
2.1.2 Mục đích, yêu cầu và phương pháp quản lý thuế
Mục đích quản lý thuế: Trên giác độ tiếp cận những nội dung trọng yếu, mục
đích cơ bản của quản lý thuế nhằm: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phải nộp theo nghĩa vụ thuế phát sinh của NNT theo luật định; thúc đẩy NNT tuân thủ tự nguyện trong chấp hành pháp luật thuế và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế Trong đó, thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT là mục tiêu cơ bản nhất Theo đó, quản lý thuế cần xác định đối tượng phục vụ là NNT, các TTHC thuế phải thuận lợi để NNT dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình
Yêu cầu của quản lý thuế: Quản lý thuế cần đảm bảo sự bình đẳng, công bằng
giữa các NNT; góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất của hệ thống thu thuế
Phương pháp quản lý thuế: Quản lý thuế được thực hiện bằng tất cả các
phương pháp quản lý cơ bản, bao gồm: phương pháp hành chính, phương pháp kinh
tế và phương pháp giáo dục Trong đó, phương pháp hành chính được áp dụng chủ yếu Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa CQT với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa CQT các cấp với nhau và với các cơ quan nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (NNT) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN Phương pháp hành chính được đảm bảo bởi pháp luật hành chính về quản lý thuế bao gồm các quy định cụ thể về thủ tục quản lý thu, nộp thuế; đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT
2.1.3 Nội dung quản lý thuế
Việc xác định nội dung quản lý thuế cho phép xác định những thành tố cơ bản của quá trình quản lý thuế Từ đó, chủ thể quản lý thuế biết phải làm thế nào để thực hiện quản lý thuế
Theo cách tiếp cận hệ thống của lý thuyết hệ thống thì hệ thống là tập hợp các
bộ phận, các phần tử có mối liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên một
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 34tổng thể hoàn chỉnh, nhờ đó tạo ra tính chất ưu việt hơn hẳn mà các phần tử riêng lẻ không thể có [56, tr.119] Theo cách tiếp cận này, quản lý thuế gồm, nhưng không giới hạn, các nội dung cơ bản: (i) Xác lập cơ chế quản lý thuế; (ii) Tổ chức bộ máy quản lý thuế; (iii) Xác lập thủ tục quản lý thuế; (iv) Xây dựng phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế
2.1.3.1 Xác lập cơ chế quản lý thuế
Cơ chế quản lý thuế là tổng thể cách thức mà chủ thể quản lý thuế lựa chọn
để tác động đến hành vi khai, nộp thuế của NNT; là cách thức tổ chức thu, nộp thuế [16, tr.23] Một số cơ chế quản lý thuế được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
Một là, cơ chế thông báo thuế: là cơ chế mà NNT có nghĩa vụ kê khai tài
liệu, dữ liệu có liên quan đến việc xác định căn cứ tính thuế nhưng không có nghĩa
vụ xác định số thuế mình phải nộp CQT căn cứ hồ sơ khai thuế của NNT, đồng thời căn cứ các tài liệu liên quan có giá trị pháp lý thu thập được để xác định nghĩa vụ thuế của NNT và phát hành thông báo yêu cầu NNT thực hiện nộp số thuế mà CQT xác định theo thời hạn ghi trong thông báo thuế
Ưu điểm cơ bản của cơ chế thông báo thuế là: (i) Nhà nước có thể huy động kịp thời nghĩa vụ thuế của NNT Điều này thể hiện qua việc CQT có quyền ngay lập tức xác định lại nghĩa vụ của NNT dựa trên các nguồn thông tin, tài liệu pháp lý mà không cần phải thực hiện thủ tục kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT hoặc đơn giản là các thủ tục yêu cầu NNT khai bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế; (ii) Áp dụng phù hợp trong bối cảnh NNT còn nhiều hạn chế về hiểu biết pháp luật thuế (ví dụ: NNT kinh doanh nhỏ lẻ không có điều kiện ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ kế toán) thì CQT vẫn có thể dễ dàng thu được thuế của NNT Nhược điểm chính cơ chế thông báo
thuế là: (i) Chưa tôn trọng quyền tự thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Do hồ sơ khai
thuế của NNT chỉ có giá trị cung cấp thông tin làm căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp do CQT xác định nên tính chủ động của NNT bị giảm sút NNT phải chờ thông báo thuế của CQT mới làm căn cứ pháp lý để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, gây
cho NNT có cảm giác bị áp đặt, thiếu tôn trọng NNT; (ii) Về trách nhiệm pháp lý
trong xác định số thuế phải nộp Số thuế phải nộp trên tờ khai thuế của NNT chưa
phải là nghĩa vụ thuế thực sự của NNT trong kỳ tính thuế Khi CQT ban hành thông báo thuế gửi tới NNT thì số thuế ghi trên thông báo mới là nghĩa vụ thuế phát sinh của NNT Số thuế ghi trên thông báo có thể không đồng nhất (mà thường là cao hơn hoặc bằng) với số thuế trên tờ khai thuế Trường hợp CQT do sơ suất hoặc thiếu thông tin liên quan (ngoài thông tin, dữ liệu trên hồ sơ khai thuế mà NNT đã nộp) tại thời điểm tính thuế để ban hành thông báo thuế, mặc dù số thuế trên thông báo cao
Trang 35hơn số thuế NNT kê khai nhưng lại thấp hơn so với thực tế phát sinh theo luật định, dẫn đến sai sót, tính thiếu nghĩa vụ thuế của NNT thì rõ ràng gánh nặng pháp lý trong xác định nghĩa vụ thuế thuộc về CQT Trong khi NNT lại không phải chịu
trách nhiệm nộp số thuế thiếu này (vì đã nộp theo thông báo thuế); (iii) Không phù
hợp với sự phát triển kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cho phép tăng nhanh
chóng số lượng NNT, đặc biệt các giao dịch kinh tế diễn ra theo xu hướng đa dạng
về hình thức, phức tạp về nội dung dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế không còn
dễ dàng như các giao dịch kinh tế đơn giản trước đây Như vậy, nếu thực hiện cơ chế thông báo thuế thì CQT cần sử dụng quá nhiều nguồn lực (con người, chi phí, thông tin, ) để có thể đáp ứng được yêu cầu thông báo thuế cho NNT trong mỗi kỳ tính thuế Thực tế, có thể nói điều này là không thể, hoặc nếu có thì chỉ đơn giản là phát hành thông báo đúng bằng số thuế NNT đã khai Và nếu như vậy, bản chất với ưu điểm cơ bản của cơ chế thông báo thuế đã tự mất đi Nói cách khác, nếu thực hiện như vậy, cơ chế thông báo thuế đã tự thủ tiêu chính mình
Hai là, cơ chế tự khai, tự nộp thuế: là cơ chế mà NNT căn cứ kết quả kinh
doanh của mình trong kỳ tính thuế, căn cứ các quy định của các luật thuế để tự giác khai các căn cứ tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự thực hiện nộp số tiền thuế đã khai vào NSNN theo thời hạn quy định của pháp luật thuế NNT có trách nhiệm lưu giữ chứng từ, sổ kế toán để thuyết minh cho số thuế đã khai CQT với chức năng tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ NNT biết, hiểu các quy định của pháp luật thuế và hỗ trợ NNT thực hiện các thủ tục về thuế trong quá trình khai, nộp thuế (thực hiện nghĩa vụ thuế của mình)
Về nguyên tắc, CQT hoàn toàn không can thiệp vào quá trình khai, nộp thuế của NNT, trừ khi phát hiện NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế Thông qua việc theo dõi và xử lý hồ sơ khai thuế của NNT, nếu CQT phát hiện nội dung khai không đúng quy định, phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế thì tuỳ loại hành vi
và mức độ (bản chất và quy mô) vi phạm, CQT thông báo NNT biết để khai bổ sung, điều chỉnh hoặc thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT
Ưu điểm chính của cơ chế tự khai, tự nộp thuế là: Thứ nhất, khuyến khích
NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế CQT tôn trọng quyền nộp thuế và ý thức khai thuế của NNT trong thực hiện nghĩa vụ thuế Điều này thể hiện NNT có quyền nộp thuế ngay khi nộp tờ khai thuế mà không phải chờ thông báo thuế NNT thể hiện ý thức về thuế của mình thông qua việc tự chịu trách nhiệm trong việc khai và nộp thuế; đồng thời làm triệt tiêu cảm giác bị áp đặt thuế phải nộp từ phía CQT do
không phải nhận thông báo thuế Thứ hai, giúp CQT cân bằng được giữa chức năng
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 36giám sát (thông qua kiểm tra, thanh tra) việc chấp hành pháp luật thuế của NNT và chức năng phục vụ NNT (thông qua tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ) góp phần làm giảm chi phí quản lý thuế của nhà nước Nhược điểm của cơ chế tự khai, tự nộp thuế là trong một số trường hợp, nghĩa vụ thuế thực tế của NNT có thể không được huy động kịp thời do các NNT này có sai sót trong khai thuế, hoặc thực hiện các hành vi gian lận dẫn đến làm thiếu nghĩa vụ thuế trong kỳ tính thuế
Ba là, cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA: Advance Pricing Agreement): là một thỏa thuận giữa NNT và CQT thống nhất về
giá của hàng hóa hoặc dịch vụ của các bên liên quan Cách tính ấy có giá trị ràng buộc NNT và CQT [83] Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì APA là thoả thuận giữa NNT và CQT về một hệ thống các tiêu chí như: phương pháp xác định giá thị trường, các công ty độc lập để so sánh, các điều chỉnh cần thiết và các giả định mang tính chất quan trọng liên quan đến điều kiện kinh doanh trong tương lai nhằm mục đích xác định trước giá chuyển giao cho các giao dịch nhất định trong một khoảng thời gian xác định Một APA thường được đề xuất bởi NNT, và được thỏa thuận giữa NNT với một hoặc các bên liên kết, một hoặc các CQT Các thỏa thuận xác định giá trước thường bổ sung cho các cơ chế quản lý theo hành chính, pháp luật hay hiệp định truyền thống để giải quyết những vấn đề về
chuyển giá Các hình thức APA phổ biến gồm: (i) APA đơn phương (Unilateral): là
thỏa thuận giữa NNT và CQT trong nước Ưu điểm của APA đơn phương là đơn giản trong các thủ tục đàm pháp vì số lượng đầu mối tham gia chỉ có NNT và CQT trong nước, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng bởi lợi ích của CQT đối tác nước ngoài Tuy nhiên, nhược điểm của APA đơn phương là có thể dẫn đến tình trạng trùng thuế, do vậy về nguyên tắc chỉ phù hợp cho áp dụng đối với những giao dịch liên kết trong nước hoặc với những giao dịch liên kết có xuất nhập khẩu nhưng
không có rủi ro về chuyển giá, trùng thuế; (ii) APA song phương (Bilateral): là thỏa
thuận giữa NNT với CQT trong nước và một CQT đối tác nước ngoài liên quan đến
APA do NNT đề xuất lựa chọn trên cơ sở hiệp định thuế; (iii) APA đa phương
(Multilateral): là thỏa thuận giưa NNT với CQT trong nước và hai CQT đối tác
nước ngoài trở lên có liên quan đến APA do NNT đề xuất lựa chọn trên cơ sở hiệp định thuế Về bản chất, APA song phương là một trường hợp đặc biệt của APA đa phương Ưu điểm của APA song phương và APA đa phương là tránh tình trạng trùng thuế Loại thỏa thuận này phải trải qua một quá trình với ít nhất ba thỏa thuận:
một là, thỏa thuận giữa CQT trong nước với CQT nước ngoài; hai là, thỏa thuận
giữa NNT xuất khẩu với CQT nước xuất khẩu; ba là, thỏa thuận giữa NNT nhập
Trang 37khẩu với CQT nước nhập khẩu Đây là hai loại APA quan trọng vì thể hiện rõ nhất bản chất của APA là công cụ giúp giải quyết hiện tượng chuyển giá
Có thể thấy APA có các đặc điểm cơ bản: (i) APA là thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, không phải là sự bắt buộc của CQT với NNT; (ii) Các thỏa thuận về giá tính thuế trong APA chỉ có giá trị để tính thuế mà không phải là các ràng buộc giữa người bán và người mua trong hợp đồng mua bán; (iii) APA áp dụng cho những giao dịch liên kết tương lai trong một khoảng thời gian nhất định (thường 3- 5 năm) [9] Giao dịch liên kết là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá [98] Các bên
có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: (i)
Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia; (ii) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác; (iii) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác [95] APA cho phép NNT tăng cường sự chủ động trong chấp hành pháp luật thuế Đồng thời CQT có nhiều thuận lợi hơn trong công tác hành thu do có cơ hội dự toán gần thực tế đối với những NNT có ký kết thực hiện APA
Như vậy, việc xác lập cơ chế quản lý thuế theo cơ chế thông báo thuế, hoặc
cơ chế tự khai tự nộp thuế, hoặc cơ chế APA tùy thuộc vào điều kiện KT-XH, trình
độ quản lý của CQT, trình độ nhận thức cũng như mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT Hiện nay, phần lớn các quốc gia áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế Cùng với đó, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế APA đã và đang được nhiều quốc gia triển khai áp dụng
2.1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế
Bộ máy quản lý thuế là tổng thể hệ thống các cơ quan hành chính thuế có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định để tổ chức thực thi các luật thuế [16, tr.15]
Tổ chức bộ máy quản lý thuế bao gồm các nội dung chính: (i) Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế; (ii) Thiết lập hệ thống các quy định về liên hệ, phối hợp giữa các bộ phận của bộ máy quản lý thuế; (iii) Sắp xếp nguồn lực phù hợp với các bộ phận, chức năng của bộ máy quản lý thuế
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Trang 38Thứ nhất, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức [56, tr.514], phân chia hệ thống thành các bộ phận độc lập tương đối thực hiện các nhiệm
vụ nhất định của từng bộ phận Các bộ phận được hình thành trên cơ sở các tiêu chí khác nhau xác lập nên những mô hình tổ chức khác nhau Trên thế giới phổ biến những mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế như sau:
(a) Theo tiêu chí quan hệ giữa bộ máy ngành thuế và chính quyền, có hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế chủ yếu:
Một là, mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo kiểu song trùng lãnh đạo Theo
mô hình này, ngành thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính Ngoài việc thực hiện theo chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ Bộ Tài chính, ngành thuế còn đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, định hướng quản lý thuế của chính quyền địa phương các cấp (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) CQT các cấp từ Tổng cục Thuế, Cục thuế đến Chi cục thuế đều đồng nhất theo sự song trùng lãnh đạo này Hình 2.1 dưới đây minh hoạ cơ cấu tổ chức ngành thuế Việt Nam theo mô hình song trùng lãnh đạo Thực tế có rất ít quốc gia áp dụng mô hình này: Trung Quốc, Việt Nam
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy ngành thuế theo kiểu song trùng lãnh đạo
[Nguồn hình minh hoạ: Tác giả]
Trang 39Trong mô hình này, thủ trưởng CQT các cấp (Cục trưởng, Chi cục trưởng) chịu trách nhiệm báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho thủ trưởng CQT cấp trên, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo UBND cùng cấp về các nội dung quản lý thuế thuộc thẩm quyền của UBND
Một số ưu điểm chính của mô hình này là: (i) CQT cấp dưới nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) của các cấp quản lý (CQT cấp trên và UBND cùng cấp); (ii) Dễ dàng và nhanh chóng hơn trong xử lý, giải quyết những vụ việc phức tạp phát sinh (do nhận được hỗ trợ chuyên môn từ CQT cấp trên; đồng thời nhận được sự ủng hộ, bảo trợ thi hành với quyền lực nhà nước từ UBND cùng cấp)
Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của mô hình này là sự cồng kềnh, phức tạp trong quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ Đôi khi mệnh lệnh từ CQT cấp trên
và UBND cùng cấp có thể không thống nhất trong cùng một nội dung chỉ đạo dẫn đến kết quả CQT cấp dưới khó ứng xử, khó chấp hành đúng theo cả hai luồng ý kiến chỉ đạo trong thực thi nhiệm vụ
Hai là, mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế kiểu ngành dọc Theo đó, hệ
thống tổ chức ngành thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế theo chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ Bộ Tài chính Chính quyền địa phương các cấp không tham gia quá trình quản lý thuế
Hình 2.2 Tổ chức bộ máy ngành thuế theo kiểu ngành dọc
[Nguồn hình minh hoạ: Tác giả]
Ở mô hình này, không còn sự phức tạp của các mối quan hệ quản lý trong chỉ đạo, điều hành và thực thi nhiệm vụ phát sinh từ mô hình song trùng lãnh đạo CQT
Trang 40các cấp thực thi nhiệm vụ quản lý thuế chỉ nhắm tới một nguồn mệnh lệnh duy nhất nên dễ dàng hơn, tập trung hơn Mô hình này được nhiều nước áp dụng: Nhật, Singapore, Pháp, Thuỵ Điển, Malaysia, Philippin,
Về nhược điểm, trong một chừng mực nhất định, có thể nói nhược điểm cơ bản của mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế kiểu ngành dọc chính là tấm gương phản chiếu của mô hình tổ chức ngành thuế theo kiểu song trùng lãnh đạo Cụ thể là trong điều kiện hạn chế về quyền hạn của CQT (đặc biệt là quyền điều tra trong quản lý thuế) có thể dẫn tới những hạn chế nhất định (có thể chậm hơn hoặc ở mức độ thấp hơn) trong kết quả thực thi nhiệm vụ Những hạn chế này bắt nguồn từ việc không
có được sự hỗ trợ sâu sát, kịp thời từ UBND cùng cấp như trong mô hình song trùng lãnh đạo
(b) Theo tiêu chí xác định trên cơ sở tính chất và phạm vi quản lý Theo tiêu chí này, một số mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế được áp dụng như: (i) Mô hình
tổ chức bộ máy quản lý thuế theo sắc thuế; (ii) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo đối tượng; (iii) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng; (iv) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo đơn vị hành chính; (v) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế kiểu hỗn hợp
Phổ biến hiện nay là mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế kiểu hỗn hợp Đây
là mô hình được thiết lập trên cơ sở kết hợp các mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo đơn vị hành chính, theo chức năng, theo đối tượng Theo mô hình quản lý thuế kiểu hỗn hợp, CQT các cấp được tổ chức theo đơn vị hành chính Trong mỗi CQT, các bộ phận được thành lập theo các chức năng quản lý thuế cơ bản như tuyên truyền hỗ, trợ; quản lý kê khai và kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ
và cưỡng chế thuế Đồng thời, trong một hoặc một số chức năng lại tổ chức quản lý thuế theo nhóm NNT Các tiêu chí phân nhóm NNT thường căn cứ vào thành phần kinh tế, quy mô kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh (NNKD)
Thứ hai, thiết lập hệ thống các quy định về liên hệ, phối hợp giữa các bộ phận của bộ máy quản lý thuế
Nội dung này bao gồm những quy định về chức năng, nhiệm vụ và mối quan
hệ giữa CQT các cấp; giữa các bộ phận trong mỗi cấp CQT [16, tr.20] Luận án cho rằng, nội dung này về bản chất là việc xác lập các TTHC thực hiện trong nội bộ hệ thống các cơ quan quản lý thuế Các TTHC này được xây dựng trên giác độ quản lý, vận hành của CQT Theo đó, loại TTHC cụ thể cần xác lập là loại TTHC nội bộ TTHC nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, bao gồm các thủ tục trong quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ quan cấp trên với cấp