1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng môn Tin Tiểu học

16 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 512 KB
File đính kèm SKKN 2018 (1).zip (2 MB)

Nội dung

Qua tình hình thực tế hiện nay cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành Giáo dục.

I THÔNG TIN CHUNG 1 Tên sáng kiến: Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng môn Tin Tiểu học 2 Đồng tác giả: 2.1 Họ và tên: Phan Thị Nga Năm sinh: 15/12/1971 Nơi thường trú: Khu 6 Thị Trấn Tân Uyên – Tân Uyên – Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Phúc Khoa Điện thoại: 0968.207.575 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 2.2 Họ và tên: Đặng Trung Dương Năm sinh: 17/10/1983 Nơi thường trú: Thân Thuộc – Tân Uyên – Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Công nghệ thông tin Chức vụ công tác: Giáo viên Tin học Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Phúc Khoa Điện thoại: 0983.875.670 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tin học trường Tiểu học 4 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến ngày 15 tháng 3 năm 2018 5 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Phúc Khoa Địa chỉ: Ngọc Lại – Phúc Khoa – Tân Uyên – Lai Châu Điện thoại: 0213.786.918 1 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1 Sự cần thiết Cơ sở lý luận: Qua tình hình thực tế hiện nay cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành Giáo dục Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các cấp học bậc học ngành học Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới Giáo dục toàn diện khuyến khích giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Hướng đến mô hình trực tuyến phần mềm mã nguồn mở đã được nêu rõ trong hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2015-2016 và hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2017-2018 Trong văn bản số 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2015 2016 có những nội dung nói đến việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin tại mục 7; 8; 9; 11 Mới đây nhất trong văn bản số 4116/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2017 – 2018 Tại mục 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ứng dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục Tại mục 2 Ứng dụng Công nghệ thông tin đổi mới nội dung phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Hiện nay, phương án thi trắc nghiệm đang được triển khai rộng rãi trong giáo dục theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo Thi trắc nghiệm được đánh giá là phương án thi hiện đại, đánh giá được tổng quát toàn bộ kiến thức của người học 2 Qua những năm làm quản lý, đứng lớp chúng tôi luôn ý thức việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, đưa các câu hỏi lồng ghép vào các tiết dạy tôi thấy các em rất hứng thú có sự tương tác cao trong học tập và tiếp thu bài nhanh hơn Giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giải thích, hướng dẫn các bước thực hiện trong bài học vì vậy tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy không có sử dụng ứng dụng Công nghệ thông tin Hiện nay sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin có rất nhiều phần mềm ứng dụng, các phương tiện dạy học trực quan tương thích với nhiều thiết bị mới, trong đó phần mềm hỗ trợ soạn giảng chiếm một vị trí rất quan trọng Chúng tôi đã tìm hiểu và đã ứng dụng vào thực tế, qua các bài học trên lớp và các hoạt động khác Cuối cùng chúng tôi đã chọn được một số phương tiện ứng dụng Công nghệ thông tin mà Bộ giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng vào việc giảng dạy đánh giá chất lượng môn Tin tiểu học Cụ thể là sử dụng phần mềm Microsoft Power Point; iSpring Suite; Nukeviet đáp ứng tốt trong công tác dạy học Qua những ứng dụng, chúng tôi thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học, để phát huy được những điểm mạnh và giảm thời gian công sức nâng cao chất lượng dạy học Đây cũng chính là nền tảng để kích thích sự hứng thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học tập Cơ sở thực tiễn: Trong những năm học qua, nhà trường đưa vào giảng dạy môn Tin học đối với khối lớp 3, 4, 5 Trong quá trình quản lý, giảng dạy tại lớp, tại trường việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, bản thân chúng tôi có nhiều thuận lợi lớn nhưng bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn cụ thể là: Thuận lợi: + Được sự quan tâm tạo điều kiện của ngành thông qua việc tập huấn sử dụng các phần mềm + Được sự quan tâm của nhà trường đã trang bị đầy đủ phòng có 25 máy tính có nối mạng Internet cho tất cả các máy, có 01 máy chiếu và các trang thiết bị phụ vụ cho giảng dạy môn Tin học 3 + Phòng máy được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, có sự ổn định trong quá trình vận hành sử dụng + Hiện nay có rất nhiều tư liệu, tài liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: hình ảnh, phim, nhạc, thông tin từ Internet Đặt biệt nhà trường đã có máy Scan phục vụ cho chuẩn bị tranh ảnh chụp từ sách giáo khoa các khối học giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian tìm kiếm hình ảnh đưa vào bài giảng + Được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và các anh chị đồng nghiệp, nhóm Tin học trong huyện trong và ngoài tỉnh Khó khăn: - Học sinh trong trường chiếm 85% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị cầm tay có kết nối Internet Nên khi ở nhà các em muốn xem lại các kiến thức đã học hoặc làm bài tập củng cố gặp rất nhiều khó khăn - Kết nối Internet các máy tính trong phòng tin học sử dụng kết nối qua Wifi nên có độ trễ cao - Các máy tính chưa được trang bị lưu điện nên giáo viên và học sinh sẽ bị động khi có sự cố mất điện hoặc thao tác của học sinh 2 Phạm vi triển khai thực hiện: 3 Mô tả sáng kiến: a Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Theo thông tư 22 của BGD&ĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 Để Đánh giá định kì kết quả học tập là đánh giá kết quả của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học * Đánh giá thường xuyên Việc kiểm tra học sinh có nắm được bài cũ hay không giáo viên thường kiểm tra kiến thức cũ vào đầu tiết học và thường theo tinh thần xung phong của một số bạn học tốt, và trong quá trình củng cố bài học giáo viên nêu một số câu hỏi liên quan kiến thức trong các yêu cầu bài học, để kiểm tra ngẫu nhiên hoặc 4 trên tinh thần xung phong của học sinh, còn lại dành thời gian để học bài mới * Đánh giá định kỳ Giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức độ, và thực hiện thiết kế theo quy trình ra đề kiểm tra trong chương trình theo lượng kiến thức học sinh đã được học, xác định mức độ nhận thức của học sinh theo khung ma trận rồi tiến hành ra đề, duyệt đề và kiểm tra Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra, giáo viên chấm, chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh trên giấy, tổng hợp kết quả, trả bài cho học sinh Qua bài kiểm tra học sinh thấy được kết quả học tập của bản thân, những lỗi mà học sinh mắc phải để tự sửa chữa, phụ huynh học sinh cũng thấy được kết quả bài làm của con em mình để động viên, giúp đỡ - Trong quá trình theo dõi đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ chất lượng môn Tin học qua những ưu điểm trên chúng tôi thấy còn một số những hạn chế như sau: + Việc theo dõi đánh giá thường xuyên chỉ kiểm tra khi đầu mỗi tiết học và phần củng cố bài học, thường ưu tiên sự xung phong của các học sinh năng khiếu mà chưa kiểm tra được các đối tượng học sinh khác + Học tin học mà học sinh lại không được thực hành trên máy tính nhiều + Tốn kém về kinh phí in sao đề, nhà trường không có máy phô tô copy nên tính bảo mật đề khó thực hiện + Giáo viên mất nhiều thời gian chấm bài, nhận xét, tổng hợp điểm và có thể nhầm lẫn khi chấm điểm, tổng hợp điểm - Qua những hạn chế trên trong quá trình giảng dạy kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh môn Tin học Hơn nữa nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, có phòng máy và các máy tính đều kết nối với nhau qua mạng LAN và kết nối Internet Các phần mềm mã nguồn mở đã được Bộ giáo dục và đào tạo khuyến khích sử dụng như phần mềm “iSpring Suite 7 để tạo bài thi, ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet để tạo bài tập trắc nghiệm trực tuyến” Nhằm mục đích theo dõi đánh giá thường xuyên trong từng bài học để tăng sự sôi động hứng thú của học sinh 100% học sinh đều được thực hiện trả lời câu hỏi trên máy tính từ đó 5 giúp các em nhớ được kiến thức đã học để vận dụng trong thực hành - Sử dụng Module trắc nghiệm trên Websites nhà trường để tạo bài kiểm tra định kỳ giúp cho học sinh làm bài một cách trực quan, phần mềm tự động sắp xếp tráo đổi câu hỏi tránh sự nhìn bài của nhau, giảm được chi phí in sao đề - Giảm được thời gian công sức chấm bài, tổng hợp điểm tự động bài làm của học sinh khi làm xong tự động gửi kết quả qua Gmail của giáo viên và các em biết ngay được được số điểm mình làm được Chính vì lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp “Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng môn Tin Tiểu học” b Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Cách thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng để đánh giá chất lượng - Để thực hiện được cần chuẩn bị những yêu cầu sau: + Phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007 trở lên + Phần mềm iSpring Suite 8.7.0 + Phần mềm Việt hóa iSpring Suite 8.7.0 + Modul Trắc nghiệm được viết trên nền tảng mã nguồn mở Nukeviet – Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu Power point – Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng câu hỏi lồng trong trình chiếu nhằm đạt hiệu quả cao nhất – Xác định yêu cầu bài học, thời lượng phù hợp cần sử dụng dạng câu hỏi – Xây đựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, nhận thức của học sinh trong việc nắm được kiến thức trong bài học – Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài học và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu chèn câu hỏi tương tác – Tìm tư liệu có liên quan xác định những âm thanh, hình ảnh có liên quan đến yêu cầu bài học – Tiến hành soạn giảng trên Microsoft Office PowerPoint và iSpring Suite 8.7.0 chèn bộ câu hỏi 6 - Tiến hành soạn bộ câu hỏi trên Module trắc nghiệm trên hệ thống Websites nhà trường tại địa chỉ http://www.thphuckhoa.com/ * Phần minh họa ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng để đánh giá thường xuyên qua các tiết học: - Bước 1 Những điều kiện cần chọn phương tiện ứng dụng Công nghệ thông tin Trong tất cả các môn học thì môn Tin học là một môn học trực quan học sinh rất thích sử dụng và làm việc ngay với máy tính và thường bỏ qua hoặc không nhớ phần lý thuyết các bước thực hiện trong tài liệu Vì vậy, để dạy môn Tin học sinh động, giúp học sinh tương tác tham gia vào bài học một cách tích cực hơn cần phải có phương tiện dạy học hỗ trợ như: trình chiếu,…trong số phương tiện đó thì việc trình chiếu Power point kết hợp với iSpring Suite 8 để tạo bài giảng Elening thể hiện được ưu điểm nỗi trội hơn so với các thương tiện khác có sự tương tác cao để học sinh nắm chắc được lý thuyết để thực hành một cách nhanh chóng Sử dụng Module trắc nghiệm được chúng tôi viết và phát triển trên nền mã nguồn mở Nukeviet đã được Bộ giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng * Bước 2 Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu Ví dụ: Đối với bài Khám phá máy tính (Lớp 4) học sinh cần đạt được mục tiêu sau: - Học sinh nắm được máy tính xưa và nay - Học sinh nắm được các bộ phận chính của máy tính * Bước 3 Tìm tư liệu có liên quan xác định những âm thanh, hình ảnh có liên quan đến yêu cầu bài học Trước mỗi bài học chúng tôi nghiên cứu sách giáo khoa và liệt kê tất cả những mạch kiến thức cần truyền đạt tới học sinh, chuẩn bị những hình ảnh cần thiết trong từng hoạt động Ví dụ: Đối với bài Khám phá máy tính (Lớp 4) Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh về lịch sử ra đời chiếc máy tính đầu tiên và sự phát triển của công nghệ đến máy tính ngày nay 7 Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu về các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận Hoạt động 3: Hoạt động này chúng tôi đưa ra một số âm thanh, hình ảnh,Video để học sinh quan sát và từ đó xác định được các dạng thông tin * Bước 4 Tiến hành thực hiện trên máy: Chúng tôi nghiên cứu kĩ các nội dung yêu cầu bài học đưa vào từng Slide để thực hiện trình chiếu Và cuối cùng sử dụng iSpring Suite 8.7 chọn nội dung và dạng câu hỏi để chèn vào Slide để chốt kiến thức từng yêu cầu và phần củng cố kiến thức sao cho phù hợp với yêu cầu bài học và có sự tương tác gây hứng thú cho học sinh Khi hoàn thiện bài giảng và các câu hỏi vào cài đặt phần thông tin học sinh gồm các trường (Họ và tên học sinh, lớp, địa chỉ gmail với học sinh đã được tạo tài khoản Gmail) * Bước 5 Xuất bản đưa bài giảng lên Websites Trước khi xuất bản chúng tôi thường xem trước bài giảng sau đó tiến hành xuất bản, xuất dữ liệu theo chuẩn WEB kết hợp HTML5+Flash Đây là dạng dữ liệu tương thích để đưa lên hostinger Ngoài ra xuất dữ liệu theo chuẩn SCOM Đây là dạng dữ liệu tương thích để đưa violet sử dụng tài khoản https:www//violet.vn Để đưa dữ liệu lên Websites cần phải có hostinger tôi sử dụng hostinger hệ thống Websites nhà trường địa chỉ http://www.thphuckhoa.com/kiemtra/ sử dụng tài khoản đăng nhập upload trực tiếp hoặc qua giao thức ftp vào thư mục kiemtra * Phần minh họa ứng dụng Công nghệ thông tin để đánh giá định kỳ trên Module Trắc nghiệm trên Websites: Đánh giá định kì kết quả học tập môn Tin học để đánh giá kết quả của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, giáo viên ra đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức độ, và thực hiện thiết kế theo quy trình ra đề kiểm tra trong chương trình lượng kiến thức học sinh đã được học 8 * Bước 1 Xây dựng đề theo qui trình - Qui trình xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra Bước 1: Xây dựng ma trận nội dung (ma trận/bảng tham chiếu đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các mức độ yêu cầu) Bước 2: Xây dựng câu hỏi, bài tập (Bổ sung ngân hàng câu hỏi) Bước 3: Xác định ma trận số lượng, điểm và tỷ lệ phần trăm cho đề kiểm tra Bước 4: Xác định ma trận phân bố câu hỏi cho đề kiểm tra Bước 5: Biên soạn câu hỏi theo các ma trận đã xác định * Bước 2 Tìm tư liệu xác định những âm thanh, hình ảnh có liên quan đến các câu hỏi kiểm tra Trước khi thực hiện chuẩn bị những hình ảnh cần thiết trong từng câu hỏi trong đề kiểm tra * Bước 3 Tiến hành thực hiện trên Module Trắc nghiệm trên Websites: - Tạo đề thi +Truy cập địa chỉ http://www.thphuckhoa.com/ vào Kiểm tra trắc nghiệm + Đăng nhập vào hệ thống với tài khoản và mật khẩu quản trị + Trên giao diện quản trị, truy cập trắc nghiệm, chọn menu thêm đề thi nhập đầy đủ thông tin (các trường có dấu sao bắt buộc phải nhập) + Tên gọi đề thi (1): Nhập tên đề thi Nhập tiêu đề cho đề thi liên kết tĩnh (2): cấu hình liên kết URL cho đề thi, phần này sẽ tự động tạo sau khi nhập xong Tên gọi đề thi, bạn có thể sửa lại hoặc không Chủ đề (3): chọn chủ đề cho đề thi (Cần có ít nhất chủ đề trước khi thêm đề thi), hình ảnh (5): chọn ảnh đại diện cho đề thi (hiển thị trên danh sách) Giới thiệu (6): Mô tả ngắn gọn về nội dung 9 đề thi, nội dung (7): Nhập nội dung mô tả chi tiết cho đề thi, nhóm tham gia thi (8): chọn nhóm thành viên được phép thực hiện đề thi này, nhóm được bình luận (9): nhóm thành viên được phép bình luận trong trang xem chi tiết đề thi, nhóm xem đáp án sau bài làm (10): Nhóm thành viên được phép xem đáp án sau khi làm bài +Tiếp tục nhập thêm thông tin sau Chọn hình thức kiểm tra (1): Tự luyện: Đề thi cho phép học sinh thi nhiều lượt, mỗi lượt thi hệ thống sẽ tự động thay đổi vị trí các câu hỏi và đáp án Mỗi lượt thi đều chấm điểm Chấm điểm: Đề thi chỉ cho phép mỗi học sinh thi một lượt và được chấm điểm Phương án này phù hợp với việc tổ chức các kỳ thi để lấy kết quả thi Số lượng câu hỏi (2): Nhập số lượng câu hỏi cho đề thi Thang điểm (3): Nhập thang điểm cho đề thi Thời gian làm bài (4): Nhập thời gian làm bài cho đề thi, thời gian tính bằng đơn vị phút Số câu hỏi trên trang (5): Nhập số câu hỏi hiển thị trên một trang, nếu không muốn phân trang thì nhập 0, hệ thống sẽ tự động phân trang Phương thức nhập câu hỏi (6): Nhập câu hỏi mới: Sau khi thêm đề thi thành công, hệ thống sẽ chuyển đến giao diện nhập nội dung câu hỏi Nhập từ Microsoft Word: Sau khi thêm đề thi thành công, hệ thống sẽ chuyển đến giao diện nhập nội dung từ file Word 10 Tích chọn các tính năng mở rộng cho đề thi (7): Hiển thị ngẫu nhiên câu hỏi và đáp án: Sau mỗi lượt thi, các câu hỏi sẽ được hiển thị ngẫu nhiên, các đáp án sẽ ngẫu nhiên thay đổi vị trí Hiển thị xếp loại sau khi làm bài: Sau khi nộp bài, hệ thống căn cứ vào kết quả và xếp loại bài thi của học sinh Giáo viên cần cấu hình xếp loại để hiển thị đúng với tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 22 – BGD Lưu lịch sử làm bài: Hệ thống tự động lưu lại lịch sử thi của học sinh, cho phép in đề: Hệ thống sẽ in đề thi trực tiếp, gửi vào tài khoản Gmail giáo viên và học sinh + Nhấn (8) để cập nhật - Thêm câu hỏi + Sau khi cập nhật, giao diện trang xuất hiện câu hỏi: Loại câu hỏi (1): Nhấn chọn loại câu hỏi Câu hỏi trắc nghiệm: Câu hỏi với các đáp án cho sẵn, học sinh chọn ra các đáp án đúng, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều đáp án đúng Câu hỏi nối: Dạng câu hỏi điền vào chổ trống Câu hỏi chung: Loại câu hỏi gồm câu hỏi và đoạn văn bản đọc hiểu Học sinh dựa vào đoạn văn bản đề chọn câu trả lời cho câu hỏi Tiêu đề (2): Nhập tiêu đề chính là nội dung câu hỏi Danh sách câu hỏi (3): Danh sách các câu hỏi của đề thi Câu hỏi đã nhập nội dung sẽ có màu xanh (4), câu chưa nhập nội dung có màu đỏ Các câu hỏi này có thể xóa (5) 11 - Đáp án + Trình bày đáp án (1): Chia đều hai cột: Các đáp án sẽ được chia đều thành 2 cột Các đáp án trên một hàng: Tất cả các đáp án của câu hỏi sẽ được trình bày trên một hàng, mỗi đáp án một hàng: Mỗi đáp án của câu hỏi nằm tách biệt trên một hàng Sử dụng editor cho nội dung đáp án (2): Trong trường hợp đáp án câu hỏi có sử dụng hình ảnh, định dạng văn bản, thì tích chọn Sử dụng editor cho nội dung đáp án (2), khung soạn thảo sẽ được chuyển sang dạng trình soạn thảo văn vản Thêm đáp án (3): Sau khi nhập nội dung đáp án A, nhấn chọn thêm đáp án để thêm đáp án B, C Hệ thống không giới hạn số lượng các đáp án được tạo, cần chọn ít nhất một đáp án đúng (4) cho câu hỏi, một câu hỏi có thể có nhiều đáp án đúng.Cập nhật (5): Nhấn nút Cập nhật (5) để lưu câu hỏi Sẽ được tự động chuyển sang câu hỏi tiếp theo để tiếp tục soạn thảo + Quá trình này lặp đi lặp lại cho các câu hỏi và kết thúc sau khi hoàn thành câu hỏi cuối cùng - Quản lý đề thi + Chọn menu Đề thi, các đề thi đã có xuất hiện với các thông tin: Tìm kiếm (1): Nhập từ khóa và chủ đề tìm kiếm một đề thi trong kho đề thi Tên gọi đề thi (2): Tên gọi của đề thi đã nhập trước đó Hình thức kiểm tra (3): Hình thức kiểm tra của đề thi tương ứng Số câu hỏi (4): Số lượng câu hỏi trên đề thi Thang điểm (5): Thang điểm của đề thi Thời gian làm bài (6): Thời gian làm bài của đề thi Hoạt động (7): Đề thi vấn được sử dụng Quản lý (8): Cho biết số câu hỏi của đề và lịch sử thi của đề tương ứng Liên kết sửa, xóa đề thi (9) 12 - Trong quá trình theo dõi đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ chất lượng môn Tin học những năm học trước khi chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá chất lượng chúng tôi thấy còn một số những hạn chế như: + Chưa có sự tương tác tiếp cận Công nghệ thông tin, chưa phát huy hết được lợi thế của Công nghệ thông tin vào việc đánh giá chất lượng học sinh + Chưa tiết kiệm được thời gian công sức cho việc in sao đề thi + Chấm điểm tổng hợp điểm thủ công mất nhiều thời gian của giáo viên - Qua những hạn chế trên chúng tôi thấy cần phải phát huy phát triển và áp dụng những ưu điểm mà Công nghệ thông tin vào trong đánh giá chất lượng học sinh thông qua hai biện pháp, ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng để đánh giá thường xuyên qua các tiết học và ứng dụng Công nghệ thông tin để đánh giá định kỳ Module Trắc nghiệm trên Websites - Áp dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng để đánh giá thường xuyên nhằm giúp các tiết học thêm sinh động, giúp học sinh tương tác tham gia vào bài học một cách tích cực hơn thông qua các phương tiện dạy học hỗ trợ trình chiếu Power point kết hợp với iSpring Suite 8 để tạo bài giảng Elening thể hiện được ưu điểm nổi trội hơn so với các phương tiện khác, có sự tương tác cao để học sinh nắm chắc được lý thuyết để thực hành một cách nhanh chóng - Sử dụng Module trắc nghiệm trên Websites nhà trường để tạo bài kiểm tra định kỳ giúp cho học sinh làm bài một cách trực quan, phần mềm tự động sắp xếp tráo đổi câu hỏi tránh sự nhìn bài của nhau, giảm được chi phí in sao đề - Giảm được thời gian công sức chấm bài, tổng hợp điểm tự động bài làm của học sinh khi làm xong tự động gửi kết quả qua Gmail của giáo viên và các 13 em biết ngay được được số điểm mình làm được 4 Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Nhờ áp dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá chất lượng học sinh và những kinh nghiệm trên, trong học kì vừa qua chất lượng có những kết quả sau: * Đối với học sinh: - Được làm quen tiếp cập với phương pháp học tích cực thông qua hình ảnh trực quan sinh động - Được tương tác kết nối với những dạng bài tập trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính, được thấy ngay kết quả làm bài khi nộp bài thi, đúng với tinh thần thông tư 22 – BGD học sinh được trả bài và biết kết quả bài thi của mình - Học sinh được quan sát nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời - Học sinh hứng thú, tiếp thu bài nhanh, ghi nhớ được kiến thức được lâu hơn - Khảo sát trên 3 khối lớp 3, 4, 5 với 117 học sinh thì 100% các em rất thích những tiết học có ứng dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá thường xuyên trong các tiết học - Nếu như trước đây hiệu quả tiết dạy các em tiếp thu được 60% thì từ khi áp dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá thường xuyên trong các tiết học đạt 90% * Đối với giáo viên: - Được tiếp cận với những phần mềm, phương tiện công nghệ thông tin mới áp dụng vào trong bài giảng - Dẫn dắt học sinh vào những vấn đề bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động trực quan - Tiết kiệm được thời gian công sức, tránh được sự nhầm lẫn khi chấm điểm, tổng hợp điểm - So sánh qua những năm học trước khi chấm điểm 3 khối lớp mất 3 ngày để chấm điểm và tổng hợp điểm, khi áp dụng Công nghệ thông tin thì chúng tôi chỉ cần đăng nhập và xuất ra bảng Excel thời gian chỉ mất vài phút đê tổng hợp kết quả làm bài của học sinh - So sánh về kinh phí việc in sao đề của môn Tin học những năm học trước (khoảng 250.000đ/lần khảo sát) khi áp dụng Công nghệ thông tin vào đánh 14 giá chất lượng thì không mất kinh phí in sao đề vì học sinh thực hiện trực tiếp ngay trên máy tính * Đối với nhà trường: - Nâng cao chất lượng giảng dạy và tay nghề của giáo viên trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, đánh giá chất lượng học sinh - Nâng cao chất lượng học sinh, nâng cao kỹ năng tiếp cận Tin học - Được tăng cường thêm kho dữ liệu ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm - Giáo viên trong trường có cơ hội tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy giáo án điện tử và có ngân hàng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cho trường làm tư liệu và áp dụng kiểm tra trắc nghiệm cho các môn học khác như Toán, Tiếng Việt,Lịch sử, Địa lý, Tiếng anh,… Sau một thời gian áp dụng chúng tôi đã nhận thấy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá chất lượng học sinh và trong dạy học có nhiều ưu việt Giờ học của thầy và trò chúng tôi đã gần gũi sinh động, hấp dẫn và hiệu quả có sự tương tác hơn trước rất nhiều 5 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Với sự phát triển mạnh mẽ Công nghệ thông tin mà Bộ giáo dục và đào tạo khuyến khích ứng dụng Công nghệ thông tin để đánh giá chất lượng thì ngoài áp dụng trong phân môn Tin học có thể áp dụng cho các môn học đánh giá định kỳ bằng điểm số khác như Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Lịch sử, Địa lí; Tiếng Anh Qua tình hình thực tế trong học kỳ vừa qua đã ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng môn Tin học tại trường Tiểu học xã Phúc Khoa, chúng tôi thấy có thể áp dụng cho các trường Tiểu học có phòng máy tính trong huyện trong tỉnh 6 Các thông tin cần được bảo mật: Không 7 Kiến nghị, đề xuất: a) Về danh sách công nhận đồng tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên 1 Phan Thị Nga Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%) đóng chuyên góp vào việc tạo môn ra sáng kiến 15/12/1971 TH Phúc Khoa Hiệu trưởng Đại học 2 Đặng Trung Dương 17/10/1983 TH Phúc Khoa Giáo viên Cao đẳng 50 50 15 b) Kiến nghị khác: Không 8 Tài liệu kèm: - Thông tư số 08/2010/TT/BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục - Văn bản số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin - Văn bản số 4116/BGDĐT-CNTT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2017- 2018 - Văn bản số 590/KH-TĐKT ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên về Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020 Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giải do chính chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) 16 ... dụng Công nghệ Thông tin công tác kiểm tra đánh giá chất lượng môn Tin Tiểu học? ?? b Mô tả giải pháp sau có sáng kiến * Cách thực ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng để đánh giá chất lượng - Để... nghệ thông tin vào giảng để đánh giá thường xuyên qua tiết học ứng dụng Công nghệ thông tin để đánh giá định kỳ Module Trắc nghiệm Websites - Áp dụng Công nghệ thông tin vào giảng để đánh giá. .. sửa, xóa đề thi (9) 12 - Trong trình theo dõi đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ chất lượng môn Tin học năm học trước chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào đánh giá chất lượng thấy số hạn chế

Ngày đăng: 02/05/2018, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w