1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của việt nam

179 299 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 10,62 MB

Nội dung

Vậy những nhân tố đó là gì?, xu hướng và mức độ tác động của các nhân tốnày như thế nào?,… đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thựctiễn hiện nay không chỉ đối với nhà h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS TRẦN NHUẬN KIÊN

2 PGS.TS TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học, không trùng với bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Thị Mỹ

i

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Trần Nhuận Kiên và

PGS.TS Trần Chí Thiện - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và

định hướng để tôi hoàn thiện Luận án.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Kinh tế cùng toàn thể các thầy

cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.

Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo và nhân viên của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ/HÌNH VẼ xii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới của luận án 3

5 Kết cấu của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 5

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 10

1.1.3 Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 14

1.2 Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu 15

Chương 2 NH NG VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ C C ẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 19

2.1 Lý luận về nông sản 19

2.1.1 Khái niệm về nông sản 19

2.1.2 Đặc điểm của nông sản 22

2.2 Lý luận về xuất khẩu nông sản 23

2.2.1 Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thương mại 23

2.2.2 Khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất khẩu nông sản 26

2.3 Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 33

2.3.1 Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 33

5

Trang 6

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 35

2.3.3 Sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản 45

Chương 3 PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU 48

3.1 Câu hỏi nghiên cứu 48

3.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 48

3.2.2 Khung phân tích 49

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 51

3.3.1 Phân loại dữ liệu 51

3.3.2 Nguồn dữ liệu sử dụng 51

3.3.3 Cách thức thu thập 51

3.4 Tổng hợp và phân tích dữ liệu 52

3.4.1 Tổng hợp dữ liệu 52

3.4.2 Các phương pháp phân tích dữ liệu 54

3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 63

3.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khẩu 63

3.5.2 Chỉ tiêu phản ánh thị phần hàng hóa xuất khẩu 63

3.5.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu 63

Chương 4 PHÂN TÍCH C C NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨUMỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 67

4.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 67

4.1.1 Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 67

4.1.2 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 77

4.1.3 Thực trạng xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam 81

4.1.4 Một số khó khăn và thách thức đặt ra với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 101

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam 102

4.2.1 Phân tích định tính 102

4.2.2 Phân tích định lượng 107

4.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 122

Trang 7

4.3.1 Những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 122

4.3.2 Những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam 123

4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam 125

Chương 5 GIẢI PH P PH T HU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ CÓ LỢI, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ BẤT LỢI NHẰM ĐẨ MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 128

5.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 128

5.2 Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 130

5.2.1 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020

130 5.2.2 Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 131

5.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 132

5.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 132

5.3.2 Các giải pháp cụ thể 134

5.4 Một số kiến nghị 141

5.4.1 Đối với Nhà nước 141

5.4.2 Đối với Bộ, ngành 142

5.4.3 Đối với các Hiệp hội 142

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA T C GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN N 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PHỤ LỤC 155

Trang 8

Tiếng Việt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP An toàn thực phẩm

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ER Tỷ giá thực của đồng tiền ngoại tệ so với đồng tiền nội tệ

HS Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế

OPEN Độ mở của nền kinh tế

PPP Sức mua tương đương

Trang 9

Tiếng Anh

ACFTA ASEAN-China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN-Trung QuốcAEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEANAFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

ASEAN

AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN-Hàn QuốcAPEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á

- Thái Bình DươngASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á

CMS Constant Market Share Thị phần không đổi

FAO Food and Agriculture Organization

of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp Liên Hiệp quốc

FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định

GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu

ICO International Coffee Organization Tổ chức cà phê thế giới

IIT Intra Industry Trade Thương mại nội ngành

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc

NAFTA North American Free Trade

Trang 10

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

PNTR Permanent Normal Trade

Relations Status

Quy chế thương mại bìnhthường vĩnh viễn

RCA Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh

REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiênROI Regional Orientation Index Chỉ số định hướng khu vực

SITC Standard International Trade

Classification

Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương

USDA United States Department

TII Trade Intensity Index Chỉ số tập trung thương mại

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

10

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tóm lược các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản từ các

nghiên cứu trước đây 14

Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động của các biến trong mô hình trọng lực đề xuất 61

Bảng 4.1 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 69

Bảng 4.2 Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2013 70

Bảng 4.3 Chỉ số tập trung thương mại giữa Việt Nam với các đối tác thương mại trong khu vực và trên thế giới 72

Bảng 4.4 Thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 79

Bảng 4.5 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 83

Bảng 4.6 Thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

85 Bảng 4.7 Chỉ số IIT trong xuất khẩu gạo giữa Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực châu Á 90

Bảng 4.8 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 95

Bảng 4.9 So sánh sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 1997-2013 97

Bảng 4.10 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số mặt hàng và nhóm hàng nông sản Việt Nam tại thị trường ASEAN và thị trường Thế giới 108

Bảng 4.11 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình trọng lực(nông sản) 112

Bảng 4.12 Kết quả đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK nông sản của Việt Nam 113

Bảng 4.13 Kết quả đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK gạo của Việt Nam 114

Bảng 4.14 Kết quả đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK cà phê của Việt Nam 115

Bảng 4.15 Mô hình REM với sai số chuẩn mạnh về mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK nông sản, gạo và cà phê của Việt Nam 117

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ/HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế 33

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam 50

Hình 4.1 Tương quan giữaEXPORTijt và GDPit 111

Hình 4.2 Tương quan giữaEXPORTijt và GDPjt 111

Hình 4.3 Tương quan giữaEXPORTijt và POPit*POPjt 111

Hình 4.4 Tương quan giữaEXPORTijt và LANit*LANjt 111

Hình 4.5 Tương quan giữaEXPORTijt và INFit 111

Hình 4.6 Tương quan giữaEXPORTijt và DISij 111

Hình 4.7 Tương quan giữaEXPORTijt và EDISijt 111

Hình 4.8 Tương quan giữaEXPORTijt và ER 111

Hình 4.9 Tương quan giữa EXPORTijt và OPENit 112

xii

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng có rất nhiềunhân tố khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nôngsản nói riêng Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhưng hiện nay vấn

đề này vẫn còn tranh cãi bởi chưa đưa được tất cả các nhân tố vào phân tích cũngnhư chưa đánh giá được sự tương tác của các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đếnhoạt động xuất khẩu,… Đây là lý do cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiêncứunhằm hoàn thiện về vấn đề này

Ở Việt Nam, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, thực hiện quan hệ hànghóa và tiền tệ trong nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản là chủ trươnglớn của Nhà nước không chỉ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp quá trìnhhội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được nhanh chóng, dễ dàng hơn

Trong hai thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ

và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Kinh tế phát triển khá toàn diện và ổnđịnh với tốc độ tăng trưởng tương đối cao[36] Nền nông nghiệp Việt Nam đã có sựchuyển đổi nhanh chóng từ phương thức truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo

cơ chế thị trường làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nôngnghiệp tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển của ngành

Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thànhcông đáng ghi nhận Tính đến hết năm 2014, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nôngsản của Việt Nam là 30,8 tỷ USDđạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,54% tronggiai đoạn 1997-2014 [88] Một số mặt hàng nông sản chủ lực đã tạo dựng được vịtrí nhất định trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, tiêu,…

Trên thực tế, KNXK nông sản của Việt Nam có nhiều biến động khá phứctạp đặc biệt trong những năm gần đây Năm 2009, KNXK nông sản đạt 13,4 tỷ USDgiảm 12,31% so với năm 2008 [88] Năm 2013, KNXK nông sản của Việt Nam là22,3 tỷ USD (tăng 66,42% so với năm 2009) chiếm 1,43% (xét theo kim ngạch) thịphần nông sản của Thế giới, đã giảm 0,05% về thị phần so với năm 2012 Theo

15

Trang 16

đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có nhiều nhân tốkhác nhau về khách quan (ảnhhưởng từ nền kinh tế thế giới) và chủ quan có thể gây ảnh hưởng đến sự biến độngnày Vậy những nhân tố đó là gì?, xu hướng và mức độ tác động của các nhân tốnày như thế nào?,… đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thựctiễn hiện nay không chỉ đối với nhà hoạch định chính sách mà còn rất cần thiết đốivới các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” để làm rõ

các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnhxuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của ViệtNam, từ đóđề xuất một số giải pháp trên cơ sở phát huy ảnh hưởng của nhân tố cólợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩunông sản của Việt Nam đến năm 2020

- Đề xuất một số giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chếảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Namđến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản nóichung và một số nông sản cụ thể của Việt Nam

Trang 17

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Về nội dung

- Luận án nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến xuất khẩu nông sản nói chung và một số nông sản cụ thể của Việt Namthông qua các chỉ tiêu, chỉ số và mô hình phân tích cụ thể Hai mặt hàng nông sản

có lợi thế so sánh lớn và KNXK cao trong nhiều năm được chọn để đi sâu nghiêncứu đó là gạo và cà phê

- Để đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu nông sản có thể sử dụng nhiềuchỉ tiêu khác nhau như sản lượng nông sản xuất khẩu, kim ngạch nông sản xuấtkhẩu, giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu,… Tuy nhiên, các nội dung đượcphân tích và đánh giá trong luận án sẽ hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm đẩymạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới

 Về thời gian

Do độ trễ của số liệu được cung cấp bởi các quốc gia, đến thời điểm hiện tại

bộ số liệu mới nhất và đầy đủ nhất mới được cập nhật vào năm 2013 Luận án sửdụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 1997- 2013 Ngoài ra, vớicác nội dung cần thảo luận, luận áncó thể sử dụng số liệu trong giai đoạn 2014-2015

4 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng

đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam thông qua xây dựng khung phân tích

Thứ hai, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình

trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản ở Việt Nam

Thứ ba, luận án bổ sung nhân tố mới là diện tích đất nông nghiệp vào mô

hình nghiên cứuvới hoạt động xuất khẩu nông sản

Thứ tư, luận án đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực (có lợi) và tiêu cực

(bất lợi) đến KNXK nông sản của Việt Nam trong những năm qua Trên cơ sở phân

Trang 18

tích bối cảnh quốc tế kết hợp với những khó khăn, hạn chế trong xuất khẩu nôngsản, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnhxuất khẩu nông sản của ViệtNam đến năm 2020.

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương với nộidung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2:Những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất h u nông sản

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất kh u một số nông sản của Việt Nam

Chương 5: Giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằmđ y mạnh xuất kh u nông sản của Việt Nam đến năm 2020

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1 Theo phương pháp nghiên cứu

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản,cácnghiên cứu trên thế giới thường sử dụng hai phương pháp chính là phân tích địnhtính và phân tích định lượng

 Phân tích định tính

Đây là phương pháp phân tích dựa vào sự phân tích lý luận, kinh nghiệmcũng như trình độ hiểu biết của người nghiên cứu nên sẽ phù hợp với những nhân tốkhông khó hoặc không thể lượng hóa được.Phương pháp này trở thành thông dụngvới rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay cho cả nhân tố có thể và không thể lượnghóa được.Các nghiên cứu của Robert (1994) [81] vàOnaran (2008) [80]đã sử dụngphương pháp phân tích định tính nhằm đánh giá ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng vàchính sách kinh tế đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tại các nước đang pháttriển.Tuy nhiên, khi các tác giả Tinbergen (1962) [85] và Linnemann (1966) [72]ban đầu đã xác định các biến cơ bản để giải thích cho dòng thương mại giữa hainước bất kỳ thông qua mô hình trọng lực thì phương pháp này không còn hiệu quảkhi phân tích cho các biến định lượng Mặc dù vậy, phân tích định tính vẫn songhành với phân tích định lượng trong các nghiên cứu nhưng tập trung chủ yếu vàonhững biến không lượng hóa được (định tính) như chất lượng hàng hóa, chính sáchcủa nhà nước, sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN),… đến hoạt động xuấtnhập khẩu

 Phân tích định lượng

Bên cạnh phân tích định tính, phân tích định lượng rất được quan tâm trongnhững năm qua Các nghiên cứu đều cố gắng sử dụng mô hình để lượng hóa ảnhhưởng của các nhân tố đến KNXKnông sản tại một quốc gia Một số mô hình chínhđược sử dụng bao gồm: mô hình SMART (Software for Market Analysis andRestrictions on Trade - phần mềm phân tích thị trường và các rào cản thương mại),

Trang 20

GTAP (Global Trade Analysis Project - mô hình phân tích thương mại toàn cầu) và

mô hình trọng lực (Gravity model) Trong đó:

Mô hình SMART được sử dụng nhiều trong nghiên cứu vi mô để ước lượng

tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với một thị trường nhất định

Mô hình này có thể trả lời cho câu hỏi, việc ký kết các FTA sẽ giúp cho xuất khẩu,nhập khẩu giữa các nước thay đổi như thế nào? Tuy nhiên, mô hình này có nhượcđiểm là sử dụng phương pháp cân bằng bộ phận, bỏ qua tương tác của một thịtrường riêng lẻ với các thị trường khác Bên cạnh đó, kết quả của mô hình cũng phụthuộc nhiều vào các giả định và các hệ số đặt ra cho mỗi mô hình ước lượng cụ thể

Mô hình GTAP là phương pháp dựa trên mô hình cân bằng tổng thể, coi mọi

thị trường đều ở trạng thái cân bằng và xem xét tác động qua lại giữa các thị trườngvới nhau Mô hình này mô phỏng các kịch bản trong thế giới thực, khi có các cú sốcchính sách (thay đổi chính sách), đánh giá tác động tới tất cả các thị trường Môhình GTAP có thể giúp trả lời các câu hỏi như: việc tham gia FTA sẽ có tác độngthế nào tới GDP, cán cân thương mại, điều kiện thương mại, thay đổi trong giá hànghóa xuất nhập khẩu của một ngành hàng cụ thể, thay đổi trong sản lượng và thươngmại của các ngành hàng khác nhau trong nền kinh tế, Tuy nhiên, mô hình này đòihỏi rất nhiều số liệu cũng như các kĩ thuật phức tạp trong tính toán Bên cạnh đó,

mô hình cũng đưa ra các giả định và đặc điểm có thể không phản ánh đúng hoặcđầy đủ thế giới thực

Mô hình trọng lực vẫn đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc

phân tích các nhân tố tác động đến thương mại cũng như chuyển dịch thương mạiquốc tế Ưu điểm của mô hình là có thể xem xét đồng thời tác động của các nhómnhân tố như nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung (thuộc về nước xuất khẩu), nhómnhân tố ảnh hưởng đến cầu (thuộc về nước nhập khẩu) và nhóm nhân tố gây cản trở(hấp dẫn) đến thương mại giữa hai nước Các biến trong mô hình được thể hiện ở cảhai dạng là biến định tính và biến định lượng Tuy nhiên, kết quả của mô hình cóthể sai lệch nếu như thiếu đi các biến quan trọng khác có thể có ảnh hưởng tớithương mại

Từ việc phân tích làm rõ các mô hình nghiên cứu cho thấy, mô hình trọng lựcđược xem là sự lựa chọn tối ưu trong phân tích hoạt động thương mại giữa các quốc

Trang 21

gia.Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tácđộng của các nhân tố đến quy mô sản phẩm nông nghiệp hoặc KNXK của một haymột số nông sản tại các quốc gia khác nhau như Sevela (2002) [82], Gbetnkom vàKhan (2002) [61], Rahman (2009) [76], Erdem và Nazlioglu (2008) [52], Folawewo

và Olakojo (2010) [58], Hatab và các cộng sự (2010) [63], Idsardi (2010) [53], Wei

và các cộng sự (2012) [86] và Martínez-Zarzoso (2014) [75] Điểm chung lớn nhấtcủa các nghiên cứu này là cùng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng

Bên cạnh các nghiên cứu kể trên, một số tác giả như Feenstra và các cộng sự(2002) [55], Egger và Pfaffermayr (2003) [51], Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003) [75], Hatab và các cộng sự (2010)[63] lại cho rằng phương phápOLS còn nhiều hạn chế trước bộ dữ liệu bảng (panel data) Vì thế, mô hình hiệu ứng

cố định (FEM) được đề xuất sử dụng để nghiên cứu thông qua biến cố định làkhoảng cách địa lý giữa hai quốc gia

Như vậy, cả hai phương pháp (phân tích định tính và phân tích định lượng)đều được sử dụng nhiều trong đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩunông sản Song theo xu thế hiện nay, phương pháp định lượng (thông qua mô hìnhphân tích) cho thấy sự hiệu quả hơn vì các tác động cụ thể của từng nhân tố trở nên

có cơ sở hơn vì đã được kiểm định trước khi đánh giá

1.1.1.2 Theo kết quả nghiên cứu

Dưới đây là một số nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng mô hình trọng lực đểphân tích tác động của các nhân tố đến thương mại hàng nông sản, bao gồm:

Sevela (2002) [82] ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của cácnhân tố đến quy mô sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Cộng hòa Séc Nghiêncứu đã chỉ ra được 3 nhân tố (GNI, GNI bình quân đầu người và khoảng cách địalý) có tác động đến sự thay đổi của quy mô sản phẩm nông nghiệp Khác vớiSevela, Gbetnkom và Khan (2002) [61] tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngtới 3 loại nông sản xuất khẩu của Cameroon là ca cao, cà phê và chuối với nguồn sốliệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn 1971-1996 Tuy nhiên, nghiên cứu này lạithiên nhiều về các nhân tố tạo động lực cho xuất khẩu một số nông sản cụ thể

Trang 22

Rahman (2009) [76] sử dụng ba phương trình (kim ngạch xuất khẩu, kimngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) để nghiên cứu dòng thươngmại giữa Bangladesh và các đối tác thương mại quan trọng Nghiên cứu đã chothấy hoạt động thương mại của Bangladesh chịu sự tác động của quy mô nền kinh

tế, tổng thu nhập quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế Song mộtnghiên cứu khác của Thai Tri Do (2006) [84] xem xét thương mại song phươnggiữa Việt Nam và 23 nước châu Âu dựa trên mô hình trọng lực với bộ số liệu hỗnhợp trong giai đoạn 1993-2004 Nghiên cứu chỉ ra bên cạnh các nhân tố như quy

mô nền kinh tế, quy mô thị trường và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tương đối lớnthì 2 biến là khoảng cách địa lý và lịch sử gần như không có sự ảnh hưởng đếnthương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu Ngoài các nhân tốtrên, Erdem và Nazlioglu (2008) [52] khi thực hiện nghiên cứu các nhân tố tácđộng của xuất khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh Châu Âu bằng mô hìnhtrọng lực trong giai đoạn 1996-2004 đã cho thấy số lượng nông sản xuất khẩu củaThổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tỷ lệ nghịch với quy mô diện tích và khoảng cách địa lýcủa nước nhập khẩu

Feenstra (2002) và các cộng sự [55] đã thực hiện nghiên cứu bằng việc sửdụng mô hình hiệu ứng cố định thông qua biến khoảng cách địa lý Phương pháp nàycũng được Egger và Pfaffermayr (2003) [51] sử dụng để phân tích hoạt động xuấtkhẩu của 11 quốc gia trong khu vực APEC; được Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003) [75] dùng để đánh giá hoạt động trao đổi thương mại giữa Liênminh châu Âu-Mercosur, Kết quả của các nghiên cứu đã xác định được một sốnhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại song phương nhưng chưa đề cập đếncác nhân tố đặc thù gắn liền với sản xuất nông nghiệp như diện tích đất nông nghiệp,lao động nông nghiệp,

Malhotra và Stoyanov (2008)[73] với nguồn số liệu trong giai đoạn

1998-2005 đã đánh giá tác động của các nhân tố đến thương mại nông nghiệp củaCanada Việc sử dụng mô hình trọng lực cho thấy Hiệp định Thương mại tự doCanada-Chile đã có tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu nông sản củaCanada, như Chile sẽ được lợi nhiều hơn khi nhập khẩu nông sản, trong khi lợi íchthu được của Canada từ các chương trình cắt giảm thuế quan là không đáng kể

Trang 23

Folawewo và Olakojo (2010) [58] sử dụng số liệu trong giai đoạn từ 1970đến 2007 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản ở Nigeria.Điểm nổi bật của nghiên cứu này là đánh giá được ảnh hưởng của nhân tố giá cảnông sản trên thế giới và sản lượng nông sản thời kỳ trước ảnh hưởng lớn tới xuấtkhẩu nông sản của Nigeria.

Một nghiên cứu khác tại Ai Cập trong giai đoạn 1994-2008 của Hatab và cáccộng sự (2010) [63] lại chỉ ra tác động ngược chiều của GDP trên đầu người của AiCập đến xuất khẩu nông sản của Ai Cập Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Idsardi(2010) [67] với nguồn số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2002-2009 về các nhân tố ảnhhưởng đến tăng trưởng xuất khẩu nông sản tại Nam Phi lại cho thấy vai trò đáng kểcủa chi phí giao dịch, quy mô thị trường, tình trạng phát triển kinh tế, biến động tỷgiá hối đoái và tác động của hiệp định thương mại đối với kim ngạch xuất khẩu củanhững sản phẩm được chọn Với mặt hàng nông sản (cụ thể là rau quả), các nhân tốGDP và IMP (tổng nhập khẩu các sản phẩm có liên quan) có ảnh hưởng tích cựccòn các nhân tố như khoảng cách và một số biến giả có ảnh hưởng tiêu cực đến xuấtkhẩu nông sản Như vậy, nếu trong các nghiên cứu trước đa phần các biến giả đều

có tác động cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu thì với nghiên cứu này các biến giảlại có tác động ngược chiều

Wei và các cộng sự (2012) [86] đã tiến hành nghiên cứu với hoạt động xuấtkhẩu chè của Trung Quốc trong giai đoạn 1996-2009 Điểm mới của nghiên cứunày là việc đưa nhân tố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) (biến giả) vào

mô hình để đánh giá sự tác động đến xuất khẩu chè của Trung Quốc Kết quảnghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn vệ sinh ATTP có tác động đến hoạt động xuất khẩuchè của Trung Quốc Tuy nhiên, mức độ tác động chưa rõ ràng vì còn phụ thuộcvào từng thị trường tiêu thụ khác nhau

Mới đây, Yang và Martínez-Zarzoso (2014) [92] sử dụng mô hình trọng lực

để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của các quốc gianằm trong khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong giaiđoạn 1995-2010 Bên cạnh những biến khá quen thuộc như GDP, dân số, ngônngữ,…thì trong nghiên cứu đã xuất hiện thêm 2 biến là đường biên giới chung vàhiệp định thương mại tự do AFTA Nhóm tác giả đã đánh giá với một số nhómhàng trong đó có hàng nông nghiệp và kết quả nghiên cứu ngoài việc chỉ ra sự phùhợp của các nhân tố đưa vào mô hình thì còn khẳng định việc tham gia vào hiệp

Trang 24

định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia.

Như vậy, bằng mô hình trọng lực các nghiên cứu trên đã chỉ ra những nhân

tố sau có tác động đến xuất khẩu nông sản tại các quốc gia đó là GDP, dân số, GDPbình quân/người, độ mở của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, đườngbiến giới chung, ngôn ngữ chung và việc tham gia các tổ chức quốc tế Tuy nhiên,

xu hướng tác động của các nhân tố lại có sự khác nhau tại mỗi quốc gia do điều kiện

tự nhiên, KTXH không giống nhau

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

1.1.2.1 Về phương pháp nghiên cứu

Do tập trung nhiều vào phân tích thực trạng nên phương pháp phân tích địnhlượng được các nghiên cứu trong nước sử dụng còn khá đơn giản (chủ yếu làphương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh qua chỉ tiêu tương đối vàtuyệt đối) Trong khi phương pháp mô hình hóa (mô hình trọng lực) đã được cácnghiên cứu trên thế giới sử dụng rộng rãi thì vẫn còn khá mới ở Việt Nam đặc biệttrong lĩnh vực xuất khẩu nông sản Bên cạnh phương pháp phân tích định lượng,phân tích định tính cũng được các nghiên cứu trong nước sử dụng nhiều Tuy nhiên,việc sử dụng phân tích định tính nhiều khi còn bất cập vì các nhân tố được lựa chọnphân tích vẫn có thể lượng hóa bằng con số như nhân tố GDP, dân số, tỷ giá… Đâychính là những vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.2 Về kết quả nghiên cứu

Cho đến nay, các nghiên cứu trong nước được tập trung vào một số nội dungchủ yếu sau:

Phạm Hồng Tú (1998) [30] đã chỉ ra triển vọng xuất khẩu các mặt hàng nôngsản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Bằng phương pháp thống

kê mô tả và phương pháp so sánh tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩumột số mặt hàng nông sản chính trên thế giới cũng như của Việt Nam giai đoạn1991-1997 Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã chỉ ra khả năng xuất khẩu mặt hàng nàytrong giai đoạn 1999-2010 của Việt Nam

Trang 25

Khác với Phạm Hồng Tú, Hoàng Thị Ngọc Lan (2005) [9] tập trung phântích đặc điểm và các nhân tố tác động lên thị trường nông sản trong quá trình thamgia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) dưới góc độ kinh tế chính trị Tácgiả đã tìm ra và phân tích định tính được các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nôngsản như cơ chế chính sách của Nhà nước, tỷ giá hối đoái, nhân tố công nghệ tácđộng lên thị trường nông sản Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu này không phù hợpvới giai đoạn hiện nay đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO).

Lương Xuân Quỳ (2008) [19] tiếp cận theo hướng làm tăng giá trị gia tănghàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Nghiên cứu cũng đã đưa ra nhận định rằnggiá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn khá nhiều sovới các đối thủ cạnh tranh Nguyên nhân là do sản xuất manh mún chưa tập trung,chưa chú ý đến khâu chế biến và bảo quản nông sản trước khi đưa đi xuất khẩu.Điều này đã,đang là vấn đề bất cập đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản của ViệtNam trong những năm qua

Khi tiếp cận ở khía cạnh chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam, TrịnhThị Ái Hoa (2006) [6] đã đi sâu phân tích trong quá trình đổi mới và thực trạng tácđộng của chính sách nông sản đến xuất khẩu tại Việt Nam Mặc dù các chính sáchđưa ra có tính khả thi song với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế,chính trị thế giới cũng như sự ra đời của hàng loạt các rào cản phi thuế quan tại cácthị trường xuất khẩu như hiện nay thì các chính sách này còn nhiều bất cập

Một nghiên cứu khác của Ngô Thị Tuyết Mai (2007) [12] đã tập trung làm rõ

sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế Với nguồn số liệu sử dụng để nghiên cứu trong giaiđoạn 1996 đến 2006, tác giả đã cho thấy mặt hàng nông sản có nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng cạnh tranh của mặthàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp do chất lượng sản phẩm chưa cao,chủng loại đơn điệu, mẫu mã chưa phong phú,… Có thể nói đây là một nghiên cứu

có tính thực tiễn cao khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếngày một sâu và rộng Tuy nhiên, phương pháp thực hiện trong nghiên cứu này cònđơn giản chưa đi sâu để làm rõ khả năng cạnh tranh của nông sản

Trang 26

Khác với các nghiên cứu trước, Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng(2008) [1] đã sử dụng mô hình trọng lực với số liệu thống kê thương mại của Tổngcục Hải quan từ năm 1998-2005 nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức

độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3 Kết quả củanghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại củaViệt Nam với ASEAN+3 chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả sự tăngtrưởng về GDP và GDP bình quân đầu người) của chính Việt Nam và các đối tác.(ii) Nhân tố khoảng cách dường như chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà không ảnhhưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3 (iii) Sự gianhập và thực hiện các cam kết với ASEAN+3 của Việt Nam chưa hiệu quả nênkhông có tác động lớn đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam với các nướcASEAN+3 Có thể nói, nghiên cứu này đã khá thành công trong ứng dụng môhình trọng lực nhằm lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trungthương mại

Nguyễn Minh Sơn (2010) [21] dựa trên việc phân tích, đánh giá thực trạng

về xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp, kiến nghị để thúcđẩy hoạt động này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Kết quả nghiên cứu đãchỉ rõ KNXK hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam đang có sựtăng lên rõ rệt Song, trong bản thân hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn tồn tại một

số hạn chế nhất định Bởi vậy, các giải pháp đưa ra ở đây chủ yếu có liên quan đếnquá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nghiên cứu này đã thể hiện đượctính thực tiễn nhưng do phương pháp phân tích còn đơn giản nên các giải pháp đềxuất còn mang tính chung chung, chưa cụ thể cho từng mặt hàng nông sản

MUTRAP III (2010) [13] thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của cáchiệp định thương mại tự do (FTAs) tới nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu đánh giácác tác động sau khi hình thành FTAs thông qua việc sử dụng mô hình trọng lực;đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs này trong tương lai, sử dụng mô hìnhcân bằng tổng thể; và tác động sâu và tiềm năng tới một số ngành cụ thể trong nềnkinh tế (trong đó có ngành nông nghiệp), sử dụng mô hình cân bằng bộ phận Các

mô hình trọng lực được áp dụng phân tích cho xuất khẩu và nhập khẩu của ViệtNam với các nước đối tác, có sử dụng biến giả về FTA đối với AFTA Kết quả ước

Trang 27

lượng cho thấy các biến như quy mô của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến độngcủa tỷ giá hối đoái và mức độ dễ dàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều

có ý nghĩa trong nghiên cứu Biến giả FTA có dấu dương ở trong cả mô hình xuấtkhẩu và nhập khẩu cho thấy, việc thành lập AFTA dẫn đến tăng trưởng thương mạikhông chỉ trong khối ASEAN mà còn có cả thương mại của ASEAN với các nước ởngoài khối

Nguyễn Tiến Dũng (2011) [5] đã phân tích tác động của khu vực thương mại

tự do ASEAN và Hàn Quốc đến thương mại của Việt Nam với nguồn số liệu thứcấp trong giai đoạn 2001-2009 Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình trọnglực để phân tích tác động của các nhân tố như GDP, GDP bình quân đầu người,chênh lệch về thu nhập, khoảng cách, tỷ giá hối đoái và FTA (biến giả) đến KNXK

và KNNK của Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biến về GDP có tác độngcùng chiều đến cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, biến khoảng cách có tácđộng âm, biến tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều với xuất khẩu và ngược chiềuvới nhập khẩu, các biến giả nhận hệ số dương trong cả mô hình xuất khẩu và nhậpkhẩu,… Về cơ bản, kết quả của nghiên cứu này khá phù hợp cả trên phương diện lýthuyết lẫn thực tế

Nguyễn Thành Trung (2012) [29] nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Tác giả tập trung phân tích cụ thể về kimngạch, thị phần xuất khẩu đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trongnhiều năm nay như thủy sản, gạo, cao su,… Trên cơ sở việc phân tích tác giả cũng

đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Namnhư thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường phức tạp, chí phí vận chuyểncao Đóng góp của nghiên cứu là tập trung vào một số chính sách khuyến khích xuấtkhẩu hiện tại và dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng cho đến năm 2015

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Hùng (2013) [7] trên cơ sở khái quát

về các cam kết (về hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan) của WTO, đãphân tích tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập tổchức này Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào việc phân tích các chính sáchtiêu thụ nông sản của Việt Nam từ trước và sau khi gia nhập WTO nhằm gợi ý, đềxuất một số kiến nghị và chính sách phù hợp cho hoạt động xuất khẩu nông sản của

Trang 28

Việt Nam trong tương lai Nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong hoạtđộng tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua.

Như vậy, với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đề cập đến các khía cạnhkhác nhau của hoạt động xuất khẩu như thực trạng xuất khẩu, triển vọng xuất khẩu,các nhân tố tác động lên thị trường xuất khẩu hoặc mức độ tập trung thương mại,thực trạng về giá trị gia tăng của nông sản xuất khẩu, thực trạng chính sách xuấtkhẩu… cho thấy các nghiên cứu trong nước về cơ bản còn nặng về thực trạng vàmang tính khái quát Trên thực tế còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu một mặt hàng nông sản cụ thể haynhóm nông sản nói chung

1.1.3 Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản

Trên thế giới và ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều công trình nghiêncứu có sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩuhàng hóa nói chung và nông sản nói riêng Doviệc nghiên cứu được thực hiện trongđiều kiện thời gian và không gian khác nhau nên các nhân tố trong mỗi mô hình đưa

ra có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau Bảng 1.1 sẽ tóm lược các nhân tố tácđộng đến xuất khẩu nông sản từ các nghiên cứu trước đây

Bảng 1.1 Tóm lược các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản từ các nghiên

cứu trước đây

Xu hướng

Wei và các cộng sự (2012); Hatab và cácGDP nước xuất khẩu +

GDP nước nhập khẩu +

GDP gộp chung hai nước +

cộng sự (2010); Sevela (2002)Wei và các cộng sự (2012); Hatab và cáccộng sự (2010);

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng(2008)

(2003)

Trang 29

Tên biến Xu hướng

tác động

Tác giả n m nghi n cứu

Wei và các cộng sự (2012); Dân số nước nhập khẩu -

Martínez-GDP bình quân /người

nước xuất khẩu

-GDP bình quân/người

nước nhập khẩu

-Độ mở của nền kinh tế

+

Zarzoso và Nowak-Lehmann D (2003)Hatab và các cộng sự (2010); Sevela (2002)

Hatab và các cộng sự (2010); Sevela(2002)

Hatab và các cộng sự (2010);

nước xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái

-Khoảng cách địa lý giữa 2

quốc gia

-Đường biên giới chung

+[48]

Ngôn ngữ chung +

Tham gia các khu mậu

Gbetnkom và Khan (2002);Martínez- Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003) Wei và các cộng sự (2012);Hatab và cáccộng sự (2010);Đào Ngọc Tiến (2009) Wei và các cộng sự (2012);Hatab và cáccộng sự (2010)

Wei và các cộng sự (2012);Hatab và cáccộng sự (2010)

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng

Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.2 Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu

Từ các nghiên cứu đã có trên thế giới và trong nước có thể rút ra một số kết luận sau:

Trang 30

Thứ nhất, mô hình phổ biến để phân tích các nhân tố tác động đến xuất

khẩu nông sản là sử dụng mô hình trọng lực Mô hình có thể đánh giá tác động củanhiều nhân tố nhưng không thể thiếu ba nhân tố cơ bản là GDP nước xuất khẩu,GDP nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Điều này đã được

chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ( Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaSevela (2002), Gbetnkom và Khan (2002), Feenstra (2002), Egger

và Pfaffermayr (2003), Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003), Radam (2003), Erdem và Nazlioglu (2008), Folawewo và Olakojo (2010), Hatab và các cộng sự (2010), Idsardi và các cộng sự (2010), Wei và các cộng sự (2012), Yang

và Zarzoso (2014) , ).

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu nông sản của một quốc gia sẽ trở nên thuận lợi

hơn khi quốc gia đó và quốc gia nhập khẩu cùng mang một số đặc điểm chung như

đường biên giới chung, ngôn ngữ chung và chế độ chính trị chung (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaWei, Huang and Yang (2012); Hatab, Romstad và Huo (2010);Li (2000),Từ Thúy Anhvà Đào Nguyên Thắng (2008),…).

Thứ ba, việc tham gia các khu mậu dịch tự do, khối hợp tác kinh tế sẽ trở

thành một lợi thế với một quốc gia trong việc xuất khẩu nông sản vào các nướcthành viên trong cùng tổ chức đó Trên cơ sở các quy định chung của tổ chức (mứcthuế áp dụng chung, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, ) sẽ tạo ra môi trường

cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các quốc gia là thành viên (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu của Lee và Lim (2014), Nguy n Tiến Dũng (2011), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008))

Thứ tư, chính sách ngoại thương (thể hiện qua độ mở của nền kinh tế) và

chính sách tiền tệ (thể hiện qua tỷ giá hối đoái) của quốc gia xuất khẩu có tác động

khá lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản tại quốc gia đó (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của Hatab, Romstad và Huo (2010)).

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu nông sản chịu sự ảnh hưởng từ dân số của

quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu (thể hiện cho người lao động tham giasản xuất), GDP bình quân/người (thể hiện cho lượng hàng hóa tiêu dùng), tỷ lệlạm

phát của quốc gia xuất khẩu (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaSevela (2002),Hatab và các cộng sự (2010), Wei và các cộng sự (2012),…).

Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu của quốc gia chịu sự tác động bởi trình độ của

người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu Khi xã hội ngày càng phát triển, trình

Trang 31

độ của người tiêu dùng (thể hiện qua các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP - chất lượng,

mẫu mã, chủng loại) nông sản cũng được nâng lên tương ứng (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của Wei, Huang and Yang (2012)).

Tóm lại,từ những kết quả tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

nông sản cho thấy:

- Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởngđến xuất khẩumột hoặc một vài mặt hàng nông sản cụ thể Phương pháp được sửdụng phổ biến và được đánh giá phù hợp cho nghiên cứu là mô hình hóa (điển hình

là mô hình trọng lực) Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KTXH) tại các quốcgia khác nhau nên các nhân tố và xu hướng tác động của các nhân tố cũng khácnhau Các nhân tố đưa vào phân tích khá đa dạng song chưa có nghiên cứu nào đánhgiá tác động của diện tích đất nông nghiệp đến hoạt động xuất khẩu nông sản1.Trong khi đây là nhântố có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông sản và tác độnglớn đến khả năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu tại một quốc gia

- Đối với nghiên cứu trong nước, mặc dù đây là nhóm hàng có vị trí quantrọng được quan tâm nhiều song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việcđánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng,… và đề xuất giải phápcho hoạt động xuất khẩu nông sản Thiếu những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụngphương pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ tác động của từngnhân tố đếnxuất khẩu nông sản

Điều này cho thấy, việc luận án sử dụng mô hình trọng lựccó bổ sungnhân tốmới là diện tích đất nông nghiệpđể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩunông sản tại Việt Nam không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà cònthể hiện được tính thời sự cao, giải quyết được một phần thiếu sót của các nghiêncứu trước đây

trồng trọt nói riêng.

Trang 32

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản dưới hai góc độ khác nhau làphương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.Theo đó, có hai phương phápđược sử dụng để nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp địnhlượng.Qua việc phân tích cho thấy, mô hình trọng lực được các nghiên cứu trênthế giới sử dụng tương đối phổ biến tuy nhiên mô hình này lại khá mới với cácnghiên cứu ở Việt Nam Từ các nghiên cứu có sử dụng mô hình trọng lực, luận

án rút ra bảng tổng hợp so sánh giữa các tác giả khác nhau về xu hướng tác độngcủa các nhân tố đến xuất khẩu nông sản Bên cạnh việc rút ra 6 kết luận chung,luận ánđã chỉ ra “khe hở” của các nghiên cứu trước đây để luận án góp phần bổsung và hoàn thiện

Trang 33

Chương 2

NH NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ C C ẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.1 Lý luận về nông sản

2.1.1 Khái niệm về nông sản

Một trong những hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu đối với sản xuất và tiêudùng của người dân ở mỗi quốc gia chính là nông sản Vậy quan niệm về nông sảnhiện nay như thế nào?, bao gồm những mặt hàng gì?,… Để trả lời câu hỏi này,hiện

có một số quan điểm khác nhau về nông sản cụ thể như sau:

 Quan điểm của Tổ chức thương mại Thế giới

Theo WTO, hàng hóa được chia thành 2 nhóm chính là nông sản và phi nôngsản Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩmđược liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sảnphẩm thuộc các chương khác trong hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hòa hóa mã

 Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…

 Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo,sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, da động vật thô,…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong hệ thống thuế mã HS được xem là sảnphẩm phi nông nghiệp (còn gọi là sản phẩm công nghiệp)

 Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

Theo quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệpquốc(FAO), hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau baogồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu…), nhóm hàng

Trang 34

ngũ cốc (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt (thịt

bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loạihạt có dầu như đậu tương, hướng dương,… và các loại dầu thực vật), nhóm hàngsữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa), nhóm hàngnông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên,…), nhóm hàng rau quả(các loại rau, củ, quả) [54]

 Quan điểm của Liên minh Châu Âu

Mặc dùEUkhông đề cập đến một định nghĩa cụ thể nào về nông sản nhưng đãđưa ra một danh sách các mặt hàng được coi là nông sản Bao gồm:

 Động vật sống

 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

 Sản phẩm từ sữa

 Các sản phẩm có nguồn gốc động vật

 Cây sống và các loại cây trồng khác

 Rau, thân, củ và quả có thể ăn được

 Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị

Trang 35

Từ danh sách các mặt hàng trên cho thấy, quan điểm của EU về cơ bản cónhiều điểm tương đồng với quan điểm của WTO Tuy nhiên, khi so sánh với quanđiểm nông sản của FAO thì quan điểm về nông sản theo WTO có điểm khác biệt là

có tính cho một số mặt hàng chế biến (quan điểm của FAO chỉ tính cho các nôngsản sản thô, chưa qua chế biến) [90]

 Quan điểm của Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống và lâu đời.Nông nghiệp là ngànhkinh tế quan trọng, luôn đóng góp tỷ trọng đáng kể trong GDP cả nước.Với cách

hiểu đơn giản, nông sản là sản ph m của ngành nông nghiệp trong đó ngành nông

nghiệp sẽbao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên, theonghĩa rộng nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản [25] Theo quan điểmmới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt động lâm nghiệp vàthủy sản.Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu

vào sản phẩm thu được từ đất [2] Khi đó,nông sản được hiểu là sản ph m hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai.

Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy:“Nông sản là sản ph m của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành ph m hoặc bán thành ph m thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản

ph m của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)” Đây là khái niệm rộng và tương đối

phức tạp, vì thế để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu nghiên cứuvới một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây trồng (sản phẩm làm ra từ tưliệu sản xuất đất đai) Đối với những nội dung cần khái quát chung về nông sản sẽ

sử dụng theo khái niệm nông sản (đã trình bày ở trên) kết hợp với cách phân loạihàng

hóa của SITC2 phiên bản 3[88] Theo cách phân loại này, nông sản sẽ bao gồm cácnhóm hàng hóa là SITC0, SITC1, SITC2 và SITC4 Tuy nhiên, trong nhóm SITC2không tính đến SITC27 (phân bón thô/khoángsản) và SITC28 (quặng kim loại/kimloại phế liệu) - bởi hai nhóm hàng hóa này không phù hợp với quan điểm về nôngsản của WTO

2

SITC: Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (Standard international trade classification) - cách phân loại được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc (UN), phiên bản 3 (SITC Rev.3).

Trang 36

2.1.2 Đặc điểm của nông sản

Nông sản bao gồm những hàng hóa thiết yếu với đời sống và sản xuất củangười dân ở mỗi quốc gia.Đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp, mà bản chất làkết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Do vậy, nôngsản mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp

 Tính thời vụ

Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tính thời vụ bởicác loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định Mặtkhác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu làm cho mỗi loại cây trồng có

sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trong sản xuất.Vào khoảngthời gian chính vụ, nông sản thường dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượngkhá đồng đều và giá bán rẻ.Ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiếm, chấtlượng không đồng đều và giá bán thường cao

 Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Nông sản chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điềukiện về đất đai, khí hậu và thời tiết Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với cácnhân tố ngoại cảnh Do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trựctiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nếu điều kiện tự nhiên thuậnlợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch cao,chất lượng tốt Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng nónghoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt… sẽ gây sụt giảm về năng suất và sảnlượng cây trồng

 Chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng

Chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùng quan tâmkhi quyết định mua hàng Tại các quốc gia phát triển, đối với hoạt động nhập khẩunông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe đặt ra về chất lượng, vệ sinh ATTP,kiểm dịch, xuất xứ,…của loại hàng hóa này Nguyên nhân chính là do chất lượngcủa nông sản sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng Vì vậy, khiđời sống người dân được nâng lên thì chất lượng nông sản cũng cần được cải thiệntương ứng

Trang 37

 Nông sản có tính tươi sống

Nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời giandài.Ngoài ra, nhân tố thời vụ của nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sảnxuất và tiêu dùng, cho nên cần quan tâm đến khâu chế biến và bảo quản cho tốt đặcbiệt với nông sản xuất khẩu Bên cạnh đó, nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biếnchất,… do đó chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ

ẩm, nhiệt độ là nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng

 Nông sản có tính đa dạng

Nông sản có đặc điểmđa dạng cả về chủng loại và chất lượng Bởi, nông sảnđược sản xuất ra từ các địa phương khác nhau, với các nhân tố về địa lý, tự nhiênkhác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau vớicác giống nông sản khác nhau cho nên chủng loại cũng khác nhau Đây cũng lànguyên nhân làm cho chất lượng nông sản không có tính đồng đều, do đó vấn đềquản lý chất lượng nông sản thường gặp nhiều khó khăn

Tóm lại, mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện riêng biệt về thời tiết, khí hậu,thổ nhưỡng,… để phát triển một số loại nông sản nhất định Quá trình toàn cầu hóađang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏimỗi quốc gia cần có những sách lược và cách làm phùhợp nhằmchuyển các nhân tố thuận lợi thành các lợi thế riêng của mình trong cạnhtranh quốc tế

2.2 Lý luận về xuất khẩu nông sản

2.2.1 Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thương mại

Thương mại quốc tế (TMQT) đã ra đời từ rất lâu, nhưng phải đến thế kỷ 16mới thực sự xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc cũng như những lợiích từ TMQT mang lại Theo thời gian, các lý thuyết lần lượt được nghiên cứu bởicác nhà kinh tế học nổi tiếng như A Smith (1723-1790), D Ricardo (1772-1823),

E Heckscher (1879-1952) - B Ohlin (1899-1979) và M Porter Mỗi nhà kinh tếđều đưa ralý luận riêng về TMQT, tuy nhiên do bối cảnh khác nhau nên mỗi lý luận

có thể tồn tại những hạn chế nhất định Bảng 2.1 sẽ khái quát những nét cơ bản củacác lý thuyết về TMQT theo thời gian, cụ thể như sau [27], [31]:

Trang 38

Bảng 2.1 Quá trình phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế

TMQT mang lại lợi ích chocác bên tham gia, hướng tới

sự tự do hóa thương mại vàxóa bỏ chính sách bảo hộmậu dịch

TMQT là tự do hóa thươngmại nhằm mang lại lợi íchcho các quốc gia

TMQT là tự do hóa thươngmại trong quá trình toàn cầuhóa

Dựa trên cơ sở khai thác lợithế so sánh4 của một quốcgia (bản chất là năng suất laođộng)

Khai thác các lợi thế so sánhdựa trên các nguồn lực màmột quốc gia sẵn có như đấtđai, lao động và vốn

Khai thác lợi thế cạnh tranhquốc gia dựa vào sự tươngtác giữa các yếu tố trong môitrường kinh doanh

Ưu điểm

- Mô tả được hướngCMH trong trao đổi giữa các quốc gia

Giải thích được nguyên nhâncủa TMQT giữa các quốc gia

là do (i) các quốc gia buôn

-Giải thích được bản chất của trao đổi thương mại là

sự trao đổi các yếu tố dư

- Xác định rõ 4 yếu tố tạo nênlợi thế cạnh tranh quốc gia(Mô hình kim cương5)

Trang 39

Tiêu chí ADAM SMITH DAVID RICARDO HECKSCHER - OHLIN 3 MICHAEL PORTER

- Giải thích được mộtphần lý do của TMQTđối với một số mặt hànggiữa các nước đang pháttriển với các nước pháttriển

bán với nhau vì họ khácnhau; (ii) các quốc gia buônbán với nhau để đạt được lợithế nhờ quy mô sản xuất; (iii)lợi ích của TMQT bắt nguồn

- Các quốc gia khác nhau sẽ

có năng lực cạnh tranh khácnhau

Hạn chế

Chưa giải thích đượchiện tượng trao đổithương mại vẫn diễn ravới những nước có lợithế hơn hẳn những nướckhác ở mọi sản phẩmhoặc những nước không

có lợi thế tuyệt đối về tất

cả sản phẩm

-Mới giải thích được lợi thế

so sánh tồn tại là do sự khácnhau về năng suất lao độnggiữa các quốc gia

- Chưa giải thích được vì saocác nước khác nhau lại có chiphí cơ hội khác nhau?

Lý thuyết H-O cho thấynhững khiếm khuyết về mặt

lý luận trước thực tiễn pháttriển phức tạp của TMQTngày nay6

Theo lý thuyết này, một quốcgia chỉ nên xuất khẩu nhữngsản phẩm của những ngành

mà tại đó cả bốn thành phầncủa mô hình kim cương cóđiều kiện thuận lợivà nhậpkhẩu trong những lĩnh vực tại

đó các thành phần không cóđiều kiện thuận lợi

Sự phát triển của TMQT theo thời gian

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

6

Vận dụng lý thuyết H-O, Leontief dự đoán rằng, bởi vì nước Hoa Kỳ dồi dào tương đối về vốn so với các nước khác nên nước Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng vốn và nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động Nhưng nghiên cứu thực nghiệm của ông cho thấy một kết quả bất ngờ là ông phát hiện rằng hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ lại là hàng hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

2

25

Trang 40

Từ bảng 2.1 có thể rút ra một số kết luận sau: (i) Tất cả các lý thuyết đềuthừa nhận vai trò quan trọng của TMQT trong nền kinh tế thế giới (ii) Lợi ích củaTMQT được khai thác từ các lợi thế tuyệt đối (A Smith), lợi thế so sánh (D.Ricardo và Heckscher-Ohlin)và lợi thế cạnh tranh quốc gia (M Porter) (iii) Các lýthuyết lần lượt giải thích cho hoạt động TMQT là trao đổi các hàng hóa có lợi thếgiữa các quốc gia; trao đổi hàng hóa để đạt lợi ích nhờ quy mô sản xuất; trao đổihàng hóa trên cơ sở đổi yếu tố dư thừa lấy yếu tố khan hiếm và trao đổi hàng hóadựa trên lợi thế cạnh tranh quốc gia (TMQT trong quá trình toàn cầu hóa) (iv) Mỗi

lý thuyết chỉ phù hợp trong bối cảnh nhất định bởi trước sự biến động phức tạp củatình hình thực tiễn thì các lý thuyết cũng không đúng trong mọi trường hợp

2.2.2 Khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất khẩu nông sản

2.2.2.1 Khái niệm về xuất kh u và xuất kh u nông sản

Theo A Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến CMH sản xuất để tạo ramột khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn cóthể xuất khẩu ra nước ngoài Theo học thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo khi mộtquốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình vớimột quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận Như vậy, xuất khẩuhàng hóa là một hoạt động tất nhiênxảy ra khi phân công lao động xã hội đạt đượcmột trình độ nhất định Bởi thế, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu hànghóa như:

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốcgia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế[31] Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ muabán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa pháttriển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra khỏimột nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làmphương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương.Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài nhằmthực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

40

Ngày đăng: 29/04/2018, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008),“Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3”, Bài Nghiên cứu NC-05/2008, Trường Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Các nhân tố ảnh hưởng đến mứcđộ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3"”, Bài Nghiêncứu NC-05/2008
Tác giả: Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng
Năm: 2008
3. Cục Xúc tiến Thương mại (2010), Báo cáo xúc tiến xuất kh u của Việt Nam 2009-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xúc tiến xuất kh u của Việt Nam2009-2010
Tác giả: Cục Xúc tiến Thương mại
Năm: 2010
4. Ian Coxhead và các cộng sự (2010), “Thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập nông thôn tại Việt Nam: bài học kinh nghiệm từ khu vực”, Báo cáo số 7, Quỹ châu Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp vàthu nhập nông thôn tại Việt Nam: bài học kinh nghiệm từ khu vực”, "Báo cáosố 7
Tác giả: Ian Coxhead và các cộng sự
Năm: 2010
5. Nguyễn Tiến Dũng (2011),“Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐH quốc gia Hà Nội, tr. 219-231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam"”, Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐHquốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2011
6. Trịnh Thị Ái Hoa (2006), “Chính sách xuất kh u nông sản của Việt Nam”, LATS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách xuất kh u nông sản của Việt Nam”
Tác giả: Trịnh Thị Ái Hoa
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Hùng (2013), Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), LATS, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quátrình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2013
8. Trung Kiên (2016), Tăng cường chế biến sâu hàng nông sản,website:http://tnn n .hoin o ngdan . org.vn/sit e pages/n e ws / 1093/411 9 6/ca n -t a ng- c uong- che-bien-sa u -hang- n o n g -san, truy cập ngày 10/3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường chế biến sâu hàng nông sản
Tác giả: Trung Kiên
Năm: 2016
9. Hoàng Thị Ngọc Lan (2005), Các nhân tố tác động lên thị trường nông sản trong quá trình gia nhập AFTA dưới góc độ kinh tế chính trị, LATS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động lên thị trường nông sảntrong quá trình gia nhập AFTA dưới góc độ kinh tế chính trị
Tác giả: Hoàng Thị Ngọc Lan
Năm: 2005
11. Nguyễn Đình Luận (2013), “Xuất khẩu gạo của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 193, tr. 9-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu gạo của Việt Nam: Thực trạng và giảipháp"”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Luận
Năm: 2013
12. Ngô Thị Tuyết Mai (2007),Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LATS, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản củaViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Ngô Thị Tuyết Mai
Năm: 2007
13. MUTRAP III (2010), “Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc: Phân tích định tính và định lượng”, Mã hoạt động: FTA- 1, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự doASEAN-Trung Quốc: Phân tích định tính và định lượng
Tác giả: MUTRAP III
Năm: 2010
15. Paul R. Krugman-Maurice (1996), Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách, Tập 1 (Những vấn đề về thương mại quốc tế), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách
Tác giả: Paul R. Krugman-Maurice
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
16. Đỗ Hà Nam (2016), Diện mạo xuất kh u nông sản 5 năm tới, wesbsite: htt p : / / w w w . b ao mo i . co m / di e n - m a o - x u a t - k ha u- n o ng - s a n - 5 - n a m - toi / c / 1 8 3 5 3 0 3 1 . ep i , truy cập ngày 22/3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo xuất kh u nông sản 5 năm tới
Tác giả: Đỗ Hà Nam
Năm: 2016
18. Lê Quốc Phương (2008), “Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 23, tr.12-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của ViệtNam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị”, "Tạp chí Quản lý kinh tế
Tác giả: Lê Quốc Phương
Năm: 2008
19. Lương Xuân Quỳ (2008), Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất kh u của Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tănghàng nông sản xuất kh u của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lương Xuân Quỳ
Năm: 2008
20. Bùi Ngọc Sơn (2009), Năng lực xuất kh u của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực xuất kh u của doanh nghiệp Việt Nam trongđiều kiện kinh tế thị trường
Tác giả: Bùi Ngọc Sơn
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2009
2. Bộ kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Hệ thống ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w