Điều hòa hoạt động tim Ngoài hệ dẫn truyền tự động tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng +dây giao cảm làm tăng nhịp và sức c
Trang 1https://elightube.com/allBài 19
QUI LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH:
1 Hoạt động tim:
a Cơ tim hoạt động theo qui luật tất cả hoặc không có gì
- Khi kích thích cường độ dưới ngưỡng cơ tim hoàn toàn không co bóp
- Khi kích thích cường độ ngưỡng hoặc trên ngưỡng cơ tim co bóp tối đa
b Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
- Do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất rồi truyền theo bó His tới mạng Puốc-kin phân bố trong thành 2 tâm thất làm các tâm nhĩ co, tâm thất co
c Tim hoạt động theo chu kỳ - Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ đến pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung VD: Ở người tâm nhĩ co mất 0.1 giây, tâm thất co hết 0.3 giây, dãn chung hết 0.4 giây, thời gian 1 chu kỳ hết 0.8 giây
2 Hoạt động hệ mạch: ( sự thay dổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch )
a Huyết áp:
- Tim co tống máu vào hệ mạch và tạo ra huyết áp
- Tim đập nhanh mạnh huyết áp tăng, tim đập chậm yếu huyết áp hạ Ví dụ ở người huyết áp ở động mạch chủ 120-140 mmHg,ở mao mạch 20-40 mm Hg,ở tĩnh mạch lớn 10-15 mm Hg
b Vận tốc máu Máu chảy nhanh hay châm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch Nếu tiết diện nhỏ chênh lệch huyết áp lớn máu chảy nhanh và ngược lại Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch Ví dụ sgk
Trang 2II Điều hòa hoạt động tim mạch ( trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch qua 1 ví dụ tự do
1 Điều hòa hoạt động tim
Ngoài hệ dẫn truyền tự động tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng
+dây giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim
+dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim
2 Sự điều hòa hoạt động hệ mạch
Do các nhánh thần kinh sinh dưỡng điều khiển
+nhánh giao cảm gây co mạch,nhánh đối giao cảm gây dãn mạch
+co thắt mạch ở những nơi cần ít máu,dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu
3 Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch
Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học nằm ở cung động mạch chủ và
ở xoang động mạch cổ truyề về hành tủy từ đó hành tủy điều khiển hoạt động tim mạch như: điều chỉnh áp suất máu,vận tốc máu trong cơ thể ví dụ sgk
* Hệ dẫn truyền tim bao gồm
+ nút xoang nhĩ nằm trên thành nhĩ phải
+| nút nhĩ phải : nằm ở thành thâm nhĩ phải giữa lá trong của 3 van lá và lỗ xoang tĩnh mạch Vành
Nguyên nhân thay đổi huyết áp
+ nhịp tim và lực co của tim
+ sức cản của mạch máu
+ khối lượng và đọ quánh của máu
Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao : Chế độ ăn uống nhiều muối , béo, nghiện rượu , nghiện thuốc lá, di truyền, stress, ít hoạt động thế lực, bệnh nội tiết tim mạch
Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp: Nhồi máu cơ tim, chảy máu, bệnh tim mạch như viêm cơ tim , mất nước, hạ đường huyết do đói
Câu 5: So sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi Sự sai khác trên là
do đâu?
Trang 3- Khi lao động các cơ hoạt động đòi hỏi cung cấp oxi và chất dinh dưỡng nhanh chóng → tim
đập nhanh và mạnh, mạch máu co để đẩy được nhiều máu (do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh
- Khi nghỉ ngơi tim đập bình thường nhờ tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm.
- Sự khác nhau:
+ Khi lao động: do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh
+ Khi nghỉ ngơi: do tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm
Bài 15 :
a Tiêu hóa cơ học
+ Răng: Bắt mồi, nhai, nghiền, cắn, xé thức ăn
+ Lưỡi: đảo, trộn đều
+ Các cơ môi, má: đảo, trộn, nghiền
* Tác dụng:
• Làm nhỏ, trộn thức ăn với nước bọt.
• Tăng diện tích tiếp xúc enzim.
Trang 4• à tạo thuận lợi cho TH hóa học.
b Tiêu hóa hóa học:
* Tuyến nước bọt tiết:
- Amilaza: TH 1 phần tinh bôt chín.
- Lizozim: diệt khuẩn
- dịch nhầy: bôi trơn
2 Ở dạ dày và ruột
a Dạ dày:
• Chứa thức ăn
• Biến đổi cơ học: nhờ cơ dạ dày.
• Biến đổi hóa học: nhờ tuyến vị tiết: HCl, Pepsin: tiêu hóa 1 phần protêinà peptit ngắn
b Ở ruột.
• Ít biến đổi cơ học.
• Biến đổi hóa học:
• Thức ăn bị biến đổi hoàn toàn nhờ các enzim trong: dịch tụy, mật, ruột…thành các chất đơn giảnà hấp thu
Cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa
Bài 16
Tại sao trong mề của gà hoạc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì
Trang 5Bài 26
Động vật chưa có tổ chức thần kinh
Đại diện : động vật nguyên sinh
Hình thức cảm ứng Chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh Tiêu tốn nhiều năng lượng
1 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
- Đối tượng: Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành ruột khoang
- Cấu tạo hệ thần kinh:
· Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh à Tạo mạng lưới thần kinh
· Các tế bào thần kinh có sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ
- Hình thức cảm ứng: Phản ứng toàn cơ thể à Tiêu tốn nhiều năng lượng
2 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Đối tượng: Động vật có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, Giunn tròn, Chân khớp
- Cấu tạo hệ thần kinh:
· Các tế bào thần kinh tập trung lại các hạch thần kinh
· Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh à Tạo chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể
· Mỗi hạch thần kinh là 1 trung tâm điều khiển hoạt động của 1 vùng xác định của cơ thể
- Hình thức cảm ứng: Phản ứng cục bộ (Một phần cơ thể) à Tiết kiệm năng lượng
+Trình bày sự tiến hóa của của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau