Cuốn truyện tập trung giới thiệu mười bảy món ăn đặc sản của Hà Nội cũngnhư cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.Theo em được biết Vũ Bằng – tác giả
Trang 1Mục lục
Mục lục 1
Lời nói đầu 2
Nội dung 3
1, CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP: 3
2, PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM BÁO CHÍ TIÊU BIỂU: 10
3, PHƯƠNG PHÁP LÀM BÁO CỦA NHÀ BÁO THÔNG QUA CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP VÀ CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU: 18
4, RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỀ BÁO CHO BẢN THÂN: 24
Kết luận 25
Trang 2Lời nói đầu
Là một con người yêu thích việc đọc sách và ẩm thực Hà Nội, vậy nên, một
trong những cuốn sách ưa thích của em đó chính là “ Miếng ngon Hà Nội ” của Vũ
Bằng Cuốn truyện tập trung giới thiệu mười bảy món ăn đặc sản của Hà Nội cũngnhư cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.Theo em được biết Vũ Bằng – tác giả của cuốn sách không chỉ là nhà văn với những
tác phẩm nổi tiếng như “ Miếng ngon Hà Nội ” , “ Món lạ miền Nam ” , “ Thương nhớ mười hai ”… mà còn là một nhà báo nổi tiếng của Việt Nam với những cái nhìn,
quan điểm đúng đắn về nghề làm báo Vì vậy, khi nhận được đề bài tiểu luận “ Tìmhiểu một nhà báo Việt Nam hoạt động trước 1975 ” em đã nghĩ ngay đến nhà văn -
nhà báo Vũ Bằng và quyết định chọn đề tài là “ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
của Vũ Bằng ”.
Tiểu luận “ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Bằng ” là những tìm
hiểu, nghiên cứu của em về nhà văn – nhà báo Vũ Bằng qua: cuộc đời và sự nghiệp,một số tác phẩm báo chí tiêu biểu của nhà báo, phương pháp làm báo của nhà báothông qua cuộc đời sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu đồng thời còn là rút ra bài họckinh nghiệm về nghề báo cho bản thân em
Trong quá trình làm tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránhkhỏi những thiếu sót vì là lần đầu em làm tiểu luận, em mong sẽ nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy, các cô để hoàn thiện hơn trong những bài tập tiểu luận tiếptheo
Trang 3Nội dung
1, CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP:
Vũ Bằng, tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh ngày
3/6/1913 tại Hà Nội Cụ thân sinh là Vũ Đăng Tự,
hiệu Ân Học, xuất thân từ dòng họ Vũ Hồn - một
dòng họ nổi tiếng về truyền thống khoa bảng nhiều
đời thuộc xã Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, tỉnh
Hải Dương Cha mẹ ông làm nghề xuất bản, có nhà
sách Quảng Thịnh ở số nhà 115 phố Hàng Gai, Hà
Nội, chuyên in ân và phát hành những truyện kể dân
gian như “ Ba Giai Tú Xuất ” , “ Trê Cóc ” , “ Tấm
Cám ” Về sau, gia đình Vũ Bằng chuyển về số 11
Hàng Da, vẫn tiếp tục làm nghề xuất bản truyện
Nôm, lấy tên là Tam hữu tu thư cục
Lớn lên, Vũ Bằng theo học trường Lycée
Albert Sarraut - một trường trung học Pháp nổi tiếng hồi ấy Ngay từ khi còn nhỏ ông
đã say mê viết văn và làm báo Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo và là cộng tác
viên thường xuyên của những tờ báo nổi tiếng lúc đó như tạp chí “ Hữu Thanh ” và nhật báo “ Trung Bắc Tân Văn ” với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh Cùng thời gian này, ông trình làng tập tùy bút châm biến “ Lọ văn ” - được người đọc đương thời xếp ngang hàng với “ Essais ” của nhà văn Pháp Montaigne.Vào những
năm cuối bậc trung học, ông đã bỏ học theo nghề viết báo
Từ những năm 30 đầu thế kĩ XX, Vũ Bằng liên tục viết cho nhiều báo, sáng tác
nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau Ông đã từng là chủ bút tờ “ Tiểu Thuyết Thứ Bảy ”, thư ký tòa soạn tờ “ Trung Bắc Chủ Nhật ” và cộng tác với nhiều tờ báo ở
Hà Nội, Sài Gòn… Sau hơn 40 năm cầm bút, Vũ Bằng đã để lại cho đời (nếu in
thành sách) cũng được gần 100 cuốn, “ trong đó có hàng ngàn trang sách văn học lấp kính tài hoa và chứa chan lòng nhân ái ”
Trong lĩnh vực báo chí, Vũ Bằng có những luận thuyết và quan niệm về nghềbáo thật là nghiêm cẩn.Mà làm báo như Vũ Bằng không phải là ngồi làm ông chủ chỉtay năm ngón, hay làm như Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Tản Ðà mỗi người mỗi lần chỉchủ trương một tờ Vũ Bằng có lúc tay này một tờ báo của Vũ Ðình Long tay kia một
tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nom cả ba tờ báo ở Sài Gòn
(Ðồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân); lại có lúc vừa viết cho “ Dân Chúng ”, làm
Trang 4tổng thư ký báo “ Tin Ðiện ”, lại vừa hợp tác làm báo “ Vịt Vịt ” … Tô Hoài kể lại
cảnh Vũ Bằng làm báo hồi tiền chiến nghe mà khiếp Mỗi lần đến nhà Vũ Bằng:
“Ngoài chiếc giường lớn còn là chồng đống các thứ báo tây báo ta mà khách lên gácvừa vượt thoát qua con chó béc-giê to như con bê nhưng dữ dằn có số, nhô đầu lên lúcnào dường như cũng thấy anh hí hoáy quì phục giữa nhà Như một ông thợ nấu cựcthành thạo, tay dao tay thớt, mắt để vào món vừa chín, mắt nhìn món bưng ra Nhữngchồng báo ấy là thức ăn nuôi bài Vũ Bằng làm báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài babốn tờ một lúc Anh viết đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái
vui cười, cái “ biết ai tâm sự ” đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kỳ Một nhà báo
kiệt hiệt Vũ Bằng ký rất nhiều bút danh Cách làm báo khỏe nhưng phân tâm ấy đãhủy hoại khả năng và khát vọng của người viết mà anh không tự biết.” Con người ấytrong suốt cuộc đời cầm bút đã âm thầm chịu đựng nhiều tai tiếng Nói như nhà văn
Triệu Xuân, ông là “ người lữ hành đơn côi ” Mặc dù vậy, sau chặng đường dài hơn
40 năm làm báo, viết văn nhọc nhằn ông vẫn cứ nguyện: “ Nếu trở lại làm người, con
cứ lại xin làm báo ” Với tập hồi ký “ Bốn mươi năm nói láo ”, Vũ Bằng hóm hỉnh,
biết nhại lại cái nghề của mình, cho dù ít ai yêu nghề báo như Vũ Bằng Trong mộtphương diện nào đó, cuốn sách đã cung cấp cho đọc giả nhiều tư liệu quý, những chândung người viết đương thời
Trên địa hạt văn chương, từ 1937 trở đi, Vũ Bằng đã xuất hiện như một cây bútchuyên nghiệp chăm chú vào nghề Ông có nhiều sáng tác bàn về nghệ thuật và những
vấn đề liên quan đến nghệ thuật như: “ Khảo về tiểu thuyết ” (P Văn Tươi xuất bản, Sài Gòn 1955); “ Tội ác và hối hận ” (tiểu thuyết, năm 1940), “ Truyện hai người ” (tiểu thuyết, năm 1940), “ Để cho chàng khỏi khổ ” (tiểu thuyết, 1941), “ Ba truyện
mổ bụng ” (tập truyện vừa, 1941), “ Bèo nước ”(tập truyện vừa, 1944), “ Cai ” (1944),
“ Miếng ngon Hà Nội ” (1950), “ Thương nhớ mười hai ” (khởi bút 1960, tiếp tục viết
1965, viết xong 1970 -1971) Trong đó có nhiều tác phẩm mãi mãi neo đậu trongtâm hồn độc giả, được bạn đọc xa gần đánh giá rất cao
Là một người có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam và lĩnh
vực báo chí nhưng về đời tư, “ ông hẳn là trường hợp éo le vào bậc nhất trong đội ngữ những nhà văn hiện đại Việt Nam kề từ 1945 đến nay ” Ông đã hai lần kết hôn.
Lần thứ nhất vào khoảng 1934 - 1935, khi Vũ Bằng mới ngoài 20 tuổi một chút.Người mà ông lấy làm vợ lúc ấy là bà Nguyễn Thị Quỳ, hơn ông 7 tuổi, đã có bốn convới người chồng trước Bà Quỳ quê ở xã Tư Thế, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; làmột người con gái Kinh Bắc chính gốc đẹp người, đẹp nết Hai người sống với nhaukhá hạnh phúc và có một người con chung là Vũ Hoàng Tuấn, tục gọi là Lạc, có khigọi là Lăng
Sau sự kiện kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12-1946), như bao người dân HàNội khác, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư về Hà Nam, Hòa Bình thuộc vùng khu Ba.Mùa đông năm 1948, Vũ Bằng nhận nhiệm vụ bí mật lên đường hoạt động tình báo
cách mạng Ông đã cùng gia đình “ dinh tê ” (Entrer - vào trong) vào thành Núp dưới
Trang 5danh nghĩa dân “ hồi cư ”, Vũ Bằng chịu mang tiếng xấu là quay lưng lại với cuộc
kháng chiến, bất hợp tác với kháng chiến Rồi đến năm 1954, ông lại bỏ vợ con, quêhương vào định cư ở Sài Gòn, hành nghề viết văn, viết báo dưới chế độ Mỹ ngụy đểtiếp tục hoạt động tình báo cho cách mạng Do tính chất đặc biệt của công việc, hành
động “ di cư ” vào Nam của Vũ Bằng đã gây nên nhiều điều đồn thổi về ông Ông lại
tiếp tục mang thêm cái tiếng đi theo bọn phản động vào Nam Ở Sài Gòn, những năm1965-1966, Vũ Bằng thường được người phụ nữ miền Nam, quê tận cần Thơ tên làLương Thị Phấn đưa cơm bữa giúp Hai người đem lòng thương yêu nhau rồi nên vợnên chồng Một lũ con lít nhít lần lượt ra đời Gia đình ông thường sống trong cảnhtúng quẫn
Sau 1975, cả nước rơi vào tình trạng nghèo đói khó khăn Gia đình Vũ Bằngngày càng túng quẫn Lúc này Vũ Bằng tuổi đã cao, sức khỏe ngày càng sa sútnghiêm trọng, lại thêm những hy sinh cống hiến của cả đời chưa được nhìn nhận mộtcách đúng mức đã khiến những ngày cuối cuộc đời của ông đã khổ về vật chất lại ítthanh thản về tâm hồn
Theo lời Vũ Hoàng Tuấn - con trai Vũ Bằng kể lại thì sau ngày giải phóng miền
Nam 1975, Vũ Hoàng Tuấn, đã nhiều lần mời cha - người đã viết “ Thương nhớ mười hai ” với tất cả tấm lòng yêu mến, nhớ thương không nguôi Hà Nội - mảnh đất chôn
rau cắt rốn, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất, gắn bó nhất với cuộc đời ông từ thuở
ấu thơ - về Hà Nội nhưng ông đã từ chối bởi ông còn băn khoăn: Nếu về Hà Nội bâygiờ, ông sẽ về với tư cách gì ?
Ngày 8/4/1984, nhà văn Vũ Bằng qua đời, con ông đến một tòa soạn đăng cáophó (mất tiền) Tòa soạn này đồng ý đăng nhưng nhất quyết không cho đăng hai chữ “
Nhà văn ” trước tên của Vũ Bằng
Vũ Bằng mất đi nhưng nhiều tác phẩm của ông còn sống mãi với đời Nhiềungười yêu mến Vũ Bằng đã bỏ công sức tìm hiểu lai lịch đời hoạt động cách mạngcủa ông Vì thế, vấn đề Vũ Bằng đã được Hội Nhà văn Việt Nam cử người xác minh -
dù quá muộn màng
Ngày 1/3/2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng đã có vănbản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo hoạt động suốt từ 1952 đến30/4/1975
Tiếp đến ngày 04/12/2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã quyết định tặng thưởng “ Huân chương kháng chiến hạng ba ” cho nhà văn Vũ
Bằng vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Cũng trong khoảng thời gian này, một bộ phim tư liệu truyền hình ra đời có tên
gọi: “ Đến với nhà văn Vũ Bằng ”
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn học - Hà Nội cho ra Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập)với trên 3000 trang
Trang 6Năm 2001, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt độc giả cuốn “ Nhà văn Việt Nam thế kĩ XX ” gồm 9 tập Ở tập thứ 9 có một “ mảnh đất ” không nhỏ dành cho Vũ Bằng
(từ trang 121 đến trang 168) gồm các mục: Tiểu sử - Thư mục tác phẩm - Hồi ức và
trích tác phẩm “ Thương nhớ mười hai ”
Những sự kiện trên đã làm nức lòng những ai đã từng đọc và yêu mến Vũ Bằngqua những tác phẩm:
Bút kí “ Miếng ngon Hà Nội ”
Trang 7Bút kí “ Món lạ miền Nam ”
Hồi kí “ Thương nhớ mười hai ”
Trang 8Hồi kí “ Bốn mươi năm nói láo ”
Một số tác phẩm báo chí, nguyệt san của Vũ Bằng được sưu tầm:
Người Hà Nội Nhớ Người Hà Nội, Tiểu thuyết Thứ Bảy số 19 ra ngày 6/8/1949
Trang 9Nhà Văn Lắm Chuyện, tập 2, Nguyệt san Nhân Văn số 5 phát hành tháng 11
năm 1971
Con Dấu Hóa, Nguyệt san Tân Văn số 47 phát hành tháng 3 năm 1972
Trang 102, PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM BÁO CHÍ TIÊU BIỂU:
Trong quá trình tìm hiểu về nhà văn – nhà báo Vũ Bằng, em đã thấy những cuốn
sách “ Vũ Bằng toàn tập ”, “ Vũ Bằng tuyển tập ”, “ Vũ Bằng các tác phẩm mới tìm thấy ” Đó đều là những cuốn sách lưu lại những tác phẩm văn học, tác phẩm báo chí
trong chặng đường làm văn, làm báo của ông Vũ Bằng đã viết rất nhiều bài phóng sự,
truyện ngắn in trên báo… trong 40 năm “ nói láo ” của ông Một trong những tác
phẩm của ông được in trên báo “ Trung Bắc chủ nhật ” năm 1940 với bút danh Tiêu Liêu là “ Ngoảnh lại trông xuân ” Đây là một câu chuyện ngắn khắc họa khoảnh
khắc hai người bạn gặp lại nhau sau tám năm với cuộc sống mới, những thay đổi mới
và những hoài niệm của họ về một kí ức đã qua vào thời lúc bấy giờ
NGOẢNH LẠI TRÔNG XUÂN
chàng lấy vé tàu ra Bắc
Chàng không định ở lâu ngoài này Đó chỉ là một dịp để nghỉ ngơi và thăm mộ
mẹ Mẹ chàng chết vì bệnh lao đã được sáu năm nay và chôn ở nghĩa trang Phúc
Thiện Nghĩa trang này ở sát chùa Voi Phục, có một lối đi rộng và dài, hai bên giồng toàn thông Phong cảnh thâm u và tịch mịch Chàng thấy một cái buồn nhẹ nhàng bao phủ tâm hồn
Chàng thấy lưu luyến cảnh vật, chàng không muốn về ngay, vả lại lúc ấy nắng hãy còn gay gắt tuy trời đã sang thu, chàng bèn vào một cái quán ở cổng chùa Voi Phục nghỉ chân và uống một chén nước chè giải khát
Cái quán hàng này là một cái quán hàng quen của chàng
Trang 11Tám năm trước, hồi chàng còn ở với mẹ ở ngoài này, ngày bốn buổi đi học ở trường Trung học, chàng vẫn thường có dịp đi xe đạp về con đường này chơi
Những ngày ấy, chàng vẫn thường đi chơi một mình Chàng vào chùa Voi Phục, chàng vào chùa Láng và có hôm vui chân đi vòng cả sang núi Bò Giời thì đẹp mà tâm hồn thì trong sạch, chàng thấy một tấm lòng yêu đời và muốn sống thiết tha: đời chưa hề bạc đãi chàng, chàng chỉ thấy cái đẹp và cũng tha thiết tin cái đẹp trong
lòng người
Chàng có tính hay vào một hàng nước, để giải khát và nghỉ ngơi vơ vẩn một
mình như thế Một tuần, rồi hai tuần, chàng thành một khách hàng quen, chàng trò chuyện với cô hàng nước và dần dần chàng thấy một cái gì nhẹ nhàng, thơ mộng như
là sự quý mến cô hàng nước vậy Cô hàng nước ấy sống một cách âm thầm ở túp nhà nhỏ bé ở bên đường Chung quanh chỗ ở toàn là cây cả, cây cao với lá xanh thành một cái riềm mát dịu làm cho khách đi đường cũng thấy được mát mẻ khi ngồi nghỉ
Cô thò cổ ra mời khách nghỉ chân như một con chim ở trên cao thò cổ nhìn xuống đất Mỗi khi trời hửng nắng, lá cây rung động với gió và reo lên thì mắt cô bé lại
sáng ngời, cái miệng nói như cười riêng với mắt chàng, thì chàng thấy một cái vui nhè nhẹ và lòng cũng hơi bâng khuâng một chút
Mùa hè đi qua, rực rỡ và nhanh như một buổi hoàng hôn, mùa thu kế tiếp với một màu bàng bạc và những ngọn gió buồn như giục những người đàn bà may áo lạnh cho chồng bởi vì mùa lạnh đã đến Mùa lạnh đến thực, sầu thảm đìu hiu Tiếng sếu kêu như mang sự cô quạnh cho lòng, những ngọn gió thổi vèo vèo qua những
cánh đồng và bãi tha ma hun hút vào những gian hàng trống quá và vắng người nghỉ quá
Những ngày tươi đẹp đã qua rồi, bây giờ chỉ còn sự buồn tẻ mà thôi, những
người du ngoạn, những cặp uyên ương hiện giờ đương kề vai nhau ở cạnh lò sưởi còn nghĩ đâu đến chốn này họ đã dắt nhau đến để tìm những cảm tình đẹp giúp cho họ nói nên những lời ân ái đẹp?
Cô hàng nước, thấy gió mùa đông thổi làm rụng rào rào những lá ở trên cây xuống mặt đất ướt át, đoán trước thế nào chàng cũng không đến thường thường như trước: mỗi tuần lễ một vài kỳ Cô đã đoán thấy trước những ngày âm thầm ở cái cửa hàng nhỏ bé, không cười nữa vì không có cái cười thân mật, không nói nữa vì không
có câu nói đáng yêu của chàng
Trang 12Cô hàng nước không còn đợi chờ gì nữa
Còn đâu là những phút hồi hộp, cô đưa mắt nhìn ra phía xa xa để đón chàng bởi
vì cô đã biết trước chàng sẽ đến lúc nào Còn đâu là những cái rung động dịu dàng của trái tim khi đôi bạn trẻ tuổi này, cùng gặp đôi mắt của nhau ở trên bát nước chè, cùng mỉm cười không nói, - nhưng mà biết bao là tâm sự!
Những tâm sự ấy hai người trẻ tuổi ấy không thổ lộ cho nhau biết bao giờ
Nhưng họ hiểu nhau như một người, có lẽ họ cũng có lúc hơi buồn nhưng lần nào cũng vậy, họ đều thấy vui vui khi được gặp mặt nhau và có cái cảm giác nếu luôn luôn ở bên cạnh nhau thì sướng quá.
Riêng cô hàng nước
Cô hàng nước chất phác mỗi ngày quý người trẻ tuổi của nàng hơn một người bạn thân quen biết đã lâu ngày Cô có bao nhiêu giấc mơ đẹp, cô tưởng tượng bao nhiêu cảnh say lòng ở trong một cái tổ chim êm ấm: một vợ một chồng và hai ba đứa con thơ, những đêm đông lạnh quây quần ở chung quanh một mâm cơm nóng sốt Không, không, đó chỉ là hy vọng mà thôi, cô hiện vẫn là một người con gái nghèo nàn, một buổi chiều đông, ngồi ở cửa hàng trông đợi một bạn lòng kia không đến
nữa
Người bạn lòng kia không bao giờ đến nữa thực Hết mùa thu năm ấy, chàng vì
kế sinh nhai phải vào làm việc trong Nam Kỳ Một bức thư giới thiệu với những người
có tiếng tăm ở Huế, một bức thư nữa giới thiệu với những người có tiếng tăm ở Sài Gòn, chàng không bao lâu đã tự tìm lấy được một địa vị ở Bến Tre, thế rồi tháng
ngày qua, chàng đi khắp lục tỉnh rồi đến Sài Gòn, chẳng mấy chốc đã gây được một
cơ nghiệp có thể gọi là kha khá Chàng lấy vợ rồi sinh con đẻ cái Chính thực, chàng cũng chưa muốn bận bịu về chuyện gia đình Nhưng bởi chàng ở với dì ghẻ, mà dì ghẻ và cha nàng ép lắm, mỗi bữa cơm thường giục chàng phải đến xem mặt người mà nàng và dì ghẻ đã xem hộ, chàng đành phải theo lời và lấy cho xong Vả lại, người ta phải lấy vợ bởi vì người ta phải lấy vợ, phải có một người đàn bà để sinh con đẻ cái
và coi về bếp nước, phải chiều theo số mệnh mà ông trời đã định.
Chàng lấy vợ như thế và chàng không băn khoăn gì hết Phải, phải, suốt một đời chàng, chàng đã thực để tâm đến một người đàn bà con gái nào đâu? Những cô con gái con nhà tử tế, chàng không biết đến bởi vì chàng sợ hại người ta, còn như những