Tập hợp các câu hỏi đo bóc khối lượng và lập dự toán Nắm vững các định nghĩa, khái niệm cơ bản, kiến thức nền tảng sẽ giúp bạn tự tin xử lý các vấn đề trên con đường nghề nghiệp. Bạn hãy ngẫm lại: bạn bè mình ai học giỏi đều nắm rất chắc định nghĩa, định lý.
Trang 1DỰ ÁN TÀI LIỆU (SÁCH):
TẬP HỢP 150-200 CÂU HỎI VỀ ĐO BÓC TIÊN LƢỢNG – LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Mục đích: Giải đáp tất cả các thắc mắc về Đo bóc, về Dự toán cũng như Dự toán dự thầu của những người mới bắt đầu hoặc còn ít kinh nghiệm trong các vấn đề này
Nguồn tài liệu câu hỏi thu nhập: Câu hỏi của các học viên, các thành viên diễn đàn, tác giả
tự đặt ra câu hỏi từ các tình huống đã gặp
Nguồn tài liệu phục vụ giải đáp: Văn bản quy định, chế độ chính sách NN, các bộ định mức, đơn giá, các văn bản trả lời của Bộ, Ngành… và kinh nghiệm thực tế những năm công tác cũng như tham gia giảng dạy
Tiến độ thực hiện dự án: Bắt đầu: Tháng 4/2013 – Hoàn thành: T6/2013
Phương án phát hành: Ebook hoặc Bản sách cứng
Giá bán: Free, (nếu Ebook) hoặc 50.000 -70.000 đ/ cuốn…
Trang 2A Tập hợp câu hỏi về Đo bóc khối lƣợng công trình xây dựng:
1 Văn bản nào hiện nay hướng dẫn về công tác đo bóc tiên lượng công trình Chúng ta
có phải bắt buộc tuân theo văn bản hướng dẫn này không
2 Chiều cao trong định mức là chiều cao công việc hay chiều cao công trình Ví dụ tòa nhà cao 60m tôi có phải chia các chiều cao <=4m, 4 đến 16m, 16 đến 50 và lớn hơn 50m để bóc hay không?
3 Chiều cao công trình để căn cứ lập dự toán là chiều cao nào? Quy định cách tính chiều cao công trình ở văn bản nào? Công trình cao tầng có thêm trạm thu phát sóng
ở trên vậy có được tính đến đỉnh cột đó không?
4 Khi bóc công tác đất, ví dụ đào một khối đất nguyên thổ lên, thì khối lượng vận chuyển đi là bao nhiêu, có nhân hệ số nở rời vào khối lượng không?
5 Khi đắp đất, ví dụ: Đắp 1m3 khối đất độ chặt K98 đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long? Phải mua đất ở Sơn Tây về đắp, vậy khối lượng cần mua đất nguyên thổ là bao nhiêu? Nếu mua đất rời đo trên ô tô thì là bao nhiêu?
6 Căn cứ nào để lấy tỷ lệ đào đất bằng máy là bao nhiêu, đào thủ công là bao nhiêu khi thi công công tác đất?
7 Tại sao khi bóc tách công tác đào đất hố móng, ta thấy người lập dự toán hay nhân hệ
số 1,1 hoặc 1,2 hoặc 1,3 vào khối lượng đất cần đào? Đây là hệ số gì?
8 Khi đắp đất hoặc cát, để đạt được độ chặt nhà thầu thường phải tưới nước, vậy khối lượng nước và các dụng cụ, máy móc phục vụ tưới nước này có được tính thêm vào định mức, đơn giá hay không?
9 Có người nói rằng, trong công tác đào đất bằng máy, đã có công tác đào thủ công, điều này đúng hay sai, tỷ lệ thủ công trong đó là bao nhiêu nếu điều đó đúng?
10 Khối lượng cát cần mua khi đắp cát K85, K90, hay K95 là bao nhiêu?
11 Tại sao khi tính toán khối lượng cọc bê tông cốt thép cần đúc, người ta hay nhân khối lượng bê tông, cốt thép, ván khuôn với 1,01?
12 Khối lượng Bentonite khi thi công cọc khoan nhồi được tính như thế nào? Có định mức luân chuyển, hao hụt hay không?
13 Cọc dẫn trong thi công cọc nhồi được tính toán như thế nào?
14 Cách bóc tách khối lượng cầu thang thẳng, cầu thang uốn lượn?
15 Phần bê tông, cốp pha giao giữa cột và dầm thì tính vào kết cấu nào?
16 Trong thi công bê tông, người ta luân chuyển cốp pha theo tiến độ, vậy khi bóc tách
có tính yếu tố luân chuyển vào hay không?
17 Khi bóc tách có trừ cốt thép chiếm chỗ trong bê tông hay không?
18 Tôi đọc Văn bản 788 hướng dẫn đo bóc, với công tác bê tông có câu “Phải trừ các lỗ rỗng có thể tích lớn hơn 0,1m3”, hay với công tác ván khuôn có câu “Phải trừ các lỗ rỗng khe co giãn có diện tích lớn hơn 1m2” Vậy tôi hiểu: các lỗ nhỏ hơn 0,1m3 thì không phải trừ KL bê tông và cốp pha nhỏ hơn 1m2 thì tôi không trừ diện tích cốp pha, có đúng như vậy không?
19 Tôi đang làm thanh toán một công trình có liên quan đến thép Khi mang thép đi thí nghiệm thì kết quả đạt tuy nhiên khối lượng trong kết quả thí nghiệm bị âm khoảng
Trang 34% so với tiêu chuẩn barem (ví dụ: theo barem thì thép D10 có klriêng là 0.617 kg còn theo kết quả thí nghiệm của mình thì bằng 0.592 kg) Chủ đầu tư yêu cầu thanh toán theo KL ghi trong thí nghiệm, vậy có đúng không?”
20 Khối lượng giáo phục vụ công tác xây có được bóc tách tính riêng hay không? Tương tự với công tác trát trong? Trát ngoài?
21 Nhà thầu chúng tôi đúc cọc bê tông cốt thép để thi công, thực tế chúng tôi không dùng ván khuôn đáy cọc, vậy khi thanh toán, ván khuôn cọc của chúng tôi bóc 2 mặt hay 3 mặt?
22 Cách bóc khối lượng hoa sắt cửa sổ, cửa sắt? Khối lượng sơn thì tính như thế nào cho phù hợp? Diện tích lắp dựng hoa sắt và diện tích sơn hoa sắt có là một không?
23 Giáo trong và giáo ngoài được tính khi nào? Tính như thế nào? Trường hợp tôi trát ngoài 5 tháng thì khối lượng giáo được tính như thế nào?
24 Khi nào được tính vận chuyển vật liệu lên cao? Khối lượng vật liệu này được xác định như thế nào?
25 Khi mua bê tông thương phẩm? Xác định khối lượng hao hụt như thế nào? Tôi thường thấy người ta tính đổ 1m3 bê tông thì cần 1,015 hoặc 1,025 thậm chí 1,15m3 vữa, căn cứ nào để có các con số này?
26 Các công tác như bê tông cốt thép dầm, cầu thang, lanh tô đổ tại chỗ (không quy định chiều cao) thì có được tính vận chuyển vật liệu lên cao hay không?
27 Công tác lợp ngói có cần bóc khối lượng ngói bò úp nóc hay không?
28 Hệ thống lưới an toàn, lưới chống bụi, giáo bắc lưới chống bụi có được bóc tách đưa vào dự toán hay không?
29 Bóc các công tác như dây điện, đường ống cấp thoát nước rất khó tưởng tượng vậy tôi phải làm như thế nào cho hợp lý?
30 Thế nào là khối lượng tạm tính? Khi nào thì tạm tính?
B Tập hợp câu hỏi về dự toán
Các câu hỏi chung về dự toán:
1 Văn bản nào hướng dẫn cụ thể lập dự toán hiện nay? Hãy nêu một số văn bản cụ thể liên quan đến việc lập dự toán công trình?
2 Hiện nay có những loại định mức nào liên quan đến việc lập dự toán? Hãy kê một
số định mức phổ biến nhất hiện nay?
3 Đơn giá dự toán là gì? Đơn giá của các địa phương là gì? Khi nào thì đơn giá địa phương được xây dựng và ban hành mới?
4 Chi phí xây dựng gồm những thành phần cụ thể nào? Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công có thuộc chi phí xây dựng hay không?
5 Phân biệt Dự toán và Tổng mức đầu tư? Nhìn công thức thì có người nói Tổng mức đầu tư bằng Dự toán + Chi phí đền bù, gpmb hỗ trợ tái định cư? Như vậy có đúng không?
6 Làm thế nào để phân biệt chi phí xây dựng và chi phí thiết bị? Trong công trình trường học, quạt trần, quạt điện hay điều hòa tính vào chi phí xây dựng hay chi phí thiết bị?
Trang 47 Khi lắp đặt thiết bị Điều hòa, những chi phí như giá đỡ, ốc vít, dây bảo ôn, dây đồng, công tắc, dây điện, aptomat và công lắp đặt tính vào đâu? Nhà thầu hay tính vào chi phí xây dựng có phù hợp không?
8 Chi phí quản lý dự án gồm những nội dung cơ bản gì? Trường hợp Chủ đầu tư thuê một đơn vị khác quản lý dự án thì đó có phải là chi phí tư vấn không? Trường hợp này thì Chi phí quản lý dự án có còn trong Dự toán được duyệt không?
9 Tổng mức đầu tư và Dự toán khác nhau ở điểm gì? Tôi thấy trong Tổng mức đầu
tư có chi phí Đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư (Gđb-tđc), còn trong dự toán không thấy chi phí này? Vậy liệu có phải Dự toán + Chi phí Gđb-tđc = Tổng mức đầu tư hay không?
10 Chi phí quản lý dự án có thuế GTGT hay không?
11 Chi phí trực tiếp khác trong chi phí xây dựng gồm những công việc cơ bản gì?
12 Chi phí biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường được tính vào đâu trong Dự toán, có được tính thành các đầu việc riêng hay không?
13 Khi nào chi phí lán trại được tính 1%, khi nào tính 2% và khi nào phải lập dự toán riêng?
14 Định mức nội bộ là gì? Khi nào thì nhà thầu sử dụng định mức nội bộ để lập dự toán?
15 Dự toán bổ sung có được tính thêm chi phí lán trại hay không?
16 Chi phí dự phòng để dự phòng những phát sinh gì? Khi công trình thi công dưới 1 năm có dự phòng trượt giá hay không?
17 Chi phí đảm bảo an toàn giao thông, chi phí quan trắc lún hay chuyển vị công trình tính vào đâu trong Dự toán?
18 Lập dự toán sửa chữa công trình nhưng địa phương không có đơn giá sửa chữa thì dùng đơn giá xây mới có được không?
19 Cách tính chi phí xây dựng hay chi phí thiết bị theo suất đầu tư xây dựng được công bố? Trường hợp suất đầu tư chưa công bố cho năm hiện tại thì điều chỉnh như thế nào?
Chi phí vật liệu
20 Giá vật liệu khi lập dự toán lấy ở đâu? Trường hợp địa phương không công bố giá thì đưa vào dự toán như thế nào?
21 Phân biệt chi phí vật liệu đến chân công trình và Chi phí vật liệu đến hiện trường xây dựng?
22 Công thức tính chi phí vận chuyển vật liệu đến hiện trường? Trong những chi phí
đó chi phí nào được tính, và chi phí nào có thể bỏ qua?
23 Cách tính vận chuyển vật liệu theo bảng cước? Các tỉnh không ban hành bảng cước vận chuyển vật liệu thì tính toán như thế nào?
24 Trường hợp địa phương nơi tôi lập dự toán không ban hành bảng cước vận chuyển vật liệu và tôi vẫn phải dùng bảng cước vận chuyển vật liệu từ năm 2000 (Cước 89) thì có phương pháp nào điều chỉnh hay không?
25 Cách tính vận chuyển vật liệu theo định mức?
Trang 526 Trường hợp Chủ đầu tư cấp vật liệu cho Nhà thầu thì Nhà thầu có được hưởng các chi phí đuôi như Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Lán trại hay không?
27 Chi phí bốc xếp, hao hụt bảo quản hay vận chuyển nội bộ công trường có được tính không? Và nếu được tính thì tính như thế nào?
28 Chi phí vận chuyển vật liệu lên cao được tính khi nào? Tính như thế nào?
29 Lập dự toán vận chuyển vác bộ như thế nào? Trong định mức 1776 không có những công tác này, vậy có thể vận dụng ở định mức nào không?
30 Có bắt buộc phải lấy giá vật liệu theo công bố giá của Địa phương hay không?
31 Khi tính chi phí vận chuyển vật liệu bằng bảng cước, các khoản như phí cầu đường có tính vào luôn hay không, cách tính như thế nào?
32 Tại sao giá vật liệu đưa vào dự toán phải là giá chưa gồm thuế GTGT?
33 Một số đơn giá địa phương có hướng dẫn điều chỉnh thêm hệ số vật liệu? Bản chất của hệ số này là gì?
34 Chi phí thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào thi công tính toán như thế nào? Trường hợp Chủ đầu tư yêu cầu chỉ định kiểm tra chất lượng vật liệu thì chi phí này tính toán vào đâu?
35 Chênh lệch vật liệu là gì? Bản chất của việc tính chênh lệch vật liệu?
36 Bản chất của chênh lệch vật liệu khác trong bảng chênh lệch vật tư, trường hợp giá trị chênh lệch vật liệu khác cao bất thường thì có cắt bỏ không?
Chi phí nhân công
37 Văn bản nào giúp ta tính chế độ tiền lương nhân công? Công thức cơ bản tính tiền lương nhân công như thế nào?
38 Cách điều chỉnh nhân công trong dự toán? Khi nào tính hệ số nhân công và khi nào tính chênh lệch nhân công?
39 Ngành xây dựng có mấy nhóm nhân công? Trong một công trình có nhiều hạng mục khác nhau như hạng mục nhà, hạng mục đường, hạng mục hạ tầng, hạng mục lắp đặt điện, nước… thì có phải áp nhóm nhân công khác nhau hay không?
40 Công thức tính hệ số nhân công Knc = Lương tối thiểu vùng mới nhất/ Lương tối thiểu trong đơn giá địa phương ban hành có đúng không?
41 Phân biệt giữa lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng? Lương nào được đưa vào để tính toán trong dự toán?
42 Cách nào nhanh nhất để biết địa bàn nơi có công trình mình đang lập dự toán thuộc vùng nào trong Bảng lương tối thiểu vùng?
43 Phụ cấp lưu động có ý nghĩa gì? Cách xác định phụ cấp lưu động?
44 Phụ cấp không ổn định sản xuất có ý nghĩa gì? Cách xác định? Tại sao đơn giá
Hà Nội, Thành phố HCM hay một số địa phương không có phụ cấp này?
45 Phụ cấp khu vực tính toán trong trường hợp nào? Trong đơn giá một số tỉnh không nhắc đến phụ cấp khu vực nhưng nếu dự toán lập cho một công trình thuộc vùng cao, vùng sâu của tỉnh đó thì có được tính không?
Trang 646 Lương phụ và Chi phí khoán trực tiếp có ý nghĩa gì? Tại sao luôn được tính 12 và 4% so với lương Cấp bậc?
47 Lương tối thiểu chung thay đổi thì ảnh hướng như thế nào đến dự toán? Cách điều chỉnh khi lương tối thiểu chung thay đổi?
Chi phí máy thi công:
48 Chi phí máy thi công gồm cụ thể các khoản chi phí nào? Quy định tại văn bản nào?
49 Bảng giá ca máy địa phương để làm gì, được ban hành thời điểm nào và trên cơ
sở nào? Khi dùng bảng giá ca máy địa phương để lập dự toán thì có những lưu ý gì?
50 Cách tính hệ số điều chỉnh máy thi công? Hiện nay Bộ xây dựng không ra hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công nữa thì phải làm sao?
51 Tôi có thể bù giá khi nguyên giá cho chi phí máy thi công hay không? Ví dụ đơn giá địa phương ban hành năm 2007, ô tô chở đất có nguyên giá 800 triệu, hiện nay nguyên giá của ô tô là 1200 triệu, tôi có được bù không?
52 Bù giá nhiên liệu năng lượng trong Chi phí máy thi công như thế nào? Tôi có thể
bù theo những cách nào?
53 Bù giá tiền lương thợ lái máy trong Chi phí máy thi công như thế nào? Tôi có thể
bù theo những cách nào?
54 Lương nhân công lái máy nhóm mấy? Quy định tại văn bản nào?
55 Hệ số nhiên liệu phụ là gì? Hệ số đó là bao nhiêu?
56 Cách tính giá nhiên liệu, năng lượng trước thuế? Giá xăng dầu hay giá điện lấy ở đâu?
57 Tại sao trong phần mềm Dự toán GXD hay một số phần mềm dự toán khác lại có giá nhiên liệu, năng lượng gốc? Giá này lấy ở đâu để điền vào?
58 Tại sao khi lập dự toán, các chi phí như vận chuyển máy thi công, làm móng máy (cần trục tháp) lại không được đưa vào thành các đầu việc tính toán? Người ta tính các chi phí đó vào đâu?
Công tác đào, đắp đất, đá, cát:
59 Cách lập dự toán cho công tác vận chuyển đất, tại sao lại cần nhân cự ly vận chuyển vào đơn giá hoặc định mức mà không phải là nhân vào khối lượng?
60 Khi tra mã công tác đắp cát công trình, tôi thấy đã có vật liệu, vậy với đắp đất, tôi chưa thấy vật liệu, vậy trường hợp tôi phải đi mua đất thì xử lý như thế nào?
61 Hãy giúp tôi cách tra mã hiệu công tác vận chuyển đất với các cự ly sau đây Trường hợp 1: Vận chuyển đất đi đổ 3,5km
Trường hợp 2: Vận chuyển đất đi đổ 5,5km
Trường hợp 3: Vận chuyển đất đi đổ 10km
Trang 762 Nhà thầu chúng tôi thường xuyên thi công công tác đào đất đường ống, đường cáp trong thành phố, đô thị và chúng tôi phải làm đêm, điều kiện thi công khó khăn do
xe cộ đi lại nhiều, chúng tôi có được tính thêm các chi phí nào hay không?
63 Trên thực tế nhiều công tác dùng máy san để thi công đất, tuy nhiên trong định mức không có mã hiệu cho công tác này, tôi sẽ tra mã hiệu vận dụng của công tác nào?
64 Khi thi công trên nền đất yếu, nhà thầu có dùng tấm chống lấy để thi công, vậy hao phí (chi phí) tấm chống lầy này được tính toán như thế nào, hao phí (chi phí) máy thi công có được điều chỉnh gì không?
65 Khi thi công tác đất, chọn tổ hợp máy đào với ô tô vận chuyển có mức tương ứng như thế nào? Ví dụ chọn mã hiệu máy đào 1,25m3 thì ứng với ô tô chở đất bao nhiêu tấn?
66 Khi thi công móng ở vùng trũng, việc bơm nước vét bùn diễn ra thường xuyên, vậy công tác này có được lập vào đầu việc dự toán riêng hay không?
Công tác cọc:
67 Trong thi công ép cọc bê tông, theo định mức có 1% vật liệu khác tính theo vật liệu chính, trường hợp chúng tôi đúc cọc thì cách thể hiện % vật liệu khác này như thế nào cho hợp lý?
68 Khi nối cọc người ta áp dụng theo định mức mối nối, tuy nhiên mối nối thực tế khác với mối nối trong định mức, vậy xử lý tính toán trường hợp này như thế nào trong
dự toán?
69 Khi ép cọc hay đóng cọc, chưa đến độ sâu thiết kế nhưng cọc đã đạt độ chối, khối lượng cọc nổi (không ngập đất) có được tính thanh toán hay không? Tính như thế nào?
70 Thế nào là ép hay đóng cọc âm? Khi đóng hay ép cọc âm, nhà thầu được tính toán thêm các chi phí như thế nào?
71 Khi lập dự toán ép cọc ly tâm, không có phần định mức, đơn giá sản xuất cọc vậy phải xử lý trong dự toán như thế nào?
72 Hao phí cọc cừ được tính như thế nào? Trường hợp thuê cừ thì tính vào dự toán như thế nào?
Công tác bê tông cốt thép, ván khuôn:
73 Trong định mức, đơn giá không có Bê tông mác 400, 450, 500… vậy khi lập dự toán xử lý như thế nào?
74 Có nhiều người cho rằng công tác bê tông, ván khuôn dầm, giằng móng tra theo
Bê tông, ván khuôn xà dầm giằng thông thường là không hợp lý mà cần tra theo kết cấu móng thì đơn giá sẽ phù hợp hơn?
75 Công tác thi công tầng hầm thì sẽ tra theo chiều cao nào? Ví dụ nhà có hai tầng hầm sâu 7m thì tôi tra các mã hiệu theo chiều cao <16m hay <50m hay >50m?
76 Công tác bê tông sử dụng bê tông thương phẩm hoặc bê tông trộn bằng trạm trộn tại hiện trường đã bao gồm công tác sản xuất vữa hay chưa?
Trang 877 Cách tính vận chuyển vữa bê tông thương phẩm? Hãy ví dụ với các trường hợp vận chuyển 1,5km; 3,5km hay 8km?
78 Giải thích tỷ lệ phụ gia trong bê tông? Trường hợp dùng phụ gia siêu dẻo hay phụ gia tăng độ cứng thì phải chiết tính lại đơn giá bê tông như thế nào?
79 Khi sử dụng vữa bê tông xi măng PC40 thay cho PC30 thì xử lý như thế nào?
80 Ván khuôn thép có hai mã AF.82 và AF.86, hay mã này khác nhau ở điểm gì? So sánh thi công thực tế thì ta tra mã hiệu nào sẽ phù hợp?
81 Thi công ván khuôn nhựa hoặc ván khuôn nhôm thì tra mã hiệu đơn giá nào?
82 Trường hợp bắc giáo với chiều cao thông tầng, ví dụ thông tầng 10m thì tính toán ván khuôn như thế nào?
Công tác xây, trát, ốp, lát và hoàn thiện khác:
83 Trong công tác xây, xây kết cấu phức tạp có đơn giá nhân công gấp 2 lần so với xây tường thẳng, vậy thế nào được gọi là xây kết cấu phức tạp?
84 Trong công tác xây, muốn đổi vữa từ cát đen sang cát vàng thì làm như thế nào?
85 Trong công tác xây tường thường có thép râu tường, với thép râu tường này áp dụng mã hiệu cốt thép tường có phù hợp hay không?
86 Công tác xây tường với gạch bê tông khí thì áp mã hiệu đơn giá nào?
87 Với công tác trát xà, dầm và trần, tư vấn giám sát yêu cầu vẩy một lớp vữa bám dính trước khi trát, vậy với công tác vẩy vữa này được tính toán như thế nào để đưa vào đơn giá?
88 Công tác trát trụ cột có đơn giá cao hơn so với trát tường? Vậy với công tác trát cửa, trát phần tường ngăn giữa hai cửa sổ hay giữa cửa sổ với cửa chính có được coi như trát trụ cột hay không?
89 Công tác lát cầu thang bằng đá granite tự nhiên có gì khác với granito thông thường hay không? Đơn giá có được điều chỉnh hay không?
90 Công tác cửa các loại hay sàn gỗ trong công trình có được tính các khoản đuôi như Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế, Lán trại hay không?
91 Công tác trát hoặc láng nhưng có chiều dày vữa lớn hơn chiều dày quy định trong định mức thì phải làm như thế nào?
C Tập hợp câu hỏi về dự toán dự thầu
92 Nhà thầu lấy giá vật liệu để lập hồ sơ dự thầu? Có nhất thiết phải lấy theo công bố giá địa phương hay không?
93 Khi chào thầu tôi lấy giá nhân công theo thị trường (khảo sát giá ngày công thực tế) rồi cho vào hồ sơ dự thầu có được không?
94 Gói thầu được mời trước khi lương tối thiểu vùng tăng, vậy tôi chào thầu với gói thầu này sẽ chào theo lương tối thiểu vùng mới hay tối thiểu vùng cũ? Nếu chào thầu theo lương mới sẽ vượt giá gói thầu được duyệt thì sao?
95 Khi chào thầu tôi lấy giá ca máy thường đi thuê cho vào hồ sơ dự thầu có hợp lý không?
Trang 996 Nhà thầu chiết tính giá nhân công đưa vào hồ sơ dự thầu bằng cách nào? Có nhất thiết phải đúng các quy định về lương tối thiểu, phụ cấp do nhà nước quy định hay không?
97 Nhà thầu bỏ giá vật liệu hoặc nhân công hoặc máy thi công thấp hơn hoặc cao hơn rất nhiều so với bình thường thì có sao không? Có bị hiệu chỉnh trong quá trình chấm thầu về sau hay không?
98 Trường hợp nhà thầu bỏ định mức tỷ lệ trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế, lán trại khác với mức ở trong thông tư 04/2010 có vấn đề gì không?
99 Thu nhập chịu thuế tính trước (Lãi tính trước) thường ở mức 5%, nhà thầu chúng tôi tiết kiệm các chi phí khác và đẩy Lãi này lên 8-10% có vấn đề gì không?
100 Nhìn công thức tính đơn giá chi tiết thì chi phí lán trại để ở sau Thuế GTGT, vậy chi phí lán trại có Thuế GTGT hay không?
101 Khi lập hồ sơ dự thầu, bên Nhà thầu phát hiện khối lượng mời thầu trong bảng tiên lượng có sai khác thừa (thiếu) so với thiết kế, thì việc xử lý khối lượng sai khác này
sẽ được xử lý ở giai đoạn nào trong quá trình đấu thầu: làm rõ hồ sơ mời thầu, làm rõ hồ
sơ dự thầu hay trong quá trình thương thảo hợp đồng?
102 Trong tiên lượng mời thầu không đề cập đến các chi phí biện pháp thi công thì Nhà thầu cần đưa vào chào thầu trong HSDT như thế nào?
103 Thế nào là đơn giá công tác tổng hợp, khi chào thầu Nhà thầu cần lưu ý những điều gì ?
104 Chào thầu với đơn giá trọn gói có cần tính trượt giá vào đó hay không?
105
Trang 10DEMO PHƯƠNG ÁN CÁC CÂU TRẢ LỜI
A.Tập hợp câu hỏi về Đo bóc khối lượng công trình xây dựng:
Câu hỏi 1: Văn bản nào hiện nay hướng dẫn về công tác đo bóc tiên lượng công trình
Chúng ta có phải bắt buộc tuân theo văn bản hướng dẫn này không
Trả lời:
Văn bản hướng dẫn đo bóc mới nhất của Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình chính là Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 (Thay cho văn bản
737 năm 2007) Trong văn bản này sẽ hướng dẫn từ các vấn đề chung đến chi tiết về công tác bóc tách khối lượng
Đây là văn bản mang tính công bố hướng dẫn và dùng để tham khảo, vì thế chúng ta không bắt buộc phải tuân theo các hướng dẫn trong này Tuy nhiên để có cơ sở thống nhất chung trong các công tác thẩm tra, kiểm tra, các Chủ đầu tư nên tham khảo áp dụng thống nhất theo các hướng dẫn trong văn bản này
Câu hỏi 2: Chiều cao trong định mức là chiều cao công việc hay chiều cao công trình
Ví dụ tòa nhà cao 60m tôi có phải chia các chiều cao <=4m, 4 đến 16m, 16 đến 50 và lớn hơn 50m để bóc hay không?
Trả lời:
Trước đây, các bạn đọc lại các dự toán cũ (khoảng giữa năm 2009) trở về trước sẽ thấy đa phần các dự toán vẫn chia mã hiệu theo chiều cao công việc Tức các đầu việc phân theo chiều cao <=4m, từ 4 đến 16m (<=16m), từ 16 đến 50m (tra theo
<=50) và trên 50m
Tuy nhiên cách chia này là không đúng với bản chất của Định mức, tại một số công văn hướng dẫn của Viện kinh tế - Bộ xây dựng đã nói rõ “Chiều cao trong định mức
là chiều cao công trình, tính từ cos +0,00 đến chiều cao <=4m hoặc <=16m hoặc
<=50m hoặc >50m” Khi lập dự toán căn cứ vào chiều cao công trình để tra các mã hiệu cho phù hợp, không phân tách thành các mức theo chiều cao công việc
Ví dụ: Ai đó phân tách tòa nhà cao 60m thành 4 loại mã hiệu tương ứng với các chiều cao <=4m, <=16m, <=50m và =>50m là sai
Văn bản tham khảo: 236/VKT5 ngày 23/6/2007 của Viện kinh tế BXD
Hiện nay, nếu bạn nào còn thắc mắc về vấn đề này có thể tham khảo phần thuyết minh hướng dẫn tại Định mức 1091 bổ sung của Đm 1776, trong đó nói rõ “Chiều cao trong định mức là chiều cao công trình”
Câu hỏi 3: Chiều cao công trình để căn cứ lập dự toán là chiều cao nào? Quy định cách
tính chiều cao công trình ở văn bản nào? Công trình cao tầng có thêm trạm thu phát sóng
ở trên vậy có được tính đến đỉnh cột đó không?