Địa điểm, phương tiện:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 23 (Trang 33)

- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị bàn ghế GV, đánh dấu 3- 5 điểm thành một hàng ngang trước và cách lớp 3- 5m để quy định vị trí HS lên kiểm tra, điểm nọ cách điểm kia tối thiểu 2,5m, mỗi HS một dây nhảy. Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi.

III. Các hoạt động dạy-học:

GV HS

1. Phần mở đầu: 6- 10 phút.

cầu giờ kiểm tra : 1-2 phút.

- Cho HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập, - Cho hs xoay các khớp cổ tay chân, cổ cánh tay, khớp gối, hông. (1 -2 phút) - Cho hs ôn động tác tay chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung :

2. Phần cơ bản: 20 phút.

a) GV tiến hành cho HS kiểm tra theo yêu cầu nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.

- Gv nêu yêu cầu tiết kiểm tra.

* Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kĩ thuật và thành tích bật nhảy dây kiểu chân trước chân sau.

- Kiểm tra: GV tiến hành cho HS kiểm tra nhảy dây: 17-18 phút

- Gv gọi lần lượt từng đợt HS tham gia thi (mỗi đợt từ 3-4 em)

- HS đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị (so dây, chao dây sau đó đứng chuẩn bị chờ lệnh).

+ Cách đánh giá:

- Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt tối thiểu 12 lần (nữ) 10 lần (nam)

- Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt 6-11 lần (nữ) 4-9 lần (nam)

- Chưa hoàn thành: Nhảy không đúng hoặc cơ bản đúng kĩ thuật, thành tích đạt dưới 6 lần( nữ), dứơi 4 lần (nam).

*Chú ý: Những HS chưa hoàn thành, GV có thể cho kiểm tra lần 2 ngay sau đó hoặc vào giờ học sau.

b) Chơi trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”. 3- 4 phút.

3. Phần kết thúc: 6 phút.

- Tổ chức cho HS chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực

* Trò chơi: “Hồi tĩnh” : GV cho HS chơi - GV nhận xét đánh giá tiết học, công bố kết quả kiểm tra, giao bài về nhà

- HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập, sau đó đi theo vòng tròn và hít thở sâu.

- Xoay các khớp cổ tay chân, cổ cánh tay, khớp gối, hông.

- Ôn động tác tay chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung : mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp

- HS kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.

- Mỗi đợt thi 3 em

- HS đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị (so dây, chao dây sau đó đứng chuẩn bị chờ lệnh). - Khi có lệnh HS đồng loạt thực hiện động tác cho đến khi chân vướng dây thì dừng lại .

- Chơi trò chơi: “Qua cầu tiép sức”. - HS chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực.

KĨ THUẬT

LẮP XE CẦN CẨU

(tiết 2) I. Mục đích yêu cầu.

HS cần phải:

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.

- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc và có thể chuyển động được.

- (HS khá-giỏi) Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp chắc, chuyển động dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào, nhả ra được.

- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.

II. Đồ dùng dạy-học.

- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Các hoạt động dạy-học.

1. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

2. Bài mới. - Giới thiệu bài (nêu mục đích, yêu cầu của bài)

- Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế : Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dựng…

- Ghi đầu bài.

GV HS - Gọi hs nêu lại các bước lắp xe cần cẩu.

HĐ1: Học sinh thực hành lắp xe cần cẩu.

1. Chọn chi tiết.

- Gv cho hs chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.

- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết

2. Lắp từng bộ phận.

- Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu.

- Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình trong sgk và nội dung của từng bước lắp. - Trong quá trình hs lắp, nhắc hs cần lưu ý:

+ Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanmh giằng ở giá đỡ cần cẩu (H.2-SGK)

+ Phân biệt mặt phải và mặt trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3-SGK)

- Quan sát uốn nắn kịp thời những cặp lắp còn lúng túng.

- Hs nêu

- Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe. -Hs chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.

- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết

- 2 hs đọc ghi nhớ trong sgk - HS thực hành lắp theo cặp.

3. Lắp ráp xe cần cẩu (H1- sgk)

- Nhắc hs chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.

- Nhắc hs khi lắp ráp xong cần :

+ Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không.

+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không.

HĐ 2: Đánh giá sản phẩm.

- Cho hs trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành(B). Những cặp hs hoàn thành sản phẩm trước thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thì đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

- Hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.

3. Củng cố.

- Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu ? - Gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk.

4. Dặn dò.

- Chuẩn bị bài sau học thực hành lắp xe ben.

* Nhận xét tiết học.

- Lắp ráp theo các bước trong sgk

- Các cặp trưng bày sản phẩm.

- Cả lớp cùng gv nhận xét đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu:

+ Xe lắp chắc chắn không xộc xệch. + Xe chuyển động được.

+ Khi quay tay quay, dây tời được quấn vào và nhả ra dễ dàng.

ÂM NHẠC

ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: HÁT MỪNG, TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁCÔN TẬP TĐN SỐ 6 ÔN TẬP TĐN SỐ 6

I. MỤC TIÊU

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- HS đọc nhạc, hát lời và gõ phách bài TĐN số 6 (Nếu có điều kiện)

II. CHUẨN BỊ

- GV : Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe - HS : Nhạc cụ gõ …

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 23 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w