Cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường trong nước có nhiều chuyển động theo sự biến động của thị trường thế giới. Hòa theo xu hướng này, các hệ thống phân phối bán lẻ trên thị trường nội địa cũng có nhiều thay đổi.Theo thời gian, thị trường bán lẻ ở Việt Nam dần được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn nhất bởi tập quán đi siêu thị của người dân Việt Nam đã được thiết lập. Tuy nhiên, kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với các quốc gia láng giềng... các yếu tố này đã giúp cho ngành bán lẻ ở Việt Nam sẵn sàng bùng nổ. Chính vì vậy, dù gặp không ít trở ngại, đặc biệt là chi phí cho mặt bằng quá cao, song các siêu thị nước ngoài vẫn tiếp tục mở rộng, chấp nhận cả việc cho thuê thương hiệu… Dù không như đồn đoán ban đầu, các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của BigC, Metro, LotteMart… vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để duy trì thị phần và doanh số, các hệ thống siêu thị bán lẻ đã đưa ra nhiều chiến lược giá khác nhau, các chương trình khuyến mãi rầm rộ, các chiến lược đa dạng hóa ngành hàng và mặt hàng, kể cả việc tung ra những nhãn hàng riêng… Các phản ứng này của hệ thống siêu thị bán lẻ được hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết trò chơi, trong khuôn khổ thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm. Để minh họa cho việc ứng dụng lý thuyết trò chơi trong hệ thống siêu thị bán lẻ, nhóm xin tiếp cận một số chính sách khuyến mãi của hai hệ thống siêu thị Co.opMart và BigC, đây là hai hệ thống siêu thị được đánh giá là các nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, với phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.