Ngón tay cò súng là tình trạng các ngón tay gặp khó khăn khi duỗi, duỗi không tự nhiên hoặc đau khi cố gắng duỗi. Ngón tay thường bị ảnh hưởng là ngón trỏ hoặc giữa do bao gân của các ngón này dài. Bệnh xảy ra khi sự trượt lên nhau trong bao gân giữa các gân gấp bị khó khăn do viêm, bao gân hẹp hoặc do phì đại gân gấp. Ngón tay cò súng (ngón tay bật) là bệnh gì? Ngón tay cò súng, hay ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách trơn tru được, nên ngón tay bị khóa tại chỗ. Những ai thường mắc phải ngón tay cò súng (ngón tay bật)? Mọi độ tuổi đều có thể bị ngón tay cò súng nhưng bệnh thường thấy ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh được cho là nguy cơ nghề nghiệp của nha sĩ, thợ may và thợ mổ gia súc. Triệu chứng và dấu hiệuNhững dấu hiệu và triệu chứng của ngón tay cò súng (ngón tay bật) là gì? Ngón tay thường bị cố định, kẹt hoặc khóa trong tư thế gập khi vận động ngón tay. Cần phải có ai đó kéo thẳng hoặc bẻ về vị trí cũ. Đau xảy ra trên vùng gân và thường đau nhiều hơn khi vận động. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện sưng. Người lớn thường bị ngón giữa còn trẻ em thường bị ngón tay cái. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Nên gọi bác sĩ nếu bạn gặp một trong hai trường hợp sau: Thấy các triệu chứng kéo dài;Bị sốt sau khi phẫu thuật hoặc vết mổ bị chảy mủ.Nguyên nhânNguyên nhân gây ra ngón tay cò súng (ngón tay bật) là gì? Ngón tay bật xảy ra khi vỏ bao gân của ngón tay bị kích thích và viêm. Trong đó, gân là các dải xơ nối kết cơ với xương. Mỗi gân cơ được bao quanh bởi một vỏ bao bảo vệ. Điều này ảnh hưởng đến chuyển động trượt bình thường của gân cơ ở trong vỏ bao. Ngoài ra, kích thích vỏ bao gân kéo dài sẽ tạo nên sẹo, dày và xơ hóa càng làm cho chuyển động của gân thêm khó khăn. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng (ngón tay bật)? Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ngón tay cò súng, bao gồm: Cầm nắm nhiều. Các nghề nghiệp và sở thích đòi hỏi việc sử dụng tay lặp lại và cầm nắm kéo dài làm tăng nguy cơ;Một số bệnh lý: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp;Giới tính: bệnh gặp nhiều ở nữ hơn. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết. Điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những phương pháp nào dùng để điều trị ngón tay cò súng (ngón tay bật)? Cách điều trị tốt nhất là làm giảm viêm và khôi phục chuyển động trượt bình thường của gân ở trong bao gân. Ở những trường hợp nhẹ , các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách tránh một số công việc gây ra bệnh. Cho ngón tay nghỉ ngơi bằng một loại nẹp đặc biệt có thể giúp ích. Các trường hợp bệnh nặng hơn có thể tiêm thuốc steroid (cortisone) vào gân qua lòng bàn tay. Bác sĩ có thể làm điều này ở phòng khám. Có thể cần tiêm nhiều hơn một lần do vấn đề này đôi khi tái phát. Tiêm thuốc làm giảm triệu chứng ở 65% bệnh nhân. Các triệu chứng thường biến mất trong 35 ngày và ngón tay hết bị khóa trong 23 tuần. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bằng cách gây tê nơi sẽ mổ. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt một đường nhỏ ở lòng bàn tay và mở dải mô bao chặt quanh gân ra. Đôi khi có thể thực hiện phẫu thuật bằng đầu kim mà không cần phải rạch. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngón tay cò súng (ngón tay bật)? Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên khám thực thể và các triệu chứng, không cần đến các xét nghiệm. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nắm, mở bàn tay, kiểm tra các vùng trên tay, sự trơn tru khi vận động và bằng chứng của cứng khớp. Bác sĩ cũng có thể sờ lòng bàn tay của bạn để xem có u khối gì không. Nếu u liên quan đến bệnh ngón tay cò súng thì nó sẽ chuyển động cùng lúc khi ngón tay vận động, bởi vì u dính vào gân cơ điều khiển ngón tay. Đôi khi có thể xét nghiệm máu và chụp Xquang để loại trừ khả năng các nguyên nhân khác gây ra bệnh như gout, đái tháo đường, gãy xương, tuyến giáp bất thường và hội chứng ống cổ tay. Phong cách sống và thói quen sinh hoạtNhững thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngón tay cò súng (ngón tay bật)? Ngón tay bật có thể được hạn chế nếu bạn: Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ;Hiểu rằng ngón tay cò súng có thể tác động bất kỳ ngón tay nào. Nếu bệnh xảy ra ở nhiều hơn một ngón, bác sĩ sẽ loại trừ khả năng bị bệnh khác như tiểu đường trước khi bắt đầu điều trị. Ngón tay cò súng là tình trạng thường gặp ở những người phải làm các công việc sử dụng co duỗi ngón tay nhiều như đánh máy, thợ may. Ngoài ra, một số bệnh kèm theo như đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi các biện pháp điều trị bằng thuốc và tập luyên không cải thiện được bệnh, bác sĩ sẽ để nghị thực hiện phẫu thuật rạch bao gân. Đây là một phẫu thuật nhỏ và khá an toàn.
Trang 1NGÓN TAY CÒ SÚNG
( TRIGGER FINGER)
ICD-10: M65.30
Trang 2I Định nghĩa
− Ngón tay cò súng là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các
− Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm diđộng của gân gấp bị cản trở, gây gấp duỗi khó khăn
Trang 3II Giải phẫu học
Trang 4• Các xương vừng bàn tay là xương nhỏ, được dính quanh bởi các gân gấp bàn tay và dây chằng giữ khớp.
• Các xương này giúp làm giảm ma sát và áp lực của các gân gấp khi gân trượt qua bề mặt khớp.
Trang 5II Giải phẫu học
• Ròng rọc là những giải mô sợi nằm dọc theo bao gân gấp ở ngón tay.
• Hệ thống ròng rọc giữ cho gân gấp đi đúng đường, ngăn hiện tượng cung tên và là bản lề giúp gấp ngón tay hiệu quả.
• A1-A5: Ròng rọc vòng
• C1-C4: Ròng rọc chéo
Trang 6II Giải phẫu học
Vị trí ròng rọc A1 các ngón trên bề mặt da gan bàn tay:
Ngón 2,3,4,5:
• Khoảng cách từ nếp gấp liên đốt gần đến nếp gấp bàn ngón bằng khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón đến bờ trên của ròng rọc A1.
• Bờ dưới của ròng rọc A1 trên mặt gan cách nếp gấp bàn ngón tay lên trên 5mm.
• Xác định được chiều dài của A1 trên lòng bàn tay.
Trang 7III Cơ chế bệnh sinh
Bao gân dày
Lực ép tại vị trí gân đi qua
VIÊM, SƯNG GÂN CƠ GẤP NGÓN TAY
Hẹp bao gân Tạo sẹo trên gân Sẹo chui vào bao gân và kẹt lại
DẤU HIỆU CÒ SÚNG
(Ngón tay không duỗi
được)
Mạn tính
+
Trang 8IV Nguyên nhân
− Bẩm sinh
− Chấn thương lặp đi lặp lại
− Bệnh nội khoa: hậu quả của đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, viêm khớpvảy nến, gout
− Hiếm gặp:
• Dây chằng bên mặt ở mặt bên đầu xương bàn tay
• Xương vừng ở đầu xương bàn tay
Trang 9 Yếu tố thuận lợi
• Thường gặp ở người lớn, tuổi từ 40-60
• Nữ nhiều hơn nam
• Đôi khi gặp ở trẻ em
• Người có hoạt động bàn tay nhiều: sử dụng smartphone, nhân viên đánh máy vi tính, nông dân, giáo viên, thợ thủ công
Trang 10V Lâm sàng
Trang 11IV Lâm sàng
Trang 12IV Lâm sàng
Dấu hiệu kẹt gân:
hay giật gân khi các ngón duỗi ra =>dương tính
Trang 13 Phân độ
Theo Green D.P 1997:
Độ I: Đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1, vận động ngón tay bình thường,
đôi khi cầm nắm hơi yếu
Độ II: Ngón tay bị khóa, chủ động duỗi ra được, cầm nắm yếu Dấu hiệu chuyển
Độ III: Ngón tay bị khóa, duỗi thụ động được hoặc không có khả năng tự gấp
ngón tay
Độ IV: Ngón tay bị khóa hoàn toàn, không gấp duỗi được
Trang 14V Cận lâm sàng
thương xương
số 7.5-20 MHz, thấy gân dày lên, có dịchbao quanh
- Các XN khác: acid uric, Vs,
Trang 16VII Chẩn đoán phân biệt
Trang 17ĐIỀU TRỊ
Trang 18HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY CÒ SÚNG
Trang 19ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
Trang 201 Nẹp ngón tay
BƯỚC 1
Trang 211 Nẹp ngón tay
BƯỚC 2
động tác khó khăn, có thể sử dụngtay còn lại hỗ trợ
Trang 22thể tiếp tục đeo nẹp trong 6 tuần.
Trang 231 Nẹp ngón tay
Lưu ý:
Trang 241 Nẹp ngón tay
Trang 25ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
Trang 26Động tác 1
Đặt sấp bàn tay trên mặt phẳng, sau
đó nâng từng ngón một (chú ý động
trước khi hạ xuống
Trang 27Động tác 2
lại sức đề kháng của dây thun
Trang 28Động tác 3
tạo thành một hình tròn Giữ 5 giâyrồi lặp lại 10 lần
Trang 30Động tác 5
lại
Trang 31Động tác 6
Duỗi thẳng các ngón, gấp từ từ chođến khi đầu ngón tay chạm vào lòng
Đây là động tác giảm đau tốt nhất.
Trang 32Động tác 7
Duỗi thẳng ngón tay bị tổn thương và
vào bên trong 2 ngón tay tách thành
Trang 33ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
Trang 343 Thuốc giảm đau, NSAID
Thuốc giảm đau:
• Acetaminophen 500mg x 2-4 viên /ngày
Thuốc kháng viêm non steroid:
• Diclofenac 50mg x 2 viên/ngày
• Piroxicam 20mg x 1 viên/ngày
• Meloxicam 7.5mg x 1-2 viên/ngày
• Celecoxib 200mg x 1-2 viên/ngày
Trang 354 Corticoid
Chuẩn bị tiêm corticoid:
• Tư thế: BN nằm ngửa, cánh tay duỗi hoàn toàn, mu bàn tay đặt trên
Trang 37 Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ đoạn gân viêm xơ
Trang 38Bệnh cảnh: Khí huyết ứ trệ kinh lạc
Trang 39NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM TÁC GIẢ NHẬT BẢN (2016)
• Thực hiện trên 19 ngón tay của 15 BN
• Châm tại các điểm phía xương quay và xương trụ của ròng rọc A1 của ngón tay cò súng mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày liên tục.
• Đánh giá bằng thang điểm VAS
• Kết quả: Sau lần châm thứ 2, BN có cải thiện đáng kể về lâm sàng (p <0,001)
• Kết luận: Có thể là một điều trị hiệu quả cho ngón tay cò súng Làm giảm tình trạng viêm màng hoạt dịch của bao gân, ưu thế khi bị ngón tay cò súng trong thời gian ngắn.
Trang 40NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM TÁC GIẢ TRUNG QUỐC (2010)
• Điện châm A thị huyệt (lưu kim 30 phút) + kết hợp với siêu âm trị liệu
Trang 41BÁO CÁO KHOA HỌC CỦA KHOA CHÂM CỨU, BV ĐÔNG Y ĐẠI HỌC GACHON, HÀN QUỐC (2015)
Trang 42Ngón cái: Khổng tối (Kinh Phế)
Ngón trỏ: Ôn lưu (Kinh Đại trường)
Ngón giữa: Khích môn (Kinh Tâm bào)
Ngón áp út: Hội tông (Kinh Tam tiêu)
Ngón út : Âm khích, Dưỡng lão (Kinh Tâm, Tiểu trường)
Trang 43 Tài liệu tham khảo
1 Đào Thanh Tú, Đỗ Phước Hùng, “Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng của các ròng rọc ngón tay”,
https://www.slideshare.net/thinhtranngoc98/1-dao-thanhtuflexorpulleysppt-gii-phu-ng-dng-rng-rc-ngn-tay
2 Đỗ Phước Hùng, Nguyễn Trung Hiếu, Trang Mạnh Khôi, “Nghiên cứu thực nghiệm cắt qua da ròng rọc A1 trên xác bằng kim 18G ứng dụng trong điều trị ngón tay bật”, khaosat.yds.edu.vn/tcyh/upload/2014/18so1_NgoaiKhoa/444.pdf
3 Lê Công Danh, “Ngón tay bật”, https://www.slideshare.net/carong79/ngn-tay-bt
4. Nguyễn Quang Quyền (2011), Giải phẫu học tập 1, NXB Y Học TP.HCM, tr.110
5 Trần Thị Tô Châu, “Chẩn đoán và điều trị viêm gân gấp ngón tay”, doan-va-dieu-tri-viem-gan-gap-ngon-tay-ngon-tay-lo-xo.html
https://www.dieutridau.com/benh-hoc/phac-do/3392-chan-6 Frank H.Netter (2011), Atlas giải phẫu người, NXB Y Học, tr 442,444,451
7 “How to Treat Trigger Finger”, https://www.wikihow.com/Treat-Trigger-Finger
8 Inoue M1, Nakajima M1, Hojo T2 at al (2016) “Acupuncture for the treatment of trigger finger in adults: a prospective case
series” Acupunct Med 2016 Oct;34(5):392-397 doi: 10.1136/acupmed-2016-011068
9 Jun Xu, M.D (2010), “Acupuncture and trigger finger”, much/
http://www.drxuacupuncture.co/21-trigger-finger-dont-text-message-too-10.Jeanmonod R and Waseem M (2017), “Trigger Finger”, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459310/
11.Lee J.I and Song H.S (2015) “A Case Report on Patient with Trigger Thumb Improved by Complex Korean Medical Treatment”.
Acupuncture 2015; 32(1): 141-147 Doi:10.13045/acupunct.2015014.
12.Miguel J.S, MD, : DiagnosisTrigger digits and treatment, p.248
13.“7 Exercises to Help Ditch Your Trigger Finger Pain At Home”, https://www.braceability.com/blog/trigger-finger-exercises/
14.Steven D Waldman (2012), Atlas of common pain syndromes, Tump Bridge Revolution, p 178,179,181
15.趙 仁 傑 , “ 扳 機 指 , 手 指 卡 住 一 定 要 開 刀 嗎 ? 中 醫 治 療 改 變 你 的 想 法 ”,
http://www.shiningcmc.com.tw/article/ins.php?index_id=118&index_m_id=10