1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (210)

86 402 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 7,47 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi doanh nghiệp thì thanh toán là hoạt động không thể thiếu, nóphản ánh mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nội bộ doanh nghiệp và cácđơn vị, tổ ch

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mỗi doanh nghiệp thì thanh toán là hoạt động không thể thiếu, nóphản ánh mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nội bộ doanh nghiệp và cácđơn vị, tổ chức kinh tế khác như: Thanh toán với nhà nước, thanh toán với cán

bộ công nhân viên, thanh toán với người mua, nhà cung cấp Trong các quan

hệ đó, doanh nghiệp có thể vừa là chủ nợ vừa là khách nợ Thanh toán là khâuquan trọng trong quá trình chu chuyển vốn, thông qua quan hệ thanh toán khôngchỉ đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp mà còn thể hiện uy tín của mỗidoanh nghiệp Việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòngquay của vốn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp Kế toán thanh toán là mộtphần hành kế toán quan trọng trong doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kế toáncác nghiệp vụ thanh toán sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá thựctrạng tình hình tài chính tại đơn vị, xem xét khả năng thanh toán và tình hìnhcông nợ của doanh nghiệp, để từ đó chủ động nguồn vốn kinh doanh và cónhững giải pháp quản lý vốn phù hợp, hiệu quả Để bảo toàn và phát triển vốncủa doanh nghiệp, phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đối với

kế toán thanh toán là phải theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ củakhách hàng và khoản phải trả của doanh nghiệp, lên kế hoạch thu nợ và thanhtoán nợ đảm bảo cho vòng tiền của doanh nghiệp đảm bảo, góp phần duy trì sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền là doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài Ngành nghề kinh doanh của công ty là trồng, canh tác và chế biếnchè xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Hoạt động của công ty chủ yếu trong lĩnh vựcnông nghiệp, một lĩnh vực vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro do phải phụ thuộc nhiều vàoyếu tố thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng … và đòi hỏi thờigian đầu tư lâu dài Hơn nữa đối với hoạt động xuất khẩu cũng tiềm ẩn nhiều rủi

ro thương mại, rủi ro thanh toán Trong những năm qua, công ty luôn duy trìtình hình tài chính ổn định, thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn nên tạo được

Trang 2

uy tín đối với nhà cung cấp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên,công ty cũng gặp những hạn chế đáng kể trong công tác kế toán thanh toán nhưviệc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng nước ngoài chưa chủ động được về thờihạn thanh toán…Do đó, việc nghiên cứu giải pháp để khắc phục những hạn chếnêu trên của doanh nghiệp trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận

và thực tiễn

Xuất phát từ lý luận, qua quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành

viên chè Phú Bền, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán thanh

toán tại công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Kế toán thanh toán tại Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

Trang 3

+ Kế toán thanh toán với nhà cung cấp

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

4.2 Phương pháp thống kê kinh tế:

Thu thập, xử lý số liệu, phân tích, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu đã đượclượng hóa có cùng nội dung, tính chất nhằm đánh giá được các mặt phát triểnhay các mặt kém phát triển của đối tượng Căn cứ vào số liệu thu thập được để

so sánh kết hợp với tính toán các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét và đánh giá về cácnhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, phân tích

4.3 Phương pháp kế toán: Bao gồm 4 phương pháp:

- Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng

để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thờigian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục vụ chocông tác kế toán, công tác quản lý

- Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng

để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghichép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tìnhhình hiện có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông tin

về các hoạt động kinh tế của đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo trong quản lý kinh tế,

tổ chức và lập báo cáo tài chính

- Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ

để xác định giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định

- Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được

sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có củađối tượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử

Trang 4

dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chínhtrong và ngoài đơn vị.

4.4 Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao vềlĩnh vực đang tìm hiểu để xem xét, nhận định bản chất vấn đề

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm

Trang 5

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHÈ

PHÚ BỀN 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

- Địa chỉ: thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

- Tài khoản ngân hàng: 102010000250081 Tại ngân hàng Thương Mại

Cái tên Phú bền được bắt nguồn từ từ “Phú” trong từ Phú Thọ, mang ýnghĩa rất lớn, “Phú” tức là thịnh vượng, “ Bền” tức là dài lâu Phú Bền có nghĩa

là thịnh vượng dài lâu

Khi mới thành lập công ty liên doanh chè Phú Bền chỉ có nhà máy chè Phúthọ bắt đầu sản xuất chè CTC vào ngày 01/4/1996 Sau khi được chuyển đổi từcông nghệ Othodox, ngày 3.3.1998 liên doanh tiếp quản nhà máy chè Hạ Hoà Ngày 9.6.2000 tiếp quản thêm Nông trường Vân Lĩnh và Vân Hùng nay làNông trường Phú Thọ và Nông trường Hạ Hoà nhập vào nhà máy chè Phú Thọ

và Hạ Hoà Đến 7.11.2001, tiếp quản tiếp Nhà máy chè Đoan Hùng và Nôngtrường Đoan Hùng

Trang 6

Thực hiện chính sách Cổ phần hoá của chính phủ, ngày 30.11.2003 tổngcông ty chè Việt Nam đã bán nốt 40% cổ phần của mình cho SIPEF và như vậyCông ty Liên doanh chè Phú Bền được chuyển đổi thành Công ty Chè Phú Bền100% vốn nước ngoài vào

Nhà máy chè Đoan Hùng được chuyển đổi thành nhà máy sản xuất 100%chè CTC và bắt đầu sản xuất vào 10.6.2004

Đến tháng 7-2007 Công ty được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư

và chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền.Sản phẩm chè đen CTC của công ty đã được cấp thương hiệu quốc gia chè ViệtNam, các sản phẩm chè xanh, chè đen xuất khẩu của Phú Bền đã chiếm lĩnhđược nhiều thị trường chè Pakistan, Afghanistan, Nga, Mỹ…

31.12.2008 tập đoàn SIPEF-Vương quốc Bỉ đã ký Hợp đồng chuyểnnhượng vốn với Borelli Tea Holdings Ltd- công ty con của Công ty McLeodRussel India Ltd Từ 01/2009 Công ty TNHH 1 thành viên Phú Bền trở thànhmột thành viên của tập đoàn Mcleod Russel India Ltd

Đến tháng 12 năm 2009 Công ty đã tiếp quản thêm Nhà máy chè Vân Lĩnhtại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Đến nay công ty đã có 4 nhà máy với công suất 5.500 tấn sản phẩm/năm,

cả 4 nhà máy đã được cấp chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 Công ty xácđịnh, chất lượng bắt nguồn từ nông trường, do vậy đã chú trọng đầu tư rất lớnvào nông trường để có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định Hiện này cả 3 nôngtrường của công ty với diện tích 2.200 ha đều đã được cấp chứng nhậnRainforest Alliance

Sản phẩm của công ty không ngừng tăng lên hàng năm:

Trang 7

Bảng 1.1: Bảng khối lượng sản phẩm chè từ năm 1997 - 2012

TSX(tấn)

Chè khô từ nguyênliệu mua ngoài (tấn)

Tổng sản phẩm(tấn)

Từ năm 2003, công ty đã rất chú trọng đến việc trồng mới, trồng thay thế,trồng dặm, từ đó đến nay công ty đã trồng được 611 ha Hiện nay Phú Bền sởhữu 12 giống mới để sử dụng lâu dài Hệ thống cây bóng mát cũng được xâydựng với chất lượng tốt

Về sản xuất, cả ba nhà máy từ khi tiếp quản đã đươc chuyển đổi từ Côngnghệ chè đen Othodox sang công nghệ CTC Việt Nam vốn nổi tiếng về chèxanh, hơn nữa nhu cầu về chè xanh trên thị trường thế giới tăng dần, do đó vàonăm 2006 công ty đã sản xuất thử nghiệm chè xanh CTC nhằm vào thị trườngchè túi lọc Việc thử nghiệm đã thành công

Trang 8

- Bộ khoa học và công nghệ tặng “Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2006”

- Bộ công thương tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong quá trìnhphát triển ngành chè Việt Nam năm 2008”

- Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen: “Là doanh nghiệp tiêu biểutỉnh Phú Thọ năm năm 2008, 2009,2010, 2011, 2012”

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Chức năng của công ty TNHH 1 thành viên chè Phú Bền:

Theo giấy chứng nhận đầu tư số 181.043.000.050 chứng nhận lần đầungày 31/7/2007, chứng nhận thay đổi lần 1: 19/2/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ

Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên chè Phú Bên:

- Trồng, canh tác, thu mua và chế biến chè để xuất khẩu và tiêu thụ trongnước

- Trồng canh tác, thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại nông sản

Trong đó chức năng chủ yếu là trồng, canh tác thu mua và chế biến chèxuất khẩu

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền:

 Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn tại Công ty

 Tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

 Tiếp tục giữ vững là một công ty vững mạnh, có tiềm lực tài chính

Trang 9

 Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ để khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.3 Công nghệ sản xuất một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu tại công ty

Mặt hàng chủ yếu tại công ty TNHH chè Phú Bền là sản phẩm chè đenCTC, chè xanh CTC, chè xanh Othodox

* Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty được tiến hành từng bước, vớinhững thao tác kỹ thuật khác nhau, toàn bộ quy trình chế biến được thể hiện qua

sơ đồ: nguyên liệu được chuyền liên tục trên dây chuyền khép kín từ khâu cânnhận cho đến đóng thùng đựng chè thành phẩm xuất kho

Sấy vào cuối ca ->

đóng bao Mạt sắt (nếu có)

Trang 10

Chè vón

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ sản xuất tổng quát

Phòng cân

nhận, phân

loại búp tươi

Phòng có các hộc héo chè

Dàn máy CTC cắt và tạo hình sản phẩm

Dàn CFM lên men chè

Trang 11

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ sơ lược dây chuyền công nghệ chế biến

sản phẩm chè CTC

Cụ thể quy trình sản xuất được tiến hành như sau:

+ Khâu chế biến thành phẩm: Chè tươi được vận chuyển về nhà đựng

trong các sọt có kích cỡ 40x45x45 cm, mỗi sọt đựng không quá 15kg tránh chèchở về bị dập nát, ôi ngốt, sau đó hệ thống sọt chạy bằng băng chuyền lên hộchéo

+ Phần héo: Phụ thuộc vào thời tiết, sau khi nhận chè tươi đưa về cho rải

đều vào hộc héo, trong hộc búp chè được héo bằng cách cho 1 luồng khí nóngchạy qua, tỷ lệ rải chè thường dày 25cm và cứ 1kg chè tươi sau khi héo chỉ còn0,72kg đối với chè nôn và 0,73kg đối với chè già

Nếu thời tiết bình thường trong khoảng 17giờ đến 18 giờ với nhiệt độ từ 27-28

độ sẽ héo tự nhiên

Nếu thời tiết không bình thường mà bị nóng khoảng 30-35 độ trong thờigian khoảng 14 giờ đến 16 giờ cũng có thể làm héo tự nhiên bằng cách chỉ rảichè trên các hộc héo hoặc không thì phải can thiệp bằng cách sử dụng các loạiquạt làm mát để đảm bảo nhiệt động từ 27 đến 28 độ

Nếu thời tiết mưa hoặc có nhiệt độ thấp thì phải có sự can thiệp của lò héovới nhiệt độ của lò đốt khảng 90 độ kết hợp dùng quạt héo có động cơ 5,5KW đểhéo chè với điều kiện cho gió hơi nóng của lò héo và gió làm mát của quạt theo

Hệ thống băng tải chuyển chè sang sấy

Đóng gói sản

phẩm

Trang 12

+ Bộ phận CTC bao gồm:

 Các máy cắt búp chè CTC máy sàng lắc tạo viên ủ và lên men

 Các máy cắt chè CTC cắt theo công suất cắt:

Đối với chè búp non thì công suất cắt là 800kg/giờ

Đối với loại chè búp già thì công suất cắt là 600kg/giờ

Đối với loại chè búp trung bình thì công suất cắt là 650-700kg/giờ

+ Bộ phận lên men:

Chè sau khi được viên hạt chuyển sang ủ lên men trên băng tải có độ dày100-150mm tuỳ theo công suất Nếu nhiệt động phòng > 34 độ phải phun ẩm đểduy trì nhiệt độ trung bình từ 26-34 độ Độ ẩm trong phòng khoảng từ 74-98%

+ Bộ phận sấy chè:

Chè sau khi được ủ lên men sẽ được đưa đi sấy khô, việc theo dõi nhiệt độsấy là yếu tố rất quan trọng Không được để tình trạng chè bị sấy quá lửa haynon lửa Nhiệt độ sấy chè tuỳ thuộc vào tình trạng nguyên liệu

+ Khâu chế biến thành phẩm:

Bộ phận sàng: Chè sau khi đã sấy theo băng truyền về các máy sàng phânloại theo các loại hạt chè thành phẩm có kích cỡ và loại khác nhau sau đó được

đi qua quạt để tách râu sơ theo từng loại sản phẩm đó

Bộ phận đấu trộn và đóng gói: Mặt hàng chè phải được trộn đều, chè thànhphẩm sau khi được phân loại thì được đưa vào đựng trong các thùng trộn lớnbằng băng tải gầu, chè được khử ẩm thuỷ phần không vượt quá 3,7% và đượcđấu trộn bằng máy đấu trộn theo mẫu mã sản phẩm, sau đó đóng bao bì và kẻmác bao chè

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH 1 thành viên chè Phú Bền

Tổng giám đốc

Trang 13

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty mẹ Mcleod Russel chịu trách nhiệm cử ra tổng giám đốc điềuhành cùng 03 phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, nông nghiệp, công nghiệp

và bán hàng để thay mặt công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền trên cơ sở thực hiện sự chỉ đạotheo kế hoạch của công ty mẹ Công ty mẹ có quyền ra mọi quyết định có liên

Phòng HCNS, lái

xe, phiên dịch

Phòng KT: cơ điện, nhân viên môi trường, thử chè, thủ kho

Phòng vật tư

Phòng xuất nhập khẩu

Xí nghiệpPhú

thọ Xí nghiệp Hạhoà

Xí nghiệp Đoan Hùng

Nông

trường

Phú Thọ Nhà máyPhú Thọ

Nông trường

Hạ Hoà

Nhà máy Hạ Hoà

Nông trường Đoan Hùng

Nhà máy Đoan Hùng

Nhà máy chè Vân Lĩnh

- Quản lý

nông

trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản

lý nông trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản

lý nông trường

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Quản đốc, phó quản đốc, KCS

Trang 14

quan đến mọi vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH 1 thànhviên chè Phú Bền và ban giám đốc điều hành của công ty đều phải thực hiệntheo Hàng tháng công ty lập báo cáo về mọi quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh để gửi về công ty mẹ kiểm duyệt, ngoài ra họ cũng thuê công ty kiểmtoán để kiểm toán, kiểm tra mọi hoạt động tài chính ở tổng công ty.

Theo thông lệ 1 năm khoảng 3-5 lần công ty mẹ cử những người có trọngtrách sang Việt Nam đến công ty để kiểm tra giám sát quá trình hoạt động kinhdoanh của công ty con, đồng thời cùng ban giám đốc đưa ra những quyết sáchcho chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư…

Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc có quyền hạn chỉ đạo điều hành

và chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động theo chức năng của các văn phòngquản lý ở công ty cùng với 3 nông trường

- Tổng giám đốc điều hành có nhiệm vụ trực tiếp điều hành mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty theo các chỉ đạo và phương án của công

ty mẹ

- 03 phó tổng giám đốc:

+ 01 phó tổng giám đốc phụ trách phòng kế toán, phòng đất đai và Nôngnghiệp: Phụ trách phòng tài chính, lập kế hoạch tài chính và chỉ đạo -phòng kếtoán chịu trách nhiệm hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính của công ty; Quản

lý đất đai của công ty; quản lý hoạt động của 3 nông trường

+ 01 phó tổng giám đốc phụ trách phòng hành chính nhân sự và phòng kỹthuật, công nghiệp: Phụ trách 3 nhà máy chế biến sản phẩm chè, thực hiện chếbiến các loại sản phẩm chè CTC theo chiến lược kinh doanh của công ty cũngnhư theo đơn đặt hàng trực tiếp của khách hàng; Phụ trách phòng hành chínhnhân sự - chịu trách nhiệm về công tác đối nội đối ngoại của công ty, theo dõivấn đề nhân sự

+ 01 phó tổng giám đốc phụ trách phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách phòngkinh doanh thị trường chịu trách nhiệm làm các thủ tục mua bán sản phẩm chè,

lo mẫu chỉ đạo kỹ thuật của 04 nhà máy làm ra mặt hàng cần bán theo yêu cầu,các thủ tục nhập các loại vật tư hàng hoá nhập khẩu đầu vào

Trang 15

+ Các giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành nhịp nhàngsản xuất của Nông trường và nhà máy, đảm bảo nguyên liệu về nhà máy đạtđược các tiêu chuẩn yêu cầu về thời gian, chất lượng, số lượng… đồng thời điềuhành các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm chè có chất lượng cao nhất Đồngthời phải quản lý được lao động, đảm bảo việc bố trí sắp xếp, sử dụng lao độnghợp lý Xây dựng các định mức lao động, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năngsuất lao động Quản lý được chi phí trong sản xuất bao gồm: nguyên liệu, than,điện, nhân công… chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các chi phí, khôngđược vượt các chi phí ghi trong kế hoạch Chịu trách nhiệm trước Tổng Giámđốc về công tác an ninh trật tự, sức khoẻ vệ sinh an toàn lao động, phòng chốngcháy nổ, bảo vệ môi trường trong phạm vi xí nghiệp.

+ Quản đốc nhà máy: Giám sát toàn bộ quá trình hoạt động của nhà máy;chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm và đảm bảo rằng tất cảcác trưởng ca đã được đọc Sổ tay chất lượng và an toàn thực phẩm…

+ Phó quản đốc nhà máy: chịu trách nhiệm: theo dõi lao động trong các tổsản xuất để đảm bảo năng suất lao động; kiểm tra, bố trí lao động trong các tổsản xuất; giám sát, kiểm tra toàn bộ các hoạt động sản xuất; kiểm tra vệ sinh và

an toàn lao động của công nhân, máy móc thiết bị và nhà xưởng…

+ Cán bộ KCS: kiểm tra chất lượng từng công đoạn trên dây chuyền sảnxuất; ghi chép đầy đủ số liệu đã được giao; duy trì các hồ sơ về chất lượng; kiểmtra các trưởng ca về ghi chép, nhận biết truy tìm nguồn gốc sản phẩm vào sổ(phiếu), hiểu biết và thực hiện các thống kê sai lỗi, lỗi nặng, nhẹ

1.5 Đặc điểm về lao động của doanh nghiệp

Bảng 1.2: Tình hình lao động của công ty TNHH 1 thành viên chè Phú Bền

độ phát triển

Số lượng (người )

Cơ cấu (%)

Số lượng (người )

Cơ cấu (%)

Số lượng (người )

Cơ cấu (%)

2010/

2009

2011/

2010 2012/

2011

Trang 16

bình quân( Tổng

(Nguồn phòng Hành chính nhân sự cung cấp)

Công ty TNHH 1 thành viên chè Phú Bền đã có sự đổi mới trong tất cảcác mặt về số lượng cũng như chất lượng lao động Đối với công ty nguồn nhânlực có vị trí quan trọng trong sản xuất Việc tổ chức đúng người, đúng việc phùhợp với trình độ chuyên môn của người lao động luôn được đặt lên hàng đầu.(Bảng 1.2: Tình hình lao động của công ty)

Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy nguồn lao động của công ty hàng năm có sựbiến động Số lao động gián tiếp năm 2010 tăng hơn năm 2009, 26 người, tươngứng 26,5%, năm 2011 tăng hơn năm 2010, 35 người tương ứng 28,6 %, tính đếnthời điểm báo cáo năm 2012 tăng hơn năm 2011, 12 người tương ứng 7,5%.Nguyên nhân do công ty đã tuyển dụng thêm cán bộ công nhân có trình độ vàchuyên môn bổ sung cho bộ máy quản lý của công ty

Trang 17

Công ty đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, tuyển dụngthêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực đáp ứng nhu cầuquản lý Lao động có trình độ đại học, cao đẳng các năm tăng lên do công ty mởrộng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Năm 2010 số lao động tăng 254 người so với năm 2009, tương ứng16,1%, năm 2011 số lao động tăng 204 người so với năm 2010 tương ứng11,2%, tính đến thời điểm báo cáo năm 2012 số lao động tăng hơn so với năm

2011, 348 người tương ứng 17,1% Trong đó chủ yếu tăng số lao động trực tiếpsản xuất do công ty ngày càng mở rộng sản xuất và cần số lượng lao động nhiềuhơn

Hàng năm công ty đều tổ chức thi, xét nâng bậc, nâng cao tay nghề chongười lao động Cụ thể:

- Đối với công nhân Nông nghiệp: hàng năm có xét nâng bậc cho côngnhân để họ tham gia BHXH:

- Đối với cán bộ nhân viên văn phòng:

Thời gian xét nâng lương của cán bộ văn phòng thời hạn từ 3-5 năm.Trường hợp đề bạt cán bộ đảm trách thêm công việc hoặc có những thành tíchđột xuất tạo thêm lợi nhuận cho công ty thì sẽ được nâng bậc trước thời hạn

Trong trường hợp phải thay đổi tay nghề do yêu cầu của công ty thì đượcđào tạo lại

Lao động của công ty đều có trình độ văn hoá 12/12 trở lên, số cán bộcông nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng nhiều Cụ thể năm 2010

so với năm 2009 số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng thêm

Trang 18

21,7%, năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 7,1%, năm 2012 so với năm 2011tăng thêm 5%

Điều này chứng tỏ hàng năm công ty luôn chú trọng công tác đào tạo độingũ cán bộ, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt hơntrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.6 Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

Qua thời gian dài xây dựng và phát triển đến nay cơ sở vật chất công ty đãđầy đủ và ổn định, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất tại công ty Cơ sở vật chấtcủa công ty năm 2012-2011 được thể hiện qua bảng 1.3 và bảng 1.4

Bảng 1.3: Bảng cân đối kế toán

Trang 19

Bảng 1.4: Bảng thuyết minh TSCĐ hữu hình

Trang 20

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán)

Qua bảng cân đối kế toán và bảng thuyết minh TSCĐ hữu hình Ta thấytổng giá trị TSCĐ của công ty năm 2012 là 118.201.478.418 đồng, trong đóTSCĐHH là 111.229.657.044 đồng và TSCĐVH là 0 đồng Trong TSCĐHH thìnhà cửa vật kiến trúc có giá trị cao nhất với 42.621.651.963 đồng, sau đó đếnmáy móc thiết bị là 39.060.437.905 đồng Điều này là hợp lý vì công ty luôn chútrọng cả đầu tư về nhà xưởng và máy móc thiết bị Bên cạnh đó tài sản giá trịvườn chè được đầu tư nhiều với giá trị còn lại đến 31/12 là 25.796.484.887.Nhìn chung tài sản công ty rất lớn và luôn được trú trọng đầu tư thêm, tại bảng1.4 ta thấy được công ty luôn đầu tư XDCB trong năm, số kinh phí đầu tư nàyluôn lớn hơn giá trị hao mòn trong năm

1.7 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền trong 02 năm gần đây (2011 - 2012)

Trang 21

Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một cách toàn diện

và chính xác, để từ đó xác định được nguồn thu chủ yếu của công ty cũng nhưxác định được hiệu quả của từng hoạt động trong công ty Ta phân tích một sốchỉ tiêu được thể hiện qua bảng 1.5 “Báo cáo kết quả HĐSXKD”

Qua bảng 1.4 ta thấy năm 2012 là năm có nhiều biến động trong sản xuấtkinh doanh của công ty Mà trong đó sự biến động nhiều nhất là yếu tố lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh Năm 2012 lợi nhuận thuần đạt 17.976.768.862

đ, năm 2011 lợi nhuận thuần là - 896.223.664 Như vậy năm 2012 tăng lên sovới năm 2011 là 18.872.992.526 đ Nguyên nhân của việc lợi nhuận thuần tăngchủ yếu là do doanh thu thuần tăng:

- Doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 74.550.592.203 đồngvới tỷ lệ tăng 41.70% Doanh thu thuần tăng cho thấy năm 2012 số lượng đơnđặt hàng của công ty tăng mạnh, giá bán tăng hơn, việc sản xuất kinh doanh đạthiệu quả

Trang 22

Bảng 1.5: Báo cáo kết q ủa hoạt động sản xuất kinh doanh

-Trong năm 2012 lợi nhuận gộp đạt 69.180.170.658 đồng, tăng17.683.312.824 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 34,33% Trongkhi các yếu tố về chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpnăm 2012 tăng ít so với năm 2011 trên cơ sơ quan sát doanh thu bán hàng đạtđược, nên đã làm cho lợi nhuận thuần năm 2012 tăng mạnh

- Lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 17.665.812.904 đồng, con số nàycho thấy công ty có lãi tăng cao

Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy năm

2012 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao so với năm 2011

Điều này nói lên Công ty đã chú trọng sản xuất và bán hàng, bên cạnh đó đãkiểm soát chặt chẽ các chi phí hơn so với năm 2011

Trang 23

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG

TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHÈ PHÚ BỀN 2.1 Khái quát chung về công tác kế toán của Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

* Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

Bộ phận kế toán nhà máy chè Đoan Hùng

Bộ phận kế toán nhà máy chè Vân Lĩnh

Kế toán ngân hàng và tiền

Kế toán thanh toán chè búp và

bộ phận NN

Kế toán theo dõi tài sản

cố định

và quỹ

Kế toán tiêu thụ

Phó tổng giám đốc Tài chính

Kế toán trưởng kiêm kế toán thuếTrưởng phòng

Trang 24

Bộ máy kế toán của công ty gồm 09 người: 01 phó tổng giám đốc phụtrách tài chính, 01 kế toán trưởng, 01 trưởng phòng kế toán; 06 kế toán viênđồng sự cùng thực hiện các nhiệm vụ phần hành khác nhau dưới sự chỉ đạo của

kế toán trưởng Công việc kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức ghépviệc, mỗi cán bộ phụ trách và kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán cụthể Nhiệm cụ cụ thể như sau:

+ Trưởng phòng kế toán:

Là người tham mưu cho kế toán trưởng, quản lý kiểm soát các nghiệp vụ

kế toán phát sinh, các loại chứng từ thanh toán khi có hoá đơn thuế GTGT, đônđốc các phần hành và báo cáo tài chính cuối tháng, chịu trách nhiệm nghiệp vụkhi kế toán trưởng đi vắng, ngoài ra còn làm thêm phần hành kế toán thuế

+ Kế toán theo dõi ngân hàng + lương:

Theo dõi quỹ tiền mặt và ngân hàng, theo dõi thanh toán các khoản thu,chi tiền mặt hạch toán trực tiếp cho các đối tượng nghiệp vụ phát sinh, tiền gửi,các khoản vay tại Ngân hàng và công ty mẹ;Theo dõi lương và các khoản tríchtheo lương; tính, báo cáo và theo dõi phần thuế thu nhập cá nhân

Trang 25

+ Kế toán theo dõi vật tư + thanh toán phải trả:

Là người chịu trách nhiệm thành toán kiểm tra hoá đơn chứng từ toàn bộ vật tưđầu vào đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá Chịu trách nhiệm viết phiếunhập - xuất vật tư cho toàn công ty và hạch toán phân bổ vật tư cho các đốitượng trong công ty, lập báo cáo vật tư tồn kho theo từng tháng cho công ty

+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm tồn kho:

Theo dõi tiêu thụ hàng cho từng đối tượng khách hàng Theo dõi thànhphẩm nhập xuất tồn kho, theo dõi hàng bán

+ Kế toán Tổng hợp và tính giá thành sản phẩm:

Lập báo cáo tài chính và làm báo cáo theo yêu cầu của công ty mẹ Tínhgiá thành, lập báo cáo tổng hợp – báo cáo tài chính Tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm đơn vị

Trang 26

Ghi chú:

Theo dõi hàng tháng Theo dõi hàng ngày Quan hệ đối chiếu

( Nguồn: Phòng kế toán công ty)

- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ được thực hiên chủ yếu trên máy tính với phần mêm kế toán chuyên dùng ISM theo sơ đồ sau:

Toàn bộ chương trình hạch toán kế toán tại công ty được thực hiện trênphần mềm kế toán Accnet 2004 theo hình thức nhật ký chung (được cài trongcác máy vi tính của phòng kế toán của công ty)

Nhật ký chung

Chứng từ kế toán ( chứng từ gốc)

Trang 27

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ trên máy vi tính

Trình tự ghi sổ kế toán như sau:

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xácđịnh tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theocác bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thựchiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa

số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảochính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán

có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi

đã in ra giấy Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Trang 28

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay.

Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Accnet gồm 5 phần:

1 Phần vốn bằng tiền 2 Phần tồn kho

Bước 1: thu thập phân loại chứng từ,

chuẩn bị - đăng ký các chi tiết cần theo

dõ i

Dữ liệu đầu vào

Phiếu thu, chi tiền mặt, ngoại tệ

chứng từ liên quan đến tiền

Máy tính xử lý thông

tin và đưa ra

1- sổ nhật ký thu, chi

2- sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi

3- sổ cái các tài khoản vốn = tiền

4- sổ chi theo dõi ngoại tệ

5- bảng lưu chuyển tiền tệ

Bước 1: thu thập phân loại chứng từ,

chuẩn bị - đăng ký các chi tiết cần theo

dõ i

-Nhật ký hàng tồn kho -bảng kết quả kiểm kê tồn kho -báo cáo kiểm kê

-sổ chi tiết vật tư -thẻ kho

-báo cáo tồn kho -báo cáo tồn kho tổng hợp -bảng cân đối nhập xuất tồn vật tư hàng hoá

Dữ liệu đầu vào

-Điều chuyển vật tư hàng hoá từ kho này sang kho khác

-chuyển vật tư hàng hoá từ loại này sang loại khác

-Tập hợp TP từ các loại NVL -Phiếu xuất kho nội bộ Phiếu nhập kho thành phẩm Phếu nhập phế liệu

Thuế nhập khẩu

Máy tính xử lý thông tin và đưa ra

Trang 29

3- Phần vốn mua hàng, nợ phải trả: 4- Phần bán hàng và nợ phải trả

Máy tính xử lý thông

tin và đưa ra

1- Sổ nhật ký mua hàng

2- Bảng tính thời gian nợ phải trả

3- Sổ chi tiết nhà cung cấp

4- Bảng kê mua hàng tổng hợp

5- Bảng kê thuế mua hàng

6- Theo dõi thanh toán hợp đồng mua

hàng

1- Nhật ký bán hàng 2- Báo cáo bán hàng chi tiết 3- Bảng tính thời hạn của hoá đơn 4- Báo cáo bán hàng của nhân viên tiếp thị

5- Sổ chi tiết khách hàng 6- Sổ theo dõi thanh toán các hoá đơn 7- Phân tích bán hàng chi tiết

8- Bảng kê thuế bán hàng

Bước 1: thu thập phân loại chứng từ

chuẩn bị - đăng ký các chi tiết cần theo

dõi

Bước 1: thu thập phân loại chứng từ

chuẩn bị - đăng ký các chi tiết cần theo dõi

Dữ liệu đầu vào:

- Phiếu nhập kho mua vật tư hàng hoá

- Phiếu nhập dịch vụ

- Phiếu mua hàng trả nhà cung cấp

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

- Hoá đơn cung cấp dịch vụ

- Hoá đơn bán hàng

Trang 30

Phần mềm này phân ra các phần hành cụ thể cho mọi công việc kế toán

và loại sổ sách phần hành cụ thể như:

1) Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi một cách chi tiết cả bằng tiền ViệtNam lẫn ngoại tệ, tình hình thu-chi-tồn các loại quỹ, tiền mặt, tiền gửi ngânhàng và cả tiền đang chuyển

2) Bộ phận kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán: theo dõi quá trìnhmua hàng và thanh toán với người bán theo chi tiết từng người, theo từng hoáđơn mua hàng

3) Bộ phận kế toán bán hàng và nợ phải thu khách hàng: theo dõi quátrình bán hàng và tình hình thanh toán của khách hàng theo cả tổng hợp và chitiết theo từng người, theo từng hoá đơn bán hàng

4) Bộ phận kế toán hàng tồn kho: theo dõi chi tiết nhập –xuất - tồn theolượng và giá trị ứng với từng mặt hàng, từng kho, từng tài khoản

5) Bộ phận kế toán tổng hợp và tính giá thành: theo dõi, kiểm tra cácnghiệp vụ kinh tế tổng hợp phát sinh khác, chi tiết cho từng TK nợ phải thu, nởphải trả, sổ cái tổng hợp và các báo cáo kế toán Tập hợp các chi phí phát sinhsau đó phân bổ để tính giá thành đơn vị sản phẩm

6) Bộ phận kế toán ở 3 nhà máy, Phú Thọ, Hạ Hoà và Đoan Hùng mỗinhà máy có 02 kế toán viên trong đó:

Một người làm lương cho công nhân và thanh toán tiền mua chè búp trựctiếp với dân Một kế toán làm quỹ (trả tiền chè và tiền lương cho công nhân) vàthống kê số liệu phát sinh của nhà máy

Trong tháng các bộ phận kế toán này có trách nhiệm báo cáo số liệu, gửibáo cáo về phòng tài vụ theo từng ngày

Khi cần in các loại sổ sách báo cáo tổng hợp hàng kỳ kế toán chỉ cầnchọn mục báo cáo gồm các loại cần in trong các loại sau:

1- Sổ nhật ký chung

2- Sổ chi tiết thanh toán

3- Bảng cân đối công nợ

4- Bảng kê chi phí tổng hợp đối tượng tính giá

5- Bảng kê chi phí chi tiết

Trang 31

6- Bảng kê chi phí tổng hợp

7- Sổ cái tổng hợp

8- Bảng cân đối kế toán

9- Bảng cân đối số phát sinh

10- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

11- Lưu chuyển tiền tệ

Hoạt động hạch toán theo hình thức nhật ký chung:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Phòng

kế toán là nơi tập hợp toàn bộ các chứng từ và số liệu để xử lý theo từng phầnhành công việc, ở các nhà máy xa trung tâm có một số kế toán làm nhiệm vụtheo dõi thu thập thông tin, kiểm tra số liệu, các chứng từ sơ bộ và phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động của bộ phận đó rồi gửicác chứng từ đó về phòng kế toán trung tâm của công ty, những người này cũngnhận tiền mặt tại công ty để chi trả tiền chè và tiền lương cho công nhân tại địađiểm nhà máy đó Kể từ khi thành lập công ty đã vận dụng khai thác sử dụngcác phần mềm tin học tiện ích cho công việc hạch toán kế toán của công ty

2.1.2.3 Chính sách kế toán áp dụng

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế và thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành, chi phí thuế thu nhập được hoãnlại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ

- Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12

- Kỳ hạch toán: Tháng

- Đơn vị tiền tệ sử dụng thống nhất trong kế toán là: Việt Nam đồng

- Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng theo chuẩn mực và chế độ kếtoán Việt Nam (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC)

Trang 32

- Nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại ViệtNam

- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: tiền bao gồmcác khoản tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản gửi không kỳ hạn Khoảntương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn dễ có khả năng chuyển đổithành tiền

- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kếtoán: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoáivào ngày phát sinh nghiệp vụ Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá trong quátrình thanh toán hoặc chuyển đổi vào cuối niên độ được ghi nhận trong báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được hạch toán theogiá gốc

- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giátrị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu có)

để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồnkho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị thuần có thểthực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoànthành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được trích lập theo cácquy định kế toán hiện hành Theo đó, công ty được phép trích lập dự phònggiảm giá hàng tồn kho lỗi thời, kém phẩm chất và trong trường hợp giá thực tếcủa hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kếtthúc niên độ kế toán

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thườngxuyên

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình đượckhấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính

Trang 33

- Ghi nhận chi phí phải trả và dự phòng phải trả: chi phí phải trả được ghinhận căn cứ vào thông tin có được vào thời điểm cuối năm Theo luật của bảohiểm xã hội công ty và nhân viên phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệpcho bảo hiểm Việt Nam quản lý Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% củamức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức lương tối thiểuchung được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ Quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỷ lệ 3% trêntổng quỹ lương.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu bán hàng được xác định theogiá trị hợp lý của các khoản đã thu và sẽ thu được Doanh thu được ghi nhận khichuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền

sở hữu hàng hoá

2.2 Thực trạng kế toán thanh toán tại công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

2.2.1 Kế toán thanh toán với khách hàng

Tại Công ty TNHH Một Thành Viên Chè Phú Bền, phòng bán hàng lànơi làm thủ tục xuất hàng Sau khi đầy đủ chứng từ sẽ tiến hành phát hànhInvoice, hoá đơn, rồi chuyển hoá đơn về phòng kế toán Kế toán công nợ phảithu tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác nhận đồng thời tiến hành xử lý chứng từ

và các nghiệp vụ theo dõi có liên quan như theo dõi công nợ và các quá trìnhnhập liệu khác

* Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tháng 02-2012:

- Ngày 12/02/2012, Căn cứ vào Hợp đồng PBTC-87 Xuất khẩu chè bán cho Công

Ty Lipton Unilever House theo Invoice PBT-210 Số lượng 23,240 kg = 42,761.6 USD, tỷ giá 20,673 VND/USD = 884,010,557 VNĐ

+ Kế toán căn cứ vào Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên:

Trang 34

+ Và Invoice :

Trang 35

+ Kế toán tiến hành làm phiếu xuất kho theo trình tự sau: Vào Giao diện Hệ thống ACNET 2004:

Trang 36

.Giao diện các khoản phải thu:

Trang 37

Vào Giao diện Hoá Đơn bán hàng:

Trang 38

Tại mục: Số chứng từ, Kế toán điền ký hiệu chứng từ tương ứng với Invoice: 2002-02/12

Trang 39

Tại mục: Số lô , Điền số lô tương ứng với kỳ kế toán đang thực hiện: SI0000077 : Lô Doanh thu bán hàng tháng 02-2012

Ngày phát sinh: Điền ngày xuất Hoá đơn- Invoice

Số lượng: Số lượng xuất bán: 5.400 kg

Đơn giá: Đơn giá bán( qui ra VNĐ tại thời điểm phát hành hoá đơn)

Thành tiền: VNĐ

(Các mục khác Máy tính sẽ tự động chạy như: TK nợ )

Sau khi thực hiện đúng và đầy đủ các bước trên, ta sẽ được kết quả sau:

Ngày đăng: 26/04/2018, 04:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2011), Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển I-II, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển I-II
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động
Năm: 2011
2. Đặng Ngọc Hùng (2009), Giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: Đặng Ngọc Hùng
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Năm: 2009
3. TS. Vô Văn Nhị (2004), 306 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 306 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Tác giả: TS. Vô Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2004
4. TS. Trương Thị Thủy, Ths. Nguyễn Thị Hòa, Ths. Bùi Thị Thu Hương (2009), Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS. Trương Thị Thủy, Ths. Nguyễn Thị Hòa, Ths. Bùi Thị Thu Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2009
5. Ths Ngô Kim Phượng, TS Lê Thị Thanh Hà, Ths Lê Mạnh Hưng, Ths Lê Hoàng Vinh (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanhnghiệp
Tác giả: Ths Ngô Kim Phượng, TS Lê Thị Thanh Hà, Ths Lê Mạnh Hưng, Ths Lê Hoàng Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM
Năm: 2009
6. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
7. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Ts Nguyễn Thị Thà (2012), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Ts Nguyễn Thị Thà
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2012
8. PGS.TS Nguyễn Văn Lợi, Ths Nguyễn Minh Đức (2012), Thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Lợi, Ths Nguyễn Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2012
9. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Khác
10. Bài giảng kế toán doanh nghiệp_8421, giảng viên Tôn Thất Minh Mẫn Khác
11. Tài liệu kế toán của công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền năm 2010, 2011, 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w