Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
176,5 KB
Nội dung
Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Trả lời 15câu hỏi ơn tập TRIẾT HỌC trong nội dung chương trình cao học Câu 1: Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia. 1. Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Hoa cổ đại. Phái Nho gia được Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm và Tn Tử phát triển về phía duy vật. v Quan điểm CT - XH của Khổng Tử: Khổng Tử là người sáng lập ra đạo Nho, ơng được phong là “Chí thánh tiên sư, Vạn thế sư biểu”, nghĩa là thầy, thánh của mn đời, mn nhà. Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong đó có các quan hệ như: Vua-tơi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn bè. Năm mối quan hệ này về sau được phái Nho gia gọi là Ngũ ln, trong đó 3 mối quan hệ Vua-tơi, Cha-con, Chồng-vợ là những mối quan hệ cơ bản nhất và được gọi là Tam cương. Những phạm trù cơ bản trong thuyết Chính trị - Đạo đức của Khổng Tử là Nhân, Lễ, Nghĩa và Chính danh: - Nhân: là lòng thương người. Người có nhân là người có đạo đức hồn tồn. Trung và Thứ là hai khía cạnh của Nhân: Trung là tính ngay thẳng với người, điều mình muốn thì hãy làm cho người; Thứ là lòng vị tha, điều mình khơng muốn thì đừng làm cho người. Trong đạo nhân, hiếu là gốc - hiếu khơng chỉ thể hiện ở việc phụng dưỡng cha mẹ mà quan trọng nhất là lòng thành kính. Khổng Tử nói: “Ni cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì ni thú vật”. -Lễ: là hình thức thể hiện lòng nhân. Lễ bao gồm mối quan hệ rộng lớn, từ quan hệ thần linh đến quan hệ ứng xử giữa người với người, quan hệ đạo dức, phong tục, tập qn, quan hệ nhà nước, luật pháp … Tn theo lễ là một điều kiện để thực hiện nhân đức. Người qn tử khơng bao giờ làm trái với lễ. - Nghĩa: là hành vi đạo đức thể hiện đức nhân. Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác. Nghĩa và lợi khơng thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói: “Qn tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi”. - Chính danh: có nghĩa là phải bố trí người ở cương vị phù hợp với năng lực, người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải làm đúng danh phận, chức trách của mình “qn qn, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nói và làm khơng được vượt chính danh: + Khổng Tử đề cao người hiền tài với tư tưởng Thượng hiền và khun các nhà cai trị nên sử dụng người hiền tài quản lý đất nước và loại bỏ dần những kẻ bất tài trong bộ máy cai trị. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! + Phải thực hiện ba điều: thực túc, binh cường, dân tín. + Ơng khun giai cấp thống trị phải thương u, tơn trọng chăm lo nhân dân. Đồng thời ơng khun dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo khơng ốn trách + Tuy nhiên những kế sách chính trị của ơng chỉ dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ khơng phải phải bằng cách mạng hiện thực (hạn chế). v Quan điểm CT - XH của Mạnh Tử: Tư tưởng về CT - XH của Mạnh Tử thể hiện ở triết lý nhân sinh (triết lý về cuộc đời) mà trung tâm là học thuyết về tính thiện. Ơng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tính thiện của con người có ở 4 đức tính lớn vốn có bẩm sinh, đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và chúng bắt nguồn từ tứ đoan: - Ai sinh ra cũng có lòng thương xót nên phải lấy Nhân mà cảm hố. - Ai sinh ra cũng có lòng ghen ghét nên phải lấy Nghĩa mà điều chỉnh. - Ai sinh ra cũng cung kính nên phải lấy Lễ mà giáo hố. - Ai sinh ra cũng biết phải trái nên phải lấy Trí mà phân biệt đúng sai. Tính thiện của con người vốn bắt nguồn từ cái tâm do trời phú để cho con người ta biết suy nghĩ, phân biệt phải trái đúng sai để ứng xử với con người và vạn vật. Dựa trên thuyết tính thiện và tư tưởng đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử đưa ra thuyết “Nhân chính”, tức là cái trị là chính, phải vì nhân chứ khơng phải vì lợi. Chủ trương của thuyết này là lấy đức để thu phục lòng người, phản đối việc cai trị bằng bạo lực. Trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa và chủ trương nhân chính, Mạnh Tử đã đề ra một quan điểm rất độc đáo đó là dân bản. Ơng coi dân là quan trọng nhất, kế đến là giang sơn xã tắc, vua là thường thơi “Dân vi q, xã tắc thứ chi, qn vi khinh”. Và ơng giải thích là có dân mới lập nên nước, có nước mới lập nên vua, chứ vua khơng thể sinh ra dân. Quan hệ vua tơi là quan hệ hai chiều, tơn trọng lẫn nhau. Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí (hạn chế) nhưng trong học thuyết về CT-XH với tư tưởng “nhân chính”, “dân bản” có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với u cầu và xu thế phát triển của lịch sử XH v Quan điểm CT - XH của Tn Tử: Tn Tử là người phát triển học thuyết của Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc và chính danh. Tuy nhiên, ơng phản đối quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về những vấn đề chính trị và đạo đức. Tn Tử đứng trên quan điểm duy vật và vơ thần (tích cực), ơng cho rằng tự nhiên gồm 3 bộ phận: trời, đất và người. Trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hố của vạn vật. Như vậy, trời khơng quyết định vận mệnh của con người, con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Việc trị hay Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ khơng phải tại trời. Nếu con người hành động thuận với lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị mà đối phó với đạo thì lành, lấy sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”. Khơng chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự nhiên và XH để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ơng phê phán mê tín dị đoan, việc tơn thờ trời, ỷ lại trời, khun con người nên tin ở sức mình, ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ khơng để cho nghèo khó và bệnh tật. Về đạo đức ơng đưa ra thuyết tính ác cho nên ơng chủ trương sửa trị việc nước, giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho XH tiến bộ, văn minh hơn. Ơng đề cao “lễ trị”, ơng cho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong XH là cần thiết để duy trì trật tự XH. 2. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia Nho gia Đạo gia Pháp gia Đường lối chính trị: “đức trị” hay “nhân trị” - Coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực và chiến tranh. - Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, đó là Ngũ ln và Tam cương. Các phạm trù cơ bản trong học thuyết của Khổng Tử là Nhân- Nghĩa-Lễ-Chính danh: - Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính chất điều hòa mâu thuẫn giai cấp, phản đối đấu tranh. Ơng khun giai cấp thống trị phải thương u, tơn trọng, chăm lo cho nhân dân. Đồng thời, ơng cũng khun dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo mà khơng ốn trách. Ơng coi việc ốn trách cảnh nghèo hèn, ưa dùng bạo lực là mầm mống của loạn. Tuy nhiên những kế sách chính trị của ơng chỉ dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ khơng phải phải bằng cách mạng hiện thực Đường lối chính trị: sử dụng học thuyết “vơ vi”, có nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thần phái, khơng làm trái với tự nhiên, khơng can thiệp vào trật tự của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xương cốt mạnh mà lòng hư tĩnh, khiến cho dân khơng biết, khơng muốn. - Khơng dùng luật pháp, khơng cần giáo dục nhân, lễ, nghĩa, trí. - Lão Tử chủ trương hạn chế quyền lực của Nhà nước và hoạt động của dân đến mức tối đa, để cho dân sống chất phác thời ngun thủy, duy trì tình trạng nước nhỏ, dân ít. Đường lối chính trị: Hàn Phi chủ trương đường lối “pháp trị”. Để cai trị XH cần phải có 3 yếu tố là Pháp, Thuật và Thế: - Pháp là pháp luật, được cơng bố cbo mọi người biết, để tn theo và phải thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể vì khơng có một thứ pháp luật ln ln đúng với mọi thời đại - Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu. - Thuật là phương pháp mưu trí, thủ đoạn trong việc trị dân. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn Độ cổ đại Phật giáo là một trường phái Triết học Tơn giáo, người sáng lập ra đạo Phật là Thích ca Mâu ni. v Bản thể luận: thể hiện trong 4 ngun lý: Ø Vơ tạo giả: đạo Phật cho rằng vũ trụ là vơ thủy, vơ chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hố vơ thường, vơ định, khơng do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Phật giáo cho rằng thế giới tồn tại khách quan, khơng do thần thánh sáng tạo ra. Ø Vơ ngã: có nghĩa là khơng có linh hồn bất tử, sự vật hiện tượng xung quanh ta và chính bản thân ta là khơng có thật mà nó được tạo thành từ các yếu tố mà Phật gọi là Danh và Sắc. Danh là tinh thần, Sắc là vật chất. Thế giới do các yếu tố vật chất và tinh thần kết hợp lại với nhau tạo nên. Ø Vơ thường: có nghĩa là khơng có gì ổn định, bất biến. Phật khẳng định rằng thế giới khách quan khơng có gì là vĩnh hằng, bất biến mà cái gì cũng có q trình sinh thành, biến đổi và tiêu vong theo luật Nhân - quả mà Phật gọi là Sinh, Trụ, Dị, Diệt, từ sự vật nhỏ nhất cho đến vũ trụ đều tn thủ luật trên. Ø Nhân quả tương tục: Phật khẳng định rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời đều có ngun nhân của nó. Nhân kết hợp với dun thì sinh ra quả, quả lại kết hợp với dun lại biến thành nhân và sinh ra quả khác. Nhân và quả tạo thành một chuỗi khơng ngừng nghỉ, Phật gọi là “Nhân quả tương tục vơ gián đoạn" v Nhân sinh quan: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng lại kế thừa thuyết ln hồi, nghiệp báo trong đạo Balamơn. Thích ca Mâu ni đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân dun” để giải thốt chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, ln hồi. Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh quan chủ yếu của đạo Phật. “Tứ diệu đế” là bốn chân lý vĩnh hằng, thiêng liêng, cao cả, đúng đắn gồm có: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế. Khổ đế: Phật cho rằng đời là bể khổ vì vậy ta chỉ dạy các con một điều là khổ và diệt khổ” và các nỗi khổ của con người thể hiện trong Bát khổ. Nhân đế (Tập đế): Phật giáo giải thích ngun nhân mọi nỗi khổ của con người. Phật khẳng định rằng tất cả mọi nỗi khổ của con người đều có ngun nhân của nó. Các ngun nhân của nỗi khổ được thể hiện qua “Thập nhị nhân dun” (12 nỗi khổ của con người). Diệt đế: Phật nói khi con người ta tìm ra được ngun nhân của nỗi khổ theo Thập nhị nhân dun thì Phật khẳng định rằng con người có thể từ bỏ tận gốc mọi nỗi khổ và chỉ có như thế con người mới đến được cõi Niết bàn. Do vậy, Phật cho rằng cái khổ có thể tiêu diệt được. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Đạo đế: Phật nói chúng sinh có thể tiêu diệt được nỗi khổ nếu đi theo con đường “Bát chính đạo. v Nhận xét: - Ưu điểm: + Là trường phái triết học vơ thần (chống lại Brahman và khơng thừa nhận atman) mặc dù khơng triệt để, có yếu tố duy vật biện chứng, thừa nhận có sự vận động tuyệt đối của các sự vật hiện tượng. + Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội. + Triết lý của đạo Phật có ý nghĩa giáo dục rất lớn vì nó khun con người khinh ghét những ham muốn dục vọng vật chất tầm thường. + Đạo Phật có tính nhân đạo cao bởi vì nó khun con người suy nghĩ và làm điều thiện, tránh xa điều ác, thương u cứu giúp mọi người. Khơng dùng bạo lực trong quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như tơn giáo khác nhau. - Nhược điểm: + Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan trong quan niệm về XH bởi vì nó cho rằng ngun nhân cơ bản của mọi nỗi khổ là do vơ minh do đó Phật giáo cho rằng sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thốt con người khỏi cái khổ. + Chưa nhận thấy được sự đứng n tương đối của các sự vật hiện tượng + Phật giáo chủ trương giải thốt con người bằng phép tu thân, tích đức tiêu cực, xa lánh cuộc đời mà khơng mang phong trào cách mạng XH, phủ nhận sự biến đổi cải tạo XH bằng thực tiễn cách mạng. + Phật giáo theo trường phái nhận thức luận duy tâm, nhận thức chỉ thực hiện bằng sự tu luyện, thiền định. Khơng thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duy cũng như via trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. + Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi. Tuy nhiên, Niết bàn - cái mà Phật cho là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượng thuần túy, khơng có gì làm bằng chứng. Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam Trả lời : Triết học Việt nam chịu ảnh hưởng của các tư tưởng triết học trường phái Nho ga, Đạo gia và đặc biệt là đạo Phật. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! 1. Về bản thể luận: Chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tơn giáo là tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Tư tưởng duy tâm thể hiện ở việc vào số mệnh, nghiệp, kiếp; coi mệnh trời quyết định sự thành bại của con người: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”. Bên cạnh tư tưởng mệnh trời cũng có tư tưởng đề cao vai trò con người hơn mệnh trời: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh. Các quan điểm duy vật lẻ tẻ, khơng thành hệ thống thường xun phản kháng lại quan điểm duy tâm: - Bác bỏ nguồn gốc thần thánh và vai trò quyết định của vua - Vạch trần thực chất của tệ mê tín bói tốn - Vạch trần sự giả trá của thầy bói, địa lý 2. Quan điểm chính trị-xã hội + Chủ nghĩa u nước Việt Nam + u nước là phẩm chất cao q nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. + u nước là trách nhiệm của mọi người khơng phân biệt đẳng cấp, giới tính. + Tơn kính, thờ cúng những người anh hùng dân tộc, những người có cơng dựng nước, xây dựng làng xã . + Khinh ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc + Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung quốc. - Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại ‘Con rồng, cháu tiên”) - Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, ln ln giữ vững địa vị của một nhà nước độc lập - Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập qn, chống lại âm mưu đồng hóa của Trung quốc. (Tư tưởng của Nguyễn Huệ, đánh cho dài tóc, đánh để răng đen). Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! + Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc - Đại đồn kết tồn dân tộc. Truyền thuyết “đồng bào” (cùng một bọc) nói lên tình đồn kết dân tộc, khơng phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. - Quan hệ vua-tơi, nhà nước và nhân dân: Vua tơi đồng lòng, qn dân hợp sức. Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo) - Tồn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Phát huy vai trò trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước. - Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta. Thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẽo, khơn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. 3. Quan niệm về đạo làm người + Chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam - Thương u, giúp đỡ mọi người. “Thương người như thể thương thân”. “Chị ngã em nâng”. “Miếng khi đói gói khi no”. “Lá lành đùm lá rách” . - Tình thương u, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. - Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn năn hối cải. Đối xử nhân đạo với kẻ thù đã đầu hàng: “Đánh người chạy đi, khơng đánh người chạy lại”. - Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý. Hiếu thảo với cha mẹ. Thờ cúng tổ tiên. Chăm sóc phần mộ tổ tiên. Thương u con cháu, ít phân biệt nam nữ. - Giữ vững lối sống trong sạch: + Quan niệm về đạo làm người trong Nho gia, Đạo gia với những khái niệm “Tam cương”, “Ngũ ln”, Ngũ thường”, “Nhân”. + Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”, “cứu khổ, cứu nạn” .cũng ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Tóm lại tư tưởng triết học Việt Nam là tư tưởng u nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tư tưởng này thể hiện ở lòng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng một nhà nước vững mạnh, chăm lo đời sống nhân dân. Tư tưởng này còn thể hiện ở lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc, tơn kính những người anh hùng dân tộc, những người có cơng bảo vệ, xây dựng đất nước, q hương, khinh ghét những kẻ phản quốc. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Ngồi ra, tư tưởng đại đồn kết tồn dân tộc, tư tưởng về đạo làm người, tư tưởng khoan dung với người lầm đường lạc lối và với kẻ thù đã chịu thất bại hoặc đầu hàng cũng góp phần làm nên tầm vóc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Câu 4: Sự đối lập giữa quan điểm duy tâm và duy vật, biện chứng và siêu hình trong triết học Hy Lạp cổ đại (về bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm CT-XH giữa Đêmơcrit và Platon; triết học Hêraclit và phái Elê …) Trả lời : -Về bản thể luận: + Democrit đứng trên lập trường duy vật vơ thần, ơng cho rằng khởi ngun của thế giới là ngun tử, là dạng vật chất nhỏ nhất, khơng thể phân chia được nữa, nó là cơ sở của thế giới, của sự vật hiện tượng. Ngun tử này khơng màu, khơng mùi, khơng vị, khơng nóng, khơng lạnh, nó khơng khác nhau về chất, nó chỉ khác nhau về hình dáng, về cấu tạo, về tư thế sắp xếp và các ngun tử này ln ln vận động trong chân khơng. Các sự vật hiện tượng khác nhau là do sự liên kết giữa các ngun tử có hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau, cấu tạo khác nhau. Các ngun tử vận động khơng ngừng và chính sự đa dạng của các ngun tử tạo nên sự đa dạng của thế giới sự vật và sự hình thành của vũ trụ + Đối lập với Democrit, Platon đứng trên lập trường duy tâm, ơng khẳng định rằng bản ngun của thế giới là “thế giới ý niệm”, thế giới ý niệm tồn tại một cách chân thật, vĩnh cửu và bất biến. Ơng chia thế giới thành hai bộ phận là thế giới ý niệm và thế giới vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới có trước và sinh ra thế giới vật cảm tính. Thế giới vật cảm tính là thế giới khơng chân thật, khơng đúng đắn và ln ln thay đổi, là thế giới có sau và là cái bóng của thế giới ý niệm. - Về con người: Đêmơcrit bác bỏ quan niệm thần thánh sinh ra con người. Ơng cho rằng con người xuất hiện trên trái đất là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên và linh hồn được cấu tạo từ ngun tử. Platon thì cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn tồn tại độc lập với nhau. Trong đó thể xác được tạo thành từ đất, nước, lủa và khơng khí còn linh hồn do Thượng đế tạo ra và nó là bất tử, tồn tại vĩnh hằng. - Về nhận thức luận: + Democrit chia nhận thức thành hai dạng: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là dạng nhận thức mờ tối, do giác quan đem lại. Nhận thức lý tính là dạng nhận thức thơng qua những phán đốn logic, là dạng trí tuệ. Ơng đã thấy được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính và ơng chỉ ra phải bằng nhận thức lý tính thì con người mới phát hiện được ngun tử tức là nguồn gốc của thế giới + Do Platon cho rằng nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính nên ơng cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn về thế giới ý niệm có trước vật chất. Ơng cho rằng nhận Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! thức cảm tính chỉ là sự nhận thức cái bóng của ý niệm, chỉ cho ta những quan niệm, chứ khơng phải là tri thức chân thực. Chỉ có nhận thức lý tính, tức nhận thức khái niệm mới đạt đến tri thức chân thực. - Về chính trị: + Democrit đứng trên lập trường của phái chủ nơ dân chủ, ơng vẫn coi chế độ nơ lệ là hợp lý, chống lại đường lối Platon. + Trong khi đó Platon đưa ra học thuyết về một nhà nước lý tưởng, đó là nhà nước cộng hòa bao gồm 3 đẳng cấp: nhà triết học làm vua, vệ binh bảo vệ đất nước và người lao động sản xuất. - So sánh quan điểm giữa biện chứng và siêu hình trong triết học Hêraclit và phái Elê Triết học Hêraclit cho rằng khởi ngun của vũ trụ là lửa và lửa đã sinh ra vạn vật. Ơng cũng cho rằng vạn vật khơng ngừng biến đổi như dòng chảy. Và ơng thừa nhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng. Chính nhờ sự đấu tranh giữa các mâu thuẫn đó mới có hiện tượng sự vật này chết đi và sự vật khác ra đời nên vũ trụ thường xun biến đổi. Ngược lại trường phái Elê lại cho rằng thế giới là một khối chung nhất bất động khơng do thần thánh sinh ra. Câu 5: Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan hệ giữa triết học và tơn giáo, về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận con người và xã hội). Trả lời: Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XV là xã hội phong kiến. Thiên chúa giáo trở thành tơn giáo chính thống và cùng với thế lực phong kiến trở thành lực lượng thống trị xã hội. Triết học trong thời kỳ này chịu sự chi phối và thống trị của tơn giáo và thần học. Triết học trở thành tơi tớ của tơn giáo. Về quan hệ giữa triết học và tơn giáo các nhà triết học giai đoạn này đề cao vai trò niềm tin tơn giáo so với lý trí. Chẳng hạn Tơmat Đacanh cho rằng đối tượng của triết học là chân lý của lý trí, đối tượng của thần học là chân lý của niềm tin và niềm tin cao hơn lý trí. Còn Đơnxcơt lại cho rằng đối tượng của thần học là thượng đế, đối tượng của triết học là tự nhiên. Vì vậy các nhà triết học thời kỳ này đã đưa thần học đặt niềm tin lên trên hết, đề cao niềm tin hơn lý trí và khoa học phải phục tùng tơn giáo. Về bản thể luận các nhà triết học cho rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới và quyết định mọi trật tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức và đạo đức con người. Tơmat Đacanh cho rằng mọi trật tự trong tự nhiên, từ sự vật khơng có linh hồn đến con người rồi đến thần thánh và sau cùng là Chúa trời đều do Thượng đế sắp xếp. Mọi cái trong tự nhiên và xã hội đều có mục đích do Thượng đế an bày, mọi đẳng cấp trong xã hội đều do Thượng đế quy định. Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Về nhận thức áp dụng học thuyết về hình dạng của Arixtơt, ơng chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Về con người và xã hội theo quan điểm thần học các nhà triết học cho rằng con người là thực thể yếu đuối, do Thượng đế tạo ra và có tự do trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Vì vậy cuộc sống trần gian là tạm bợ, tội lỗi chỉ có cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Mục đích của nó là để bảo vệ quyền lực tối cao của nhà thờ hay của nhà vua, giai cấp thống trị. Câu 6: Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ 17-18 Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ q độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, là thời kỳ của những cuộc cách mạng tư sản. Trong giai đoạn này sự phát triển của lực lượng sản xuất mới làm quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt hơn. Đồng thời đây là thời kỳ phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên có bước tiến nhảy vọt đặc biệt là cơ học. Tất cả cái đó làm tiền đề cho sự phát triển triết học với nhiều thành tựu và hạn chế như sau: + Thành tựu: - Về bản thể luận, các nhà triết học đứng trên lập trường duy vật vơ thần, chống lại thế giới quan duy tâm, tơn giáo của Nhà thờ. Họ khẳng định vật chất, tự nhiên là thực thể duy nhất, Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên. "Trong vũ trụ chỉ có một thực thể - cả con người lẫn động vật đó là vật chất" (Đ. Diđơrơ). Họ cũng thừa nhận vật chất ln ln vận động bao gồm cả đứng im hay vận động tương đối. Và q trình vận động do ngun nhân bên trong của vật chất, từ đó làm tiền thân cho thuyết tiến hóa sau này. - Về con người: Con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức. Họ bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể. Đ.Diđơrơ quan niệm về linh hồn tách rời cơ thể cũng vơ lý như: “có thể nhìn mà khơng cần mắt, có thể nghe mà khơng cần tai….” Theo họ, nhân cách con người là sản phẩm của hồn cảnh và giáo dục. - Về nhận thức: Các nhà triết học duy vật chia nhận thức thành nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Trong đó cảm tính là giai đoạn thứ nhất của nhận thức, lý tính là giai đoạn thứ hai nhận thức và giai đoạn kết hợp chúng dùng thực nghiệm khoa học để kiểm tra. - Về chính trị-xã hội: Họ chống lại tư tưởng và trật tự phong kiến, tun truyền tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Họ đề cao hình thức nhà nước dân chủ; chống quyền lực phong kiến và Nhà thờ. - Về vấn đề tơn giáo, họ vạch trần bản chất tơn giáo và tính chất phản động, phản tiến bộ của nó. Theo Hơpxơ nguồn gốc của tơn giáo là sự sợ hãi và ngu dốt của quần chúng. Theo họ, khơng phải tơn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tơn giáo. + Hạn chế: Ghi rõ nguồn http://vnecon.com khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn. [...]... dựng và quản lý Nhà nước - Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện tồn tổ chức Quốc hội - Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước - Cải cách tư pháp - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Câu 15: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trả lời : Có nhiều quan điểm trước Mác về con người như quan điểm . Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam http://www.vnecon.com Thân tặng! Trả lời 15 câu hỏi ơn tập TRIẾT HỌC trong nội dung chương trình cao học Câu 1: Quan