1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại trường mầm non

21 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 149 KB

Nội dung

Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc,mọi nơi.Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việcphát triển ngôn ngữ trong chương trình ch

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I Phần mở đầu 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 giới hạn của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

II Phần nội dung 3

1 Cơ sở lý luận của vấn đề 3

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4

3 Nội dung và hình thức của các giải pháp……… 6

4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16

III Phần kết luận, kiến nghị 17

1 Kết luận: 17

2 Kiến nghị: 18

Trang 2

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm nonnói riêng tiếp tục đẩy mạnh và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giảngdạy Để tiến dần đến việc hoàn thiện một giáo trình cơ bản mang tính giáo dụccao, có hiệu quả nhất Nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhâncách con người Kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạotrong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động

Trẻ mầm non ngoài các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi thì hoạt động họccũng rất nhiều như: khám phá khoa học, tạo hình, làm quen với toán…Tất cảnhững hoạt động này đều giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đối với trẻ 5-6tuổi còn một hoạt động không kém phần quan trọng đó là hoạt động làm quenchữ cái Vì hoạt động làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và là hànhtrang để trẻ tự tin bước vào lớp một

Ngôn ngữ có vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quảthì đối với trẻ, ngôn ngữ nói trong 5 năm đầu đời là một trong những lĩnh vựcquan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện

Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc,mọi nơi.Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việcphát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đólàm quen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ

Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giớixung quanh Đồng thời việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểuđược mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết

Hiểu được ý nghĩa khi cho trẻ làm quen với chữ cái , tôi mạnh dạn lựachọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổilàm quen với chữ cái tại trường mầm non Ea Tung” Nhằm tìm ra những biệnpháp thích hợp để nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen chữcái trong trường mầm non

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

Trang 3

Tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái,những khó khăn và những thuận lợi cũng như tìm hiểu những cơ sở cơ bản,những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại trường mầm non Ea Tung.

Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làmquen chữ cái cho trẻ mầm non 5-6 tuổi tại lớp lá 3 trường mầm non Ea Tung

Rút ra được những kinh nghiệm từ thực tiễn, vận dụng những phươngpháp đề ra từ đó đạt được những kết quả như mong đợi

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làmquen với chữ cái

4 Giới hạn của đề tài

Trẻ 5- 6 tuổi lớp Lá 2 phân hiệu Buôn Drai, trường Mầm non Ea Tung –

Xã Ea Na – Huyện Krông Ana – Tỉnh Dak Lak

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận

Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

b) Phương pháp thực tiễn

Phương pháp điều tra

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

Phương pháp khảo nghiệm

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Hiện nay, bậc học mầm non đang thực hiện theo chương trình giáo dụcmầm non mới Một số giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động làmquen với chữ cái theo hướng đổi mới và vẫn ảnh hưởng theo lối dạy cũ, chưathực sự linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy nên chưa phát huy được tính tích cựccủa trẻ, chưa thu hút được trẻ khi tham gia hoạt động này Khả năng ghi nhớ mặtchữ cái của trẻ chưa cao nên trẻ sẽ nhanh quên

Trang 4

Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trongkhông thể thiếu chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vuichơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non Ngôn ngữ được trong tất cảcác loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả cáchoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển

Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc pháttriển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làmquen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát

âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt

Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giớixung quanh Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệgiữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ởtrường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị tríkhác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định

Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ,chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học

Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm nontôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thứctrẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nộidung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phùhợp với điều kiện trường mình đang công tác Đối với trẻ mầm non hoạt độnglàm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc pháttriển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ,phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng Việt, để phát triểncác giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ

Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong giờ học làm quen với chữ cái chotrẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết nhằm giúp trẻ hứng thú, ham thích và tích cực thamgia vào giờ học chữ Để làm được điều này, các giáo viên phải thường xuyênthay đổi các hình thức tổ chức hoạt động Vì hình thức tổ chức hoạt động càngphong phú, hấp dẫn thì càng thu hút sự chú ý của trẻ Trẻ sẽ tiếp thu nhanh, dễnhớ, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Sĩ số : 30 trẻ/ lớp, Nữ: 12; DT: 16; Nữ DT: 8

Trang 5

Giáo viên: 02; trên chuẩn: 02; DT: 01; Nữ DT: 01;

Khảo sát chất lượng đầu nămnhư sau:

Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn,thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy

Lớp lá 3 được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, đồdùng trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen chữ cái Giáoviên nắm vững phương pháp, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dụcmầm non mới.Thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, tiết dạy mẫu dotrường, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức Sáng tạo trong cách dạy và làm đồdùng, đồ chơi

Bản thân tôi trong năm học 2017- 2018 được nhà trường phân công chủnhiệm lớp lá 3 tại điểm tại phân hiệu Buôn Drai, 100% các cháu đều được họcbán trú

Trong lớp đa phần là trẻ dân tộc thiểu số tiếp thu còn chậm, một số trẻ nóicòn ngọng và rụt rè trong khi nói Cha mẹ là đồng bào dân tộc và làm nông nênchưa có sự hiểu biết sâu rộng về việc cho trẻ làm quen chữ cái

Ở lứa tuổi này trẻ ghi nhớ chưa có chủ định, mau nhớ và mau quên, bêncạnh đó cô giáo cũng muốn trẻ thuộc lòng chữ cái nên thường gắn dãy cho trẻđọc chữ cái, như vậy trẻ học thuộc vẹt nhưng khi hỏi chữ thì trẻ lại không nhớ

Trang 6

Trình độ nhận thức của các trẻ không giống nhau bên cạnh đó là ý thứccủa cha mẹ về bậc học mầm non còn hạn chế, họ cho rằng con trẻ đến trườngmầm non chỉ để được chăm sóc, múa hát chứ không cần học hành gì vì vậy một

số cha mẹ chưa chú ý đến việc đưa trẻ đến trường thường xuyên và thường chocon nghỉ học, cũng vì vậy mà việc tiếp thu những kiến thức về chữ cái của trẻcũng bị gián đoạn

Trẻ là con em đồng bào dân tộc nên phát âm còn chưa rõ

Trẻ còn nói ngọng nên khó khăn trong việc rèn phát âm

Trẻ lại quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập

Trẻ thường phát âm mất dấu (ví dụ: chữ N ‘nờ’ trẻ phát âm ‘nơ’ )

3 Nội dung và hình thức của các giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức làm quen chữ cái cho trẻ mầmnon Đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non mới với mục đích chung là pháttriển một cách toàn diện cho trẻ

b Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp

Giải pháp 1 Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua việc tạo ra môi trườngchữ cái:

Để giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái, ngoài việc cho trẻ lĩnh hộikiến thức trên tiết học ra thì môi trường xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng và gópphần rất lớn giúp trẻ nhận biết nhanh Vì vậy tôi đã xây dựng môi trường chữtrong và ngoài lớp Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái phùhợp sẽ gây hứng thú cho trẻ, đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái đã học Để trẻđược làm quen với chữ ở mọi lức mọi nơi Với quan điểm giúp trẻ làm quen vớichữ cái ở mọi lúc, mọi nơi và để tạo ấn tượng cho trẻ ngay từ khi bước chân vàolớp, ở mảng tường ngoài cửa lớp trẻ có thể nhận ra ngay những hình ảnh quenthuộc của mình và của các bạn trong lớp kèm theo những từ tương ứng với hìnhảnh, một sự gần gũi, thân quen sẽ đến với trẻ Và trẻ cũng bắt gặp những hìnhảnh của chủ đề, những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán từ tạp chí,báo Hoạ Mi…Đây cũng là mảng tường để bố mẹ trẻ thấy được hiện bé đanghoạt động ở chủ đề nào để mỗi ngày khi đưa trẻ đến lớp hay đón trẻ ra về, cha

mẹ có thể phối kết hợp với giáo viên trò chuyện với trẻ về hình ảnh, về từ giúptrẻ làm quen thêm hay củng cố, rèn phát âm, chính xác hóa lại các chữ cái có

Trang 7

trong từ đó mà cô đã cung cấp cho trẻ Những hình ảnh, câu, từ này được côthường xuyên thay đổi để kích thích sự hứng thú của trẻ.

Tạo môi trường ngoài lớp học

Trang trí dán lên các mặt tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, đây là mảngtường cũng được cô chú trọng và liên tục sử dụng Mặt tủ đựng đồ cá nhân củatrẻ là nơi quen thuộc, gần gũi với trẻ, trẻ thường xuyên tiếp xúc trong một ngày.Mỗi mặt tủ của trẻ có trang trí một hình ảnh hay một bức tranh thuộc về chủ đề,hay một trong những chữ cái mà trong tuần cô sẽ giúp trẻ làm quen Điều quantrọng là trên mặt những tủ đựng đồ cá nhân này của trẻ , trên dưới những hìnhảnh này bao giờ cũng có những từ ngữ tương ứng với hình ảnh hay bức tranh và

có tên của trẻ Những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán từ tạp chí,báo Hoạ Mi… nên trẻ sẽ rất tự hào để khoe cùng bố, mẹ

Ở góc thiên nhiên: Các loại cây đều được gắn tên nhằm giúp trẻ được tiếpxúc nhiều hơn với chữ cái

Tạo môi trường trong lớp học

Những mảng tường mở trong lớp học chính là nơi trẻ được tham gia khámphá, trải nghiệm hoạt động làm quen với chữ cái do cô tổ chức, gợi mở giúp trẻ

tự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc Nên tôi thay đổi trang trí môi trường tronglớp học theo từng chủ đề, từng góc để tạo sự mới lạ và gây sự chú ý đến trẻ

Chuẩn bị: Bút màu, giấy màu, hồ dán, kéo, các hình ảnh trên hoạ báo, tạpchí, xốp màu, giấy màu

Cách trang trí: Ở chủ đề Thực vật :Tôi cho trẻ vẽ, xé dán, tô màu hay cắthình ảnh về hoa lá, cây cối …hoặc hình ảnh có trong báo, tạp chí Cô dán chữcái theo nội dung hình, tranh ảnh trẻ sẽ dễ dàng gây sự chú ý hứng thú trẻ khắcsâu hơn chữ cái đó

Cách sử dụng: Trẻ sẽ tìm và gạch chân các chữ cái đã học, hay những chữcái cô cho trẻ làm quen

Các chủ đề khác tôi tiến hành tương tự: Cho trẻ tô màu, vẽ, cắt dán cáchình ảnh phù hợp với chủ đề và mục đích của giáo viên, tôi có thể đánh bằngchữ tương ứng với hình ảnh, sau đó cho trẻ tìm chữ hay bổ sung những chữ cáicòn thiếu trong từ

Trang 8

Tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữ cái để cuốn hút trẻ Ngoài việc trangtrí ở trong lớp, tôi còn dùng chữ cái làm ký hiệu riêng trên đồ dùng cá nhân củamỗi trẻ như: Ở tập vở, ly uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt.

Với giải pháp trên tôi luôn tạo cho trẻ tích cực hoạt động, tham gia vàotrải nghiệm vào hoạt động trò chơi, luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạtđộng chơi và học của trẻ

Giải pháp 2: Cho trẻ làm quen với hoạt động làm quen chữ cái

Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập làhình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của lĩnhvực phát triển ngôn ngữ cho trẻ Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thốnglogic

Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứngnhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt Hoạtđộng học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiềuphương pháp, hình thức khác nhau Các phương pháp, hình thức đó gắn liền vớinhau một cách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chếnhất định Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn cácphương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tậptrung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quảcao

Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm

- Phát huy tính tích cực của trẻ

- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" làcác kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hìnhthức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy

"Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bàisoạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động-tĩnh phù hợp với chủ đề

Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễnđạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện(dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vàothực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó

Trang 9

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới

thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất làđông đủ Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát bài

"Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữD)

Vận dụng một số trò chơi vào tiết học

Vào giờ học làm quen với chữ cái nhằm hướng cho trẻ hung thú hoạt độngđạt kết quả cao tôi vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như sau:

Chủ đề: Nghề nghiệp

Trò chơi : “ Những bàn chân hành quân”

Các chú bộ đội đi hành quân rất là khổ cực, cho dù mưa, nắng các chú vẫn

đi, bây giờ chúng ta cùng làm chú bộ đội hành quân nhé!

Cô sắp xếp các vòng thể dục,trong chiếc vòng thể dục có những đôi chân

Cô cho trẻ về thành 2 đội sau đó mỗi đội sẽ câu cá, đội nào câu được

nhiều con cá mang các chữ cái Yêu cầu mỗi đội sẽ phải câu đúng con cá mang

chữ cái c Đội nào câu đúng, nhiều sẽ dành chiến thắng.

Chủ đề: Thế giới thực vật

Trò chơi “ Hái lá vàng” - Tiết làm quen chữ cái y

Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút, đội nào hái được nhiều chiếc lá

có chữ cái y là đội thắng cuộc

Cách chơi: Trẻ lên chơi chạy đến cây, hái những chiếc lá vàng có chữ cái

y mang về đổ vào rổ của đội mình.

Trò chơi: “ Hái quả” - Tiết làm quen chữ cái m

Trang 10

Cô chuẩn bị 2 cây, cô dán chữ cái lên những trái cây nhựa và gắn lên cây.

Cho trẻ thi nhau chạy lên hái những quả chín mang chữ cái m mang về rổ của đội mình Đội nào mang được đúng nhiều trái có chữ m là thắng.

Trò chơi tĩnh: cô cho trẻ dùng đất nặn tạo dáng chữ cái vừa học xong.Giải pháp 3: Cho trẻ làm quen qua các hoạt động khác

Với chương trình giáo dục mầm non mới, việc cho trẻ làm quen với chữcái không chỉ được tiến hành qua các giờ học làm quen chữ cái mà còn được dạy

ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các giờ hoạt động khác như: Âm nhạc, hoạt độngchiều, hoạt động đón trả trẻ …

Ví dụ : Ở hoạt động giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, trẻ sẽphải đọc chữ cái thông minh trên ô cửa sổ thì mới mở ra được ô cửa và hát bàihát theo nội dung

Giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc:

Trò chơi: Xếp sỏi

Cô cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ Chuẩn bị: Sỏi chia cho trẻ.

Địa điểm chơi sạch sẽ, rộng

Cách chơi: Cô cho trẻ xếp sỏi tạo thành chữ cái theo yêu cầu của cô hayxếp theo ý thích của trẻ

Trong phần ôn luyện vào buổi chiều có thể cho trẻ chơi một số trò chơinhư:

Trò chơi: “Chữ cái bí ẩn” Cô mời 2 cháu lên chơi,1 cháu chọn chữ cái và

mô tả, hình dạng, cấu tạo của chữ cái đó, cháu còn lại đội mũ chóp và đoán xemchữ cái bạn vừa mô tả là chữ cái gì?

Trò chơi: “Nét chữ yêu thương”

Cô gọi một cháu lên quay lưng xuống phía các bạn, sau đó cô giáo sẽ viếtchữ lên sau lưng cháu Nhiệm vụ của cháu là quay lại và đoán tên chữ cái cô vừaviết nếu cháu chưa nói đúng chữ cái cô viết, cô có thể viết chậm lại từng nét vàhỏi cháu cô đang viết nét gì? Hoặc cô cho trẻ nhắm mắt, hoặc không nhắm mắttùy vào từng trẻ nhanh hay chậm và cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ Cho trẻ đoánchữ cô vừa viết Hoặc có thể cô cho trẻ viết trong lòng bàn tay cho trẻ đoán bằngcách truyền tin cho nhau

Trò chơi: Chữ chìm, chữ nổi

Ngày đăng: 25/04/2018, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tâm lý lứa tuổi mầm non (PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết) 2. Tuyển tập các trò chơi trẻ mầm non( Chu Thị Thúy Anh) 3. Giáo dục mầm non mới Khác
4. Chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (Lê Thị Ánh Tuyết) Khác
5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho giáo viên ( Hoàng Minh Đức, Trần Thị Ngọc Trâm) Khác
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi (chủ biên .TS Lê Thu Hương và PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết) Khác
7. Cẩm nang công tác giáo dục mầm non (Lê Huy Hòa - Hồ Phương Lan) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w