Ôtô sử dụng một trong hai thiết bị hay hệ thống để cung cấp hỗn hợp khi- nhiên liệu với một tỷ lệ nhất định đến các xylanh của động cơ tại tất cả các dải tốc độ; một bộ chế hòa khí hay h
Trang 1Lời Nói Đầu
Ngày nay khi ngành công nghiệp ôtô trên thế giới và trong nước đang ngày càng
đi lên và đạt được nhiều thành tích đáng kể thì vấn đề nghiên cứu và học tập về ngành động lực nói chung cũng như ôtô nói riêng trở nên rất cần thiết Việc khảo sát cụ thể hệ thống phun xăng điều khiển điện tử giúp em có một cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này Đây cũng là lý do mà đã khiến em chọn đề tài này làm đề tài đồ án với mong muốn góp phần nghiên cứu sâu hơn về hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ xăng,
để từ đó có thể đưa ra được các giải pháp về các vấn đề hư hỏng thường gặp ở hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ này
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn
ít và điều kiện thời gian không cho phép nên đồ án bộ môn của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn chỉ bảo để đồ án của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn “Chu Đức Hùng”, các thầy cô giáo trong khoa Động lực cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp em hoàn thành
đồ án này
Trang 2Chương 1 Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử EFI
1 Lịch sự phát triển của hệ thống phun xăng điển tử:
1.1 Khái niệm về phun xăng điển tử:
Chữ EFI ở phía sau thân của các ôtô đời mới và trên động cơ là chữ viết tắt của Electronic fuel injection, có nghĩa là hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử hệ thống này cung cấp xăng hỗn hợp khí một cách hoàn hảo Tuy nhiên, tùy theo chế độ làmviệc của ô tô mà EFI thay đổi tỷ lệ khí nhiên liệu để luôn luôn cung cấp cho động cơ một hỗn hợp khí tối ưu Cụ thể ở chế độ khởi động trong thời tiết giá lạnh hỗn hợp khí được cung cấp giàu xăng hơn, sau khi động cơ đã đủ nhiệt độ vận hành hỗn hợp khí sẽ nghèo xăng hơn ở chế độ cao tốc lại được cung cấp hỗn hợp khí giàu xăng trở lại
Ôtô sử dụng một trong hai thiết bị hay hệ thống để cung cấp hỗn hợp khi- nhiên liệu với một tỷ lệ nhất định đến các xylanh của động cơ tại tất cả các dải tốc độ; một bộ chế hòa khí hay hệ thống phun xăng điển tử cả hai hệ thống đo lường khí nạp mà thay đổi theo góc mở của bướm ga và tốc độ động cơ, đều cung cấp một tỷ lệ nhiên liệu và không khí thích hợp đến các xylanh phụ thuộc vào lượng khí nạp
Do kết cấu của chế hòa khí khá đơn giản, nó đã được sử dụng trên hầu hết các động cơ xăng trước đây Mặc dù vậy, để đáp ứng các nhu cầu hiện nay về khí xả sạch hơn, tiêu hao nhiên liệu kinh tế hơn, cải thiện khả năng tải… , bộ chế hòa khí ngày nay phải được lắp đặt các thiết bị hiệu chỉnh khác, làm cho nó trở nên phức tạp hơn rất nhiều
Do vậy, hệ thống EFI được sử dụng thay thế cho chế hòa khí, đảm bảo tỷ lệ khí –nhiên liệu thích hợp cho động cơ bằng việc phun nhiên liệu điển tử theo các chế độ lái xe khac nhau
Trang 3Hình vẽ: hệ thống EFI điển hình
1.2 lịch sử phát triển:
Vào thế kỷ 19, một kỹ sư người mỹ ông Stenvan đã nghĩ ra cách phun nhiên liệu cho một máy nén khí Sau đó một thời gian, một người Đức đã cho phun nhiên liệu vào buồng cháy nhưng không mang lại hiệu quả Đầu thế kỷ 20, người Đức áp dụng hệ thống phun nhiên liệu trong động cơ 4 kỳ tĩnh tại ( nhiên liệu dùng trên động cơ này là dầu hỏa nên hay bị kích nổ và hiệu quả thấp ) Tuy nhiên, sau đó sáng kiến này đã rất thành công trong việc chế tạo hệ thống phun xăng kiểu cơ khí Trong hệ thống phun xăng này nhiên liệu được phun trực tiếp vào trước xupap hút nên có tên goi là K - Jetronic K - Jetronic được đưa vào sản xuất ứng dụng trên các xe của hãng Mercedes và một số xe khác, là nềntảng cho việc phát triển hệ thống phun xăng thế hệ sau như KE - Jetronic, Mono – Jetronic, L – Jetronic, Motronic…
Trang 4Do hệ thống phun xăng cơ khí có nhiều nhược điểm nên đầu những năm 80, BOSCH đã cho ra đời hệ thống phun xăng sử dụng kim phun điều khiển bằng điện, có hailoại : hệ thống L – Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định nhờ cảm biến đo lưu lượng khí nạp ) và D – Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định dựa vào áp suất trên đường ốngnạp).
Đến năm 1984, người Nhật đã mua bản quyền của BOSCH và đã ứng dụng hệ thống phun xăng L – Jetronic và D – Jetronic trên các xe của hãng Toyota (dung với động cơ 4A – ELU) Đến những năm 1987 , hãng Nissan dung L – Jetronic thay bộ chế hòa khí của xe Sunny
Việc điều khiển EFI có thể chia làm hai loại, dựa trên sự khác nhau về phương pháp dung để xác định lượng nhiên liệu phun
Một là một loại mạch tương tự, loại này điều khiển lượng phun dựa vào thời gian cần thiết để nạp và phóng vào tụ điện Loại khác là loại được điều khiển bằng vi xử lý,loại này sử dụng dữ liệu lưu trong bộ nhớ để xác định lượng phun
Loại hệ thống EFI điều khiển bằng mạch tương tự là loại được Toyota sử dụng lần đầu tiên trong hệ thống EFI của nó Loại điều khiển bằng vi xử lý được bắt đầu sử dụng vào năm 1983
Loại hệ thống EFI điều khiển bằng bôn vi xử lý được sử dụng trong xe của Toyota gọi là TCCS (Toyota computer controlled system – hệ thống điều khiển bằng máy tính của Toyota), nó không chỉ điều khiển lượng phun mà còn bao gồm ESA (Electronic Sparkadvance – đánh lửa sớm điển tự) để điều khiển thời điểm đánh lửa ; ISC (Idle speed control – điều khiển tốc độ không tải) và các hệ thống điều khiển khác cũng như chức năng chẩn đoán và dự phòng Hai hệ thống này có thể phân loại như sau:
Trang 5Sơ đồ phân loại hệ thống phun xăng điển tử
Loại EFI mạch tương tự và vi điều khiển bằng bộ vi xử lý về cơ bản là giống nhau,nhưng có thể nhận thấy một vài điểm khác nhau như các lĩnh vực điều khiển và độ chính xác
1.3 Phân loại hệ thống phun xăng:
Hệ thống phun nhiên liệu có thể được phân loại theo nhiều kiểu nếu phân biệt theo cấu tạo kim phun, ta có 2 loại:
1.3.1 loại CIS :
Đây là hệ thống kiểu sử dụng kim phun cơ khí, chỉ sự dụng trên một số động cơ,
bộ phun mở lien tục, sự thay đổi áp suất đối với nhiên liệu sẽ làm thay đổi lượng nhiên liệu được phun Gồm bốn loại cơ bản sau:
Trang 6• Hệ thống K – Jectronic: Đây là hệ thống phun nhiên liệu được điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí và thủy lực sau đó được cải thiện thành hệ thống KE – Jectronic với hệ thống ECM mạnh hơn Là hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phun xăng điển tự ngày nay Nó có các đặc điểm như không cần những cơ cấu dẫn động của động cơ, có nghĩa là động tác điều chỉnh xăng phun ra do chính độ chân không trong ống hút điều khiển.xăng phun ra lien tục cà được xác định tùy theo khối lượng không khí nạp Được sửdụng cho các xe như Audi : coupe, Quattro, 80, 90, 100, 200 xe BMW: 318, 520….
• Hệ thống K – Jectronic có cảm biến khí thải: Có thêm cảm biến oxy
• Hệ thống KE – Jectronic: Là hệ thống được phát triển từ hệ thống K – Jectronic với mạch điều chỉnh áp lực phun bằng điện tử
và tín hiệu về vận tốc trục khuỷu của động cơ Chức năng của L – Jectronic là cung cấp cho từng xylanh động cơ một lượng xăng đáp ứng nhiều chế độ tải khác nhau của động
cơ Một hệ thống các bộ cảm biến ghi nhận thông tin về chế độ làm việc của ôtô, về tình trạng thực tế của động cơ, chuyển đổi các thông tin này thành tín hiệu điện ECU sẽ xử
lý, phân tích các thông tin nhận được và tính toán chính xác lượng xăng cần phun ra Lưulượng phun xăng phun ra ấn định do thời lượng mở van của béc phun xăng
• D – Jectronic: Với lượng xăng phun được xác định bởi áp suất sau cánh bướm ga bằng cảm biến MAP
Nếu phân biệt theo vị trí lắp đặt kim phun , ta có thể chia hệ thống phun xăng thành hai loại:
Trang 7 Loại TBI(throttle body injection): Phun xăng đơn điểm, gồm một hoặc hai béc phun xăng và phun trực tiếp vào cánh bướm ga tại đầu họng hút.
Loại MPI(multi points injection): Phun xăng đa điểm, trên hệ thống phun xăng nàyđộng cơ có bao nhiêu xy lanh thì sẽ có bây nhiêu kim phun béc phun xăng Béc được bố trí xịt xăng vào ngay cửa hút gần sát xu páp hút Hệ thống phun xăng điển tử đa điểm là
hệ thống định lượng và điều khiển hiện đại nhất hiên nay, nó tối ưu cả hai quá trình phun xăng và đánh lửa của động cơ
Trang 8nhiên liệu m – đó là tỷ số lượng không khí Gk và số lượng xăng Gx chứa trong hòa khí
Với m= 14,7:1 – đủ không khí, ta có α=1 và có hòa khí chuẩn (lý tưởng)
Với m >14,7:1 – dư không khí, ta có α >1 và có hòa khí nhạt (nghèo xăng)
Với m <14,7:1 – thiếu không khí, ta có α <1 và có hòa khí đậm (giàu xăng)
Thành phần hòa khí gây ảnh hưởng lớn tới tính năng hoạt động của xe đòi hỏi mộtthành phần hòa khí nhất định
Hình vẽ 1.1: biến thiên cua tỷ số không khí – nhiên liệu theo điều kiện hoạt động của xe Ký hiệu :
A: khởi động
B: cầm chừng
C: bướm ga mở một phần
D: gia tốc
Trang 9E: bướm ga mở hoàn toàn
Hình trên giới thiệu các thành phần hòa khí nhất định.hình 1.2 giới thiệu các các hòa khí yêu cầu động cơ khi hoạt đông ở các chế độ khác nhau Lúc khởi động lạnh yêu cầu hòa khí đậm ( m ≈ 9:1), ở tốc độ trung bình bướm ga mở một phần
m ≈ 15:1 Khi mở bướm ga đột ngột để tăng tốc, cũng phải làm đậm tạm thời cho hòa khí , nếu không xe sẽ chết máy Hòa khí cũng được làm đậm m ≈ 13:1 khi mở rộng bướm ga (vì lúc này cần đốt hết ôxy trong buồng cháy để phát hết công suất)
Hình vẽ 1.2: biến thiên của hiệu suất bộ xúc tác hóa khử theo tỷ số m (không khí – nhiên liệu).
Với thành phần hòa khí m ≈ 14,7:1 động cơ đạt các chỉ tiêu công suất cao cũng như suất tiêu thụ nhiên liệu thấp, đồng thời hiệu suất khử độc hại của bộ xúc tác hóa khử ba dòng là cao nhất Từ đó có thể thấy việc định lượng chính xác số xăng theo tỷ số không khí nhiên liệu m của hòa khí cấp cho động cơ trở thành vấn
Trang 102.2 Hệ thống phun xăng điển tử EFI:
EFI có thể chia thành ba hệ thống cơ bản: Hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống điều khiển điện tử và hệ thống nạp khí
2.2.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu đảm nhiệm các chức năng là:
− Hút xăng từ thùng chứa để bơm đến các béc phun
− Tạo áp suất cần thiết để phun xăng
− Duy trì áp suất nhiên liệu cố điịnh trong ống chia béc phun (fuel rail)
Trong hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống cung cấp nhiên liệu bao gồm năm
bộ phận chính sau đây:
− Bơm xăng điện
− Bộ lọc xăng
− ống chia xăng của các béc phun
− Bộ điều áp xăng (pressure regulator)
− Các béc phun xăng
a) Bơm xăng điện: bơm xăng điện được thiết kế để bơm cung cấp một lượng xăng nhiều hơn mức yêu cầu tối đa của động cơ Yếu tố này tạo được áp suất cần thiếttrong mạch ở bất kỳ chế độ hoạt động nào của động cơ Bơm được thiết kế van chặn
bố trí tại cửa thoát của bơm xăng ngăn không cho xăng tháo lui thùng chứa khi bơm nhiên liệu ngừng bơm Van giới hạn áp suất giới hạn áp suất xăng đi Khi nối mạch công tắc máy và công tắc khởi động thì bơm xăng hoạt động tức thì và lien tục sau khi khởi động xong Bơm xăng điện được bố trí trực tiếp kế bên thùng chứa xăng và không đòi hỏi phải bảo trì bảo dưỡng
b) Bầu lọc xăng: Nó có công dụng lọc sạch các tạp chất trong xăng nhằm bảo
vệ các béc phun xăng Bầu lọc có hai phần tử lọc: Một lõi lọc bằng giấy và một tấm
Trang 11lọc Độ xốp của lõi giấy khoảng 10µm Xăng phải chiu xuyên qua lõi giấy và tấm lọc trước khi chảy vào bộ phân phối Lõi lọc phảu được thay mới đúng định kỳ Trong quá trình lắp ráp cần lưu ý chiều nũi tên chỉ hướng vào và ra.
c) Ống chia các béc phun xăng: Ống chia xăng có chức năng như một kho chứa nhiên liệu của các béc phun Dung tích của nó lớn hơn nhiều lần so với lượng xăng cần thiết cung cấp cho chu kỳ hoạt động của động cơ Nhờ vậy tránh được tình trạng làm thay đổi áp suất trong ống chia Ống chia có công dụng sau đây:
− Cung cấp xăng đồng đều cho các béc phun dưới áp suất bằng nhau
− Làm nơi gá lắp các béc phun và giúp cho việc tháo ráp các béc phun được dễ dàng.d) Bộ điều áp nhiên liệu:
Trong mạch cung cấp nhiên liệu, bộ điều áp có công dụng cố định áp suất nhiên liệu trong ống chia xăng của các béc phun Việc điều áp này rất cần thiết, vì nhờ áp suất xăng không đổi nên lượng xăng phun ra chỉ còn phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là thời gian mở van cho béc phun xăng hay thời lượng phun xăng
Bộ điều áp xăng được lắp đặt ở phía cuối ống xăng chia các béc phun Nó duy trì
áp suất khoảng 2,5 đến 3 bar tùy theo kiểu thiết kế
e) Béc phun xăng: Béc phun xăng thuộc loại điện từ được điều khiển do hộp ECU động cơ, béc có chức năng phun vào cửa nạp ở xupap hút một lượng xăng đã được định lượng chính xác Mỗi xy lanh động cơ có riêng cho nó một béc xăng (ở hệ thống phun xăng đa điểm) Còn ở hệ thống phun xăng đơn điểm thì có một hoặc hai béc xăng cho tất
cả các xy lanh Béc phun hoạt động nhờ xôlênoy Mỗi khi nhận được tín hiệu điện của ECU, cuộn dây xôlênoy được từ hóa và dẫn động van kim mở cho xăng phun ra
Trang 12Hình vẽ 1.3 vòi phun xăng kiểu điện tử:
1-lọc xăng; 2-đầu nối điện; 3-cuộn dây kích từ; 4-lõi từ tính; 5-kim phun; 6-đầu kim phun; 7- dàn phân phối xăng; 8-chụp bảo vệ; 9,10-joăng.
Trên hình 1.3 giới thiệu kết cấu của một béc phun xăng Khi chưa có dòng điện chạy qua cuộn dây của xôlênoy, lò xo ấn kim phun bịt kin lỗ phun, đây là trạng thái đóng của béc Đến lúc ECU đánh tín hiệu đặt một điện áp vào cuộn dây xôlênoy, nam châm điện sẽ nhấc lõi từ và kim phun lên khoảng 0,1 ly và xăng được phun vào đường nạp Đầu của van kim có chuôi hình dáng đặc biệt giúp tán sương nhiên liệu xịt ra Thời gian
mở và đóng béc phun xăng xảy ra trong khoảng khắc từ 1 đến 1,5 mili giây
Để phân phối tốt tia xăng phun vào cửa nạp xy lanh, tránh tổn thất do bị ngưng đọng, người ra phải bố trí lắp đặt béc phun thế nào cho vách ống góp hút không bị đẫm nhiên liệu Điều này có nghĩa là góc phun của các tia xăng xũng như khoảng cách giữa
Trang 13các béc phun và xupáp hút phải được tính toán thật chính xác và phải được duy trì cố định.
Các béc phun xăng được gá lắp trên các vòng đệm cao su đặc biệt Các vòng đệm này giúp béc phun không bị rung động, đồng thời được cách nhiệt tốt với động cơ tránh hiện tượng tạo bọt hơi xăng bên trong béc phun
2.2.2 Hệ thống điều khiển điện tử:
Trong hệ thống phun xăng điển tử, các bộ cảm biến có chức năng theo dõi, dò tìm,nhận biết tình hình và chế độ hoạt động cụ thể của động cơ để báo lên ECU bằng các tín hiệu điện Hệ thống các bộ cảm biến cùng với bộ vi xử lý và điều khiển ECU hình thành
hệ thống điều khiển trung ương
Nhận được thông tin của các bộ cảm biến, ECU sẽ đánh giá và xử lý thông tin, sau
đó ra lệnh cho hệ thống phun xăng cung cấp một lượng nhiên liệu chính xác thich hợp cho chế độ đang hoạt động của động cơ
a) Cảm biến đo lượng khí nạp vào xy lanh động cơ:
Chế độ tải của động cơ được ghi nhận bằng chính khối lượng do động cơ hút.Hệ thống đo lường khối lượng không khí nạp hoạt động cực kỳ chính xác Nó có khả năng
đo lường chính xác trong cả tình huống mòn khuyết của động cơ thei thời gian sử dụng ôtô Như chúng ta đã biết, trước khi được nạp vào xy lanh động cơ, khối lượng không khínạp phải lưu thông xuyên qua bộ cảm biến không khí nạp hay thiết bị đo gió Điều này cónghĩa là trong quá trình tăng tốc, tín hiệu thông tin về dòng khí rời bộ cảm biến để đến ECU trước khi khối lượng không khí này thực sự được nạp vào bên trong xy lanh động
cơ Đặc điểm này cho hệ thống phun xăng điển tử cung cấp được một tỷ lệ hỗn hợp khí chính xác, tối ưu và kịp thời vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình thay đổi tải trọng của động cơ Có các loại thiết bị đo khí nạp thường được trang bị trên hệ thống phun xăng điện tử là:
Trang 14− Thiết bị đo khí nạp kiểu mâm đo.
− Thiết bị đo khí nạp kiểu dây nung nóng
− Thiêt bị đo khí nạp kiểu phim nung nóng
− Thiết bị đo khí nạp kiểu phim nung nóng
− Thiết bị đo khí nạp kiểu dòng xoáy lốc Karman
− Bộ cảm biến chân không tuyệt đối trong ống góp hút MAP
b) Cảm biến vị trí chân ga (throttle – position sensor):
Vị trí lắp đặt bướm ga và bộ cảm biến trên họng hút không khí Cảm biến vị trí bướm ga được lắp đặt trên trục bướm ga Chức năng của cảm biến này là chuyển đổi góc
mở lớn bé khác nhau của bướm ga thành tín hiệu điện áp chuyển về cho ECU Tùy theo đời ôtô ta thường thấy hai kiểu cảm biến vị trí bướm ga: kiểu tiếp điểm và kiểu cần trượt
c) Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (air-temperature sensor):
Nếu nhiệt độ không khí cao, tỷ trọng không khí sẽ giảm Ngược lại nếu nhiệt độ không khí thấp, tỷ trọng của không khí sẽ tăng Trong cùng một kỳ hút của piston động
cơ, nếu trong thời tiết se lạnh sẽ hút một lượng không khí nhiều hơn so với lúc khí trời nóng Nói một cách khác, khối lượng của khối khí nạp vào xylanh động cơ tùy vào nhiệt
độ của không khí Bộ cảm biến nhiệt độ không khí nạp có chức năng cung cấp cho ECU điều khiển phun ra lượng xăng chính xác tạo được tỷ lệ khí hỗn hợp tối ưu Nếu nhiệt độ khí nạp cao hơn 20 độ thì ECU sẽ điều khiển giảm lượng xăng phun ra và ngược lại Bộ cảm biến được lắp đặt, bố trí trong thiết bị đo gió kiểu cánh van hay bố trí trong bầu lọc không khí của hệ thống nạp không khí trang bị MAP
d) Cảm biến ôxy trong khí thải (oxygen sensor):
Bộ cảm biến ôxy được lắp đặt trong ống thoát khí thải Công dụng của cảm biến làtheo dõi, ghi nhận lượng ôxy còn sót lại trong khí thải để báo cho ECU Nếu lượng ôxy còn nhiều chứng tỏ khí hỗn hợp nghèo xăng, ECU sẽ điều chỉnh phun thêm xăng Nếu lượng ôxy còn ít chứng tỏ hỗn hợp giàu xăng, ECU sẽ giảm bớt lượng xăng phun ra
e) ECU động cơ:
Trang 15ECU tiếp nhận thông tin về chế độ đang hoạt động của động cơ do hệ thống các bộcảm biến cung cấp ECU xử lý các thông tin này và quyết định phát tín hiệu điều khiển
mở béc phun xăng, lượng xăng phun ra nhiều hay ít tùy thuộc vào độ dài thời gian mở van kim của béc xăng, có nghĩa là tùy thuộc vào thời lượng mở van phun xăng
Trên ôtô, hộp ECU động cơ của hệ thống phun xăng điển tử EFI là một hộp kim loại được lắp đặt vào nơi thoáng mát, không bị ảnh hưởng của nhiệt độ động cơ Thông tin về vận tốc trục khuỷu và thông tin về khối lượng không khí nạp là hai yếu tố cơ bản quyết định độ dài của thời gian mở van béc phun xăng
ga Một số loại cổ họng gió còn trang bị một bộ đệm chân ga để cho phép bướm ga trả từ
từ khi nó đóng lại hay van khí phụ loại sáp
d) Van khí phụ :
Van khí phụ điều khiển tốc độ của động cơ khi động cơ còn lạnh
Trang 162.2.4 Hiệu chỉnh tỷ lệ khí hỗn hợp:
Bộ điều khiển ECU còn có thêm chức năng điều chỉnh tỷ lệ khí hỗn hợp tùy theo các chế độ hoạt động khác nhau của động cơ nhằm làm cho động cơ phát huy tối đa công suất, giảm hơi độc trong khí thải, giúp quá trình khởi động động cơ được nhanh và dễ, ổn định hoạt động của ôtô trong mọi chế độ khác nhau
a) Chế độ khởi động lạnh:
Ở chế độ khởi động lạnh, cần phải phun thêm nhiều xăng hơn bình thường vì thời tiết lạnh làm cho xăng bốc hơi kém và bị ngưng đọng trên vách ống góp hút, do đó phải cung cấp nhiều xăng hơn để xylanh động cơ có thể nhận đủ số xăng cần thiết giúp khởi động được Số xăng phun thêm này được thực hiện nhờ béc phun khởi động lạnh phun xăng vào trong ống góp
b) Quá trình sưởi nóng động cơ:
Quá trình sưởi nóng động cơ được thực hiện tiếp theo ngay sau khi chấm quá trìnhkhởi động lạnh Vì mặc dù động cơ đã nổ nhưng vách xylanh động cơ vẫn còn lạnh làm cho xăng khó bốc hơi, hậu quả là khí hỗn hợp vẫn nghèo xăng Để sưởi nóng tốt động cơ,phải phun ra lượng xăng nhiều hơn bình thường từ hai đến ba lần ngay sau khi béc phun khởi động ngưng
c) Chế độ tăng tốc bốc máy:
Lúc cần vượt nhanh qua mặt một xe khác lưu thông cùng chiều, phải tăng tốc cho
xe tức thì Ở chế độ này bướm ga mở đột ngột khối lượng không khí nạp vào nhiều trong xylanh làm cho khí hỗn hợp nghèo xăng Khi ECU nhận được tín hiệu tăng tốc nhờ bộ cảm biến lưu lượng dòng khí nạp Khi bướm ga mở lớn đột xuất, khối lượng khí nạp tăngvọt lên, mâm đo của bộ cảm biến dòng khí nạp xoay dịch chuyển một góc lớn hơn Hộp ECU nhận được tín hiệu này sẽ chỉ huy phun thêm nhiên liệu, điều chỉnh tỷ lệ khí hỗ hợp
để có hệ số dư lượng không khí λ = 0,9
Trang 17d) Làm giàu khí hỗn hợp ở chế độ toàn tải:
Ở chế độ toàn tải, động cơ phát huy công suất tối đa, vì vậy cần phải cung cấp cho động cơ một lượng khí hỗn hợp giàu xăng hơn so với chế độ tải một phần Việc điều chỉnh thêm xăng cần thiết này được lập trình sẵn trong bộ xử lý và điều khiển điện tử ECU Bộ ECU nhận được thông tin về chế độ toàn tải nhờ công tắc vị trí bướm ga hay cảm biến vị trí bướm ga
e) Kiểm soát vận tốc ralăngti:
Cơ cấu này sẽ giúp điều chỉnh hỗn hợp khí căn bản duy trì động cơ nổ cầm chừng,
để cho vận tốc vận tốc cầm chừng được êm và ổn định, cơ cấu kiểm soát vận tốc cầm chừng sẽ tăng thêm vận tốc trục khuỷu ở chế độ ralăngti Việc tăng tốc này cũng giúp rút ngắn thời gian nổ máy sưởi nóng động cơ
Chương 2
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ
1TR-FE dung trên xe innova G
1 Giới thiệu chung về động cơ 1TR-FE trên xe innova:
Trang 18Toyota Innova có 2 loại: Innova G và Innova J
Bảng:2.1
Động cơ 2.0 lít (1TR-FE) 2.0 lít (1TR-FE)
Bảng: 2.2
Dài x rộng x cao toàn bộ 4555mm x 1770mm x 1745mm
Động cơ
Bảng: 2.3
Trang 19Mô men xoắn tối đa 182/4000 (N.m/rpm)
Cơ cấu phối khí 16 xupap dẫn động bằng xích,có VVT-i
Độ nhớt /cấp độ của dầu bôi
Bảng: 2.4
Treo trước Độc lập với lò xo cuộn, đòn kép và
thanh cân bằngTreo sau 4 điểm liên kết, lò xo cuộn và tay đòn
bên
Bán kính quay vòng tối thiểu 5,4 m
đúc
195/70R14 Thép,chụp kín
Trang 20Động cơ 1TR-FE lắp trên xe Innova của hãng Toyota là loại động cơ xăng thế hệmới, 4 xy lanh thẳng hàng, dung tích xylanh 2,0lít trục cam kép DOHC 16 xupap dẫnđộng bằng xích thông qua con đội thuỷ lực với hệ thống van nạp biến thiên thông minhVVT-i Động cơ có công suất 100Kw/5600v/p có hệ thống đánh lửa trực tiếp điều khiểnbằng điện tử và hệ thống nhiên liệu phun trực tiếp điều khiển bởi ECU.
2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ 1TR-FE trên xe innova G:
2.1 Sơ đồ cấu tạo:
Trang 21Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ 1TR-FE.
1:Bình Xăng; 2:Bơm xăng điện; 3:Cụm ống của đồng hồ đo xăng và bơm; 4:Lọc Xăng; 5:Bộ lọc than hoạt tính; 6:Lọc không khí; 7:Cảm biến lưu lượng khí nạp; 8:Van điện từ; 9: Môtơ bước; 10:Bướm ga; 11:Cảm biến vị trí bướm ga; 12:Ống góp nạp; 13:Cảm biến vị trí bàn đạp ga; 14:Bộ ổn định áp suất;15:Cảm biến vị trí trục cam; 16:Bộ giảm chấn áp suất nhiên liệu; 17:Ống phân phối nhiên liệu; 18:Vòi phun; 19:Cảm biến tiếng gõ; 20:Cảm biến nhiệt độ nước làm mát; 21:Cảm biến vị trí trục khuỷu; 22:Cảm biến ôxy.
2.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng động cơ 1TR-FE:
Nhiên liệu được hút từ bình nhiên liệu bằng bơm cánh gạt qua bình lọc nhiêu liệu
để lọc sách các tạp chất sau đó tới bộ giảm rung, bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ các dao động nhỏ của nhiên liệu sự phun nhiện liệu gây ra Sau đó qua ống phân phối, ở cuối ống phân phối có bộ ổn định áp suất nhằm điều khiển áp suất của dòng nhiên liệu và giữ cho nó luôn ổn định Tiếp đến nhiên liệu được đưa tới vòi phun dưới sự điều khiển của ECU vòi phun sẽ mở ra nhiên liệu được phun vào buồng cháy để động cơ hoạt động nhiên liệu thừa sẽ được đưa theo đường hồi trở về bình nhiên liệu Các vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào ống nạp tùy theo các tín hiệu phun của ECU Các tín hiệu phun của ECU
sẽ được quyết định sau khi nó nhận được các tín hiệu từ các cảm biến và nhiên liệu sẽ được ECU điều chỉnh phù hợp với tình trạng hoạt động của động cơ
Trang 22Chương 3 Phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống phun xăng điện tử của động cơ 1TR-FE trên xe innova G
1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính:
1.1 bơm nhiên liệu:
Bơm nhiên liệu là loại bơm cánh gạt được đặt trong thùng xăng, do đó loại bơmnày ít sinh ra tiếng ồn và rung động hơn so với loại trên đường ống Các chi tiết chínhcủa bơm bao gồm: Mô tơ, hệ thống bơm nhiên liệu, van một chiều, van an toàn và bộlọc được gắn liền thành một khối
Trang 23Hình 3.1: Kết cấu của bơm xăng điện.
1:Van một chiều; 2:Van an toàn; 3:Chổi than; 4:Rôto; 5:Stato; 6,8:Vỏ bơm;
7,9:Cánh bơm; 10:Cửa xăng ra; 11:Cửa xăng vào
Rôto (4) quay, dẫn động cánh bơm (7) quay theo, lúc đó cánh bơm sẽ gạt nhiên
liệu từ cửa vào (11) đến cửa ra (10) của bơm, do đó tạo được độ chân không tại cửa vào nên hút được nhiên liệu vào và tạo áp suất tại cửa ra để đẩy nhiên liệu đi.
Van an toàn (2) mở khi áp suất vượt quá áp suất giới hạn cho phép (khoảng 6kG/cm2)
Van một chiều (1) có tác dụng khi động cơ ngừng hoạt động Van một chiều kếthợp với bộ ổn định áp suất duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu khi động cơngừng chạy, do vậy có thể dễ dàng khởi động lại Nếu không có áp suất dư thì nhiên liệu
có thể dễ dàng bị hoá hơi tại nhiệt độ cao gây khó khăn khi khởi động lại động cơ
Ðiều khiển bơm nhiên liệu:
Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang chạy Ðiều này tránh cho nhiênliệu không bị bơm đến động cơ trong trường hợp khóa điện bật ON nhưng động cơchưa chạy Hiện nay có nhiều phương pháp điều khiển bơm nhiên liệu
Khi động cơ đang quay khởi động
Dòng điện chạy qua cực ST2 của khóa điện đến cuộn dây máy khởi động (kí hiệuST) và dòng diện vẫn chạy từ cực STAcủa ECU (tín hiệu STA)
Trang 24Khi tín hiệu STA và tín hiệu NE được truyền đến ECU, transitor công suất bật
ON, dòng điện chạy đến cuộn dây mở mạch (C/OPN), rơle mở mạch bật lên, nguồn điệncấp đến bơm nhiên liệu và bơm hoạt động
Khi động cơ đã khởi động.
Sau khi động cơ đã khởi động, khóa điện được trở về vị trí ON (cực IG2) từ vị tríStart cực (ST), trong khi tín hiệu NE đang phát ra (động cơ đang nổ máy), ECU giữ Trbật ON, rơle mở mạch ON bơm nhiên liệu được duy trì hoạt động
Khi động cơ ngừng.
Khi động cơ ngừng, tín hiệu NE đến ECU động cơ bị tắt Nó tắt Transistor, do đócắt dòng điện chạy đến cuộn dây của rơle mở mạch Kết quả là, rơle mở mạch tắt ngừngbơm nhiên liệu
Hình 3.2: Sơ đồ mạch điều khiển bơm nhiên liệu.
1:Cầu chì dòng cao; 2,6,8,9:Cầu chì; 3,4,10:Rơ le; 5:Bơm;
7:Khóa điện; 11:Máy khởi động.
1.2 Bộ lọc nhiên liệu:
Trang 25Lọc nhiên liệu lọc tất cả các chất bẩn và tạp chất khác ra khỏi nhiên liệu Nóđược lắp tại phía có áp suất cao của bơm nhiên liệu Ưu điểm của loại lọc thấm kiểudùng giấy là giá rẻ, lọc sạch Tuy nhiên loại lọc này cũng có nhược điểm là tuổi thọthấp, chu kỳ thay thế trung bình khoảng 4500km.
Hình 3.3: Kết cấu bộ lọc nhiên liệu.
1:Thân lọc nhiên liệu; 2:Lõi lọc; 3:Tấm lọc;
4:Cửa xăng ra; 5:Tấm đỡ; 6:Cửa xăng vào.
Xăng từ bơm nhiên liệu vào cửa (6) của bộ lọc, sau đó xăng đi qua phần tử lọc(2) Lõi lọc được làm bằng giấy, độ xốp của lõi giấy khoảng 10µm Các tạp chất có kíchthước lớn hơn 10µm được giữ lại đây Sau đó xăng đi qua tấm lọc (3) các tạp chất nhỏhơn 10µm được giữ lại và xăng đi qua cửa ra (5) của bộ lọc là xăng tương đối sạch cungcấp quá trình nạp cho động cơ
Trang 26Hình 5.5: Sự điều chỉnh áp suất nhiên liệu theo áp suất đường ống nạp
của bộ ổn định áp suất.
Hình 3.4: Kết cấu bộ ổn định áp suất.
1:Khoang thông với đường nạp khí; 2:Lò xo; 3:Van; 4:Màng;
5: Khoang thông với dàn ống xăng; 6:Ðường xăng hồi về thùng xăng.
Nguyên lý làm việc của bộ ổn định Nhiên liệu có áp suất từ dàn ống phân phối sẽ ấn màng (4) làm mở van (3) Mộtphần nhiên liệu chạy ngược trở lại thùng chứa qua đường nhiên liệu trở về thùng (6).Lượng nhiên liệu trở về phụ thuộc vào độ căng của lò xo màng, áp suất nhiên liệu thayđổi tuỳ theo lượng nhiên liệu hồi Ðộ chân không của đường ống nạp được dẫn vàobuồng phía chứa lò xo làm giảm sức căng lò xo và tăng lượng nhiên liệu hồi, do đó làmgiảm áp suất nhiên liệu Nói tóm lại, khi độ chân không của đường ống nạp tăng lên
Trang 27(giảm áp), thì áp suất nhiên liệu chỉ giảm tương ứng với sự giảm áp suất đó Vì vậy ápsuất của nhiên liệu A và độ chân không đường nạp B được duy trì không đổi Khi bơmnhiên liệu ngừng hoạt động, lò xo (2) ấn van (3) đóng lại Kết quả là van một chiều bêntrong nhiên liệu và van bên trong bộ điều áp duy trì áp suất dư trong đường ống nhiênliệu
1.4 Vòi phun xăng điện tử:
Vòi phun trên động cơ 1TR-FE là loại vòi phun đầu dài, trên thân vòi phun cótấm cao su cách nhiệt và giảm rung cho vòi phun, các ống dẫn nhiên liệu đến vòi phunđược nối bằng các giắc nối nhanh
Vòi phun hoạt động bằng điện từ, lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu phụthuộc vào tín hiệu từ ECU Vòi phun được lắp vào nắp quy lát ở gần cửa nạp của từng
xy lanh qua một tấm đệm cách nhiệt và được bắt chặt vào ống phân phối xăng
Kết cấu và nguyên lý hoạt động của vòi phun
Khi cuộn dây (4) nhận được tín hiệu từ ECU, piston (7) sẽ bị kéo lên thắng đượcsức căng của lò xo Do van kim và piston là cùng một khối nên van cũng bị kéo lên táchkhỏi đế van của nó và nhiên liệu được phun ra
Trang 28Hình 3.5: Kết cấu vòi phun nhiên liệu.
1:Thân vòi phun ;2:Giắc cắm; 3:Đầu vào; 4:Gioăng chữ O; 5:Cuộn dây;
6:Lò xo; 7:Piston ; 8:Đệm cao su; 9:Van kim.
Lượng phun được điều khiển bằng khoảng thời gian phát ra tín hiệu của ECU Do
độ mở của van được giữ cố định trong khoảng thời gian ECU phát tín hiệu, vậy lượngnhiên liệu phun ra chỉ phụ thuộc vào thời gian ECU phát tín hiệu
Mạch điện điều khiển vòi phun:
Hiện có 2 loại vòi phun, loại có điện trở thấp1,5-3Ω và loại có điện trở cao13,8Ω,nhưng mạch điện của hai loại vòi phun này về cơ bản là giống nhau Điện áp ắc quyđược cung cấp trực tiếp đến các vòi phun qua khóa điện Các vòi phun được mắt songsong
Động cơ 1TR-FE với kiểu phun độc lập nên mỗi vòi phun của nó có một transitorđiều khiển phun
Trang 29Hình 3.6: Sơ đồ mạch điện điều khiển vòi phun động cơ 1TR-FE.
1:Ắc quy; 2:Cầu chì dòng cao; 3:Khóa điện; 4:Cầu chì; 5:Vòi phun
1.5 Hệ thống kiểm soát hơi nhiên liệu:
Do yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, hơi xăng tạo ra trong trongthùng chứa trên xe hiện đại sẽ không được thải ra ngoài mà được đưa trở lại đường nạpđộng cơ
Hình 3.7: Hệ thống kiểm soát hơi nhiên liệu động cơ 1TR-FE.
1:Bướm ga; 2:Van điện từ; 3:Van một chiều; 4:Thùng xăng;
Trang 30Hơi nhiên liệu bốc lên từ bình nhiên liệu, đi qua van một chiều (3) và đi vào bộlọc than hoạt tính(6) Than sẽ hấp thụ hơi nhiên liệu Lượng hơi được hấp thụ này sẽđược hút từ cửa lọc của cổ họng gió vào xy lanh để đốt cháy khi động cơ hoạt động.ECU điều khiển dòng khí bằng cách điều chỉnh độ mở của van điện từ.
Van chân không (5) của nắp bình nhiên liệu được mở ra để hút không khí từ bênngoài vào bình nhiên liệu khi trong thùng có áp suất chân không
2 Hệ thống cung cấp không khí động cơ 1TR-FE trên xe innova G:
2.1 Sơ đồ hệ thống cung cấp không khí:
Hình 3.8: Sơ đồ khối hệ thống nạp.
Hệ thống nạp khí cung cấp lượng không khí cần cho sự cháy đến các xylanh động
cơ Không khí đi qua lọc gió, sau đó đến cảm biến lưu lượng khí nạp, cổ họng gió, qua ống góp nạp và các đường ống rồi đến các xylanh trong kỳ nạp
2.2 Các bộ phận của hệ thống cung cấp không khí:
2.2.1 Lọc không khí:
Lọc không khí nhằm mục đích lọc sạch không khí trước khi không khí đi vào động
cơ Nó có vai trò rất quan trọng nhằm làm giảm sự mài mòn của động cơ Trên động cơ 1TR-FE dùng kiểu lọc thấm, lõi lọc bằng giấy Loại này có ưu điểm giá thành không cao,
dễ chế tạo Tuy vậy nhược điểm là tuổi thọ thấp, chu kỳ thay thế ngắn
Không khí Lọc không khí
Các xy lanh Đường ống nạp Ống góp nạp Cổ họng gió
Cảm biến lưu lượng khí nạp
Trang 31Các bộ phận tạo thành gồm: bướm ga, môtơ điều khiển bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga và các bộ phận khác.
Bướm ga dùng để thay đổi lượng không khí dùng trong quá trình hoạt động của động cơ, cảm biến vị trí bướm ga lắp trên trục của bướm ga nhằm nhận biết độ mở bướm
ga, môtơ bướm ga để mở và đóng bướm ga, và một lò xo hồi để trả bướm ga về một trí cốđịnh Môtơ bướm ga ứng dụng một môtơ điện một chiều (DC) có độ nhạy tốt và ít tiêu thụ năng lượng
Hình 3.9: Kết cấu cổ họng gió.
1:Môtơ bước; 2:Bướm ga; 3:Các nam châm;
4:Các bánh răng giảm tốc; 5:IC HALL(cảm biến vị trí bướm ga).
Nguyên lý làm việc:
ECU động cơ điều khiển độ lớn và hướng của dòng điện chạy đến môtơ điềukhiển bướm ga, làm quay hay giữ môtơ, và mở hoặc đóng bướm ga qua một cụm bánhrăng giảm tốc Góc mở bướm ga thực tế được phát hiện bằng một cảm biến vị trí bướm
ga, và thông số đó được phản hồi về ECU động cơ
Khi dòng điện không chạy qua môtơ, lò xo hồi sẽ mở bướm ga đến vị trí cố định(khoảng 70) Tuy nhiên, trong chế độ không tải bướm ga có thể được đóng lại nhỏ hơn
so với vị trí cố định
Trang 32Khi ECU động cơ phát hiện thấy có hư hỏng, nó bật đèn báo hư hỏng trên đồng
hồ táp lô đồng thời cắt nguuồn đến môtơ, nhưng do bướm ga được giữ ở góc mở khoảng
70, xe vẫn có thể chạy đến nơi an toàn
2.2.3 Ống góp hút và đường ống nạp:
Ống góp hút và đường ống nạp được chế tạo bằng nhựa nhằm mục đích giảm trọng lượng và sự truyền nhiệt đến nắp qui lát
Hình 3.10: Ống góp hút và đường ống nạp 1:Ống góp hút; 2:Đường ống nạp
3 Hệ thống điều khiển phun xăng điển tự động cơ 1TR_FE trên xe innova G:
Trang 33• Các cơ cấu chấp hành: Trực tiếpđiều khiển lựợng phun thông qua các tín hiệu điều khiển nhận được từ ECU.
3.2 Các cảm biến:
3.2.1 Cảm biến lưu lượng khí nạp:
a Kết cấu và nguyên lý hoạt động:
Hình 3.11: kết cấu cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây nóng
Dòng điện chạy vào dây sấy làm cho nó nóng lên Khi không khí chạy qua, dây sấy được làm nguội tương ứng với khối lượng không khí nạp, bằng cách điều chỉnh dòng điện chạy vào dây sấy này để giữ cho nhiệt độ dây sấy không đổi, dòng điện đó sẽ tỉ lệ thuận với lượng không khí nạp bằng cách phát hiện dòng điện đó ta xác định được lượng không khí nạp Trong trường hợp này, dòng điện có thể chuyển thành điện áp và gửi đến ECU động cơ
b Mạch cảm biến đo lường khí: