1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận trung cấp chính trị

31 497 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 208,5 KB
File đính kèm Tiểu luận.rar (40 KB)

Nội dung

Tiểu luận trung cấp chính trị “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ Giáo viên Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế ” Hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng từ Trung ương đến cơ sở có liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau, cấu thành một thể thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong hệ thống tổ chức đó, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng và có tầm quan trọng đặc biệt. Không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà cả trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của đơn vị cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa thì các tổ chức cơ sở đảng lại có tầm quan trọng hơn lúc nào hết.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9

1.1 Quan điểm của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về tầm quan trọng của chi bộ 9

1.2 Tính chất của sinh hoạt chi bộ 10

1.3 Nội dung của sinh hoạt chi bộ 11

1.3.1 Mục đích, yêu cầu 12

1.3.2 Nội dung và các bước tiến hành sinh hoạt hàng tháng 12

1.3.3 Nội dung sinh hoạt chuyên đề 14

1.3.4 Đối với chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 15

1.3.5 Tổ chức thực hiện 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CHI BỘ GIÁO VIÊN 16

2.1 Đặc điểm của Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế 16

2.2 Hệ thống tổ chức hành chính trong nhà Trường 18

2.3 Thực trạng chất lượng sinh hoạt tại chi bộ Giáo viên 20

2.3.1.Thực trạng 20

2.3.2 Những nguyên nhân và kết quả đạt được 24

2.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 25

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CỦA CHI BỘ GIÁO VIÊN 25

3.1 Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi ủy 26

3.2 Duy trì thành nền nếp sinh hoạt chi bộ 26

3.3 Chọn nội dung sinh hoạt đúng đắn, thiết thực, hình thức thích hợp, thời gian hợp lý 27

3.4 Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ 28

3.5 Đề cao trách nhiệm tham gia sinh hoạt chi bộ của đảng viên 29

3.6 Tăng cường sự chỉ đạo kiểm tra của cấp uỷ cấp trên 32

KẾT LUẬN 34

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng từTrung ương đến cơ sở có liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau, cấuthành một thể thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trong hệ thống

tổ chức đó, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng và có tầm quan trọng đặcbiệt Không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà cả trong giaiđoạn cách mạng hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tiến hành đẩy mạnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của đơn vị

cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa thì các tổ chức cơ sở đảng lại có tầmquan trọng hơn lúc nào hết

Chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị của Đảng, là nơi trực tiếp lãnh đạo cơ

sở thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước;tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch côngtác của chi bộ và của cấp ủy cấp trên Đồng thời, chăm lo đời sống vật chất,tinh thần cho người lao động trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ Thông quasinh hoạt chi bộ hằng tháng đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầmquan trọng của chi bộ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên Trong sự nghiệp đổimới hiện nay, việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, phát huyquyền làm chủ của quần chúng, tổ chức thực hiện đường lối đổi mới củaĐảng đều tuỳ thuộc vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sởđảng Do vậy, việc thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh đápứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là một đòi hỏi khách quan, cótính cấp thiết trong tình hình hiện nay

Tổ chức cơ sở đảng là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộĐảng như: giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân công công việc cho đảng viên,kiểm tra và quản lý đảng viên, kết nạp đảng viên, xem xét và kỷ luật đảngviên và đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; là nơi đào tạo,rèn luyện cán bộ của Đảng Chi bộ, đảng bộ cơ sở là nơi trực tiếp nắm bắt tâm

tư, nguyện vọng của nhân dân phản ánh với Đảng để Đảng đề ra đường lối,

Trang 3

chính sách đúng đắn hợp lòng dân, định hướng hoạt động và uốn nắn nhữnglệch lạc của các tổ chức, đoàn thể cơ sở

Đối với Đảng bộ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế, việcquan tâm chỉ đạo, xây dựng, duy trì nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạtchi bộ là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác lãnh đạo vàthực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành y tế và xã hội

Trên cơ sở nhận thức lý luận về xây dựng Đảng, xuất phát từ thực tiễncông tác xây dựng Đảng hiện nay, từ những đòi hỏi khách quan, cấp thiết củaviệc thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở Do vậy, tôi

đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ Giáo viên - Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế ” làm đề tài

tiểu luận tốt nghiệp

Đề tài được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận khoa học của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng các cấp, khảosát thu thập thông tin thực tế và kết quả hoạt động từ 2010- 2015 của Đảng bộ

và chi bộ Giáo viên

Vận dụng quan điểm lý luận về công tác xây dựng Đảng vào việc khảosát thực tế ở cơ sở giúp mỗi chúng ta có điều kiện kiểm nghiệm vận dụngnhững tri thức đã được trang bị; đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng

ở cơ sở tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

Từ đó góp phần tìm ra những giải pháp, đề xuất, những kiến nghị có tính khảthi để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, từng bước nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

Trang 4

trương chính sách mới Song việc đi sâu nghiên cứu tại chi bộ Giáo viên tạiTrường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế thì chưa có cá nhân, tổ chức đơn

vị nào nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Chủ đề tài đã chọn “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ Giáo viên - Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế ”.

Vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chi bộ Giáo viên trực thuộc Đảng

bộ Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2017

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Thông qua nghiên cứu, làm rõ về thực trạng về năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu hiện nay của chi bộ Giáo viên

- Từ việc làm rõ thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp, kiến nghịnhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu và đổi mới phương thức lãnh đạo tạichi bộ Giáo viên

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Các phương pháp hỗ trợ: sosánh, thông kê, phân tích, đặt vấn đề

6 Nguồn tài liệu.

- Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX, XI, XII

- Văn kiện đại hội Đảng bộ Thành Phố Hà Nội lần thứ XVI

- Báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y

- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chương II: Thực trạng về năng lực và sức chiến đấu của chi bộ Giáo viên

- Chương III: Những giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ Giáoviên

Trang 6

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ 1.1 Khái niệm về chi bộ, sinh hoạt chi bộ ở cơ sở

Tổ chức cơ sở đảng là tổ chức cơ sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở

Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức

cơ sở đảng (trực thuộc cấp huyện) Ở cơ quan doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn

vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viênchính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trựcthuộc đảng ủy cơ sở); cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổchức đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ bađảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinhhoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp

Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổđảng trực thuộc

Sinh hoạt chi bộ thường kỳ là hoạt động tập thể của toàn thể đảng viêntrong chi bộ được tổ chức mỗi tháng một lần theo quy định của Điều lệ Đảngvới các hình thức thích hợp dưới sự điều hành của chi ủy, mà trực tiếp là bíthư hoặc phó bí thư chi bộ, để thảo luận đánh giá hoạt động của chi bộ thángtrước, quyết định nhiệm vụ trong tháng và những giải pháp thực hiện thắnglợi nhiệm vụ đó, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và củaĐảng

1.2 Quan điểm của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về tầm quan trọng của chi bộ

Ngay những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng định giai cấp công nhân phải xây dựng mộtchính đảng có tổ chức thống nhất, độc lập và phải “biến mỗi chi bộ của mìnhthành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân” Chủ tịch Hồ Chí

Minh chỉ rõ, các chi bộ là nền móng của Đảng, là sợi dây chuyền để Đảng liên

hệ với quần chúng Người nhấn mạnh: “Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”

Chi bộ là tế bào của Đảng, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sáchcủa Đảng đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo

Trang 7

dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định “chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn luỹ chiếnđấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”,

“chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”

Sinh hoạt chi bộ là một chế độ đã được quy định trong Điều lệ Đảng,chi bộ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần hoặc sinh hoạt đột xuất khi cần.Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nângcao chất lượng chi bộ và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tưtưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ Thông qua sinhhoạt chi bộ, chi uỷ kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của từng đảngviên, trên cơ sở đó giúp đảng viên khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm

vụ được giao Tổ chức tốt sinh hoạt chi bộ còn giúp đảng viên nắm và quántriệt tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Nội dung sinh hoạt chi bộ rất đa dạng và phong phú: kiểm điểm thựchiện chương trình công tác hàng tháng và đề ra chương trình công tác thángtới; thảo luận văn kiện, báo cáo chính trị đại hội đảng bộ các cấp; bầu đại biểu

đi dự đại hội đảng bộ cấp trên; đại hội chi bộ kiểm điểm công tác nhiệm kỳ,thảo luận phương hướng, nhiệm vụ và bầu cấp uỷ nhiệm kỳ tới; công tác pháttriển đảng viên; xét kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên xem xét kỷ luật đảng viênsai phạm

Sinh hoạt chi bộ có một số hình thức chủ yếu sau:

- Sinh hoạt chính trị: là sinh hoạt mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo Đó lànhững kỳ đại hội, những hội nghị bàn bạc thảo luận dự thảo nghị quyết cấp uỷcấp trên, đề ra chủ trương, kế hoạch thực hiện nghị quyết

- Sinh hoạt chuyên đề: chỉ đi sâu thảo luận một nội dung sinh hoạt nào đótrong chi bộ như các chuyên đề về phát triển đảng viên, về công tác tư tưởng,

về chống tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị

- Sinh hoạt học tập: nghiên cứu, trao đổi, quán triệt một chỉ thị, nghị quyếthoặc để thông tin, thông báo tình hình thời sự, chính sách mới Sinh hoạt họctập hết sức cần thiết trong sinh hoạt đảng Chi uỷ phải có kế hoạch học tập

Trang 8

trong cả một nhiệm kỳ, đón trước những đợt sinh hoạt chính trị, những ngày

kỷ niệm quan trọng để tổ chức học tập sao cho phù hợp

- Sinh hoạt chi bộ có thể bằng một loại hình hoặc kết hợp nhiều loại hình khácnhau, làm cho nội dung sinh hoạt phong phú, hấp dẫn có hiệu quả

1.3 Tính chất của sinh hoạt chi bộ

Trong sinh hoạt chi bộ từ đồng chí chủ trì đến đảng viên cần nắm vững

ba tính chất sau:

Một là tính lãnh đạo: Nhiệm vụ số một của chi bộ là đề ra nghị quyết,

đồng thời lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên thực hiện nghịquyết Sinh hoạt đảng chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ đó Phải làm chotoàn thể đảng viên trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách củaĐảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nắm vững hoàn cảnh thực tế của đơn

vị mình mà ra được những nghị quyết chính xác Trên cơ sở đó có biện phápthực hiện hiệu quả để hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị

Ngoài ra, chi bộ còn phải lãnh đạo thực hiện tốt việc xây dựng và củng

cố tổ chức, đổi mới phương thức làm việc của mình cũng như của chínhquyền và các đoàn thể quần chúng, nhằm vừa nâng cao chất lượng lãnh đạocủa chi bộ, vừa phát huy được vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thểquần chúng, tránh bao biện làm thay hoặc buông lỏng, làm giảm vai trò lãnhđạo của chi bộ

Hai là tính giáo dục: Phải làm cho chi bộ thực sự trở thành trường học

giáo dục, rèn luyện đảng viên Sinh hoạt chi bộ như thế nào để mỗi đảng viênqua các kỳ sinh hoạt đều biết thêm được thông tin mới, bổ ích, vững vàngtrong nhận thức và trong hành động

Muốn vậy, phải thông qua việc nghiên cứu thảo luận các nghị quyết,chỉ thị văn kiện của Đảng, sơ, tổng kết công tác tự phê bình và phê bình, bànchủ trương, biện pháp công tác mới, làm cho đảng viên thấu suốt đường lối,chính sách, lập trường quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất, năng lực,đổi mới tác phong của đảng viên Cần hết sức tránh tình trạng họp chi bộ, tổđảng chỉ để giao nhiệm vụ, phân công công việc cho đảng viên hoặc chỉ làmnhững công việc đảng vụ mà không có bàn bạc, thảo luận, như vậy vừa trái

Trang 9

với nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Đảng, vừa không phát huy được tính tíchcực, chủ động của đảng viên, làm tầm thường hóa sinh hoạt của chi bộ

Ba là tính chiến đấu: Sinh hoạt chi bộ phải có tác dụng thiết thực, phát

huy được ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, nhược điểm của tập thể chi bộ vàcủa đảng viên, đưa chi bộ và đảng viên vào hành động có tính mục đích Đểnâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ phải phát huy dân chủ trongsinh hoạt, xây dựng ý thức, nền nếp tự phê bình và phê bình với tinh thầnđồng chí, thẳng thắn, đúng mức, làm rõ đúng sai, phân biệt rõ ràng giữa ưuđiểm và khuyết điểm, tích cực và tiêu cực, tránh kiểu đoàn kết một chiều, e

dè, nể nang, xuê xoa cho qua chuyện Phải thông qua thảo luận trong cho bộ,chi uỷ, tổ đảng để phân công trách nhiệm rõ ràng, hợp lý cho mỗi tổ chứcđảng và đảng viên, đồng thời phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện công tác

đã được phân công

Ba tính chất của sinh hoạt chi bộ có nội dung yêu cầu, phạm vi khácnhau, nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, làm cho chi bộthật sự là hạt nhân lãnh đạo và chiến đấu của Đảng ở cơ sở

1.4 Nội dung của sinh hoạt chi bộ

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trungương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Chỉ thị số03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TWngày 01-7-2011 của Ban Bí thư về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Ban Tổ chức Trung ươnghướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như sau:

1.4.1 Mục đích, yêu cầu

Làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc vềvai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; ý nghĩa quantrọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng độingũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng;

Các chi bộ trong tất cả các loại hình tổ chức cơ sở đảng phải thực hiệnnghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng Việc

Trang 10

đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắnvới đẩy mạnh thực hiện việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh; làm cho mọi đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hànhcác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo,tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáodục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên;

Thông qua sinh hoạt chi bộ làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thứctrách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ củangười đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được chi bộ phâncông; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăngcường đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong chi bộ; cấp ủynắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; cóbiện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trongsạch vững mạnh

1.4.2 Nội dung và các bước tiến hành sinh hoạt hàng tháng

Chi bộ tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thựctheo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ Trình tự và nội dung như sau:

a) Công tác chuẩn bị của chi ủy

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên,đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công) dự kiếnnội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp chi ủy;

- Chi ủy thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thángtrước, đề ra nhiệm vụ tháng tới; phân công chuẩn bị các nội dung, quyết địnhthời gian họp chi bộ và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp (sinh hoạt nhiềunội dung hay một số nội dung hoặc sinh hoạt chuyên đề);

- Chi ủy thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm sinh hoạtchi bộ (nếu chưa quy định ngày họp định kỳ hàng tháng)

b) Sinh hoạt chi bộ

*Phần mở đầu

- Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;

Trang 11

- Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công chủ trì)tiến hành các nội dung sau:

+ Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viênđược miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắngmặt và lý do vắng;

+ Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọngtâm cần tập trung thảo luận;

+ Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổnghợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên,kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ)

* Phần nội dung

- Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương,

cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới củaĐảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung thông tin cầnchọn lọc phù hợp, thiết thực) Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên,quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộcần quan tâm;

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ nhữngviệc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiệnchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thịcủa cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;

- Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ vàvai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện phápphát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh vớinhững biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiệntrong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủycấp trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;

- Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội đung trên Trong quátrình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến củađảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo

Trang 12

luận, thể hiện chính kiến của mình Khi có những vấn đề cần biểu quyết màđang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.

* Phần kết thúc

- Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận nhữngvấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;

- Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ Đồng chí thư

ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;

- Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp Sổ ghi biên bản họpchi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định

1.4.3 Nội dung sinh hoạt chuyên đề

Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý mộtlần, chi bộ chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:

- Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;

- Giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố,khắc phục cơ sở yếu kém;

- Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xãhội ở địa phương, cơ quan, đơn vị;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;

- Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên;

- Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu và quy trình xây dựngmột đề án, đề tài có chất lượng;

- Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ kiếnthức cho cán bộ, đảng viên

1.4.4 Đối với chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

- Sự lãnh đạo của chi bộ và tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệmcủa đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môncủa cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao;

- Việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, đơnvị; tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao (nghiên cứu, tham

Trang 13

mưu; giảng dạy, học tập; khám chữa bệnh; thực hiện các đề tài, đề án nghiêncứu khoa học );

- Việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãngphí, tiêu cực (trong thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức; trong giảngdạy, học tập, nghiên cứu khoa học; trong khám, chữa bệnh );

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc tự nghiên cứu, học tập nâng caotrình độ, kiến thức của cán bộ, đảng viên; công tác phát triển đảng viên

1.4.5 Tổ chức thực hiện

Các cấp ủy cấp trên của chi bộ tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện; coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinhnghiệm để phát huy ưu điểm, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, nângcao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời biểu dương, phổ biến và nhân rộngkinh nghiệm của những nơi làm tốt, phê bình những nơi có sai sót, lệch lạc vàthông báo trong toàn đảng bộ

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC

CHIẾN ĐẤU CỦA CHI BỘ GIÁO VIÊN 2.1 Đặc điểm của Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế

- Trường Kỹ thuật thiết bị y tế được thành lập căn cứ Quyết định320/BYT-QĐ ngày 14/8/1973 và Quyết định số 1009/BYT-QĐ ngày08/11/1991 của Bộ y tế quy định chức năng, nhiệm vụ Trường Kỹ thuật thiết

bị y tế

- Ngày 15/02/2007, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội đã

ký Quyết định số 265/QĐ-BLĐTBXH về việc thành lập Trường cao đẳngnghề Kỹ thuật thiết bị y tế trên cơ sở nâng cấp Trường Kỹ thuật thiết bị y tế.Đây là Trường dạy nghề duy nhất của ngành y tế đào tạo cán bộ vận hành –bảo dưỡng – sửa chữa thiết bị y tế

Trang 14

- Trường có trụ sở tại: Số 1 ngõ 89 Đường Lương Định Của, PhườngPhương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

* Thành tựu đã đạt được

Trong 44 năm xây dựng và phát triển, Trường đào tạo được gần 6000học sinh tốt nghiệp ra trường: đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo cácchương trình dự án, ngắn hạn được trên 10000 học viên

- Trường được tặng thưởng:

+ Huân chương lao động hạng 3 năm 2003; Huân chương lao động hạng 2năm 2008;

+ Cờ thi đưa xuất sắc của Chính Phủ, Bộ Y Tế, Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, Công đoàn ngành y tế Việt Nam;

+ Nhiều bằng khen của Chính Phủ, Bộ Y Tế, Bộ Lao Động Thương Binh và

Xã Hội, UBND thành phố Hà Nội, Tổng cục dạy nghề, Công đoàn ngành y tếViệt Nam

+ Thời gian dưới 12 tháng

- Lưu lượng bình quân: 1800 học sinh/năm

- Ngành nghề đào tạo:

Trang 15

+ Kỹ thuật Thiết bị Hình ảnh y tế;

+ kỹ thuật thiết bị Cơ điện y tế;

+ Kỹ thuật Thiết bị Xét nghiệm y tế;

+ Kỹ thuật Thiết bị Điện tử y tế;

+ Công nghệ thông tin;

+ Kỹ thuật Thiết bị dược;

+ Các chuyên nghành khác theo nhu cầu của xã hội

* Các khoa, bộ môn:

- Khoa Kỹ thuật Thiết bị Hình ảnh y tế;

- Khoa Kỹ thuật Thiết bị Cơ điện y tế;

- Khoa Kỹ thuật Thiết bị Điện tử y tế;

- Khoa Kỹ thuật Thiết bị Xét nghiệm y tế;

- Khoa Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;

- Khoa Khoa học cơ bản và Giáo dục thể chất

* Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể

- Đảng bộ;

- Công đoàn;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Hội Cựu chiến binh;

- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

Trường có tổng số CBCNVC và giáo viên là 81người Trong đó có 37 đảngviên, được chia thành 6 chi bộ:

+ Chi bộ Khối nghiệp vụ: Chi bộ 1, chi bộ 5, chi bộ 6 (14 đảng viên);+ Chi bộ Giáo viên: Chi bộ 2, chi bộ 3, chi bộ 4 (23 đảng viên);

2.2 Hệ thống tổ chức hành chính trong nhà Trường

2.3 Thực trạng chất lượng sinh hoạt tại chi bộ Giáo viên

2.3.1.Thực trạng

* Về chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ:

Chi bộ đã làm tốt việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt: Các đồng chí chi uỷviên chuẩn bị nội dung cuộc họp Sau khi nội dung cuộc họp được chuẩn bịxong thì đưa ra chi uỷ thảo luận, bổ sung, hoàn thiện và thông báo trước nội

Ngày đăng: 25/04/2018, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Nxb Chính trị Quốc gia) 4. Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia)4. Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”
1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2017 ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập ( 2002 ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị- Hành chính, Nghiệp vụ công tác Đảng; Nxb Lý luận chính trị Khác
7. Báo cáo tổng kết của đảng bộ Trường Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế Nhiệm kỳ 2010 – 2015. Phương hướng nhiệm kỳ 2015 – 2010 Khác
8. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng đảng của các chi bộ Giáo viên hai nhiệm kỳ từ 2015-2020.9. Thông tin từ Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w