1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tl kinh điển tuyên ngôn của đản cộng sản tư TƯỞNG của c mác và PH ĂNGGHEN về mối QUAN hệ GIỮA NHỮNG NGƯỜI vô sản và NHỮNG NGƯỜI CỘNG sản TRONG “TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản”

17 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN VÀ NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo, được xuất bản và công bố trước toàn thế giới ngày 24 tháng 2 năm 1848 tại Luân Đôn. Thực tiễn lịch sử chứng minh “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời đã thực sự trở thành cương lĩnh chính trị và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người thoát khỏi mọi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Việc hoàn thành và công bố tác phẩm không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà được xuất phát từ những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đã chín muồi, kết tinh của tinh hoa trí tuệ nhân loại và công sức lao động sáng tạo, bền bỉ của C.Mác và Ph.Ăngghen. 1.Về tình hình kinh tế, xã hội Châu Âu những năm giữa thế kỷ XIX: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cơ bản hoàn thành đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng bộc lộ rõ tính hạn chế của nó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích và đánh giá chính xác, toàn diện về chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, luận giải quá trình phát sinh, phát triển mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản, đồng thời chỉ ra mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã trở nên gay gắt. Cùng với sự phát triển của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đã cho thấy vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp vô sản, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân dệt ở thành phố Lyông (Pháp) năm 1837; cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844; phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài 10 năm (18381848),…Tuy các cuộc đấu tranh đó đều thất bại, nhưng ý thức chính trị của giai cấp vô sản đã được xác định, đó là ý thức đấu tranh giành chính quyền, ý thức xoá bỏ chế độ tư hữu. Các trào lưu tư tưởng trong thời kỳ này cũng hình thành đa dạng, phong phú và phức tạp. Song trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng nhiều nhất tới phong trào vô sản là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi Mông, XácLơPuriê, Rô Be Ôoen. Điểm tiến bộ trong tư tưởng của các ông là mong muốn xây dựng một chế độ công bằng, bác ái, mọi người đều có quyền bình đẳng. Tuy nhiên, những trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng lại có những hạn chế rất cơ bản là không giải thích được bản chất thối nát của chế độ đương thời (chế độ tư bản chủ nghĩa); chưa vạch ra được quy luật vận động phát triển của xã hội; chưa nhận thấy được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, cho rằng con đường đi tới chế độ công bằng, bình đẳng, bác ái không phải là cách mạng xã hội mà là con đường giáo dục, nêu gương; chủ trương cải tạo xã hội bằng pháp luật, bằng thực nghiệm…Những hạn chế này không những không đáp ứng được yêu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mà còn kìm hãm, tạo sự không thống nhất về tư tưởng trong phong trào công nhân. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi bức thiết phải có một hệ thống lý luận khoa học dẫn đường và đẩy lùi ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng khác. Vào thời kỳ này, ở Châu Âu xuất hiện nhiều tổ chức của giai cấp vô sản, song chưa có tổ chức nào thể hiện rõ tính chất của một tổ chức chính trị. Một trong những tổ chức được C.Mác quan tâm nhiều hơn là “Liên đoàn những người chính nghĩa” (thành lập 1836) do Jiô Dép Môn lãnh đạo. Đây là một tổ chức mang tính quốc tế, bao gồm những phần tử tiên tiến của giai cấp vô sản ở nhiều quốc gia bị nhà nước tư sản trục xuất ra nước ngoài, sống lưu vong ở nước Pháp. “Liên đoàn những người chính nghĩa” chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tổ chức này mời C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia nhưng hai ông đều từ chối, mặc dù không tham gia nhưng hai ông vẫn thường xuyên trao đổi thư từ để từng bước giác ngộ tư tưởng chính trị của ban lãnh đạo Liên đoàn.

Ngày đăng: 23/04/2018, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w