1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt (Crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

217 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn tài luận án Giáp xác nước ngọt thuộc các taxon Decapoda, Copepoda, Cladocera, Ostracoda, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda là những đối tượng phổ biến trong nhóm giáp xác ở các thủy vực nước ngọt nói chung và các thủy vực vùng núi đá vôi nói riêng. Ở Việt Nam, đặc tính về đa dạng sinh học của nhóm giáp xác thể hiện ở sự đa dạng ở cả cấp phân loại loài lẫn cấp phân loại giống, đồng thời sự phong phú về số lượng cá thể và tính chất phân bố trong các hệ sinh thái thủy vực. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn tự nhiên của thủy vực, nhiều loài là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế. Trên thế giới, khu hệ động vật nói chung, nhóm giáp xác nước ngọt nói riêng ở các thủy vực vùng núi đá vôi, bao gồm cả các thủy vực ngầm trong hang động đã được nghiên cứu từ khá sớm và thu được nhiều kết quả. Có nhiều giống và loài mới đã được phát hiện cho khoa học. Ở Việt Nam, các vùng núi đá vôi hầu như có rất ít những nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh học, thành phần loài của khu hệ thủy sinh vật nói chung và nhóm giáp xác nói riêng, đặc biệt là các thủy vực ngầm trong hang động. Các dẫn liệu về thành phần loài thuỷ sinh ở các thuỷ vực trong hang động vùng núi đá vôi của Việt Nam chủ yếu là những công bố nhỏ lẻ từ các cuộc điều tra ngắn. Cho đến nay, mới có 16 loài giáp xác trong hang động đã được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó đã có 7 loài mới, 4 giống mới cho khoa học đã được mô tả. Các loài và giống mới này tới nay vẫn được xem là đặc hữu của Việt Nam [1,2,3,4]. Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn quốc gia, theo Quyết định số 189 2001 QĐ-TTg của Chính phủ, với tổng diện tích vùng lõi khoảng 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha nằm trên địa bàn hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá thuộc tỉnh Quảng Bình [5]. Với những nét độc đáo về mặt địa chất, địa hình và tính đa dạng sinh học, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí: lần thứ nhất là địa chất, địa mạo năm 2003) và lần thứ hai năm 2015 là tiêu chí đa dạng sinh học "sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học". Những đặc trưng về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng đã tạo nên sự đa dạng và độc đáo về các loại hình thủy vực ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng: sông, suối, hồ, vũng và đặc biệt là loại hình thủy vực ngầm trong hang động - là sản phẩm của quá trình karst hóa. Chính sự đa dạng và độc đáo về sinh cảnh của vùng núi đá vôi và các thủy vực là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài thủy sinh vật ở đây. Các nghiên cứu trước đây về môi trường và thủy sinh vật tại khu vực vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã ghi nhận 33 loài giáp xác nước ngọt, trong đó có 12 loài ghi nhận ở sông trong động Phong Nha [6]. Trong số các loài thấy ở sông trong động Phong Nha, có 2 loài giáp xác Calanoida được mô tả mới cho khoa học [7]. Với những kết quả trên, chắc chắn chưa phản ánh được đầy đủ về thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi đặc biệt là các thủy vực ngầm trong hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt (Crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận án này là những dẫn liệu mang tính tổng hợp và được cập nhật về tình trạng quần xã giáp xác nước ngọt trong các loại hình thuỷ vực đặc trưng của vùng núi đá vôi của khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngày đăng: 20/04/2018, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w