Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1NGUYỄN THỊ HẰNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
XỬ LÝ PHẾ THẢI MÍA ĐƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG
SƠN DƯƠNG – TUYÊN QUANG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kết thúc hai năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường Đại Học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang”
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn
cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc và toàn thể các cán bộ nhân viên công ty Cổ Phần Mía Đường Sơn Dương – Tuyên Quang
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em sau này
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực
tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần bã mía sau ép đường ( theo Gohl) 9
Bảng 4.1: Tình hình sản lượng và công suất hoạt động của nhà máy đường tại Công ty kể từ khi thành lập đến nay (1997-2014) 33
Bảng 4.2: BOD5 trong nước thải nghành công nghiệp đường 39
Bảng 4.3: Các bước thực hiện phối trộn 46
Bảng 4.4: Tỷ lệ phối trộn các loại nguyên liệu 48
Bảng 4.5: Kết quả thử nghiệm: Phân bón hữu cơ khoáng 50
Bảng 4.6: Kết quả thử nghiệm phân bón hữu cơ khoáng 51
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Khối lượng các phế liệu mía đường 13
Sơ đồ 2: Phụ phẩm của công nghiệp mía đường và cách sử dụng thông thường 14
Hình 4.1: Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương 24
Hình 4.2: Quy trình sản xuất mía đường 35
Hình 4.3: Tiếp nhận nguyên liệu 37
Hình 4.4: Dây chuyền công nghệ sản xuất 37
Hình 4.5: Hình ảnh một số sản phẩm 39
Hình 4.6: Nước thải trong quá trình sản xuất mía đường 40
Hình 4.7: Ống khói nhà máy đường trong quá trình vận hành 41
Hình 4.8: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vinh sinh 44
Hình 4.9: Dùng chế phẩm sinh học sản xuất phân bón hữu cơ 48
Hình 4.10: Sản phẩm phân vi sinh 49
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN 2
1.3 YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN 3
1.4 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan 4
2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ 6
2.2.1 Các văn bản pháp luật 6
2.2.2 Các tiêu chuẩn Quốc Gia 7
2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
2.3.1 Các ứng dụng từ bã mía và tình hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã mía 8
2.3.2 Các ứng dụng của bã mía từ nhà máy đường 9
2.3.3 Tình hình hình sản xuất phân vi sinh trên thế giới 11
2.3.4 Tình hình hình sản xuất phân vi sinh từ bã mía ở trong nước 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đối tượng nghiên cứu 16
3.2 Phạm vi nghiên cứu 16
3.3 Thời gian tiến hành 16
3.4 Nội dung nghiên cứu 16
3.5 Phạm vi áp dụng 16
3.6 Phương pháp nghiên cứu 16
Trang 63.6.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 16
3.6.2 Phương pháp tham khảo ý kiến 17
3.6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá 17
3.6.4 Phương pháp kế thừa 17
3.6.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 18
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương 18
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21
4.2 Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương 24
4.2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty 25
4.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 26
4.2.2.1 Mô hình quản trị 26
4.2.2.2 Các công ty con và công ty liên kết 26
4.2.3 Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban 26
4.2.4 Tình hình sản xuất mía đường ở Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương 32
4.2.4.1 Tình hình sản xuất 32
4.2.4.2 Thuận lợi và khó khăn của Công ty 33
4.2.4.3 Phương hướng hoạt động của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015 34
4.2.5 Hiện trạng sản xuất và phế thải của nhà máy 35
4.2.5.1 Hiện trạng sản xuất 35
4.2.6 Các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất: 39
4.2.6.1 Nước thải 39
4.2.6.2 Khí thải 40
Trang 74.2.6.3 Ô nhiễm mùi 41
4.3 Thành phần đặc tính của phế thải mía đường 42
4.4 Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do phế thải mía đường 42
4.4.1 Công nghệ sản xuất phân vi sinh tại nhà máy đường Sơn Dương: 43
4.4.1.1 Quy trình sản xuất 43
4.4.1.2 Một số kết quả phân tích mẫu sau khi sản xuất 49
4.4.2 Khuyến cáo cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 8PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp, được hình thành và phát triển từ rất lâu Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã phát triển không ngừng có được điều
đó là nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật Trong đó, ngành phân bón luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt, nó quyết định cả về chất lượng cũng như sản lượng thu hoạch của cây trồng, điều này đã được khẳng định từ xưa và cho đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị Thấy được tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu lập nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến phát triển ngành sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong đó, ngành sản xuất phân bón vô cơ, phân hỗn hợp NPK ở Việt Nam đến nay đã có những thành tựu phát triển quan trọng cả về quy mô và chất lượng, bên cạnh đó lĩnh vực phân bón hữu cơ, phân vi sinh mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ ở quy mô nhỏ
lẻ tại các hộ nông dân và đa số là ở dạng phân hữu cơ để tận dụng các phụ phế liệu nông nghiệp của gia đình như trấu, vỏ cà phê, chất thải chăn nuôi…
Thực tế sản xuất nông nghiệp đã khẳng định vai trò thiết yếu của phân hữu cơ hay phân hữu cơ vi sinh trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất, ổn định năng suất cây trồng, góp phần vào sản xuất nông nghiệp bền vững Tuy nhiên, hiện nay nguồn phân hữu cơ từ chất thải của gia súc ngày càng khan hiếm không đủ để đáp ứng cho canh tác nông nghiệp hiện đại, trong khi đó nguồn nguyên liệu từ các phụ phế liệu của hầu hết các nhà máy chế biến lại rất nhiều, đây là một nguồn hữu cơ qúy giá để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, trong đó có phụ phế liệu của nhà máy mía đường vì lượng bã mía, bã bùn, rỉ mật thải là rất lớn, lại giàu hữu cơ dễ chuyển hóa, không chỉ vậy trên thực tế
Trang 9thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ nguồn chất thải của nhà máy mía đường được cho là phù hợp với rất nhiều loại cây hơn so với các nguồn nguyên liệu khác như vỏ cà phê, trấu, bã sắn,… Mặt khác tại Việt Nam nói chung và tại Sơn Dương – Tuyên Quang nói riêng những năm qua, cây mía đã góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới tại các địa phương Tại nhà máy đường Sơn Dương trung bình mỗi năm sản lượng đạt trên 500000 tấn,năm
2013 diện tích mía canh tác đạt trên 11000 ha, sản lượng đạt trên 570000 tấn, công suất ép đạt 3500 tấn/ ngày, (2) Với số lượng sản lượng lớn như thế lượng phế thải thải ra hàng năm cũng rất lớn, nếu không có cách sử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân và nhiều
vấn đề khác Do những lý do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất giải pháp xử lý phế thải mía đường tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang” để nghiên cứu rõ quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ phế
thải mía đường, giúp người đọc hiểu hơn về lợi ích của việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chính phế thải của mía đường Sản xuất phân hữu cơ vi sinh
từ phế thải mía đường của nhà máy vừa xử lý, vừa tái tạo phế thải thành phân bón cho cây trồng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đáp ứng được mong muốn của người nông dân, vừa tăng năng suất lại hợp túi tiền
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN
• Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sơn Dương – Tuyên Quang
• Thực trạng sản xuất mía đường của nhà máy
• Phân tích thành phần phế thải nghành mía đường
• Nghiên cứu quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mía đường
• Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh trong quy trình sản xuất mía đường của nhà máy
Trang 101.3 YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN
- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy
đủ, chi tiết
- Đánh giá phải chính xác
- Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của nhà máy
1.4 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN
• Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
• Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
• Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Xử lý phế thải mía đường giảm ô nhiễm môi trường
và tạo nguồn phân bón cho cây mía
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1 Các khái niệm liên quan
- Khái niệm về phân hữu cơ sinh học: là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các lớp sinh học được chuyển hóa thành mùn Trong loại phân này có chứa đầy đủ thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm các chế phẩm sinh học ( vi sinh, nấm đối kháng) bổ sung thêm thành phần vô cơ vi lượng ( NPK) và vi lượng Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không phải bón bất kỳ các loại phân đơn nào Phân phức hợp hữu cơ sinh học có thể dùng bón lót hoặc bón thúc Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất Nếu sản phẩm phù hợp với từng loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất (3)
- Khái niệm phân hữu cơ vi sinh: Là nhóm phân hữu cơ sinh học có bổ sung vi sinh vật trợ giúp và làm giàu dinh dưỡng, thường được chế biến bằng cách đưa thêm một số vi sinh vật có ích khác vào sau khi nhiệt độ đống ủ đã
ổn định (~300
C) Như nhóm vi khuẩn cố định Nitơ tự do (Azotobacter), vi khuẩn hoặc nấm sợi phân giải phot phat khó tan (Bacillus polymixa, Bacillus megaterium, pseudomonas striata, Aspergillus awamori ), Xạ khuẩn Streptomyces Rất nhiều loại phân hữu cơ vi sinh ( có nguồn gốc từ phế liệu nông nghiệp, chất thải các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản) và các chế phẩm sinh học để sử dụng cho chúng đã được sản xuất tại Việt Nam.(3)
Trang 12- Khái niệm về môi trường
Chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, định nghĩa như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (5)
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân gây ô nhiềm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu (5)
- Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) (8)
- Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
Trang 13gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí , cho động vật nuôi và các loài hoang dã ”
Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “ Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con ngưươì và sinh vật Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Chỉ thị 36 - CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý phân bón
- Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2007 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2010
Trang 14- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
2.2.2 Các tiêu chuẩn Quốc Gia
- Tiêu chuẩn ISO:9001:2008
- Tiêu chuẩn Việt Nam 5815 – 2001: Về phân hỗn hợp NPK – phương pháp thử do Bộ Khoa Học công Nghệ và Môi Trường ban hành
- Tiêu chuẩn Việt Nam 8559 _ 2010: Tiêu chuẩn Việt Nam về phân bón – phương pháp xác định phốt pho hữu hiệu
- Tiêu chuẩn Việt Nam 8560 – 2010: Tiêu chuẩn Việt Nam về phân bón – phương pháp xác định Kali hữu hiệu
- Tiêu chuẩn Việt Nam 9294 – 2012: Tiêu chuẩn Việt Nam về Xác định cacbon hữu cơ tổng số bằng phương pháp WALKLEY- BLACK
- Tiêu chuẩn Việt Nam 9290 – 2012: Tiêu chuẩn Việt Nam về xác định chì tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa )
- Tiêu chuẩn Việt Nam 9291 – 2012: Tiêu chuẩn Việt Nam về xác định Cacđimi tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa )
- Tiêu chuẩn Việt Nam 4829 – 2008 ISO 6579: 2007 : Tiêu chuẩn Việt Nam về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – phương pháp phát hiện SALMONELLA SPP trên đĩa thạch
Trang 15Khối lượng thành phần cây mía đường như sau:
• Ngọn mía, lá mía: chiếm 35-40%
• Thân cây được thu hoạch: chiếm 60-65%
cứ nhà máy mía đường nào (9)
Để có thể giải quyết được bài toán này thì trước hết cần tìm hiểu thành phần cơ bản của bã mía
Trang 16Bảng 2.1: Thành phần bã mía sau ép đường ( theo Gohl)
vật chất khô (%)
Tính theo khối lượng tươi
Nitơ tự do chiết xuất được 53,8 50,1
2.3.2 Các ứng dụng của bã mía từ nhà máy đường
Qua tìm hiểu thực tế các nhà máy mía đường trong nước cũng như qua sách báo và trên internet về việc sử dụng bã mía của nhà máy mía đường trên thế giới rất đa dạng và thay đổi theo nhu cầu thị trường Sau đây là thống kê một số phương pháp sử dụng của bã mía đã và đang được áp dụng với quy mô công nghiệp ở trong nước cũng như các nước có ngành công nghiệp mía đường phát triển
+ Sử dụng bã mía làm nhiên liệu đốt lò hơi
Hiện tại nhiều nhà máy đường ở nước ta đã dùng bã mía để đốt
lò hơi, tuy nhiên trên thực tế cũng như theo tính toán (dựa vào nhiệt trị của bã mía xấp xỉ 2.340 kCal/kg) thì với nhà máy sử dụng bã mía để đốt chỉ dùng hết 80% lượng bã mía là đáp ứng được toàn bộ lượng hơi để sản xuất trong nhà máy Như vậy với nhà máy sử dụng phương án này thì mỗi khi ép khoảng 400 tấn mía cây thì sẽ cho ra 100 tấn bã mía và sau khi đốt lò hơi sẽ còn dư ra khoảng 5 tấn bã mía, số lượng bã mía này với một nhà máy quy mô trung
Trang 17bình 4500 tấn/ngày thì lượng bã mía thừa sẽ khoảng 56 tấn bã mía/ngày, đây
là một lượng bã mía khá lớn.(9)
+ Sử dụng bã mía làm thức ăn gia súc
Theo bảng thành phần của bã mía (bảng 2.1) thì lượng xơ trong bã mía
là khá lớn, nếu cứ để như vậy hoặc chỉ xử lý thô thì năng lượng gia súc tiêu hóa bã mía lớn hơn năng lượng mà chúng nhận được từ bã mía, cũng theo Issay Isaias, 1990 thì đối với con non khả năng tiêu hóa chất khô thường 25%
và 50 % đối với con trưởng thành
Tuy nhiên ngày nay với công nghệ phát triển, người ta đưa bã mía vào
ủ và xử lý hóa học nhằm phân hủy một phần chất xơ, tăng vị ngon đồng thời vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng Hiện thực vấn đề này, đã có nhiều hãng trên thế giới đưa ra các dây chuyền thiết bị chế biến bã mía làm thức ăn gia súc ở quy mô công nghiệp (hãng Desmy - Đan Mạch, công ty BMA - Anh,…) ở trong nước cũng đã có nhà máy áp dụng các công nghệ này để chế biến bã mía, đơn cử Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp cũng đã đưa
ra một hệ thống sấy bã mía, sau khi đã ủ và xử lý để làm thức ăn cho gia súc với quy mô 3 tấn/giờ Như vậy, hướng đi này cũng đã giải quyết được phần nào lượng chất thải bã mía của nhà máy mía đường Tuy nhiên chi phí để chế biến lượng bã mía thô 12thành sản phẩm thức ăn gia súc là khá lớn do phải qua nhiều công đoạn, thời gian ủ lên men khá lâu,… do đó xu hướng tận dụng
bã mía cho các lĩnh vực khác vẫn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện (9)
+ Sử dụng bã mía trong các lĩnh vực khác
Trên đây, đề tài đã nêu ra hai lĩnh vực hiện được áp dụng chủ yếu để xử
lý bã mía ở quy mô công nghiệp, ngoài ra bã mía còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
- Sử dụng bã mía để nuôi trồng nấm ăn
- Sử dụng bã mía để sản xuất tấm lợp, ván ép
Trang 18- Sử dụng bã mía để sản xuất giấy
- Sử dụng bã mía trong công nghệ sản xuất chất dẻo
Như vậy, mặc dù trên thực tế đã và đang có nhiều công nghệ để xử lý lượng bã mía thải “khổng lồ” của nhà máy mía đường, nhưng qua tìm hiểu và phân tích đã cho thấy cần phải nghiên cứu thêm những lĩnh vực khác để xử lý lượng bã mía còn dư này Như đã đề cập phương án sử dụng bã mía để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là rất khả thi vì:
- Hiện các phụ phẩm cuối của rỉ mật, bã mía (sau khi làm nấm) cũng như bùn lọc và tro lò đã được phần lớn các nhà máy dùng làm phân hữu cơ vi sinh Do vậy có thể đưa ra một công nghệ sản xuất phân vi sinh để bổ sung thêm lượng bã mía còn thừa sau khi đốt nồi hơi Phương án dùng bã mía để sản xuất phân vi sinh không chỉ giúp nhà máy sử dụng triệt để nguồn bã mía
mà còn quay lại cải tạo đất như đã phân tích ở trên
- Có thể phát triển ở quy mô công nghiệp nhờ ứng dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến.(9)
2.3.3 Tình hình hình sản xuất phân vi sinh trên thế giới
Phân bón hữu cơ đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng với khối lượng lớn Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia lớn có truyền thống nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học
Ấn độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ ( Compost ) từ chất thải ở nông thôn và thành phố Bình quân, trong canh tác người ta bón khoảng 2/tạ/ha/năm Ước tính tương đương 3,5 – 4,0 triệu tấn NPK Cả nước
có khoảng 6 – 7 triệu ha cây phân xanh, trung bình mỗi ha thu được khoảng
100 tấn chất xanh tương đương 40 – 50 kg N Với khối lượng đó hàng năm
Ấn Độ thu được khoảng 300.000 tấn N.(12)
Trung Quốc sử dụng phân hữu cơ từ các nguồn phân truồng, rơm, rạ phân xanh, kho dầu Ước tính tương đương 9,8 riệu tấn NPK
Trang 19Tổ chức nông lương thế giới ( FAO ) từ năm 1963 đã đề xuất chương trình sử dụng tổ họp các loại phân bón sinh học và hóa học một cách cân đối Chương trình này đã mang lại tác dụng to lớn không chỉ trong kinh tế, mà còn
có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường
Các nghiên cứu và sản xuất và sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học từ các nguồn rác thải, chất thải hữu cơ rắn, phế thải và phụ phẩm của sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và có nhiều thành tựu
Trong nghiên cứu và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, thì nghiên cứu
ra các chế phẩm sinh học, các chế phẩm sinh vật có khả năng phân giải các chất vô cơ và hoạt hóa là quan trọng nhất Việc tiến hành phân lập các chủng
Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất photpho vô cơ khó tan đã được tiến hành từ những năm 40 của thế kỷ XX Năm 1948 Gerretsen đã đưa ra phương pháp thạch đĩa có chứa Ca3(PO4)2 đã tìm thấy nhiều nhóm Vi sinh vật
có khả năng chuyển hóa photpho khó tan
Năm 1954 sở nghiên cứu thổ nhưỡng lâm nghiệp thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc đã phân lập được vi khuẩn Bacillus megatherium ở vùng đông bắc Trung Quốc có khả năng chuyển hóa photpho hữu cơ
Năm 1955, Mekina đã phân lập được 2 chủng Bacillus megatherium var photphaticum và Serratia carrollese var.photphaticum Sở nghiên cứu khoa học Đông Bắc Trung Quốc đã dùng loài vi khuẩn này để sản xuất phân
Vi sinh vật chuyển hóa photpho bón cho lúa nước, lúa mỳ, khoai tây, ngô, cao lương,đậu tương cà chua mía lạc và đều thấy thu được năng suất cao hơn
Ở Trung quốc khi tiến hành nghiên cứu đất, người ta thấy các Vi sinh vật chuyển hóa photpho bao gồm vi khuẩn, nấm sợi nấm men Các nghiên cứu đất ở Nam, Bắc vá Đông bắc Trung quốc cho thấy số lượng vi khuẩn chuyển hóa photpho cao nhất ở đất đen chứa 40,9x106 CFU/g đất
Trang 20Chế phẩm phân Vi sinh vật đang được sử dụng rộng rãi là chế phẩm
“Điền lực bảo” đó là loại phân có dạng từng viên nhỏ, pH 7, có màng bao bọc mỏng 10 um ở dạng khô ráo chịu được sức nén lớn 6x105 Pa Phân “Điền lực bảo” đã được thử nghiệm trên 23 loại cây trồng khác nhau và được chứng minh có khẳ năng chuyển hóa photpho trong các hợp chất khó tan (12)
Năm 1970 ở Liên Xô đã dùng Bacillus megatherium var.photphaticum
để sản xuất chế phẩm photpho bacterin Chế phẩm này được sử dụng rộng rãi
ở Liên Xô và các nước Đông Âu dùng bón cho lúa mỳ, ngô, lúa nước Kết quả cho thấy sản lượng tăng 5 – 10% so với đối chứng
Đối với việc sử dụng phế thải và phụ phẩm của sản xuất mía đường trong sản xuất phaan bón hữu cơ vi sinh có 2 nghiên cứu đáng chú ý:
Theo Z.O Muiier (1978) khối lượng các phế liệu mía đường có thể
trình bày bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Khối lượng các phế liệu mía đường
Trang 21Sơ đồ 2: Phụ phẩm của công nghiệp mía đường
2.3.4 Tình hình hình sản xuất phân vi sinh từ bã mía ở trong nước
Để sản xuất đường, hàng năm Việt Nam phải trồng từ 10 đến 12 triệu tấn mía cây, khi biến số lượng mía này để làm đường sinh ra một lượng phế thải khổng lồ: 2,5 triệu tấn bã mía, 250.000 tấn bã bùn (sau khi đã lấy nước đường) và 250.000 tấn mật rỉ Trước đây 80% lượng bã mía này được dùng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường, sinh ra 50.000 tấn tro và 20%
Trang 22còn lại là 500.000 tấn bã được dùng làm ván ép, còn mật rỉ dùng để sản xuất cồn, mỳ chính hoặc dùng cho các công nghệ vi sinh khác như chế biến thành thức ăn chăn nuôi Riêng tro và đặc biệt là bã bùn không sử dụng phải đổ ra các bãi đất trống gây ô nhiễm nghiêm trọng
Đứng trước tình hình đó, đã có thêm nhiều giải pháp được đặt ra để sử dụng triệt để nguồn chất thải này đơn cử như làm thức ăn chăn nuôi, với giải pháp này chỉ sử dụng với những loại bã mía sạch, chất lượng tốt mặt khác vẫn chưa giải 14 quyết được thành phần bã bùn (nguyên nhân chính gây hôi thối khi đổ ra ngoài môi trường) Một giải pháp được coi khả quan nhất xét cả về mặt kinh tế đó là làm phân vi sinh Sở dĩ như vậy vì giải pháp này đã quay lại cải tạo đất trồng mía, đơn cử diện tích canh tác từ 250.000 đến 300.000 ha chủ yếu là đất bạc màu và vùng nhiễm phèn nặng (không trồng được các loại cây khác) Vì thế, để trồng được 250.000 ha mía, ngoài phân hóa học (đạm - lân - kali) tối thiểu phải bón 4 ÷ 5 tấn phân chuồng cho 1 ha tức là phải có 1 triệu tấn phân chuồng bón cho 250.000 ha Số lượng phân này sẽ được bù đắp bằng lượng phân vi sinh được sản xuất từ bã mía Nắm được vấn đề này đã có nhiều đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (phân bón Huđavil, Fitohoocmon) từ nguồn chất thải nhà máy mía đường Hai công nghệ này đã được áp dụng thử nghiệm ở bảy nhà máy đường, ngoài mía đã được bón thử nghiệm cho lúa, chè, hồ tiêu ở một số địa phương đạt kết quả tốt: Cho phép thâm canh tăng năng suất lúa lên 25% - 30% ở Tam Điệp (Ninh Bình), tăng năng suất chè lên 70% ở Văn Chấn, Nghĩa Lộ (Yên Bái), tăng năng suất hồ tiêu gần 100% ở Tân Lâm (Quảng Trị); một số loại cây công nghiệp trồng ở Tuyên Quang, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An năng suất tăng gấp ba lần; mía trồng ở Thạch Thành, Nông Cống (Thanh Hóa), Quảng Hà (Cao Bằng) luôn xanh tốt, chịu được hạn, giữ được đường lâu, ít sâu bệnh nên được người dân ưa dùng loại phân bón này (9)
Trang 23PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phế thải nhà máy mía đường Sơn Dương – Tuyên Quang
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhà máy mía đường Sơn Dương – Tuyên Quang
3.3 Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 5/05/2014 đến 05/08/2014
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Sơn dương – Tuyên Quang
- Tổng quan về Công Ty Cổ phần mía đường Sơn Dương
- Thực trạng sản xuất mía đường và phế thải của nhà máy đường Sơn dương
- Phân tích thành phần và đặc tính của phế thải mía đường
- Đưa ra một số các phương pháp để xử lý ô nhiễm do phế thải nhà máy gây ra
- Nghiên cứu quy trình làm phân hữu cơ vi sinh tại nhà máy đường Sơn dương
3.5 Phạm vi áp dụng
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu nhập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội,
môi trường tại khu vực xây dựng công ty
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của huyện Sơn Dương - Tuyên Quang
Trang 24Áp dụng tại nhà máy đường Sơn Dương – Tuyên Quang
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan
3.6.2 Phương pháp tham khảo ý kiến
- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu như các cán bộ phụ trách về phân vi sinh tại xưởng vi sinh của Công ty
- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong nhà trường
3.6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
Thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được Đánh giá quy trình sản xuất phân vi sinh tại nhà máy đường Sơn Dương, đưa ra các điểm đã
và chưa hợp lý làm cơ sở để đề xuất ra các giải pháp hợp lý
3.6.4 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa tham khảo kết quả đạt được từ các báo cáo, đề tài trước
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật
- Các số liệu ,các mẫu đã phân tích có kết quả và sử dụng thực tế của Công ty
3.6.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế: tham quan, xem xét công nghệ sản xuất của công ty, chụp ảnh và ghi chú các giai đoạn đã quan sát
Trang 25PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Huyện có 33 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có một thị trấn là Thị trấn Sơn Dương, diện tích 788 km2,dân số 179.846 người Thị trấn Sơn
Dương là trung tâm kinh tế, xã hội của huyện Sơn Dương, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Nam, có vị trí địa lý 21o36’ vĩ độ Bắc;
150o24’ đến 105o31’ kinh độ Đông, dọc theo trục đường Quốc lộ 37 và được tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng như sau:
• Phía Bắc giáp xã Tú Thịnh, Hợp Thành;
• Phía Nam giáp xã Kháng Nhật, Phúc Ứng;
• Phía Đông giáp xã Kháng Nhật;
• Phía Tây giáp xã Phúc Ứng
Sơn Dương có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện với các Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và các tuyến đường huyện chạy qua Thị trấn Sơn Dương có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh
tế công nghiệp, du lịch thương mại và nông lâm nghiệp kết hợp.(1)
* Đặc điểm địa hình
Huyện Sơn Dương có hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía Bắc và phía Nam, được ngăn cách bởi thung lũng sông Phó Đáy, địa hình cả hai khu vực phía Bắc và phía Nam thấp dần theo hướng sông Phó Đáy, độ cao trung bình là 150 - 200 m so
với mặt nước biển
Trang 26- Địa hình đồng bằng: Phần địa hình này tập trung chủ yếu dọc theo hai
bờ sông Phó Đáy, được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa, có độ cao từ 50
- 70 m so với mực nước biển.(1)
* Đặc điểm khí hậu
Huyện Sơn Dương có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa:
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 280 C Lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 1.800mm
- Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 160 C Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông bắc Vào mùa khô, nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50 C, nhiệt độ tối thấp trung bình từ
12 - 130 C; nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33 - 350 C
- Độ ẩm trung bình năm là 85%.(1)
* Các loại tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Sơn Dương
tỷ lệ 1/10.000 có 4 nhóm đất với 7 loại hình thổ nhưỡng khác nhau
Nhóm đất phù sa: Diện tích 44.5 ha chiếm 2.14% diện tích đất tự nhiên
của huyện bao gồm 2 loại:
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb) có diện tích 28 ha được phân
bố trên bậc thềm thấp nhất của sông Phó Đáy
+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (Pk) diện tích 16,5 ha phân
bố trên bậc thềm cao hơn đất phù sa được bồi đắp hàng năm
Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 43,7 ha chiếm 2.11% diện tích đất tự nhiên
Loại đất này phân bố trong các thung lũng giữa các dải đồi núi Tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, phần lớn diện tích này thích hợp để trồng lúa cho năng xuất khá
Trang 27Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên nền đá sét và đá biến chất (Fs):
Nhóm đất này có diện tích 1.608,5 ha chiếm 77,22 % diện tích đất Loại đất này có tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả
Nhóm đất đỏ vàng nhạt trên đá cát kết (Fs): Có diện tích 220,7 ha
chiếm 10,59 ha, phân bố trên địa hình đồi bát úp, thấp, thoải Tầng đất dày trung bình thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình Thích hợp với các cây trồng lâu năm (1)
- Tài nguyên nước
Với hệ thống các ao, hồ, đập có diện tích 39,37 ha và hệ thống sông suối có diện tích 90,75 ha đây là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái Một nguồn nước mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên
1.500 mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất
Theo sự đánh giá kết quả điều tra của liên đoàn địa chất 2, cục địa chất Việt Nam, huyện Sơn Dương có nguồn nước ngầm rất phong phú, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho toàn khu vực trong nhiều năm.(1)
- Tài nguyên rừng
Sơn Dương có diện tích rừng là 908,7 ha chiếm 43,65% diện tích đất tự nhiên, trong đó hầu hết là rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ và rừng trồng sản xuất Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tích rừng không ngừng được nâng lên.(1)
- Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu của đoàn Địa chất 109, liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm
1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, huyện Sơn Dương là một
Trang 28huyện có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn Thị trấn Sơn Dương có 1
mỏ thiếc, ngoài ra còn có một số mỏ đá vôi như: mỏ đá Núi Huồng diện tích khai thác 1,0 ha, mỏ Khuôn Hân - Kỳ Lâm diện tích khai thác 1,0 ha, mỏ An Đinh với diện tích 0,8 ha Đây là nguồn tài nguyên quan trọng tạo đà phát triển cho thị trấn Sơn Dương.(1)
- Tài nguyên nhân văn
Huyện Sơn Dương bao gồm nhiều dân tộc cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, H’Mông, Hoa Người dân cần cù, chịu khó, giàu truyền thống cách mạng Tiếp thu nhanh chóng các kiến thức kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất.(1)
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện kinh tế
Sơn Dương là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Tuyên Quang, có ruộng đồng khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ Di tích lịch sử văn hoá cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ nối các tỉnh Đông Bắc với thủ đô Hà Nội đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế và du lịch Kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, công nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế Các nhà máy giấy An Hòa, nhà máy mía đường Sơn Dương, nhà máy chè Sơn Dương,…thủ công nghiệp cũng đang dần phát triển
Do có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Sơn Dương có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng trở nên sôi động hơn với hoạt động của gần 50 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH; thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động Nhiều mặt hàng đã
Trang 29được khẳng định và chiếm lĩnh thị trường như: Đường tinh luyện xuất khẩu, chè nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xuất khẩu, vật liệu xây dựng,
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt kết quả khá, các ngành sản xuất phát triển mạnh là đường tinh luyện, chè, bìa catton, vật liệu xây dựng…(1)
- Nông – lâm - thuỷ sản
Diện tích gieo trồng năm 2010 toàn huyện đạt 11.600 ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 9.980 ha Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 48.000 tấn Cây màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày phát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Trong 5 năm, toàn huyện trồng được 654 ha cây ăn quả các loại Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đàn trâu bò tăng 9,2%, đàn lợn tăng 18,1% Diện tích nuôi cá tăng bình quân 16,8%/năm, sản lượng đạt trên 1.000 tấn vào năm 2007.(1)
- Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển tương đối phong phú, đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia Một số vùng nông thôn đã hình thành thị tứ khá rõ rệt như Kim Xuyên, Sơn Nam, …Nhờ vậy, những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân kể cả các xã, xóm miền núi được đáp ứng kịp thời và thuận tiện
Huyện Sơn Dương có nhiều di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội văn hoá dân gian như: Đình Thọ vực, Cây Đa Tân Trào, Lán Nà Lừa là những lợi thế không nhỏ để huyện phát triển du lịch.(1)
* Điều kiện xã hội
Theo thống kê đến cuối năm 2009, dân số của huyện Sơn Dương là 179.846 người Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện gồm các thành phần dân tộc
Trang 30như: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao lan, H’Mông, Hoa, Trong đó người dân tộc Kinh chiếm trên 80%
Trong những năm gần đây thì tỷ lệ dân số trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13% Dân số không ngừng gia tăng đặt ra cho huyện phải giải quyết những bài toán về: Việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục, môi trường
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ có tiến bộ Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phát triển; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm đạt kết quả tốt:
Về Giáo dục - đào tạo: Đã thông qua và triển khai thực hiện tích cực
Đề án về tăng cường cơ sở vật chất trường học; Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia; Đề án đưa tin học vào nhà trường sớm trong huyện
và đạt được kết quả Tỷ lệ các trường học, nhà lớp học, nhà điều hành, phòng học bộ môn được kiên cố hoá đạt tỷ lệ cao Trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường được bổ sung và đưa vào sử dụng có hiệu quả Bình quân mỗi năm huy động trên 10 tỷ đồng cho các yêu cầu trên
Về lao động - xã hội và giải quyết việc làm: Đã lồng ghép các chương
trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, đào tạo nghề Trong 5 năm đã đào tạo cho 7.851 lượt người (vượt 4,68% so kế hoạch), nâng tỷ lệ đào tạo nghề từ 32,8% lên 39,8%, giải quyết việc làm mới được 10.024 lao động; Tổ chức cho 992 người đi xuất khẩu lao động
Hoạt động y tế đã có nhiều chuyển biến, nhất là việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế huyện và cơ sở Đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo, đào tạo nâng cao về chuyên môn, giáo dục y đức…Nâng dần chất lượng khám, chữa bệnh Hoạt động y tế dự phòng, giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm có tiến bộ; các chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng, chống dịch
Trang 31bệnh nguy hiểm được triển khai tích cực, khống chế có hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,84%.(1)
4.2 Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương
Hình 4.1: Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương
Thông tin chung về Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sơn Dương
Tên và địa chỉ công ty :
- Tên công ty: Công ty cổ phần mía đường SƠN DƯƠNG
- Tên tiếng anh: SON DUONG SUGAR AND SUGARCANE JOINT STOCK COMPANAY
- Địa chỉ: xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- Website/email: www.sonsuco.com.vn / sonduong@sonsuco.com.vn
Trang 32Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương ra đời trong chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ, trên cơ sở Nông trường 26/3 Tuyên Quang được Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm cho phép lập dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy đường 1.000 tấn mía cây/ngày, đồng thời cho phép bổ xung nhiệm vụ trồng mía, chuyển diện tích trước đây trồng cây ăn quả sang trồng mía đường của tỉnh Tuyên Quang, đảm bảo vùng Nhà máy mía đường Sơn Dương nằm tại xã Hào Phú-Sơn Dương-Tuyên Quang
Công ty luôn được sự ủng hộ của lãnh đạo từ tỉnh đến huyện và xã trong việc mở rộng vùng nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập của người dân địa phương Lãnh đạo công ty xác định, công ty luôn song hành với địa phương, với vùng mía nguyên liệu trong lúc thuận lợi cũng như gặp khó khăn; thực hiện tốt 3 lợi ích giữa “ Nhà nước, dân và công ty” đồng thời liên kết giữa 4 nhà “ Nhà khoa học, nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp” để phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững
4.2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty
• Bán lẻ xăng dầu, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, tấm lợp
• Bán buôn bán lẻ mía đường, mật, rỉ
• Bán lẻ phân bón
• Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô tải (trừ xe vận chuyển chuyên dụng)
• Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và theo hợp đồng
• Xây dựng nhà các loại
• Xây dựng công trình đường bộ
• Xây dựng công trình kè đập tràn
• Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong nghành mía đường
• Gia công cơ khí