và tính chính trực của Ban giám đốc của khách hàng; dự kiến thời gian và phí kiểmtoán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không.- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng: các K
Trang 1Đề Tài: KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH Y
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 2
Qua ba tháng thực tập tại Công ty TNHH Y Việt Nam đã giúp em có cơ hộitiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp Tại đây, nhận được nhiều sự giúp đỡ
và tạo điều kiện từ phía Ban giám đốc công ty cho việc thu thập các chính sách, quyđịnh của công ty cũng như thu thập hồ sơ kiểm toán để khảo sát phục vụ cho báo cáo
Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, cảm ơn các anh chị Trợ lý kiểm toán, Trưởngnhóm kiểm toán đã hướng dẫn, chỉ bảo trong những lần làm việc thực tế tại kháchhàng
Do hạn chế về thời gian, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từquý thầy cô và các anh chị
Cuối cùng, em xin chúc thầy cô và các anh chị nhiều sức khỏe, niềm vui vàthành công trong công việc và cuộc sống!
TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trang 3
BCTC Báo cáo tài chính
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Y GAMx Y Global Auditing Metholodogy
SCOTs Significant Class of Transactions
TE Sai lệch có thể bỏ qua với một số dư tài khoản
Trang 4Bảng 1.1: Bảng tóm tắt thông tin các công ty được chọn 36
Bảng 1.2: Bảng thống kê các công ty được chọn 38
Bảng 1.3: Kết quả khảo sát Chi phí khấu hao TSCĐ 38
Bảng 1.4: Kết quả khảo sát Dự phòng NPT khó đòi 39
Bảng 1.5: Kết quả khảo sát Dự phòng giảm giá HTK 39
Trang 5Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Y Việt Nam…….2
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Y
Tên tổ chức kiểm toán : Công ty TNHH Y Việt Nam Trụ
Công ty TNHH Y Việt Nam là một thành viên của Y toàn cầu Được Ủy banNhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư) cấp Giấy phép đầu tư số448/GP vào năm 1992 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/GPDC1 ngày23/01/2002 với vốn điều lệ là 1 tỷ USD (Theo Vafie), Y Việt Nam trở thành tổ chức tưvấn và kiểm toán đa quốc gia đầu tiên tại Việt Nam với cam kết phát triển nền kinh tế
và con người Việt Nam trong lâu dài
Hiện Y Việt Nam đặt văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với hơn
900 nhân viên chuyên nghiệp trong và ngoài nước Số lượng KTV chiếm 64% tổngnhân viên làm việc tại công ty tương đương hơn 500 người, Trong đó, 90 KTV có kinhnghiệm làm việc trên 5 năm, 72 người là thành viên của Hội Kiểm toán viên hành nghềViệt Nam (VACPA) và 89 người có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn quốc tế CPA,ACCA Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn cao,
Y Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ với chất lượng không đổi tới các khách hàngcủa mình
Trang 9Trong 20 năm qua, Y Việt Nam là một trong những công ty đầu tiên thực hiệnhợp tác với Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, tư vấn cho Ngânhàng Nhà nước và Bộ Tài Chính Triển khai hoạt động hợp tác đào tạo nhằm nâng caochất lượng và nhân sự ngành kiểm toán, nâng cao năng lực tự quản trị cho doanhnghiệp Đồng thời nỗ lực đóng góp ý kiến, hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng caochất lượng môi trường đầu tư tại Việt Nam.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Y Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành các bộ phận:
- Bộ phận AABS: Thực hiện dịch vụ kiểm toán
Senior manager Senior manager Senior manager
Senior 1, 2, 3 Senior 1, 2, 3 Senior 1, 2, 3
Trang 10- Bộ phận TAX: Thực hiện dịch vụ thuế.
- Bộ phận TAS: Thực hiện dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và giao dịch tài chính
- Bộ phận ITRA: Kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin
- Bộ phận Admin: Thực hiện công việc nội bộ của công ty
Y luôn có sự phân công phân nhiệm rõ ràng và kết hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữacác bộ phận nhờ có việc phân chia thành bộ máy quản lý thành các cấp bậc Ngườiđứng đầu mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm soát xét lại các công việc của bộ phận mìnhquản lý
1.1.3 Dịch vụ cung cấp
Khi mới thành lập, từ dịch vụ duy nhất là kiểm toán, đến nay, Y Việt Nam đã
đa dạng hóa cung cấp dịch vụ mới với mục tiêu đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi củathị trường Một số dịch vụ có thể kể đến như: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, Dịch vụthuế và tư vấn thuế, Dịch vụ tư vấn giao dịch tài chính và nhiều dịch vụ chuyên ngànhkhác
1.1.3.1. Kiểm toán
Các dịch vụ kiểm toán của Y bao gồm:
- Dịch vụ Kiểm toán và Kế toán:
o Kế toán và tư vấn kế toán tài chính
o Kiểm toán BCTC
o Soát xét BCTC
o Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thỏa thuận
- Dịch vụ Điều tra Gian lận và Giải quyết Tranh chấp:
o Điều tra gian lận
o Giải quyết Tranh chấp
o Tư vấn điều tra sự tuân thủ pháp luật bằng CNTT
o Tư vấn giải pháp chống gian lận
o Tư vấn thiết kế và vận hành hệ thống KSNB
1.1.3.2. Thuế
-Dịch vụ Thuế và Tư vấn Thuế bao gồm:
Trang 11o Tư vấn Thuế và hoạt động kinh doanh
o Tư vấn Thuế gián thu
o Hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực
o Tư vấn Thuế quốc tế
o Tư vấn Thuế về tái cơ cấu doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập công ty
-Dịch vụ Tư vấn Doanh nghiệp:
o Nâng cao hiệu quả hoạt động
o Tư vấn rủi ro
o Tư vấn rủi ro và bảo mật trong CNTT
1.2 Quy trình kiểm toán chung tại Y
Tại Y, phương pháp kiểm toán dựa trên Y GAMx được áp dụng nhất quán chomọi cuộc kiểm toán BCTC Được thiết lập trên Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, YGAMx trở thành một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho KTV trong công tác kiểm toán Quytrình kiểm toán chung tại Y gồm ba (3) giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giaiđoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
1.2.1.1. Tiền kế hoạch kiểm toán
Các công việc KTV cần thực hiện trong giai đoạn này, gồm:
- Tiếp nhận khách hàng: Y luôn cân nhắc tính độc lập, khả năng phục vụ khách hàng
Trang 12và tính chính trực của Ban giám đốc của khách hàng; dự kiến thời gian và phí kiểmtoán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không.
- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng: các KTV phụ trách hợp đồng kiểmtoán phải tìm hiểu và luôn cập nhật tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán để
hỗ trợ cho việc đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ có ảnh hưởng trọng yếuđến BCTC, cũng như ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán, hoặc báo cáo kiểm toán
- Phân công KTV: tiêu chí phân công KTV dựa vào khả năng, kinh nghiệm trong lĩnhvực cụ thể để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng Ngoài ra,công ty cũng luôn chú ý đến việc luân chuyển thành viên trong nhóm kiểm toán đểtránh việc quen thuộc với khách hàng dẫn đến kiểm tra theo lối mòn Partner sẽ lựachọn Senior Manager hoặc Manager quản lý chính hợp đồng kiểm toán, tiếp đếnSenior được Manager lựa chọn sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng, cấp cuối cùng làStaff do Senior lựa chọn để thực hiện kiểm toán các phần hành
- Tìm hiểu hệ thống KSNB: KTV yêu cầu phải tìm hiểu hệ thống KSNB của kháchhàng để đánh giá sơ bộ về rủi ro gặp phải trong quá trình kiểm toán BCTC Từ đó làm
cơ sở đánh giá rủi ro có SSTY trên BCTC và biện pháp đối phó với các rủi ro đó
- Xác lập mức trọng yếu: Trách nhiệm của KTV là đảm bảo hợp lý rằng BCTC không
có các sai lệch trọng yếu Vì vậy, trong bước lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lậpmức trọng yếu có thể chấp nhận được Theo Y GAMx có 3 mức trọng yếu KTV cầnxây dựng là PM (mức trọng yếu với tổng thể BCTC), TE (sai sót có thể bỏ qua), SAD(mức trọng yếu cho một số dư hoặc nhóm các giao dịch)
- Thỏa thuận với khách hàng: Partner hoặc Director sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ bộ vớikhách hàng về các vấn đề như mục đích, phạm vi kiểm toán; tài liệu cần được cungcấp, phí kiểm toán, …
- Ký kết hợp đồng với khách hàng trên cơ sở những thỏa thuận sơ bộ và tạo lập căn cứpháp lý cho việc cung cấp dịch vụ
1.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Các công việc KTV sẽ thực hiện trong giai đoạn này, gồm:
- Nhận diện các nghiệp vụ, giao dịch trọng yếu (SCOTs) của từng khách hàng, tiếp đóKTV cần xem xét về yêu cầu công bố thông tin và việc áp dụng CNTT trong kế toán
Trang 13của khách hàng (nếu có).
- Với mỗi SCOTs và các yêu cầu công bố thông tin với các nghiệp vụ này, Y GAMxyêu cầu KTV phải hiểu bản chất của các nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến khi đượcghi nhận Sau khi tìm hiểu đầy đủ về toàn bộ quy trình, KTV phải thực hiện phép thửwalkthrough cho một nghiệp vụ để xem xét liệu trên thực tế quy trình có đúng nhưnhững gì KTV thu thập được hay không, đồng thời KTV cũng được yêu cầu phải tìmhiểu cách thức và đánh giá việc ghi nhận và lập BCTC của đơn vị
- Tiếp theo KTV sẽ thực hiện đánh giá rủi ro có SSTY (CRA) bao gồm rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát, CRA giúp KTV việc lựa chọn hướng tiếp cận dựa vào thửnghiệm kiểm soát hay chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản, đây cũng là căn cứ choviệc khai báo trong phần mềm chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm
cơ bản sau này
- Tiếp đến, KTV sẽ lần lượt thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, các thử nghiệm cơ bản(việc xem xét nên thực hiện thử nghiệm cơ bản nào do cấp Senior hoặc Manager cânnhắc về phạm vi và thời điểm thực hiện) Sau đó, Senior tiến hành lập kế hoạch chocác thủ tục kiểm toán chung
- Cuối cùng, KTV sẽ tổng hợp và ghi nhận kết quả của các bước kể trên để lập chiếnlược kiểm toán chi tiết
1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Dựa vào chiến lược kiểm toán chi tiết đã xây dựng, KTV tiến hành thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát để đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểmsoát nội bộ
Đồng thời, thực hiện các thử nghiệm cơ bản với các nghiệp vụ, giao dịch kinh
tế của đơn vị được kiểm toán, và thực hiện các thủ tục kiểm toán với các rủi ro cóSSTY KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích
và kiểm tra chi tiết:
- Theo YGAMx các thủ tục phân tích cần được thực hiện trong quá trình kiểmtoán bao gồm: phân tích tỉ số, phân tích xu hướng và phân tích tính hợp lý
- Kiểm tra chi tiết là việc lựa chọn các giao dịch hay số dư để tiến hành kiểm traxem có đúng là các giao dịch trong một kỳ hoặc là các số dư tài khoản tại một
Trang 14thời điểm không.
1.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Trước tiên, KTV lập một bảng tổng hợp chênh lệch giữa kết quả thu được từcác thử nghiệm kiểm toán so với thông tin trên BCTC của khách hàng
Tiếp theo, KTV tiến hành thêm các thủ tục khác bao gồm xem xét lại cáckhoản nợ tiềm tàng, các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, giả định hoạt độngliên tục và đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán
Sau đó, soát xét toàn bộ kết quả của quá trình kiểm toán để làm cơ sở đưa ra ýkiến về BCTC, các thủ tục theo hướng dẫn của Y GAMx gồm:
- Phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của thông tin trình bày trên BCTC
- Đánh giá sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán
- Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh
- Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
- Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán
- Kiểm tra việc công bố các thuyết minh trên BCTC
- Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán
Cuối cùng, KTV phụ trách cuộc kiểm toán tiến hành chuẩn bị báo cáo kiểmtoán, kiểm tra đối chiếu, giao lại cho các cấp cao hơn kiểm tra và soát xét lại trước khigiao báo cáo cho khách hàng để công bố đến người sử dụng các BCTC này
Sau mỗi hợp đồng kiểm toán, các thành viên cấp cao sẽ đánh giá việc thựchiện của nhóm kiểm toán cũng như thành viên của nhóm có đạt được mục tiêu đề rahay không và cho nhận xét về kết quả công việc
Trang 15Chương 2: Thực trạng về kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty
TNHH Y Việt Nam
2.1 Thủ tục kiểm toán chung về các ước tính kế toán
Công tác kiểm toán các ước tính tại Y Việt Nam không được tiến hành riêng lẻ
mà được thực hiện đồng thời thông qua các số dư hay số phát sinh cần đến ước tính kếtoán YGAMx đã tập hợp lại những vấn đề KTV quan tâm và đưa ra những hướng dẫnchung nhất về các công việc của KTV phải thực hiện trong kiểm toán các khoản ướctính kế toán
2.1.1 Đánh giá rủi ro các ước tính kế toán và các hoạt động liên quan
KTV phải tìm hiểu những yếu tố chủ yếu liên quan tới ước tính của đơn vị, bao gồm:
- Yếu tố đầu vào: dữ liệu, thông tin làm cơ sở để đơn vị xây dựng các ước tính KTVphải xem xét tính chính xác của thông tin, thông tin có thể kiểm chứng được không, sốliệu xây dựng các ước tính phải nhất quán với số liệu ghi nhận trong sổ sách Yêu cầucủa khuôn khổ lập và trình bày BCTC có hướng dẫn cách thức xây dựng ước tính vàcông bố thông tin liên quan hay không
- Yếu tố trong quá trình thực hiện ước tính: phương pháp, cách thức thực hiện các ướctính, và những giả định quan trọng để thực hiện các ước tính
- Kết quả: là kết quả cuối cùng của ước tính kế toán mà đơn vị được kiểm toán xâydựng
Để đánh giá rủi ro có SSTY, KTV phải nhận diện và tìm hiểu các kiểm soátcủa khách hàng đối với các ước tính kế toán thuộc những chu trình trọng yếu tại đơn vịđược kiểm toán KTV phải xác định:
- Khuôn khổ lập và trình bày BCTC mà doanh nghiệp áp dụng Liệu BGĐ đã đáp ứngcác quy định liên quan đến ước tính kế toán của khuôn khổ đó hay chưa Trong trườnghợp, khuôn khổ BCTC được áp dụng không quy định phương pháp đo lường, hoặckhông chỉ rõ các phương pháp đo lường thay thế, KTV phải xem xét:
o Khi lựa chọn một phương pháp riêng người quản lý đơn vị có cânnhắc bản chất của tài sản hoặc NPT được ước tính không (ví dụ, nhà
Trang 16quản lý đơn vị phát triển một mô hình nội bộ để xác định các ướctính kế toán hoặc phát triển từ một phương pháp thường được sửdụng trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể).
o Đơn vị được kiểm toán có hoạt động trong một ngành hoặc một lĩnhvực, trong đó có những phương pháp thường được sử dụng để lập cácước tính kế toán hay không
o Khả năng gia tăng nguy cơ rủi ro có SSTY
- Liệu có hay không sự thay đổi trong phương pháp lập ước tính kế toán của kỳ trước.Nhà quản lý phải đưa ra những giải thích hợp lý cho sự thay đổi các ước tính kế toán
từ kỳ này qua kỳ khác, dựa vào các sự thay đổi các yếu tố trong môi trường hoạt độngcủa đơn vị Phương pháp ước tính có thể được thay đổi để đáp ứng với những thay đổitrong hoàn cảnh thực tế của môi trường kinh doanh, hoặc theo yêu cầu của khuôn mẫuBCTC Do đó, KTV cần duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp, luôn chú ý tới các hoàncảnh mới dẫn tới phải thay đổi ước tính kế toán nhưng BGĐ không công nhận để sửađổi quá trình ước tính
- Nhà quản lý có sử dụng chuyên gia để thiết lập các ước tính
- Các giả định cơ bản để xây dựng ước tính kế toán, bao gồm cả việc tìm hiểu các yếu
tố liên quan tới giả định như: kế hoạch tài chính và hoạt động, chính sách kế toán đượclựa chọn, xu hướng từ quá khứ Xác định liệu BGĐ đã đánh giá tính đầy đủ và thíchhợp, áp dụng nhất quán các giả định
- Dữ liệu làm cơ sở lập ước tính kế toán được tạo ra như thế nào Xuất phát
từ nguồn dữ liệu nội bộ hay xuất phát từ bên ngoài (dữ liệu nhận được từchuyên gia độc lập bên ngoài hay thông tin có sẵn trên thị trường) CNTT cóđược áp dụng để tạo ra và xử lý thông tin cho việc
lập ước tính hay không Thông tin đầu vào để lập ước tính có thể được kiểmchứng hay không Xem xét tính thích hợp của các ước tính trong tương lạinếu căn cứ vào dữ liệu, thông tin trong quá khứ
- Cách thức xử lý với những ước tính đã ghi nhận, xử lý và báo cáo thôngtin trên BCTC không chính xác
- Hiệu quả của CNTT trên các ước tính kế toán Nếu hệ thống CNTT không
Trang 17hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra nhiều báo cáo không chính xác và báo cáo đóđược dùng đề lập ước tính.
- Các chính sách và thủ tục áp dụng cho các ước tính
- Các kiểm soát liên quan đến quy trình lập ước tính kế toán KTV phải tìmhiểu về:
o Các nhà quản lý bảo đảm tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu
o Cách các ước tính được xem xét và phê chuẩn (bao gồm cả giả định)
o Liệu có sự phân công phân nhiệm giữa người tính toán, ghi nhận và
phê chuẩn hay không
- Cách BGĐ đánh giá tác động của sự không chắc chắn trong ước tính kếtoán Để đánh giá rủi ro về mức độ không chắn chắc của ước tính có thể dẩndến việc ghi nhận và công bố không thích hợp, KTV cần xem xét:
o Liệu BGĐ có xem xét các giả định hoặc kết quả khác
o Cách thức nhà quản lý đã lựa chọn một kết quả cụ thể khi phân tích
cho thấy nhiều kết quả có khả năng xảy ra
o Kết quả của bộ phận kiểm tra độc lập về các ước tính kế toán từ kỳ trước
có phản ánh
một cách thích hợp với những phát hiện trong kì hiện tại
2.1.2 Biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá liên quan đến các khoản ước tính
kế toán
2.1.2.1. Thu thập thông tin về các sự kiện xảy ra đến thời điểm đưa
ra ý kiến kiểm toán
Sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán có thể cung cấp bằng chứngkiểm toán liên quan đến các ước tính kế toán là một biện pháp khả thi, khi những sựkiện này mang lại bằng chứng kiểm toán để chứng minh hoặc đính chính lại các ướctính mà đơn vị đã xây dựng Ví dụ, việc bán các sản phẩm thay thế ngay sau thời điểmkết thúc kỳ kế toán có thể cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được
Một số sự kiện xảy ra cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán có thể không cungcấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến ước tính và không dẫn đến sự điều chỉnh dựtoán Chẳng hạn, HTK bị cháy sau ngày lập BCTC nhưng lại trước ngày báo cáo kiểm
Trang 18toán, thì khoản dự phòng giảm giá HTK không được điều chỉnh Hoặc, các ước tính kếtoán về GTHL, thông tin sau ngày kết thúc niên độ có thể không phản ánh các sự kiệnhoặc điều kiện tồn tại tại ngày kết thúc niên độ và do đó không liên quan đến việc đolường ước tính.
Trong một số trường hợp, các sự kiện xảy ra đến ngày báo cáo kiểm toán mâuthuẫn với ước tính kế toán cho thấy quy trình quản lý không hiệu quả hoặc chỉ ra dấuhiệu thiên lệch của BGĐ trong việc lập ước tính kế toán
2.1.2.2. Kiểm tra cách xây dựng các ước tính của nhà quản lý
*
Phương pháp đo lường
Khi đánh giá phương pháp đo lường, KTV xem xét liệu:
- Lý do nhà quản lý lựa chọn phương pháp là hợp lý
- BGĐ đã đánh giá đầy đủ và thích hợp việc áp dụng các tiêu chuẩn (nếu có) trongkhuôn khổ BCTC được áp dụng để hỗ trợ các phương pháp được lựa chọn
- Phương pháp phù hợp với bản chất của tài sản hoặc nợ phải trả và các yêu cầu của khuôn khổ BCTC được áp dụng
- Phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, ngành nghề và lĩnh lực kinh doanh của doanh nghiệp
Khi các phương pháp khác nhau cho ra nhiều kết quả khác nhau đáng kể, KTVphải biết được cách doanh nghiệp giải thích nguyên nhân về sự khác biệt để đánh giáphương pháp doanh nghiệp lựa chọn là thích hợp
*
Mô hình dùng để xây dựng các ước tính
BGĐ có thể sử dụng mô hình để dựng các ước tính kế toán Để xác định một
mô hình có phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như hoàn cảnh, ngànhnghề hoạt động, và bản chất của tài sản hoặc NPT được đo lường Xem xét mức độphù hợp còn phụ thuộc vào mô hình phổ biến, có sẵn được sử dụng trong một lĩnh vực
cụ thể Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng chuyên gia để phát triển
và thử nghiệm một mô hình cho riêng doanh nghiệp
*
Giả định BGĐ sử dụng
KTV đánh giá về các giả định của BGĐ dựa trên thông tin hiện có tại thời
Trang 19điểm kiểm toán Thủ tục cần thực hiện thể bao gồm:
- Xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến các giả định
- Liệu giả định thực hiện trong kỳ trước vẫn còn được áp dụng
- BGĐ đã đánh giá thông tin mới như thế nào và đưa các thông tin đó vào quá trình ước tính
- Liệu BGĐ đã đánh giá các giả định hoặc kết quả khác, và tại sao lại bác bỏ
- Những thay đổi (hoặc thiếu thay đổi) trong các giả định có hợp lý, có đápứng được dự đoán của KTV dựa trên thông tin có sẵn về môi trường kinh
tế, hoàn cảnh kinh tế của doanh nghiệp Ví dụ chiến lược quản lý, thông tinquá khứ, kế hoạch của đơn vị và khả năng thực hiện các kế hoạch đó
- Giả định này có phù hợp với yêu cầu của khuôn mẫu BCTC được áp dụng
- Làm thế nào để xác định các bằng chứng mới hoặc bằng chứng trái ngược
với những giả định có ảnh hưởng đáng kể đến ước tính kế toán
Nếu các giả định sử dụng không kiểm chứng được, KTV cần kết hợp với cácthủ tục khác nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minhhoặc đính chính với các khẳng định của BGĐ Chẳng hạn như kiểm tra các tài liệu hỗtrợ để xem xét sự xét duyệt và phê chuẩn các ước tính kế toán bởi các cấp quản lýthích hợp và bởi BGĐ
o Tính toán lại và xem xét lại thông tin có nhất quán
2.1.2.3. Xây dựng giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính
KTV sử dụng hiểu biết của mình về các giả định hoặc phương pháp của BGĐthiết lập để xác định rằng giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính của KTV đủ để
Trang 20tính đến các biến số liên quan và đánh giá sự khác biệt đáng kể so với ước tính củanhà quản lý.
KTV sẽ xây dựng giá trị ước tính hay khoảng giá trị ước tính mà theo KTVcho rằng hiệu quả nhất trong hoàn cảnh Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, baogồm mô hình được sử dụng, bản chất và sự có sẵn của dữ liệu, mức độ không chắcchắn của ước tính kế toán Bên cạnh đó, quyết định lập một giá trị ước tính hoặckhoảng giá trị ước tính bị ảnh hưởng bởi khuôn khổ BCTC được áp dụng Ví dụ,khuôn khổ BCTC có thể quy định chỉ xây dựng giá trị ước tính sau khi xem xét các kếtquả và giả định khác, hoặc chỉ định một phương pháp đo lường cụ thể
Thông thường, khi xây dựng khoảng giá trị ước tính, KTV sẽ thu hẹp phạm vicho tới khi sai số thấp hơn mức sai sót có thể bỏ qua (TE) Tuy nhiên, điều này có thểkhông được áp dụng đối với một số loại ước tính (lỗ tổn thất) hoặc trong một số ngànhnghề có độ nhạy với ước tính là rất cao (chẳng hạn, số ước tính bảo hiểm trong công tybảo hiểm)
Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập, KTV cần tiếp tục thu hẹp phạm vicho đến khi có thể kết luận rằng tất cả kết quả trong khoảng giá trị là hợp lý
Ngoài ra, KTV xem xét liệu có cần hỗ trợ từ chuyên gia trong việc thiết lập
các ước tính kế toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ
sở cho ý kiến của KTV hay không
2.1.3 Các thủ tục kiểm toán khác
*
Thủ tục kiểm toán bổ sung đối với các ước tính có rủi ro đáng kể
Các ước tính có rủi ro đáng kể sẽ nhiều khả năng dẫn tới SSTY KTV cần đặcbiệt chú ý tới cách BGĐ đánh giá ảnh hưởng của mức độ không chắc chắn tới các ướctính kế toán và sự thích hợp của việc ghi nhận ước tính trên BCTC KTV cũng cần cânnhắc đến tính đầy đủ của các thuyết minh liên quan theo yêu cầu của khuôn khổ BCTCđược đơn vị áp dụng
Đối với các ước tính có rủi ro đáng kể, KTV thiết kế những thử nghiệm cơ bản
bổ sung, để để đánh giá và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quannhững yếu tố sau đây:
- Nhà quản lý có thực hiện việc đánh giá những giả định thay thế và các kết
Trang 21quả tương ứng có thể có trong quá trình thực hiện các ước tính kế toán Tạisao nhà quản trị lại từ chối những giả định hay những kết quả này, hoặc nhàquản trị có thực hiện việc đánh giá sự không chắc chắn đối với những ướctính kế toán.
- Những giả định quan trọng được BGĐ sử dụng có hợp lý hay không
- Mục đích của BGĐ để thực hiện các hoạt động cụ thể và khả năng của nó,khi có liên quan đến tính hợp lý của các giả định quan trọng được BGĐ sửdụng hoặc áp dụng đúng khuôn khổ BCTC thích hợp
- Quyết định ghi nhận và không ghi nhận các ước tính kế toán trên BCTC vàphương pháp đo lường được lựa chọn làm cơ sở cho những ước tính kếtoán có đúng với yêu cầu của khuôn khổ lập và trình bày BCTC được ápdụng
- Kiểm tra việc công bố thông tin trên BCTC đối với các ước tính kế toán
- Xem xét những công bố thông tin trên BCTC có đúng với yêu cầu củakhuôn khổ về lập và trình bày BCTC
Khi nhà quản lý không xem xét các giả định thay thế và các kết quả tươngứng, KTV cần thiết thảo luận về vấn đề này với họ, và yêu cầu hỗ trợ cho cách thức họgiải quyết ảnh hưởng của sự không chắc chắn ước tính lên ước tính Có thể cần phảithực hiện các thủ tục bổ sung, chẳng hạn như phân tích chi tiết các giả định quan trọnghoặc thực hiện phân tích độ nhạy Trong đó, phân tích độ nhạy có thể chỉ ra mức độnhạy cảm sẽ dẫn đến thay đổi giá trị của ước tính kế toán tùy theo các giả định khácnhau
Khi KTV nghi ngờ rằng BGĐ chưa đánh giá đầy đủ các ảnh hưởng của sựkhông chắc chắn ước tính thì KTV sẽ xây dựng khoảng giá trị ước tính để đánh giátính hợp lý của ước tính kế toán
*
Lưu ý về sự thiên lệch của BGĐ
Sự xét đoán của nhà quản lý có thể bao gồm sự thiên lệch vô ý hoặc cố ý (ví
dụ, do động cơ để đạt được kết quả mong muốn) Khi nhà quản lý xét đoán và quyếtđịnh trong quá trình xây dựng ước tính cho thấy một sự thiên lệch có thể gây ra cácSSTY do gian lận, ngay cả khi chúng có thể hợp lý KTV phải xem xét các hoàn cảnh
Trang 22tạo ra thiên lệch có phải là rủi ro SSTY do gian lận hay không Nếu có những dấu hiệunày KTV phải ghi nhận lại ngay và có biện pháp thích hợp.
*
Đánh giá tính hợp lý sau cuộc kiểm toán
Dựa vào các bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV đánh giá liệu các ướctính kế toán của doanh nghiệp có còn phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTCđược áp dụng hay không Nếu không phù hợp, KTV phải ghi nhận cụ thể vào bảngtổng hợp các soát xét
2.2 Thủ tục kiểm toán đối với một số ước tính kế toán tại Y Việt Nam
2.2.1 Chi phí khấu hao TSCĐ
2.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán
- Chi phí khấu hao TSCĐ được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng kì
- Thông tin trình bày và công bố trên BCTC phù hợp với khuôn khổ BCTC được áp dụng
2.2.1.2. Đánh giá rủi ro
- Tìm hiểu chính sách mua sắm, thanh lý và trích khấu hao TSCĐ của đơn vị bao gồm thời gian và phương pháp trích khấu hao
- Phỏng vấn BGĐ việc thực hiện chính sách trên
- Phân tích biến động chi phí khấu hao năm nay so với năm trước
- Phỏng vấn nhà quản lý các biến động bất thường
2.2.1.3. Thủ tục kiểm toán tiếp theo
- Thu thập Bảng tính khấu hao của đơn vị và đối chiếu với chi phí tương ứng, các tài liệu liên quan (sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC)
- Tự lập bảng tính khấu hao và so sánh với số liệu của đơn vị
- Xem xét tính hợp lý chính sách khấu hao (bao gồm phương pháp khấu hao, thời giantrích khấu hao) của đơn vị với Thông tư 45
2.2.2 Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Trang 232.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán
- Dự phòng NPT khó đòi cung cấp bằng chứng kiểm toán cho mục tiêu đánh giá và phân bổ
- Việc trình bày khoản dự phòng trên BCTC có đúng quy định của chế độ kế toán và các khuôn khổ lập và trình bày BCTC
2.2.2.2. Đánh giá rủi ro
- Tìm hiểu chính sách lập dự phòng, bao gồm: chính sách bán chịu, hạn mức tín dụng
- Phỏng vấn BGĐ việc thực hiện các chính sách trên
- Phân tích biến động dự phòng NPT khó đòi năm nay so với năm trước
- Phỏng vấn nhà quản lý các bất thường trong việc lập dự phòng
2.2.2.3. Thủ tục kiểm toán tiếp theo
- Thu thập Bảng phân trích tuổi nợ, cộng số tổng lập dự phòng và đối chiếu với các tàiliệu liên quan (sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC)
- Tự lập dự phòng theo Thông tư 228 và so sánh với số liệu của đơn vị
- Kiểm tra việc thu hồi nợ sau niên độ
2.2.3 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.2.3.1. Mục tiêu kiểm toán
- Đánh giá đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK
- Trình bày và công bố trên BCTC phù hợp với yêu cầu khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro
- Tìm hiểu chính sách lập dự phòng giảm giá HTK của đơn vị bao gồm cách xác định HTK lỗi thời, hư hỏng, giảm giá và mức lập dự phòng
- Phỏng vấn BGĐ việc thực hiện các chính sách trên
- Phân tích biến động dự phòng giảm giá HTK năm nay so với năm trước
- Phỏng vấn nhà quản lý các bất thường trong việc lập dự phòng
2.2.3.3. Thủ tục kiểm toán tiếp theo
Trang 24- Thu thập Biên bản kiểm kê HTK ngày 31/12 và bảng theo dõi tình hình lưu chuyển
và tình trạng chất lượng HTK
- Soát xét HTK chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc đã hư hỏng
- Thu thập Bảng báo giá, nhật ký bán hàng từ Bộ phận kinh doanh
- KTV tính toán giá trị thuần có thể thực hiện được và so sánh giá gốc HTK
2.3 Minh họa thực tế về kiểm toán các ước tính kế toán theo một số phần hành cụ thể
tại Y Việt Nam
2.3.1 Chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty ABC là một doanh nghiệp chuyên hỗ trợ các dịch vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe
Sau khi đánh giá rủi ro, KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán đưa ra các mức trọng yếu đối với công ty ABC như sau:
PM = 10% EBIT = 694.488.995 TE= 50% PM = 347.244.497 SAD = 10% TE = 34.724.450
- Tìm hiểu chính sách mua sắm, thanh lý và trích khấu hao TSCĐ của đơn vị
Được biết doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và áp dụng thời gian sử dụng hữu ích theo quy định Thông tư 45
- Phỏng vấn BGĐ việc thực hiện chính sách trên
- Phân tích biến động chi phí khấu hao năm nay so với năm trước
- Phỏng vấn nhà quản lý các biến động bất thường
Giấy tờ làm việc liên quan tới Chi phí khấu hao TSCĐ
Trang 25Công việc: Thu thập Bảng phân bổ chi phí khấu hao của khách hàng.
Tính toán lại chi phí khấu hao, đối chiếu với số khách hàng, và chi phí ghi trên sổ
Trang 26-Thu thập Bảng tính khấu hao của đơn vị và đối chiếu với các tài liệu liên quan (Bảng CĐKT)
- 1000000
02
- Synology High performance NAS
- Server Scales up to 24 Drives 05HDD 2TB ST
- Mô hình thực tập các kỹ năng điều
- dưỡng đa năng, M75B
- Mô hình cánh tay TH tiêm truyền và
- lấy mẫu máu, LM-028
Trang 27-
AAA-03756
- Phần mềm Microsoft SQL Server 2014 Enterprise Core (SQL Server Ent Core2 SL)
Trang 28Đối chiếu với chi phí tương ứng
- Beginni
ng date - Due
Date
-Months Depr -Depr in
- 121.484.2 05
- 59.047.61
9
- (768.58 8)
Trang 29- 17.154.81
1
- (476.52 2)
- (2.715 988)
- Per client 887.679.684
- Diff 2.715.988 m
- m: Không trọng yếu
- Kết luận: Mục tiêu kiểm toán thỏa mãn
- - Xem xét thời gian sử dụng hữu ích của đơn vị với Thông tư 45
- Mục tiêu: Đảm bảo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phù hợp
- Công việc: Xem xét thời gian sử dụng hữu ích của tất cả TSCĐ và so sánh với Thông tư 45
- Review useful life
- Fixed assets - Per
Client
- Per Cir 45
- Agreed (Y/N)
Kết luận: Mục tiêu kiểm toán thỏa mãn
2.3.2 Dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Công ty XYZ là doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng
- Sau khi đánh giá rủi ro, KTV phụ trách cuộc kiểm toán lập các mức
trọng yếu đối với công ty XYZ như sau:
Trang 30- PM =10% Lợi nhuận trước thuế = 3.398.527.525
- TE = 50% PM = 1.699.263.762
- SAD = 10% TE = 169.926.376
-Tìm hiểu chính sách lập dự phòng NPT khó đòi của đơn vị Việc tìm hiểu baogồm: chính sách bán chịu, hạn mức tín dụng và cách theo dõi công nợ phải thucủa đơn vị Theo đó, doanh nghiệp sẽ lập dự phòng riêng biệt cho khoản nợ xấukhi mà các khách nợ còn số dư mà không có khả năng thanh toán, phá sản, hoặckhông muốn trả nợ như các trường hợp sau:
o Khách hàng đã ngừng giao dịch với công ty trên một (1) năm
o Khách hàng đang bị kiện bởi công ty
o Khách hàng không phản hồi về yêu cầu thanh toán khi công ty đã cố gắng liên hệ
o Rà soát các khoản dự phòng sẽ được thực hiện định kì hàng quý bởi Kiểm soátviên tài chính và Trưởng bộ phận quản lý khách hàng
- Với khoản nợ còn lại được lập dự phòng theo tuổi nợ theo Thông tư 228 của Bộ Tài chính
Phỏng vấn BGĐ việc thực hiện các chính sách trên
- - Phân tích biến động dự phòng NPT khó đòi năm nay so với năm trước KTV sẽ đặc biệt chú ý tới các khoản nợ quá hạn mà không lập dự phòng
- - Phỏng vấn nhà quản lý các bất thường trong việc lập dự phòng để xem xét cách đánh giá của nhà quản lý
- Giấy tờ làm việc liên quan lập dự phòng NPT khó đòi
Trang 31o Thu thập hoặc lập báo cáo tuổi nợ.
o Tiến hành lập dự phòng cho NPT theo TT 228/2009/TT-BTC
o Xem xét việc thanh toán sau niên độ
Trang 32Hạn mức
- Điều khoản thanh toán
- 1 -7
365 730 -1094
-0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
-0
immediately-
-5413923
- CONG TY CO PHAN VAT
LIEU XAY DUNG TP HO CHI MINH
-0
-0
-0
-0
0
Pay immediately-
0
0
0
0
-0
immediately-
0
0
0
0
576.662
0
0
0
0
0
-0
immediately-
-5413928
- CONG TY TNHH LIEN
903.527.67 5
757.9 04.381
-0
-0
-0
-0
0
0
0
0
0