Tôi phạm học là một ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm là một trong số những đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này. Trong suốt lịch sử của ngành tội phạm học, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các học thuyết, các trường phái giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Mỗi học thuyết, mỗi trường phái đều chứa đựng những ưu điểm, nhược điểm riêng song đều đóng góp một phần to lớn vào việc giải thích nguyên nhân của tội phạm. Trong rất nhiều học thuyết, trường phái như vậy, theo em học thuyết phân tâm học của Sigmund Ferud là thuyết hoàn thiện nhất, có nhiều ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam. Sau đây em xin làm rõ đề tài: “Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung của học thuyết phân tâm học và hãy liên hệ khả năng ứng dụng lý thuyết này vào hoàn cảnh Việt Nam”
Trang 1MỞ ĐẦU
Tôi phạm học là một ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm là một trong số những đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này Trong suốt lịch sử của ngành tội phạm học, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các học thuyết, các trường phái giải thích
về nguyên nhân của tội phạm Mỗi học thuyết, mỗi trường phái đều chứa đựng những ưu điểm, nhược điểm riêng song đều đóng góp một phần to lớn vào việc giải thích nguyên nhân của tội phạm Trong rất nhiều học thuyết, trường phái như vậy, theo em học thuyết phân tâm học của Sigmund Ferud là thuyết hoàn thiện nhất, có nhiều ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam Sau đây em xin làm rõ
đề tài: “Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung của học thuyết phân tâm học và hãy liên hệ khả năng ứng dụng lý thuyết này vào hoàn cảnh Việt Nam”
NỘI DUNG
1/ Hoàn cảnh ra đời
Trong thời gian từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các nhà tội phạm học thực chứng hầu hết đều đi tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm từ những đặc điểm cơ thể mà ít chú trọng đến tìm hiểu trí tuệ, tinh thần của người phạm tội Tuy nhiên, bên cạnh đó đã có một số nhà khoa học khác cố gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ vấn đề tâm lý của người phạm tội Từ đây hình thành nhiều nhánh khác nhau về các thuyết tâm lý trong tội phạm học
Thời kỳ sơ khai của thuyết tâm lý quyết định, các nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi phạm tội theo hai hướng: hướng thứ nhất nhấn mạnh hành vi phạm tội như là hành vi có điều kiện, hướng thứ hai coi hành vi phạm tội như là sự rối loạn nhân cách hoặc bệnh tật về tâm lý
Sau đó, một số nhà khoa học khác đi theo con đường nghiên cứu, tìm
hiểu về bệnh học tâm lý “Thuyết tâm lý học quyết định” chỉ thực sự bùng nổ và
Trang 2có chỗ đứng quan trọng trong ngành tội phạm học từ khi xuất hiện công trình nghiên cứu nổi tiếng về phân tâm học của Sigmund Ferud
Thuyết phân tâm học của học giả Sigmund Ferud ra đời và tồn tại từ năm
1920 đến nay Sigmund Ferud (1856-1939) là nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và là cha đẻ của thuyết phân tâm học Ông sinh ngày 6/5/1856 ở Áo Ông là nhà nghiên cứu xuất sắc thuộc nhiều lĩnh vực như: thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, tâm lý liệu pháp và phân tâm học,… Ảnh hưởng tư tưởng của ông rộng khắp trên toàn thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau Hầu hết các trường đại học y khoa của các nước trên thế giới đều có khoa phân tâm học hoặc đều có cơ sở nghiên cứu về phân tâm học Bên cạnh đó, ảnh hưởng tư tưởng của ông còn diễn ra sâu rộng ở trong các lĩnh vực khác như văn học, điện ảnh, triết học, tâm lý học, các thuyết bình quyền nam nữ, tội phạm học, điều tra tội phạm,…
2/ Nội dung của học thuyết
Theo Sigmund Freud, năng lực tình dục thúc đẩy hành vi của nhân loại Năng lực tình dục đó được ông gọi là libido Bản năng libido có hai lực lượng đối chọi nhau Đó là Eros – bản năng sống hướng chúng ta đến hoạt động và Thanatos – bản năng chết thúc đẩy đến những hoạt động tự hủy diệt Ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực này là ba thành tố: bản năng, bản ngã và siêu bản ngã
Bản năng (id) có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy
của sự sống giống nhau cho tất cả các sinh vật Bản năng tượng trưng cho phần
vô thức và chống đối xã hội của cá nhân
Bản ngã (ego) là sự thể cá tính tâm lý của mỗi người Bản ngã được thể
hiện trong những hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh Bản ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân
Trang 3Siêu bản ngã (superego) được xem như là sự học hỏi của cá nhân về các
giá trị và quy tắc xã hội Nó có thể được coi như mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân Siêu bản ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá trị của hành vi hoạc thái độ với hành vi là đúng hay sai Siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân
Sigmund Freud cho rằng tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào
đó, phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát được trong biểu hiện kém với siêu ngã; cùng lúc đó, bản ngã tức là phần lý trí có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quả
Bên cạnh đó, Sigmund Freud còn cho rằng sự thăng hoa không tương xứng (inadequate sublimation) có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tội phạm Đây là một quá trình tâm lý mà nhờ đó, trạng thái tỉnh táo sẽ bị thay thế biểu tượng bởi một trạng thái khác Ông đã lấy ví dụ cho trường hợp này như sau: một người đàn ông từ nhỏ đã phải sống cùng với một người mẹ chuyên quyền độc đoán Ông ta muốn độc lập nhưng không được nên trở nên căm ghét mẹ của mình nhưng lại không dám bộc lộ trực tiếp ra với mẹ của mình Người này muốn giải tỏa tình cảm căm ghét của mình với mẹ nên đã đi tấn công những người phụ nữ khác – người mà anh ta nghĩ có thể thay thế cho nhân vật người
mẹ Người đàn ông kiểu này trên thực tế có thể là những người thường xuyên đánh đập vợ, phạm tội hiếp dâm hoặc là người rất căm ghét phụ nữ
Ngoài ra, ông còn cho rằng chứng loạn thần kinh chức năng (neurosis) cũng là một nguyên nhân dẫn đến tội phạm Ví dụ về trường hợp này là: một người phụ nữ không bao giờ dám sử dụng đồ vật gì khi đã nhìn thấy người không phải trong gia đình mình chạm vào nó Cần lưu ý rằng không phải mọi trường hợp rối loạn thần kinh chức năng đều phạm tội, chỉ một số người trong nhóm này thực hiện hành vi phạm tội mà thôi
Trang 43/ Ý nghĩa của học thuyết
Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời cho đến nay đã ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới Thuyết phân tâm học hiện đang rất phát triển ở các nước châu Âu, Mỹ và đang vươn ra ảnh hưởng tới một số nước châu Á phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như điều trị bệnh bằng liệu pháp tâm lí, tội phạm học, điều tra tội phạm Hiện nay có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như các công trình khoa học của Sigmund Freud
Thuyết phân tâm học của Freud đã được ứng dụng rất hiệu quả trong điều tra tội phạm Ví dụ: vụ án rất nổi tiếng của Mỹ vào thập niên 1950 Hồi đó, New York bị chấn động bởi những vụ đánh bom của một người được mệnh danh là
“kẻ đánh bom điên loạn”, từng gây ra hơn 30 vụ đánh bom trong 15 năm Trong
số các mục tiêu bị đánh sập, có vài công trình công cộng lớn như Trung tâm Grand và Đài phát thanh Pennsylvania Bất lực, cuối cùng cảnh sát phải nhờ đến
sự hỗ trợ của nhà phân tâm học nổi tiếng James A Brussel Sauk hi xem xét tất
cả những ảnh chụp hiện trường vụ án và những lá thư tên tội phạm gửi đến vài tòa báo, Brussel đi đến một số kết luận: tên tội phạm bị rối laonj thần kinh, thù ghét bố mình nhưng được mẹ cưng chiều và sống ở nơi nào đó thuộc Connectiut Brussel hướng dẫn cảnh sát nên theo dõi người có tầm vóc trung bình, độ tuổi trung niên, nguyên quán nước ngoài, theo đạ thiên chúa, độc thân, sống với một người anh hay chị Khi bị phát hiện hắn có thể đang vận một áo veston hai túi, có cài nút Phương pháp mà Brussel vận dụng thường được biết dưới cái tên quy nạp – tức quan sát hiện tượng, phân tích những yếu tố chính của vụ án rồi rút ra kết luận
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều ý kiến phê phán quan điểm của ông Trong ngành tội phạm học, hai quan điểm của ông bị phê phán nhiều nhất là:
Thứ nhất, khi đề cập đến nguyên nhân của tội phạm, ông coi nhẹ vai trò
của môi trường sống, vai trò của giáo dục cá nhân và đề cao tính quy định sinh học của hành vi tính dục
Trang 5Thứ hai, ông có quan điểm coi thường phụ nữ khi họ không có dương vật
nên họ không đi qua giai đoạn “dương vật them muốn” như đàn ông, nên học thất bại trong việc phát triển sức mạnh siêu bản ngã như đàn ông Đây là một quan điểm thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ
Mặc dù tư tưởng của ông còn một số điểm đến nay vẫn còn tồn tại những
ý kiến trái chiều nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao to lớn của ông đã đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại
4/ Khả năng ứng dụng học thuyết phân tâm học vào thực tế ở Việt Nam
4.1/ Quá trình tiếp cận thuyết phân tâm học
Mọi lý thuyết khi đưa vào cuộc sống đều có chung quy luật tồn tại: cố chống đối để tồn tại và lấn át các lý thuyết khác, mặt khác luôn phải tự bảo vệ mình trước sự lấn át của các lý thuyết truyền thống, bản địa Phân tâm học khi vào Việt Nam, một mặt luon tỏ rõ tầm quan trọng của mình đối với con người, nhưng mặt khác nó cũng e dè trước cái nhìn thiếu thiện cảm, bảo thủ và có nguy
cơ bị chôn vùi
Trước năm 1975, phân tâm học đưa vào Việt Nam chủ yếu do các tri thức
có cơ hội học tập ở nước ngoài đưa về nước, do nhiều yếu tố chi phối, phân tâm học xuất hiện chưa hình thành hệ thống lý thuyết cụ thể Sau năm 1975, đặc biệt
là sau năm 1986, với chính sách mở cửa, học thuật nước nhà có cơ hội tiếp cận với khoa học nước ngoài qua con đường giao lưu và tiếp cận tri thức giữa các nước Khi ấy, phân tâm học với tư cách là ngành khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, có điều kiện vào nước ta, trên cơ sở tiếp cận về mặt
lý thuyết và được công khai sử dụng nghiên cứu hoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học nhân văn
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc, phân tâm học đã bước đầu vào văn học mà tiêu biểu là các sáng tác của Vũ trọng Phụng như Số đỏ, Làm đĩ, Riêng ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm
Trang 61936 đã có các tác phẩm ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu như Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu,… đến năm 1942, ông lại ứng dụng phân tâm học để phê bình về truyện Kiều trong tác phẩm Văn chương truyện Kiều Ở miền Nam, phân tâm học được giới thiệu và nghiên cứu rộng rãi trên
sách báo Không chỉ vậy, thuyết này còn đươc đưa vào giảng dạy trong các nhà trường Vì vậy các loại sách về phân tâm học được giới thiệu khá nhiều Như vậy, ở miền Nam, với tính chất là một xã hội tiêu thụ, ảnh hưởng lối sống tự do theo kiểu Âu Mỹ, phân tâm học cũng như các học thuyết khác của phương Tây
có điều kiện phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có bình luận văn học Việc ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học đã góp phần lí giải quá trình sáng tạo của nhà văn, mà nếu chỉ nhìn với quan điểm xã hội học, nhiều khi không lý giải rõ được quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, nhất là những nghệ sĩ có cá tính và phong cách Không những thế, khuynh hướng phê bình phân tâm học cũng mở ra cánh cửa cho những người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhà văn để từ đó bắt được tư tưởng, tình cảm của nhà văn một cách trung thực nhất
4.2/ Ứng dụng thuyết phân tâm học để giải thích nguyên nhân của tội phạm
và đưa ra phương pháp phòng ngừa tương ứng
Ở nước ta, việc áp dụng học thuyết phân tâm học vào việc lý giải nguyên nhân của tội phạm diễn ra ngày càng phổ biến Trước hết, chúng ta cần phải
hiểu nguyên nhân của tội phạm là gì? Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội Có thể chia nguyên nhân của tội phạm tành những nhóm
nguyên nhân như sau:
Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;
Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm)
Trang 7Thuyết phân tâm học được ứng dụng để giải thích nguyên nhân xuất phát
từ phía người phạm tội Các dấu hiệu tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc phạm tội như: tính ích kỷ, tính hám lợi, tính ham ăn chơi, lười lao động, lười học tập, tính hận thù, tính đố kị, có sở thích không lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẻ em) Một người bình thường khi đứng trước một tình huống cụ thể sẽ phát sinh những nhận thức khác nhau Ví dụ: có một người làm rơi một chiếc điện thoại đắt tiền, người đi sau nhìn thấy, tất cả chúng ta đều có động thái đầu tiên là nhặt chiếc điện thoại đó lên – đó thuộc về bản năng Sau khi nhặt lên, có người nghĩ sẽ trả lại cho chủ sở hữu, nhưng có người lại muốn lấy nó làm của riêng – đó là bản ngã, là phần ý thức của cá nhân Người muốn lấy nó làm của riêng lại nhận thức rằng đó là một hành vi trái với đạo đức xã hội, trái với đạo lý “nhặt được của rơi trả người đánh mất”, lúc này họ đã chiếc điện thoại trả lại cho chủ nhân của nó – đây là sự kiểm soát, hoàn thiện, đánh giá hành vi là đúng hay sai của siêu bản ngã Chính
sự tác động qua lại nhịp nhàng của ba yếu tố này đã giúp cho người kia có hành
vi đúng đắn là trả lại chiếc điện thoại cho người làm rơi Tuy nhiên, có thể trong chính trường hợp đó, có những người vì thấy chiếc điện thoại quá đẹp, mong muốn mãnh liệt chiếm giữ nó dù biết rằng đó là hành vi trái đạo đức xã hội nên
đã giữ nó lại làm của riêng Theo S.Freud thì lúc này phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát được trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu ngã; cùng lúc đó bản ngã tức là phần lí trí có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động không tương xứng, kém hiệu quả
Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, các công trình nghiên cứu
ở Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến nguyên nhân từ phía người phạm tội, từ đây giúp tìm ra được cách phòng ngừa tội phạm hiệu quả hơn Ví dụ tội cướp giật tài sản do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, không chỉ về số vụ mà còn về tính chất, thủ đoạn
Trang 8ngày càng manh động, liều lĩnh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
và độ tuổi của đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa Để giải thích cho tình trạng này trong đó có nguyên nhân từ phía người phạm tội, cụ thể:
+ Người phạm tội có nhận thức lệch lạc về nhu cầu cá nhân và cách thức thỏa mãn nhu cầu đó Theo nghiên cứu thì hầu hết các em đều có nhu cầu tiêu xài lớn hơn nhu cầu chung của lứa tuổi để mua quần áo, điện thoại… Hầu hết đều đã từng ăn cắp tiền của gia đình để tiêu xài trước + Người phạm tội có lối sống không lành mạnh, có nhiều thói quen và quan hệ xã hội xấu
+ Người phạm tội có trình độ học vấn thấp, nhận thức về pháp luật còn hạn chế
+ Người phạm tội lười lao động, không có việc làm
+ Người phạm tội có những nét tâm lý tiêu cực trong tính cách
Từ những suy nghĩ lệch lạc, thiếu hiểu biết cộng thêm lối sống không lành mạnh và lười lao động như trên, người phạm tội không có khả năng đánh giá hành vi của mình như vậy là trái pháp luật, trái với đạo đức của xã hội Khi không thể nhận thức được như vậy họ sẽ có xu hướng phạm tội khi rơi vào một hoàn cảnh cụ thể do tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh Lúc này bản năng hay những ham muốn tính dục là muốn sống nhàn hạ, tiêu xài phung phí, hoặc mong muốn bằng bạn bằng bè đã lấn át siêu bản ngã là nhận thức hành vi của mình có vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội hay không
Dựa trên những nguyên nhân từ phía người phạm tội như trên, các cơ quan có thể tìm ra những giải pháp để phòng ngừa tội phạm này một cách hiệu quả Ví dụ như nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục đối với lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố; nâng cao nhận thức của gia đình trong công tác nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo cho con em mình trong độ tuổi này,…
Trang 94.3/ Những thuận lợi và khó khăn trong quá tình ứng dụng phân tâm học vào thực tiễn ở Việt Nam
Mặt thuận lợi:
Phân tâm học nghiên cứu về nội tâm con người, tìm hiểu những suy nghĩ của con người được thực hiện bằng hành vi, liệu đằng sau hành vi đó thì cái gì thuộc về bên trong con người Thực tế ở nước ta phân tâm học đã được ứng dụng trong nhiều nghành khoa học như tâm lý học, nhân văn học…
Với chính sách mở cửa, hội nhập, tiếp nhận những thành tựu khoa học tiên tiến của nhân loại, đồng thời với những đóng góp to lớn vào nên khoa học Việt Nam, phân tâm học ngày càng chiếm một vị trí đáng kể, được công chúng đón nhận, trân trọng hơn
Việc ứng dụng phân tâm học vào các ngành khoa học hàng đầu như Y học, khoa học pháp lý sẽ mang lại hiệu quả cao Chúng ta có thể phát triển được các ngành khoa học mà xã hội cần phải có như tội phạm học, luật Hình sự, điều tra tội phạm…
Mặt khó khăn:
Phân tâm học là một ngành khoa học trừu tượng, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này mới có thể áp dụng có hiệu quả vào thực tế Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn quá ít những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này hay nói khác hơn việc ứng dụng phân tâm học chưa được chú trọng phát triển
Việt Nam là một nước đang phát triển nên các ngành khoa học mang lại lợi ích kinh tế được chú trọng hơn những ngành không trực tiếp sản xuất
ra của cải như tội phạm học, tâm lý học… Nên việc phát triển phân tâm học ở Việt Nam là khá khó khăn
Trang 10KẾT LUẬN
Phân tâm học là một sáng tạo vĩ đại của Sigmund Freud đối với con người Việc phân tích làm rõ về học thuyết giúp ta hiểu được bản chất của nó và
có thể ứng dụng nó trong thực tế, mang lại hiệu quả cao Việc ứng dụng thuyết phân tâm học vào đời sống có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề vướng mắc
mà xã hội đang gặp phải