1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở cảnh quan học

150 637 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam

Trang 1

Phạm Hoàng Hải Nguyễn Thượng Hùng Nguyễn Ngọc Khánh

CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LÃNH THỔ VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 1997

Trang 2

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ph.H Hải Ng.Th Hùng Ng.Ng Khánh nnk

TNTN BVMT VN BNT NT TN ĐB B Đ TT

NXB KHKT NXB ĐH THCN KHVN ĐHSP I UBQG

TT KHTN & CNQG

Phạm Hoàng Hải Nguyễn Thượng Hùng Nguyễn Ngọc Khánh Những người khác Tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ môi trường Việt Nam

Bán nhật triều Nhật triều Tây Nam Đông Bắc Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông Số thứ tự

Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Nhà xuất bản Đại học

Trung học chuyên nghiệp Khoa học Việt Nam Đại học sư phạm I Ửy ban Quốc gia

Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐÊ

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở các giai đoạn trước mắt đến năm 2010, 2020 và lâu dài, những vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, làn dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên cho mục đích phát triển kinh tế là những vấn đề hết sức quan trọng, bức thiết Các văn kiện Đại hội Đảng, những kế hoạch, chiến lược của Nhà nước, Chính phủ đã đề cập đến vấn đề này và đặt ra những nhiệm vụ hết sức cụ thể về việc sử dụng hợp lý tài nguyên, khai thác các nguồn lực tự nhiên, đồng thời cải tạo và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững Để giải quyết những vấn đề đặt ra thì một trong những phần nội dung quan trọng cần được sự quan tâm, tham gia thực hiện của các nhà địa lý nói chung và các nhà nghiên cứu cảnh quan nói riêng là nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ, đồng bộ đặc điểm các điều kiện tự nhiên theo các miền, các vùng, phân tích và đánh giá một cách tổng hợp chúng cho các mục đích ứng dụng thực tiễn cụ thể, cho phát triển sản xuất, kinh tế, sử dụng tối đa có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ được các điều kiện môi trường - sinh thái của lãnh thổ

Sự phân hóa theo không gian và thời gian của tự nhiên nhìn chung khả đa dạng, phức tạp Trên cơ sở nghiên cứu quy luật phân hóa của tự nhiên, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần và yếu tố của tự nhiên sẽ cho ta một bức tranh khảm về sự phân hóa một cách có hệ thống, có quy luật của các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của các thể tổng hợp tự nhiên, làm rõ các quy luật phân hóa không gian, các đặc điểm phát sinh, phát triển của chúng chính là đối tượng và nhiệm vụ của cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (phân vùng cảnh quan) chung

Lãnh thổ Việt Nam được phân bố ở phần phía Đông bán đảo Đông Dương, có vị trí địa lý:

* Điểm cực Bắc: 23o22' vĩ độ Bắc, ở Lũng Cú-huyện Đồng Văn-Hà Giang

* Điểm cực Nam khoảng 80 vĩ độ Bắc, 107040' kinh độ Đông, vùng biển cụm đảo Hòn Khoai

* Điểm cực Đông 170 vĩ độ Bắc, 1130 kinh Đông, vùng biển quần đảo Trường Sa

* Điểm cực Tây 102008' kinh Đông ở A Pa Chải - Mường Tè - Lai Châu với tổng diện tích tự nhiên (phần đất liền) vào khoảng 330.363 km2.[41]

Đặc trưng chung hình thể Việt nam có cấu trúc hẹp, kéo dài từ Bắc xuống Nam Chiếm 3/4 diện tích cả nước là núi, đồi, phần còn lại gồm 2 đong bằng châu thổ sông Hồng (phía Bắc), sông Cửu Long (phía Nam) và các dải đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ Với đặc điểm đặc trưng của vị trí địa lý như vậy, thiên nhiên Việt Nam nằm trọn trong đời nhiệt đới gió mùa, có các đặc điểm tự nhiên đặc trưng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng Các cảnh quan tự nhiên (các thể

Trang 4

tổng hợp tự nhiên) phân hóa phức tạp nhưng đồng thời cũng tuân thủ theo những quy luật đặc thù chung trong.điều kiện nhiệt đới gió mùa

Trên nền cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ở các khu vực miền núi, đội chủ yếu là các cảnh quan tự nhiên được phân hóa theo các quy luật phi địa đới, quy luật đai cao Trong khi đó các cảnh quan đồng bằng và trên các cao nguyên lại chủ yếu bao gồm các cảnh quan nhân tác với các đặc điểm đặc trưng khác biệt so với các cảnh quan núi ở cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của chúng

Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam trong quá trình khai thác, sử dụng lâu dài, dưới tác động của các hoạt động sản xuất của con người đã có những thay đổi hết sức lớn Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa xã hội và tự nhiên là một quá trình xảy ra phức tạp tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển xã hội, thể chế chính trị, những quan hệ này (bao gồm cả những tác động sản xuất của con người lên tự nhiên, đặc điểm khai thác tài nguyên, ) luôn luôn thay đổi và tồn tại ở các mức độ mạnh, yếu khác nhau Trong thời kỳ đất nước còn ở chế độ thực dân, phong kiến, các hiện tượng này hầu như chỉ là những hành động mang tính tự phát, chủ yếu là tận dụng khai thác tài nguyên, thiệu các cơ sở, kế hoạch bảo vệ và phục hồi hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện môi trường - sinh thái của lãnh thổ

Những tác động mạnh mẽ của con người, xã hội lên tự nhiên đặc biệt phát triển cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển xã hội ở trình độ cao, những

nhu cầu trong việc sở dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường

ngày càng tăng Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì các nhu cầu về khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên càng trở nên bức xúc, được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi cả nước, cả trên đất liền và trên biển Trong điều kiện tác động đó, rõ ràng thiên nhiên Việt Nam đã, đang và sẽ có những biến động lớn, những thay đổi hết sức sâu sắc, phát triển theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, ở giai đoạn phát triển này, vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên đã được quan tâm xem xét và đưa vào thành các chiến lược hoạt động mang tính hợp lý hơn, có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, đặc biệt lần đầu tiên đã đề cập đến việc tìm kiếm các biện pháp, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ cho vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên, nhưng đồng thời làm ơn đính bảo vệ môi trưởng trong phát triển bền vững Trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra, việc nghiên cứu các quy luật phát triển của tự nhiên, các đặc điểm đặc trùng của các tổng hợp thể tự nhiên theo các vùng, các miền và mối liên quan giữa chúng, vấn đề khai thác các nguồn lực tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên sẽ có ý nghĩa vữa lý luận vừa thực tiễn hết sức quan trọng

Từ xuất phát điểm trên đây, rõ ràng việc nghiên cứu tổng hợp tự nhiên, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trưởng lãnh thổ có một ví trí đặc biệt quan trọng

Công trình nghiên cứu: "Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lý tài

Trang 5

nguyên và bảo vệ môi trưởng lãnh thổ Việt Nam "dựa vào kết quả nghiên cứu các quy luật cũng như các đặc điểm chung các tổng hợp thể tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, để phân tích, đánh giá tổng hợp chúng cho các mục đích ứng dụng thực tiễn cụ thể Vì vậy những mục tiêu và nhiệm vụ chính được đặt ra sẽ bao gồm:

1 Làm rõ các đặc điểm đặc trưng chung của tự nhiên Việt Nam thông qua việc nghiên của các quy luật phát sinh, sự phân hóa và động lực phát triển của các tổng hợp thể tự nhiên (các cảnh quan) theo lãnh thổ

2 Xây dựng các cơ sở lý luận, phương pháp luận, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới, gió mùa; ứng dụng kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

3 Đề xuất các giải pháp, các biện pháp khoa học, công nghệ cụ thể cho khai thác hợp lý, có hiệu qua các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, nhằm phát triển bền vững môi trường lãnh thổ

Những nội dung chính trình bày trong công trình nghiên cứu - cuốn sách được công bố này là những miêu tả chì tiết các quy luật và đặc điểm đặc trưng các tổng hợp thể tự nhiên (các cảnh quan) nhiệt đới, gió mùa Việt Nam, trên cơ sở một hệ thống phân loại được nghiên cứu gần đây, tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ, đồng thòi theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt Đặc biết các inh dung nghiên cứu này đã đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới các tác động, các hoạt động sản xuất của con người; đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Các kết quả nghiên cứu này có thể có ích cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan lập kế hoạch, quy hoạch lãnh thổ, các cơ quan và các nhà quản lý, điều hành sản xuất, các nhà nông nghiệp, lâm nghiệp, các nhà quản lý, các nhà thủy mí và bảo vệ môi trưởng, có thể dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và học tập địa lý cảnh quan cho giáo viên, sinh viên các trưởng đại học, cao đẳng và đông đảo người đọc

Trang 6

Diện tích lãnh thổ trên đất liền là 330.363 km2, diện tích trên biển của nước ta rất rộng, gấp hàng chục lần diện tích trên đất liền, đây là phần lãnh thổ chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú, cho phép chúng ta xây dựng một nền kinh tế mạnh trên biển, đồng thời là cầu nối cho nước ta giao lưu, hội nhập với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

Nằm trong khoảng từ 60 vĩ Bắc (quần đảo Thổ Chu) đến 23022' Bắc (xã Lũng Cả huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang) các cảnh quan Việt Nam mang tính chất nhiệt đới, gió mùa nóng và am do ảnh hưởng của các khí đoàn được hải dương hóa Các cảnh quan phân hóa phức tạp không chỉ theo chiều Bắc - Nam, theo chiều Đông - Tây; phân hóa theo chiều cao, mà còn phân hóa mang tính địa phương Sự phân hóa không gian hòa quyện với phân hóa thời gian theo các mùa với sắc thái riêng của các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng

Dưới tác động của các hoạt động hoàn lưu gió mùa, của các nhân tố thành tạo, hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa chung của Việt Nam đã phân hóa thành hàng chục kiểu cảnh quan, hàng trăm loại cảnh quan khác nhau trên các địa phương cụ thể, the hiện các quy luật phân hóa cảnh quan từ chung đến riêng, từ cấp cao đến các cấp thấp: ngược lại, tất cả các đơn vị cảnh quan bậc thấp ở Việt Nam đều nằm trong hệ thống chung, là các thành phần của các đơn vị bậc cao hơn Đây chính là sự thống nhất của các mặt đối lập trong cảnh quan Việt Nam, biểu hiện tính hoàn chỉnh của hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

22- CSCO

Trang 7

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NỀN CẢNH QUAN

Nghiên cứu nền rắn của cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và phát triển của cảnh quan Việt Nam Nền rắn trong cảnh quan là kết quả tổng hòa của một tương quan tác động giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực kéo dài hàng trăm triệu năm trước đây

Lịch sử phát triển của lãnh thổ nói chung và nền rắn của cảnh quan Việt Nam nói riêng còn là vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu, bổ xung, song trên cơ sở của nguồn tư liệu hiện có có thể tóm tắt trong các đặc điểm sau:

Theo các kết quả nghiên cứu địa chất, kiến tạo của nhiều tác giả (Trần Văn Trí, Phan Trường Thị, Trần Đức Lương, Nguyên Xuân Bao và nnk) thì lãnh thổ Việt Nam nằm trong bình đồ kiến tạo chung của khu vực Đông Nam Á, có cấu trúc và lịch sử phát triển khá phức tạp Nhiều đơn vị kiến tạo lớn của khu vực gồm có những miền phát triển vỏ lục địa, vỏ dại dương và vỏ chuyển tiếp với cấu trúc của các yếu tố kiến tạo bậc I bao gồm: các megabioc nền (Trung - Việt, Indosinia) và các đai địa máng - uốn nếp (Cathaysia, Việt - Lào, Thái - Maiaysia)[54]

Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam các yếu tố kiến tạo bậc I được phân bố cụ thể như sau:

- Nền Trung - Việt chứa hầu hết diện tích Bắc Bộ, giới hạn phía Nam bởi đứt gãy sông Mã và được chia ra thành 2 (mesobloc.): máng nền Đông Bắc Bộ và hệ khâu rìa Tây Bắc Bộ

- Nền lndosinia chứa một phần diện tích đất liền và thềm lục địa phía Nam vĩ tuyến 15030' Bắc với các mesobioc Kon Tum, Nam Việt Nam và Minh Hải - Nattina - Hệ địa máng - uốn nếp Cathaysia nằm dọc ven biển Đông Bắc Bộ và phân cắt với máng nền Đông Bắc Bộ bởi đứt gãy Dương Huy - Đồng Mô

- Hệ địa máng - uốn nếp Việt - Lào phân bố ở Bắc Trung Bộ, giới hạn phía Nam bởi đứt gãy Tam Kỳ - Hiệp Đức và phía Bắc bởi đứt gãy sông Mã

Trên lãnh thổ Việt Nam gặp 2 đới riêng thuộc hệ địa máng - uốn nếp Thái - Malaysia, gồm đới Mường Tè và đới Hà Tiên

Cũng theo kết quả nghiên cứu của các tác giả [54] trên lãnh thổ Việt Nam còn thấy tồn tại các kiến trúc đặc biệt trên quan với các quá trình kiến lào xây dựng, phá hủy và cải tạo lại vỏ lục địa dã được hình thành ở các giai đoạn sớm hơn Ngoài ra còn có sự phát triển các auiacogen trên các nền cổ với các đặc trưng là các đối hẹp dọc theo các đứt gãy và được lấp đầy bởi các đá trầm tích - phun trào có bề dày lớn với

Trang 8

thành phần phun trào chủ yếu là bazơ, trung tính, axít và kiềm

Tuy nhiên trong mối liên quan đến việc hình thành cảnh quan theo ý kiến của nhiều tác giả [11, 12, 33, 54 ] có thể chia lịch sử phát triển nền rắn Việt Nam thành 3 giai đoạn: giai đoạn tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo

Vết tích còn lại của cấu trúc địa chất thuộc giai đoạn tiền Cambri là các địa khối đá biến chất - những hạt nhân của lãnh thổ Việt Nam gồm các khối và những mảng sót của mảng lục địa cổ tiền Cambri nha khối vòm sông Chảy, dải Hoàng Liên Sơn, cánh cảng sông Mã, địa khối Pu Hoạt, dải Pulaileng-Rào cỏ, địa khối Kon Tum)

Cột địa tầng của các hệ tầng tiền Cambri rất dày (có nơi tới 10.000 m) chứng tỏ hoạt động sụt lần diễn ra mạnh, nham tướng chủ yếu là đá biến chất có nguồn gốc khác nhau:

+ Gơnai với tướng đá mafic có nguồn gốc macma phân bố ở dưới + Đá hoa, diệp thạch kết tính có nguồn gốc trầm tích nằm ở giữa

+ Đá biến chất yếu và xâm nhập gianh nằm ở phần trên Giữa các địa khối (các mảng khiển cổ) là các vùng sụt võng

Vào giai đoạn này bầu khí quyển chung bao gồm các khí: NH3, CO2, N, H2 và sau đó là O2 được hình thành từ các bụi khí núi lửa Khí hậu nóng hầu như đồng nhất trên toàn cầu, khi bế mặt trái đất nguội dần, nước được tích đọng lại và từ đó phát triển các sinh vật bậc thấp dưới nước, thực vật trên cạn đến động vật

Giai đoạn địa tào có 4 chu kỳ tạo núi: Caiedoni, Hecxini, Indosỉní và Kimeri Tử chu kỳ Caledoni bắt đầu hình thành quá trình tạo lục, gắn phần đất mới hình thành vào các khiên nhân lục địa tiền Cambrỉ trên lãnh thổ Việt Nam với đặc trưng là cường độ nâng không cao, uốn nếp yếu và cục bộ ở một số điểm:

+ Mở rộng khối vòm sông Chảy thành khối nâng Việt Bắc

+ Hình thành cánh cung Duyên hải

+ Đặc trưng bởi chế độ sụt võng ở địa máng Trường Sơn

+ Tách khiên Kon Tum với các vùng sụt lún còn lại của đìa khối lnđôxinia bởi

các đứt gãy "Thung lững Xecông "và "rãnh Nam Bộ "

Đây là những nền móng cho các cảnh quan núi và cao nguyên ở Việt Nam Dấu ấn đậm nét của chu kỳ Hecxinỉ đường viền núi kéo từ Nam Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ ôm lấy địa khối KonTum, mà các chuyên gia người Pháp gọi là gờ núi An Nam Đây là ranh giới phân tách các cảnh quan cao nguyên phía Tây với các cảnh quan duyên hải Nam Trung Bộ

Hiện tượng biển tiến mạnh vào đầu Đevon tạo nên các nham tướng đa dạng từ nham tướng biển sâu dấn nham tướng biển nông và ven biển Trong đó sự có mặt của đá vôi Đevon và Cacbon - Pecmi là cơ sở hình thành các cảnh quan karst ở Việt Nam sau này Các tập trầm tích này lắng đọng với bề dày đến 3.000 m do quá trình sụt lún

Trang 9

xảy ra tại các vùng phía Bắc đèo Ngang (tốc độ 0,07 mm/năm) và đến 7.000 m ở địa máng Trường Sơn (0,15 mm/năm)

Chu kỳ Inđoxini là chu kỳ hoàn thành phần lục địa nước ta Chu kỳ Inđoxini là một trong hai chu kỳ diễn ra ở Nguyên đại Trung sinh từ Thai hạ đến Thật thượng trong thời gian khoảng 40 triệu năm Đây là chu kỳ hoàn thành phần lãnh thổ nước ta

Chu kỳ Inđoxinia hoạt động mạnh ở phía Bắc vĩ độ 18 trong các địa máng sông Cả địa máng Sầm Nữa và mạnh nhất ở địa máng sông Đà Tốc độ sụt lùn ở trong vùng đạt 018 - 0,20 mm/năm tạo ra tập trầm tích dày đến 6.000 m với nham tướng phong phú, chủ yếu là cát kết và đá sét Tử Sơn La đến Nính Bình - Thanh Hóa trong địa phận địa máng sông Đà hình thành các tập trầm tích đá vôi dày tuổi Triat, chủ yếu là đá vôi điệp Đồng Giao T2 eđg

Tại khiên KonTum và nền Hecxini các đứt gãy hình thành trong chu kỳ này và các hoạt động nâng - hạ nhẹ xảy ra dọc theo các đứt gãy

Ở rìa nền Hoa Nam nơi quá trình tạo tục đã hoàn thành sau các chu kỳ Caiedoni và Hecxini chỉ có một số khu vực sụt võng chứa trầm tích Thai như vùng sông Hiến, vùng An Châu

Chu kỳ Kimeri là chu kỳ sau trong nguyên đại Trung sinh được đặc trưng bởi các hoạt động macma

- Ở phần phía Bắc lãnh thổ:

+ Các đá phun trào chủ yếu là hoạt trong các máng trũng Cao Bằng - Thất Khê

- Lộc Bình, ở thung lũng sông Thương, ở Bình Liêu, Tạm Đảo

+ Xâm nhập chủ yếu là granit ở PhiaBiooc, ở Phiaoac + Xâm nh(âp và phun trào mafic ở đứt gãy sân sông Đà

- Ở phần phía Nam lãnh thổ:

+ Phun trào hoạt từ Quỹ Nhơn đến Vũng Tàu

+ Các đá andezit ở các nút cực Nam Trung Bộ: Biđup, Langbíang, TaĐưng

Hiện tượng xâm nhập và phun trào của chu kỳ này diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt giai đoạn Cổ kiến tạo (giai đoạn địa máng) Từ đây lãnh thổ Việt Nam căn bản đã hoàn thành, các vận động kiến lào vào Tân sinh chỉ có tác dụng cải tạo lại bề mặt cổ, các cảnh quan tục đĩa được hình thành và phát triển từ sau giai đoạn này

Dựa trên kết quả phân tích tài liệu, Vũ Tự Lập cho rằng từ Cổ sinh, rừng đã có mặt và bao phủ trên nhiều vùng lãnh thổ nước ta, sang Nguyên đại Trung sinh trong điều kiện nóng ẩm và mùa khô ngắn, giới thực vật Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và phong phú với nhiều loài cây lớn như loài Hiển hoa khỏa tử (Araucarioxilon) với đường kính thân cây đạt 40 -50 em và nhiều loại khác mà hóa thạch có trong các bể than: loài Dương xỉ lớn (Giostopteris Indiea), Mộc tặc (Equisetineae), Trong các

Trang 10

rừng do có các loài Bò sát không lồ sinh sống Một vài loài thực vật bản địa đặc hữu còn tồn tại từ đó cho đến ngày nay, như Dương xỉ thân gỗ (Cythea podophylla), Lõa tùng (Pisilottim mtium), Thủy tùng, Tuế (Cycas pinectata), Bụt mọc, Dẻ tùng,

Các cảnh quan Việt Nam ngày nay thực sự hình thành và phát triển tử các giai đoạn trước, đặc biệt từ sau chu kỳ Indoxini và được cải tạo vào giai đoạn Tân kiến tạo Điều đặc biệt là do lãnh thổ được cố kết vững chắc bởi các hoạt động xâm nhập, phun trào vào chu kỳ Kimeri và đặc điểm kế thừa trong hoạt động kiến tạo ở Việt Nam mà trong giai đoạn Tân sính, lãnh thổ không quay lại chế độ đĩa máng mà chi diễn ra những vận động tạo lục Dạc điểm này tạo nên tính chất kế thừa trong phát triển của các cảnh quan Việt Nam Các cảnh quan hiện đại được cải tạo im trên nền các cảnh quan cổ và được phân hóa theo các nguyên nhân khác nhau từ cấp cao đến các cấp thấp

Giai đoạn Tân kiến tạo được bắt đầu từ quá trình bán bình nguyên hóa kéo dài trên 40 triệu năm trong suốt Paieogen từ sau chu kỳ Kimeri, tạo nên các bề mặt bán bình nguyên cổ Paleogen trên khắp lãnh thổ Việt Nam

Từ Neogen vận động Hymaiaya với các pha nâng đặc trưng xen kẽ các pha yên tĩnh, với mức độ và cường độ không đồng đều trên các vùng lãnh thổ của Việt Nam Đây là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa phức tạp trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Sau mỗi pha nâng lên, hoạt động xâm thực bóc mòn dẫn đến sự phân hủy, chia cắt các bán bình nguyên thành tạo trước đó; đến pha yên tĩnh, sông ngòi mở rộng thung lũng, bồi tụ, san bằng dẫn đến sự hình thành các bề mặt san bằng mới

Trong giai đoạn này có 6 chu kỳ tạo nên các bề mặt địa hình ngày nay (theo Vũ Tự Lập, 1 995)

+ Bề mặt 2.100 - 2.200 m là các bán bình nguyên cổ Paieogen

+ Bề mặt 1.500 - 1.800 m là các bề mặt bán bình nguyên Mioxen hạ + Bề mặt 1.000 - 1.600 m là các bề mặt bán bình nguyên Mioxen thượng + Bề mặt 600 - 900 m là các bề mặt bán bình nguyên Plioxen hạ

+ Bề mặt 200 - 600 m là các bề mặt bán bình nguyên Plioxen thượng

+ Bề mặt 25 - 1 00 m là các bậc thềm cao 25 - 1 00 m có tuổi Pleixtoxen hạ + Các thềm biển 4 -5 m có tuổi từ Pieixtoxen thượng đến Holoxen

Bề mặt Paleogen và Mioxen hạ còn tồn tại ở dãy núi Hoàng Liên Sơn (quanh khu vực Sa Pa)

Bề mặt Mioxen thượng (1.000 - 1.400 mi phát triển trên khu vực Dà Lạt

Bề mặt Plioxen hạ (600 - 900 m) còn thấy rõ ở các vùng đồi núi sông Hiện và vùng Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh

Bề mặt Plioxen thượng (200 - 600m) phủ bởi dung nham do phun trào bazan và

Trang 11

chu kỳ IV phát triển rộng rãi trên khu vực Tây Nguyên, ở châu thổ Bắc Bộ là sự hình thành các trầm tích Đệ tam, Đệ tứ trong các khu vực sụt võng

Các thềm cao 25-100 m là đặc trưng địa hình Đông Nam Bộ với hiện tượng phun trào bazan phủ trên các bậc thềm cao Bazan phun trào còn thấy ở Bắc Trung Bộ quá trình laterit hóa xảy ra mạnh mẽ trong khí hậu nóng ẩm có mùa khô dài tạo nên lớp đá ong laterit dày ở Đông Nam bộ vào chu kỳ này

Đây là thời gian hình thành các quần đảo san hô Hoàng Sa và Trường Sa và hoạt động núi lửa tạo nên một số đảo ven bở: đảo Lý Sơn, Hòn Hải

Vào chu kỳ VI (Pleixtoxen thượng) cũng xảy ra phun trào bazan trẻ (QII-IV) ở Vĩnh Linh - Lao Bảo, Quảng Ngãi, sông Cầu, lưu vực sông La Ngà

Quá trình tạo nơi với sự phân bậc địa hình đã cải tạo bề mặt địa hình cổ, tạo nên tính chất đồi núi của nước ta, là nguyên nhân hình thành các vành đai cảnh quan theo độ cao

Mặt khác, cấu trúc địa hình với các hướng sơn văn, hướng phơi, với các dạng địa hình địa phương đã có ảnh hưởng tới sự hoạt động của các khí đoàn đã phân phối lại chế độ nhiệt ẩm, là nguyên nhân của sự phân hóa phỉ địa đới cũng như những phân hóa địa phương trong cảnh quan Việt Nam làm đa dạng và phức tạp hệ thống các cảnh quan nhiệt đới gió mùa nước ta

Trang 12

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN VIỆT NAM

Địa hình Việt Nam biểu hiện rõ đặc điểm hoạt động Tân kiến tạo là nâng cao ở phía Bắc và hạ thấp ở phía Đông Nam Đồi núi là bộ phận chính của địa hình Việt Nam, chiếm 3/4 diện tích trên đất nổi Đồi núi nhiều chỗ ăn lan xuống biển tạo thành các dải ngầm chia cắt các đồng bằng ven biển cũng như đáy biển gần bở, những chỗ nhô lên tạo thành hệ thống các đảo ven bờ

Các nhánh núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn (180 B), Bạch Mã (160 B), các khối cực Nam Trung Bộ (140 - 110B) tao nên những ngưỡng quan trọng trong tú nhiên Việt Nam

Trong số các bậc địa hình, chiếm diện tích rộng nhất, đến 1/2 diện tích là các bậc từ 100 500 m, nay đã bị chia cắt mạnh thành những quả đồi hay dãy đồi Sau đến bậc 600 -900 m, rồi đến bậc địa hình đồng bằng và bán bình nguyên Các núi cao trên 1.000 m chiếm tỷ lệ 10% Điều này dã dẫn đến tính chất đồi - núi thấp là tính chất chủ yếu của địa hình Việt Nam, có ảnh hưởng quyết định đến đặc tính cơ bản, chủ đạo của tự nhiên và cảnh quan là tính chất nhiệt đới ẩm

Một đặc điểm quan trọng của địa hình thể hiện các cấp trúc cổ kiến tạo là hướng núi Hướng núi chính ở Việt Nam là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung Các thung lững sông lớn chạy theo các hệ dứt gãy lớn cũng thể hiện 2 hướng cấu trúc chính đó

Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực Đông Bắc và khu vực Nam trung Bộ, tiên quan với dạng khối của vòm sông Chảy và đìa khối KonTum Các thung lũng hướng vòng cung chỉ tồn tại trên từng đoạn ngắn như khúc cong sông Lô, đoạn trung lưu sông Gâm, các phần thượng và trung núi sông Cầu, sông Lục Nam ở Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Cánh cung tạo nên dãy Trưởng Sơn Nam chạy ra sát biển, nên chỉ có những sông ngắn, đổ nhanh từ sườn Đông của dãy xuống biển Các hướng núi nói trên có ảnh hưởng lớn đến hoàn lưu và khí hậu, khi thì mở đường, khi thì ngăn chặn các luồng gió mùa, tạo nên sự tương phản về tự nhiên giữa hai mặt sườn Đông Bắc và Tây Nam, biểu hiện ở chế độ nhiệt - ẩm khác nhau, là nguyên nhân gây nên sự phân hóa Tây - Đông cũng như khơi sâu thêm sự phân hóa Bắc - Nam trong các cảnh quan Việt Nam

Địa hình Việt Nam được các nhà nghiên cứu phân chia thành các bộ phận khác nhau, đó là nhân tố chủ đạo trong sự phân hóa các lớp cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Theo ý kiến của Lê Đức An [1.2], các bộ phận địa hình được đặc trưng như sau:

Trang 13

Núi Việt Nam thuộc hai xứ núi khác nhau: Xứ núi Hoa Nam và Xứ núi Đông Đông Dương, mà ranh giới giữa chúng là sông Hồng Có thể chia lãnh thổ thành 5 thiên địa hình: Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đây là các phần quan trọng trong cấu trúc các kiểu và phụ kiểu cảnh quan đất nổi Việt Nam

Các dãy núi ăn sát ra biển theo hướng Tây - Đông như đã trình bày là những ngưỡng ngăn cách hoạt động của các khí đoàn tạo nên sự phân hóa quan trọng theo hướng Bắc - Nam, khơi sâu thêm sự phân hóa đĩa đối

Kết quả là sự hình thành ba phụ hệ cảnh quan trong tương quan tác động của hoàn lưu và hướng sơn văn

Ảnh hưởng của độ cao địa hình tới đặc điểm của các quá trình chuyển hóa vật chất theo độ cao là nguyên nhân chính tạo nên các lớp cảnh quan: lớp cảnh quan trên núi, lớp cảnh quan trên cao nguyên, lớp cảnh quan vùng đồi, lớp cảnh quan đồng bằng, lớp cảnh quan biển và lớp cảnh quan trên đảo, quần đảo

Sự khác biệt trong các quá trình di chuyển vật chất đặc trưng trong các lớp cảnh quan tạo nên sự phân hóa của các phụ lớp cảnh quan

Trong sự phân hóa các loại và nhóm loại cảnh quan các yếu tố địa mạo - thổ nhưỡng là các nhân tố chủ đạo, các nhóm loại cảnh quan thể hiện các đặc điểm địa mạo hình thái và đặc điểm các ioạỉ đất được thành tạo trên đó

Như vậy,:các yếu tố của nền rắn nói chung và địa hình nói riêng là một phần quan trọng trong cấu trúc của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - NHÂN TỐ CHÍNH QUYẾT ĐỊNH TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA CỦA CẢNH QUAN VIỆT NAM

Hai nhân tố quan trọng được các nhà cảnh quan đánh giá là những nhân tố quyết đính bộ mặt của cảnh quan Việt Nhìn là địa hình và khí hậu

Khí hậu Việt Nam như nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến là khi hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm Đặc điểm nội chí tuyến được tạo bởi vị trí đìa lý của lãnh thổ Với vị trí này trên lãnh thổ nước ta có chế độ ngày ngắn, ít dao động trong năm và mặt trời luôn đứng cao ở phía chân trời

Hệ quả là lượng bức xạ tổng cộng nhận được trên lãnh thổ Việt Nam rất cao tạo tiền đề phát triển của hệ thống cảnh quan nhiệt đới

Miền Bắc có thể nhận được 1 20 kcal/cm2/năm

Miền Nam có thể nhận được từ 130 - 135 kcal/cm2/năm

Lượng bức xạ cao dẫn đến nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm ở các địa điểm khác nhau đều vượt quá chỉ tiêu chung của nhiệt đới Hà Nội: 23,40c; thành phố Hồ Chí Minh: 26,90C

Mặt khác, nước ta có vỉ trí đặc biệt nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, là một bộ phận của lục địa châu Á rộng lớn, thông ra Biển Động và Thái Bình Dương Vị trí này đã đặt nước ta vào khu vức chuyển tiếp giữa nhiều hệ thống gió, cả gió tín phong địa đới và gió mùa phi địa đới, cả dưới thấp và trên cao

Ví trí chuyển tiếp của nước ta giữa 3 khu vực gió mùa châu Á đưa đến sự có mặt của nhiều hệ thống hoàn lưu khác nhau, có các hoàn hai nội chí tuyến, có các hoàn lưu ngoại chí tuyến Tác động của các hoàn lưu lả nguyên nhân chính tạo nên sự phần hóa các phụ hệ cảnh quan Việt Nam

Tác động tổng hòa của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình tạo nên sự phân hóa của khí hậu Việt Nam từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao, theo không gian lãnh thổ và theo thời gian (mùa 1)

a Sự phân hóa theo không gian:

Tính chất nội chí tuyến nóng ẩm là tính chất chung của khí hậu Việt Nam, nhưng ở phần phía Bắc, thiên về tính chất chí tuyển Bắc với một cực đại, một cực tiểu trong chế độ nhiệt - ẩm, còn ở phần phía Nam Quy Nhơn (110 - 120 Bắc) thiên về tính chất á xích đạo với 2 cực đại và 2 cực tiểu trong chế độ nhiệt - ẩm

Tính chất nội chí tuyến nóng ẩm thể hiện ở các vùng thấp dưới 600 m, nơi chiếm đến 70% diện tích đất nổi, còn tù 600 m trở lên là các đai khí hậu mát và lạnh trên núi (Vũ Tự Lập, 1978)

1.1 Dưới 600 m là đai khí hậu nội chí tuyến chân núi, có tổng nhiệt độ trên

Trang 15

7.5000C, mùa hạ nóng Nhiệt độ trung bình tháng đạt trên 250C, đai này được chia thành các á đai:

+ Từ 0 - 100 m: Á đai khí hậu không có mùa Đông rét (nhiệt độ <250C) + Từ 100 - 300 m: Á đai dã có nơi có mùa Đông rét (khu vực Đông Bắc)

+Từ 300 - 600 m: Á đai có mùa Đông rét phổ biến

1.2 Từ 600 - 2.600 m: Đai khí hậu á nhiệt đổi trên núi, với tổng nhiệt độ từ 4.5000C - 7.5000C, nhiệt độ trung bình tháng 200C - 250C Đai khí hậu này có các á đai khí hậu sau:

a Từ 600 - 1.000 m: Á đai khí hậu chuyển tiếp từ nội chí tuyến sang á nhiệt đới

b Từ 1.000 - 1.600 m: Á đai khí hậu á nhiệt đới điển hình

c.Từ 1.600 - 2.600 m: Ả đai khí hậu chuyển tiếp sang á đai khí hậu ôn đới ẩm với mùa Hạ lạnh dưới 200C

1.3 Trên 2.600 m: Đai khí hậu ôn đới trên núi với tổng nhiệt độ từ 1.7000C - 4.5000C, nhiệt độ trung bình tháng dưới 150C

Sự phân hóa Tây - Đông khá rõ nét ở các khu vực núi giữa Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trưởng Sơn và Tây Trưởng Sơn, biểu hiện rõ nét nhất trong chế độ mưa ẩm, còn giữa Tây Bắc và Đông Bắc còn có sự chênh lệch lớn về chế độ nhiệt, đặc biệt vào thời kỳ mùa Đông

Có thể nhận thấy sự phân hóa thành hai đới khí hậu khác nhau:

- Đới khí hậu gió mùa chí tuyến ở phía Bắc vĩ độ 1 60, là ớớí khí hậu có một chế độ nhiệt dạng chí tuyến, với một tối đa và một tối thiểu trong chế độ mưa ẩm, chịu tác động trực tiếp của không khí cực đới, cho nên nền nhiệt không cao.3

- Phía Nam là đới khí hậu gió mùa á xích đạo với đặc trưng của hai tối đa và hai tối thiểu trong chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm, đặc trưng bởi nến nhiệt cao, ổn định trong năm, mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió tin phong, mùa Hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa

b Sự phân hóa theo thời gian:

Sự phân hóa theo thời gian biểu hiện trong sự biển đổi nhịp diệu mùa của khí hậu Việt Nam trong năm như sau [11, 12, 41]

Tháng I là tháng điển hình của chế độ gió mùa mùa Đông với sự luân phiên hoạt động của các khối không khí NPC, Tp và Tm Trong tháng này ở phần phía Bắc 160 Bắc, các front cực tràn sang mạnh nhất (từ 2 - 3 lần đến 6 lần trên tháng) Ở miền

3 - CSCO

Trang 16

Bắc trời rét, có mưa nhỏ rải rác, trời đầy mây khi front mới tràn sang, còn khi front suy yếu, trời quang mây; nắng nóng, không mưa

Tháng II: ở miền Bắc trời ấm dần và mưa phùn tăng lên cùng với sự hình thành của NPC biển Càng về cuối tháng thành phần gió Nam tăng dần trong khí front cực hoạt động yếu dần đi

Tháng III: Cao áp Xibia suy yếu; front cực tràn sang đã yếu, áp suất giảm, áp thấp ấn - Miến được khơi sâu Cao áp Tây Thái Bình Dưỡng có dạng độc lập đi vào Biển Đông và Đông Dương nên miền Bắc sang Xuân, miền Tnmg và miền Nam bước vào mùa khô Gió Đông Nam thịnh hành, ở miền Bắc thời tiết mưa phùn, ấm, đôi khi mưa Đông do hội tụ hoặc do front lạnh

Tháng IV: Là tháng chuyển mùa với ưu thế của các hệ thống phía Đông và hệ thống phía Tây so với hệ thống phía Bắc Không khí cực đới sang Việt Nam đã bị biến tính mạnh, nhiệt độ tăng và độ ẩm cũng tăng, song thời tiết vẫn còn mưa phùn và tương đối lạnh

Ảnh hưởng của địa hình chắn gió, tác động mạnh của áp thấp Miến Điện, sự phát triển của gió mùa Tây Nam đã tạo nên tháng trong cực đại ở miền Nam, bắt đầu mùa khô ở miền Trung

Tháng V: Bắt đầu mùa nóng và mùa mưa Front lạnh chỉ phát triển yếu đến Bắc Trung Bộ và thưởng gây Đông dữ dội, dôi khí có Đông tố và mưa đá Ở Tây Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ gió Tây Nam, tạo Đông tố ở sườn Tây Trường Sơn, còn sườn Đông chịu hiệu ứng "fơn "nên thời tiết khô nóng

Tháng VI: Front lạnh đổi khí vẫn ảnh hưởng đến các vùng núi phía Bắc Việt Nam và thưởng gây mưa lớn Hoạt động của gió Bengan và sự chi phối của áp thấp Miến Điện tạo nên thời tiết nắng nóng, có Đông vào buổi chiều Gió Lào thổi mạnh ó khu vực miền Tnmg Ở Tây Nguyên và Nam Bộ trời nhiều mây, có mưa Dải hội tụ nhiệt đội bắt đầu xuất hiện ở phía Nam lãnh thổ tạo nên mưa rào và Đông dọc trải Phần lãnh thổ phía Bắc có thể xuất hiện bão

Tháng VII: Là một trong hai tháng điển hình của mùa Hạ (tháng VII và tháng VIII) Dải hội tụ nội chí tuyến phát triển cả dưới tầng thấp và trên tầng cao, bão hoạt động nhiều Gió Lào hoạt động mạnh ở miền Trung

Tháng VIII: Dải hội tụ thường nằm ở vĩ độ đồng bằng Bắc Bộ, khí dải hội tụ dừng lại và khí trên dải có xoáy áp thấp thường tạo ra mưa lớn (có thể trên 200mm/ngày)

Tháng IX: Là tháng cuối mùa Hạ, có tần xuất bão lớn nhất Front lạnh có thể tràn về gặp các dải hội tụ (giữa Tp, Tm, Em) gây mưa dữ dội, thưởng kích thích sự phát triển của bão trên Biển Đông Mưa nhiều ở miền Trung, mưa diện rộng trên toàn quốc, gió Lào chấm dứt hẳn ở miền Trung

Tháng X: Dải hội tụ ở đồng bằng Bắc Bộ Mưa cực đại ở miền Trung do ảnh

Trang 17

hưởng của bão, front lạnh và địa hình (có thể đạt 250 - 300 mm/ngày) Ở ngoài Bắc, mưa giảm, tháng này là tháng cuối mùa mưa Front cực đã tràn sang, xuất hiện thời tiết lạnh dưới 200C Bão còn hoạt động ở miền Trung

Tháng XI: Là tháng bắt đầu chế độ mùa Đông, gió thành phần Bắc chiếm tần suất lớn Dải hội tụ nội chí tuyến lùi xuống Nam Bán cầu Gió Đông Bắc tạo mưa địa hình ở miền Trung Mùa mưa chấm dứt ở Nam Bộ Bão còn đe dọa ở Nam Trung Bộ đến Nam Bộ Front lạnh biểu hiện chưa rõ rệt

Thời tiết khô hanh, hơi lạnh kẻo dài với nhiệt độ khoảng 200C Khi có áp thấp Miến Điện xuất hiện đưa lại thời tiết gió tín phong có nhiệt độ cao hơn 250C

Tháng XII: NPC đất thỉnh hành nên tháng XII là tháng khô hanh nhất ở miền Bắc Kết thúc mùa mưa ở Trung Bộ

Nhân tố khí hậu có vai trò rất quan trọng trong hình thành, phát triển và phân hóa cảnh quan Việt Nam Thật vậy, tính chất nội chí tuyến của khí hậu đã quy đỉnh sự hình thành hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, hệ thống này thể hiện tính địa đới của các cảnh quan nước ta, trên nền địa đới đó dưới tác động của các yếu tố phi địa đới tạo nên sự phân hóa cảnh quan ở các bậc thấp hơn

Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam được hình thành dưới tác động của hoàn lưu gió mùa và hệ thống són văn

Sự luân phiên tác động của các khối không khí tạo nên sự phân hóa trong chế độ ẩm của khí hậu, tạo hai mùa mưa và khô Song sự có mặt của khối không khí cực đới đã làm cho nền nhiệt độ, đặc biệt ở phần phía Bắc vĩ độ 160 Bắc (ngưỡng Bạch Mã) Do tác dụng ngăn chặn của dãy Bạch Mã, các front cực thường tĩnh lại, ít hoạt động xuống phía Nam, tạo nên ranh giới giữa phụ hệ cảnh quan không có mùa Đông lạnh và các phụ hệ cảnh quan có mùa Đông lạnh (nhiệt độ trung bình tháng <180C sắc)

Đông Bắc và Tây Bắc được ngăn cách bởi dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Dãy núi này ngăn sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc (NPC) làm cho nền nhiệt mùa Đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc từ 20C - 40C, đặc biệt không khí lạnh ẩm (NPC biển) của nửa sau mùa Đông chỉ có tác dụng đối với Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, nơi địa hình có hướng xòe nan quạt mở về hướng Bắc và Đông Bắc, trong khi đó ở Tây Bắc tồn tại thời tiết lạnh, khô, với nền nhiệt tương đương nền nhiệt của Bắc Trung Bộ Do vậy, hình thành các phụ hệ thống cảnh quan có một mùa Đông lạnh khô ở Tây Bắc và phụ hệ thống cảnh quan có một mùa Đông lạnh ẩm ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

Ngoài Biển Đông dưới tác động của các hoàn lưu khí quyển theo mùa tạo nên các phụ hệ thống cảnh quan có mùa Đông và phụ hệ thống cảnh quan không có mùa

Đông trên biển Sự giảm sút nhiệt độ và sự biến đổi của chế độ mưa ẩm theo độ cao địa hình tạo nên sự phân hóa của cảnh quan theo độ cao thành các đai cảnh quan

Trang 18

trên núi Đây là sự phân hóa quan trọng trong hoàn cảnh đất nước ta đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ Sự phân hóa của khí hậu do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình địa phương thông qua sự phân phối im chế độ nhiệt - ẩm, được các nhà khí hậu dùng để phân chia các loại hình và các kiểu sinh khí hậu [311] Các chỉ tiêu sinh khí hậu là cơ sở chủ đạo trong việc phân chia các phụ kiểu cảnh quan

Như vậy, nhân tố khí hậu cũng như nhân tố địa hình có vai trò quan trọng quyết dính đặc điểm và phân hóa của cảnh quan Việt Nam

Trang 20

Chú giải sơ đồ Sinh - Khí hậu Việt Nam (tỷ lệ l/6.000.000) A - Mưa nhiều

R≥ 2.500mm 1.500 - 2.500mm B- Mưa vừa 800-1.500mm C- Mưa ít D- Mưa rất ít < 800mm Ẩm Tổng lượng mưa năm

Nhiệt

Số tháng khôNhiệt độ

Số tháng lạnhTB Năm

a - Mùa khô ngắn

≤ 2 tháng

khô

b- Mùa khô TB

3-4 tháng

c- Mùa khô dài

≥ 5

tháng

a- Mùa khô ngắn ≤

2 tháng

b- Mùa khô TB

3-4 tháng

c- Mùa khô dài

≥ 5

b- Mùa khô TB

3-4 tháng

c- Mùa khô dài

≥ 5

tháng

b- Mùa khô TB

3-4 tháng

c- Mùa khô dài

≥ 5

tháng

I-Rất nóng TN≥250C

0-Không có mùa Đông lạnh TT > 200C

IAoa (2)

- - IBoa (l)

IBob (5) IBoc (2)

ICob (l)

IC0c (4)

IDob (l)

IDoc (1) 1-Có mùa Đông không lạnh,

không có tháng lạnh TL ≤ 200C

IIIA2b (l)

- IIIB2a (1)

IIIB2b (4)

- IIIC2b (l)

- - - 3 - Mùa lạnh TB

2 - 3 tháng lạnh IIIA3a í2 1 liiB3a (21 III - Mát 160C -

(l 4) Số trong ngoặc là số lần lặp lại của kiểu Sinh - Khí hậu (Nguồn Ngiuyễn Khanh Vân và nnk, 1992)

Trang 21

CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN, HẢI VĂN NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CẢNH QUAN VIỆT NAM

Nằm trong vùng nội chí tuyến nóng ẩm, với vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, đặc điểm địa hình với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp, lãnh thổ Việt Nam có mạng iướí sông ngòi khá dày đặc Mạng lưới sông suối trung bình đạt từ 1 - 1,5 km/km2, có nơi trên 1,5km/km2 Nơi có mạng sông suối nhỏ nhất là các khu vực đá vôi < 0,5 km/km2 Ở đó tồn tại những hệ thống karst lớn Dọc bờ biển cứ khoảng 20km lại gặp một cửa sông

Phần lớn các sông lớn chỉ có phần hạ lưu hoặc thêm phần trong lưu chảy trong địa phận nước ta Phần lớn các sông có diện tích lưu vực < 200km2, chỉ có khoảng 20 con sông có diện tích lưu vực > 500 km2

Hướng của sông ngòi phản ánh hướng cấu trúc địa hình với hướng dòng chảy chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung Các dòng sông phản ánh rõ nét đặc điểm địa hình như ở các khu vực nhí già, các khúc sông uốn lượn; còn dòng sông hẹp ngang lắm thác, ghềnh, chảy trong khu vực núi trẻ Dòng sông trên các cao

nguyên, các bề mặt địa hình sau bằng khác với dòng sông trên sườn sơn nguyên, cao

nguyên, Vì thế, dòng sông Đồng Nai có đến 4 đoạn với các dòng chảy khác ithati Dòng chảy ở miền núi khác với dòng chảy ở vùng đồng bằng

Các sông ngòi Việt Nam thường tập trung thành các hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Cả, hệ thống sông Dòng Nai, hệ thống sông Cửu Long, [18]

Ở phần trung lưu và thượng lưu, phần lớn phụ trái các sông ngòi có dạng nan quạt tập trung vào một điểm nút Dưới hạ lưu, các dòng sông thường tỏa tia chia nước khi chảy trên đồng bằng ra biển

Sông ngòi Việt Nam có lưu lượng lớn, hệ số dòng chảy cao và có sự phân hóa dòng chảy theo từng khu vực và phân hóa theo mùa Phần lớn sông ngòi nước ta có nguồn nước phong phú, lượng dòng chảy trong các dòng sông phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa trên lưu vực, vào đặc điểm địa hình, vào khả năng thấm nước, giữ nước của đất đá vỏ phong hóa, vào đặc điểm lớp phủ thực vật trên lưu vực,

Lượng nước biên đổi khá rõ nét trong năm theo hai mùa: lũ và kiệt, tương ứng với hai mùa khô và mưa trong chế độ mưa ẩm Lưu lượng mùa lũ thường chiếm đến 80% tổng lượng nước trong năm, còn lưu lượng mùa kiệt chỉ chiếm 20% Trong đó hai lượng dòng chảy trong các tháng kiệt chỉ bằng 2% tổng lượng nước trong năm Do vậy, chênh lệch lưu lượng cực đại và lưu lượng cực tiểu rất lớn, ở các sông lớn có thể đến hàng chục lần, còn ở các sông nhỏ, gốc có thể đền hàng trăm lần ít [15].

Trang 22

sông Toàn

bộ Trong nước Toàn bộ Trong nước tháng Các nước %Lượng

Các phụ lưu chính

Mức tập trung lũ

41%-61% 20%-34% 15%-23%

Tại Sơn Tây 3.880

2 Thái Bình

Cầu Thương Lục Nam

300 160 180

Cầu Thương Lục Nam

2.200 1.400

13%-17% 3%-6% 3%-6%

5

Các sông Đông Trường Sơn

IX - XI 62,5 76,8

Gianh, Trà Khúc Nhật Lệ, Trà Bông Hlương, Thu Bồn

Cái, Đà Rằng

Trang 23

Phần lớn các hệ thống sông có đặc thù tập trung nước quanh nên lũ lên đột ngột, nhiều khí là lũ kép dồn dập do mưa to kẻo dài Lũ lên nhanh, rút chậm nên tác hại lớn như lũ sông Lô ở Tuyên Quang có thể lên 5 m/ngày, sông Hồng 3 m/ngày

Biến thiên dòng chảy nhiều năm tương ứng với biến thiên nhiều năm của khí hậu mà hậu quả là có năm lũ nhiều, có năm lũ ít, năm lũ sớm, năm lũ muộn, năm nước to, năm nước nhỏ, Ngoài ra, chế độ dòng chảy ở các hệ thống sông lớn còn phụ thuộc vào chế độ dòng chảy và miền tiếp nhân nước ở khu vực thượng nguồn nằm ngoài lãnh thổ nước ta

Dòng chảy rắn và hàm lượng phù sa của sông ngòi Việt Nam đều khá lớn, dòng chảy rắn lớn và hàm lượng phù sa cao trong mùa lũ và thấp trong mùa kiệt

Nước ta có nhiều hồ, đầm Số lượng các hồ chứa nước trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 3.600 cái, với nhiều nguồn gốc khác nhau như hồ kiến tạo (Ba Bể), hồ tiềm thực, móng ngựa (Hồ Tây) Dọc duyên hải có nhiều hồ, dầm nước rợ, có một số hồ nước ngọt trong các vùng cồn cát như hồ Bàu Tró (Quảng Bình), các hồ có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hòa dòng chảy và cấp trước mùa cạn cho sinh hoạt và sản xuất

Nhân tố thủy văn có vai trò lớn trong vận chuyển, phân bố lại vật chất, trong đó quan trọng là việc hình thành lớp cảnh quan đồng bằng do tác dụng vận chuyển, bồi đắp phù sa của các dòng chảy

Sự hình thành và phát triển của các cảnh quan ngập nước trên phần tục địa của lãnh thổ, tạo nên các dòng sông, các hồ, đầm, đặc biệt là các cảnh quan ngập mặn ven biển, nơi có độ nhạy của sinh thái cao.4

Sự phát triển của các cảnh quan nước dưới đất có ví trí quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm Nhịp điệu phát triển của các cảnh quan có mùa khô phụ thuộc khá nhiều vào tiềm năng nước dưới đất của chúng

Quá trình hình thành và phát triển của các cảnh quan biển liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hải văn của Biển Đông Trong đó, đặc điểm nổi bật nhất khiến cho Biển Đông khác rõ rệt so với các biển khác trên thế giới là: ở hầu khắp mọi nơi trên biển, các thành phần nhật triều (NT) đóng vai trò đáng kể Trong phần lớn vùng biển, thủy triều mang tính NT không đều hoặc NT đều, một hiện tượng hiếm thấy trên đại dương thế giới Trong khi đó các vùng mang tính chất bán nhật triều (BNT) đều và không đều thấy phổ biến ở các vùng biển khác lại chỉ choán những miền rất nhỏ, những khu vực có diễn biến thủy triều phong phú và phức tạp là thềm lục địa, nhất là ở vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và eo biển Đài Loan [14]

Gió mùa và áp thấp nhiệt đới hoặc bão chi phối chủ yếu chế độ sóng ở Biển Đông Một đặc điểm nổi bật khác là do kích thước của biển rộng lớn nên ngoài sóng

4- CSCQ

Trang 24

do gió trực tiếp tác động lên mặt biển, thường thấy xuất hiện thêm sóng lừng được sinh ra từ ngoài khơi rồi truyền đi xa dưới dạng tắt dần

- Ở biển khơi độ cao sóng trung bình trên 5 m, độ cao sóng lớn nhất có thể vượt quá 1 âm (có trường hợp tới 11 - 12 m)

- Ở vùng ven bở có độ sâu 10 - 15 m trở xuống, độ cao sóng trung bình vượt quá 3m, lớn nhất tiện 6 m

Do cơ chế gió mùa là có bản đối với trường hợp Biển Đông nên tương ứng với hoàn lưu khí quyển theo gió mùa Ở vùng biển rộng lớn với hai vịnh lớn này cũng hình thành hoàn hai nước nổi bật theo mùa

Trong thời kỳ Hè Thu, sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt giữa các vùng trên biển rất đồng đều Đặc biệt trong tháng VIII, vào thời kỳ thỉnh hành của gió mùa TN, nhiệt độ trung bình toàn biển đạt từ số lớn nhất là trên dưới 290c

Trong mùa gió ĐB, sự phân bố nhiệt độ trên mặt biển chịu ảnh hưởng rõ rệt của không khí lạnh với mức độ ngày càng sâu sắc ở phía Bắc của biển Các đường đ ỉng nhiệt của nước biển trên tầng mặt trong tháng II đều uốn theo gió DB, hình thành các tưởi nước lạnh ăn sân xuống phía TN của biển, với trị số dưới 250c, thậm chí dưới 220C

Ở vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và vùng thềm lục địa, sự phân bố nhiệt độ nước theo chiều sân chênh lệch tương đối ít trong mùa Hạ những có thể biến thiên phức tạp hơn trong mùa Đông Ở vùng khơi nước sâu, biến thiên của nhiệt độ nước theo độ sâu có thể đạt tới 100C - 200C hay hơn

Lớp nước mặt có bề dày khoảng 30 - 40 m trong mùa Hạ và khoảng 70 - 90 m trong mùa Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quá trình động lực tác động Từ khoảng 100 m xuống sâu hơn là lớp nước có nhiệt độ từ 250C - 120C, sâu hơn nữa là khu vực nước lạnh

Trong mùa gió ĐB trên biển hình thành lưỡi nước lạnh có độ mặn cao trên 30%o ăn theo hướng ĐB - TN tới giáp bờ biển Trung Quốc và Việt Nam Ở phía Bắc của rưới nước lạnh và mặn này đường đắng mặn 34-34,4%o ứng với dòng nước có độ mặn cao hơn từ Thái Bình Dương chuyển vào biển qua lạch Bashi Đồng thòi ứng với nghịch lưu trong mùa này, từ phía trong tâm của biển lại có một lưỡi nước kém mặn tấn về phía Bắc Những vùng ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ và hầu khắp vịnh Thái Lan đều có độ mặn dưới 33%o, thậm chí dưới 30%o ở gần của sông Đáng chú ý là ở giữa vịnh Bắc Bộ (khoảng vĩ độ 18-90B, kinh độ 107- 1080Đ), ở vùng có độ sâu trên dưới 50m, hình thành một vùng nước nhạt hơn khoảng 32-33%o trong mùa Đông

Trong mùa gió TN, là mùa mưa, độ muối trên Biển Đông giảm đáng kể, hiếm thấy có độ mặn 34%o hoặc cao hơn Ở ven bờ Trung Quốc, Việt Nam và vịnh Thái Lan, độ mặn giảm xuống dưới 32%o, thậm chí dưới 20-25%o ở gần các cửa sông lớn và vừa

Trang 25

CHƯƠNG V: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ ĐẤT TRONG THÀNH TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN VIỆT NAM

Đất có vai trò rất lớn trong hình thành và phát triển cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam Đất dược ví như tấm gương phản ánh cảnh quan vì đây là nhân tố duy nhất chỉ ra một tương quan tác động giữa các nhân tố sổng và các nhân tố không sống Đất thể hiện rõ hệ quả tác động của các nhân tố mang tính địa đời và các nhân tố phi địa đới

Đặc điểm của quá trình feralit và tổ hợp các loại đất feralitic là yếu tố mang tính địa đổi trong lịch sử hình thành hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam Các đặc điểm phân hóa của lớp vỏ thổ nhưỡng Việt Nam được xem xét trong việc phân chìa các cấp phân vị cảnh quan, trong đó ở các cấp lớp cảnh quan, nhân tố đất được xem như một nhân tố quan trọng để xem xét, 15hân tích sự di chuyển và chuyển hóa vật chất, để xác định ranh giới của cấp này Trong sự phân chia phụ lớp cảnh quan, việc xác đính cân bằng vật chất của mỗi phụ lớp cũng dựa nhiều vào các yếu tố của thành phần thổ nhưỡng

Việc phân chia các đơn vị cảnh quan bậc thấp hơn cũng dựa trên sự phân hóa của các loại đất đặc thù Đặc biệt, đặc điểm của các biến chủng đất trên các thành phần phong hóa đá mẹ khác nhau là những chỉ tiêu quan trọng để phân cấp cảnh quan (xem phần hệ chỉ tiêu phân loại và đặc điểm các cảnh quan Việt Nam)

Trong sự phân hóa của các cảnh quan Việt Nam, nếu các nhân tố địa hình và khí hậu đóng vai trò chủ đạo thì cùng với nhân tố sinh vật, nhân tố thổ nhưỡng đóng vai trò nhân tố bổ trợ quan trọng trong sự phân chia đó, đặc biệt trong việc xác định ranh giới các đơn vị bậc thấp như 1oạí hoặc nhóm loại, hạng cảnh quan

Quá trình hình thành đất feralit là quá trình mang tính địa đối Dưới tác động của quá trình này đã hình thành các loại đất địa đới: đất feralit nâu tím, nâu vàng, nâu đỏ phát triền trên các đá macma trung tính và bazơ phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trí, Nghệ An, Hà Tĩnh trên địa hình đồi lượn sóng, hoặc cao nguyên đất nâu đỏ trên đá vôi phân bố ở Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Nam Dính, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh

Đất feralit nâu đỏ thường có tầng đất rất dày, nhiều nơi trên 1 0 m và hầu nhu đồng nhất từ trên xuống dưới đất chua (PHKCI = 4 - 4,5), tỷ lệ mùn cao Đạm, lại tổng số cao Đây là loại đất giàu lân nhất trong các loại đất ở nước ta Thành phần cc giới thít nặng, cấu tượng tốt nên vẫn tơi xốp Nhìn chung, đây là đất tốt để phát tríểl~ cây công nghiệp dài ngày

Đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi có độ đày rất thay dõi, có chỗ 40 - 50 chỉ và cc nhiều đá lẫn, có chỗ dày hàng chục mét, thường thiếu nước, song nhìn chung vẫn là loại đất tốt (giàu mùn và cấu tượng tốt, tơi xốp) thích hợp với hoa màu

Trang 27

CHÚ GIẢI SƠ ĐỒ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH VIỆT NAM I NHÓM ĐẤT PHÙ SA:

Đất feralit nâu đỏ trên đá mác macma bazơ và trung tính

Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi

Đất feralit đỏ vàng trên các loại đá khác

Đất mùn vàng đỏ trên núi

Các khối núi đá vôi

Đất mùn alit trên núi cao

Trang 28

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, bột kết hạt mịn, philit, Thành phần cơ giới của đất thường là thít nặng Tầng dày của đất trung bình thường từ 0,6 - 1,2 m Phẫu diện đất có 3 tầng rõ rệt, cấu tượng tốt nhất lả trên đá phiến thạch Đất chua (pHKCL = 4 - 4,5) Tỷ lệ mùn biến động lớn Lân tổng số và dễ tiêu nghèo, kali trung bình, nếu đất trên phiến mica thì giàu chất dinh dưỡng hơn

Đất đỏ vảng trên đá phiến mica, paragơnai phân bố ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái Đất đỏ vàng trên đá phiến màu tím và phiến sét phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Nính, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình Đất đỏ vàng trên đá phiến cũng phân bố ở chân dãy núi Trường Sơn

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit thường có tầng mỏng, thành phần cơ.giới trung bình, đất chua, tầng mùn mỏng, nghèo đạm và lân Loại đất này phân bố rộng rãi ở các vùng đồi núi và cao nguyên

- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát cũng có diện tích phân bố rộng như đất vừa nêu trên Đất mỏng, tầng dày < 1 m, thành phần cơ giới thịt nhẹ, dễ bị rửa trôi nên nghèo mùn và các chất dinh dưỡng So với các loại đất đỏ vàng khác thì đất này xấu hơn

- Đất feralit vàng đầu phát triển trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, đất chưa, nghèo dính dưỡng, tầng đất mỏng, thưởng có nhiều kết von và đá ong chặt Đất này phân bố rải rác trên các bậc thềm phù sa cổ ở Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

Đất mùn vàng đỏ trên núi Đất này phân bố ở độ cao từ 900 đến 2.000 m Ở đây có khí hậu lạnh và ẩm nhiệt độ trung bình năm 150C - 200C, lượng mưa 1.750 - 3.500 mui Trong khí đó lượng bốc hơi chỉ có 500 - 700 mm Mức độ feralit yếu hơn đất feralít đỏ vàng Độ phân giải xác thực vật kém, tích lũy nhiều mùn (trung bình 7% - 8%, có nơi đến 10%), chủ yếu phân bố ở Tây Bắc và Nam Tây Nguyên

Đất mùn vàng đỏ núi cao Đất này phân bố ở đai cao từ 2.000 m trở lên Nhiệt độ bình quân ở đây <130C, tháng lạnh nhất 30C - 60C, tháng nóng nhất 140C - 1 80C, lượng mưa năm >2.500 mm, lượng bốc hơi không quá 500 mm Tất cả các tháng trong năm có mây mù và lượng mưa cao hơn lượng bốc hói 4 lần, do đó đất luôn luôn ẩm đất mùn núi cao phát sinh trên đỉnh các núi cao như Hoàng Liên Sơn, Pu Si Lung, Ngọc Linh, Ngọc Ang, Chư Giang Sin

Đất xói mòn trơ sỏi đá Ở các vùng đồi Bắc Nính, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận phát triển đất xói mòn trơ sỏi đá Nguyên nhân do nạn phá rừng trơ trụi, mỗi lần mưa là đất bị cuốn trôi

Trang 29

CHƯƠNG VI: ĐẶC ĐIỂM GIỚI SINH VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN NHIỆT ĐỚI GIÓ

MÙA VIỆT NAM

Sinh vật là thành phần tự nhiên đặc trưng nhất cho tính chất phong phú và đa dạng của tự nhiên Việt Nam Điểm nổi bật đầu tiên là số lượng loài rất lớn Nước ta có tới 1 4.624 loại thực vật thuộc gặp 300 họ, trong đó cỏ 9.949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4.675 loài sống tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi Về động vật, nước ta có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác

Các loài cổ xưa và hiếm có Tuế (Cycadales) phải triển từ đại Trung sinh Các chí của hệ thực vật Tân sinh đại thì hầu như tồn tại cho đến tận ngày nay Các chí quan trọng thuộc các họ: Re (Latiraceae), Dẻ (Fagaceae), óc chó (juglatidaceae), Hành tỏi (Liliaceae), Sao sau (Hamamelidaceae), Bách (Cupressaceae), Sa mu (Taxodiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Dập (Legtiminoceae), Thỉ (Ebenaceae) Một vài loại cổ đặc hữu từ kỷ Đệ tam như Long não (Cinnamomtim camphora), Sau sau (Liquidambar formasana), Thiết sâm (Phần danh lực)

Các loại có giá trị kinh tế cao bao gồm 1.000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, 90 loài có sợi 70 loài có nhựa, 100 loài có chất chát, 1.000 loài cây thuốc, 15 loài có bột, 100 loài quả ăn được,

Việt Nam là một trong những cái nôi của cây nông nghiệp Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở khu vực Đông Nam Á (Nam Trung Quốc - Hymalaya, ấn Độ - Miến Điện, Đông Dương và Indonesia) Trong đó, Việt Nam có tới 90% cây trồng thuộc trung tâm Nam Trting Quốc, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ân - Miến Tính sơ bộ Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong khí đó cả một trung tâm lớn như trung tâm Nam Trting đuốc chỉ có 136 loài và cả 3 trung tâm có độ 270 loài

Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở sổ lượng loài rất nhiều, sống xen kẽ, nhưng số lượng cá thể của inỗì loài lại ít Tính chất nhiệt đới còn được chứng minh bằng sự hiện diện của 10 loài động vật đặc trưng:

1 Fragulus (Cheo); 2 Tupaia (Đồi); 3 Cynocephaius (Chồn bay); 4 Arctictis (Cầy mực); 5 Nycticebus (Cu li); 6 Hylobates (Vượn);.7 Pholidpta (Tê tê); 8 Elephantidae (Voi); 9 Tapiridae (Heo vòi); 1 0 Rhtnocerotidae (Tê giác)

Thực vật Việt Nam có tốc độ sinh trưởng rất nhanh Một ha rừng có khối lượng tăng trưởng khoảng 4 - 5 m3/năm Đối với cây gỗ mềm mất 10 - 15 năm để trưởng

Trang 30

th

Trang 31

thành, gỗ khá tốt mất khoảng 30 - 40 năm, gỗ quý như Lim, Tấu, Sến, cũng chỉ độ 60 -100 năm Còn cây trồng ngắn ngày thì một năm có thể quay vòng tới 3 - 4 vụ Có đặc điểm như trên, là vì giới thực vật Việt Nam được phát triển tại nơi gặp gỡ giữa nhiều khu hệ từ phía Bắc, phía Nam, phía Tây tới, trong những điều kiện nhiệt - ẩm vô cùng thuận lợi, đồng thời lại có một lịch sử lâu dài

Các sinh quần chính ở Việt Nam là hạt nhân của các kiểu, phụ kiểu cảnh quan Việt Nam:

- Sinh quần rừng rậm nhiệt đới: Trong đai nội chí tuyến chân núi, thì các kiểu

rừng rậm nhiệt đới ẩm và nhiệt đới gió mùa là có giới động vật phong phú nhất Cây cối rậm rạp, giây leo chằng chịt, đã là môi trường thích hợp cho các loài thú leo trèo giới như Khỉ (Macaca), Voọc (Presbytis), Vượn (Hylobates), Sóc (Callocitinls), Mèo rừng (Feiis bengalis) Sống trên cây còn là những loài chim, có loài màu sắc đẹp như Phượng hoàng đất, Sơn tiêu (Pericrocotus), Vàng anh (Orioitis chinensis), Vẹt, Công, Gà sao, Gà lôi, Trĩ đỏ, Trĩ sao, có loài hót hay như Khướu (Garratilax chinensis), Bách thanh (Lanius), Sơn ca (Aianda gulgula) Thích hợp với rừng rậm còn có loài bò sát như Trăn, Rắn, Tắc kè, Kỳ đà Dạc biệt, rừng nhiệt đới có nhiều Vắt, Kiến, Muỗi, Rết, Bò cạp, Các loài gậm nhấm thường gặp là Nhím (Hystrix hodsoní), Don (Athertlnis macrourus), Lợn lòi (Sus scrofa), Chuột (Rattus) Rừng rậm nhiều thú nhỏ hơn là thứ lớn, thấy có Beo (Felis temmincki), Báo gấm (Neofelỉs ilebulosa), Cầy (Víverra), Rái cá (Lung), Cáo (Vulpes), chỉ khi ra bìa rừng và ven sông, suối thoáng đãng mới hay gặp thú lớn như Hổ (Panthera tígrỉs), Báo (Phanthera pardtis) Trên các rừng núi đá vôi có một số loài chạy nhảy giỏi như Sơn dương (Capricomís sumataeilsis), Hươu xạ -

Sinh quần rừng thưa và savan nhiệt đới: Kiểu thực bì này có rất nhiều loài ăn cỏ sinh

sống và kèm theo là những thú ăn thịt lớn Phổ biến là Hươu, Nai (Cervus), Hoàng (Mtintiactis), Bò rừng (Bibos banteng), Bò tót (Bibos galinls), Lợn rừng (sus scrofa), thú lớn có Voi và Tê giác trước đây ở Việt Nam có cả Tê giác hai sừng và Tê giác mộ5t sừng, sống khắp ở cả 3 miền, những ngày nay hầu như đã bị diệt chủng, thỉnh thoảng thấy xuất hiện những dấu vết dọc biên giới Việt Nam - Lào Voi tuy đã hiếm đi, nhưng vẫn còn sống thành đàn vài chục con ở Tây Nguyên Voi là nguồn sức kéo truyền thống ở Tây Nguyên Thú ăn thịt cũng phong phú với Hổ, Báo, Chó sói, Mèo rừng Ngoài ra, thực bì rừng thưa và savan còn đông đảo các loài gậm nhấm và chim như: Sóc Nhím, Dúi, Chuột, Gà rừng (Gaiius), Rẽ (Gallinlago), Chim cu (Streptopelia)

Sinh quần đồng ruộng - bản làng: Đây là sinh quần chịu ảnh hưởng của con

người, gồm các loài thú, chìm, côn trùng, sống bám vào các loại cây trồng như Cầy hương, Cầy giông, Cầy bạc má, Chuột nhà, Chuột đồng, Chim sẻ, Chìm cư, Chim gáy, Cò trắng, Cào cào, Châu chấu, Cà cuống, Cua, óc, Cá đồng, Tôm đồng Bị đánh bắt quá mức và chịu ảnh hưởng mạnh của các chất hóa học dùng trong nông nghiệp, sinh

5 -CSCQ

Trang 32

quần đồng ruộng ngày càng nghèo kiệt

Sinh quần cửa sông: Đây là sinh quần trên các bãi triều cửa sông, ven biển với

thực bì nước mặn, nước lợ, Các loài chim, mà trong điều kiện tự nhiên đã sinh sống hàng đàn lớn, nhiều đến nỗi mà nhân dân thường gọi là sân chìm, nay vẫn còn ở một số nơi tại Minh Hải (cũ) Sau đến một vài loại thú như Khỉ, Rái cá, Chuột Nhưng tài nguyên phong phú nhất ở đây là các hải sản: Ngao, Sò, Cá và Tôm các loại

- Sinh quần rừng á nhiệt đới: Lên đai rừng á nhiệt đới và ôn đới thì giới động

vật đã giảm, vì như ta đã biết ở Việt Nam các loài động vật nhiệt đới chiếm đa số áp đảo Ở đây, phần nhiều vẫn là các loài nhiệt đới đi lên đi xuống theo mùa, trong đó có giá trị nhất là các loại Hươu, Nai, Hổ, Báo, Gấu và cả Gấu ngựa lẫn Gấu chó Đặc trưng cho động vật trên đai lạnh này phải kể đến các loại có bộ lông dày ấm rất được ưa chuộng, như Sóc đen lớn, Cáo, Rái cá, Cầy triết

- Sinh quần dưới nước: Động vật dưới nước còn phòng phủ về loài hơn động

vật trên cạn Trong các hồ, ao, kênh rạch nhất là ở Nam Bộ, rất sẵn các loại cá, tôm, cua, ốc hến, xưa kia còn có Cá sấu Ngoài Biển Đông có, rất nhiều loài Mực, Cua, Tôm he, Tôm hùm, Sò, Trai cả Trai ngọc, Rong, Rêu, Tảo, San hô Chim biển dáng chú ý có Yến sào Các ioàì cá nước mặn có giá trị cũng sẵn như cá Thịt, Chim, Hồng, Bẹ, Trích, Mòi, Lượng, Phèn, Ngừ, Mối, Nục, Ngoài khơi Nam Bộ, thấy cả Cá heo, Cá mập, Cá Nhà táng Trên các bãi ven đảo còn gặp Vích, Đồi mồi

Một trong những nội dung quan trọng trong phân tích chức năng và các mối quan hệ giữa các đơn vị hợp phần tự nhiên của cảnh quan là phân tích, xác đính sinh khối của các kiểu thảm thực vật, những mắt xích cơ bản vật chất và trao đổi năng lượng Các chức năng chính gồm:

* Chức năng tích luỹ của cảnh quan:Đối với hệ sinh thái rừng, tỷ lệ này đạt tới

90% (cảnh quan nhiệt đới), điều này nổi lên khả năng dự trữ vật chất trong đất vung nhiệt đới là rất thấp

* Chức năng sinh sản vật chất: bằng các hoạt động sống của quần xã Thông

qua sinh khối phần trên mặt đất, các điều kiện phức tạp của tự nhiên, mối quan hệ giữa quần thể và môi trường sống, đồng thời trong cảnh quan những sắp xếp trong cấu trúc quần xã để sử dụng hợp lý nhất nguồn năng lượng thu được

Đối với thảm thực vật, xác định sinh khối thông qua trọng lượng khô là dẫn liệu quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của cảnh quan Vật chất được sản sinh trong các bộ phận chức năng của quần xã thực vật đồng thời cũng dược phân phối trong chức năng của hệ sinh thái hay cảnh quan

Trang 33

CHƯƠNG VII: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CảNH QUAN HIỆN ĐẠI

Con người là một thành phần của hệ thống tự nhiên, tồn tại và phát triển trong một tương quan tác động với các thành phần khác của tự nhiên Mặt khác con người thì là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống tự nhiên thông qua những hoạt động sống và sản xuất của mình

Trong lịch sử hình thành và phát triển cảnh quan, nhân tố con người xuất hiện chậm hơn, từ chỗ là một thành phần thụ động, gắn liền với tự nhiên, con người đã dần trở thành một thành phần năng động nhất của tự nhiên và là nhân tố có tác động mạnh mẽ vào tự nhiên, thay đổi, điều khiển nhiều hệ thống tự nhiên trong những phạm vi và mức độ khá lớn Những tác động của con người vào thành phần này khác của hệ thống tự nhiên như thay đổi cán cân nước khu vực bằng tưới, tiêu, biến cải bề mặt địa hình, thay thế diện tích rừng bằng cách sử dụng đất khác, biến đổi các điều kiện khí hậu địa phương, tạo nên phản ứng dây chuyền trong các thành phần tự nhiên, làm biến đổi các cảnh quan tự nhiên Hệ quả của nó là các dấu ấn trên các cảnh quan hiện đại ngày nay

Tác động của con người thường được chia thành các tác động tích cực làm tốt lên chất lượng các cảnh quan và các tác động tiêu cực làm cho các cảnh quan bị suy thoái, suy giảm chất lượng

Những tác động tích cực của con người vào cảnh quan thể hiện trên các mặt: Làm thay đổi chế độ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau: đó là những hoạt động thủy lợi trên các cánh đồng của nước, các vùng đất mầu, các vườn cây, đồn điền cần tưới, tiên hợp lý Một trong những hoạt động này là xây dựng các hồ chứa nước lớn - nhỏ Việc điều khiển chế độ nước theo mua đã làm biến đổi cán cân ẩm của cảnh quan cũng như nhịp điệu phát triển của chúng

- Hình thành các cảnh quan nhân sinh với các cây trồng thuần loại trong các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm, trong đó cán cân vật chất được điều khiển một phần hoặc hoàn toàn

- Thay đổi bề mặt địa hình, tạo nên các quần thể kiến trúc; hình thành các cảnh quan đô thí, cảnh quan công nghiệp có cấu trúc, chức năng đặc thù riêng

Trong các cảnh quan này, chất lượng biến đổi theo hướng tốt lên cho các mục đích sử dụng như làm khô các diện tích ngập ứng, giữ và điều hòa nước cho các đồng lúa, tăng thêm lượng ẩm cho các đồn điền cà phê vào mùa khô, tăng độ phì của đất bằng các nguồn phân bón, phù sa hoặc do cải tạo bằng sinh vật

Các nhà địa lý ngày nay đang nỗ lực thâm nhập vào cơ chế phá hủy mang tính công nghệ các địa hệ và xác lập các quy luật đìa lý của cơ chế này Đã có những kết quả nhất đỉnh nhưng các vấn đề còn nhiều bàn cãi, chưa đi đến nhất trí

Trang 34

Cho đến nay việc cải biến tự nhiên hoàn toàn vẫn là điều lý thuyết, tuy đã có người cho rằng hoạt động của con người ở phạm vi của mình đã có thể so sánh dược với các quá trình tự nhiên (Ixatrenko A G., l991) và trong một số trường hợp đã vượt xa các quá trình tự nhiên và cùng có người đưa ra kết luận r(vmg lớp vỏ địa lý hiện tại mang đặc tính "tự nhiên - xã hội", hơn thế nữa, còn có ý kiến cho rằng một số hệ thống tự nhiên đã có chức năng và phát triển theo các quy luật xã hội Điều này thực là lầm lẫn

Người ta đã xác đỉnh được rằng, công nghệ trong các quá trình tự nhiên chỉ chiếm tất cả có 1% vòng tuần hoàn ẩm lớn của tự nhiên, còn ở các quá trình khác chỉ chiếm không đến 1% Ví dụ, lượng "nhiệt công nghệ "tham gia vào lớp vỏ địa lý chỉ chiếm 1%o lượng nhiệt mặt trời Tuy ở một vài nơi, vài chỗ, các trị số công nghệ đã đạt được mức tới hạn, song không bao giờ tự nhiên lại phát triển theo quy luật xã hội Các quy luật xã hội chỉ đạo hành vi của con người chứ không phải của các địa hệ Ngược lại, các quá trình có nguồn gốc công nghệ hoàn toàn phục tùng chính các quy luật tự nhiên, chúng tương tự như tự nhiên (mô phỏng) Các chất thải sản xuất cũng bí cuốn hút vào vòng tuần hoàn vật chất rồi bị di đẩy, tham gia vào các phản ứng, lắng đọng lại, ví như xâm thực nhân sình lệ thuộc vào các định luật cơ học; các cây trồng, vật nuôi phát triển không phải là theo các quy luật xã hội

Các tác động công nghệ đến cấu trúc và chức năng cảnh quan

Tiếp cận chức năng để nghiên cứu tác động công nghệ vào cảnh quan trước hết cho phép phân tích sự phá hủy các quan hệ dọc và quan hệ ngang của cảnh quan Các tác động dần vào (vào yếu tố này hay khác hoặc tác động tên thành phần cảnh quan) đã tạo nên phản ứng Đây truyền lên các thành phần khác trong cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan từ đó xuất hiện sự phá hủy tương tự cấp trúc và chức năng của địa hệ, tạo nên các tác động trực tiếp đền các hệ xung quanh

- Phá huỷ cân bằng trọng lực và các hậu quả sau đó:

Việc phá hủy cân bằng trọng lực đã dẫn đến sự di chuyển cơ học một khối lượng lớn vật chất trong các cảnh quan có thể dẫn đến các hậu quả kinh tế trực tiếp hay gián tiếp sự phân bố lại một cách trực tiếp các vật liệu nền rắn được thực hiện trong việc khai thác khoáng sản và các công việc đào bới khác Hàng năm trên thế giới khối lượng đào đắp vật chất rắn đạt đến có 100 tỷ tấn Hiệu ứng đầu tiên của hoạt động này là tạo nên các núi đất thải (cao đến 300 m với diện tích hàng chục ha, các bãi thải cao 100 - 150 m dài đến 1,5 - 2 khi; các moong khai thác sâu 500 - 800 m, rộng đến vài km2)

Mỗi một thành tạo này mang tính địa phương và tương ứng với dạng địa lý, song các tổng hợp thể này trong vùng khai khoáng rộng hàng trăm, có khi hàng ngàn km2 sẽ tạo nên các hình thái công nghệ của các cảnh quan - các diện địa lý nhân sinh trong các cảnh quan

Ở các lãnh thổ thành phố, đô thị diễn ra quá trình san bằng địa hình, lấp kín

Trang 35

các khe rãnh, mương xói, cào bằng các ngọn đồi, tích tụ nhân sinh dưới các lớp, còn tạo nên các gở chắn nhân tác (đường xã, đập đất, )

Ở các bãi thải sẽ xảy ra sụt lở, trượt đất, lũ bùn, thổi mòn, Ở các thành phố dẫn đến hiện tượng lún đất, tụt mực nước ngầm Ở Mexico có nơi mặt đất sụt đến 9 m, Tokyo đến 7 m Vùng hồ chứa nước lớn dẫn đến động đất kích thích

Đặc biệt là các quá trình liên quan đến vòng tuần hoàn địa hóa Trong các đất thải, các xỉ thải, chứa rất nhiều muối, các loại mtlồí sunfat, nhiều khì cả những chất độc hại, các chất này nhiều khi được mang đi rất xa, làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt và nước ngầm cũng như không khí, cường độ di chuyển các chất này nhiều khỉ làm phá hủy lớp phủ thực vật hoặc làm mất khả năng phát triển cây cối do bị nhiễm độc; hoặc nền rắn có những tính chất vật lý bất lợi, do vậy làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cảnh quan

- Sự thay đổi vòng tuần hoàn ẩm và cán cân nước:

Trong tất cả các khâu của vòng tuần hoàn ẩm, dòng chảy dễ bí tác động định hướng nhất Những biến đổi gián tiếp của tuần hoàn ẩm là bốc hơi và thoát hơi nước bề mặt đệm Có thể phân biệt các tác động khác nhau vào quá trình hình thành dòng chảy ở các bồn thu nước và các dòng chảy mà chúng có vai trò chức năng quan trọng trong đĩa hệ:

Việc biến đổi cán cân nước đã dược thực hiện từ lâu Việc tưới nước đã sử dụng không ít hơn 3/4 các dòng nước trên thế giới, tưới cho khoảng 2,2 triệu km2 (1,5% diện tích lục địa) Trung bình 1 ha canh tác hàng năm cần 12 - 14 ngàn m3 nước Một phần nước được thấm xuống và bốc hơi bề mặt, chỉ khoảng gần một nửa số này được thực vật hấp thụ

Hiệu quả chính đạt được là sự sản xuất sinh khối, tuy nhiên nếu so sánh với các điều kiện tự nhiên thì việc sản sinh sinh khối nhân tác này phải chí phí rất nhiều nhiệt lượng để bốc hơi Mặt khác việc phủ xanh bề mặt dẫn đến việc giảm albedo và cắt đứt phản xạ nhiệt, làm cho cán cân bức xạ tăng lên, nhiệt độ trung bình của không khí tầng mặt và của đất tăng lên, trong khì biên độ nhiệt ngày đêm giảm xuống Thẩm thấu tăng cường trong điều kiện thoát nước kém có thể dẫn đến sự dâng lên của mực nước ngầm và làm muối hóa đất Ở một số cảnh quan có thể có úng ngập, ở một số khác lại tăng cường xói mòn

Ở các cảnh quan khó hạn việc tưới nước đã làm cho cán cân nước tăng cường, đặc biệt đã cải thiện đáng kể nguồn cung cấp cho nước ngầm Tuy nhiên ở những nơi đó thẩm thấu, bốc hơi và thoát hơi nước làm giảm đáng kể lượng nước mặt, việc làm ruộng bậc thang cũng tham gia vào điều hòa dòng chảy mặt, giảm xói mòn

Ở các cảnh quan thừa ẩm các biện pháp làm khô và tiêu nước đã tạo nên năng suất sinh học cao, trong nhiều trưởng hợp vẫn phải tưới nước định kỳ ở các thời điểm nhất đình, ví như trong các tháng mưa vẫn có những ngày phải tưới nước

Trang 36

Sự biến dạng đáng kể cán cân nước và chế độ nước là ở các cảnh quan đô thỉ Ở đây lớp phủ nhân tạo (đường, quảng trưởng, sân chơi, công viên, cộng với các kênh, rãnh nhân tạo, dọn tuyết, Ở vùng ôn đới) đã cắt nguồn cung cấp nước ngầm, do vậy đã làm tụt mực nước ngầm xuống hàng chục thậm chí hàng trăm mét, đặc biệt việc san ủi cải tạo mặt bằng, đã lấp đi mạng lưới sông suối, bít chặt các mạch nước ngầm, làm lầy hóa các lớp đất san ủi tạo nên chảy dẻo, chảy trượt vật liệu, nhiều khi tạo nên sự tích ẩm, tích nước dưới chân các công trình xây dựng

Những công trình thủy công hiện nay cải tạo mạng thủy văn và dòng cháy, đó là các hồ đập, kênh mương dẫn nước, các dòng chảy nhân tạo, đặc biệt là điều hòa dòng chảy cho các đồng bằng hạ du bằng các hồ chứa nước Sự xuất hiện các hồ chứa nước trước hết đó là sự thay thế các địa hệ cạn bằng các hệ tự nhiên ngập nước (thủy vực), mà diện tích của các hồ nhân tạo nên thế giới hiện nay chiếm đến 0,3% diện tích lục địa

Ảnh hưởng của các hồ chứa ni tốc đến môi trường xung quanh đã dẫn đến các quá trình thứ sinh như: tái tạo bờ hồ (sập lở, trượt, sụt, rửa lữa, ); nâng cao mực nước ngầm, mực xâm thực cơ sở và làm lầy hóa các vùng trũng thấp, có thể dẫn đến lầy hóa các cánh rừng, các vùng canh tác, làm biến đổi khí hậu đìa phương (điều hòa chế để nhiệt, tăng độ ẩm không khí, thay đổi tốc độ và hướng gió, ) Hiệu ứng của các tác động này và phạm vi lan truyền của nó phụ thuộc vào cấu trúc của các cảnh quan trong vùng và các thông số của chính hồ chửa Trên thực tế, ảnh hưởng đáng kể của các hệ chứa nước lớn đến khí hậu có thể từ 1 - 3 km quanh hồ, mặc dù các máy móc có thể để được những biến đổi ở quãng xa 10 tim, thậm chí 30 - 40 khí Ở hạ du việc ngăn dòng chặn phù sa, điều hòa dòng chảy nhiều khí ảnh hưởng đến các hệ thống bãi bồi ở các đập đến hàng chục hay hàng trăm tim Các hệ thống hồ đập lớn ảnh hưởng mạnh đã các công trình thủy im hạ du, đến biên mặn và các điều kiện sinh thái ở vùng cửa sông ven biển, đến quá trình bồi đắp châu thổ, đến thành phần hóa học của phù sa sông ở hồ du sau đập, tức là dấn cán cân vật chất của dòng chảy

- Sự phá vỡ cân bằng sinh học vả tuần hoàn sinh học của vật chất trong cảnh quan:

Vật chất sống rất nhạy cảm với các tác động của con người và biến đổi dễ dàng, nhanh chóng sau tác động nhân sinh Nhiều quần xã sau tác động nhân sinh đã biến đổi một phần hoặc bị thay thế hoàn toàn như thảm rừng thành ruộng rẫy hay trảng cỏ, trảng cây bụi sau nương rẫy

Ở những vùng cảnh quan mà cần bằng của các thành phần kém bền vững như các cảnh quan nhiệt đới ẩm, các tác động làm giảm lớp phủ bề mặt dẫn đến rửa trôi, xói mòn làm thoái hóa đất, giảm độ phì của đất, tạo ra các quần thể kém chất lượng, gây nên sự thoái hóa cảnh quan Việc cải tạo lớp phủ thực vật - phần căn bản của quần thể sinh vật có thể dẫn dấn sự phá huỷ chức năng địa hóa của đĩa hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn CO2, O2, N2, p và các nguyên tố khác Việc thay thế các quần xã tự

Trang 37

nhiên bằng các quần xã nhân tạo thường làm thay đổi năng suất sinh học Để tạo sản lượng cây trồng, hàng năm phải đưa vào đất hàng trăm triệu tấn đạm và các nguyên tố tro Ví dụ hàng năm tiêu thụ từ đất:

* ở các cánh đồng trồng lúa: + Đạm = 70 kg/ha

+ Lân = 30 kg/ha + Kim = 50 kg/ha

Nhiều loại thực vật tự nhiên có khả năng chọn lọc, hấp thụ và hóa giải vật chất công nghệ, kể cả các chất phóng xạ, ví dụ địa y có khả năng hấp thụ trực tiếp các chất này từ không khí, hơn nữa chúng lại chuyển hóa các chất này vào chuỗi thúc ăn và tích tuy lại trong đất

Những biến đổi chức năng cảnh quan sâu sắc nhất là sự phá vớ cân bằng sinh thái học và tuần hoàn vật chất thường xảy ra ở phạm vi nhỏ cục bộ Tuy nhiên một vài hậu quả gián tiếp của sự phá hủy này có thể lan rộng trên phạm vì lớn qua sự vận chuyển của dòng nước, của sự tích đọng vật chất và sự di chuyển các chất hóa học bằng đường nước

- Sự di chuyển có tính công nghệ các chất hóa học trong các cảnh quan:

Sự di chuyển này nằm trong tuần hoàn địa hóa công nghệ (tuần hoàn địa hóa nhân sinh) Trong quá trình sản xuất hàng ngàn hợp chất mới đã được tạo ra, trong số đó có nhiều hợp chất không có trong thiên nhiên, một phần được đưa vào tuần hoàn hóa học ở dạng chất thải công nghệ, ở dạng các chất thải khác và trong dạng các sản phẩm Các nguyên tố được đưa vào sản xuất nhiều là C, Cu, Fe, Ai, Na, S, N2, pê K, Ca, Zil,

Nhiều nguyên tố nguồn gốc công nghệ dí lưu vào bầu khí quyển như CO2 (i 0 - 15 tỷ tấn/năm) do đốt nhiên liệu, đi kèm là Co (do động cơ dốt trong và từ các xí nghiệp lọc dầu), SO2 (đốt và hóa dầu, than đá, luyện kìm màu, axit stinfuric, xi măng,

Trang 38

xeniuio, ), oxyt nhơ, H2CO3 Ngoài khí còn có các phần tử r m, bụi gồm chủ yếu SIO2' pb, Zn, As, Ni, Co, Sb, Các phần tử bụi lớn thường bí đẩy lên cao vài ba trăm mét và lắng xuống nhanh chóng, song các phần tủ nhỏ có thể đọng trong không khí nhiều năm và tích tuy dầy lên, gây nguy cơ ô nhiễm không khí Các chất di lưu này trong bầu không khí có khi đưa xa đến hàng ngàn km, đưa từ mặt đất thấp đến các đỉnh núi băng tuyết, từ châu lục này đến châu lục khác Các chất này lắng đọng trong đất, trong nước sông, trong nước biển, trong nước ngầm và được luân chuyển trong tuần hoàn nước

Trong số chất này, CO2 có vai trò khá quan trọng, tích lũy của nó gia tăng 13% mỗi thập kỷ Cán cân CO2 trong khí quyển còn nhiều bí ẩn, mới được biết một phần Một phần của khí này được hòa vào nước biển, nhưng chỉ được nước lạnh hấp thụ và im thoát ra khi nước nóng lên Ngoài ra phần khá lớn được đưa vào quá trình quang hợp của cây xanh

Hiệu ứng của sự gia tăng nồng độ Co trong khí quyển là ảnh hưởng của nó đến cán cân nhiệt Trái đất

Oxít cacbon (Co) phổ biến ở hầu khắp các tầng thạch quyển, độ dậm trung bình của nó không dáng kể, song trong những cảnh quan đặc biệt như các cảnh quan dự thí, nồng độ này vượt 200 - 300 lần Khí Co nguồn gốc công nghệ được nước biển hấp thụ hoặc bị oxy hóa thành khí CO2 trong tầng ozon, gây nên nguy cơ làm thủng tầng ozon Khí sunphua có ảnh hưởng độc hại đến cây gỗ (trường hợp chết hàng loạt thông ở châu Âu) SO2 cũng ảnh hưởng đến vi sình vật trong đất Trong khói SO2 dễ oxy hóa thành SO3 để hòa với nước thành H2SO4 tạo nên mưa axit

Hiệu ứng ô nhiễm không khí thường dễ xảy ra ở các vùng thành phố lớn, các khu công nghiệp, ở đó kết cấu công trình xây dựng thưởng bị ăn mòn hóa học để tạo nên sản phẩm thạch cao dễ hòa tan, rửa lũa Thưởng hình thành mù nhân tạo trên các thành phố lớn, các khu công nghiệp, trong đó chứa đùng hàng tranh hợp chất khác nhau, mà không ít trong số đó có hại cho sức khỏe con người Lượng mù này có thể làm giảm bức xạ mặt trời đến 30% - 40%

Phần lớn các chất thải công nghiệp được chuyển vận vào vòng di chuyển của nước Một số được dòng chảy đưa xuống sông Các dòng thải công nghiệp và sinh hoạt thường chứa với nồng độ cao các axit, phenol, stmfuahydro, amoniac, thủy ngân, chì, kẽm, cadimi, và các chất độc hại khác, các dần, mỡ công nghiệp, sản phẩm dầu các dòng thải sinh hoạt với nhiều hợp chất hữu cơ tạo nên độ phú dưỡng cao Đây là những nguồn ô nhiễm trực tiếp các dòng chảy và các lưu vực

Nguồn nước thải qua sử dụng nông nghiệp cũng có nhiều khả năng gây ô nhiễm bởi các hợp chất phân bón, các chất hóa học được cuốn trôi từ các cánh đồng, các vùng đất thải công nghiệp, các đồng cỏ chăn nuôi,

Tuy các dòng nước có khả năng tự làm sạch ở mức độ cho phép, nhưng nếu

Trang 39

nồng độ vượt quá khả năng tự làm sạch, các dòng chảy này sẽ bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các dòng chảy qua các thành phố lớn, các khu công nghiệp Dạc biệt các hồ, đầm trong các thành phố là nơi chứa đựng, tích tuy các chất thải, trong khi tốc độ luân chuyển nước chậm hơn 230 lần so với các dòng sông, chính vì vậy các hồ là nơi nhanh bị ô nhiễm như hồ Ba mẫu (cạnh hồ Bảy mẫu), hồ Trúc Bạch 6

Khâu cuối của tuần hoàn nước là dại dương, nguồn nhiễm bẩn đại dương không chỉ các dòng nước, mà cả các chất thải từ sản phẩm dầu lửa, các chất thải công nghiệp, và các chất lắng theo mưa khí quyển, đặc biệt là các lớp phủ dầu, váng dầu từ các hoạt động giao thông, các dòng thải, các sự cố tràn dầu làm phá vỡ trao đổi nhiệt, nước và khí giữa không khí và đại dương

Việc tích đọng, phát tán các nguyên tố dì nơi công nghệ phụ thuộc vào đặc điểm của các cảnh quan Các cảnh quan vùng trũng kín, các cảnh quan nội thị thưởng bị nhiễm bẩn nặng với tốc độ nhanh Ở các vùng mưa nhỏ, mưa bụi thì mặt đất, nguồn nước bị tích tuy các chất nồng độ cao hơn, còn khi mưa rào, các chất này bí cuốn trôi ra khỏi vùng Đất chua thường tích tay mạnh hơn các hợp chất độc so với đất trung tính

Lượng canxi cao trong đất làm tăng sự hấp thụ và giảm sự di chuyển của các nguyên tố trong đất Các chất độc hại dễ bị đẩy khỏi các diện địa lý có nền nhẹ, khô, lớp thảm mục mong

- Sự biến đổi cán cân nhiệt của cảnh quan

Có 4 nhóm nhân tố năng lượng công nghệ đặc trưng cho các nhân tố nhân sinh tác động lên cán cân nhiệt Trái đất:

1 Cải tạo bề mặt đệm như chặt rừng, hình thành các ốc đảo, làm khô các đầm lầy, tạo các hồ chứa nước, phủ bề mặt đô thỉ, phủ bụi bề mặt tuyết và băng, tạo các màng dầu trên đại dương, các tác động của chúng ảnh hưởng đến cán cân bức xạ và cán cân nhiệt thông qua sự biến đổi của bức xạ và bốc hơi Các hiệu ứng cục bộ từ tác động này khá rõ nét Sự hình thành các hồ chứa có thể dẫn đến sự gia ráng chút ít bức xạ gia tăng đối lưu ẩm; còn các vùng tiêu nước, lượng nhập xạ tăng lên; ở các đô thị việc ngửng trệ bốc hơi ảnh hưởng dấn chế độ nhiệt, hơn thế việc tích giữ nhiệt lượng mặt trời trong đá, gạch, bê tông, nhựa dường, làm gia tăng nhiệt lượng mặt đệm và không khí thành phố

2 Việc thoát nhiệt vào khí quyển xảy ra do sản xuất năng lượng, năng lượng sinh ra cuối cùng cũng biến thành nhiệt và phát tán vào không gian Không dưới 2/3 năng lượng này do công nghệ thấp để tổn hao nhiên liệu Một trong những nguồn nhiệt là nước bí đốt nóng do sử dụng để làm nguội trong các nhà máy nhiệt điện và diện nguyên tử Hiệu ứng nhiệt công nghệ cục bộ có thể làm tăng nhiệt độ không khí mặt đất lên 0,010C, hiệu ứng này cao hơn nhiều ở các nước có nền công nghiệp phát triển

6- CSCO

Trang 40

hiệu ứng này cao hơn nhiều Trong các thành phố lớn lượng nhiệt này thoát vào khí quyển nhiều khỉ bằng hoặc lớn hơn lượng nhiệt từ bức xạ mặt trời

3 Sự gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển và vai trò của nó còn có các ý kiến khác nhau, nhiều người cho nó có vai trò to lớn vì tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí toàn cầu Tuy nhiên đi kèm quá trình này còn có một số quá trình có hiệu ứng nhiệt ngược lại (một phần do biến đổi độ mây che), cho đến nay vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu để đánh giá đính lượng cán cân CO2 trong khí quyển

4 Sự gia tăng hàm lượng bụi khí quyển thường dẫn đến sự hình thành các đám mây và làm gia tăng bức xạ khuếch tán, đồng thời các phần tử bụi hấp thụ bức xạ sóng dài và như vậy làm gia lắng hiệu ứng nhà kính Tương quan các mặt đối lập này cho đến nay còn chưa rõ

Hiệu ứng nhiệt tổng cộng của các nhân tố này biểu thí khá rõ ở phạm vi nhỏ hẹp, đặc biệt trong các thành phố, nơi xảy ra tác động của cả 4 nhóm nhân tố, mà hậu quả là nhiệt độ trung bình năm ở các thành phố thưởng cao hơn tộc - 20C so với các vùng lân cận, nhiệt độ mùa Đông có thể cao hơn 60C - 70C Nếu không có gió thổi, sự hun nóng của các dòng nhiệt công nghệ cỏ thể nâng nhiệt độ các thành phố lên hàng chục độ

Đã có giả thiết cho rằng với tốc độ phát triển công nghiệp năng lượng như hiện nay thì sau 1 00 năm, nhiệt độ trung bình im tăng thêm 30C nữa, điều này sẽ dẫn đến sự tan băng và nâng cao mực nước đại dương Song điều này khó có thể xảy ra vì những đánh giá đính lượng cho thấy tác động của công nghệ vào cán cân nhiệt là không đáng kể Tuy nhiên cũng cần thấy rằng chúng ta còn biết quá ít đặc điểm dao động khí hậu do các nguyên nhân tự nhiên, do đó khó xác định biến đổi động lực khí quyển do nguyên nhân công nghệ

- Sự bền vững của các cảnh quan và các tác động công nghệ:

Mọi địa hệ đều có khả năng hòa nhập với môi trưởng tự nhiên trong khuôn khổ bền vững và thực hiện bình thường các chức năng của mình Nhiều nhân tố công nghệ, đặc biệt như ô nhiễm, không thể thấy trong thiên nhiên và như vậy địa hệ phải có đặc tính riêng để đối chọi lại Tác động nhiều mặt của công nghệ vào địa hệ vượt xa nhiều lần những biến động có thể có của tự nhiên Tính bền vững của địa hệ được xem xét theo tương quan riêng biệt với mỗi nhân tố, song các trạng thái có thể xảy ra lại khá nhiều nên ở mỗi hoàn cảnh cơ chế bền vững có đặc điểm riêng, trong mỗi trường hợp cần tìm ra các "khâu yếu "và các nhân tố ổn đính

Trong cơ chế bền vững của cảnh quan chống lại các tác động công nghệ, vai trò của mỗi nhân tố, mỗi quá trình và các đặc tính của nó có thể không giống nhau, nhiều khi trái ngược nhau Ví dụ: trong ô nhiễm hóa chất thì dòng chảy mạnh và gió lớn là các nhân tố thuận im làm loãng và giảm nồng độ các chất, song đây lại là các nhân tố bất lợi cho phòng chống xói mòn, trượt lở

Ngày đăng: 18/10/2012, 08:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Cơ sở cảnh quan học
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 2)
Bảng 2: Hệ thống các sông chính - Cơ sở cảnh quan học
Bảng 2 Hệ thống các sông chính (Trang 22)
Dưới cảnh quan là các đơn vị hình thái của cảnh quan gồm các dạng địa lý, diện Địa lý - Cơ sở cảnh quan học
i cảnh quan là các đơn vị hình thái của cảnh quan gồm các dạng địa lý, diện Địa lý (Trang 46)
Sự hình thành của một nhánh khoa học cảnh quan khác đã nảy sình trong sự tiếp xúc liên kết nghiên cứu giữa cảnh quan học và sinh thái học, hoàn toàn khác hơn  &#34;sinh thái hóa&#34;cảnh quan ở cả đối tượng , nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu; nếu sinh  thá - Cơ sở cảnh quan học
h ình thành của một nhánh khoa học cảnh quan khác đã nảy sình trong sự tiếp xúc liên kết nghiên cứu giữa cảnh quan học và sinh thái học, hoàn toàn khác hơn &#34;sinh thái hóa&#34;cảnh quan ở cả đối tượng , nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu; nếu sinh thá (Trang 52)
Bảng 3: Hệ thống các chỉ tiêu phânloạicảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. - Cơ sở cảnh quan học
Bảng 3 Hệ thống các chỉ tiêu phânloạicảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (Trang 62)
Đặc trưng hình thái phát sinh của đai địa hình lãnh thổ- quyết định các quá trình thành tao và thành Phần vật chấ t  mang tính chất phí địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng  - Cơ sở cảnh quan học
c trưng hình thái phát sinh của đai địa hình lãnh thổ- quyết định các quá trình thành tao và thành Phần vật chấ t mang tính chất phí địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng (Trang 62)
khác nhau trong đó phải kể đến mô hình đánh giá chung của Mukhina L.I (1970), mô hình đánh giá kinh tế - xã hội của Mukhina, L.I, Kunhixki (1 973), mô hình đánh giá  tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Cộng hòa Ucraina của  Mannhich A. - Cơ sở cảnh quan học
kh ác nhau trong đó phải kể đến mô hình đánh giá chung của Mukhina L.I (1970), mô hình đánh giá kinh tế - xã hội của Mukhina, L.I, Kunhixki (1 973), mô hình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Cộng hòa Ucraina của Mannhich A (Trang 122)
Bảng 4: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cho các ngành sản xuất, kinh tế - Cơ sở cảnh quan học
Bảng 4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cho các ngành sản xuất, kinh tế (Trang 128)
STT Loạihình Diện tích % - Cơ sở cảnh quan học
o ạihình Diện tích % (Trang 136)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w