2 Đặc điểm cấu trú c chức năng cảnh quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học (Trang 72 - 87)

Phân tích cấu trúc - chức năng cảnh quan là công việc quan trọng trong phân tích cảnh quan xem như xác định tính tổ chức không gian, thời gian của địa hệ. Phân tích cấu trúc của cảnh quan bao gồm việc xác đính vị trí của các khối vật chất trong một tập hợp tác động tương hỗ, vì vậy đòi hỏi nghiên cứu các thông số, chuẩn hóa các tác động của các khối cấu thành của hệ thống cảnh quan và nghiên cứu cả thứ tự, trình tự thay đổi trạng thái của cảnh quan theo thời gian. Như vậy, phân tích cấu trúc cảnh quan bao gồm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng (giữa các khối vật chất cấu thành) và cấu trúc ngang (từ các cảnh quan thấp hơn) và nghiên cứu các nhịp điệu thay đổi trạng thái của chúng theo các pha khác nhau (chủ yếu phân tích nhịp diệu mùa).

Phân tích các khối vật chất trong cảnh quan có điều thuận lợi hơn so với phân tích hợp phần trong cảnh quan vì rằng khó có thể xem xét các hợp phần vừa như một thể độc lập thống nhất, vừa là phần cấu trúc chức năng của hệ bậc cao hơn. Trong cơ cấu của cảnh quan, vai trò của khối sinh vật - khối vật chất sống là khá đặc biệt, trong

đó thường phân biệt thành 3 nhóm chính có chức năng khác nhau: nhóm các sinh vật sản xuất; nhóm các sinh vật tiêu thụ và nhóm các sinh vật phân hủy. Nhưng trong đó cây xanh là bộ phận tích cực nhất, là bộ phận tập hợp các sinh vật hoạt tính cao và có sinh khối cao nhất, các cây xanh là các sinh vật sán xuất. Vì vậy xem xét mối tác động của cấu trúc thẳng đứng theo các khối vật chất vừa mang tính chất kế thừa phương pháp luận nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, vừa phát triển nghiên cứu nó phù hợp hơn với mục đích sinh thái hóa. Mặt khác với hợp phần không hoàn toàn tương ứng với các phần cấu tạo của cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan như hiện tượng phân tầng của chúng, do vậy khác với các hợp phần, các khối có độ đồng nhất vật chất cao hơn. Trong môi trường tự nhiên, các mối tác động tương hỗ giữa các khối là cực kỳ đa dạng, liên quan đến các dòng trao đổi vật chất - năng lượng bên trong và bên ngoài các cảnh quan, do đó việc nghiên của các mối quan hệ này dựa trên một loạt các dấu hiệu khác nhau, như hướng tác động, giá trị, mật độ,.độ bền vững,...

Trong hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 phản ánh cấu trúc của cảnh quan Việt Nam thể hiện sự phân hóa tự nhiên theo chiều Bắc -Nam và Đông - Tây, phân hóa theo độ cao và theo các đặc điểm địa phương ở các cấp khác nhau, kết quả lắc động của các thành phần trong khối vật chất không sống theo các dấu hiệu phân dị tự nhiên lãnh thổ có những tổ chức đặc thù của khối vật chất sống, tạo nên tiềm năng tài nguyện của cảnh quan.

Bao hàm toàn bộ lãnh thổ nước ta là hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Dạc điểm của hệ thống cảnh quan này được quy đính bởi tương quan tác động của vỉ trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nước ta nhận được, là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa Việt Nam.

Với ví trí trải dài trên 15 kinh tuyến từ 8030' Bắc đến 23022' Bắc, phần lục địa của lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng Tội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn (trên 125 kcal/c m2/năm) là nguồn năng lượng thực hiện các quá trình phát triển của cảnh quan Việt Nam. Trên lãnh thổ đó hàng năm có sự luân phiên tác động của hai khối hoàn lưu túi phong Bắc và Nam bán cầu, tạo nên hai mùa mưa và khô rõ rệt trên lãnh thổ nước ta.

Lượng bức xạ tổng cộng ở miền Bắc đạt được từ 125 - 1 30kcal/cm2/năm và ở miền Nam từ 130 - 135 kcallcm2/năm, tạo nên nguồn nhiệt lượng dồi dào, cán cân bức xạ quanh năm không có tháng nào âm và đấu đạt trên 75 kcal/cm2/năm, ngay ở các vùng núi cao dưới 1.500 m cán cân bức xạ cũng quanh năm dương và đạt xấp xỉ 70 kcal/cm2/năm. Do vậy trên khắp lãnh thổ trừ các vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm đều trên 200C, với tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.0000C - 10.0000C. Nguồn năng lượng này quy định tính chất nhiệt đới của tự nhiên Việt Nam.

Nằm trong vành đai nội chí tuyến, nơi có sự luân phiên tác động của hai khối không khí tín phong, vào mùa Đông, khỉ mặt trời chuyển động biểu kiến xuống phía Nam, hoạt động của dải áp cao Bắc bán cầu dịch chuyển xuống các vĩ độ thấp nên ở

các vĩ độ này, vào mùa Đông các thông không khí tín phong khô, ổn định hoạt động trên lãnh thổ nước ta, gây nên thời tiết quang mây, ổn định, khô hanh. Vào mùa Hạ, khi mặt trời chuyển biểu kiến lên Bắc bán cầu, tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, đổi hướng và được tăng độ ẩm khi đi qua Bắc ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, khi tác động vào lãnh thổ nước ta tạo ra một mùa mưa đối tập với mùa khô hanh.

Đặc điểm nhiệt đới gió mùa thể hiện trong tính chất các quá trình ngoại sính, tác động đến sự hình thành và phát triển các dạng địa hình ngoại sinh Việt Nam, đền mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy, đến quá trình thành tạo đất nhiệt đới - quá trình feralít hình thành trên lớp vỏ phong hóa laterít.

Tính chất nhiệt đới gió mùa được hình thành vào thời kỳ Đệ tam, trong giai đoạn yên tĩnh kiến tạo và san bằng địa hình sau Paieogen, khí hậu nóng ẩm đã hình thành và tồn tại; sau đó vào thời kỳ băng hà, và trong các pha của chu kỳ tạo nơi Hymaiaya, chế độ nhiệt đới, gió mùa bí biến dạng dưới ảnh hưởng của lạnh hóa khí hậu và của đỏ cao địa hình; song từ cuối Pleíxtoxen khí hậu nóng ẩm dã được phục hồi. Do vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu nhiệt đời chung với các tiêu chuẩn Việt Nam như nhiệt độ trung bình năm (200C); tổng tích ôn (7.5000); cân bằng bức xạ (75kcal/cm2/năm) hoặc theo chỉ tiêu biên độ nhiệt độ ngày (60C) thì các điều kiện môi trường là đủ tiêu chuẩn nhiệt đới.

Nhiệt độ cao khá ổn định trong một thời gian dài ở nước ta đã tạo nên quần thể sinh vật nhiệt đới phong phú và đa dạng, đặc biệt trong chế độ quang kỳ ngắn, rủng rậm nhiệt đời thường xanh rất phát triển, phong phú về thành phần loài, về mức độ tăng trưởng, về cấu trúc và về các đặc tính khác.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nguyên hệ thực vật Việt Nam có trên 7.000 loại thực vật có hạt ( trong đó khoảng 1.401 loài hạt trần) xếp trong 267 họ, gần 2.000 chi. Nhiều họ có trên 100 loài, xếp trong đó có 10 họ giàu nhất gồm các họ đại diện của nhiệt đới: họ Lan (901 loài), họ Thần dầu (333 loài), họ Cà phê (286 loài), họ Cói (219 loài), họ Cúc (182 loài), họ ô rô (161 loài), họ Dẻ (107 loài) và họ Dầu tám (122 loài) (Thái Văn Trừng, 1970). Một số họ có số lượng loài không lớn song có vai trò quan trọng như họ Dầu (64 loài) là các loài lập quần trong phần lớn các kiểu rừng phương Nam Việt 'Nam (60% - 70% tổ thành rừng).

Lịch sự phát triển lâu dài của hệ thực vật cho thấy còn có nhiều loài cổ đặc hữu như Thông lá dẹt, loài Glyptos trobus pencilìs - hai loài cổ xưa của vùng cao nguyên Kim tâm, hoặc như Trầm hương - một loài đặc hữu của Đông dương, đặc biệt các quần thể sinh vật vùng ngập như quần thể Được vùng ngập mặn, quần thể Trầm vùng ngập phèn là những hợp phần điển hình của cảnh quan nhiệt đới gió mùa của nước ta. Sự gắn kết chặt chẽ trong mối tương quan tác động giữa các điều kiện của môi trường nhiệt đới gió mùa sẽ tạo nên hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Trong hệ thống cảnh quan tự nhiên đó, những người Lạc Việt từ tiên cổ đã khai thác, sử dụng

để tồn tại và phát triển xã hội của mình, vì vậy hệ thống cảnh quan tự nhiên hiện tại của Việt Nam mang nhiều dấu ấn tác động của con người.

Hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ cổ truyền của nước ta là sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh cây lương thực không chỉ ở đồng bằng mà cả ở trong du miền núi, các cảnh quan đồng bằng chủ yếu là các cảnh quan nông nghiệp - đó là các cảnh quan biến đổi gần như hoàn toàn, còn các cảnh quan đồi núi chiu biến đổi từ mạnh (các cảnh quan đồi nhỉ thấp) đến các mức độ yếu hơn (các cảnh quan cao nguyên). Do vậy, hệ thống cảnh quan Việt Nam có dấu ấn tác động mạnh của con người, song đó là tác động mang nặng tính thụ động (khai tháctàí nguyên - lãnh thổ) ít tính chất kỹ thuật (do trình độ phát triển kinh tế còn thấp). Đó là một đặc tính khá quan trọng, vì ở mức độ đó vẫn có thể phục hồi được các trạng thái tự nhiên của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, mặt khác cần nhận thấy trạng thái cân bằng của các cảnh quan Việt Nam có biên độ biến động lớn, vì vậy không nên sử dụng các kỹ thuật lớn (các công trình kỹ thuật quy mô lớn) vì sẽ rất bất lợi cho môi trường, đặc biệt là phải chi rất lớn để tạo môi trường sinh thái ben vững đối với tác dụng kỹ thuật lớn. Tóm lại hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam thể hiện trong tác động của các Điều kiện nhiệt đới gió mùa để hình thành các quần thể sinh vật nhiệt đới (các kiểu thực bì nhiệt đới) trong tác động còn tương đối giản đơn và một chiều của nền kinh tế Việt Nam.

Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ba phụ hệ thống:

1. Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh - ẩm

2. Phụ hệ thống cảnh quan nhìn dại gió mùa có mùa Đông lạnh va một mùa khô.

3. Phụ hệ thống canh qlểan nhiệt đới gió mùa không có Đô ng lạnh và một mùa khô.

Các phụ hệ thống cảnh quan hình thành do sự phân hóa của hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa theo biến đổi của điều kiện nhiệt - ẩm do tác động của hoàn lưu gió mùa, do tính chất tiếp xúc của hai luồng di cư của sinh vật, hòa trộn với hệ sinh vật bản địa Việt Nam.

Có lẽ khó có thể tìm thẩy một lãnh thổ nào khác có đặc thù pha trộn của các hoàn lưu nhiệt đới và các luồng gió mùa từ Đông Bắc á, Đông Nam Á, Nam á, tạo nên một cơ chế gió mùa phức tạp trên lãnh thổ chuyển tiếp như Việt Nam. Cơ chế gió mùa đó làm phức tạp thêm; nhiều lúc, nhiều nơi phá vỡ tính chất nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến của lãnh thổ Việt Nam.

ảnh hưởng lớn nhất của sự phân phối lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) là tác động của khối không khí cực đối biến tính vào thời kỳ mùa Đông (tháng IX - IV) đây là khối không khí từ các vĩ độ cao (từ trung tâm áp cao Sỉbỉa) tác động xuống các vĩ độ thấp và xuống sân đến tận 1 60 Bắc (dãy Bạch

Mã) của nước ta, làm giảm nền nhiệt chung của toàn lãnh thổ và tạo nên một mùa Đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. Thêm vào đó, ở nửa sau mùa Đông (từ tháng I - III) khối không khí này di chuyển qua biển trước khi tác động vào nước ta đã tăng lượng ẩm, kết hợp với hướng địa hình gây mưa phùn và mưa nhỏ ở Đông Bắc, giảm nhẹ mùa khô hanh của phần lãnh thổ này. Như vậy vào thời kỳ này vừa có sự tác động của khối không khí tín phong (chủ yếu ở phía Nam lãnh thổ nước ta) vừa có tác động của không khí cực đời cùng theo một hướng (Đông Bắc) sông khác nhau về bản chất nên hệ quả khí hậu là có sự phân hóa ẩm (mưa - khô) trên toàn lãnh thổ song với mức độ biểu hiện khác nhau.

Mùa Hạ, khối không khí tin phong Nam bán cầu đổi hướng khỉ vượt qua xích đạo thành gió mùa Tây Nam két hợp với luồng không khí Tây Nam thổi từ Tây ân Độ Dương (khối không khí Tây Nam vĩnh Ben gan) vào đầu mùa Hạ - là cơ chế gió mùa mùa Hạ tác động vào lãnh thổ Việt Nam, mang theo lượng trữ ẩm lớn tạo nên mùa mưa tập trung ở nước ta.

Trên nền chung nhiệt đới gió mùa, cơ chế gió mùa phi địa đối tác động dấn nước ta tạo nên luồng khí hậu và thời tiết do sự kết hợp giữa giá rét và mưa ẩm không thể có nơi nào khác trong tất cả các vùng tục địa cùng vĩ độ của hành tinh, được các nhà khí hậu đánh giá như một sự tịnh tiến li nào đó của khí hậu nhiệt đới nội chí tuyến về phía khí hậu á nhiệt đới ngoại chí tuyến. Các nhà khí hậu học và thực vật học

đều xem như một biến tướng của khí hậu nhiệt đới. Trên cơ sở đó trong hệ thống phân loại sinh khí hậu, các tác giả phân chia từloạihình khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam theo các tác động hoàn lưu thành các phân hình sinh -khí hậu:

Có một mùa Đông lạnh - khô

Có một mùa Đông lạnh - khô, ẩm xen kẽ Không có mùa Đông lạnh - khô.

Đây là các điều kiện nhiệt - ẩm quan trọng chi phối sự phát triển của các quần thể sinh vật.

Mặt khác lãnh thổ Việt Nam là nơi giao lưu, hội tụ không chỉ của ba khu vực gió mùa Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á, mà còn là nơi giao thoa của sinh vật bản địa với các sinh vật di cư tử các khu hệ sinh vật phía Bắc tù Nam Trung Hoa xuống (khu hệ sinh vật á nhiệt đới và ôn đới ẩm) tù Malaysia - lndonesia lên (khu hệ sinh vật nhiệt đới phương Nam) với tưởng từ ân Độ - Miến Điện sang, vì vậy nơi đây diễn ra sự thích nghi sinh thái trong đấu tranh sinh tồn của các loài sinh vật thường xanh quanh năm (nhiệt đới phương Nam), các loài rụng lá mùa khô (cổ Ấn - Miến) cùng các loài xứ lạnh phương Bắc được nhiệt đại hóa với hệ sinh vật bản địa. Do đó nếu loại hình rừng Lim không xuống dưới 160 Bắc thì loại hình rừng Huynh không vượt quả vĩ độ 180 Bắc. Nếu trong quần thể thực vật phía Nam chủ yếu là các cây thưởng xanh họ Dầu thì đại diện thường xanh của quần thể thực vật phía Bắc lại chủ

yếu là các cây họ Đậu; trong khi đó ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc nơi có mùa khô dài và sâu sắc thì có mặt các đại diện của các loài chịu hạn tử khu hệ thực vật Ấn - Miến. Một điểm đặc trưng của các thảm thực vật của đai chân núi phía Bắc là sù có mặt của các loài thuộc họ Dẻ, Rẻ, óc chó, Thông,... là các đại diện thực vật xú lạnh ngoại chí tuyến đến định cư và được nhiệt đới hóa trong tương quan tác động của không khí cực đối hiện nay và tiến xuống trong pha lạnh của khí hậu vào cuối kỷ Đệ tam, đầu kỷ Đệ tứ.

Đặc điểm tương tác đó của cơ chế gió mùa đặc biệt đó với đặc điểm giao thoa của sinh vật trên lãnh thổ nước ta quy đính đặc điểm của các phụ hệ cảnh quan tự nhiên.

Một trong những đặc trưng của phụ hệ cảnh quan này là sự phân bố một hoặc một tập hợp tương đối gần gũi các dân tộc ít người có quan hệ về ngôn ngữ như nhóm ngôn ngữ Chăm - Khô me phương Nam, nhóm ngôn ngữ Tây Nguyên của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, nhóm Việt - Mường ở Tây Bắc,... mà mỗi nhóm có một đặc trưng về phong tục văn hóa, một lề tối sản xuất với những phương thức khai thác tự nhiên đặc thù, có cộng đồng xã hội đặc trưng.

Tuy nhiên sự khác biệt có trong phương thức khai thác tài nguyên không quá lớn vì trình độ khai thác lãnh thổ của các cộng đồng dân tộc Việt Nam đấu còn thô sơ giản đơn, song ở những nơi cỏ triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, sự khác biệt rõ nét thể hiện ngay trên mức tác động đối với các cảnh quan. Điều này

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học (Trang 72 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)