Báo Cáo thực tập tốt nghiệp năm 2018 Cuội Sạn kết: được phân bố rải rác trong địa tầng thường cách xa vỉa than, đá có màu xám sáng, thành phần khoáng vật là thạch anh màu trắng, xi măng cơ sở là sét, silic cấu tạo lớp không rõ, chuyển tiếp với đá khác rõ ràng, chiều dày không ổn định, có chỗ tới 70m (LK.MK465T IV). Cuội sạn không phổ biến, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7% chiều dày địa tầng mỏ. Vì vậy, đến giai đoạn hiện nay chưa lấy mẫu cuội sạn kết phân tích các chỉ tiêu cơ lý đá. Sơ bộ nhận định sạn kết là một trong số loại nham thạch bền vững nhất trong khu mỏ. Cát kết: phân bố khá phổ biến trong khu mỏ, chiếm khoảng 35% chiều dày địa tầng, đá có màu xám sẫm, xám sáng, thành phần khoáng vật là cát thạch anh, sét, biôtít muscôvit, cấu tạo phân lớp dày, độ hạt từ trung đến thô, ranh giới chuyển tiếp không rõ ràng, Chiều dày thay đổi, có chỗ lên tới 100m (LK 38a T.VII ). Kết quả thí nghiệm mẫu cát kết cho giá trị chỉ tiêu cơ lý như sau: = 2.64 gcm3, = 2.76gcm3, sn = 1200kGcm2, cùng với sạn kết, cát kết là đá bền vững nhất có trong khu mỏ. Bột kết: Gặp khá phổ biến trong khu mỏ, chiếm khoảng 38% chiều dày địa tầng, bột kết có màu xám tối, cấu tạo phân lớp rõ, có chỗ phân lớp mỏng, có khả năng bảo tồn hoá thạch, thường hay gặp ở địa tầng vách, trụ vỉa than. Ranh giới chuyển tiếp với cát kết không rõ ràng. Chiều dày lớp thay đổi, có chỗ tới 100m (LK15cT V). kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đá như sau: = 2.65 gcm3, = 2.77gcm3, sn = 850kGcm2. Cùng với cát kết, bột kết thường gặp ở vách trực tiếp của các vỉa than. Sét kết: Thường gặp ở diện nhỏ hẹp gần vách, trụ và trong các vỉa than, chiếm khoảng 11%. Đá có màu xám đen, cấu tạo lớp mỏng đôi chỗ vi lớp, chiều dày không ổn định, thường từ vài phân đến 1m 2m. Sét kết thường là vách giả, dễ bị sập lở hoặc bị khai thác kéo theo cùng than. Qua phân tích mẫu sét kết cho các giá trị = 2,60gcm3, = 2,71gcm3, sn = 270kGcm2. Sét kết là loại đá có tính chất cơ học thấp nhất, thường hay gặp ở vách và trụ vỉa than nên khi khai thác sẽ bị trộn lẫn vôi than làm giảm chất lượng than.