Học để làm gì

7 433 0
Học để làm gì

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học để làm "Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi! . Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi! Vậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây? Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây? Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp! Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"! Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước! Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ . ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch . đang bận họp"! Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm! Trần Huy Thuận(Nam Định) Học quá khứ ,sống trong thực tại , chuẩn bị cho tương lại. *Học tập là kiến thức của hạt giống, hạt giống là kiến thức của hạnh phúc. * Bé không học lớn làm gì? * Học thức như con thuyền ngược nước , không tiến tức thì lùi. TẢN MẠN VỀ GIÁO DỤC Hơn hai mươi năm qua nền giáo dục Việt Nam không ngừng được bàn thảo, không ngừng được cải cách đối mới. Nhưng càng cải cách đổi mới càng chưa thấy lối ra. Thế rồi khi đất nước mở cửa, hội nhập, đi vào kinh tế thị trường mới thấy nền giáo dục của mình không giống ai, không giống với chính mình trước kia, không đào tạo được con người đủ để làm nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngang tầm thời đại như đất nước mong muốn thì đâm hoảng, dao động… Rồi chính những người “xây dựng thành công nền giáo dục duy ý chí” trước đây hay được đào tạo bởi “nền giáo dục duy ý chí ấy” ngồi lại bàn và quyết định thôi không duy ý chí nữa, phải cải cách, phải như thế nầy, phải như thế nọ… Hết thế hệ học trò nầy đến thế hệ học trò kia được đem ra thử nghiệm, ngốn không biết bao nhiêu tỷ đồng của quốc gia để cuối cùng, như có người nói: chỉ “phổ cập được hàng ngàn tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ dỏm” làm cho những giáo sư tiến sĩ thật phải thẹn mà thôi. (Nói như vậy hơi quá đáng nhưng trong một phạm vi nào đó không phải là nói ngoa). Tôi không xuất thân khoa bảng, không hoạt động trong ngành giáo dục nên không dám lạm bàn về việc cải cách giáo dục. Nhưng là một người cầm bút (écrivant) có suy nghĩ về tương lai đất nước, nên tôi không thể yên tâm trước tình hình giáo dục của đất nước hiện nay. Do đó với sự thúc đẩy của lương tâm, tôi ghi lại sau đây mấy ý tưởng tản mạn về giáo dục - ngành mà tôi không chuyên. Những ý tưởng nầy nếu không có ích cho việc tham khảo nghiên cứu cải cách giáo dục chung hiện nay, thì ít ra nó cũng giải tỏa ra khỏi đầu óc tôi bớt những dằn vặt đã làm cho tôi mất ngủ. Thử nhắc lại qui luật vận hành của việc học Giáo dục là một thực thể xã hội sống, vận hành theo một qui luật khách quan. Qui luật đó từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây về chi tiết có thay đổi chút đỉnh (ngoại lệ) nhưng về cơ bản thì giống nhau. Đi học để làm gì? Với người này thì để có kiến thức, thi đậu, được xã hội công nhận, có việc làm, được xã hội quý trọng; với người khác lại là để có chức, có danh, có quyền, được vinh thân phì gia, được ăn trên ngồi trước, được địa vị hơn người (chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng); (“Sống ở trong trời đất phải có danh với núi sông” - Nguyễn Công Trứ). Những ngoại lệ: - Có những người học giỏi, đỗ đạt cao, có uy tín, được dân tin để hoạt động yêu nước (trường hợp Phan Bội Châu) chứ không ra làm quan. - Có những người học giỏi, học cốt có đủ kiến thức để hoạt động cách mạng, hiến dâng cuộc đời cho dân cho nước (trường hợp Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh). - Có những người học mà không quan tâm đến khoa bảng, cốt học cho giỏi, kiến thức rộng, tư duy độc lập, sống cuộc đời tự do, không màng danh lợi, được người đời kính trọng xem như một kẻ sĩ (ngoại lệ nầy thời nào cũng có). Trừ những ngoại lệ, còn nói chung không ai thoát ra khỏi cái qui luật vận hành nêu trên. Nhìn lại trong quá khứ, thời quan liêu bao cấp, duy ý chí, xã hội ta đã không quan tâm đến qui luật vận hành của giáo dục, không xem trọng việc dạy và học. Trường Đại học Bách khoa là thượng đẳng, còn Đại học Sư phạm dạy sinh viên đi làm thầy giáo thì thuộc loại thấp kém: “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm”. Sinh viên sư phạm đi học nghề thầy ở trong các Ký túc xá “Ăn như sư, ngủ như phạm”. Bởi vì vào thời ấy chính trị là thống soái, người giữ vị trí quan trọng chưa hẳn là người có kiến thức, có thực học, có chuyên môn. Người trong đoàn thể hay được đoàn thể công nhận là có việc làm (làm cho nhà nước), được xã hội quý trọng hay không, không cần biết, có chức (chính trị), có danh, có quyền là được ăn trên ngồi trước, được địa vị hơn người, đi Đông đi Tây… Con đường tiến thân của thanh niên không phải là việc học giỏi. Tất cả những chỗ làm việc quan trọng, thuận lợi, tốt, thu nhập khá đều dành cho COCC (con ông cháu cha). Những người có tiền muốn con cháu mình vào chỗ “mát ăn bát vàng” (ngành Bưu điện, Hàng không, Thuế vụ, Hải quan, Nhà đất v.v .) phải hối lộ. Một bộ máy nhà nước được cấu tạo bởi những con người như thế mà rất có quyền hành, người dân phải đến “xin”, người được nhà nước giao quyền muốn "cho" ai cái thì cho (cho chỗ học, cho việc làm, cho lương cao, cho nhà đất, cho quyền hành, cho chức vụ, cho chữ ký v.v…). Nếu không bằng lòng thì có trời xin cũng không cho. Không thưa kiện được ai cả. Từ sau ngày đất nước đổi mới, từ lãnh đạo cho đến người dân đều công nhận tình hình “duy ý chí, bao cấp, cửa quyền” như thế là sai. Phải sửa. Phải chống. Nhưng sửa như thế nào? Người lãnh đạo, người quản lý, thầy giáo Đại học phải có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ, người quản lý giáo dục từ Trung ương xuống địa phương cần phải có Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư. Đây là một chủ trương đúng. Phải như thế mới hội nhập với quốc tế được. Nhưng tiếc thay, đáng lẽ phải đào tạo một cách cơ bản, phải tìm những Giáo sư Tiến sĩ có thực học, đã thành công trên lãnh vực chuyên môn vào làm những chức vụ ấy thì - muốn giữ được chức quyền đã và đang có - những người trước kia phấn đấu vào Đảng để đủ yếu tố “hồng” để được đề bạt, nay tìm mọi cách để có cái bằng Tiến sĩ, rồi sau đó phấn đấu để được công nhận là PGS, GS - yếu tố “chuyên” - để được tại vị và lên chức. Thấy thế, dân gian bình luận: “Đi vô đi ra cũng mấy thằng cha khi nãy”. “Thằng cha khi nãy” trước kia ít tai hại hơn “thằng cha khi nãy” đã có học hàm học vị GSTS. Vì sao? Vì: - Anh ta muốn có cái học hàm học vị GSTS, phải rất tốn kém. Do đó khi đã đạt được GSTS rồi anh ta phải sử dụng “cái bùa” ấy để thu lại: Phải đấu tranh tăng lương, phải đòi được thăng chức cho tương xứng với học hàm học vị GSTS, phải có đất có nhà, trong lúc trình độ chuyên môn của anh không có khá hơn, đôi khi còn kém hơn cả thời còn trai trẻ nữa. - Anh ta với cái ghế trì trệ, lạc hậu, tiêu cực đáng lẽ phải được thay thế thì khi anh ta có cái GSTS rồi, cái ghế ấy được vặn thêm ốc vít, không ai lay chuyển được. Anh ngồi đó, không cho ai chứng tỏ giỏi hơn anh, không cho ai nói, làm để lộ cái kém cỏi của anh. Nếu những vị nầy mà được Trung ương giao cho việc cải cách giáo dục thì còn cải dài dài và chưa biết đến bao giờ mới cách được. Một số người khác, tuy chức, quyền đã “đụng trần” nhưng lại mang mặc cảm không có bằng cấp trong xã hội “phổ cập Giáo sư Tiến sĩ”, nên không vững tâm với khả năng và vị thế chính trị của mình, cũng bị cuốn vào cái dịch chạy học hàm, học vị. Cái học hàm học vị nầy không loè được ai, mà ngược lại nó chỉ làm mất giá trị của chính các vị ấy mà thôi. Quan sát trong thực tế xã hội xưa nay, ta thấy nhiều người thành công trong các lãnh vực chính trị, kinh doanh không hẳn là những người có học hàm học vị cao. Tư duy của nhà chính trị, nhà kinh doanh khác tư duy của những GSTS. Nhiều việc người có học hàm, học vị không làm được. Bác Hồ không có học hàm học vị nào cả mà các vị đại trí thức có học hàm học vị quốc tế theo Bác rất đông và trọn đời trung thành với sự nghiệp của Bác. Các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy không một mảnh bằng cấp, làm ngoại giao lúc đất nước khó khăn, mà nào có thua trí Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ là Tiến sĩ Henri Kissinger đâu? Các ông Tàu Chợ Lớn trước đây và bây giờ làm ăn thành đạt ghê gớm, có ông nào có học hàm học vị đâu? Ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Sự hiện nay có bằng cấp về Hành chánh, Bảo tồn bảo tàng di sản văn hoá đâu mà các ông đã đưa Thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An lên thành những mẫu mực về đổi mới, về bảo vệ và phát huy thành phố di sản Thế giới làm cho cả nước phải đến nghiên cứu học tập? Hàng ngàn Giáo sư Tiến sĩ chuyên môn đầy mình có ai làm được như thế chưa? Cũng qua quan sát ta thấy các nhà chính trị, các nhà kinh doanh lớn đều sử dụng trí thức, sử dụng chuyên gia chứ ít thấy có vị học hàm học vị nào dám xài các chính khách và các nhà kinh doanh. Bà N.C.T đứng đầu hãng sản xuất Tân dược OPV Overseas là một nhà kinh doanh thành công lớn nhất trong giới Việt Kiều ở Mỹ. Bà chỉ học đến Tú tài I trường Khải Định trước đây. Giúp việc cho bà có hàng trăm Tiến sĩ, Luật sư, Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ sư Pháp, Mỹ, Đức, Việt… Sự thành công của bà đã được chính Tổng thống Bill Clinton phải biểu dương khi ông đến thăm Việt Nam và nói chuyện với các nhà kinh doanh Mỹ tại TP.HCM cách đây 4 năm. Thế cớ sao các vị lãnh đạo chính trị, các giám đốc công ty, các tập đoàn kinh tế còn chạy theo học hàm học vị làm nữa? Nếu lãnh đạo chính trị dở, kinh doanh dở thì các vị có trưng ra một chục cái học hàm học vị GSTS rồi cũng phải về vườn và cũng phải làm con nợ của ngân hàng mà thôi. Vấn đề xây dựng đất nước là việc sử dụng được người tài như thế nào chứ không phải chỉ là người có học hàm học vị. Đất nước ta không tiến nhanh tiến mạnh lên được như nhiều nghị quyết trước đây đã đề ra vì những người kém tài, những người không có chuyên môn ngồi vào chỗ cần chuyên môn, cần tâm, cần trí. Cách đây không lâu, nhiều em sinh viên bạn của con gái tôi tâm sự: “Bọn con muốn đi làm việc cho nhà nước, nhưng cơ quan nào cũng bảo đang giảm biên chế. Nếu có những chỗ khuyết vì vừa có người về hưu thì đã có COCC điền vào chỗ ấy mất rồi!”. Hằng năm nhà nước phải bỏ ra một số ngân sách khổng lồ để trả tiền thầy, tổ chức các cuộc thi để bổ sung cho đạo quân thất nghiệp hàng vạn người có bằng đại học. Có lần tôi hỏi ông Trần Chí Đáo (lúc ông còn làm Thứ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo): - “Ông biết rõ đang có hàng chục vạn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, trình độ sinh viên kém, các công ty, nhà máy không tuyển dụng vào làm việc được, thế tại sao Bộ còn cứ đào tạo dài dài cho cái đội ngũ thất nghiệp có bằng đại học đó?” Ông Thứ trưởng đáp: - “Biết vậy nhưng phải chịu vậy để cho đông đảo các thầy cô ở các đại học có việc làm, có lương, biết làm sao bây giờ?” Câu trả lời tuy cay đắng, nhưng đó là sự thực. Với tư cách là phóng viên báo Lao Động lúc đó, tôi định hỏi ông nhiều vấn đề nữa nhưng qua câu trả lời rất chân thành của ông thứ trưởng tôi mềm lòng không dám hỏi thêm nữa. (Thưa anh Đáo, tình hình đó bây giờ đã được cải thiện đến đâu rồi?). Người ta kể cho tôi nghe câu chuyện giảm biên chế ở Khoa Văn trường Đại học X. như thế nầy: Chủ toạ buổi họp thực hiện quyết định giảm biên chế hỏi: - Các thầy các cô thấy khoa ta nên giảm ai ? Một thầy giáo nổi tiếng thật thà, cần cù có nhiều bằng cấp học bổ túc, hàm thụ đứng dậy chỉ tay vào một thầy giáo ngồi đối diện nói: - Đề nghị giảm biên chế thầy V. Cả cuộc họp sửng sốt. Thầy V. là người giỏi, thông thạo Hán Nôm, được xem như cái xương sống của khoa, giảm thầy V. thì khoa nầy không thể đứng được. Chủ tọa với giọng ngạc nhiên hỏi: - Vì sao ? Người thầy giáo cần cù giải thích: - Thầy V. là người có khả năng nhất. Thầy V. có bị giảm thì rồi khoa ta cũng phải mời thầy đến dạy giờ. Nếu khoa không mời thì các đại học khác cũng mời. Nếu các đại học khác cũng không nữa thì ở nhà thầy xem tử vi, coi hướng mồ mả, xem ngày cưới, ngày khởi công xây nhà . thì thu nhập cũng đủ sống sung sướng rồi. Còn nếu giảm một người như tôi thì về nhà chẳng ai mời và xã hội cũng chẳng ai cần một người như tôi, tôi làm sao sống được với đồng tiền hưu nhỏ nhoi hiện nay? Chỉ có người thật thà mới nói được một sự thật cười ra nước mắt như thế. Khoa Văn trường X. không dám giảm thầy V., cũng không nỡ giảm con người thật thà. Cuối cùng họ đã đề nghị giảm một số người có ý muốn được giảm. Những người muốn được giảm không giỏi bằng thầy V. nhưng ra khỏi biên chế họ hoạt động thu nhập còn cao hơn thầy V. nhiều. Nhiều giám đốc giỏi, nhiều cán bộ giỏi của các công ty nước ngoài, các công ty tư nhân trên toàn quốc hiện nay phần đông xuất thân từ trong các công ty của nhà nước Việt Nam. Thậm chí có vị giám đốc làm cho công ty quốc doanh sụp đổ nhưng qua công ty của nước ngoài thì được tín nhiệm và được trả lương gấp mười lần so với cơ quan cũ. Chuyện một vị giám đốc Nhà máy bia ở Đà Nẵng cách đây năm, sáu năm là một trường hợp điển hình. Người ngoài họ rút được sinh viên giỏi của ta và rút cả những người có kinh nghiệm có tài trong các cơ quan, cơ sở làm ăn của ta. Nhưng cho đến nay tôi chưa thấy nhà nước Việt Nam có một chính sách thoả đáng nào để giữ những người tài để phục vụ đất nước cả. Nền giáo dục Việt Nam nhìn chung là đang đi xuống. Với những dẫn chứng trên, ta cũng phải công nhận trong một phạm vi nào đó lại không đến nỗi. Hàng trăm, cũng có thể nói là hàng ngàn sinh viên do Việt Nam đào tạo đã giật được nhiều giải quốc tế, đã được các công ty, tổ chức kinh doanh nước ngoài tuyển chọn để làm việc cho họ tại Việt Nam, một số được chuyển qua làm việc có thời hạn ở chính quốc như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ . Nhiều nhân viên tốt nghiệp trong các Đại học Việt Nam làm việc không thua người ngoại quốc. Như vậy ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam đâu đến nỗi kém! Việt Nam đâu đến nỗi hiếm người tài? Người ngoại quốc đến Việt Nam họ không bỏ ra một hào để lo đào tạo nhân tài. Nhưng khi họ cần, họ chỉ ra một thông báo tuyển dụng với những ưu đãi như thế, như thế… liền có vô số người tài Việt Nam đến nộp đơn xin được thử tài để được làm thuê cho họ. Nhà nước ta chưa có chính sách trả lương theo cơ chế thị trường (tiền nào của nấy) cho người tài, nhưng còn có vô số ưu đãi khác trong khả năng của nhà nước Việt Nam để thu hút được nhân tài. Ví dụ: Hằng năm các cơ quan cần tuyển dụng người gởi cho các đại học số lượng người mình cần tuyển dụng. Đại học công bố danh sách ấy cho toàn thể sinh viên biết. Những người được tuyển dụng có chỉ số lương rõ ràng, có trợ cấp của địa phương, có nhà và đất ở. Người đỗ đầu được chọn nhiệm sở trước, người đỗ thứ hai, thứ ba, thứ… tiếp sau, các tân khoa có thể hoán đổi nhiệm sở cho nhau. Công bằng, công khai, dân chủ như thế làm có chuyện tiêu cực “chạy nhiệm sở”, vùi dập người tài? Đào tạo theo yêu cầu của xã hội thì làm còn thừa để chịu thất nghiệp? Những địa phương muốn có người tài thì có chính sách trọng dụng phát huy tài năng, có chính sách đãi ngộ xứng đáng thì Việt kiều ở nước ngoài cũng về xin dâng hiến tài năng chứ không riêng người trong nước. Vấn đề thu hút nhân tài nầy đã được thể hiện ở một số địa phương. Thành phố Đà Nẵng là một ví dụ mà tôi có dịp được biết rõ. Ví dụ vừa nêu trên Đại học Sư phạm Huế trước 1975 đã làm, các cán bộ kế hoạch, các ban tổ chức cán bộ dư biết, biết từ lâu. Nhưng vì sao họ chưa làm? Có người giải thích với tôi là họ phải làm cho đục nước để béo cò. Theo tôi, sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam không hẳn vì chính bản thân những người có trách nhiệm trực tiếp đối với nền giáo dục Việt Nam. Chỉ điểm qua một vài cách kiểu thu hút nhân tài của người nước ngoài trên đất Việt Nam vừa qua và một số địa phương chúng ta thấy cái mắc mớ bùng nhùng của nền giáo dục Việt Nam chính là vì cái “cơ chế hành chánh” của xã hội Việt Nam. Nói như thế cũng chưa rõ. Có lẽ phải nói là “Đảng-Chính quyền Việt Nam chưa có một chính sách dùng người/người tài” theo đúng qui luật vận hành phát triển của giáo dục xưa nay. Cho nên, sinh mệnh của nền giáo dục Việt Nam nằm trong tay Đảng và chính quyền chứ không phải chỉ trong bản thân của ngành giáo dục. Con người đối với xã hội, đối với cách mạng cần thiết, quan trọng như nước đối với đời sống con người. Nếu nước sạch, trong lành thì nấu cơm - cơm ngon; nấu canh - canh ngọt; sắc thuốc - thuốc uống lành bệnh; làm rượu bia - bia ngon… Nếu có người tài lãnh đạo thì cách mạng thành công, buôn bán phát đạt, xử án công minh, chỉ huy quân đội bách chiến bách thắng,… và dĩ nhiên người tài làm giáo dục thì sẽ đào tạo được vô số người tài. Nếu chưa có chính sách trọng dụng người tài thì không những giáo dục đi xuống mà nhiều ngành khác rồi cũng không hoàn thành được nhiệm vụ mà các nghị quyết của Trung ương đã đề ra. NGUYỄN ĐẮC XUÂN (Nhà văn-Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế) Học để làm gì? Ngay sau Tết Mậu Tý, khi bước vào học kỳ 2 của niên học 2007-2008, cả trăm ngàn học sinh bỏ học, dấu hiệu cho thấy sự việc sẽ không dừng lại ở con số này. Và mọi người đi tìm nguyên nhân ngõ hầu có biện pháp khắc phục. Nào là: Gia đình các em còn nghèo, ít quan tâm đến việc học hành của các em, sự quản lý chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GDĐT dẫn đến chỗ chương trình học thông qua sách GK đổi xoành xoạch, thầy giáo chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình. Nào là đường từ nhà đến trường quá xa, quá khó đi, lớp học thì tuềnh toàng, mưa gió đều có thể vào . Càng tìm hiểu càng lộ rõ những nguyên nhân quá cũ mà lẽ ra ngành GDĐT đã phải chú ý từ lâu: Ngôi trường, bộ sách GK, người thầy và học trò. Tuy vậy, những yếu tố đó vẫn chưa đủ để tạo nên những đợt bỏ học ồ ạt như vậy! Để xem nguyên nhân bỏ học của học sinh, chúng ta còn phải tìm hiểu xem mục đích hay mục tiêu của việc học. Nói nôm na là phải trả lời câu hỏi: Học để làm và ngành GDĐT đã làm để đóng góp tích cực cho sự phát triển của quốc gia? Đã có lần GS Hồ Ngọc Đại cho biết: "Ngày xưa người ta đi học để làm quan. Còn ngày nay người ta đi học trước hết để làm người bình thường rồi ra mới phấn đấu cho sự tiến bộ, thành đạt của bản thân .". Ngày nay, người ta chỉ cần đọc thông viết thạo là đã có thể làm người bình thường vì cả hệ thống chính trị vững mạnh và tốt đẹp của chúng ta đã đảm bảo cho họ điều đó. Vậy nên, ngành GDĐT có trách nhiệm giúp học sinh đọc thông viết thạo rồi đến có khả năng tự học, tự nghiên cứu và việc học phải được thực thi suốt đời. Làm được những việc ấy là ngành GDĐT đã trả lời câu hỏi của học sinh: Học để làm gì? Nhà nước ta đã công bố là phổ cập đến cấp THCS (trước đây gọi là cấp II). Nhưng học hết THCS rồi thì có thể được vào đâu để học tiếp, ngõ hầu tìm kiếm công ăn việc làm (với con em những gia đình khá giả và học được thì câu hỏi này không đặt ra, nhưng đại đa số con em các gia đình ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa thì câu hỏi đó luôn luôn được đặt ra)? Đến đây, chúng ta thấy câu chuyện hướng nghiệp và tạo điều kiện cho học sinh học hết THCS được học nghề đã đến hồi cấp bách. Quả thật đi học để rồi hoặc chỉ về làm nông dân khi ruộng đất không còn hoặc còn rất ít, hoặc bán sức lao động trôi nổi thì học để làm gì? Giải quyết tận gốc được câu hỏi này mới mong giảm thiểu được tình trạng bỏ học tràn lan. Báo Lao Động điện tử Nguyễn Thị Bích Ngọc lớp 11b6 sưu tầm . Học để làm gì " ;Học để làm gì? " là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! . cứu lịch sử văn hóa Huế) Học để làm gì? Ngay sau Tết Mậu Tý, khi bước vào học kỳ 2 của niên học 2007-2008, cả trăm ngàn học sinh bỏ học, dấu hiệu cho thấy

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan