1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ở trẻ em (FULL TEXT)

193 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn, hệ thống, mạn tính, diễn biến tự nhiên khó tiên đoán, nếu không được điều trị, SLE thường tiến triển tổn thương cơ quan mạn tính và có tỷ lệ tử vong cao [1],[2]. Viêm thận Lupus (LN) là một trong những biểu hiện lâm sàng chính để xác định mức độ trầm trọng và tiên lượng lupus ban đỏ ở trẻ em. Tổn thương thận xảy ra khoảng 50-75% bệnh nhi bị SLE lúc khởi phát bệnh và có thể lên đến 90% sau 2 năm khởi phát bệnh [2],[3],[4]. SLE ở trẻ em có tỷ lệ tổn thương thận và tử vong cao hơn so với người lớn [3],[4],[5]. Tuy nhiên, với những tiến bộ gần đây trong chẩn đoán và điều trị, tiên lượng LN cho cả trẻ em và người lớn cải thiện rõ rệt [6],[7],[8],[9],[10],[11],[12],[13]. Nhìn chung đa số các tác giả và hội nghị đồng thuận tán đồng sử dụng kết hợp prednisone với các thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị LN, giúp cải thiện kết cục điều trị. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị LN ở trẻ em, nhưng phần lớn được áp dụng từ các nghiên cứu của người lớn, rất ít nghiên cứu về phác đồ điều trị LN ở trẻ em và vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của một phác đồ ức chế miễn dịch này so với phác đồ khác [2],[14],[15],[16],[17],[18]. Nghiên cứu trên thế giới về LN chủ yếu ở các nước phát triển, rất ít thông báo đầy đủ về LN ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về LN chủ yếu ở người lớn, Đ.T. Liệu (1994) [19], T.N.Duy [20]… nghiên cứu các vấn đề về đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu bệnh, kết quả điều trị nhưng thời gian theo dõi ngắn chủ yếu tại bệnh viện [19],[20]. Các công trình nghiên cứu về LN ở trẻ em tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, tác giả N.T.T. Hồng (2000) nghiên cứu về tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng của bệnh [21]. Nghiên cứu của tác giả D.M. Điền (2005), N.T.N.Dung (2014) tại Hồ Chí Minh có thêm điểm mới là đi sâu vào sinh thiết và giải phẫu bệnh nhưng chưa đề cập đến mối liên quan, kết quả điều trị, theo dõi lâu dài tiến triển của bệnh [22],[23]. Vì vậy, cũng chưa đánh giá được liên quan giữa MBH thận và lâm sàng, kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng xấu trên bệnh nhân LN. Hiện nay tại Việt Nam, phác đồ điều trị LN ở trẻ em chưa có sự thống nhất, chưa có các đánh giá về kết quả điều trị ngắn hạn và dài hạn về LN ở trẻ em. Vì vậy, năm 2010 chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm về đặc điểm lâm sàng, tổn thương mô bệnh học và kết quả điều trị ban đầu viêm thận lupus ở trẻ em dựa theo tổn thương mô bệnh học và phác đồ điều trị mới của bệnh viện Nhi trung ương. Mặc dù thời gian nghiên cứu và theo dõi ngắn nhưng kết quả sơ bộ cho thấy tuổi, giới, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ban đầu không khác nhiều so với các tác giả ở các nước phát triển [24],[25]. Chúng tôi đặt vấn đề phải chăng nhờ có sinh thiết thận và áp dụng các phác đồ điều trị mới mà LN ở trẻ em có tiên lượng khả quan hơn?. Vì vậy cần có một nghiên cứu với thời gian theo dõi đủ dài để đánh giá đúng mức LN ở trẻ em Việt Nam Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ở trẻ em” với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm thận lupus ở trẻ em. 2. Đối chiếu giữa tổn thương mô bệnh học viêm thận lupus với một số triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. 3. Đánh giá kết quả điều trị viêm thận lupus ở trẻ em.

Ngày đăng: 07/04/2018, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w