1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh quảng bình (tt)

16 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN HOÀNG HẢI ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ H

Trang 1

THỪA THIÊN HUÊ, NĂM 2016

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

i

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN HOÀNG HẢI

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG

BÌNH

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ VĂN TIN Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

ii

THỪA THIÊN HUÊ, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Họ tên tác giả

Phan Hoàng Hải

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

iii

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Tin đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quí thầy, cô trong Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Huế đã cung cấp kiến thức và tài liệu quý báu Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và các phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô, chú lãnh đạo và chuyên viên các Sở, Ban ngành của tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài và giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa, điều tra phục vụ đề tài

Cuối cùng, xin cám ơn bạn bè và người thân đã nhiệt tình ủng hộ, động viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn và là nguồn động lực cần thiết để tôi hoàn thành

đề tài luận văn này

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 9 năm 2016

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

1

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 7

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

7 Cấu trúc luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 14

1.2 Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên 21

1.2.1 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên 21

1.2.2 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên 22

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH 29

2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình và du lịch tỉnh Quảng Bình 29

2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình 29

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

2

2.1.2 Khái quát về du lịch tỉnh Quảng Bình 39

2.2 Hiện trạng khai thác du lịch tỉnh Quảng Bình 42

2.2.1 Hoạt động kinh doanh du lịch 42

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất của ngành 43

2.2.3 Nguồn nhân lực du lịch 44

2.2.4 Vốn đầu tư 45

2.4 Phân tích các điểm du lịch tự nhiên ở Quảng Bình theo các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá 46

2.4.1 Điểm du lịch thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng 46

2.4.2 Điểm du lịch thuộc hệ thống hang động Tú Làn 52

2.4.3 Điểm du lịch tự nhiên khác 55

2.5 Kết quả đánh giá điểm du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH 68

3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp 68

3.2 Giải pháp phục vụ khai thác hợp lý các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 70

3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 70

3.2.2 Giải pháp về tổ chức và quản lý nhà nước về du lịch 71

3.2.3 Giải pháp về đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch 73

3.2.4 Giải pháp về kết cấu hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật 74

3.2.5 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch 74

3.2.6 Giải pháp liên kết, hợp tác vùng du lịch 77

3.2.7 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 77

3.2.8 Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 79

3.2.9 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC P1

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á

CHLB Cộng hòa liên bang

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSHT Cơ sở hạ tầng

CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật

DLTN Du lịch tự nhiên

ĐDL Điểm du lịch

GDP Tổng sản phẩm nội địa

GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh

IUOTO International Union of Official Travel Oragnization: Liên

hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành

IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên,

TNDLTN Tài nguyên du lịch tự nhiên

LHQ Liên hiệp quốc

PTTH Phát thanh truyền hình

VQG Vườn quốc gia

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

UNWTO World Tourism Organization: Tổ chức Du lịch Thế giới

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

4

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Trang Bảng 1.1 Trọng số các tiêu chí đánh giá 26

Bảng 1.2 Thang đánh giá thành phần của các tài nguyên du lịch tự nhiên 27

Bảng 1.3 Thang đánh giá tổng hợp 28

Bảng 2.1 Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm qua các giai đoạn 37

Bảng 2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1990 - 2015 37

Bảng 2.3 Tổng lượt khách và doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 42

Bảng 2.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2015 43

Bảng 2.5.Nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình 2011 - 2015 45

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ Trang Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá điểm du lịch tự nhiên 22

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình 30

Hình 2.2 Bản đồ các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 47

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ nét Tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch cũng như tới việc tổ chức lãnh thổ, hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch Tài nguyên du lịch cần được khai thác và sử dụng hiệu quả, thỏa mãn được các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau Để du lịch phát triển được bền vững thì việc đánh giá các điều kiện địa lý và tài nguyên là một việc làm cần thiết nhằm xác định được giá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch Thông qua việc đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai thác tài nguyên

sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và với từng loại hình du lịch

Quảng Bình là nơi tạo hoá để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu, du lịch sinh thái Quảng Bình có nhiều khu rừng nguyên sinh (có độ che phủ lớn nhất cả nước ) như vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch), khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve (Minh Hoá) Đặc điểm rừng tự nhiên của Quảng Bình là rừng nhiệt đới có giá trị du lịch sinh thái cao bởi sự đa dạng sinh học với các loài động vật quý hiếm và sinh cảnh tự nhiên đẹp của khu vực nhiệt đới Trong đó, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới ngày 5 tháng 7 năm 2003, có hệ thống các giá trị đặc biệt về địa chất, địa mạo và tính đa dạng địa chất cao có giá trị toàn cầu với nhiều cảnh quan kỳ vĩ và đặc sắc, sinh cảnh quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và chứa đựng nhiều loại động, thực vật đặc hữu được ghi vào sách đỏ Việt Nam và Thế giới

Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ thống hang động kỳ vĩ được mê ̣nh danh là "Vương quốc hang đô ̣ng " nơi tiềm ẩn nhiều điều mới la ̣ và hấp dẫn như

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

6

Hang Phong Nha, Hang Tiên Sơn, Hang Tối, Hang Én, Hang Vòm, hang Thung Đặc biệt là động Phong Nha thực sự nổi bật với chiều dài khảo sát gần 8 km, chủ yếu là sông ngầm và được đánh giá là mô ̣t trong những cảnh quan đe ̣p nhất với các đặc trưng: Có sông ngầm đẹp nhất , có cửa hang cao và rộng nhất , có hồ nước ngầm

đe ̣p nhất, có hang khô rộng và đẹp nhất , có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, là hang nước dài nhất

Thêm nữa, Quảng Bình còn có nhiều cảnh quan hấp dẫn du lịch như vùng Đèo Ngang, đèo Lý Hoà; suối nước khoáng nóng Bang v ới nhiệt độ trên 1050C tại

lỗ phun thích hợp với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bê ̣nh

Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với các bãi biển đặc sắc cùng những đồi cát trắng, những rừng phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp, bãi cát bằng phẳng, nước sạch và không khí trong lành, dài từ 3 - 7 km có sức chứa tới hàng vạn khách du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển, có giá trị để phát triển thành các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao Tiêu biểu là: Nhật Lệ - Quang Phú, Mỹ Cảnh - Bảo Ninh, Lý Hoà - Đá Nhảy, Hải Ninh Ngư Hoà Cùng với những bãi biển đẹp, Quảng Bình còn có 4 con sông lớ n: Sông Roòn, sông Gianh, sông Dinh

và sông Nhật Lệ Có vịnh nước sâu Hòn La có độ sâu 15m, xung quanh có nhiều đảo nhỏ như Hòn Nồm, Hòn Chùa, Hòn Cọ, Đảo chim và bãi san hô trắng rộng hàng nghìn hecta ở phía Bắc, có nhiều giá trị cao đối với phát triển du lịch

Tuy nhiên, những năm qua hoạt động du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lượng khách đến Quảng Bình không có sự tăng trưởng mạnh Tình trạng môi trường du lịch bị xâm hại còn diễn ra, nhất là tình trạng ăn xin, chèo kéo, đu bám khách để bán hàng hoá Vấn đề môi trường như: rác, nước thải ở đô thị

và một số tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được thu gom, xử lý một cách

có hiệu quả Bên cạnh đó, sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tuy đã có cải thiện so với trước nhưng chưa theo kịp tốc độ phát triển du lịch của tỉnh, đã và đang tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và hình ảnh du lịch của tỉnh

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên

phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình” nhằm đề xuất định hướng phát triển

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

7

ngành trên cơ sở phát huy thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh chung, nâng cao

sức hấp dẫn du lịch Quảng Bình

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu

Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điểm du lịch tự nhiên nhằm đề xuất các

giải pháp khai thác hợp lý phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá các điểm du lịch tự nhiên

- Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình

- Đánh giá tổng hợp các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình phục vụ phát triển du lịch

- Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch tự nhiên ở tỉnh

Quảng Bình và đề xuất giải pháp khai thác phù hợp

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Về không gian

Địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.2 Về thời gian

Nghiên cứu thực trạng đến năm 2015

4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Thế giới

Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực Du lịch và ngành địa lí du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới với nhiều góc độ và mức

độ khác nhau

Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch của Poser (1939), Christaleer (1955) được tiến hành ở Đức năm 1930

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

8

Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973)

Đó là các nguồn tài liệu bổ ích, những kinh nghiệm thực tiễn quý báu về lĩnh vực khai thác tài nguyên du lịch trên thế giới

4.2 Việt Nam

Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch nói chung và vấn đề đánh giá tiềm năng du lịch nói riêng ngày càng được chú trọng

Về phương diện địa lí du lịch có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả như: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương

Các công trình nghiên cứu đáng chú ý như:

+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm

Vũ Tuấn Cảnh 1995)

+ Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990 - 1992) và một số công trình dưới dạng sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ

Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997)

+ Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương chủ biên, 2001)

+ Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, 2001)

+ Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến 2005)

+ Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ

biên (2000)

Các công trình có vai trò nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi

cả nước dưới góc độ địa lí Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, báo cáo trong các hội thảo về du lịch của các địa phương với sự tham gia của các nhà khoa học địa lí, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước nói về vấn đề khai thác và phát triển du lịch

4.3 Quảng Bình

Về các đề tài nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình có một số tác giả, bài báo, tạp chí như:

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

9

- Nguyễn Tú (2001), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội

- Nguyễn Tú (1997), Quảng Bình, nước non và lịch sử, NXB Sở Văn hóa

Thông tin Quảng Bình

- Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

- Nguyễn Minh Ánh, Thanh Ba, Trung Kiên, Ngọc Khương (2000), Quảng Bình nước non huyền diệu, NXB Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình (2001), Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình thời kỳ 2001 - 2010, Quảng Bình

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006 -2010” của sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình

- “Quảng Bình vẫy gọi bước chân khám phá” (số tháng 5 năm 2009), báo Du lịch Việt Nam

- “Món quà kỳ vỹ của thiên nhiên” (số tháng 11 năm 2008), báo Du lịch Việt Nam

- “Thám hiểm du lịch Phong Nha”, Thư viện Quảng Bình sản xuất năm 1998

- “Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận từ những chuyến đi” (Tháng 10 năm 2006, Tạp chí du lịch Việt Nam)

5 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm tổng hợp

Mỗi thành phần tự nhiên có quy luật và đặc thù riêng nhưng các thành phần

có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau một cách sâu sắc Chính sự thâm nhập tác động lẫn nhau giữa các thành phần đó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm quá trình sản xuất và phát triển Các yếu tố tự nhiên của Quảng Bình khá đa dạng, độc đáo và mang những nét đặc trưng riêng Tất cả những yếu tố đó

luôn luôn được xem xét và đánh giá trong mối quan hệ tổng thể

5.1.2 Quan điểm hệ thống

Hệ thống du lịch lãnh thổ là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 06/04/2018, 23:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w