1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHỦ đề NITƠ và PHOTPHO

30 548 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Biết được:

  • Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6.8 gam một hợp chất của photpho thu đuoc 14.2 gam P2O5 va 5.4 gam H2O.Cho sản phẩm thu được vào 50 gam dung dich NaOH 32 % 

  • a. Tìm công thức hợp chất đó 

  • b. Tìm nồng độ % dung dịch muối thu được

Nội dung

GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN CHỦ ĐỀ ĐƠN CHẤT NITO PHOTPHO: 1. Tên chủ đề dạy học: ĐƠN CHẤT NITƠ VÀ PHOTPHO. 2. Mục tiêu dạy học. 2.1. Kiến thức. 2.1.1.Kiến thức hoá học Biết được: Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp . Hiểu được: Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2). 2.1.2. Kiến thức sinh học Vai trò sinh lí của nguyên tố N trong cây trồng. Vai trò sinh lí của P trong cơ thể sống 2.1.3. Kiến thức môn địa lí Một số đặc điểm về khí hậu nhiệt đới, đất trồng của nước ta. 2.1.4. Kiến thức môn văn học Kiến thức về ca dao dân gian Kiến thức về văn học Việt Nam thời trung đại 2.1.5. Kiến thức môn lịch sử Sự kiện về bức ảnh “Em bé Napalm” trong giai đoạn đế quốc Mĩ thực hiện chiến dịch “ Việt Nam hoá chiến tranh” và “ Đông Dương hoá chiến tranh” trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1972. Việc sử dụng bom trong các cuộc chiến tranh 2.1.6. Kiến thức môn GDCD GD chống mê tín dị đoan GD tinh thần yêu chuộng hoà bình GD bảo vệ môi trường 2.2. Kĩ năng: 2.2.1. Kĩ năng hoá học: Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ và photpho Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học. Làm một số bài tập hoá học định tính và định lượng liên quan. 2.2.2. Kĩ năng sinh học:Vận đụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tế, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. 2.2.3.Kĩ năng văn học: Đọc, hiểu, phân tích ca dao, đoạn thơ 2.2.4. Kĩ năng địa lí: Nhận biết đặc điểm một số đất, một số loại khí hậu. 2.2.5. Kĩ năng lịch sử: Phân tích hình ảnh lịch sử để rút ra kiến thức. 2.3. Thái độ: Tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác trong học tập. Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh. Yêu thích bộ môn Hoá học và cá bô môn có liên quan Tích cực vận dụng các kiến thức có sẵn của các môn để giải thích các hiện tượng về quang hợp. 2.4. Định hướng năng lực được hình thành Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng CNTT Năng lực chuyên biệt: Tính toán hoá học, sử dụng ngôn ngữ hoá học, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn, thực hành hoá học. 3. Đối tượng dạy học của dự án Đối tượng dạy học của dự án là học sinh. Số lượng: 36 em. Số lớp thực hiện: 1 Dự án mà tôi thực hiện là 2 tiết hoá học lớp 11 đồng thời có thể áp dụng giảng dạy cho tất cả đối tượng học sinh khối 11. 4. Ý nghĩa của dự án Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.

Ngày đăng: 04/04/2018, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w