1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM xã hội về AN TOÀN sức KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH xây DỰNG ở VIỆT NAM

32 936 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 76,21 KB
File đính kèm 25.rar (72 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân (khoảng 13,5%) và lực lượng lao động chiếm khoảng 10% trong tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, đây là một trong những ngành sản xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong ngành này cũng rất phức tạp và khó khăn bởi đây là ngành công nghiệp đa ngành nghề từ sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá, cát sỏi, sắt thép, đồ dùng nội thất...) đến thi công, lắp đặt bảo dưỡng công trình… với đủ các lĩnh vực (lắp ráp, thiết bị, máy móc, điện, nước, thông gió...); Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn; Điều kiện và môi trường lao động đa dạng, phức tạp như làm việc trên cao, dưới nước, trên bộ, trong đường hầm... Luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến TNLĐ và BNN. Ngành xây dựng là ngành đứng đầu trong danh sách ngành gây tai nạn lao động lớn nhất. Theo số liệu được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố năm 2016, cả nước xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 8.251 người bị nạn, trong đó có 862 người chết, 1.952 người bị thương nặng. Trong đó, ngành xây dựng để xảy ra nhiều vụ nhất, chiếm gần 24% tổng số vụ và gần 25% tổng số người chết. Vấn đề AT,SKLĐ luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ ràng trong Bộ Luật lao động (LĐ) và Pháp lệnh bảo hộ LĐ. Có thể khẳng định rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề AT,SKLĐ là khá chặt chẽ, phần lớn phù hợp với quy định quốc tế. Tuy nhiên, ngành xây dựng mặc dù cũng nhận được sự quan tâm cũng như thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong việc bảo đảm AT,SKLĐ cho NLĐ những vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận này. Bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong an toàn, sức khỏe lao động Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động ngành xây dựng ở Việt nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực hiện tốt TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ

Ngày đăng: 04/04/2018, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Những khó khăn và biện pháp đối phó với các vấn đề về bảo hộ lao động trong nhành xây dựngNguồn:http://www.moc.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=26808&folderId=48304&name=29042 Link
5. An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao ở Việt Nam Nguồn: https://baomoi.com/atvsld-trong-cac-nganh-co-nguy-co-cao-o-viet-nam/c/10561844.epi Link
6. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về ATVSLĐ hiện nay Nguồn: https://baomoi.com/atvsld-trong-cac-nganh-co-nguy-co-cao-o-viet-nam/c/10561844.epi Link
7. Ngành xây dựng tiếp tục dẫn đầu về số tai nạn lao độngNguồn: http://baodautu.vn/nganh-xay-dung-tiep-tuc-dan-dau-ve-so-tai-nan-lao-dong-d62392.html Link
8. Bộ Lao động- Thương binh xã hội: Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường cho người lao động ở các doanh nghiệp Việt NamNguồn: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20889 Link
9. Cổng thông tin Bộ xây dựng: Bộ Xây dựng tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017Nguồn: http://www.xaydung.gov.vn/en/web/guest/tin-noi-bat/-/tin-chi- Link
1. TS. Lê Thanh Hà. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn/Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 109/ 2006 Khác
2. Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam (Bộ luật lao động số 35- L/CTN ban hành ngày 5/7/1994; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động số 35/2002/QH10 ngày 19/4/2002 và số 74/2006/QH11 ngày 12/12/2006) Khác
3. TS. Lê Thanh Hà (Chủ nhiệm). Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài cấp Bộ mã số CB 2007-01-04 của Bộ LĐ-TB-XH. Hà Nội, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w