A. MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển vừa tròn 30 năm. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoàn thiện, đổi mới và sáng tạo không ngừng trong nhận thức, tư duy, lý luận và thực tiễn Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước. V. Liên hệ với thực tế tỉnh Đăk Lăk Tình hình kinh tế Với nét đặc trưng, giàu bản sắc về văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2005 2010 đạt 12,1%năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2010 tổng GDP đạt 12.810 tỉ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, bình quân đạt 23,94%năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% (theo tiêu chí cũ). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 29.436 tỉ đồng, bằng 31,8% GDP, tăng 28,46% so với kế hoạch. Các chương trình, đề án đầu tư phát triển kinh tế xã hội ngày càng có trọng tâm, trọng điểm hơn, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn. Riêng năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13%; thu ngân sách trên 3.500 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người đạt trên 21,5 triệu đồngnăm. Bên cạnh việc chú trọng chăm lo phát triển kinh tế xã hội, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trong tỉnh luôn được Đảng bộ quan tâm đặc biệt. Quán triệt và nhận thức sâu sắc các quan điểm cơ bản của Đảng về nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xác định văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 2010” đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội”.Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã đề ra những chủ trương, chính sách, chương trình, giải pháp về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nền văn hóa Việt Nam, đồng thời để triển khai thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, thời gian tới Đắk Lắk sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phải đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật vào nghị quyết, các chương trình, kế hoạch hành động để tổ chức thực hiện. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, cần kế thừa, chọn lọc và phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp, đấu tranh bài trừ các sản phẩm văn hóa, loại hình văn hóa độc hại, văn hóa lai căng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.