1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

188 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Thứ hai, luận án đưa ra cách hiểu mới về nội hàm LKKT vùng là liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên vùng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh các nghiên cứu trước thường quan niệm nội h

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học kinh tế quốc dân

Trường đại học kinh tế quốc dân

Chuyên ngành: kinh tế phát triển kinh tế phát triển kinh tế phát triển

Trang 2

Hµ Néi - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Phí Thị Hồng Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được luận án này, tôi đã được Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ban lãnh đạo Khoa kế hoạch và Phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tham gia và hoàn thành chương trình học tập; Viện Đào tạo Sau đại học, các giảng viên, cán bộ các phòng ban chức năng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; các nhà khoa học, các cán bộ chuyên viên Vụ Kinh tế địa phương và Vùng lãnh thổ Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch và Tài chính - Bộ Nông nghiệp, Sở Văn Hoá - Thể Thao - Du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội Lữ hành Đà Nẵng…giúp đỡ Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành về tất cả sự giúp đỡ này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Ngô Thắng Lợi đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp tại Khoa Kế hoạch và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã ủng hộ, góp ý, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện

và hoàn thành luận án

Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong thời gian vừa qua

Tác giả

Phí Thị Hồng Linh

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG 13

1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 13

1.1.1 Về nội hàm liên kết kinh tế vùng 13

1.1.2 Tiêu chí đo lường liên kết kinh tế vùng 17

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng 20

1.2 Các nghiên cứu trong nước 22

1.2.1 Nội hàm LKKT vùng 22

1.2.2 Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế vùng 25

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng 28

1.3 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 30

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 34

2.1 Cơ sở lý luận liên kết kinh tế vùng 34

2.1.1 Vùng và liên kết kinh tế vùng 34

2.1.2 Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm 41

2.2 Khung nghiên cứu liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm 51

2.2.1 Các yêu cầu đặt ra với liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm 51

2.2.2 Nội dung và hình thức (mô hình) liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm 52 2.2.3 Đánh giá liên kết kinh tế vùng 58

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm 63

2.3 Kinh nghiệm thực hiện liên kết kinh tế vùng của một số nước 66

2.3.1 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên cụm liên kết ngành của Nhật Bản 66

2.3.2 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên cụm liên kết ngành của Hàn Quốc 69

2.3.3 Thực hiện liên kết kinh tế vùng dựa trên chuỗi giá trị của Thái Lan 73

2.3.4 Những kết luận rút ra từ các mô hình liên kết kinh tế vùng trong thực tiễn 75

Tiểu kết chương 2 76

Trang 6

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 77 3.1 Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 77

3.1.1 Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 77 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2011-2016 78

3.2 Thực trạng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 82

3.2.1 Đo lường tổng quát mức độ liên kết kinh tế toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 82 3.2.2 Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung liên kết kinh tế vùng trong một số ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 86 3.2.3 Thực trạng đảm bảo các yêu cầu của liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 99

3.3 Đánh giá liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và nguyên nhân 105

3.3.1 Các kết quả đạt được trong liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 105 3.3.2 Những hạn chế trong liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 105 3.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 107

Tiểu kết chương 3 122 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT KINH

TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 123 4.1 Các căn cứ định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng KTTĐ miền Trung 123

4.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 123 4.1.2 Mục tiêu phát triển vùng KTTĐ miền Trung đến 2020, tầm nhìn đến 2030 127 4.1.3 Mục tiêu liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 127

4.2 Quan điểm và định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 128

4.2.1 Quan điểm tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 128 4.2.2 Định hướng tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 130 4.2.3 Đề xuất một số mô hình liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 132

4.3 Một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 134

4.3.1 Đổi mới tư duy và nhận thức về liên kết kinh tế vùng 135 4.3.2 Hoàn thiện các điều kiện thực hiện liên kết kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung 136 4.3.3 Hoàn thiện khung pháp lý thực hiện liên kết kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm 140

Trang 7

4.3.4 Hoàn thiện bộ máy điều phối vùng 142

4.3.5 Tăng cường các chính sách khuyến khích liên kết kinh tế vùng 146

4.4 Kiến nghị 148

Tiểu kết chương 4 150

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 153

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu BĐS : Bất động sản CBCT : Chế biến chế tạo CLKN : Cụm liên kết ngành CNH : Công nghiệp hoá ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu công nghiệp

KKT : Khu kinh tế KPH : Khu phức hợp KTTĐ : Kinh tế trọng điểm LKKT : Liên kết kinh tế NCS : Nghiên cứu sinh NGTK : Niên giám thống kê NSLĐ : Năng suất lao động PTBV : Phát triển bền vững

TT Huế : Thừa Thiên Huế

VA : Giá trị gia tăng VHTTDL : Văn hoá, Thể thao, du lịch

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương 8

Bảng 2.1: Các nội dung liên kết kinh tế 54

Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá LKKT vùng KTTĐ 62

Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của Vùng KTTĐ miền Trung phân theo địa phương (năm 2016) 78

Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn của các vùng KTTĐ 80

Bảng 3.3: Cơ cấu GTGT vùng KTTĐ miền Trung 81

Bảng 3.4: GRDP/người các năm vùng KTTĐ miền Trung 83

Bảng 3.5: Toạ độ địa lý các địa phương vùng KTTĐ miền Trung 83

Bảng 3.6: Chỉ số Moran (I) vùng KTTĐ miền Trung tính theo GRDP/người 84

Bảng 3.7: Các đơn vị kinh doanh du lịch 3 địa phương 88

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện liên kết ngang của doanh nghiệp du lịch 3 địa phương 89

Bảng 3.9: Tổng hợp LKKT trong lĩnh vực du lịch 91

Bảng 3.10: Nguyên nhân chưa thực hiện liên kết của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch 91

Bảng 3.11: Số tàu đánh bắt xa bờ tham gia tổ đội đoàn kết năm 2016 93

Bảng 3.12: Tổng hợp thực hiện các nội dung liên kết của ngư dân 97

Bảng 3.13: Nguyên nhân tác động đến việc ngư dân tham gia liên kết 98

Bảng 3.14: Số dự án và lượng vốn FDI còn hiệu lực vủa vùng tính đến 31/12/2016 101 Bảng 3.15: Mật độ kinh tế các vùng KTTĐ Việt Nam (tính theo GRDP) 102

Bảng 3.16: Năng suất lao động của vùng KTTĐ miền Trung theo giá hiện hành 104

Bảng 3.17: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô vốn 110

Bảng 3.18: Quy mô lao động và trình độ lao động vùng KTTĐ miền Trung 112

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu 5

Hình 2.1: Chuỗi giá trị doanh nghiệp của M.Porter 43

Hình 2.2: Chuỗi giá trị giản đơn 44

Hình 2.3: Mô hình cụm nối mạng 56

Hình 2.4: Mô hình cụm trung tâm 57

Hình 2.5: Mô hình cụm vệ tinh 57

Hình 2.6: Mô hình cụm nhà nước tổ chức 58

Hình 2.7: Bản đồ 5+2 vùng liên kết ngành của Hàn Quốc 70

Hình 2.8: Cụm đóng tàu Gyeonanam, Hàn Quốc 71

Hình 2.9: Khung nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ 76

Hình 3.1: Bản đồ địa lý vùng KTTĐ miền Trung 77

Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế các vùng KTTĐ giai đoạn 2011-2016 79

Hình 3.3: Thu nhập bình quân đầu người các vùng KTTĐ cả nước 82

Hình 3.4: Mô hình CLKN du lịch 87

Hình 3.5: Chuỗi giá trị khai thác thuỷ sản 92

Hình 3.6: VA/GO của vùng và VA/GO công nghiệp vùng KTTĐ miền Trung 103

Hình 3.7: Tốc độ tăng NSLĐ, GRDP và GRDP/người 104

Hình 4.1: Mô hình thực hiện liên kết kinh tế vùng của doanh nghiệp 133

Hình 4.2: Mô hình thực hiện liên kết kinh tế vùng trong sản xuất nông nghiệp 134

Hình 4.3: Bộ máy tổ chức điều phối vùng KTTĐ 144

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, không gian kinh tế vùng và liên kết vùng đã khá phát triển, được coi trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế vùng, liên kết kinh tế (LKKT) vùng được phát triển mạnh mẽ trên nhiều cấp độ: nội vùng, giữa các vùng trong một nước, giữa các vùng của các nước nhau Chủ thể tham gia LKKT vùng cũng rất đa dạng: giữa chính quyền của các vùng để tạo ra khung khổ thể chế chính sách chung; giữa nông dân với nhau nhằm tạo ra các tổ chức kinh tế hợp tác liên vùng; giữa các doanh nghiệp để tạo ra sự kết nối các chuỗi giá trị vùng, khu vực và toàn cầu… Liên kết mang lại cho các chủ thể những cơ hội phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững, ngược lại sự thiếu liên kết

có thể gây ra không ít khó khăn trong quá trình phát triển

Ở Việt Nam, vấn đề LKKT vùng, đặc biệt là LKKT vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) cũng đã được quan tâm trong những năm gần đây Rất nhiều các diễn đàn, các hội thảo đã được tổ chức như Hội thảo về Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn kinh tế miền Trung hàng năm… và có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để tăng cường LKKT trong các vùng Riêng với các

vùng KTTĐ, “Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát

triển các vùng KTTĐ” đã được Chính phủ ban hành lần đầu từ năm 2004 và được điều chỉnh nhiều lần Tuy nhiên thực tế, LKKT ở các vùng nói chung và các vùng KTTĐ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới sự phát triển của các vùng chưa tương xứng với tiềm năng

Đối với vùng KTTĐ miền Trung, là một trong ba vùng KTTĐ được hình thành đầu tiên của cả nước, có nhiều tiềm năng để phát triển và được xác định là hạt nhân tăng trưởng và là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho miền Trung mà còn lan toả tới vùng Tây Nguyên, song do sự hạn chế trong LKKT nhất là LKKT nội vùng đã dẫn tới sau 20 năm hình thành và phát triển, vùng KTTĐ miền Trung vẫn đang là vùng “trũng” về phát triển kinh tế, số liệu thống kê cho thấy: (i) hiệu quả kinh tế của vùng thấp (mật độ kinh tế của vùng năm 2016 là 10,46 tỷ đồng/km2 so với 13,59 tỷ đồng/km2 của cả nước, tỷ lệ VA/GO của vùng chưa đến 30%) do việc các tỉnh thành đều có những ưu thế như nhau lại không liên kết với nhau dẫn tới các hoạt động kinh tế trên vùng không tận dụng được lợi thế so sánh làm cho

Trang 12

hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp; (ii) việc chạy đua thu hút đầu tư tưởng như sẽ tăng

sự hấp dẫn của vùng nhưng thực tế lại làm cho thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn (năm 2016 vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào vùng chỉ chiếm khoảng 6,12% so với tổng FDI vào các vùng KTTĐ); (iii) sự thiếu liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh làm cho các ngành thiếu năng lực cạnh tranh, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư (chỉ có ngành du lịch, kho bãi và xây dựng là có thương số vùng lớn hơn 1)… Chính vì vậy, đến nay vùng KTTĐ miền Trung vẫn chưa đảm bảo được các yêu cầu của một vùng KTTĐ: tổng sản phẩm của vùng mới chỉ đóng góp khoảng 6,51% tổng GDP của

cả nước, thấp nhất trong 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc Bộ đóng góp khoảng 18,9%, vùng KTTĐ phía Nam khoảng 43%, vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Sửu Long (ĐBSCL) khoảng 7%) Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người vùng KTTĐ miền Trung cũng chỉ đạt 45,48 triệu đồng/người, trong khi đó vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 67,06 triệu đồng/người, vùng KTTĐ phía Nam đạt 99,1 triệu đồng/người

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu liên kết kinh tế

thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến LKKT vùng KTTĐ và xây dựng khung nghiên cứu của luận án; đánh giá một cách đầy đủ, chính xác những điểm đạt được, những vấn đề còn hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong LKKT của vùng trong thời gian qua; trên cơ sở

đó đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng cũng như giải pháp cần thực hiện để tăng cường LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của LKKT vùng KTTĐ, luận án vận dụng vào nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ miền Trung từ đó tìm ra những giải pháp để tăng cường LKKT trong vùng

Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án là:

1 Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ gồm: nội hàm của LKKT vùng, các yêu cầu đặt ra đối với LKKT vùng KTTĐ, các tiêu chí đánh giá LKKT vùng KTTĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng KTTĐ

2 Chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung thời gian qua và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó

3 Đưa ra được quan điểm, định hướng tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung và các giải pháp cần được thực hiện để tăng cường LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung thời gian tới

Trang 13

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu LKKT trong vùng KTTĐ miền Trung

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian:

Luận án nghiên cứu vùng KTTĐ miền Trung theo quyết định số TTg và 1874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm 5 địa phương là Thừa Thiên Huế (TT Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định

148/2004/QĐ-LKKT vùng không chỉ diễn ra trong phạm vi một vùng (148/2004/QĐ-LKKT nội vùng) mà có thể vượt ra khỏi ranh giới vùng tạo nên sự gắn kết giữa vùng với bên ngoài (LKKT liên vùng) Tuy nhiên, theo quan điểm của NCS, LKKT nội vùng là nền tảng, khi LKKT nội vùng được đẩy mạnh sẽ tạo điều kiện cho LKKT liên vùng, đặc biệt thực tế LKKT nội vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, trong luận án này, NCS xác định phạm vi nghiên cứu LKKT trong nội vùng KTTĐ miền Trung, LKKT liên vùng sẽ là những nghiên cứu tiếp theo

Về thời gian: Phần thực trạng luận án nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ miền Trung tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến nay và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2030

Về nội dung:

LKKT có nhiều nội dung như liên kết phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết thu hút đầu tư, liên kết trong hoạt động kinh tế… trong đó có thể thấy liên kết trong hoạt động kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh đóng vai trò cốt lõi của LKKT vùng, là nội dung đảm bảo cho LKKT vùng chặt chẽ và bền vững Vì vậy, luận án đi sâu nghiên cứu LKKT vùng từ góc độ là liên kết các hoạt động kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp, các cá nhân) trên địa bàn vùng, xuất phát từ các nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động Các nội dung liên kết từ phía nhà nước được nghiên cứu dưới góc độ là các yếu tố ảnh hưởng

Luận án sử dụng liên kết trong các ngành du lịch, khai thác thuỷ sản và công nghiệp chế tạo làm điển hình nghiên cứu vì đặc điểm sản xuất của ba lĩnh vực này thể hiện rõ tổ chức liên kết, đồng thời đây cũng là các lĩnh vực chi phối mạnh đến phát triển kinh tế của vùng

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Giả thuyết của đề tài luận án

Nếu LKKT vùng được tăng cường sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các chủ thể cũng như của toàn vùng từ đó thúc đẩy sự phát triển của vùng và ngược lại

4.2 Phương pháp tiếp cận

Luận án tiếp cận nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn Dựa trên tổng quan các nghiên cứu về lý luận và nghiên cứu thực tiễn thực hiện LKKT vùng ở một số quốc gia, luận án sẽ xây dựng khung nghiên cứu về LKKT vùng trong vùng KTTĐ

Luận án kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích và đánh giá thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung Trong đó, nghiên cứu định tính được

sử dụng trong các nội dung: phân tích thực hiện các nội dung LKKT vùng trong ba trường hợp điển hình gồm: cụm liên kết ngành (CLKN) ngành du lịch (trường hợp cụm du lịch 3 địa phương TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam), chuỗi giá trị thuỷ sản khai thác và CLKN chế tạo (THACO Chu Lai) và trong phân tích thực hiện các yêu cầu LKKT vùng KTTĐ Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong tính toán chỉ số tổng hợp đo lường mức độ LKKT vùng bằng chỉ số Moran (I) (cụ thể được trình bày ở chương 2 của luận án)

4.3 Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu LKKT vùng nêu trên trên, để đạt được các mục tiêu đề ra quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành như sau:

Luận án tổng quan các nghiên cứu trước nhằm hình thành khung lý thuyết về LKKT vùng KTTĐ Dựa trên khung lý thuyết này, luận án sẽ phân tích thực trạng LKKT ở vùng KTTĐ miền Trung Trên cơ sở các phân tích thực trạng, luận án rút ra các kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung và các nguyên nhân của các hạn chế Từ đó luận án sẽ đề xuất các quan điểm, định hướng

và các giải pháp nhằm tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung Quy trình nghiên cứu này có thể được mô tả qua hình sau:

Trang 15

Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: NCS

4.4 Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu nghiên cứu

Để giải quyết được quy trình nghiên cứu ở trên, luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Cụ thể như sau:

Tổng quan nghiên cứu

Khung nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ

Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp tăng cường LKKT vùng

KTTĐ miền Trung

Trang 16

Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên); vùng KTTĐ miền Trung (TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); vùng KTTĐ phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Long An, Tiền Giang), vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,

Cà Mau) Ngoài ra, luận án sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ báo cáo của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trên vùng KTTĐ miền Trung và thông tin trên các trang web của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương trên vùng KTTĐ miền Trung Các nguồn cụ thể như sau:

* Niên giám thống kê (NGTK):

Hàng năm Tổng cục thống kê và Cục thống kê các địa phương đều tiến hành thống kê các số liệu cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế xã hội của cả nước và của các địa phương Luận án sử dụng các dữ liệu NGTK cung cấp các thông tin về:

- Các đặc điểm cơ bản của các địa phương như tổng diện tích tự nhiên, quy mô dân số, mật độ dân số

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (GO), tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), giá trị gia tăng (VA) của các địa phương và phân theo ngành kinh tế

- Số lượng các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, số tàu đánh bắt xa bờ của các địa phương thuộc vùng KTTĐ miền Trung

- Các số liệu về quy mô lao động và trình độ lao động

- Các số liệu về doanh nghiệp hoạt động

- Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng

- Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài Những dữ liệu chính này được trích nguồn từ NGTK 2016 của Tổng cục Thống kê và NGTK 2015, 2016 của Cục thống kê các địa phương Đây là các dữ liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các địa phương công bố vào năm 2017

* Báo cáo của các cơ quan, bộ ngành có liên quan:

Luận án sử dụng các báo cáo gồm Báo cáo Đánh giá kết quả hoạt động liên kết du lịch ba địa phương TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2016, báo cáo về hoạt động của Hội Lữ hành Đà Nẵng năm 2016, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện tái

cơ cấu nông nghiệp của TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…

Trang 17

* Các văn bản pháp luật của nhà nước:

Luận án sử dụng một số văn bản pháp luật chính gồm Hiến pháp sửa đổi năm

2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Ngân sách 2015, các quyết định số 20/2004/QĐ-TTg, 159/2007/QĐ-TTg, 2360/QĐ-TTg, 941/QĐ-TTg, 62/2013/QĐ-TTg, 80/2002/QĐ-TTg, các quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ miền Trung và Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội các địa phương vùng KTTĐ miền Trung

* Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân:

Các sách, giáo trình cả trong và ngoài nước; Các tài liệu liên quan đến LKKT vùng làm cơ sở lý luận và có những thông tin bước đầu phục vụ nghiên cứu; Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được xuất bản trên các tạp chí và đăng tải trên internet và thư viện điện tử để phục vụ cho đánh giá thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung

Các dữ liệu này được thu thập thông qua phương pháp phương pháp nghiên cứu tại bàn (tất cả các tài liệu đều được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo)

4.4.2 Dữ liệu sơ cấp:

Luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp từ khảo sát thực tế gồm:

(i) Phỏng vấn lãnh đạo các bộ ngành và cán bộ quản lý các ngành thuộc các địa phương trên vùng để có thông tin cho việc nghiên cứu đánh giá mức độ liên kết, xem xét quan điểm của các bên liên quan đối với việc thực hiện liên kết, gợi ý cho việc đưa

ra giải pháp thực hiện LKKT vùng

(ii) Tham vấn ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp để đề xuất các giải pháp cho LKKT vùng KTTĐ miền Trung Các chuyên gia bao gồm các nhà quản lý cấp Trung ương và các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu hay giảng dạy để định hướng trong đề xuất mô hình liên kết và gợi ý giải pháp thực hiện

Luận án đã thực hiện thu thập các dữ liệu này như sau:

Trang 18

8

Bảng 0.1: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương

Họ và tên chuyên gia,

và thư điện tử

Tình hình thực hiện liên kết phát triển du lịch 3 địa phương TT Huế - Quảng Nam

- Đà Nẵng: các hoạt động liên kết phát triển du lịch 3 địa phương, những kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương thời gian qua và kế hoạch hợp tác trong thời gian tới

và thư điện tử

Hoạt động của Hội Lữ hành Đà Nẵng, gồm các nội dung: Các thành viên tham gia Hội Lữ hành, các hoạt động chính của Hội, liên kết của Hội Lữ hành Đà Nẵng với các Hội lữ hành Quảng Nam, TT Huế, các hoạt động hợp tác của Hội lữ hành Đà Nẵng với các Hội khác trong ngành du lịch (nhà hàng, dịch vụ lưu trú…) các địa phương trong và ngoài thành phố Đà Nẵng

và thư điện tử

Tình hình triển khai thực hiện mô hình tổ đội đoàn kết trên biển của tỉnh Quảng Ngãi, tình hình tiêu thụ thuỷ sản khai thác trên biển của ngư dân và các hoạt động hỗ trợ ngư dân đánh bắt trên biển của tỉnh Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Tiến Thắng Phỏng vấn cá nhân trực tiếp

Tình hình tổ chức khai thác và tiêu thụ thuỷ sản khai thác của 5 địa phương vùng KTTĐ miền Trung: về mô hình tổ chức khai thác thuỷ sản xa bờ, những thuận lợi

và khó khăn trong khai thác thuỷ sản xa bờ của ngư dân

Nguồn: NCS

Trang 19

(iii) Khảo sát các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên vùng nhằm cung cấp thông tin về liên kết giữa các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch

Để phỏng vấn các đối tượng này, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng Luận án thực hiện điều tra tại các khu vực tập trung hoạt động du lịch nhiều nhất của 3 địa phương các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn, đó là các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê (TP Đà Nẵng), Hội An, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Thành phố Huế (TT Huế) bằng cả hình thức phát bảng hỏi trực tiếp (112) và gửi thư điện tử (được thực hiện với các khách sạn, nhà nghỉ và các công ty lữ hành, gồm 308 địa chỉ) Tổng số phiếu phát ra là 420 phiếu, thu về 102 phiếu

Bảng hỏi gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất là các thông tin tổng quan về doanh nghiệp gồm địa chỉ, thời gian thành lập, lĩnh vực hoạt động chính, quy mô doanh nghiệp Phần thứ hai là thông tin hoạt động của doanh nghiệp, gồm các câu hỏi về sự hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác trong quá trình hoạt động Phần thứ ba gồm

các câu hỏi liên quan đến nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp (phụ lục số 07)

Mô tả mẫu điều tra:

Trong tổng số 102 phiếu điều tra thu về có 47,1% doanh nghiệp ở Đà Nẵng, 22,5% doanh nghiệp ở Quảng Nam và 30,4% doanh nghiệp ở TT Huế

Phân theo lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp: trong lĩnh vực du lịch một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau, trong luận án xác định lĩnh vực kinh doanh chính theo trả lời của các doanh nghiệp là lĩnh vực kinh doanh Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 15,7%; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú: 33,3%; cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển: 23,5%; công ty lữ hành: 27,5% Như vậy về cơ cấu doanh nghiệp điều tra gồm đủ các lĩnh vực kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, phù hợp để sử dụng làm mẫu nghiên cứu

Về cơ cấu doanh nghiệp theo thời gian thành lập: có 23,5% doanh nghiệp có thời gian thành lập trên 10 năm, 61,8% từ 5-10 năm và chỉ có 14,7% dưới 5 năm Kết quả điều tra này cho thấy mẫu điều tra tương đối tốt vì tỷ lệ các doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động tương đối cao

(iv) Điều tra ngư dân trên vùng là chủ tàu khai thác thuỷ sản: luận án khảo sát nhóm đối tượng này để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng liên kết giữa ngư dân trong quá trình khai thác và liên kết giữa ngư dân với các cơ sở chế biến thuỷ sản và các đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, nhằm làm rõ quan hệ LKKT trong lĩnh vực khai thác và tiêu thụ thuỷ sản khai thác trên vùng

Trang 20

Để phỏng vấn các đối tượng này, luận án cũng sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng bảng hỏi Địa bàn luận án điều tra là những nơi có nhiều tàu khai thác thuỷ sản nhất của các địa phương trong vùng, gồm các quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), Bình Sơn, Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Núi Thành (Quảng Nam), Hoài Nhơn (Bình Định), Phú Vang (TT Huế) Tổng số thu về 274 phiếu trả lời

Bảng hỏi gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất là một số thông tin ngư dân gồm địa chỉ, quy mô tàu, nhân lực, phần thứ hai là các thông tin về cách thức tổ chức đánh bắt của ngư dân gồm các câu hỏi về hoạt động đánh bắt, mua nhu yếu phẩm cần thiết cho quá trình đi khai thác, các dịch vụ hỗ trợ cho tàu trong quá trình khai thác, tiêu thụ sau khi khai thác Phần thứ ba gồm các câu hỏi liên quan đến quan điểm của ngư dân để

nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, tiêu thụ thuỷ sản (phụ lục số 08)

Trong tổng số 274 phiếu điều tra thu về hợp lệ, có 12,8% ở Huế, 13,9% ở Đà Nẵng, 23,7% ở Quảng Nam, 24,8% ở Quảng Ngãi và 24,8% ở Bình Định

Toàn bộ các phiếu điều tra thu về đều là các ngư dân có tàu >90CV, trong đó, 39,1% tàu có công suất >450CV, 60,9% tàu có công suất <450CV Như vậy, mẫu này hoàn toàn phù hợp cho nghiên cứu của luận án vì các tàu đều đánh bắt xa bờ

4.5 Phương pháp xử lý thông tin/dữ liệu

Sau khi thu thập được các thông tin/dữ liệu trên, luận án sẽ phân tích, xử lý các thông tin/dữ liệu này nhằm làm rõ các nội dung liên quan trong luận án, cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để xử lý các thông tin, dữ liệu

thứ cấp từ các nghiên cứu trước để hình thành khung lý thuyết về LKKT vùng KTTĐ miền Trung, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung LKKT và đảm bảo các yêu cầu của LKKT vùng KTTĐ miền Trung để đánh giá những kết quả và hạn chế trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung

- Phương pháp so sánh: sử dụng so sánh chuỗi và so sánh chéo Trong đó

so sánh chuỗi được sử dụng để phân tích xu thế LKKT vùng của KTTĐ miền Trung theo thời gian; so sánh chéo được sử dụng để phân tích các nội dung tương quan giữa vùng KTTĐ miền Trung với các vùng KTTĐ khác như vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam

- Phương pháp thống kê, mô tả: được sử dụng để xử lý các thông tin dữ liệu

thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung (các thông tin được xử lý bằng phần mềm excel)

Trang 21

5 Những đóng góp mới của luận án

Về lý luận:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu LKKT trong vùng theo cách tiếp cận: (i) liên kết lấy thị trường làm cơ sở, chính quyền các địa phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các liên kết; (ii) LKKT hướng tới mục tiêu: vùng KTTĐ phải thực sự trở thành các động lực tăng trưởng nhanh và hiệu quả

Thứ hai, luận án đưa ra cách hiểu mới về nội hàm LKKT vùng là liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên vùng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (các nghiên cứu trước thường quan niệm nội hàm LKKT vùng là liên kết thực hiện các nội dung phát triển vùng), bao gồm: (i) liên kết ngang - liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự nhau, (ii) liên kết dọc - liên kết giữa các chủ thể với các nhà sản xuất ở công đoạn trước hoặc nhà sản xuất ở công đoạn sau hình thành nên liên kết ngược và liên kết xuôi và (iii) liên kết giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Thứ ba, luận án đã chỉ ra liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp tồn tại các hình thức theo mức độ từ thấp đến cao đó là: (i) giao dịch thị trường thuần tuý, (ii) hợp đồng ngắn hạn, (iii) hợp đồng dài hạn và (iv) quan hệ cổ phần Liên kết giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh trên vùng sẽ hình thành nên các

chuỗi giá trị hay CLKN

Thứ tư, luận án đã xây dựng tiêu chí đánh giá liên kết sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và phương pháp đánh giá Cụ thể: (i) Hệ số Moran (I) đo lường tổng hợp mức độ LKKT toàn vùng; (ii) Các tiêu chí đánh giá cụ thể cho mức độ liên kết theo các nội dung (chấm điểm thực hiện các nội dung LKKT vùng trong một số ngành lĩnh vực); (iii) Tiêu chí đánh giá đảm bảo yêu cầu của liên kết (thương số vùng, quy

mô FDI, mật độ kinh tế, VA/GO, NSLĐ)

Về thực tiễn:

Thứ nhất, luận án đã phát hiện được những dấu hiệu bất cập trong LKKT ở vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm: (i) mức độ LKKT toàn vùng rất thấp; (ii) Các nội dung liên kết chưa được thực hiện đầy đủ, liên kết chủ yếu mang tính ngắn hạn; (iii) LKKT chưa thực sự xuất phát từ thị trường, vai trò thúc đẩy của chính quyền cũng chưa được thực hiện tốt; (iv) Năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực trên vùng vì thế còn thấp so với mục tiêu trở thành vùng động lực tăng trưởng của cả nước

Thứ hai, luận án xác định được 5 nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế

Trang 22

này: Tư duy nhận thức của các chủ thể về LKKT vùng còn khá hạn chế; các điều kiện

để thực hiện LKKT vùng chưa đầy đủ; thiếu khung pháp lý hoàn thiện; bộ máy điều phối phát triển vùng KTTĐ còn nhiều bất cập; và thiếu các chính sách khuyến khích

LKKT vùng

Thứ ba, luận án đã đề xuất mô hình LKKT vùng KTTĐ miền Trung Những mô hình được nhấn mạnh đó là: (i) mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra các CLKN, (ii) mô hình liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản nhằm hình thành

các chuỗi giá trị

Thứ tư, đề xuất 5 nhóm giải pháp tăng cường LKKT gồm: (i) Đổi mới tư duy của các chủ thể về LKKT vùng, (ii) Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện LKKT vùng, (iii) Hoàn thiện khung pháp lý cho LKKT vùng, (iv) Hoàn thiện bộ máy tổ chức điều phối vùng và (v) Tăng cường các chính sách thúc đẩy LKKT vùng

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, hệ thống lý thuyết vùng trong đó có vấn đề LKKT đã bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm 1950 Chính vì vậy có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện Trong luận án này chỉ tổng quan các nghiên cứu điển hình, có những ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nghiên cứu LKKT vùng Bao gồm:

1.1.1 Về nội hàm liên kết kinh tế vùng

Mặc dù đã được nghiên cứu từ rất lâu, tuy nhiên đến nay các quan niệm về LKKT vùng vẫn được tiếp cận theo các góc độ khác nhau, theo nghiên cứu của luận

án, có thể chia các quan niệm về LKKT vùng thành ba nhóm chính như sau:

Nhóm thứ nhất, LKKT vùng là kết nối các hoạt động kinh tế theo không gian

do tác động của hiệu ứng lan toả từ “vùng trung tâm” hay “cực tăng trưởng” đến các khu vực xung quanh

Cách tiếp cận này xuất phát từ nghiên cứu của Perroux, F (1955) với lý thuyết về

“cực tăng trưởng” Perroux cho rằng: “Tăng trưởng không xuất hiện ở mọi nơi và tất cả

cùng một lúc, nó xuất hiện ở các điểm hoặc các cực phát triển, với cường độ biến đổi, nó lan rộng theo các kênh khác nhau và với các hiệu ứng đầu cuối khác nhau cho toàn bộ nền kinh tế” Nghĩa là một số nơi có lợi thế hơn sẽ phát triển hơn những điểm còn lại trở

thành “cực tăng trưởng” từ đó phát ra các lực ly tâm và lực hướng tâm, do đó hình thành một tập hợp các LKKT giữa “cực tăng trưởng” với các khu vực xung quanh Trong nghiên cứu của mình, Perroux định nghĩa cực tăng trưởng là “không gian kinh tế trừu

tượng”, là “các trung tâm, hoặc các cực, các tâm điểm”, vì vậy ông quan niệm có sự khác biệt giữa không gian kinh tế và khu vực địa lý như một vùng hoặc một thành phố, theo ông các cực có thể là các công ty, các ngành công nghiệp hoặc các nhóm công ty

Xuất phát từ khái niệm “cực tăng trưởng” của Perroux (1955) nhưng Boudeville

(1966) đã đưa không gian địa lý vào không gian kinh tế của Perroux Ông xác định các khu đô thị chính là các cực tăng trưởng, là nơi tập trung một tập hợp các ngành công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ và đổi mới, phát triển các nguồn tài nguyên chủ đạo như quặng sắt hoặc các sản phẩm nông nghiệp từ khu vực xung quanh Sự tập trung của các ngành công nghiệp thường ảnh hưởng đến nền kinh tế của các khu vực địa lý bên ngoài khu vực trung tâm Như vậy, LKKT vùng được tạo ra

do sự tương tác giữa cực tăng trưởng với các vùng nằm trong ảnh hưởng của nó

Trang 24

Mô hình “trung tâm - ngoại vi” của Friedmann (1966) cũng tương đối thống nhất với quan niệm của Boudeville (1966) Ông chia quá trình phát triển trong không gian kinh

tế thành 4 giai đoạn: (i) Xã hội tiền công nghiệp với nền kinh tế địa phương gồm các đơn

vị có quy mô nhỏ, phân tán, các chủ thể kinh tế (dân cư và hàng hoá) có tính di động thấp;

(ii) Giai đoạn tập trung: nền kinh tế bắt đầu có sự tích tụ vốn và tăng trưởng từ các khu

vực ngoại vi vào khu vực trung tâm Sự dịch chuyển lao động liên vùng và cường độ thương mại tăng lên rất nhiều Tuy nhiên, lực lượng lao động hàng ngày vẫn còn không gian, vì sự di chuyển cá nhân của người dân vẫn còn hạn chế Ngoại vi hoàn toàn phụ thuộc vào trung tâm về chính trị và kinh tế Các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng

cao nhất nằm trong khu vực cốt lõi; (iii) Tăng trưởng kinh tế lan rộng khắp cả nước: giai

đoạn này các trung tâm tăng trưởng khác xuất hiện Nguyên nhân chính của việc phân rã

là thiếu nhân lực và giá cả leo thang trong vùng lõi Hơn nữa, sự phân rã các đơn vị kinh

tế và dân số (nơi ở) cũng diễn ra trong phạm vi khu vực đô thị: cường độ di chuyển hàng ngày cá nhân của người dân và khoảng cách giữa nơi làm việc và gia đình tăng lên Tuy

nhiên, sự tăng trưởng của các khu vực đô thị và ngoại vi từ xa tiếp tục giảm; (iv) Sự hội

nhập không gian của nền kinh tế và đạt được sự cân bằng: Friedmann tin rằng việc phân

bổ các hoạt động kinh tế cần đạt được sự cân bằng và cân bằng tối ưu Điều đó không có nghĩa là thương mại và tính di động của dân số sẽ giảm Ngược lại, xét về các lĩnh vực khác nhau chuyên về các chức năng nhất định, sẽ có sự phân công lao động giữa các vùng Một mô hình tích hợp cho thấy một phong trào theo chu kỳ của dân số chủ yếu là

do tuổi tác: nghiên cứu thanh niên ở các thành phố lớn, gia đình định cư ở ngoại ô, người cao tuổi tìm kiếm môi trường nông thôn giá rẻ và hòa bình

Tương tự với lý thuyết của các tác giả trên, Krugman, P (1991) đã khởi xướng lý

thuyết Địa Kinh tế Mới (NEG) với nghiên cứu “Lợi nhuận tăng dần và Địa kinh tế”

nhằm lý giải về sự tập trung công nghiệp và lao động theo vùng Sau đó nhóm tác giả Fujita, M, Krugman và Venables, A (FKV) (1999) tổng kết lý luận địa kinh tế mới trong

cuốn sách “Kinh tế không gian - Các thành phố, các vùng và thương mại quốc tế” để trả lời câu hỏi “Các hoạt động kinh tế diễn ra ở đâu và tại sao lại ở đó?” Theo nhóm tác giả

này, hầu hết các hoạt động kinh tế đều tập trung về phương diện địa lý và sự tập trung này

có thể tạo ra các khu vực có thị trường lớn, tập trung nhiều nhà sản xuất Nếu khu vực này

có sức hút đủ mạnh sẽ trở thành các “trung tâm kinh tế” do lực hướng tâm và các vùng xung quanh sẽ trở thành “ngoại vi” do lực ly tâm thông qua các cơ chế lan toả thông tin

Ngoài kiểu liên kết không gian nêu trên, có nhiều nghiên cứu tập trung vào liên kết giữa đô thị và nông thôn Chẳng hạn Douglass (1998) đã lập luận rằng phát triển nông thôn có thể đạt được tốt nhất bằng cách kết nối với phát triển đô thị ở cấp địa

Trang 25

phương Ông nhận ra rằng, quan hệ giữa nông thôn và đô thị được xem như là tăng cường lẫn nhau chứ không phải là mối quan hệ nhân quả một chiều Hay Davoudi và Stead (2002) thừa nhận rằng các vùng nông thôn và thành thị phụ thuộc lẫn nhau và được kết nối thông qua nhiều dòng chảy, bao gồm con người, vốn, hàng hoá, công nghệ và cả thông tin Trong đó, dòng người giữa đô thị và nông thôn có thể bao gồm lao động theo mùa làm việc của các doanh nghiệp nông nghiệp Các dòng vốn có thể là tiền thuê được thu được bởi các doanh nhân nông thôn, những người bán sản phẩm của

họ ngoài khu vực của họ Dòng hàng có thể là các sản phẩm và dịch vụ được phát triển

và sản xuất tại một địa điểm nông thôn nhưng được cung cấp ở khu vực thành thị Cuối cùng, luồng thông tin có thể bao gồm kiến thức, ý tưởng, thông tin chi tiết… có thể bắt nguồn từ một vị trí đô thị, nhưng có thể được sử dụng bởi các nhà sản xuất ở nông thôn OECD (2013) cũng khẳng định giữa khu vực thành thị và nông thôn kết nối với nhau thông qua nhiều loại liên kết khác nhau, bao gồm liên kết nhân khẩu học (dân

số, vốn con người, di dân), các giao dịch kinh tế và đầu tư, cung cấp lương thực, trao đổi hàng hoá tiện nghi và môi trường và phối hợp giữa các chính quyền

Nhóm thứ hai, LKKT là liên kết ngành và liên ngành xuất phát từ mối quan hệ nhu cầu đầu vào - đầu ra

Cách tiếp cận này bắt nguồn từ nghiên cứu của Hirschman (1958) Khi nghiên

cứu LKKT vùng ông đã sử dụng khái niệm “liên kết ngược” (backward linkages,

upstream linkages) và “liên kết xuôi” (forward linkages, downstream linkages) Ông

cho rằng liên kết ngược là do sự tăng trưởng của một tập hợp các ngành công nghiệp kích thích sự phát triển của các nhóm ngành khác, cung cấp nguyên liệu cho nó Chẳng hạn như khi một nhà máy thép được thành lập, sẽ kích thích nhu cầu phế liệu thép, than

đá và các hàng hoá có liên quan khác, do vậy, sản xuất các mặt hàng này sẽ tăng lên Đồng thời, liên kết xuôi là sự tăng trưởng của một số ngành công nghiệp là do sự tăng trưởng ban đầu của các nhà cung cấp nguyên liệu Ví dụ việc mở rộng ngành công nghiệp thép sẽ khuyến khích các nhà máy công nghiệp chế tạo máy móc, dụng cụ… bằng cách sử dụng thép làm đầu vào cơ bản của họ… Nghiên cứu này của Hirschman tạo điều kiện cho việc lựa chọn các hoạt động thông qua đó sẽ tạo ra tăng trưởng với sự mất cân bằng trong hệ thống, các ngành công nghiệp có mối liên kết tối đa phải được phát triển trước

Bên cạnh kiểu liên kết sản xuất nói trên, Hirschman còn đề cập đến kiểu liên kết trong tiêu dùng Tuy nhiên Hirschman cho rằng không giống như hiệu ứng tích cực trong liên kết sản xuất, liên kết tiêu dùng có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như

“sự suy tàn của các nghề thủ công khi thu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong

Trang 26

tiêu dùng” (Hirschman, 1977)

Khái niệm liên kết xuôi và liên kết ngược của Hirschman được mở rộng và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Nghiên cứu của Harthoorn, R và Wossink G (1987) về ảnh hưởng của ngành nông nghiệp đến các ngành công nghiệp trong nền kinh tế Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng bảng cân đối liên ngành I-O để tính toán các tác động ngược và xuôi của ngành nông nghiệp Hà Lan đối với gia tăng xuất khẩu nông sản

và tiêu dùng sản phẩm nông sản, bao gồm tất cả các tác động gián tiếp Nghiên cứu của Vogel, J.S (1994) về tác động của sự thay đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp đến việc thực hiện công nghiệp hoá của các quốc gia thông qua liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành còn lại trong nền kinh tế Cai, J và cộng sự (2006) cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành có liên hệ ngược và liên hệ xuôi trong nền kinh tế của Hawaii

Nhóm thứ ba, LKKT vùng là liên kết giữa các doanh nghiệp trong một không gian nhất định hình thành nên các kiểu liên kết như cụm, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài

Liên kết cụm được bắt nguồn từ nghiên cứu của Marshall (1890), với khái niệm

“quận công nghiệp” để mô tả sự tập trung của các doanh nghiệp công nghiệp và công nhân của họ trong một khu vực địa lý nhất định Sau đó, nhiều nhà kinh tế đã tiếp tục các nghiên cứu khẳng định lợi ích của tập trung công nghiệp theo địa lý như Henderson (1974) Henderson nhấn mạnh đến tác động lan toả tích cực giữa các doanh nghiệp tập trung trong một khoảng cách địa lý và việc hình thành cụm ngành giúp giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp Đến năm 1990, khi nghiên cứu tính cạnh tranh của các quốc gia thông qua mô hình kim cương M Porter (1990) cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc hình thành các cụm liên kết ngành (CLKN) Khái niệm CLKN đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, các học giả và các chính phủ Đến nay, các vấn đề liên quan đến CLKN vẫn tiếp tục được phát triển Tuỳ vào chiều sâu và mức độ phức tạp, CLKN có các dạng cấu trúc khác nhau Tuy nhiên, thông thường một CLKN bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng; các doanh nghiệp thượng nguồn (cung ứng đầu vào) và các doanh nghiệp hạ nguồn (sử dụng đầu ra); các nhà cung ứng chuyên biệt, các ngành liên quan, các thể chế hỗ trợ (cơ sở hạ tầng, đào tạo, tài chính…) Quá trình sản xuất sẽ tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm với nhau

và giữa các doanh nghiệp trong cụm với các doanh nghiệp ở ngoài cụm Từ đó tạo ra sự liên kết giữa các địa phương trong vùng Theo Koschatzky và Lo (2007), dựa theo phạm

vi không gian, CLKN có thể chỉ trong phạm vi một địa phương, một vùng và liên vùng

Ngoài các nghiên cứu về LKKT giữa các chủ thể trong một quốc gia, các nhà

Trang 27

nghiên cứu còn đề cập đến liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài dựa trên quan hệ đầu vào - đầu ra như trong Báo cáo về đầu tư toàn cầu của UNCTAD (2001) Theo báo cáo này, liên kết giữa các doanh nghiệp bao gồm 3 loại là liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết của doanh nghiệp với các đơn vị sự nghiệp Trong

đó liên kết ngang được thực hiện giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, liên kết dọc gồm liên kết ngược và liên kết xuôi dựa trên mối quan hệ về nhu cầu đầu vào - đầu ra trong quá trình sản xuất Ngoài ra UNCTAD (2001) còn đề cập đến các hiệu ứng lan toả từ liên kết doanh nghiệp như sự lan truyền các quy trình công nghệ, sự tràn lan trong thiết kế sản phẩm, ảnh hưởng do di chuyển nhân lực được đào tạo…

Cách phân nhóm tiếp cận trên đây cũng chỉ là mang tính chất tương đối vì xem xét liên kết giữa các chủ thể không thể tách rời yếu tố không gian Với quan niệm như vậy, có thể hiểu LKKT vùng bao gồm liên kết giữa các chủ thể kinh tế của vùng và các thành tố trong không gian vùng

1.1.2 Tiêu chí đo lường liên kết kinh tế vùng

Cùng với những quan điểm khác nhau thì LKKT vùng cũng được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau Trong đó, một số tiêu chí được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng gồm:

Thứ nhất, đo lường LKKT vùng thông qua tiêu chí mối quan hệ giữa các ngành được tính toán dựa trên mô hình I-O

Trong đó, đánh giá LKKT dựa trên mô hình I-O được khá nhiều tác giả sử dụng Bảng I-O lần đầu tiên được W Leontief giới thiệu vào năm 1936 khi ông xây dựng toàn

bộ quan hệ cung - cầu cho nền kinh tế Mỹ năm 1919 và 1929 Mô hình I-O có thể được sử dụng cho rất nhiều các phân tích kinh tế gồm: xác định và đo lường các ngành, phân tích mối quan hệ giữa các ngành, nghiên cứu các tác động thay đổi trong cung và cầu của toàn nền kinh tế, phân tích luồng hàng hoá và dịch vụ giữa các ngành, cung cấp cơ sở tính toán

và đo lường tổng sản phẩm trong nước (GDP)… Dựa trên mô hình I-O của Leontief, Isard, W (1951) đã phát triển mô hình I-O liên vùng cho phép không chỉ phân tích các hoạt động kinh tế trong vùng mà còn cho phép phân tích các hoạt động kinh tế giữa vùng với các vùng khác và giữa vùng với cả các vùng ngoài nước Chính vì vậy, mô hình I-O trở thành một công cụ phổ biến để phân tích kinh tế vùng trong đó có LKKT vùng bao gồm cả LKKT nội vùng và ngoại vùng Chẳng hạn như: (i) nghiên cứu của Hughes, D.W

và Holland, D.W (1994) về tác động lan truyền và các phản ứng có thể phản ứng ngược cho nền kinh tế Washington khi nghiên cứu LKKT giữa Washington với các khu vực ngoại vi Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các thông tin được cung cấp từ 3 bảng I-O, trong đó, một bảng được xây dựng cho trung

Trang 28

tâm đô thị Seattle - Tacoma, một bảng được xây dựng cho khu vực ngoại vi và một bảng tổng hợp cho cả hai khu vực Bảng I-O tổng hợp được sử dụng để tính toán quan hệ thương mại giữa vùng trung tâm với vùng ngoại vi và các liên kết ngược, liên kết xuôi giữa trung tâm với khu vực ngoại vi (ii) Nghiên cứu của Akita, T và Kataoka, M (2002)

về tác động của những thay đổi trong điều kiện kinh tế và các chính sách của chính phủ đến tăng trưởng sản lượng của vùng Kyushu từ năm 1965 đến năm 1990 Nghiên cứu đã

sử dụng bảng I-O liên vùng bao gồm 3 vùng là Kyushu, Kanto và phần còn lại của Nhật Bản Kết quả chỉ ra rằng sự xuất hiện của khu vực chế biến và lắp ráp, cùng với việc xây dựng các mạng lưới đường sắt, đường cao tốc và giao thông mới đã thúc đẩy các liên kết công nghiệp liên vùng giữa Kyushu, Kanto và phần còn lại của Nhật Bản Ngoài ra, việc chuyển giao sản xuất từ Kyushu sang Đông Nam Á sau Hiệp định Plaza đã tăng cường liên kết công nghiệp quốc tế của Kyushu Như vậy, có thể thấy bảng I-O là một công cụ khá tốt cho phép phân tích được cả LKKT nội vùng và ngoại vùng

Thứ hai, đo lường LKKT vùng dựa trên chỉ số tương quan không gian

Bên cạnh sử dụng mô hình I-O, một phương pháp khác cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường LKKT vùng là sử dụng chỉ số tương quan không gian Moran (I)

và Geary (C) Trong đó, chỉ số Moran I lần đầu tiên được giới thiệu bởi Moran, P.A.P (1950), Geary (C) được phát triển bởi Geary, R C (1954) Các chỉ số này được sử dụng

để xác định xem các quan sát lân cận của cùng một hiện tượng có tương quan không Về bản chất chỉ số Moran (I) và Geary (C) có ý nghĩa giống nhau, tuy nhiên chúng không giống nhau hoàn toàn, Moran (I) là một thước đo về sự tự tương quan không gian toàn cầu, trong khi đó Geary (C) nhạy hơn với sự tương quan không gian địa phương (Jin, R và cộng sự, 2015) Hiện nay các chỉ số này được khá nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt là các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng để đo lường LKKT vùng Trong đó có các nghiên cứu sau:

Nghiên cứu “Spatial data analysis of regional development in Greater Beijing,

China, in a GIS environmentcủa” của Yu, D và Wei, Y.D (2008) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng chỉ số Moran (I) với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê không gian GIS để phân tích cấu trúc không gian của tăng trưởng khu vực Bắc Kinh dựa trên dữ liệu về GDP/người các địa phương, kết quả chỉ ra rằng, sự mở rộng của các CLKN sẵn có và sự hình thành các CLKN mới đã tăng cường LKKT trong khu vực Bắc Kinh Nghiên cứu của Bai, C.E và cộng sự (2012) về Hiệu ứng lan toả không gian và tăng trưởng kinh tế khu vực của Trung Quốc đã sử dụng chỉ số Moran (I) dựa trên phần mềm phân tích thống kê không gian GIS để phân tích liên kết giữa 31 tỉnh của Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2008 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự gia

Trang 29

tăng liên kết giữa các tỉnh theo thời gian Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Jin, R

và cộng sự (2015) khi phân tích về LKKT giữa ba địa phương là Bắc Kinh, Thiên Tân

và Hà Bắc (Trung Quốc) ngoài chỉ số là Moran (I) và Geary (C), với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê SAS, sử dụng phân tích không gian GDP/người và toạ

độ địa lý của Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tương quan kinh tế giữa các thành phố này là dương, nhưng mức độ tương quan còn thấp, cho thấy

sự hợp tác phát triển của 3 thành phố này còn đang ở trong giai đoạn đầu và LKKT vẫn còn khá thấp

Thứ ba, đo lường LKKT vùng bằng hàm hồi quy không gian

Một phương pháp khác cũng được sử dụng để đo lường LKKT vùng là sử dụng hàm hồi quy không gian Đo lường LKKT vùng theo phương pháp này được thực hiện trong nghiên cứu của Li, X và Xu, X X (2006) Dựa trên sự kết hợp của mô hình hồi quy Barro và mô hình Gravity, nghiên cứu này đã thiết lập một phương pháp mới để

đo lường các ảnh hưởng biên giới trên các khu vực hành chính trong quá trình xây dựng kết hợp kinh tế khu vực Hai tác giả này đã nghiên cứu LKKT khu vực sông Dương Tử (YRD), hàm hồi quy không gian đã được sử dụng để chứng minh và phân tích các ảnh hưởng biên giới có liên quan giữa các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, giữa thành phố Thượng Hải và tỉnh Giang Tô, và giữa thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang vào cuối những năm 1990

Phương pháp này cũng được Chen, Y (2011) sử dụng trong nghiên cứu

“Inter-provincial regional cooperation in China: a case study of Pan-Pearl River Delta cooperation” Trong nghiên cứu này, Chen, Y cũng đã xây dựng một mô hình hồi quy kết hợp giữa mô hình hồi quy Barro và mô hình Gravity bằng cách thêm một biến điều khiển khoảng cách giữa các thành phố và một biến giả để ước tính mức độ LKKT của Quảng Đông với lần lượt 8 tỉnh khác thuộc khu vực sông Dương Tử trong hai khoảng thời gian 1996-2000 và 2000-2006

Thứ tư, sử dụng phương pháp thống kê không gian

Một phương pháp khác được sử dụng để đo lường LKKT vùng là sử dụng phương pháp thống kê không gian (Moreno, R và cộng sự, 2005) bao gồm các số liệu thống kê về kinh tế phân bố theo khu vực địa lý như lao động, giá trị gia tăng, sản lượng và giá trị xuất khẩu…để chỉ ra được xu hướng tập trung về địa lý, nhằm xác định các khu vực quan trọng nhất Tuy nhiên, hạn chế chính của phương pháp này là chỉ cho thấy một bức tranh tĩnh và trong hầu hết các trường hơp có thể đưa ra kết luận sai lầm do chỉ dựa vào số liệu thống kê duy nhất của khu vực đó

Trang 30

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng đã chỉ ra một số các yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng gồm:

(i) Khung pháp lý liên kết:

Nhân tố này được đề tập đến trong các nghiên cứu như (Thomson và Perry (2006), Ansell và Gash (2008), Diwangkari (2014) Theo các tác giả này, khung pháp lý về liên kết bao gồm các quy định riêng về liên kết, các quy định pháp lý về hình thức liên kết, quyền và nghĩa vụ các bên, nhằm xác định tính kỷ luật và tính chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên kết của các bên tham gia Thiếu các quy định này sẽ làm giảm tính pháp lý của liên kết, làm giảm trách nhiệm thực hiện liên kết của các bên, các hoạt động liên kết sẽ chỉ mang tính chất hình thức do không có những điều khoản ràng buộc cụ thể Bên cạnh đó, nếu các quy định về liên kết không minh bạch, rõ ràng cũng khiến các bên tham gia liên kết có thể cảm thấy lo ngại về tính công bằng, về vị thế của các bên tham gia khác

(ii) Cơ chế khuyến khích liên kết kinh tế vùng

Bên cạnh các quy định pháp lý, sự ủng hộ và các chính sách khuyến khích (có thể

là sự khuyến khích, hỗ trợ bằng tài chính) của chính quyền Trung ương cũng có tác dụng thúc đẩy liên kết, đặc biệt khi động cơ tham gia liên kết của các chủ thể còn chưa đủ mạnh, điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Ansell và Gash (2008), Chen, Y (2011), Ling và Jiang (2013)

(iii) Phân cấp

Phân cấp cho địa phương bao gồm cả phân cấp quyền lực chính trị và phân cấp ngân sách tạo ra quyền lực và trách nhiệm lớn hơn cho các địa phương, tạo tiền đề để các địa phương năng động, tự chủ hơn trong việc ra quyết định và thực thi các chính sách kinh

tế Tuy nhiên, quá trình phân cấp cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định vì nếu phân cấp quá nhiều cho địa phương có thể dẫn tới các chính quyền địa phương vì lợi ích cục bộ

có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các địa phương khác hay lợi ích chung của quốc gia Vì vậy, một sự phân cấp thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết kinh tế vùng (Chen,

Y 2011)

(iv) Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng trong nhiều trường hợp là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của LKKT vùng (Chen, Y 2011) Theo ông khoảng cách càng gần, hạ tầng giao thông càng thuận tiện thì chi phí sẽ càng

Trang 31

giảm và như vậy, hiệu quả liên kết sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường liên kết và ngược lại

(v) Vị thế và năng lực của các bên

Để thực hiện liên kết các bên phải thực hiện một quá trình thương lượng và thoả thuận đảm bảo nguyên tắc đồng thuận và bình đẳng Tuy nhiên, quá trình thương lượng và thoả thuận chỉ bình đẳng khi các bên có vị thế ngang bằng nhau Khi một hay một vài chủ thể tham gia liên kết không có đủ năng lực, địa vị hay nguồn lực để tham gia một cách bình đẳng với các bên khác thì quá trình hợp tác, liên kết sẽ có xu hướng bị dẫn dắt bởi các bên mạnh hơn Vì vậy nếu vị thế và năng lực của các bên tham gia không ngang bằng

sẽ dẫn tới sự thiếu đồng thuận trong quá trình hợp tác, khi đó, khó có thể có được sự hợp tác cao và lâu dài (Ansell và Gash (2008), Ling và Jiang (2013)) và vì vậy quá trình hợp tác, liên kết cũng gặp khó khăn Vị thế và năng lực của các bên gồm nguồn lực và quyền lực cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liên kết

(vi) Lịch sử hợp tác giữa các bên

Quá trình hợp tác, liên kết thường được xây dựng dựa trên một lịch sử hoà thuận giữa các bên Quá khứ liên kết thành công có thể tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau và từ đó lại tạo ra một chu trình liên kết tốt Ngược lại lịch sử xung đột thường dẫn tới một sự nghi ngờ, mất lòng tin từ đó dẫn tới một sự cam kết liên kết thấp và không trung thực trong giao tiếp Có nghĩa là lại tạo ra một vòng luẩn quẩn của sự nghi ngờ, mất lòng tin cản trở quá trình liên kết (Thomson và Perry (2006))

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, theo Ansell và Gash (2008) qua tổng quan các nghiên cứu đã chỉ ra kể cả khi có xung đột khá lớn trong lịch sử nhưng nếu các bên có

sự phụ thuộc lẫn nhau tương đối lớn thì vẫn có thể tạo ra động cơ liên kết mạnh mẽ Như vậy, những xung đột trong quá khứ không phải lúc nào cũng là rào cản của liên kết

(vii) Quy mô và trình độ phát triển của các chủ thể sản xuất kinh doanh

M Porter (1990) khi đề cập đến liên kết giữa các doanh nghiệp để hình thành nên các CLKN đã cho rằng cần có các điều kiện bao gồm các điều kiện về đầu vào của doanh nghiệp, các điều kiện về cầu và sự phát triển của các nhành hỗ trợ và có liên quan Kuchiki, A (2005) đã khẳng định ngoài chính quyền địa phương thì doanh nghiệp chủ đạo (Anchor firm) đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các cụm ngành công nghiệp Điều này có nghĩa là quy mô và trình độ phát triển của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các chủ thể sản xuất chính và các chủ thể sản xuất phụ trợ và hỗ trợ sẽ tác động đến liên kết giữa các doanh nghiệp, là cơ sở để hình thành nên các CLKN hay các chuỗi giá trị

Trang 32

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Các vấn đề phát triển vùng, tổ chức kinh tế theo vùng cũng đã được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ khá lâu (bắt đầu từ những năm 1960 như nghiên cứu của Trần Đình Gián năm 1964 về phân vùng kinh tế miền Bắc) song nghiên cứu về LKKT vùng thì còn khá mới Trong những năm gần đây rất nhiều diễn đàn, hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhiều bài nghiên cứu bàn luận về liên kết vùng và LKKT vùng, luận án sẽ tổng quan nội dung một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

1.2.1 Nội hàm LKKT vùng

Không đề cập trực tiếp đến LKKT vùng nhưng nghiên cứu “Về vấn đề LKKT ở

Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Xuân Bá (2003) có thể được coi là một trong những nghiên cứu cơ sở cho các nghiên cứu về LKKT vùng sau này Trong nghiên cứu này Lê Xuân Bá đã chỉ ra các loại hình LKKT, các mô hình LKKT bao gồm:

Ở tầm vĩ mô, LKKT thể hiện thông qua việc thiết lập các liên minh kinh tế giữa các quốc gia, địa phương hoặc vùng lãnh thổ để hình thành nên các định chế khu vực ở các mức độ khác nhau Liên kết ở tầm vĩ mô là tiền đề tốt để thúc đẩy thiết lập và mở rộng các quan hệ LKKT ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp

Ở tầm vi mô, liên kết được thực hiện qua quan hệ hợp tác làm ăn giữa các chủ thể trong nền kinh tế dựa trên cơ sở chuỗi sản xuất, tạo thành các hình thức liên kết khác nhau như liên kết ngang, liên kết dọc, liên kết nghiêng, liên kết theo lãnh thổ, liên kết hình sao, liên hiệp các doanh nghiệp, thầu phụ, hiệp hội ngành nghề…

Theo NCS, trong nghiên cứu này tác giả chưa làm rõ giữa hình thức LKKT và cách thức thực hiện LKKT, ví dụ, liên hiệp doanh nghiệp là một cách thức để các doanh nghiệp

có thể thực hiện hình thức liên kết ngang hoặc hình thức thầu phụ có thể là cách thức để các doanh nghiệp thực hiện liên kết ngang hoặc dọc… Tuy nhiên nghiên cứu này đã chỉ ra được

cơ sở thực hiện liên kết là thị trường và liên kết sản xuất, liên kết giữa các doanh nghiệp là hình thức liên kết chính, chi phối sự phát triển của các hình thức liên kết khác

Sử dụng khung nghiên cứu trên của Lê Xuân Bá, Trương Bá Thanh (2009) trong

nghiên cứu “Liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên - Từ lý luận đến thực tiễn” đã

làm rõ hơn về nội hàm LKKT, theo đó, LKKT được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, trên bình diện quốc tế LKKT giữa các quốc gia có vị trí cận kề, liên kết nhóm hình thành nên các khu vực kinh tế điển hình như Liên minh Châu Âu, ở cấp độ quốc gia, LKKT là

sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương trong xây dựng quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển; ở cấp độ ngành và doanh nghiệp, các loại hình LKKT gồm: liên kết ngang, liên kết dọc, liên kết nghiêng, liên kết hình sao, doanh nghiệp liên doanh, tập đoàn

Trang 33

liên doanh Như vậy, ở cấp độ ngành và doanh nghiệp, cũng giống như Lê Xuân Bá (2003), Trương Bá Thanh (2009) cũng chưa phân biệt rõ giữa hình thức và cách thức thực hiện liên kết Tuy nhiên, tác giả đã chỉ ra được những lợi ích và những tiêu cực của LKKT, và chỉ ra các mô hình LKKT gồm mô hình liên kết chuỗi, mô hình liên kết không gian, mô hình cụm, mô hình mạng Đồng thời tác giả cũng đặt ra yêu cầu cần làm rõ một

số vấn đề trong lý luận về LKKT vùng gồm: quan điểm, đặc trưng, các nguyên tắc chủ yếu và các tiêu chuẩn đánh giá về LKKT vùng

Những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu của Trương Bá Thanh (2009) phần

nào đã được Nguyễn Văn Nam và cộng sự (2010) làm rõ trong nghiên cứu về “Chính

sách phát triển bền vững các vùng KTTĐ ở Việt Nam” Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã quan niệm LKKT vùng là một trong những nội hàm của phát triển bền vững vùng KTTĐ và có thể được xem xét theo các khía cạnh khác nhau, nếu xét theo hình thức có thể gồm liên kết đa phương và song phương giữa các sở, ngành, các doanh nghiệp, hoặc chia thành hợp tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp; nếu xét theo lĩnh vực hợp tác có thể gồm hợp tác kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra cơ sở cho việc thực hiện các mối LKKT trong vùng là lợi thế, đặc trưng của mỗi địa phương trong vùng, từ đó xác định các hạt nhân trong từng vùng, hình thành nên các chuỗi đô thị, các mạng lưới KCN, khu chế xuất, các tuyến hành lang…

Cùng quan điểm với Nguyễn Văn Nam và cộng sự (2010), Đinh Sơn Hùng và

cộng sự (2011) trong nghiên cứu về “Cơ chế LKKT giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

và Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp” cũng cho rằng cơ chế LKKT vùng cần dựa trên nhấn mạnh đến các yếu tố lợi thế cạnh tranh của vùng

Một nghiên cứu có thể coi là đã giải quyết được một cách khá toàn diện những vấn

đề đặt ra trong nghiên cứu của Trương Bá Thanh (2009) là nghiên cứu của Nguyễn Văn

Huân (2012): “Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn” Trong nghiên cứu này, tác giả đã

chỉ ra các nội dung cơ bản như nguyên tắc liên kết vùng, điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững và các kiểu liên kết vùng Cụ thể, tác giả chỉ ra 3 nguyên tắc liên kết vùng

cơ bản: một là phân bố các ngành dựa trên lợi thế so sánh tĩnh và động để phân công các địa phương trong vùng và giữa các vùng trong một quốc gia, tạo ra lợi thế quy mô và tính khác biệt, từ đó tạo ra liên kết phát triển trong chuỗi ngành hang; hai là nguyên tắc tối ưu hoá sử dụng nguồn lợi là một chỉ tiêu quan trọng trong phân bố lãnh thổ phát triển và ba là hiệu quả quy mô và 4 điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững gồm: vùng phải có lợi thế so sánh; vùng phải có lợi thế quy mô nhờ chuyên môn hoá; sự đồng thuận về thể chế

và các nhóm xã hội, sự đồng bộ về cơ chế chính sách, khung khổ thể chế quản trị vùng; và

Trang 34

hệ thống hạ tầng Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến phạm vi liên kết vùng gồm có liên

kết nội vùng và liên vùng, được thực hiện theo các kiểu là: một là, kiểu liên kết giữa các chủ thể vĩ mô (gồm liên kết dọc và liên kết ngang); hai là kiểu liên kết giữa các chủ thể vi

mô gồm giao dịch thuần tuý thị trường, liên kết dài hạn, quan hệ cổ phần, các hiệu ứng lan

toả; ba là, kiểu liên kết mang tính chất lãnh thổ là liên kết giữa các cực, trung tâm phát

triển với các phần còn lại của vùng và bốn là kiểu liên kết cụm, mạng lưới vùng, liên kết nông thôn - đô thị Tuy nhiên, theo quan điểm của luận án các nguyên tắc tác giả đưa ra mới nhấn mạnh đến khía cạnh nguyên tắc phân bố ngành và phân bố sản xuất ở các vùng từ đó tạo ra sự LKKT vùng chứ chưa phải là các nguyên tắc thực hiện LKKT vùng Bên cạnh đó, phân chia các kiểu liên kết vùng của tác giả cũng chưa hợp lý, kiểu 1 và kiểu 2 là các kiểu liên kết xét theo chủ thể tham gia còn kiểu 3 và 4 là các kiểu liên kết xét theo lãnh thổ Đồng thời nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra tiêu chí là hệ số tập trung và tỷ số phân bổ để đo độ tập trung của các lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ bố trí trên lãnh thổ chứ chưa đưa

ra được tiêu chí để đánh giá LKKT vùng

Ở một nghiên cứu khác, Hồ Kỳ Minh và Lê Minh Nhất Duy (2012) đề cập trực

tiếp vào khái niệm LKKT vùng và quan niệm “Liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành

mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về trị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư…”. Về hình thức liên kết theo các tác giả này, LKKT vùng được thực hiện đa dạng, có thể là tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh hoặc cũng có thể là một thành phẩm được qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò Quan niệm về LKKT vùng như vậy, theo luận án là chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung cũng như các hình thức của LKKT vùng LKKT vùng không chỉ là liên kết các ngành, LKKT cũng có thể diễn ra giữa các địa phương có điều kiện khác nhau chứ không phải chỉ giữa các địa phương tương đồng hay hình thức liên kết ngoài việc tổ chức liên kết theo kiểu trung tâm - vệ tinh có thể tổ chức theo mạng lưới

Tiếp tục hoàn thiện khung lý luận về liên kết vùng của Nguyễn Văn Huân (2012),

nghiên cứu của Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015) về “Liên kết phát triển và tổ chức điều

phối liên kết phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã làm rõ hơn nội hàm

về liên kết vùng gồm liên kết ngoại vùng và liên kết nội vùng Trong đó, liên kết ngoại vùng là thiết lập quan hệ hợp tác giữa một vùng với một hay nhiều vùng khác còn liên kết nội vùng là liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong mỗi vùng với nhau Bên

cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã hệ thống hoá được các lý thuyết cơ bản về liên kết phát

triển vùng và làm rõ hơn một số nguyên tắc LKKT vùng Theo đó liên kết vùng phải đảm bảo các nguyên tắc chính sau: một là liên kết phải xuất phát từ phía cầu; hai là liên

Trang 35

kết vùng phải là cách tiếp cận tạo ra giá trị gia tang; ba là liên kết vùng phải đảm bảo tính phân quyền và bốn là liên kết vùng phải được thực hiện từ dưới lên Tuy nhiên những nguyên tắc này chưa hướng tới mục tiêu vùng KTTĐ phải là động lực tăng trưởng nhanh

và hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chưa phân định rõ các kiểu liên kết vùng (vẫn có cùng quan điểm về các kiểu liên kết giống với nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân (2012)), đồng thời cũng còn hạn chế khi coi các kiểu liên kết chẳng hạn liên kết giữa chủ thể vĩ mô và chủ thể vi mô là những phạm trù độc lập

Nguyễn Ngọc Sơn và cộng sự (2015) mặc dù không nghiên cứu trực tiếp đến

LKKT vùng nhưng khi bàn về “Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế” đã đưa ra quan điểm phát triển cụm ngành công nghiệp là một công

cụ trong phát triển công nghiệp quốc gia và địa phương để tăng cường liên kết nội vùng

và giữa các vùng Nhóm tác giả cũng cho rằng LKKT là liên kết giữa các chủ thể quản lý kinh tế, bao gồm các quốc gia, các vùng kinh tế các địa phương, các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp hình thành nên 2 loại là liên kết ngoại vùng và liên kết nội vùng Như vậy, nhóm tác giả đã đưa ra được mô hình thực hiện LKKT vùng xét trong lĩnh vực công nghiệp, tuy nhiên chưa bao quát hết được các nội dung của LKKT vùng

Dựa trên khung nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân (2012) và Ngô Thắng Lợi và

cộng sự (2015), Hoàng Ngọc Phong và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “Thể chế vùng ở

Việt Nam - Hiện trạng và giải pháp” đã tiếp cận liên kết vùng dưới góc độ chủ thể, gồm liên kết nội vùng và liên vùng, có thể chia thành 2 loại hình là liên kết giữa các cấp chính quyền và liên kết giữa các nhà sản xuất Một điểm mới hơn trong nghiên cứu này là nhóm tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện cho các nhà sản xuất liên kết hiệu quả bằng cách hoàn thiện thể chế liên kết vùng gồm: khung pháp lý, bộ máy tổ chức và cơ chế thực thi Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn có cùng quan điểm với Nguyễn Văn Huân (2012) về các nguyên tắc liên kết vùng, theo quan điểm của luận án như đã nêu ở trên các nguyên tắc này là chưa phù hợp

Qua phân tích một số nghiên cứu trên có thể thấy, khung lý thuyết về LKKT vùng nói chung và LKKT vùng KTTĐ nói riêng đang dần được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hợp lý và chưa thống nhất, vì vậy vẫn cần những nghiên cứu bổ sung

1.2.2 Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế vùng

Phân tích đánh giá LKKT vùng ở Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là phần lớn các nghiên cứu chỉ mô tả thực trạng thực hiện các nội dung LKKT từ góc độ thực tiễn theo phương pháp định tính, có thể xem xét một số nghiên cứu như sau:

Trang 36

Các nghiên cứu về LKKT vùng ở Việt Nam:

Tác giả Đinh Sơn Hùng và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về “Cơ chế LKKT

giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp” đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự yêu cầu tất yếu khách quan hình thành

cơ chế LKKT giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cơ chế liên kết giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM, từ đó đưa ra một số nội dung

về cơ chế LKKT giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM theo hướng nhấn mạnh đến các yếu tố cạnh tranh của vùng và khuyến nghị cần có các chính sách hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên

Tác giả Hồ Kỳ Minh và Lê Minh Nhất Duy (2012) trong nghiên cứu “Liên kết

kinh tế vùng: từ lý luận đến thực tiễn” đã dựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu và nội dung liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung đã được thống nhất theo biên bản Liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung để đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong thực hiện các nội dung liên kết đã được đưa ra Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiện nghị đề xuất với Trung ương và vùng duyên hải miền Trung để tăng cường các hoạt động liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng

Tác giả Trần Hữu Hiệp (2013), khi nghiên cứu “Một số vấn đề về phát triển vùng

và liên kết vùng đồng bằng Sông Cửu Long” trên cơ sở phân tích thực trạng về tình hình kinh tế, về tổ chức quản trị vùng và cơ chế phối hợp vùng ĐBSCL đã đề xuất giải pháp thực hiện liên kết vùng ĐBSCL trên cơ sở hình thành và phát triển một số sản phẩm mũi nhọn của vùng thông qua mô hình CLKN, trước mắt tập trung vào một số sản phẩm gồm lúa gạo, cây ăn trái và thuỷ sản

Tác giả Bùi Tất Thắng (2017) trong nghiên cứu “Liên kết vùng Tây Bắc trong phát

triển kinh tế - xã hội hiện nay” đã chỉ ra nhu cầu cần phải thực hiện liên kết vùng/địa phương để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc xuất phát từ những khó khăn của vùng là kinh tế chậm phát triển, khoảng cách về thu nhập với các vùng khác ngày càng tăng, chưa

có khả năng tự cân đối ngân sách, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn nhân lực thấp… Từ đó, tác giả cũng đưa ra năm giải pháp để thúc đẩy liên kết vùng Tây Bắc gồm: đổi mới nhận thức về tư duy phát triển vùng và liên kết vùng, đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương và chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương, nghiên cứu hình thành cơ chế quản lý phát triển kinh tế nội vùng, nghiên cứu cơ chế chính sách liên vùng và xem xét triển khai một số hoạt động liên kết vùng/địa phương

Các nghiên cứu về liên kết vùng KTTĐ:

Trang 37

Tác giả Lê Văn Nắp (2009) đã áp dụng mô hình liên vùng để chỉ ra tiềm năng, thế mạnh và mối quan hệ giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với các tiểu vùng còn lại của vùng Đồng bằng sông Hồng Nghiên cứu đã chỉ ra liên kết giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với các tiểu vùng còn lại thông qua dòng trao đổi hàng hoá, một số khuyến nghị của tác giả trong nghiên cứu này đã được Chính phủ tiếp thu để thành lập cơ quan điều phối các vùng KTTĐ tuy nhiên lại chưa tập trung xem xét các mối liên hệ trong nội vùng KTTĐ Bắc Bộ

Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015) trong nghiên cứu về “Liên kết phát triển và tổ

chức điều phối liên kết phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã phân tích thực trạng điều phối, liên kết phát triển của các vùng KTTĐ của Việt Nam trong thời gian qua tập trung vào ba khía cạnh: (i) Quy chế phối hợp thực hiện liên kết; (ii) Thực trạng triển khai các nội dung liên kết (gồm liên kết phát triển kinh tế, liên kết phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, liên kết giải quyết ô nhiễm môi trường và liên kết phát triển nguồn nhân lực) và (iii) Bộ máy tổ chức điều phối sự liên kết Đánh giá chung theo nghiên cứu này, sự liên kết phối hợp hoạt động của các địa phương trong các vùng KTTĐ còn thể hiện nhiều yếu kém Từ các phân tích trên, phần cuối nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất

về tái cấu trúc phân bố không gian, hoàn thiện quy chế phối hợp liên kết, đề xuất mô hình liên kết và hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều phối vùng kinh tế trọng điểm Nhiều đề xuất khuyến nghị của nhóm tác giả đã được Chính phủ tiếp nhận để hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan điều phối và quy chế điều phối các vùng KTTĐ

Các nghiên cứu về LKKT vùng KTTĐ miền Trung:

Tác giả Đào Hữu Hòa (2008), nghiên cứu “Liên kết trong chính sách thu hút đầu

tư phát triển công nghiệp của các địa phương vùng KTTĐ Miền Trung: thực trạng và giải pháp” đã tập trung vào thực trạng liên kết giữa chính quyền các địa phương vùng KTTĐ miền Trung trong chính sách phát triển các KCN, chỉ ra sự thiếu liên kết trong quy hoạch phát triển KCN, thiếu liên kết trong chính sách ưu đãi đầu tư của các địa phương và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do quy mô nhỏ và sự phân bố các doanh nghiệp công nghiệp trên vùng rời rạc, điều kiện của các địa phương khá giống nhau, cơ chế điều phối kinh tế của các địa phương, do vấn đề thành tích của các địa phương và do bản tính

tư duy cục bộ Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất giải pháp để đẩy mạnh liên kết, gồm đổi mới công tác quy hoạch, thống nhất các chính sách thu hút đầu tư cho toàn vùng, xúc tiến thành lập “Hội đồng vùng” và đẩy mạnh giao lưu giữa các địa phương

Tác giả Lê Thế Giới (2008), trong nghiên cứu “Xây dựng mô hình hợp tác và liên

kết vùng trong phát triển kinh tế vùng KTTĐ miền Trung” đã chỉ ra những tiềm năng thế mạnh và những hạn chế của vùng KTTĐ miền Trung từ đó chỉ ra rằng cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và địa phương Tác giả đã đề xuất 6 nội dung cần giải quyết

Trang 38

để thực hiện liên kết vùng, bao gồm: (i) phát triển tầm nhìn và mục tiêu; (ii) lựa chọn lĩnh vực hợp tác; (iii) quy hoạch phát triển vùng, (iv) xác lập cơ chế, (v) xây dựng chính sách

và giải pháp, và (vi) tổ chức thực hiện, kiểm tra, hiệu chỉnh quá trình liên kết

Ngô Hà Tấn và Đào Hữu Hoà (2014) đã có nghiên cứu “Liên kết giữa các địa

phương vùng KTTĐ miền Trung trong chính sách phát triển các KCN” đã chỉ ra các bất cập trong chính sách thu hút đầu tư của các địa phương đang dẫn tới quan hệ liên kết giữa các địa phương trong chính sách phát triển các KCN, khu chế xuất ở vùng KTTĐ miền Trung hầu như chưa được quan tâm thiết lập Từ dó nhóm tác giả đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và đề xuất một số giải pháp để khắc phục

Nguyễn Xuân Thiên (2015) trong nghiên cứu “Tăng cường liên kết vùng KTTĐ

Trung Bộ để thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển ngành du lịch” đã phân tích những lợi thế trong phát triển du lịch vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển du lịch của vùng, từ đó đặt ra vấn đề cần tăng cường thu hút FDI có chất lượng để phát triển du lịch của vùng và để làm được điều này tác giả đã đưa ra giải pháp

là phải tăng cường liên kết trong thu hút FDI

Ngoài các nghiên cứu định tính nêu trên, một số ít tác giả cũng đã sử dụng các tiêu chí định lượng để đánh giá LKKT vùng, như các nghiên cứu sau:

Tác gỉả Nguyên Chương (2009), trong nghiên cứu liên kết giữa các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung đã đưa ra một phương pháp để đánh giá mức độ liên kết và những tác động từ liên kết thông qua hồi quy giữa tăng trưởng GDP/người của các tỉnh (biến phụ thuộc) với tăng trưởng GDP/người của Đà Nẵng (biến giải thích) Kết quả hồi quy cho ra

hệ số hồi quy và thống kê t Theo đó, nếu hệ số hồi quy lớn hơn 0 tức là giữa các địa phương có LKKT, hệ số này càng lớn có nghĩa là mức độ liên kết càng cao và ngược lại

Bùi Trinh và cộng sự (2012) trong nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa vùng

KTTĐ phía Nam với các vùng khác dựa trên mô hình cân đối liên ngành, liên vùng” đã sử dụng mô hình I-O liên vùng giữa vùng KTTĐ phía Nam với phần còn lại của Việt Nam

và 12 ngành kinh tế và mô hình I-O đa vùng để mô tả ảnh hưởng lan toả của vùng KTTĐ phía Nam và ảnh hưởng ngược của các vùng đến vùng KTTĐ phía Nam Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) có mối quan hệ nhân quả giữa sản xuất của các vùng kinh tế, (ii) các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp có chỉ số lan toả lớn nhất, (iii) vùng KTTĐ phía Nam có nhiều ngành mũi nhọn hơn để có thể phát triển kinh tế vùng, (iv) vùng KTTĐ phía Nam có hệ số lan toả của ngành công nghiệp chế biến cao hơn các vùng khác

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế vùng

Trang 39

Các nghiên cứu trong nước khi nghiên cứu về LKKT vùng nói chung và LKKT vùng KTTĐ ở Việt Nam nói riêng đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng nói chung và vùng KTTĐ nói riêng ở Việt Nam gồm:

(i) Khung pháp lý: được chỉ ra trong các nghiên cứu của Lê Thế Giới (2008), Đào Hữu Hoà (2008), Nguyễn Văn Huân (2012), Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2012), Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015), Phan Trọng Phú và cộng sự (2015) Các nghiên cứu này có cùng quan điểm với các nghiên cứu nước ngoài về ảnh hưởng của khung pháp lý đến thực hiện LKKT vùng

(ii) Phân cấp bao gồm xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển, phân cấp đầu tư

Nguyễn Văn Huân (2012) và Lâm Chí Dũng (2014) chỉ ra hiện nay ngân sách đầu tư từ trung ương cho các địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 60%), bên cạnh đó, hầu hết các địa phương vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước như vậy các địa phương không thể có nguồn để thực hiện các sáng kiến liên kết Bên cạnh đó, các vấn đề xây dựng quy hoạch và định hưởng phát triển, cũng có thể gây khó khăn cho thực hiện liên kết vùng nếu trong kế hoạch và quy hoạch phát triển chưa thiết kế được các đầu tàu kinh tế, trung tâm kinh tế của vùng (Nguyễn Văn Huân, 2012) hay tình trạng các quy hoạch và định hướng phát triển dàn hàng ngang và phân tán cũng là một trở ngại cho việc triển khai liên kết hợp tác (Lâm Chí Dũng, 2014)

(iii) Tổ chức bộ máy tổ chức điều phối vùng:

Yếu tố này được chỉ ra trong nghiên cứu của các tác giả Lê Thế Giới (2008), Đào Hữu Hoà (2008), Nguyễn Văn Huân (2012), Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2012), Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015), Phan Trọng Phú và cộng sự (2015)… là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong liên kết vùng và liên kết vùng KTTĐ ở các vùng của Việt Nam Tổ chức bộ máy điều phối vùng phải thực hiện được chức năng chỉ đạo và điều phối, bao gồm các bộ phận nằm trên vùng, dưới vùng

và trong vùng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng

Các nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2012); Nguyễn Văn Huân (2012), Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015)… chỉ ra để bộ máy tổ chức vùng thực hiện các chức năng trên cần phải có cơ chế tài chính Nếu không có tài chính thì mọi hoạt động kêu gọi liên kết và hợp tác chỉ mang tính khẩu hiệu, hình thức chứ không thể có thực chất

(v) Tư duy của chủ thể tham gia liên kết Nếu chính quyền các địa phương, các chủ thể kinh tế nếu không có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về lợi ích của liên kết kinh tế, chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, muốn địa

Trang 40

phương mình phải hơn địa phương khác, đơn vị mình phải hơn đơn vị khác, lo sợ mất

đi quyền lực, dẫn tới phải cạnh tranh trực tiếp với nhau để vượt trội thì phần nào sẽ cản trở quá trình hợp tác, liên kết với các địa phương khác, cả trong và ngoài vùng Vì vậy, theo các tác giả (Đào Hữu Hoà (2008), Phan Trọng Phú và cộng sự (2015)), liên kết có được thực hiện hay không, thực hiện đến mức nào, hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào tư duy, nhận thức của các chủ thể tham gia

(vi) Yếu tố về phương diện địa lý kinh tế Các đặc điểm về địa lý kinh tế như vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đặc điểm về phân bố dân cư, sự tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa các địa phương là yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng Mật độ dân số thấp, phân bố dân cư không đồng đều, hình thế vùng nhỏ hẹp trải dài, sự tương đồng quá lớn về điều kiện tự nhiên là một trở ngại khách quan cho thực hiện LKKT vùng (Lâm Chí Dũng, 2014)

(vii) Quy mô và trình độ của các chủ thể sản xuất kinh doanh Thiết lập quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp là điều kiện để hình thành và phát triển các cụm ngành, chuỗi giá trị ngành hàng Nếu có sự tích tụ và tập trung sản xuất, các ngành, các doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn, thị trường tiêu thụ rộng thì nhu cầu liên kết sẽ là vấn đề cấp bách được đặt ra (Đào Hữu Hoà, 2008) đồng thời các ngành phụ trợ và các ngành cung cấp dịch vụ hỗ trợ phải phát triển cũng là điều kiện cũng tăng cường các mối giao lưu hàng hoá làm cho quan hệ liên kết càng được thúc đẩy (Nguyễn Ngọc Sơn và cộng sự, 2015)

1.3 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan một số nghiên cứu cả ngoài nước và trong nước nêu trên, luận

án rút ra một số đánh giá như sau:

Đối với các nghiên cứu ngoài nước: liên kết vùng được tiếp cận dưới nhiều góc

độ khác nhau nên có sự khác biệt cả về khái niệm, cách thức thực hiện, cách đo lường mức độ liên kết Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng đã cho thấy một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về nội hàm của LKKT vùng: đó là phân tích LKKT vùng xuất phát

từ góc độ thị trường là liên kết giữa các chủ thể kinh tế, đưa ra được các phương pháp

để đo lường mức độ LKKT vùng và chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến LKKT vùng Khung này là những cơ sở giúp hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu LKKT vùng ở Việt Nam

Tuy nhiên vấn đề LKKT vùng chịu ảnh hưởng lớn về đặc điểm tổ chức hành chính của mỗi nước, trình độ phát triển của các chủ thể kinh tế của từng vùng, đặc trưng về văn hoá, điều kiện về số liệu… chính vì vậy, khung lý thuyết này chưa hoàn

Ngày đăng: 31/03/2018, 13:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Akita, T. và Kataoka, M. (2002), 'Interregional Interdependence and Regional Economic Growth: An Interregional Input ‐ Output Analysis of the Kyushu Region', Review of Urban &amp; Regional Development Studies, Volume 14, Issue 1 March 2002, 18-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of Urban & Regional Development Studies
Tác giả: Akita, T. và Kataoka, M
Năm: 2002
2. Ansell, C. và Gash, A (2008), 'Collaborative governance in theory and practice', Journal of Public Administration Research and Theory, Volume 18, Issue 4, October 2008, 543-571 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Public Administration Research and Theory
Tác giả: Ansell, C. và Gash, A
Năm: 2008
3. Bai, C.E và cộng sự (2012), Spatial spillover and regional economic growth in China, China Economic Review, doi:10.1016/j.chieco.2012.04.016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spatial spillover and regional economic growth in China
Tác giả: Bai, C.E và cộng sự
Năm: 2012
4. Ban chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương
Năm: 2016
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), "Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2016
6. Boja, C. (2011), 'Clusters Models, Factors and Characteristics', International Journal of Economic Practices and Theories, Vol. 1, No. 1, 2011 (July), 34-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Economic Practices and Theories
Tác giả: Boja, C
Năm: 2011
7. Boudeville, J. (1966); Problems of regional economic planning; Edinburgh, Edinburgh University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problems of regional economic planning
10. Cai, J và cộng sự (2006), ‘Tourism’s Forward and Backward Linkages’, Journal of Travel Research, First Published August, vol 5, issue 1, 36-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Travel Research, First Published August
Tác giả: Cai, J và cộng sự
Năm: 2006
11. Chen, Y. (2011), Inter-provincial regional cooperation in China : a case study of Pan-Pearl River Delta cooperation, (Thesis). University of Hong Kong, Pokfulam, Hong Kong SAR Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inter-provincial regional cooperation in China : a case study of Pan-Pearl River Delta cooperation
Tác giả: Chen, Y
Năm: 2011
12. Chính phủ (1997), Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngày 29/ 11/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn từ nay đến năm 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1997
13. Chính phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng ngày 24/6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg" về "Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
14. Chính phủ (2003), Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai ngày 05/6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2003), "Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
15. Chính phủ (2004), Quyết định 1020/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các VKTTĐ ngày 28/9/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1020/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các VKTTĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
16. Chính phủ (2004), Quyết định 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức ĐPPT các VKTTĐ ngày 18/2/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2004), "Quyết định 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức ĐPPT các VKTTĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
17. Chính phủ (2004), Quyết định số 148/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ngày 13/8/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 148/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
18. Chính phủ (2005), Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 ngày 17/6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
19. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP Về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngày 7/9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2006), "Nghị định số 92/2006/NĐ-CP Về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
20. Chính phủ (2007), Quyết định 159/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các VKTTĐ ngày 10/10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2007), "Quyết định 159/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các VKTTĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
57. IMF (2017) International Monetary Fund World Economic Outlook (April- 2017), truy cập ngày 8/11/2017 tại http://statisticstimes.com/economy/countries-by-projected-gdp-capita.php Link
58. IPCC (2014), Climate change 2014, Synthesis Report, Summary for Policymakers truy cập ngày 3/9/2017 tại https://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar5/syr/AR5_SYR_FINAL_SPM.pdf Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w