1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị trấn Bắc Hà

31 318 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 60,08 KB

Nội dung

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã được quyđịnh tại Luật Tiếp công dân đón để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích,

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng

và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân, cơ quan, tổ chức Đó chính là biện pháp nhằm bảo đảm quyềnlàm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợppháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minhcác hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta -Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Tiếp công dân là hoạt động hết sức quan trọng, không chỉ là công đoạnđầu tiên của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn giúp cho các cơquan của Đảng và Nhà nước, cán bộ, công chức tiếp nhận, lắng nghe tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong nhândân, góp phần làm yên lòng dân Thông qua công tác tiếp công dân, các cơquan của Đảng và Nhà nước sẽ kịp thời thấy được kết quả thực hiện chủtrương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt độngquản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị Việc tổ chức tốt công tác tiếp côngdân góp phần quan trọng hạn chế khiếu nại, tố cáo phát sinh, khiếu nại, tố cáotràn lan, vượt cấp, qua đó còn có ý nghĩa giáo dục ý thức chấp hành pháp luậtcủa công dân, ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật Chính vì vậy,nhằm đổi mới công tác tiếp công dân, nâng cao hiệu quả công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, Luật Tiếp công dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2013với 9 chương, 36 điều và có hiệu lực từ 01/7/2014 Tiếp đó, Chính phủ đã banhành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã được quyđịnh tại Luật Tiếp công dân đón để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việcthực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp

Trang 2

luật.Trong đó UBND Thị trấn Bắc Hà, Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào cai là một cơquan hành chính nhà nước thuộc hệ thống hành chính của Nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam Ủy ban nhân dân (UBND) Thị trấn Bắc Hà, huyệnBắc Hà từ khi được thành lập luôn là lá cờ đầu trong công tác quản lí, thực thipháp luật và bên cạnh đó là làm tốt công tác tiếp dân, đảm bảo việc tiếp nhậnđơn thư, tố cáo, kiến nghị cũng như góp ý của nhân dân trong huyện với tinhthần làm việc trách nhiệm, đảm bảo công khai, dân chủ, tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho nhân dân đến làm việc.

Song bên cạnh đó, UBND thị trấn Bắc Hà cũng không tránh khỏi nhữngvướng mắc khó khăn như: Việc bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên ởcấp xã gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là phân công công chức tư pháp - hộ tịch,địa chính, văn phòng kiêm nhiệm, vì ở cấp xã các chức danh này chỉ đượcmột định biên, chưa có công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp dân thườngxuyên nên sẽ gặp khó khăn trong bố trí cán bộ tiếp dân, tham mưu xử lý đơnthư Ngoài ra, do công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừalinh hoạt, mềm dẻo vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khinăng lực, trình độ và kỹ năng của một bộ phận cán bộ tiếp công dân còn yếu,chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác tiếp dân cả về mặt lý luận

và thực tiễn, em lựa chọn báo cáo thực tập “Thực trạng công tác tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị trấn Bắc Hà ”.

Trong khuôn khổ có hạn của đề án kiến tập với đối tượng nghiên cứu làcông tác tiếp dân, em tập trung đưa ra khái niệm, nội dung, hình thức công táctiếp dân và những quy định của Pháp luật hiện hành về công tác tiếp dân Vềthực tiễn em làm rõ tình hình thực hiện tại UBND Thị trấn Bắc Hà, đánh giákết quả đạt được, phân tích những điểm ưu và hạn chế Trên cơ sở đó đưa ranhững kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chế độ tiếp dân trên địa bàn Thị trấnBắc Hà nói riêng cũng như huyện Bắc Hà nói chung

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN

1.1 Một số vấn đề lý luận về tiếp công dân

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tiếp công dân

1.1.1.1 Khái niệm công tác tiếp công dân

Ngày nay, khái niệm tiếp công dân đã thường xuyên xuất hiện trong đờisống hàng ngày và trong các văn bản pháp luật Hoạt động tiếp công dân làmột trong những hoạt động thường xuyên của các cơ quan Nhà nước Thôngqua việc tiếp công dân, Đảng và Nhà nước lắng nghe được những ý kiến củadân, nhận được những thông tin kịp thời phản ánh về quá trình thực hiện cácchủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Trên cơ sở đóĐảng và Nhà nước có thể điều chỉnh sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách,pháp luật cho phù hợp với thực tế đất nước

Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu và lợi ích của cơ quan,đơn vị và nhìn từ phía do nhu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức thì tiếp côngdân có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau sau:

Thứ nhất, từ bản chất ngữ nghĩa, tiếp công dân là việc thực hiện giao

tiếp từ phía cơ quan nhà nước, giải quyết quan hệ giữa nhà nước và côngdân

Thứ hai, từ việc đáp ứng yêu cầu của công dân, tiếp công dân là giải

quyết những yêu cầu của công dân Theo đó, công dân thực hiện quyền củamình và nhà nước phải đáp ứng

Thứ ba, hiểu là một nghiệp vụ của nhà quản lý, tiếp công dân là của

người thừa hành công vụ Khi đó, tiếp công dân thuộc phạm trù kỹ năng, nghiệp vụ công tác của cán bộ, công chức

Từ các cách tiếp cận trên, cần có cách nhìn khái quát về tiếp công dângắn với công tác lãnh đạo, quản lý, gắn với quyền dân chủ, quyền phản hồi

Trang 4

thông tin, gắn với yếu tố văn hoá và các kỹ năng nghiệp vụ khác Tiếp côngdân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của LuậtTiếp công dân năm 2013 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việcthực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của phápluật.

Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định

kỳ và tiếp công dân đột xuất

1.1.1.2 Đặc điểm tiếp công dân

Tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, bắt buộc cơ quanNhà nước phải thực hiện

Công dân đến cơ quan để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là quyềncủa công dân Đây là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Điều

30 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan,

tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.

1.2 Mục đích, ý nghĩa của công tác tiếp công dân

Khẳng định nội dung tính quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, Hiếnpháp năm 2013, ghi nhận về nội dung này, cụ thể Điều 2 Hiến pháp năm 2013quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân NướcCHXHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức.”

Trang 5

Nhìn nhận về tính quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hay ở mộtkhía cạnh nhất định nào đó tức là thực hiện quyền dân chủ Dân chủ ở đâykhông chỉ là bản chất mà còn là mục tiêu, động lực của cuộc cánh mạng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong hoạt động quản lý Nhà nước, việc thực hiệndân chủ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạtđộng quản lý, mà còn quyết định tới sự ổn định hay không ổn định của tìnhhình chính trị - xã hội đất nước, góp phần phát huy bản chất Nhà nước củadân, do dân và vì dân của Nhà nước ta, củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ,bền vững giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước… Như vậy, trong hoạt độngquản lý Nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạtđộng này, phải tổ chức tốt việc tiếp thu ý kiến của nhân dân thông qua côngtác tiếp công dân của các cơ quan Nhà nước.

Thông qua khái niệm nêu trên, có thể chỉ ra một số mục đích và ý nghĩacủa công tác tiếp công dân

1.2.1 Mục đích của công tác tiếp công dân

- Việc tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị,phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị.Đây là sự cụ thể hoá quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham giathảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của công dân, là sự cụ thểhoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"

- Việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củacác cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả Bởi vì, tiếpcông dân là điểm khởi đầu, là một trong những khâu quan trọng của công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo Điều này là nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ chặtchẽ giữa công tác tiếp công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trang 6

- Tiếp công dân cũng là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếunại, tố cáo đúng chính sách pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết,khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáocủa công dân Qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luậtnói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quầnchúng nhân dân.

- Việc tiếp công dân cũng đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với

cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức Nhà nước là phải luôn luôn tôn trọngnhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân

1.2.2 Ý nghĩa của công tác tiếp công dân

- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cốmối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.Việc tiếp công dân thểhiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc”, thông qua công tác tiếp dân giúp choĐảng, Nhà nước luôn gần gũi với dân, lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyệnvọng, thắc mắc, ý kiến của người dân liên quan trực tiếp tới hoạt động của cán

bộ, cơ quan Nhà nước và giải đáp kịp thời những vướng mắc Qua đó gópphần làm yên lòng người dân, duy trì sự ổn định về tình hình chính trị, trật tự

an toàn xã hội của đất nước Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần pháthuy bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân Thực hiện tốt việc tiếp côngdân còn là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với nhân dân,tôn trọng nhân dân, tôn trọng pháp luật, từ đó tăng thêm niềm tin của nhândân vào các cơ quan Nhà nước Mặt khác làm tốt công tác tiếp công dân cũng

sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân giúp cho Đảng và Nhànước nói chung, các cơ quan nhà nước nói riêng thu nhận được những thôngtin phản hồi về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống từ đó đề ra những chủtrương, quyết định đúng đắn hợp lòng dân

- Công tác tiếp công dân có quan hệ chặt chẽ với công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo Muốn thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần

Trang 7

phải thực hiện tốt việc tiếp công dân, từ đó sẽ khắc phục được tình trạngkhiếu nại, tố cáo tràn lan vượt cấp, gửi không đúng chủ thể có thẩm quyềngiải quyết cũng như các bất cập khác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, giáodục ý thức công dân trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, ngăn chặn

và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Ở khía cạnh cụ thể, tiếp côngdân là khâu đầu tiên, là tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảiquyết khiếu nại, tố cáo

- Tiếp công dân là một kênh thông tin quan trọng để kiểm tra, giám sát,đánh giá cán bộ.Trên thực tế, người dân được trực tiếp làm việc, tiếp xúc vớicán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách toàn diện, đầy đủ cần thông qua ýkiến phản hồi của quần chúng Muốn vậy người lãnh đạo qua công tác tiếpdân sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin, kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ củamình Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhândân thì việc đánh giá sàng lọc cán bộ, đảng viên mới được toàn diện

- Tiếp công dân cũng là một kênh thông tin để đánh giá tính khả thi củacác chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước Đánh giá chính sách là việc xemxét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thi chính sách Đánhgiá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính sách đã được hoạch định,thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại Đánh giá tính khả thi của chínhsách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thi chính sách có đạt được mục tiêu đề rahay không, có đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đốitượng của chính sách hay không? Các chính sách, cũng như hoạt động quản lýNhà nước được thực thi trên thực tế sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống củangười dân Do vậy, cần có sự phản hồi của người dân để đánh giá chính sách Trên cơ sở những thông tin phản hồi giúp cho Đảng, Nhà nước nắm bắtđược kịp thời kết quả việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật Nhà nước ở các cấp, các ngành, từ đó cơ quan nhà nước nắm được cácthông tin quan trọng để tự mình kiểm tra lại những việc làm, hạn chế những

sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương chính sách và các quyết

Trang 8

định quản lý điều hành của các cấp chính quyền để có biện pháp chấn chỉnh,sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật.

- Tiếp công dân là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dânchủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xãhội

Khi người dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạmmới đến cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo Nếu cơ quan nhà nước khôngtiếp dân và giải quyết kịp thời sẽ tạo nên bức xúc của người dân đối với cơquan nhà nước Nếu những bức xúc đó không được giải quyết sẽ phát sinh cácvấn đề lớn về mặt xã hội, người dân dễ bị kích động bởi các thế lực thù địch,

có các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Do vậy, làm tốt công tác tiếpcông dân không những tạo điều kiện cho người dân được thực hiện quyền tự

do, dân chủ mà thông qua đó giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo lòng tin củanhân dân đối với Đảng, Nhà nước

1.3 Vai trò của công tác tiếp công dân

Thứ nhất, tiếp công dân để tiếp nhận các thông tin, những vấn đề liên

quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị

Đây là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, dodân và vì dân Mục tiêu này cũng là một bước cụ thể hóa quyền tham gia quản

lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước vàđịa phương Mặt khác điều này còn là sự hiện thực hóa phương châm “dânbiết, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác quản lý và thực tiễn cuộc sống

Thứ hai, tiếp công dân để tiếp nhận các khiếu nại tố cáo của công dân.

Điều này nhằm đảm bảo thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của côngdân đã được Hiến pháp quy định Qua đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ,không thể tách rời giữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.Biểu hiện là việc tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo thông qua tiếp công dân sẽ

Trang 9

giúp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị được tiếnhành một cách có trật tự và hiệu quả.

Thứ ba, tiếp công dân để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại,

tố cáo

Nội dung này thể hiện rõ yêu cầu mang tính bắt buộc đặt ra đối với các

cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước trong quan hệ với công dân

đó là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệchặt chẽ với nhân dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân Đồng thời điều nàycũng là để khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếunại, tố cáo của công dân, qua đó, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức phápluật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng đối với quần chúng nhândân

Thứ tư, tiếp công dân là một yêu cầu mang tính tất yếu trong quá trình

hoàn thiện công tác quản lý

Xây dựng và bảo đảm thực hiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,

vì dân trước hết mọi quyền lợi chính sách phải hướng để bảo đảm quyền vàlợi ích hợp pháp của dân Bởi vậy mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát

từ nhân dân, từ thực tế cuộc sống của cộng đồng dân cư và sau đó phải trở vềphục vụ bảo đảm cho cộng đồng dân cư Công tác quản lý của các cấp, cácngành cần phải có được thông tin ban đầu trong thiết kế chính sách và cần cóthông tin phản hồi về tính thực tiễn của chính sách, những yếu kém, khiếmkhuyết của chính sách, những hạn chế của công tác quản lý cũng như đội ngũ,

cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành thực thi chính sách Tiếp công dân là mộtkênh có nhiều điều kiện thuận lợi giúp cho nhà quản lý có thể tự điều chỉnhđược những hạn chế, khiếm khuyết trên Do tính cụ thể, tính rộng khắp vàtính đa dạng của cộng đồng dân cư, thông tin đến với quản lý qua tiếp côngdân từ nhiều phía, nhiều đối tượng Từ đó các cấp các ngành thấy được mộtthực tế sinh động và sự phù hợp không phù hợp của chính sách, cơ chế…Những con số, thông tin hiện tượng do tiếp công dân đưa lại, giúp cho công

Trang 10

tác quản lý về phương diện: điều tra xã hội học, sự phản ứng của dân cư đốivới những vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội; sự phản ánh tình hình thực tế

về điều chỉnh của chính sách pháp luật và dự báo những vấn đề phát sinh; Cóđược những thông tin về thực trạng cơ chế, bộ máy, con người thực thi chínhsách; Phản ánh sự tin cậy của nhân dân với chính sách, với chế độ, tính ổnđịnh của cộng đồng dân cư

Thứ năm, tiếp công dân là một thủ tục trong công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo

Giải quyết những khiếu kiện, vướng mắc của dân là một trong nhữngcon đường thiết thực để thực hiện, bảo đảm quyền dân chủ và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của công dân Trong đó tiếp công dân là một thủ tục khôngthể thiếu được của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo Việc tiếp công dân làmột thủ tục trong giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo và xuất hiện không chỉmột lần, ở một thời điểm mà nó có thể thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhautrong suốt quá trình giải quyết vụ việc:

+ Trước hết, việc tiếp công dân được thực hiện ngay từ thời điểm banđầu khi giải quyết vụ việc Lúc này việc tiếp công dân của cơ quan có thẩmquyền giải quyết lần đầu nhằm có thể tiếp nhận thông tin để tự điều chỉnhquyết định hành vi của mình Tiếp công dân của cơ quan có thẩm quyền giảiquyết ở những lần tiếp theo, để xem xét giải quyết vụ việc theo thẩm quyềnhoặc đôn đốc kiểm tra quá trình giải quyết vụ việc (thi hành quyết định cóhiệu lực, giám sát kiểm tra…)

+ Tiếp công dân được thực hiện trong quá trình xem xét thẩm tra, xácminh giải quyết vụ việc Quá trình giải quyết vụ việc, việc cơ quan có thẩmquyền, thông qua tiếp công dân nhằm thu thập thông tin, thẩm tra xác minhnhững thông tin đã thu nhận được và hướng dẫn công dân thực hiện quyềnkhiếu nại, tố cáo của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định…Thậm chíviệc tổ chức đối thoại, giải quyết vụ việc cũng có thể được hiểu là việc tiếpcông dân

Trang 11

+ Tiếp công dân có thể giúp cho vụ việc khiếu nại, tố cáo sớm chấmdứt Từ đó vụ, việc được kết thúc “như một con đường của hòa giải” Thực tếcho thấy nhiều vụ việc được giải quyết chấm dứt ngay trong quá trình tiếpcông dân Đặc biệt việc tiếp công dân khi giải quyết lần đầu tại nơi có vụ việckhiếu nại tố cáo xảy ra Xuất phát từ nội dung này cần tăng cường công táctiếp công dân ở cơ sở nhằm chấm dứt, giải quyết ngay từ đầu việc khiếu nại tốcáo

Thứ sáu, tiếp công dân giúp các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức

năng giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật

Thông qua những quy định về đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhândân các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội tham gia vào công tác tiếp công dân

và tổ chức tiếp công dân trong phạm vi công việc của mình chính là mộtphương thức giúp cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việckiểm tra giám sát

1.4 Một số vấn đề lý luận Pháp luật điều chỉnh công tác tiếp công dân 1.4.1 Khái niệm, đặc điểm Pháp luật điều chỉnh công tác tiếp công dân

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều

4 của Luật Tiếp công dân năm 2013 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho côngdân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quyđịnh của pháp luật

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trướcnhững vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình Hay nói một cách khác, bản chấtcủa quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi viphạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội Đó là quyềnhiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo

vệ quyền Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời

Trang 12

sống xã hội Từ khi có giai cấp, các giai cấp thống trị xã hội với những biệnpháp, cách thức khác nhau để giải quyết hiện tượng này.

Ở nước ta, từ trước đến nay, đều ghi nhận khiếu nại, tố cáo là một trongnhững quyền cơ bản của công dân, trong đó Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều

74: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm

quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…” Quy định này đã được Hiến pháp 2013 sửa

đổi, bổ sung tại Điều 30, cụ thể là: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo

với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.

Theo quy định này, khiếu nại, tố cáo không chỉ là quyền Hiến định của côngdân Việt Nam (những người có quốc tịch Việt Nam) mà đã được công nhận làquyền con người, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ Khiếu nại và tố cáo làmột trong những phương thức thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giảiquyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc trong nhân dân Đây cũng là phươngthức để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình và thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân Khiếu nại, tố cáo đều hướng tới bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật được thực thinghiêm minh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nhà nướcpháp quyền

Khiếu nại và tố cáo rất khác nhau, việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có

ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền

tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu

Trang 13

nại, tố cáo; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáonhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyếtkhiếu nại, tố cáo Do đó, ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội Khóa 13 đãthông qua Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, 02 Luật này đều có hiệu lực thihành từ ngày 01/7/2012 và thay thế Luật Khiếu nại, tố cáo Đây là lần đầu tiênkhiếu nại, tố cáo được tách thành 02 Luật và quy định cụ thể về khái niệm,thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết quyết rất khác nhau.Và sau đó thì Luậttiếp công dân số 42/2013/QH13 đã được ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm

2013 quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về trách nhiệm tiếp công dân, quyền vànghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh; việc tổ chứchoạt động tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân của cơ quan tổ chức và các điềukiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân

Về khiếu nại: Theo quy định của Luật Khiếu nại “Khiếu nại là việc

công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều

2) Trong đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luậtcán bộ, công chức được định nghĩa như sau:

- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước

hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành đểquyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nướcđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Khoản 8Điều 2 Luật Khiếu nại);

- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của

người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc

Trang 14

không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 9Điều 2 Luật Khiếu nại);

- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan,

tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chứcthuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức (Khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại)

Về tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo quy định: “Tố cáo là việc

công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1

Điều 2) Tố cáo được chia làm 02 loại như sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức

trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Khoản 2 Điều

2 Luật Tố cáo);

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh

vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về

hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối vớiviệc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực(Khoản 3 Điều 2 Luật Tố cáo)

Về tiếp công dân: Theo quy định tại Điều 2 Luật tiếp công dân “Tiếp

công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 củaLuật Tiếp công dân năm 2013 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân vềviệc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định củapháp luật Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dânđịnh kỳ và tiếp công dân đột xuất”

Trang 15

Có thể nói rằng, đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân tựbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những hành vi trái pháp luậtcủa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước Đồngthời cũng là căn cứ pháp lý để người dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giámsát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhànước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

1.4.2 Nguyên tắc của Pháp luật điều chỉnh công tác tiếp công dân

- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơquan, tổ chức, đơn vị

- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tụcđơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quyđịnh của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xửtrong khi tiếp công dân

- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 30/03/2018, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w