Vào thời đầu, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật vi khuẩn, vi nấm tiết ra, có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác.. Về sau, với sự phát triển của khoa h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRẦN NHỰT TÂN
ĐI ̣NH LƯỢNG HAI KHÁNG SINH SULFAGUANIDINE VÀ SULFAMETHOXAZOLE THUỘC NHÓM SULFAMIDE
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NITRITE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Ho ̣c
Cần Thơ 5/2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐI ̣NH LƯỢNG HAI KHÁNG SINH SULFAGUANIDINE VÀ SULFAMETHOXAZOLE THUỘC NHÓM SULFAMIDE
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NITRITE
Lớp Hóa Học - Khóa 33
Cần Thơ 5/2011
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đề tài “Đi ̣nh lươ ̣ng hai kháng sinh Sulfaguanidine và Sulfamethoxazole thuô ̣c
nhóm Sulfamide bằng phương pháp Nitrite”
Lời cam đoan:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Trần Nhựt Tân
Luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p đa ̣i ho ̣c Chuyên ngành: Hóa Học, mã ngành: 204 Đã được bảo vê ̣ và được duyê ̣t
Hiê ̣u trưởng:
Trưởng khoa:
Trưởng chuyên ngành Cán bộ hướng dẫn
Lâm Phước Điền
Trang 4KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1 Cán bộ hướng dẫn: ThS Lâm Phươ ́ c Điền
2 Đề tài: “Đi ̣nh lươ ̣ng hai kháng sinh Sulfaguanidine và Sulfamethoxazole thuô ̣c nhóm Sulfamide bằng phương pháp Nitri te”
3 Sinh viên thực hiện: Trần Như ̣t Tân
b Nhận xét về nội dung của LVTN:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Trang 5c Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
d Kết luận, đề nghị và điểm:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
Lâm Phươ ́ c Điền
Trang 6KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1 Cán bộ chấm phản biện:
Đề tài: “Đi ̣nh lươ ̣ng hai kháng sinh Sulfaguanidine và Sulfamethoxazole thuô ̣c
nhóm Sulfamide bằng phương pháp Nitrite”
2 Sinh viên thực hiện: Trần Như ̣t Tân
b Nhận xét về nội dung của LVTN:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng thực hành rất bổ ích Đó chính là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Lâm Phước Điền đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tất cả quý thầy cô bộ môn Hóa, Khoa Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt cho em
những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tất cả thành viên trong Gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và chia sẽ lúc khó
khăn, cảm ơn Cha, mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về
vật chất lẫn tinh thần để con yên tâm học tập đến ngày nay
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Hóa Học K33 đã luôn động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Cần Thơ, tháng 5 năm 2011
Trần Nhựt Tân
Trang 9TÓM TẮT
Đề tài : “Đi ̣nh lươ ̣ng hai kháng sinh Sulfaguanidin e và Sulf amethoxazole
thuô ̣c nhóm Sulfamid e bằng phương pháp Nitrit e” được thực hiê ̣n thực hiê ̣n ta ̣i
phòng thực tập Hóa Phân Tích , Khoa Khoa ho ̣c Tự nhiên , Đa ̣i ho ̣c Cần Thơ nhằm bước đầu đánh giá chất lượng của thuốc thông qua viê ̣c xác đi ̣ nh hàm lượng thực của hoạt chất có trong sản phẩm Đồng thời với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng các bài thực hành phân tích định lượng dược phẩm cho chương trình đào tạo chuyên ngành Hóa Dượ c Trong giới ha ̣n đề tài, chúng tôi tiến hành định lươ ̣ng hai hoa ̣t chất sulfaguanidine và sulfamethoxazole có trong chế phẩm thuốc viên nén Ganidan và Cotrimstada forte với hai cách xác đi ̣nh điểm tương đương trong phương pháp Nitrite là dùng chỉ thị ngoại (dung di ̣ch hồ tinh bô ̣t tẩm KI) và chỉ thị nội (dung di ̣ch đỏ trung tính 0,1%) Qua thực nghiê ̣m xác định được h àm lượng hoạt chất sulfaguanidine trong thuốc viên nén Ganidan đa ̣t 93,2% khi dùng chỉ thi ̣ ngo ại phát hiê ̣n điểm tương đương và đa ̣t 92,4% khi dùng chỉ thi ̣ nô ̣i phát hiê ̣n điểm tương đương, hàm lượng hoạt chất sulfamethoxazole trong thuốc viên nén Cotrimstada forte đa ̣t 101,63% khi dù ng chỉ thi ̣ ngoa ̣i phát hiê ̣n điểm tương đương và đạt 99,63% khi dùng chỉ thị nội phát hiện điểm tương đương Sử dụng một số thao tác thống kê để so sánh
đô ̣ lă ̣p la ̣i của hai cách xác đi ̣nh điểm tương đương được sử du ̣ng trong quá trình thực nghiê ̣m, ta thấy rằng hai phương pháp có độ lặp lại như nhau
Trang 10MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH 2
1.1 Lịch sử kháng sinh 2
1.2 Khái niệm về kháng sinh 4
1.3 Phân loại kháng sinh 4
1.3.1 Dựa vào mức độ tác dụng 4
1.3.2 Dựa vào phổ tác dụng củ a kháng sinh 5
1.3.3 Dựa vào cơ chế tác dụng 5
1.3.3.1 Nhóm kháng sinh tác dụng lên tế bào vi khuẩn 5
1.3.3.2 Nhóm kha ́ ng sinh tác dụng lên hệ phi bào 6
1.4 Các nhóm kháng sinh chính 9
1.4.1 Nhóm β-lactamine 9
1.4.1.1 Các Peniciline 10
1.4.1.2 Các cephalosporine 11
1.4.1.3 Các chất ức chế β-lactamase (cấu tru ́ c Penem) 12
1.4.1.4 Các Penem 12
1.4.1.5 Monobactam aztreonem 13
1.4.1.6 Kháng sinh Vancomycine 13
1.4.2 Nhóm aminoside hay aminoglycoside 14
1.4.2.1 Streptomycine 14
1.4.2.2 Các aminoside kha ́ c 15
1.4.3 Chloramphenicol và dẫn xuất 16
1.4.4 Nhóm tetracycline 17
Trang 111.4.6 Nhóm sulfamide và trimethoprim 22
1.4.7 Các nhóm kháng sinh khác 23
1.5 Một số vấn đề trong sử dụng kháng sinh 24
1.5.1 Những nguyên tắc sử dụng kháng sinh 24
1.5.2 Phối hợp kháng sinh 24
1.6 Giớ i thiê ̣u về sulfamethoxazole và sulfaguanidine 25
1.6.1 Giớ i thiê ̣u về sulfamethoxazole 25
1.6.1.1 Tính chất 25
1.6.1.2 Định tính 26
1.6.1.3 Định lượng 28
1.6.1.4 Các chỉ tiêu khác 28
1.6.2 Giớ i thiê ̣u về sulfaguanidine 30
1.6.2.1 Tính chất 30
1.6.2.2 Đi ̣nh tính 31
1.6.2.3 Định lượng 31
1.6.2.4 Các chỉ tiêu khác 32
Chương 2 THỰC NGHIỆM 34
2.1 Phương tiện thực hiê ̣n 34
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiê ̣n 34
2.1.2 Thiết bị, dụng cụ 34
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.4 Hóa chất sử dụng 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Cơ sở lý thuyết-sơ lươ ̣c về phương pháp Nitrite 35
2.2.2 Tiến hành thực nghiê ̣m 37
2.2.2.1 Pha va ̀ xác đi ̣nh lại nồng độ các dung di ̣ch 37
2.2.2.2 Phân ti ́ch mẫu 40
2.2.2.3 Cơ sơ ̉ tính toán 41
Chương 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 42
3.1 Định lươ ̣ng sulfaguanidine 42
3.1.1 Xác định điểm tương đương bằng chỉ thị hồ tinh bột tẩm KI (PP1) 42
3.1.2 Xác định điểm tương đương bằng chỉ thị đỏ trung tính (PP2) 44
Trang 123.2 Định lươ ̣ng sulfamethoxazole 46
3.2.1 Xác định điểm tương đương bằng chỉ thị hồ tinh bột tẩm KI (PP1) 46
3.1.2 Xác định điểm tương đương bằng chỉ thị đỏ trung tính (PP2) 48
Chương 4 KẾT LUẬN - KIẾN NGHI ̣ 51
4.1 Kết luận 51
4.2 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC viii
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các tetracycline thường dùng……… 18
Bảng 2.1 Các loại thuốc sử dụng trong luận văn ……… ……… 33Bảng 2.2 Các hóa chất sử du ̣ng trong luâ ̣n văn……….34Bảng 3.1 Số liê ̣u sau xử lý thống kê trong đi ̣nh lượng sulfaguanidine của PP1…… 42Bảng 3.2 Số liê ̣u sau xử lý thống kê trong đi ̣nh lượng sulfaguanidine của PP2…… 43 Bảng 3.3 Số liê ̣u dùng so sánh đô ̣ lă ̣p la ̣i trong đi ̣nh lượng sulfaguanidine………… 44Bảng 3.4 Số liê ̣u sau xử lý thống kê trong đi ̣nh lượng sulfamethoxazole PP1……….46Bảng 3.5 Số liê ̣u sau xử lý thống kê trong đi ̣nh lượng sulfamethoxazole PP2……….47Bảng 3.6 Số liệu dùng so sánh độ lặp lại trong định lượng sulfamethoxazole……….48
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nấm penicilline ……… ……….……….……2
Hình 1.2 Bộ phận sinh dục nấm penicilline ……….…….………3
Hình 1.3 Mô tả cơ chế tác dụng của kháng sinh……….…………8
Hình 1.4 Sơ đồ tổng hơ ̣p các kháng sinh sulfamide….……… ……… 19
Hình 1.5 Sulfalamide và para amino benzoic acid (PABA)……… 20
Hình 1.6 Cơ chế tạo màu của sulfonamide với PDAB 28
Trang 15
MỞ ĐẦU
I Đặt vấn đề
Như chúng ta thấy, hiê ̣n nay nhu cầu về thuốc là rất lớn Vì thế, các công ty dược mọc lên ngày càng nhiều , thuốc và các sản phẩm dược được bày bán trên thị trường với số lượng lớn và phong phú về chủ ng loa ̣i, đă ̣c biê ̣t là các sản phẩm có nguồn gốc từ tổng hợp Do đó, công tác kiểm tra chất lượng thuốc và các sản phẩm dược là viê ̣c làm rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng có được những sản phẩm chất lươ ̣ng
Hiê ̣n ta ̣i, có khá nhiều qui trình phân tích-kiểm đi ̣nh và với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vai trò của các trang thiết bi ̣ , máy móc hiện đại ứng dụng trong lĩnh vực phân tích thuốc và các sản phẩm dược là không phải bàn cãi Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phương pháp phân tích công cu ̣ cổ điển cũng giữ mô ̣t vi ̣ trí vô cùng quan tro ̣ng, vì đây là phương pháp phân tích chỉ đòi hỏi hóa chất và thiết bi ̣ tương đối đơn giản, ít tốn kém, thời gian thực hiê ̣n ngắn nhưng vẫn mang la ̣i kết quả đa ̣t yêu cầu
Đề tài : “Đi ̣nh lươ ̣ng hai kháng sinh Sulfaguanidin e và Sulfamethoxazole
thuô ̣c nhóm Sulfamid e bằng phương pháp Nitrit e” được thực hiê ̣n nhằm bước đầu
đánh giá chất lượng của thuốc thông qua viê ̣c xác đi ̣nh hàm lượng thực của hoa ̣t chất có trong sản phẩm Đồng thời với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng các bài thực hành phân tích đi ̣nh lượng dược phẩm cho chương trình đào tạo chuyên ngành Hóa Dược; chuyên ngành vừa được Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Đa ̣i học Cần Thơ mở vào kỳ tuyển sinh năm 2010
II Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng cơ sở lý thuyết của ph ương pháp Nitrit e vào thực nghiê ̣m thông qua viê ̣c xác đi ̣nh hàm lượng thực của thuốc kháng sinh thuô ̣c nhóm Sulfamid e Sử dụng hai phương pháp xác định điểm tương đương của phản ứng định phân , thứ nhất là dùng chỉ thị ngoại với dung dịch hồ tinh bô ̣t tẩm kali iodua, thứ hai là dùng chỉ thi ̣ nô ̣i với dung di ̣ch đỏ trung tính 0,1%
Dựa vào thực nghiê ̣m tính toán khối lượng thực của hoa ̣t chất trong chế phẩm thuốc viên nén, từ đó tính ra phần trăm về hàm lượng so với công bố trên sản phẩm
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH
1.1 Lịch sử kháng sinh [6], [7], [9]
Khi cơ thể đang bi ̣ vi sinh vâ ̣t tấn công ma ̣nh thì cần sử du ̣ng ngay các biê ̣n pháp
để ngăn chặn sự nhân lên của chúng , mô ̣t phương pháp hiê ̣u quả là sử du ̣ng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng đúng theo chỉ dẫn Vâ ̣y kháng sinh là gì ? Có các nhóm kháng sinh nào và cơ chế tác dụng của chúng ra sao?
Năm 1928 Alexander Fleming , mô ̣t nhà khoa ho ̣c Scotland , lần đầu tiên thấy trong môi trườ ng nuôi cấy tu ̣ cầu vàng nếu có lẫn nấm penicilineum thì khuẩn la ̣c gần nấm sẽ không phát triển được Năm 1939, Florey và Chain đã chiết ra từ nấm đó chất peniciline dùng trong trị liệu
Hình 1.1 Nấm Penicilline.
Vì bộ phận sinh dục của loài này có hình giống cái bút lông nên được đặt tên là penicilineum (tiếng Latinh penicilineum có nghĩa là cái bút lông)
Trang 17Hình1.2 Bộ phận sinh dục nấm penicilline
Năm 1938, Fleming nhâ ̣n đươ ̣c thư của hai nhà khoa ho ̣c từ trường Đa ̣i h ọc Oxford là Chain và Florey , với lời đề nghi ̣ được hợp tác với ông để tiếp tu ̣c thực hiê ̣n công trình nghiên cứu về peniciline và vớ i sự hợp tác đó ho ̣ đã thử thành công peniciline trên chuột vào năm 1940
Năm 1941, nhóm đã ch ọn đươ ̣c loa ̣i gi ống peniciline ưu viê ̣t nhất là chủng peniciline chrysogenium, chế ra loại peniciline có hoạt tính cao hơn cả triệu lần Peniciline mà Fleming tìm thấy đầu năm 1928 Vớ i công trình này , ba nhà khoa ho ̣c Alexander Fleming , Emst Boris Chain và Howard Walter Florey đã nhâ ̣n đươ ̣c giải thưởng Nobel về y ho ̣c năm 1945
Một số kháng sinh khác: sulfonamide được Gerhard Domard (Đức) tìm ra vào năm 1932 và streptomycine được Selman Waksman và Albert Schat tìm ra vào năm
1934 Sau này đặc biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, công nghệ chuyên ngành Sinh học và Hóa dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra được rất nhiều loại kháng sinh mới Ngày nay con người biết được khoảng 8000 chất kháng sinh, 100 loại được dùng trong Y khoa và Thú y
Trang 181.2 Khái niệm về kháng sinh. [6], [9], [11]
Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra sulfonamide (Domard, 1932) Thời kỳ vàng son của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất peniciline để dùng trong lâm sàng (1941) Vào thời đầu, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) tiết ra, có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác
Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (chloramphenicol); tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamide, quinolon hay chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycine).Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi: Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn bằng cách
tác động ở mức độ phân tử, tác động vào một hay nhiều giai đoạn chuyển hóa cần thiết
của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa…
► Phân biệt thuốc kháng sinh với thuốc khử trùng và thuốc sát trùng
Thuốc khử trùng: (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác Khác với kháng sinh , những chất khử trùng sẽ phá hủy nguyên sinh chất của cả vi khuẩn và vật chủ Do đó, chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh
Thuốc sát trùng: (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ Do đó, chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn
1.3 Phân loại kháng sinh [6], [7], [11]
Có nhiều cách phân loại kháng sinh, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc
1.3.1 Dựa vào mức độ tác dụng
Thuốc kháng sinh diệt khuẩn (bactericidial antibiotics) gồm những kháng sinh có
cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào, sinh tổng hợp DNA và RNA giải phóng
Trang 19men autolyza từ đó vi khu ẩn tự phân giải Thuốc diê ̣t khuẩn bao gồm các kháng sinh
nhóm β-lactamin, nhóm aminoglucozid và nhóm đa peptid
Thuốc kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic antibiotics) gồm các thuốc ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào các enzyme hay các ribosome 30s, 50s và 70s Thuốc kìm khuẩn bao gồm các kháng sinh sulfamide, teracilline, chloramphenicol, erythromycine, novobiocine, các thuốc được phối hợp giữa sulfamide với trimethorpim theo tỷ lệ 5/1 và tiamuline
1.3.2 Dựa vào phổ tác dụng của kháng sinh
Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng chủ yếu lên một loại hay một nhóm vi khuẩn nào đó Chẳng hạn như penicilline cổ điển chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gr+
hay nhóm thuốc chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gr- như streptomycine
Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng có tác dụng với cả vi khuẩn Gr+,
Gr-, virus cỡ lớn, đơn bào như chloramphenicol hay tetracilline
Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít được hấp thụ ở đường tiêu hóa Thuốc thuộc nhóm này thường độc, bao gồm các thuốc có tác dụng với vi khuẩn Gr- như baxitraxine, heliomycine, tác dụng với vi khuẩn Gr+ như neomycine, polymycine
Nhóm kháng sinh chống lao: rifamycine
Nhóm kháng sinh chống nấm như nystatine, grycefulvine, ampoterytine…
1.3.3 Dựa vào cơ chế tác dụng
Dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân thành 2 nhóm:
1.3.3.1 Nhóm kháng sinh tác dụng lên tế bào vi khuẩn
► Thuốc tác dụng lên quá trình tạo vách tế bào
Tất cả các tế bào sống (vi khuẩn và động vật hữu nhũ) đều có màng tế bào có cấu trúc lipid phức tạp, do đó đều bị tiêu hủy bởi chất sát trùng Nhưng khác với tế bào động vật hữu nhũ, tế bào vi khuẩn có áp suất thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn nên chúng còn có thành tế bào bên ngoài màng tế bào Thành tế bào này có cấu tạo từ chất peptidoglycan gồm nhiều dây polysaccharide thẳng dọc và những đoạn ngang
Trang 20pentapeptid Polysaccharide gồm nhiều phân tử đường mang amine: glucosamine và N-acetyl-muramic (chỉ có ở vi khuẩn)
N-acetyl-Tiến trình hình thành thành tế bào bắt đầu bằng sự chuyển đổi L.alanine thành D.alanine Sau đó 2 D.alanine kết hợp với nhau Cycloserine ức chế cạnh tranh giai
đoạn này, nên nó tác động đến cả vi khuẩn G+
và G-
Tiếp đến D.alanine dipeptide nối với 3 acid amine khác và 1 đường N-acetyl
muramic acid để tạo thành đường pentapeptide Ðến lượt nó, nó lại cặp đôi với một
đường mang amine khác là N-etylglucosamine Toàn bộ cấu trúc này lại kết hợp
với 1 phân tử mang lipid là isoprenyl phosphate rồi di chuyển từ tế bào chất ra ngoài màng tế bào Tại đây, chúng kết hợp với nhau để kéo dài thành chuỗi peptidoglycan bacitracin ngăn cản tiến trình này bằng cách gắn với isoprenyl phosphate tạo phức hợp vô dụng Vancomycine ngăn cản sự di chuyển đường pentapeptide thành chuỗi đa phân tử bên ngoài màng tế bào
Giai đoạn cuối là hình thành dây ngang giữa các dây peptidoglycan bằng cách
nối D.alanine của 1 chuỗi với diaminopimelic acid của chuỗi kế cận nhờ enzyme transpeptidase Penicilline ức chế giai đoạn này do cấu trúc của nó giống D-
alanylalanin (1 vị trí trên peptidoglycan mà enzyme gắn vào ) Cơ chế tác đô ̣ng nà y
gồm các thuốc thuộc nhóm β-lactamin, vancomycin, baxitracin
► Thuốc tác dụng lên màng tế bào
Các thuốc này làm rối loạn tính thấm của vỏ và màng nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn, làm cho chức năng hàng rào của màng bị phá hủy, vi khuẩn bị rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa Do vậy mất khả năng lấy chất dinh dưỡng cần thiết và thải các sản phẩm của quá trình dị hóa ra ngoài, một số thuốc có cơ chế tác dụng theo kiểu này là colistin hay polymycin
1.3.3.2 Nhóm kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào
► Thuốc làm rối loạn và ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn
Quá trình này xảy ra thông qua việc chuyển giao thông tin di truyền đã được mã hóa trên mRNA Ðơn vị chức năng của quá trình này là ribosome Khác với tế bào động vật (ribosome 80S), tế bào vi khuẩn có ribosome 70S, gồm 2 tiểu đơn vị 30S và
Trang 21* Giai đoạn khởi đầu: nhờ nhiều yếu tố khởi đầu khác nhau mà tiểu đơn vị 30S sẽ gắn với mRNA và tRNA có mang acid amine (amino acyl-tRNA) Sau đó gắn với tiểu đơn vị 50S hình thành nên ribosom 70S tRNA từ vị trí A (amino acyl) dịch chuyển sang vị trí P (peptidyl) giải phóng vị trí A cho tRNA kế tiếp
* Giai đoạn kéo dài: tiến trình trên được lặp lại đến khi đọc hết đoạn di truyền
và protein được hình thành
* Giai đoạn kết thúc: các yếu tố kết thúc khác nhau liên quan đến sự phóng thích chuỗi protein Các tiểu đơn vị 30S và 50S tách rời nhau ra, tham gia vào tập hợp những tiểu đơn vị tự do trước khi tái kết hợp với một đoạn gen mới
- Kháng sinh aminoglycoside (aminoglycoside: streptomycine ) gắn chặt với tiểu đơn vị 30S, ngăn cản hoạt động bình thường của phức hợp khởi đầu, can thiệp tiếp cận tRNA , làm sai đoạn gen từ đó hình thành các protein không có chức năng
- Kháng sinh tetracycline cũng gắn vào tiểu đơn vị 30S và phong bế sự kết hợp của tRNA với mRNA
- Kháng sinh chloramphenicol gắn với tiểu đơn vị 50S, ức chế enzyme peptidyl transferase không cho amino acid gắn vào chuỗi polypeptide
- Kháng sinh macrolide (erythromycine ) tranh giành vị trí gắn ở ribosome và ngăn cản vị trí dịch chuyển các acid amine
► Thuốc ức chế sự tổng hợp nên các acid nucleotic
Sự nhân đôi DNA bắt đầu bằng phản ứng tách hai chuỗi DNA ra, mỗi chuỗi là một khuôn để gắn các nucleotide thích hợp theo nguyên tắc bổ sung DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các nucleotide; DNA gyrase giúp nới các DNA trong quá trình tổ hợp và tạo thành các vòng xoắn
Sự sao mã là quá trình tổng hợp RNA do DNA làm khuôn theo nguyên tắc
bổ sung nhờ enzyme RNA polymerase và ion Mg2+
Quá trình tổng hợp acid nucleic bắt đầu từ việc tổng hợp acid folic rồi thành purin nhờ vào một số enzyme như dihydroteroat synthetase, dihydrofolat reductase
Quinolone ức chế mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế DNA gyrase Rifampin ức chế tổng hợp RNA do ức chế RNA polymerase
Trang 22- Sulfamide đối kháng cạnh tranh với PABA (p-aminobenzoic acid) một tiền
chất để tổng hợp acid folic (động vật hữu nhũ dùng folat có sẵn trong thực phẩm còn vi khuẩn phải tổng hợp folat) PABA kết hợp với pteroic acid hoặc glutamic acid để tạo pteroylglutamic acid (PGA), chất này giống nhƣ 1 coenzyme trong sự tổng hợp purin và timin PGA cũng là 1 phần của phân tử B12 có liên quan đến sự biến dƣỡng acid amine và purine Do đó, khi thiếu PABA sẽ gây thiếu purine và acid nucleic Ðiều này cũng giải thích tại sao các vi khuẩn tự tổng hợp đƣợc PABA thì đề kháng với sulfamide và tại sao thymine, purine, methionine, và một số acid amine khác lại đối kháng với hiệu quả sulfamide
Hình 1.3 Mô tả cơ chế tác dụng của kháng sinh
Trang 231.4 Các nhóm kháng sinh chính [6], [9]
1.4.1 Nhóm β-lactamine
Về cấu trúc tất cả đều có vòng β-lactamine, về cơ chế chúng đều gắn với enzyme
transpeptidase; một enzyme xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách tế bào vi
khuẩn Theo cấu trúc hóa ho ̣c, β-lactamine được chia thành bốn nhóm nhỏ:
■ Các penam : vòng A có năm cạnh bão hòa , nhóm này bao gồm chủ yếu là các
kháng sinh họ Peniciline
■ Các cephem : vòng A có sáu cạnh không bão hòa , bao gồm các thuốc ho ̣
R
Penem Monobactam (Vòng A 5 cạnh không bão hòa) (Không có vòng A)
Trang 241.4.1.1 Các Peniciline
► Peniciline G
Đây là nhóm kháng sinh tiêu biểu và được tìm ra đầu tiên
Nguồn gốc và đă ̣c tính hóa lý
Trong sản xuất công nghiê ̣p, lấy từ peniciline notatum, 1 mL môi trường nuôi cấy cho 300UI; 1 đơn vi ̣ quốc tế (UI) bằng 0,6 microgam natri benzylpeniciline hay 1.000.000 UI bằng 0,6 gam Peniciline G là chất bô ̣t trắng , bền ở nhiê ̣t đô ̣ thường , nhưng ở dung di ̣ch nước , tốt nhất nên bảo quản la ̣nh và chỉ bền trong môi trường có
pH khoảng 6-6,5 Mất tác du ̣ng nhanh ở pH < 5 hay pH > 7
Phổ kháng khuẩn
- Cầu khuẩn Gr+: liên cầu, phế cầu và tu ̣ cầu không sản xuất penicilinase
- Cầu khuẩn Gr-: lậu cầu, màng não cầu
- Trực khuẩn Gr+
ái khí và yếm khí
- Xoắn khuẩn, đặc biê ̣t là xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum)
Peniciline ít độc nhưng tỷ lệ c ho dị ứng tương đối cao (1-10%), từ phản ứng rất
nhẹ đến tử vong do sự phản vệ và cho sự di ̣ ứng chéo với β-lactamine khác và các
cephalosporine
► Peniciline kháng penicilinase
Là peniciline bán tổng hợp, phổ kháng khuẩn và thời gian tác đô ̣ng tương tự như
Trang 25khác vững bền với di ̣ch vi ̣ nên uống được như oxaciline, cloxaciline
Chỉ đi ̣nh tốt trong nhiễm tu ̣ cầu sản xuất penicilinase (tụ cầu vàng ) Không nên dùng liều cao vì có thể gây viêm thâ ̣n hay ảnh hưởng đến tủy xương
► Peniciline phổ rô ̣ng
Ampiciline, amoxiciline là peniciline bán tổng hợp, có một số đặc điểm sau:
- Trên các khuẩn Gr+ tác dụng giống như peniciline G nhưng có thêm tác du ̣ng trên mô ̣t số khuẩn Gr-
như: E.coli, salmonella, hemophilus
- Bị penicilinase phá hủy , không bi ̣ phá hủy trong di ̣ch vi ̣ , chỉ hấp thụ khoảng 40% khi uống, riêng amoxiciline hấp thụ khoảng 90% nên hiê ̣n nay được sử du ̣ng phổ biến hơn các thuốc khác trong nhóm
- Chỉ định chính : viêm màng não mủ , thương hàn, nhiễm khuẩn đường mâ ̣t , tiết niê ̣u và nhiễm khuẩn sơ sinh
► Các Peniciline kháng trực khuẩn mủ xanh
Đây là nhóm kháng sinh quan tro ̣ng , được dùng để điều tri ̣ các nhiêm khuẩn nă ̣ng
do trực khuẩn m ủ xanh, proteus, enterobacter hay các vi khuẩn kháng peniciline G và ampiciline Chúng đều là các chất bán tổng hợp và đều bị penicilinease phá hủy
Mô ̣t số thuốc phổ biến trong nhóm như carbeniciline, ticarciline, mezlociline, hay piperciline
1.4.1.2 Các cephalosporine
Được chiết xuất từ nấm Cephalosporin e hoă ̣c bán tổng hợp, đều là dẫn xuất của
amino-7-cephalosporine, có mang vòng β-lactamine Tùy theo tác dụng kháng khuẩn
chúng được chia thành 4 thế hê ̣:
► Cephalosporine thế hê ̣ 1
Có phổ kháng khuẩn gần giống với peniciline và meticiline Tác dụng tốt lên cầu khuẩn và trực khuẩn Gr +
, đồng thờ i cũng có tác du ̣ng lên mô ̣t số trực khuẩn Gr -, trong đó có mô ̣t số trực khuẩn đường ruô ̣t như salmonella hay shigella Kháng được penicilinase củ a tu ̣ cầu, nhưng bi ̣ cephalosporinase phá hủy
Chỉ định chính : sốc nhiễm khuẩn , nhiễm khuẩn huyết do tu ̣ cầu , nhiễm khuẩn
Trang 26Để khắc phu ̣c hai nhươ ̣c điểm là tác du ̣n g lên giới ha ̣n các vi khuẩn Gr
và vẫn
bị Cephalosporinase phá hủy, các thế hệ cephalosporine tiếp theo đã được nghiên cứu sản xuất
► Cephalosporine thế hê ̣ 2
Hoạt tính kháng khuẩn trên các vi khuẩn Gr
đã tăng so với thế hê ̣ 1, kháng được cephalosporinase và dung na ̣p thuốc cũng tốt hơn
Mô ̣t chế phẩm thông du ̣ng trên thi ̣ trường hiê ̣n nay có các chế phẩm tiêm như cefamandole (kefandol), cefuroxime (curoxim), chế phẩm uống như cefuroxime acetyl 250 mg (zinnat)
► Cephalosporine thế hê ̣ 3
Tác dụng lên cầu khuẩn Gr +
kém hơn so với thế hệ 1, nhưng tác du ̣ng trên các khuẩn Gr -
, đặc biê ̣t là các trực khuẩn đường ruô ̣t kể cả các chủng tiết
cephalosporinase thì ma ̣nh hơn rất nhiều Cho tới nay, các kháng sinh thế hệ này đều là dạng tiêm như cefotaxime (claforan), ceftizoxime (cefizox), ceftriaxon (Rocephin)
► Cephalosporine thế hê ̣ 4
Phổ kháng khuẩn rô ̣ng và bền vững với cephalosporinase hơn thế hê ̣ 3, đă ̣c biê ̣t chỉ định trong điều tri ̣ trực khuẩn Gr-
hiếu khí đã có dấu hiê ̣u kháng la ̣i với thuốc thế
hê ̣ 3 Chế phẩm phổ biến nhất hiê ̣n nay là mô ̣t loa ̣i thuốc tiêm cefepime
1.4.1.3 Các chất ức chế β-lactamase (cấu trú c Penem)
Đây là những chất có tác dụng kháng khuẩn yếu nhưng chúng gắn không hồi
phục với β-lactamase và có ái lực với β-lactamin, nên khi phối trô ̣n các thuốc này với kháng sinh nhóm β-lactamin sẽ làm vững bền hơn và tăng cường hoa ̣t tính kháng
khuẩn của nhóm này
1.4.1.4 Các Penem
Các kháng sinh này có phổ rất rộng , gồm các khuẩn ái khí và ky ̣ khí , cầu khuẩn ruô ̣t kể cả các chủng tiết penicilinease Được dùng trong nhiễm khuẩn sinh du ̣c -tiết niê ̣u, đường hô hấp , mô mềm , xương-khớp Các kháng sinh penem không hấp thu qua đường uống , nên các thuốc này cho đến nay chỉ có ở da ̣ng tiêm Hai chế phẩm thông du ̣ng nhất hiê ̣n nay là ertapenem và imipenem, hai thuốc này có phổ kháng
Trang 27sinh tương tự nhau nhưng so với ertapenem thì imipenem có tác du ̣ng ma ̣nh hơn với cầu khuẩn Gr-
1.4.1.5 Monobactam aztreonem
Kém tác dụng trên khuẩn Gr +
và kỵ khí , nhưng bù la ̣i chúng có tác du ̣ng rất mạnh trên các khuẩn Gr -
và kháng lại được cephalosporinase Các monobactam aztreonem cũng không tác du ̣ng theo đường uống , có thê dùng khá ng sinh này cho
bê ̣nh nhân dị ứng với peniciline hoă ̣c cephalosporine
1.4.1.6 Kháng sinh Vancomycin e
Đây là mô ̣t kháng sinh cũng ức chế tổng hợp vá ch tế bào vi khuẩn , nó có nguồn gốc từ streptococus orientalis
Cơ chế tác dụng
Ức chế transglycosylase nên ngăn cản sự ta ̣o thành peptidoglycan, từ đó vi khuẩn không ta ̣o đươ ̣c vách tế bào nên bi ̣ ly giải Vancomycin là kháng si nh diê ̣t khuẩn
Phổ tác dụng
Chỉ tác dụng trên các khuẩn cầu Gr +, phần lớ n là các tu ̣ cầu gây bê ̣nh , kể cả tu ̣ cầu tiết cephalosporinase và kháng methicilin
Dươ ̣c đô ̣ng ho ̣c
Được hấp thu ít qua đường tiêu hóa nên chỉ được dùng điều trị viêm ruột kết giả mạc cùng với tetracycilin Tiêm truyền tĩnh ma ̣ch gắn với protein huyết tương khoảng 55%, thấm vào dịch não tủy khoảng 7-30% nếu có viêm màng não Trên 90% đươ ̣c dào thải qua thận nên phải giảm liều nếu bê ̣nh nhân viêm hay bi ̣ các vấn đề khác với thâ ̣n Thời gian bán thải khoảng 6 giờ
Chỉ định chính
Viêm màng trong tim do tu ̣ cầu kháng với methiciline, dùng cho bệnh nhân hay
vâ ̣t nuôi có dấu hiê ̣u di ̣ ứng với peniciline
Tác dụng không mong muốn : chiếm tỷ lê ̣ thấp , chỉ khoảng 10% và hầu hết các trường hợp đều nhe ̣, thường gă ̣p nhất là viêm tĩnh ma ̣ch ta ̣i chỗ tiêm truyền , rét run
Trang 28Chế phẩm vancomycin (vancocin, vancoled) trên thi ̣ trường ở dạng bô ̣t khô , dùng để pha dịch tiêm truyền
1.4.2 Nhóm aminoside hay aminoglycoside
Đa số đều lấy từ nấm , cấu trúc hóa ho ̣c chung đều mang đường và có nhóm chức amine nên có tên aminoside, mô ̣t số ít có nguồn gốc bán tổng hợp
Nhóm kháng sinh này có 4 đă ̣c tính chung như sau:
■ Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hóa
■ Đều có cùng cơ chế tác du ̣ng
■ Phổ kháng khuẩn rô ̣ng, tuy nhiên chủ yếu dùng để chống khuẩn ái khí Gr
-
■ Đô ̣c tính cho ̣n lo ̣c với dây thần kinh số VIII và với thận
Chế phẩm tiêu biểu nhất trong nhóm này hiê ̣n nay là streptomycine Ngoài ra, còn có một số thuốc khác như kanamycine, amikacine hay gentamycine
1.4.2.1 Streptomycine
Nguồn gốc và đă ̣c tính
Được tìm ra năm 1944 từ loài nấm streptomyces griseus , thường dùng dưới dạng muối dễ tan Bền vững ở nhiê ̣t đô ̣ thường và trong khoảng pH từ 3-7
Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn
Sau khi xâm nhâ ̣p vào vi khuẩn , streptomycine gắn v ào tiểu phân 30s củ a ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin mRNA, do đó quá trình tổng hợp protein
bị gián đoạn Có tác dụng diệt khuẩn trên các vi khuẩn phân chia nhanh , ở ngoài tế bào hơn là những vi khuẩn phân chia chậm
Phổ kháng khuẩn rô ̣ng, có tác dụng trên cả vi khuẩn Gr+
và Gr-, như tụ cầu, phế cầu, liên cầu hay xoắn khuẩn giang mai Đặc biệt đây là kháng sinh hàng đầu chống lại trực khuẩn lao Mô ̣t số vi khuẩn kháng la ̣i streptomycine là nhóm vi khuẩn kỵ khí , trực khuẩn mủ xanh và mô ̣t số loa ̣i nấm bê ̣nh
Trang 29Dươ ̣c đô ̣ng ho ̣c
Hấp thu: gắn vào protein huyết tương khoảng 30-40%, khi tiêm bắp sẽ cho hấp thu châ ̣m hơn nhưng giữ được lâu hơn khi uống
Phân phối : do tan nhiều trong nước và bị ion hóa ở pH huyết tương nên
Streptomycine khó thấm ra ngoài mạch Gắn nhiều vào thâ ̣n , cơ, phổi, gan Nồng đô ̣ trung bình trong máu bằng mô ̣t nửa nồng huyết tương Ít thấm vào trong tế bào và không qua đươ ̣c hàng rào máu não Thải trừ khoảng 85-90% liều tiêm sẽ bi ̣ thải trừ qua lọc cầu thận trong khoảng 24 giờ
Độc tính
Khi diều tri ̣ kéo dài và bê ̣nh nhân có suy thâ ̣n sẽ rất dễ gây tổn thương dây thần kinh số VIII , đô ̣c tính ở đ oạn tiền đình thường nhẹ và sẽ tự khỏi khi ngưng dùng thuốc, nhưng đô ̣c tính ở đoa ̣n ốc tai có thể gây điếc vĩnh viễn kể cả khi ngưng dùng thuốc
Độc tính với thận và có thể thấy viêm da do tiếp x úc nhiều Đồng thời thuố c cũng có thể làm ngừng hô hấp khi dùng liều cao sau các ca phẫu thuật có gây mê do làm liệt cơ hô hấp
Cách dùng
Tuy kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rô ̣ng và có tác đô ̣ng ma ̣nh nhưng do có nhiều đô ̣c tính nên chỉ đươc chỉ đi ̣nh sử du ̣ng trong các trường hợp tri ̣ mô ̣t số khuẩn đường tiết niê ̣u , dịch hạch (phối hợp với tetracyciline), nhiễm khuẩn huyết nă ̣ng do liên cầu (phối hơ ̣p với peniciline G) và đặc biệt là trị khuẩn lao
1.4.2.2 Các aminoside khác
Ngoài streptomycine là kháng si nh quan tro ̣ng nhất thì nhóm aminoside hiê ̣n nay còn có khá n hiều thuốc được sử du ̣ng trên thi ̣ trường như : kanammycine, gantamycine, amikacine và neomycine Trong số đó , amikacine là thuốc có phổ kháng khuẩn mạnh nhất trong nhóm và kháng được các enzyme làm mất hoạt tính aminoglycosid nên có vai trò đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c chống các khuẩn Gr - đã kháng với gentamycine và tobramycine
Trang 301.4.3 Chloramphenicol va ̀ dẫn xuất
Nguồn gốc và tính chất lý hóa
Phân lâ ̣p từ nấm streptomyces venezualae (1947) và sau đó đã tổng hợp được Là chất bột màu trắng, ít tan trong nước, bền ở nhiê ̣t đô ̣ thường và pH từ 2-9
Cơ chế ta ́ c du ̣ng và phổ kháng khuẩn
Chloramphenicol có tác du ̣ng kìm khuẩn , chúng ngăn cản mRNA gắn vào ribosome, đồng thờ i ức chế transferase nên acid amin e đươ ̣c mã hóa không gắn đươ ̣c vào polypeptide, nó cũng ức chế tổng hợp protein của ty thể ở tế bào động vật có vú Phổ kháng khuẩn rất rộng: phần lớn các vi khuẩn Gr+ và Gr-, xoắn khuẩn, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh thương hàn và phó thương hàn
có thể bằng nồng độ trong máu, qua được nhau thai
- Thải trừ: chủ yếu qua thận
Độc tính
Hai độc tính nguy hiểm nhất là có thể bi ̣ suy tủy và mắc hô ̣i chứng xám khi dùng liều cao theo đư ờng tiêm cho trẻ Đó là do gan chưa trưởng thành, thuốc không được khử độc bằng quá trình glycuro-hợp và thận không thải trừ kịp chloramphenicol
Trang 31Bệnh do xoắn khuẩn Rickettsia: tetracycline là chỉ định tốt nhất Nhưng khi tetracycline có chống chỉ định thì thay bằng chloramphenicol
Chỉ định
Do phổ kháng khuẩn rộng, tetracycline được dùng bừa bãi, dễ gây kháng thuốc
Vì vậy, chỉ nên dùng cho các bệnh gây ra do vi khuẩn trong tế bào vì tetracycline rất
dễ thấm vào đại thực bào như: viêm phổi, phế quản, viêm xoang, psittacosis, bệnh mắt hột do nhiễm chlamidia, nhiễm trực khuẩn E.coli hay mô ̣t số bê ̣nh lây truyền q ua quan
hê ̣ tình du ̣c
Dược động học
- Các tetracycline khác nhau về tính chất dược động học, các dẫn xuất mới có đặc điểm hấp thu tốt hơn, thải trừ chậm hơn và do đó có thể giảm được liều dùng hoặc uống ít lần hơn
- Hấp thu qua tiêu hóa 60-70% Dễ tạo phức với sắt, calci, magie và casein trong thức ăn và giảm hấp thu Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2-4 giờ
- Phân phối: gắn vào protein huyết tương từ 30% (oxytetracycline) đến 50% (tetracycline) hoặc trên 90% (doxycycline) Đặc biệt là thấm được vào trong tế bào nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh do brucella Gắn mạnh vào hệ lưới nội mô của gan, lách, xương, răng Nồng độ ở ruột cao gấp 5-10 lần nồng độ trong máu
- Thải trừ: qua gan và thận, phần lớn dưới dạng còn hoạt tính Thời gian bán thải
là từ 8 giờ (tetracycline) đến 20 giờ (doxycycline)
Trang 32Bảng 1.1 Các tetracycline thường dùng
Tên thuốc
Hấp thu theo đường uống (%)
Độ thanh thải của thận (mL/phút)
Thời gian bán hủy
Phân loa ̣i tác dụng
Độc tính
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, do thuốc kích ứng niêm mạc
- Độc với gan và th ận khi dùng liều cao, nhất là trên người hoặc vật có suy gan, thận, có thể gặp vàng da
- Các rối loạn ít gặp hơn: dị ứng, xuất huyết giảm tiểu cầu, nhức đầu, phù gai mắt Vì vậy, phải thận trọng theo dõi khi sử dụng
Chế phẩm, cách dùng
Dù sao tetracyclin vẫn là kháng sinh có phổ rộng, ít gây dị ứng, ít độc, đặc biệt là thấm được vào trong tế bào nên được dành cho điều trị bệnh do brucella, nhiễm khuẩn đường mật, mũi-họng, phổi
Một số dẫn xuất chính: tetracyclin, clotetracycline (aureomycine), minocycline (mynocine): uống, tiêm Oxytetracycline (terramycine) tiêm bắp
Trang 331.4.5 Nhóm Sulfamide
Năm 1932 Domagk đã phát hiện ra tính kháng khuẩn của một phẩm nhuộm là sulfamidochrysoidin (prontosil), từ đó mở ra kỷ nguyên của các thuốc chống nhiễm khuẩn trước khi có penicilline
Nguồn gốc và tính chất lý hóa
Sulfamide đều là các chất tổng hợp, dẫn xuất của sulfanilamide do thay thế nhóm
- NH2 hoặc nhóm-SO2NH2 Là bột trắng, rất ít tan trong nước, dễ tan trong base và acid vô cơ loãng
PABA (p-amino benzoic acid) là nguồn nguyên liệu cần thiết cho vi khuẩn tổng
hợp acid folic; một chất cần cho sự sống và phát triển của chúng Do có cấu trúc hóa học gần giống với PABA nên sulfamide đã tranh chấp với PABA ngăn cản quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn