1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI GIẢNG LICH sử ĐẢNG bộ HUYỆN PHỤNG HIỆP tập 1 (1)

210 932 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

- Thực hiện chủ trương trên, năm 1947, Mặt trận Liên Việt quận rađời đã tập hợp được rộng rãi các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống kẻ thù chung của dân tộc, Quận ủy đã quán triệt chủ trư

Trang 1

ĐỀ CƯỜNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP.

(1930 – 1975).

A/MỤC ĐÍCH YÊUCẦU:

Nhằm giúp học viên nắm vững những nội dung sau đây:

1/ Khái quát về vùng đất, con người và văn hóa huyện phụng Hiệp 2/ Các cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống bọn phong kiếnđịa chủ, đặc biệt là sự ra đời của Chi bộ và vai trò lãnh đạo của Chi bộ trongđấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945

3/ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành thắng lợi thống nhấtđất nước

4/ Những thành tích đạt được cũng như những hy sinh, mất mát và bàihọc kinh nghiệm của Đảng bộ và nhân dân huyện Phụng Hiệp

B/KẾT CẤU NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

Bài giảng có 04 nội dung lớn:

I/ Khái quát về vùng đất, con người và văn hóa huyện Phụng Hiệp II/ Các cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống bọn phong kiến địa chủ, đặc biệt là sự ra đời của Chi bộ và vai trò lãnh đạo của Chi

bộ trong đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.

III/ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 9/1945 – 7/1954)

IV/ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi, thống nhất đất nước (7/1954 – 30/4/1975).

V/ Những thành tích đạt được cũng như những hy sinh, mất mát

và bài học kinh nghiệm của Đảng bộ và nhân dân huyện Phụng Hiệp C/PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, TÀI LIỆU:

/Phương pháp chủ yếu là thuyết trình kết hợp với vận dụng thực hiểnchứng minh lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng trong lãnh đạo cuộckháng chiến vừa qua là đúng đắng

2/Thời gian: 01 buổi

3/ Tài liệu: Lịch sử Đảng bộ huyện Phụng Hiệp 1930 -1975

Trang 2

NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

I/ Khái quát về vùng đất, con người và văn hóa huyện Phụng Hiệp:

Phụng Hiệp xa xưa là vùng đất trủng, hoang vu đầy đưng sậy được từthời Chúa Nguyễn, vời nhiều tên gọi là Trấn giang; rồi huyện Vĩnh Định;tiếp đến đổi tên là huyện Phong Phú

Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân lấy huyện Phong Phú thành lậptỉnh Cần Thơ, gồm 5 quận: trong đó có quận Phụng Hiệp, đặt tại Rạch gòisau đó năm 1915, dinh quận dời về Ngã Bảy và đổi tên là quận Phụng Hiệp

Về vị trí địa lý; huyện Phụng Hiệp đã nhiều lần chia tách, rồi sát nhập.

Hiện nay huyện Phụng Hiệp có diện tích tự nhiên 543 km2; Đông Bắc,TâyBắc giáp huyện Châu Thành, Đông giáp huyện Kế sách, Đông Nam, TâyNam giáp huyện Long Mỹ và Mỹ Tú

Trước năm 1945, quận Phụng Hiệp có 03 tổng, 13 làng Mỗi tổng có

từ 04 đến 05 làng

Đứng đầu mỗi tổng có Cai tổng; mỗi làng có Hội tề với 12 Hươngchức ( Hương Cả, Chủ, Sư, Trưởng, Chánh, Giáo, Bộ, Quản, Thân, Hào, xãTrưởng, Chánh lục bộ); dưới ấp có Phó Hương Hào, Ph1 Xả, Phó Hươngquản, Cai tuần Những hương chức đều do bọ địa chủ nắm giữ, còn tên chủquận Phụng Hiệp là người Việt nhưng vô dân Tây ( nhập quốc tịch Pháp)

* Năm 1945, quận Phụng Hiệp có 9 làng:

* Vào giữa năm 1951, nhận thêm 03 xã cánh B của huyện ChâuThành

* Năm 1954 và 1967 nhận thêm 03 xã của huyện Long Mỹ

* Năm 1969, chuyển xã Thạnh Xuân, Đông Phước ( Đông Sơn vàThường phước nhập lại) cho huyện Châu Thành

* Sau 30-4-1975, huyện Phụng Hiệp có 11 xã và 01 thị trấn:

Dân cư huyện Phụng Hiệp năm 2000: Dân số 256.006 người; Mật độ

471/km2 (số liệu chi cục thống kê Cần Thơ); trong đó người Kinh chiếm96%, còn lại là người dân tộc thiểu số Lúc ban đầu dân cư sống rãi rác cácvùng Láng hầm, Rạch gòi, Mái dầm, Tràm bông ( Đông Sơn)… dần dầnphát triển, cư dân nhiều nơi hội tụ, tập trung đông đúc như ngày nay

Về giao thông: Huyện Phụng hiệp rất thuận lợi về giao thông thủy, bộ

nhất là giao thông thủy

Đảng bộ và nhân dân Phụng Hiệp có lòng yêu nước nồng nàn, giàutruyền thống cách mạng, nơi diễn cuộc Nam kỳ khởi nghĩa ở làng Phú Hữu;Bốn trận Tầm Vu oai hùng thời kháng chiến chống Pháp; trận Tha La – ChàĐạp, Quang Phong, Đường Gổ thời chống Mỹ cứu nước , vang vội khắp cảnước

Trang 3

Vùng đất Phụng Hiệp cũng là vùng đất giàu truyền thống văn nghệ,nổi tiếng khắp Nam bộ là gánh Bầu Bòn, chủ gánh quê ở Lái Hiếu; ông TưĐạo quê ở Kinh Cùng nổi tiếng nhạc lễ, đờn ca tài tử; Bà Ba Nhỏ ( Bà BaĐen) ở Hỏa Lựu mẹ của nghệ sĩ Kiều Tiên.

Huyện Phụng Hiệp có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sựnên thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều xem trọng việc bình định chiếm lấyPhụng Hiệp, làm cửa ngỏ án ngữ bảo vệ thành phố Cần Thơ

II/ Các cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống bọn phong kiến địa chủ, đặc biệt là sự ra đời của Chi bộ và vai trò lãnh đạo của Chi bộ trong đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.

1/ Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phụng Hiệp thời Pháp thuộc

và những cuộc nổi dậy của nông dân.

Sau hơn 30 năm xân lược và bình định nước ta, thực dân Pháp đã thiếtlập bộ máy thống trị ở cả 3 kỳ, với chính sách “ ngu dân, chia để trị” và “khai thác thuộc địa” làm giàu cho tư bản chính quốc, đời sông người dânngày thêm cơ cực

* Về đất đai: Ở quận Phụng Hiệp thực dân Pháp nuôi dưỡng, cấu kết

với bọn địa chủ bao chiếm hầu hết đất đai, lập đồn điền La Bách khoảng 600

ha, những tên địa chủ nổi tiếng như: Hội đồng Sanh, Phó Huy, Hai Minh ởPhụng hiệp, Bùi Quang Chiêu, Trần Thị Bành ở Tân Phước Hưng; Hàm Tài( Nguyễn Phức Tài), Phó Ủ ở Thạnh Hòa; Cai tổng Thép ở Hiệp Hưng; Hộiđồng Tuấn ở Long Thạnh; Chệt Sáu ở Phương Bình, Cả Nhâm, Hươngtrưởng Phương, , Lê Đăng Nhiệp, Quảng, Thoại ở làng An Lợi, Lê VănThai, Hội đồng Trới, Hương trưởng Mảo ở Hòa An…

* Về mặt văn hóa -xã hội: Thực dân thực hiện chình sách ngu dân

gieo rắt tệ nạn rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện, khuyến khích phát triển tôngiáo, mê tín dị đoan…người dân không được học hành, chỉ có các trườnglàng dạy đến lop712, lớp 3, hơn 90% dân số mù chữ Cả huyện phụng Hiệpchỉ có 01 nhà thương, nhưng không có Bac sỹ, chỉ có Y tá cấp thuốc

Với chính sách ngu dân, vơ vét lúa gạo phục vụ cho chiến tranh, đờisống nhân dân vô cùng cơ cực, ‘ sống vỡ, chết vỡ”, nợ nầng chồng chất, chếtkhông có đất chôn thây, đồn người dân vào con đường bế tắc, tối tăm, buộc

họ phải vùng lên đấu tranh để thoát khỏi cảnh đời nô lệ, như:

- Cuộc nổi dậy của Đinh Sâm giết cai Tổng Nguyễn Văn Vĩnh ở LángHầm

- Cuộc nỏi dậy của nhóm “ Kèo Xanh, Kèo vàng”

- Nhó Cuộc nỏi dậy của nhóm “Thiên địa hội”

Ngoài ra còn có những cuộc nổi dậy riêng rẽ của nông dân, do quáphẩn uất, không đè nén được, như: anh Bùi Văn Quì nông dân làngPhụng ;nông dân làng Tân phước Hưng, làng Hòa An, làng Thạnh Hưng…

Trang 4

2/ Chi bộ Đảng Cộng sản huyện Phụng Hiệp ra đời lãnh đạo nhân dân vùng lên làm Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940:

- Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu mộtbước ngoặt lịch sử trong phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc ta nóichung và của huyện Phụng Hiệp nói riêng Phong trào đấu tranh chống thựcdân, phong kiến dưới sự lảnh đạo của Đảng Cộng sản

- Vào thời kỳ này ở Phụng Hiệp chưa có Chi bộ Đảng ra đời, nhưngcũng có những cuộc đấu tranh của nông dân chống bọn địa chủ phong kiến

và của công nhân các xưởng cưa đấu tranh đòi tăng lương

- Cuối năm 1936, đầu năm 1937 đồng chí Sang và Quản Trọng Hoàngđược Tỉnh ủy Cần Thơ cử về rạch Bà Hơn làng Phú Hữu để xây dựng cơ sởcách mạng của Đảng ngày 15/11/1937, đồng chí Quản Trọng Hoàng tổ chứckết nạp 03 đồng chí: Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Phước Ngoạn và Ngô VănDiện vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, thành lập Chi bộ làng Phú Hữu dođồng chí Nguyễn Văn Phúc làm Bí Thư; Đây là Chi bộ đầu tiên của quậnPhụng Hiệp, là bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong phong trào đấu tranhcách mạng của nhân dân Phụng Hiệp

- Đầu năm 1938, lần lượt phát triển thêm 03 Chi bộ: Chi bộ làng ĐôngSơn; Chi bộ làng Thường Phước, Chi bộ làng Thạnh Xuân Sau đó Tỉnh ủychỉ đạo thành lập Ban cán sự Đảng quận Phụng Hiệp do đồng chí NguyễnVăn Mai phụ trách; từ đó phong trào đấu tranh của nhân dân có cơ sở pháttriển Các tổ chức quần chúng lần lượt được thành lập đế làm nồng cốt chophong trào cách mạng ở đại phương, nhiều hoạt động rải truyền đơn, căngbiểu ngữ, treo cờ búa liềm diễn ra liên tục ở thị trấn Phụng hiệp, Chợ CáiCôn, Mái Dầm…

Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ ở Châu

Âu, Chính phủ phản động ở Pháp lên cầm quyền ra lệnh khủng bố trắng, thủtiêu tự do dân chủ; đặc biệt là ngày 19/9/1939, thực dân Pháp điên cuồng tấncông Đảng ta, bắt hàng ngàn đảng viên cộng sản và những người yêu nướcbắn giết, tù đày

Ở Phụng Hiệp, Ban cán sự Đảng và các Chi bộ kịp thời rút vào hoạtđộng bí mật nên ít bị tổn thất; các tổ chức quần chúng công khai mới đượcthành lập cũng bị giải tán

* CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ Ở PHỤNG HIỆP

Cuối tháng 3/1940, Tỉnh ủy Cần Thơ nhận được dự thảo “ Đề cươngkhởi nghĩa” của Xứ Ủy Nam kỳ Tháng 4/1940 Tỉnh ủy Họp phân công cácđồng chí Tỉnh ủy viên xuống các chi bộ trực tiếp triển khai

Ở Phụng Hiệp, đồng chí Nguyễn Văn Mai trực tiếp triển khai Đềcương khởi nghĩa cho các Chi bộ: Phú Hữu, Thường phước, Đông Sơn,Thạnh Xuân Sau 4 tháng triển khai đề cương khởi nghĩa, phong trào cách

Trang 5

mạng ở Phụng Hiệp có bước phát triển; các tổ chức Đảng và tổ chức quầnchúng công khai được phục hồi và phát triển; Một số làng có phong tràomạnh như Phú Hữu, Đông Sơn, Thường Phước đêm đêm quần chúng nổitrống, mõ vang động làm áp đảo tinh thần bọn tề ấp, làng và bọn ác ônhoang mang chạy ra đồn thị trấn để lánh thân.

Giờ khởi nghĩa và các mục tiêu tấn công được Tỉnh ủy chỉ đạo: Lúc

12 giờ khua ngày 22 rạng ngày 23/11/1940 phá cầu Ngã Bảy và khởi nghĩa ởmột số làng trong quận Đồng chí Nguyễn Văn Mai được Tỉnh ủy phân cônglãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Phụng Hiệp Nhưng cuộc khởi nghĩa đã thất bại

3/ Đảng bộ và nhân dân Phụng Hiệp đấu tranh giành chính quyền tháng 8/1945.

- Sau khi cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ thất bại, thực dân Pháp thẳng tayđàn áp, khủng bộ, các Chi bộ và tổ chức quần chúng ở các làng tan rã

Đến đầu tháng 01/1941, hội nghị Tỉnh ủy ở Bù Hút làng Phong Hòa,quận Ô Môn chủ trương củng cố, xây dựng lại các tổ chức Đảng và quầnchúng để chuẩn bị cho phong trào cách mạng mới

- Cục diện cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và tình hình trong

nước diễn biến nhanh chóng; và ngày 17 tháng 6 năm 1940 thực dân Pháp

đầu hàng Phát xít Đức ngay trên đất Pháp.

- Ngày 23 tháng 9 năm 1940 tại Hà Nội, Pháp ký Hiệp định đầu hàng, giao Đông Dương cho Nhật

Đầu tháng 02 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo phongtrào cách mạng Việt Nam và từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 tại Pắc – Bó,đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, chủ trươngthành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận ViệtMinh và ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời Hội nghị xác

định “ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước tiên của Đảng” và “ trong giai đoạn hiện tại…nếu không đánh đuổi được pháp- Nhật thì vận mệnh của dân tộc phải chụi kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không sao giải quyết được”

- Tháng 7/ 1942, Liên Tỉnh ủy Hậu giang do đồng chí Nguyễn TruyềnThanh làm Bí thư chỉ đạo các địa phương nhanh chóng củng cố các tổ chức

cơ sở đảng và quần chúng, tập trung xây dựng lực lượng cách mạng ở nôngthôn Nhiều đồng chí trong Tỉnh ủy trực tiếp về Phụng Hiệp xây dựng lại cơ

sở cách mạng Sau một thời gian ngắn, các Chi bộ và tổ chức quần chúngđược phục hồi và phát triển; đây là thời kỳ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp phụchồi nhanh nhất sau cuộc khời nghĩa Nam Kỳ bị thất bại

- Ngày 09-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm Đông Dương

- Sáng ngày 10-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Sài gòn và quân Nhật cũng đánh chiếm thị xã Cần Thơ.

Trang 6

- Sau khi chiếm Cần Thơ, quân Nhật nhanh chóng tràn xuống PhụngHiệp, bọn Việt gian quay sang ôm chân Nhật gây nhũng nhiểu cho nhândân, đứng đầu có tên Ba Cổn của Hòa Hảo hợp tác rất chặt chẽ với quânNhật và làm tay sai, khủng bố phong trào cách mạng, khống chế tinh thần

nhân dân Từ đây, nhân dân ta sống cảnh “một cổ hai tròng” của Nhật –

Pháp Bon chúng ra sức vơ vét mọi thứ, tăng cường bắt thanh niên đi línhphục cuộc chiến tranh xâm lược; đời sống nhân dân đã khó khăn lại càngkhó khăn hơn, lòng căm thù bọn phát-xít Nhật càng dâng cao độ, nên đã cóbài vè chống Nhật được truyền khắp nơi

“ Trời cao có thấy - Cái bọn giặc “Lùn”

Bức bach xóm làng - Giết người mổ bụng

Không cho làm ruộng - Bắt trồng bố, đay

Hùng hổ ra oai - Quạ kêu dậy đất

Được chẳng mấy lúc - Giải giáp đầu hàng…”.

- Trước tình hình thế giới và trong nước diễn biến nhanh chóng; Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn

nhau và hành động của chúng ta” Trung ương chủ trương phát động

mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân chống phát xít Nhật và chuẩn

bị vũ trang khởi nghĩa.

- Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy Cần Thơ phân côngđồng chí Nguyễn Tấn Khương và Lưu Kim Phong về Phụng Hiệp xây dựnglại cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng và đến tháng 5 vàtháng 6/1945, đã củng cố Chi bộ ở các làng Thạnh xuân, Thường Phước,Phú Hữu…và các tổ chức quần chúng phát triển

- Trong thời gian này tổ chức thanh niên Tiền phong được thành lập, ởquận Phụng Hiệp do Trần Bữu vị lảm thủ lĩnh, các làng đều có tổ chức thanhniên Tiền phong

- Ngày 09-5-1945, phát xít Đức đầu hàng quân Đồng Minh ở Châu Âu; ở Mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật liên tục thất bại, bọn chúng hoang mang

Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng liên Xô và Đồng Minh vô điều kiện; quân Nhật ở Phụng Hiệp rút về Cần Thơ, bọn tay sai của Nhật hoang mang cực độ

Trước tình hình này, đồng chí Bùi Thị Tường giao cho đồng chí Nguyễn Thị Tấn nồng cốt của Đảng vận động cơ sở cách mạng ở Thị trấn Phụng Hiệp rãi truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng…kêu gọi đồng bào đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền khi có lệnh của Đảng.

Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc Dân tại Tân Trào ra lệnh Tổng khởi nghĩa và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu đồng bào, chiến sĩ đứng lên giành chính quyền, đã làm nức lòng quân, dân cả nước.

Trang 7

Ngày 19-8-1945, nhân dân Thủ Đô Hà Nội, khởi nghĩa giành được

chính quyền từ tay Nhật – Pháp; tiếp đến là ở Huế vào ngày 23-8-1945; ỞSài gòn và hầu hết các tỉnh Nam kỳ đều giành thắng lợi từ 23 đến 25-8-

1945

Ở Phụng Hiệp việc chuẩn bị lực lượng đã sẳn sàng, lực lương nôngcốt, như: Phan Đình Hoàng, Lê Hồng Nhựt, Nguyễn Thị Phát, Nguyễn ThịThơm, Trần Tuyết Hạnh, Phạm Phú Tài, Nguyễn Thị Chiếu, Trần PhongCẩm, Trần Phong Sắc, Hai Kỉnh.v.v v… đã vận động hàng trăm quần chúng

trong quận kéo về trung tâm quận lỵ tại Ngã bảy, đến 10 giờ ngày 28/8/1945

có đến 1.000 người tập hợp tại sân vận động Phụng Hiệp trương cao băng gon, cờ Việt Minh (cờ đỏ sao vàng), cờ Tiền phong ( nền vàng, sao đỏ) và kéo đến bao vây dinh quận Phụng Hiệp ( nay là chợ mới Phụng Hiệp) hô vang khẩu hiệu:

Việt Nam độc lập muôn năm

Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm.

Tên quận Thọ có nhiều nợ máu với nhân dân, vẫn ngoan cố không chụi đầu hàng, cố thủ trong dinh quận; Quần chúng bao vây dinh quận, reo

hò vang vội, khí thế ngày càng sôi sụt, áp đảo tinh thần bọn địch, đến 14 giờ

tên quận Thọ phải đầu hàng, giao chính quyền về tay nhân dân.

Ở làng lực lượng nồng cốt vận động nhân dân nổi dậy bằng gậy gộc,tầm vong vạt nhọn xông lên cướp chính quyền; bọn Hội tề gian ác tốp bỏtrốn, tốp đầu hàng Chính quyền thật sự về tay nhân dân

Niềm vui trào nước mắt, nhân dân phấn khởi tột cùng, từ nay thoát

khỏi xiềng xích nô lệ ; nhân dân trở thành người làm chủ đất nước, quê

hương

Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, đã chứng minhdưới sự lãnh đạo sáng sốt, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, sứcmạnh toàn dân tộc được hợp sẽ thành sức mạnh long trời, lỡ đất, quật ngã kẽthù có sức mạnh hơn ta gấp trăm lần, giành quyền sống cho mình; Nhân dânPhụng Hiệp từ nay thoát khỏi cảnh đời nô lệ, thật sự trở thành “chủ nhân”của quê hương, đất nước

Từ đây, dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân Phụng Hiệp nói riêng vànhân dân cả nước nói chung sẳn sàng bước vào cuộc kháng chiến, kiến quốctrường kỳ,chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai

III/ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 -1954):

1/ Đảng bộ Phụng Hiệp khẩn trương xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (26-8-1945 – 19-12 – 1946):

Trang 8

- Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Phụng Hiệp vô cùng phấnkhởi, thoát khỏi cảnh đời nô lệ, trở thành người làm chủ quê hương, đấtnước; Với khí thế đó và chỉ vài ngày sau, phái đoàn Việt Minh của tỉnh dođồng chí Nguyễn Tấn khương dẫn đầu (10 đ/c) tổ chức cuộc Mit tinh tại sânvận động Phụng Hiệp có hơn 5.000 người dự, tiếng reo hò vang vội một góctrời, khí thế vô cùng phấn khởi Và chiều hôm đó, 03 đồng chí Nguyễn ThịTấn, Phan Đình Hoàng, Lê Hồng Nhựt được kết vào Đảng, do đồng chí HaiTấn làm Bí thư.

- Sau đó Ủy ban hành chính quận được thành lập, gồm:

* Trần Thanh Nghị làm Chủ tịch

* Nguyễn An Khương làm Phó Chủ tịch

* Cao Thanh Đời - Ủy viên – Trưởng quốc gia tự vệ cuộc,

* Trần Tuyết Hạnh phụ trách phụ nữ cứu quốc

* Nguyễn Trung Hoa phụ trách thanh niên cứu quốc ( có đ/c Trần Phong Sắc cùng lo)

* Phạm phú Tài phụ trách nông dân cứu quốc

* Phan Đình Hoàng phụ trách giới công tư chức.

* Lê Hồng Nhựt phụ trách quân sự ( dân quân tự vệ).

- Ủy ban hành chính điều hành công việc trong quận dưới sự lãnh đạo

của Đảng, nhưng còn nhiều yếu kém, lúng túng; đồng đời sống kinh tế xãhội của nhân dân còn rất nhiều khó khăn do hậu quả của chính sách cai trịkhắc nghiệt của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại

-Trước tình hình khó khăn đó, bọn tay sai thân Pháp tung tin “ quân Pháp sẽ trở lại, vì được quân Anh ủng hộ” ; đồng thời, bọn phản động đội

lốt tôn giáo Hòa Hảo tiếp tục móc nối với lực lượng phản động bên ngoài vàtrong địa phương, dự kiến sáng ngày 08-9-1945 bọn chúng sẽ tập hợp quầnchúng nhẹ dạy, cả tin để tổ chức biểu tình tiến tới bạo loạn, giành chínhquyền tỉnh Cần Thơ

- Nắm được tình hình, ngày 07-9-1945, Tỉnh ủy Cần thơ triệu tập cuộchọp Tỉnh ủy mở rộng, để bàn kế hoạch đối phó với âm mưu bạo loạn cướpchính quyền của bọn cầm đầu đội lớp Phật giáo Hào Hảo Sáng ngày 9-9-

1945, Chính quyền và lực lương vũ trang của ta đã dẹp được cuộc bạo loạn,bắt một số tên cầm đầu, chỉ huy cuộc bạo loạn để xử trí Ở Phụng Hiệp cótên Ba Cổn bị Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ kết án tử hình, xử bắn côngkhai tại sân vận động quận Phụng Hiệp Còn đối với quần chúng tín đồ nhẹ

dạ cả tin, sau khi ta tuyên truyền giáo dục chính sách đại đoàn kết dân tộc,tôn giáo, ta thả cho họ về quê làm ăn sinh sống, được đông đảo nhân dânnhiệt liệt hoang nghênh, càng tin tưởng chính quyền cách mạng hơn

- Sau khi dẹp xong cuộc bạo loạn, ổn định tình hình; nhiệm vụ cấp báchlúc này của chính quyền cách mạng, là: tổ chức củng cố lực lượng, đưa bọn

Trang 9

cơ hội ra khỏi hàng cách mạng; tổ chức thực hiện chính sách 7 điểm của Mặttrận Việt Minh; đồng thời tổ chưc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân như: vận động nhân dân thực hành tiết kiệm, tương trợ nắm gạo,chén cơm, giúp đở cứu đói đồng bào; vận động, tuyên truyền, tổ chức nhândân khai hoang, phục hóa, đẩy mảnh sản xuất,; tổ chức các lớp bình dân học

vụ dạy chữ quốc ngữ, xóa giăc dốt; quan tâm chăm sóc sức khỏe, hướng dẫnnhân dân ăn chín, uống sôi, phòng chống dịch bệnh; bài trừ mê tín dị đoan,đồng bóng, bói toán, thực hiện lối sống lành mạnh, đời sống văn hóa mới ởnông thôn

- Trong niềm vui, phấn khởi nước nhà độc lập chưa được bao lâu, thì toànĐảng, toàn quân và toàn dân ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ

chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai Ngày 21-9-1945, Pháp

đổ bộ vào Sài gòn Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, Pháp nổ súng đánh chiếm

Ủy ban hành chánh Nam bộ và một số cơ quan trọng yếu khác Quân và dân

Sài gòn kiên cường chiến đấu chống địch nhưng với sức mạnh của quânPháp và có sự hỗ trợ của quân Anh, cuộc chiến đấu không cân sức đó kéodài không được bao lâu, quân và dân Sài gòn phải thất thủ; Thực dân Phápđánh chiếm lấm dần các tỉnh miền Tây

- Chỉ sau 3 ngày cuộc kháng chiến của nhân dân Nam bộ bùng nổ 1945), ngày 26-9-1945, Bác Hồ gởi bức thư kêu gọi quân và dân Nam bộhãy anh dũng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp Lời kêu gọi củaChủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước và niềm tin chiếnthắng đối với quân và dân Nam bộ nói chung và huyện phụng Hiệp nóiriêng; mọi người, mọi tầng lớp sẳn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độclập của nước nhà

(23-9 Cuối tháng 9(23-9 1945, Tỉnh ủy Cần Thơ tăng cường đồng chí Lương Chí

về làm Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Mặt trận Việt Minh quận Phụng Hiệp( cán bộ tù chính trị từ Côn Đảo về) và chỉ đạo thành lập Quận ủy lâm thời

-Đ/c Lương Chí làm Bí thư kiêm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh.

- Đ/c Nguyễn Thị Tấn – UVTV, phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh phụ trách các đoàn thể cứu quốc.

- Đ/c Nguyễn An Khương Quận ủy viên – Phó chủ tịch Ủy ban hành chánh quận.

- Đ/c Cao Thanh Đời- Quận ủy viên – Trưởng quốc gia tự vệ cuộc.

- Lê Văn Tư ( bộ Tư) – Quận ủy viên phụ trách xây dựng chính quyền cơ sở

- Sau khi thành lập, Quận ủy chủ trương trước mắt tập trung vào 04nhiệm vụ quan trọng; đồng thời quan tâm công tác xây dựng Đảng, lựclượng nồng cốt nên Quận ủy phân công các đồng chí Quận ủy viên trực tiếpxuống các làng tuyên truyền về Đảng cho lực lượng nồng cốt làm nguồn để

Trang 10

phát triển Đảng và từ đó lần lượt Chi bộ các làng được thành lập; riêng làngThạnh Hưng thành lập Chi bộ ghép với làng Thạnh Xuân.

- Ngày 30-10-1945, thực dân Pháp tiến đánh chiếm Cần Thơ; sau khichiếm được thị xã Cần Thơ, bọn pháp tiến đánh các làng của quận PhụngHiệp

- Giữa lúc chính quyền cách mạng còn non trẻ, bận trăm công nghìnviệc, thì một sự kiện chính trị quan trọng, làm nức lòng quân và dân; Đó làChính phủ lâm thời Trung ương quyết định chọn ngày 06 tháng 01 năm

1946, tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội để thành lập Chính phủnước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưng do tình hình chiến sự ở Nam bộdiễn ra ngày càng lang rộng, nên Trung ương cho phép các tỉnh Nam bộ tiếnhành bầu cử sớm hơn 10 ngày ( ngày 25-12-1945)

- Được sự chỉ đạo của Quận ủy, Mặt trận và các đoàn thể sáng ngày

25 tháng 12 năm 1945 nhân dân Phụng Hiệp người người nô nức, hân hoantrương băng cờ, khẩu hiệu, từng đoàn người kéo đi hô vang, cổ vũ cho ngàybầu cử, có hơn 90% cử tri trong các làng tham gia đi bầu cử Năm ứng cửviên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều đắc cử với số phiếu rất cao

- Trong lúc quân và dân Phụng Hiệp đang khẩn trương chuẩn bị triểnkhai lực lượng chống thực dân Pháp, thì ngày 20 tháng 01 năm 1946, lựclượng của ta phục kích đánh thắng trận Tầm Vu I, làm nức lòng quân và dânPhụng Hiệp, mở màng cho những trận đánh tiếp theo

- Cuối tháng 01- 1946, thực dân Pháp tập trung lực lượng với hỏa lựcmạnh tiến đánh chiếm hầu hết các làng trong quận Phụng Hiệp và lập lại bộmáy chính quyền tay sai ở các làng, ấp

-Trước tình hình đó, các đồng chí trong Ban Chấp hành Quận ủy vàmột số cán bộ cốt cán được bố trí rút vào hoạt động bí mật ở ấp Tân Lập xãTân Phước Hưng

Thực hiện chủ trương của khu ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Mai ( MaiChí Thọ), Nguyễn Như Hạnh trở về cùng đồng chí Lương Chí – Bí thư –Quận ủy xây dựng căn cứ Bảy Thưa ( Đại Thành) để hoạt động móc nối liênlạc với các đồng chí Quận ủy viên khác, xây dựng hệ thống chính quyền,mặt trận, đoàn thể, lượng du kích diệt tề ác ôn Các làng có phong trào mạnhnhư: Phú Hữu, Đông Sơn, Phụng Hiệp, Long Thạnh, Hào Mỹ, Hiệp Hưng,Tân Phước Hưng, Thạnh Xuân Đặc biệt từ tháng 7 năm 1946, một số phânđội của đơn vị Vệ quốc đoàn về hoạt động trên địa bàn quận đã hổ trợ xâydựng lực lượng vũ rang quận và du kích các làng để trừng trị bọn lính và bọn

tề ác ôn

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy đẩy mạnh hoạt động vũ trang đánhthắng trận Tầm Vu II

Trang 11

2/ Đảng bộ Phụng Hiệp cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, tự lực cánh sinh ( 1947 – 1950):

- Thực hiện âm mưu chiếm trọn nước ta, thực dân Pháp phản bội xé

bỏ Hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 3 năm 1946 và Thỏa hiệp án ngày 14tháng 9 năm 1946; bọn chúng điên cuồng mở rộng chiến tranh ra cả nước ta

- Đêm 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “ Toàn quốc kháng chiến”

Thế là cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ!

- Ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến”; nêu rõ đường lối của cuộc kháng chiến của ta là “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”

- Trên địa bàn quận Phụng Hiệp, địch thực hiện âm mưu lôi kéo cácchức sắc Cao đài, Hòa Hảo, đẩy mạnh các cuộc càn quét, bắn giết, cướp bóctài sản của nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng

- Thực hiện chủ trương trên, năm 1947, Mặt trận Liên Việt quận rađời đã tập hợp được rộng rãi các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống kẻ thù

chung của dân tộc, Quận ủy đã quán triệt chủ trương “ …Cần tập trung làm thất bại âm mưu của chúng; đánh giá đúng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng tín đồ ton giáo, ra sức củng cố đoàn kết toàn dân, tích cực vận động nắm lực lượng tín đồ, phân hóa cô lập cao độ những tên cầm đầu phản động đội lốt tôn giáo”.Lực lượng vũ trang quận cũng

được xây dựng và phát triển có từ 02 đến 03 tiểu đội; các làng điều có dukích; xây dựng công binh xưởng ở cánh đồng Phương Ninh sản xuất đượcmìn và súng ngắn cung cấp cho lực lượng vũ trang quận và du kích các làngđánh địch, một số làng cũng xây dựng công binh xưởng như Thạnh Hưng,Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng…

Trong giai đoạn này lực lượng vũ trang quận và du kích các làng tổchức nhiều trận phục kích đánh địch gây thiệt hại lớn; điển hình như:

* Trận thắng Tầm Vu 3, Ngày 03 – 5 – 1947, do Khu bộ trưởng

Huỳnh Phan Hộ chỉ huy, ta tiêu diệt 06 xe quân sự, thu toàn bộ vũ khí, trong

đó có 02 súng cối 60 ly và 80 ly

* Trận thắng Tầm Vu 4: Ngày 19-4-1948, ta lại đánh thắng trận

Tầm Vu 4, do Khu bộ trưởng Trương Văn Giàu và tham mưu trưởng VõQuang Anh chỉ huy, ta diệt gần 100 tên, 14 xe quân sự, bắt sống 80 tên, thu

200 súng các loại, có 01 khẩu đại bát 105 ly, thu toàn bộ đạn dược

Những thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh du kích

vũ trang trên địa bàn Phụng Hiệp

- Quận ủy cũng lãnh đạo vận động địa chủ giảm tô 25%, có nơi giảm50%, lấy đất công điền, đất của bọn địa chủ phản động cấp cho nhân dân

Trang 12

* Năm 1948, đồng chí Lương Chí được điều động về tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Giỏi ( Ngạt) làm Bí tư ( 1948 – 1949).

- Ở quận Phụng Hiệp địch mở nhiều cuộc càn quét, dùng phi pháođánh phá vùng căn cứ cách mạng ở Hòa Mỹ, Long Thạnh, Tân bình, thực

hiện chính sách “ đốt sạch, phá sạch, cướp sạch”.

- Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, tháng 9 năm 1949, huyện Phụng

Hiệp giao một số ấp, xã cho tỉnh Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Ô

Môn A, nên huyện chỉ còn lại 7 xã: Phụng Hiệp, Tân phước Hưng, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Long Thạnh, Tân bình, Thạnh Hưng và sau đó Đảng bộ

tổ chức Đại hội bầu Ban Chấp hành huyện ủy, đồng chí Nguyễn Hùng Bộ được bầu làm Bí thư ( cuối năm 1949 – giữa năm 1952) Sau đại hội,

Huyện ủy rất quan tâm công tác phát triển đảng viên ở cơ sở; Lúc này mỗi

xã có từ 40-50 đảng viên, một số xã vùng sâu như Hòa Mỹ, Hiệp Hưng,Long Thạnh số đảng viên đông hơn; đồng thời để nâng cao trình độ, nănglực của cán bộ, đảng viên, Huyện ủy đã chọn hàng chục cán bộ đi dự họcTrường Đảng Châu Văn Liêm của tỉnh.; Về lực lượng vũ trang huyện được

02 trung đội, du kích xã mỗi xã có 01 tiểu đội Tháng 10 năm 1949, lựclượng vũ trang huyện phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh phục kích đánh

01 trung đội lính Pháp và 01 đại đội lính Hòa Hảo tại “ Đìa Vàng’ rạch Tầm

Vu giáp ngọn Đường Gổ, tiêu diệt hơn 40 tên, gây hoang mang tinh thầnquân địch ở các xã Thạnh Hưng, Thạnh Xuân, Long Thạnh, Tân Bình…

Vào năm 1949, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy chỉ đạocác Đảng bộ xã tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân, để bầu ra Ủy ban khángchiến – Hành chánh các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân,xây dựng chính quyền vững mạnh, đủ sức điều hành phong trào cách mạng ởđịa phương; đồng chỉ đạo củng cố và phát triển các đoàn thể Phần lớn thanhniên, phụ nữ cứu quốc đều gia nhập vào dân quân, du kích, tích cực đi dâncông làm cản Lái Hiếu, Búng Tàu, Ngã Tư Cây dương…, đấp mô, phá Quốc

lộ 1A, Quốc lộ 61, luyện tập quân sự, tuần tra canh gác bảo vệ làng xóm.Đến năm 1950, Huyện đội, xã đội đổi thành Ban Chỉ huy quân sự huyện, xã

Tóm lại, trong 4 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Phụng Hiệp cùng cảnước kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách bước đầu của cuộc khángchiến, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh mở rộng và giữ vững vùnggiải phóng, tăng cường công tác phát triển đảng viên, phát triển sản xuất,vùng giải phóng phát triển nhiều mặt đáng phấn khởi

3/ Đảng bộ, quân và dân Phụng Hiệp góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ( 1951 – tháng 7 - 1954):

Để cứu vãn tình thế thất bại trên khắp trường, Chính phủ Pháp đưatướng Delatre Tassigny sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh, kiêm chức

Trang 13

Cao ủy Pháp ở Đông Dương Tướng Delatre Tassigny thực hiện âm mưu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, tăng cường bắt lính, đôn quân đưa đi

phục vụ cho chiến trường Bắc bộ là chiến trường quyết định, với tham vọnglật ngược tình thế

Trước tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, Đảng ta chủtrương tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, từ ngày 11 đến 19-02-1951, Đạihội quyết định công khai đổi Đảng thành Đảng lao động Việt Nam, để lãnhđạo nhân dân đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranhxâm lược của thực dân Pháp

Giữa năm 1951, Đảng bộ huyện được quán triệt Nghị quyết Đại hộilần thứ II của Đảng và Nghị quyết Hội nghị cán bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ II,

với chủ trương “ nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng các vùng, nhất là vùng địch tạm chiếm; đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy địch vào thế thất bại, kiềm chân địch

để phối hợp với chiến trường chung, tiến lên đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp”.

Sau Đại hội cán bộ tỉnh Cân Thơ lần thứ II, huyện Phụng Hiệp nhận

thêm các xã: Thường Phước, Thường Đông, Phú Hữu, Đông Phú, Phú Thứ, Thạnh An, Thường Thạnh; do đó đại bàn huyện Phụng Hiệp mở rộng

giáp với Thị xã Cần Thơ

Phối hợp với chiến trường biên giới Việt Bắc, mùa hè 1951, Bộ Tưlệnh phân liên khu miền Tây quyết định mở chiến địch Sóc Trăng II; PhụngHiệp được giao nhiệm vụ đánh tiêu hao, kiềm chân địch không cho chi việncho Sóc Trăng

Trên tinh thần đó, Huyện ủy lãnh đạo lực lượng vũ trang, dân quân,

du kích thường xuyên đánh địch, đấp mô, phá lộ, gây nhiều khó khăn chođịch trong các cuộc hành quân chi viện cho chiến trường Sóc Trăng Điểnhình: Sáng ngày 21 – 5 -1951, Tiểu đoàn 406 và bộ phận công binh phối hợp

du kích xã Long Thạnh phục kích đánh 06 xe quân sự và 02 xe nồi đồng đituần tiểu từ Cần Thơ đi Phụng Hiệp, quân ta tiêu diệt 02 xe nồi đồng

Giữa năm 1952, Huyện ủy lãnh đạo tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp; Đại hội Đảng bộ huyện được tiến hành kiểm điểm đánh giá tình hình

và vạch rõ những ưu, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng, bầu Ban Chấp hành Huyện ủy mới, do đồng chí Nguyễn Thái Hà làm Bí thư ( tháng 6-1952 đến tháng 7 – 1954).

Sau đại hội có nhiều chuyển biến mới trrong công tác xây dựng Đảng,tăng thêm được số cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đão đức; công tác lãnhđạo lực lượng vũ trang được quan tâm hơn, đồng chí Bí thư cấp ủy huyện,

xã kiêm Chính trị viên Huyện đội, xã đội; phong trào du kích chiến tranhnhân dân, xây dựng xã chiến đấu, ấp chiến đấu được đẩy mạnh; đồng thời

Trang 14

tăng cường phát huy vai trò của Mặt trận Liên Việt và các đoàn thề cứu quốc

để tập hợp đoàn kết toàn dân, tích cực ủng hộ kháng chiến, bảo vệ vùng giảiphóng, vùng tranh chấp

Cuối năm 1952, thực hiện chủ trương của trên, Huyện ủy lãnh đạoviệc tạm giao, tạm cấp đất cho nông dân lần thứ II,

Ở Phụng Hiệp trong năm 1952, địch liên tiếp thất bại, không dám đihành quân càn quét như trước, nên địch tăng cường bắn pháo, ném bom vào

và tung lính biệt kích Hòa Hảo, Cao Đài đánh phá vùng giải phóng của ta

Để phá tan âm mưu này của địch, tháng 8 – 1952, địa phương huyện phốihợp với du kích tập kích vào 01 đại đội địch gần thị trấn Phụng Hiệp, diệtmột số tên, thu 19 súng, trong đó có 01 trung liên

Các thất bại liên tiếp của thực dân Pháp trong những tháng cuối năm

1952 và đầu năm 1953, làm thực dân Pháp lúc này càng lâm vào thế bế tắcnghiêm trọng, buộc thực dân Pháp phải đưa Tướng Henri Navarre (Na-Va)sang Đông Dương Sau khi sang nhận nhiệm vụ Tổng chỉ huy ở chiếntrường Đông Dương, Tướng Na-va (Navarre) cho ra đời một bản kế hoạchnổi tiếng, thường gọi là kế hoạch Na-va (Navarre) nhằm giành lại thế chủđộng trong vòng 18 tháng; từ đó từng bước chuyển bại thành thắng, mở mộtlối ra danh dự cho nước Pháp Thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháptăng quân đội lên 45 vạn, gấp 1,5 lần quân số năm 1951, kinh phí chiếntranh lúc này thực dân Pháp đều do Mỹ viện trợ, đồng thời Na -Va cho quânchiếm đóng thung lũng Điện Biên Phủ và xây dựng nơi đây thành một cứđiểm quân sự lớn nhất Đông Dương, với ý đồ thực hiên một cuộc quyếtchiến với ta tại đây

Trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, bọn chúng tăng cường càng quét,đánh phá, bắn giết trâu bò, đập phá, đốt cháy nhiều nhà của dân các ấp vùnggiải phóng, vùng tranh chấp như tuyến kênh Ngang, Kênh Đòn Vong, KênhLái Hiếu, Xáng bộ nhằm làm nhân dân lo sợ, cưỡng ép nhân dân đi ra vùngđịch tạm chiếm để chia cắt nhân dân với lực lượng cách mạng; đồng thờibọn chúng còn cho mở rộng xây dựng, củng cố đồn bót ven Liên tỉnh lộ 40( Quốc lộ 61) với mục đích giành dân, lấm chiếm vùng giải phóng, tăngcường tuần tra trên tuyến lộ 40 ( Quốc lộ 61), tuyến lộ 4 ( Quốc lộ 1A), tạothế bao vây chia cắt đường vận chuyển quân và hậu cần của ta

Cùng lúc này, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy PhụngHiệp thực hiện đợt chỉnh Đảng, chỉnh quân nhằm làm cho cán bộ, đảng viên

và dân quân chánh quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và quyết tâmcủa Trung ương, đẩy mạnh cuộc kháng chiến với quyết tâm cao nhất là chiếnthắng kẻ thù Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân PhụngHiệp quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhCần Thơ ( tháng 4/1953, tại Cái Rắn, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ) là:

Trang 15

“Tiến mạnh vào vùng địch tạm chiếm, vùng du kích, đưa cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang luồn sâu vào vùng địch bám dân gầy dựng cơ sở; tăng cường vận động binh lính địch, diệt phá rã tề, các đơn vị bảo an địch; chuyển vùng du kích thành vùng căn cứ du kích, vùng hậu địch thành vùng du kích Ra sức xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh chống địch càn quét; phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăm lo vật chất, tinh thần cho nhân dân; động viên sức người, sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi” và Nghị quyết của Huyện ủy về “xây dựng lực lượng cả 3 vùng, đẩy mạng phát triển sản xuất, nâng cao đời vật chất và tinh thần cho nhân dân” Từ đó, cán bộ, đảng viên và dân, quân chánh trong toàn xã

rất phấn khởi, nâng cao quan điểm lập trường cách mạng, tinh thần và ý chíchiến đấu với địch, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của cấp trên

Sau đợt chỉnh huấn, các đồng chí Huyện ủy viên được phân công chỉđạo trực tiếp các xã khó khăn nên chỉ trong một thời gian ngắn phong tràocách mạng nhanh chóng phát triển, lớn mạnh, quyết tâm xây dựng lực lượng

cả 03 vúng

Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết mởcuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 Để hưởng ứng chiếndịch này, Đảng bộ tích cực xây dựng lực lượng du kích , các xã có từ 01 đến

02 tiểu đội, được trang bị súng trường, tiểu liên, tự lực đánh địch càn quét,các ấp còn bị tạm chiếm có từ 01 đến 02 tổ du kích mật, địa phương quânhuyện phát triển trên 03 trung đội

Trong thời gian này, lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã phốihợp với địa phương huyện Long Mỹ, tiểu đoàn 408 tác chiến trên 23 trận,tiêu diệt 127 tên, bắt sống 35 tên, thu 46 súng, diệt 01 đồn, bức rút 05 lô cốt,diệt 04 xe quân sự

Ngày 06 tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đầu năm 1954, thực dân Pháp liên tiếp thất bại nặng nề, dao động về

tư tưởng, Trung ương quyết tâm tấn công địch giành nhiều thắng lợi lơn, tạosức mạnh cho phái đòn ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ

Thực hiện quyết tâm của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân PhụngHiệp tấn công bao vây các đồn Mái Dầm, Vàm Bưng Thầy Tấn ( ĐạiThành), Láng Sen, Chuối Tây (Phụng Hiệp), Kinh Cùng, Cầu Đình ( TânBình)…gây cho địch nhiều thiệt hại nặng

Trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, sau 55 ngày đêm quân Pháp

chống trả quyết liệt trước sự tấn công mãnh liệt của quân ta; Ngày 07 tháng

5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị ta chiến lĩnh hoàn toàn.

Trang 16

Toàn bộ chỉ huy và tham mưu của quân Pháp tại cứ điểm này, do tướng

De Catries cầm đầu đều bị ta bắt sống và đầu hàng vô điều kiện

Trong toàn bộ chiến dịch lịch sử này, quân ta tiêu diệt và bắt sống16.200 tên địch, trong đó có 01 thiếu tướng, 16 đại tá, 1.749 sĩ quan và hạ sĩquan và bắn rơi, phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ quân trang, quândụng Đây là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất của quân và dân ta, là đònquyết định, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc bọn chúngphải chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị Genève

Ngày 08 tháng 5 năm 1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương khaimạc tại Genève(Thụy sĩ) chính thức khai mạc Sau 8 phiên họp toàn thể và

23 phiên họp riêng đầy căng thẳng, lúc 15 giờ 30 phút ngày 21 tháng 7 năm

1954, hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký, kết thúc 94 nămcuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta

Lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 21 tháng 7 năm 1954 Hiệp định được kýkết nhưng theo điều 11 của hiệp định quy định thời gian ngừng bắn trên toànlãnh thổ Việt Nam theo thời gian cụ thể sau đây

- Ở Bắc bộ, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 27 tháng 7 năm 1954.

- Ở Trung bộ, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 01 tháng 8 năm 1954.

- Ở Nam bộ, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 11 tháng 8 năm 1954.

IV/ Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi, thống nhất đất nước:

1/ Chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, tiến tới cao trào Đồng Khởi, giành chính quyền, làm chủ ở nông thôn ( tháng 7 – 1954 đến tháng 12 – 1960, đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy):

a/ Chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị mạnh mẽ, rộng khắp, đòi địch thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, kết hợp đòi dân sinh, dân chủ, bảo vệ lực lượng cách mạng ( tháng 7-1954 – 7-1956);

*Tình hình và âm mưu của Mỹ - Diệm sau hiệp định Giơ-ne-vơ:

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7 năm 1954), cách mạng miền Nam

chuyển sang giai đoạn mới: “chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị” Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ rõ “ Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh đòi đối phương thi hành đầy đủ Hiệp định Giơ-ne-vơ, củng cố hòa bình thực hiện

tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, không được khủng bố, đàn áp nhân dân và trả thù những người kháng chiến cũ, không được cướp giật lại

Trang 17

ruộng đất cũng như các quyền lợi dân sinh, dân chủ mà cách mạng đã mang lại cho nhân dân”

Để động viên phong trào cách mạng miền Nam ngày 22 tháng 7 năm

1954, Chủ tịch Hồ Chí minh đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, khẳng định

công lao to lớn của nhân dân miền Nam “ đi trước, về sau” Trong lời kêu gọi Người nêu rõ: “ Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trước lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi”.

Sau khi Ủy ban đình chiến Nam bộ rút đi khỏi Phụng Hiệp, bọn địch

ào ạt tràn vào lập đồn bót, xây dựng hệ thống chính quyền tề xã, tề ấp, tổchức bọn tình báo, gián điệp theo dõi những người kháng chiến cũ và gia

đình cách mạng, thực hiện kế hoạch “đã thực, bài phong” nhằm thực hiện

âm mưu “ Tố cộng, diệt cộng, bình định miền Nam, Bắc tiến”.

Ở cấp xã địch lập ra “ Hội đồng hương chính”, ở ấp có Trưởng ấp,

phó ấp Bọn chúng còn đưa nhiều đoàn công dân vụ, nhiều tên do thám,chỉđiểm xuống tận xóm, ấp tổ chức họp dân tuyên truyền xuyên tãc Hiệp địnhGenève (Giơ ne vơ), nói xấu chế độ xã hội miền Bắc, vu cáo những gnười

cộng sản, yêu nước…Chúng tuyên truyền “ Chủ nghĩa quốc gia độc lập”,

hệ tư tưởng động “Cần lao nhân vị”, lập hệ thống “ Ngũ gia liên bảo” để

kềm kẹp nhân dân, dò xét, nắm bắt tình hình nhằm tách nhân dân ra khỏiĐảng và bọn chúng còn bắt ép nhân dân vào các tổ chức phản động do

chúng lập ra như: “ Hiệp hội nông dân”, “ Thanh niên cộng hòa”, “ Phụ

nữ liên đới”…

Sau khi Diệm thiết lập bộ máy chính quyền; Lực lượng vũ trang HòaHảo của Trần Văn Soái tràn vào các xã Đại Thành, Long Thạnh Thạnh Hòa,Hòa Mỹ, Tân Bình, Hòa An…Huyện ủy chỉ đạo Đảng bộ các xã, vừa tranhthủ, vừa đấu tranh chống chúng cướp bóc tài sản nhân dân, bắt bớ cán bộ vàkhủng bố gia đình cách mạng

Sau khi dẹp xong nhóm Cao đài Trịnh Minh Thế và Bình Xuyên (BảyViễn), ngày 05/5/1955 quân đội Diệm bắt đầu tấn công thanh toán lực lượng

vũ trang Phật giáo Hòa Hảo Do đó một số lực lượng vũ trang Hào Hảo chạyvào nông thôn của ta để tồn tại, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủymạnh dạn và kịp thời lựa chọn một số đảng viên, đoàn viên trung kiên cóđiều kiện vào các đại đội vũ trang Hòa Hảo để lôi kéo giáo dục, hạn chế sựphản động ác ôn; đồng thời nắm lực lượng này có lợi cho ta

Song song với việc thực hiện chính sách “ Tố cộng, diệt cộng”, để

thực hiện chính sách mị dân, ngày 08 tháng 01 năm 1955 Ngô Đình Diệm

Trang 18

cho ban hành Chỉ dụ số 2, Chỉ dụ số 7 rồi Chỉ dụ số 57 nhằm xóa bỏ thànhquả của cách mạng cấp đất cho nông dân trước đây, lấy đất vắng chủ giaocho bọn tề xã quản lý để thu thuế (đóng tô), nếu ai không thực hiện đúng ý

đồ của chúng thì chúng tịch thu luôn, nhằm tước quyền sử dụng ruộng đấtcủa nông dân, bảo vệ và duy trì đặc quyền, đặc lợi của giai cấp địa chủ

Ngày 23/10/1955 Mỹ - diệm cưỡng ép nhân dân đi “ Trưng cầu dân ý”, truất phế Bảo Đại;

Ngày 04/3/1956 Mỹ - Diệm tiến hành bầu cử “Quốc hội” giả hiệu

và ban hành “ Hiến pháp”.

Ngày 26/10/1956, Ngô Đình Diệm chính thức lên ngôi Tổng thống

và tuyên bố thành lập chính thể “ Việt Nam cộng hòa” và lấy ngày 26/10/1956 làm ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam cộng hòa Nhân dân Phụng Hiệp trong thời gian ấy lưu truyền câu ca dao uất hận.

“Nhớ ngày hai sáu tháng mười

Là ngày đẳm máu của người Việt Nam”.

Thực hiện âm mưu tìm diệt cách mạng, từ tháng 5-1955 đến tháng

7-1956, Mỹ Diệm bắt đầu thực hiện đợt I tố cộng trên diện rộng, địch mởchiến dịch Thoại Ngọc Hầu đánh vào căn cứ của ta, như ở Hiệp Hưng tháng4-1955, tên đội thành dẫn lính truy lùng cán bộ của ta, bắt chết đồng chíThạch nguyên là xã đội trưởng Hiệp Hưng

Chúng tiến hành kiểm soát gắt gao,phân loại gia đình quần chúng làm

3 loại: A, B, C và bắt buộc treo trước cửa nhà các bảng:

- Loại A, gồm những người, gia đình không liên quan với cách mạng

- Loại B, gồm những người có người thân tham gia kháng chiến,

bị chúng liệt vào loại công dân nữa hợp pháp.

- Loại C, gồm những cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến bị chúng liệt vào loại “công dân bất hợp pháp”.

Phương châm của bọn chúng là: “ dựa vào loại A đánh loại C, tác động tinh thần loại B, làm cho loại B khuất phục”

* Chủ trương và kết quả đấu tranh của ta:

Ở Phụng Hiệp Ủy ban đình chiến Nam bộ đóng ở đầu voi chành, pháiđoàn đình chiến của ta đóng ở Hàng Điệp xã Tân Phước Hưng, nhân dân rấtphấn khởi, địch chưa tràn vào chiếm đóng Hằng ngày con tàu Hòa Bình chởphái đoàn của ta từ Hàng Điệp đến Ủy ban đình chiến làm việc; đêm đêm ta

tổ chức chiếu phim, văn nghệ ở Hàng Điệp, vô cùng nhộn nhịp, thu hút rấtnhiều người từ khắp nơi đến xem

Tháng 8-1954, đồng chí Huỳnh Văn Của ( tự Thành) thay cho đồng chí Nguyễn Thái Hà làm Bí thư Huyện ủy( đến cuối 1954), nhanh chóng

sắp xếp bố trí cán bộ, đảng viên ở lại để lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Trang 19

chống địch trong tình hình mới và chọn cán bộ, đảng viên, chiến sỉ, con emcán bộ biên chế thành 02 tiểu đoàn đi tập kết ra miền Bắc Vui buồn lẫn lộnhiện rõ trên từng nét mọi người

Song song với nhiệm vụ bố trí cán bộ, đảng viên, Huyện ủy chỉ đạoĐảng bộ các xã nhanh chóng tạm giao, tạm cấp ruộng đất cho nông dânvùng địch kiểm soát, xóa nợ, đổi tiền Đông Dương ngân hàng, thu hồi tiền

Cụ Hồ, xây dựng trường học, nhà bảo sanh….Việc làm này có ý nghĩa vôcùng quan trọng, tạo được sự phấn khởi, niền tin trong nhân dân đối vớiĐảng, với cách mạng

Sau khi đưa cán bộ, đảng viên đi tập kết ra miền Bắc, những đồng chí

ở lại được Đảng và Nhà nước phân công ở lại miền Nam công tác,củng cốlực lượng, phát triển phong trào cách mạng và tuyên truyền vận động quầnchúng nhân dân chờ ngày tổng tuyển cử, thống nhất đất nước

Trước tình hình địch khủng bố phong trào cách mạng trong huyện,Huyện ủy họp quán triệt Nghị quyết tháng 9/1954 của Bộ Chính trị, Nghị

quyết của Xứ ủy và Nghị quyết tháng 12/1954 về “ Tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong tình hình mới”: chuyển hoạt động của Đảng

vào bí mật, điều chỉnh bố trí lại cán bộ, đảng viên

Đầu năm 1955 cơ bản hoàn thành và đồng chí Văn Đình Hòa ( Sáu Thông) làm Bí thư, thay cho đồng chí Huỳnh Văn Của và đồng chí Ba

Sửu làm Phó Bí thư, Huyện ủy viên gồm có: Năm Ngô, Năm Nguyên, BảyTrí, Tư Hoành, Hai Tấn ( Tư Bốn) Huyện ủy phân công các đồng chí Huyện

ủy và cán bộ đi giúp các xã bố trị lại đảng viên, chia làm 03 loại

- Loại A (loại tích cực) thì tập hợp vào Chi bộ, vào tổ chức cách mạng hoạt động bí mật

- Loại B ( loại trung bình) tạm thời cho hoạt động đơn tuyến, qua thử thách sẽ tập hợp vào Chi bộ.

-Loại C ( loại kém) thì đều lắng, dựa vào hệ thống nồng cốt, cốt cán nằm trong các tổ chức hợp pháp, nữa hợp pháp, để tập hợp quần chúng, sau đó tùy tình hình tổ chức Đảng sẽ móc nối sau.

Ngay khi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, Huyện ủy đã nhạy bén chọncán bộ, nồng cốt thanh niên đưa vào Hội đồng hương chính, tề ấp, tề xã, dân

vệ, cảnh sát…hầu hết các xã đều cài cắm được lực lượng này, các xã HiệpHưng, Hòa An, Long Thạnh, Tân Bình, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ ta nắmphần lớn tề xã, ấp, dân vệ, đồng thời lợi dụng việc Chính quyền Ngô ĐìnhDiệm cho phép tổ chức các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp, ta đưa người vàocác tổ chức này để hoạt động hợp pháp như đồng chí… ; đồng thời để củng

cố chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn cho đồng chí mình

Trang 20

Huyện ủy chủ trương cho các Đảng bộ thực hiện phương châm nắm,

tập hợp quần chúng qua hình thức “ xâu chuổi” để triển khai chỉ thị, nghị

quyết của Đảng qua con đường này, để giữ bí mật cơ sở Đảng

Với tư tưởng tiến công, Huyện ủy vừa bố trí, sắp xếp lại cán bộ, đảngviên , vừa chỉ đạo các Chi bộ xã phát động phong trào quần chúng đấu tranhvới địch chống khủng bố, đồi dân sinh, dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, hiệp thương tổng tuyển cử Điển hình như:

- Tháng 4-1955, Đảng bộ xã Đại Thành đã phát động quần chúng viếtđơn kiến nghị lên quận đòi thi hành hiệp định giơ-ne-vơ, chống đàn ápkhủng bố, đòi quyền dân sinh, dân chu v.v…Riêng ấp Sơn phú xã Đại Thànhviết hàng ngàn đơn, bỏ đầy 01 bao “cà ròn” được anh Trần Văn Nhựt,Trưởng ấp (người của ta) đem giao cho Quận Trưởng Trọng ( quận trưởngPhụng hiệp)

- Nhân dân ấp 4, xã Hòa An, viết hàng trăm đơn mang gởi đến Quốchội Ngụy ở Sài gòn

- Và cũng trong tháng 4/1955, địch đưa quân đi càn quét bắn chếtđồng chí Chín Thạch, nguyên xã đội trưởng Hiệp Hưng, Đảng bộ phát động

tổ chức cuộc biểu tình có hơn 3.500 quần chúng tham gia kéo ra xã 03 ngàyliềnđấu tranh đòi yêu sách buộc địch phải bồi thường nhân mạng, đội phảixét xử tên đội Thành ác ôn, trước sức mạnh của quần chúng, địch phải chấpthuận yêu sách

-Tháng 5/1955, Đảng bộ xã Hiệp Hưng đã lãnh đạo trên 1.000 ngườiđược trang bị gậy gộc đấu tranh uy hiếp đuổi 02 trung đội địch đi ruồng bố

- Huyện ủy đã chỉ đạo Đảng bộ các xã đã lãnh đạo hân dân đấu tranhtẩy chay cuộc bầu cử “Quốc hội” giả hiệu của Diệm

Tóm lại trong thời gian từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đến giữa ăm 1956,đảng bộ và nhân dân Phụng Hiệp đã liên tiếp tổ chức hàng chục cuộc mittinh, biểu tình công khai, kết hợp với tự vệ vũ trang, đồng thời tiến hànhcông tác tề vận, binh vận chống địch đàn áp, khủng bố, trả thù, trả oán, giữvững được phong trào, củng cố, phát triển lực lượng Tuy nhiên do chủquan, sử dụng lượng thiếu kiểm tra, theo dỏi và chưa đúng phương châm bímật nên ta củng bị nhiều tổn thất; một số bị địch phát hiện bắt bớ hoặc bỏchạy, rút vào hoạt động bí mật, một số bị địch mua chuộc, như: tên Cảnh sátTrinh ở Hiệp Hưng, cảnh sát Đức, Ba Thuần ở Tân Phước Hưngtrở thành ác

ôn đánh phá gây khó khăn cho phong trào cách mạng của huyện nhà

b/ Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ, tạo thế, tạo lực cùng nhân dân miền Nam làm cuộc Đồng khởi thắng lợi vẹ vang ( tháng 8/1956 – 12/1960):

*Tình hình và âm mưu của Mỹ - Diệm sau hiệp định Giơ-ne-vơ:

Trang 21

Giữa năm 1956, sau khi đóng xong đồn bót, xây dựng bộ máy chínhquyền xã, ấp và dẹp quân đội giáo phái; địch chuyển hướng tập trung đánh

phá cơ sở cách mạng và đơn phương tuyên bố “ Không có Hiệp định

Giơ-e-vơ, không có tổng tuyển cử”, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta lâu dài.

Chúng mở nhiều chiến dịch “tố cộng”, ‘ diệt cộng”, hành quân sâu vào vùngnông thôn hổ trợ cho các đoàn tố cộng, bọn tình báo, gián điệp; đặc biệt đỉnhcao là Luật 10/59 ‘ đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, lê máy chém khắpnơi, với quyết tâm chống cộng, diệt cộng tận gốc, trước nhà nhân dân treo 02bảng: 01 bảng phân loại gia đình và 01 bản khẩu hiệu chống chống cộng

- Gia đình của bọn tề, binh sĩ ngụy thì treo bảng vòng tròn màu xanh.

- Gia đình có người đi tập kết, theo cách mạng thì treo bảng vòng tròn màu đen

Ngoài ra bọn chúng còn buộc nhân dân phải bó đước, dây, mõ tre hễthấy người lạ mặt tình nghi là cộng sản thì đốt đuốc, gỏ mõ lên rượt bắt, nếu

ai không làm thì bị buộc tội “ ủng hộ cộng sản”…

* Chủ trương và kết quả đấu tranh của ta:

Trước tình hình địch thẳng tay đàn áp hòng tiêu diệt phong trào cáchmạng miền Nam, vào tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn, UV Bộ Chính trịTrung ương Đảng cùng các đồng chí khác trong xứ ủy soạn thảo “ Đề cương

cách mạng miền Nam” Đề cương chỉ rõ: “ Để chống lại Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng, ngoài con đường cách mạng không có con đường nào khác” Tiếp đến tháng 12/1956, Hội nghị Xứ ủy chỉ rõ: “ Lúc này đấu tranh chính trị đơn thuần thì không được mà đấu tranh vũ trang thì chưa phải, do đó phải đấu tranh chính trị có vũ trang”.

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủyPhụng Hiệp lãnh đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũtrang tuyên truyền, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy lập liên quân giáo phái chống Mỹ Diệm, Huyện ủy đưa người thành lập tiểu đoàn Phan Đình Phùng, do đồngchí Huỳnh Văn Trường ( Năm Trăm) làm chính trị viên và chỉ một thời gianngắn ta tổ chức đánh thắng một số trận

-Để có vũ khí đánh địch, Huyện ủy thành lập công trường tại xã LongThạnh

Cuối năm 1956, Tỉnh ủy rút đồng chí Văn đình Hòa ( Sáu Thông) về

bổ sung vào Thường vụ Tỉnh ủy, và điều động một số đồng chí Huyện ủy

sang địa bàn khác công tác Huyện ủy Phụng hiệp được củng cố, đồng chí Nguyễn Văn Bền ( Năm Ngô ) làm Bí thư (1957), đồng chí Triệu Vĩnh Tường ( Tám Trần) làm phó Bí thư, Huyện ủy viên gồm các đồng chí:

Trang 22

Năm Nguyên, Bảy Trí, Năm Thiện, Tám Nghi, Hai Nam, Ba có, Mười Sang và 02 HUV dự khuyết Nguyễn Hoàng Anh ( 10 phương), Hai Nghĩa.

Để tăng cường lãnh đạo nhân dân chống khủng bố, càn quét, giữa năm

1957, Huyện ủy đưa một số đồng chí huyện ủy về làm Bí thư các xã: Hòa

Mỹ, Phụng Hiệp, Đông Phước, Thạnh Hòa, Hiệp Hưng; kết quả của việctăng cường đã chuyển phong trào cách mạng ở các xã mạnh lên

Cuối năm 1957, đầu Chí Nguyễn Văn Bền ( Năm Ngô) bị địch bắt nên

đầu năm 1958, đồng Triệu Vĩnh Tường lên làm Bí thư, Tỉnh ủy điều động đồng chí Trần Minh Sơn và đồng chí Ba Anh bổ sung vào Huyện ủy, đến tháng 05/1959 đồng chí Tám Trần (Triệu Vĩnh Tường) hy sinh; đồng chí Trần Minh Sơn lên Quyền Bí thư ( 6-1959 – 3-1960).

Trong thời kỳ 1959, vô cùng khó khăn, ác liệt, một số chi bộ phải giảitán, lập đi lâp lại 02,03 lần Hòa Mỹ, Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng và một sốChi bộ chỉ còn 1 đến 2 đảng viên, nên Huyện ủy chủ trương đưa các đồng

chí nữ làm Bí thư Chi bộ các xã xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Thạnh Hòa, Long Thạnh, Thị trấn Phụng Hiêp, Phụng Hiệp…

Trước tình hình khó khăn ác liệt trong năm 1959, Tỉnh ủy chỉ đạo

hoạc tập tài liệu “ Vượt Côn đảo” để củng cố tư tưởng, kiên quyết bám dân,

bám địa bàn lãnh đạo phong trào quần chúng đấu tranh chống địch đàn áp,khủng bố

Tháng 5/1959, Trung ương Đảng có Nghị quyết 15 khẳng định “ Cách mạng miền Nam không còn con đường nào khác là con đường cách mạng bạo lực, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”.

Cuối quí I/1960, Đảng bộ Phụng Hiệp tiếp thu Nghị quyết 15 củaTrung ương, Nghị quyết của Xứ ủy và của Tỉnh ủy, từ đấu tranh chính trịđơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ, với phương

châm đấu tranh 3 mũi: chính trị, quân sự, binh vận tiến công địch Đồng chí Trần Bá Đương được Tỉnh ủy điều động về làm Bí Thư và đồng chí Phan Thị Tốt bổ sung vào Huyện ủy, tích cực lãnh đạo chuẩn bị cho cao

trào Đồng khởi giành chính quyền 12/1960

Ở Phụng Hiệp, Tỉnh ủy chính thức thành lập đơn vị địa phương quântại cánh đồng Phương Ninh, xã Phương Bình, đặt tên là đơn vị Cữu Long.Vừa thành lập, đơn vị đã có nhiều trận đánh, giành thắng lợi lớn, như đồnCầu Cây, ấp phú Xuân, xã Thạnh Hòa, chặn đánh đại đội bảo an địch cànquét vào ngã tư Cây Dưng, đánh đại đội Hắc Long (Hòa Hảo), chặn đánh tàuđịch từ thị trấn Phụng Hiệp vào ngã tư Cây Dương …lượng địa phương quânhuyện đánh địch ở kênh Huỳnh Thiện xã Hòa Mỹ, tiêu diệt 9 tên, bắt sống 7tên khác, trong đó có tên Thượng Sỹ Phước khết tiếng gian ác…

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI GIÀNH CHÍNH QUYỀN 12/1960.

Trang 23

Sau khi tiếp thu Nghị quyết 15 của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh

ủy, phong trào xây dựng lực lượng vũ trang phát triển mạnh, quân số tănglên 300 và đưa thanh niên xây dựng lực lượng vũ trang của Trung ương ( đimiền Đông C112) hơn 2000 và các hoạt động đánh địch thu được nhiềuthắng lợi, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khí thế

cách mạng của quần chúng như “ tức nước, vở bờ”

-Tháng 4 năm 1960, Đảng bộ xã Tân phước Hưng lãnh đạo nhân dânđứng lên bẻ gãy cột cờ, phá rào gai, xé ảnh Ngô Đình Diệm…tiến hành làmtan rã chính quyền toàn xã, buộc địch phải co cụm về Búng Tàu Đảng bộ xãHòa Mỹ vận động 22 lính đồn Hòa Mỹ khởi nghĩa trở về với nhân dân, quầnchúng nổi dậy, phá kềm kẹp, bộ máy chính quyền địch ở cơ sở tan rã

- Tháng 7/ 1960, Đảng bộ xã Tân Bình, Đại Thành phát động phongtrào quần chúng nổi dậy, du kích bao dây bức rút đồn, làm chủ tình hình

- Ngày 09/7/1960, đơn vị 49 ( tiền thân của đơn vị tiểu đoàn Tây Đô)đánh xóa phiên hiệu 01 tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở Chà Đạp, xã ThạnhHòa, diệt trên 250 tên, thu 120 súng và nhiều đồ dùng quân sự phấn khởitrước chiến thắng, một cán bộ xã Thạnh hòa đã có bài thơ:

Ai về chà Đạp, Thạnh hòa

Đi qua Đường gỗ nghe hò hát vang

Mùa thu lá úa đỗ vàng

Áo rằn Mỹ - Diệm, trăn thắng phơi thây.

* Ngày 14/9/1960 lệnh Đồng khởi nổ ra và ngay trong đêm đó, Huyện ủy chỉ đạo các Đảng bộ lãnh đạo nhân dân nhất tề nổi dậy, cùng với lực lượng vũ trang, du kích trấn áp bọn tề ấp, xã, phá đồn bót, đốt cờ

ba que, bảng tố cộng…điển hình như Đảng bộ xã long Thạnh bắt tử hình 03

tên ác ôn, giải phóng các ập; Đảng bộ xã Hòa Mỹ bao vây đồn La-Bách vàcác xã Thạnh Hòa, Hòa An, Hiệp Hưng lãnh đạo nhân dân đồng loạt nỏi dâydiết tề, đốt cờ ba que, dẹp bản tố cộng, diệt cộng…

Trong phong trào Đồng Khởi, đơn vị Cữu Long đã có nhiều trận đángđồn, đánh phục kích…giành thắng lợi lớn, như đánh đồn Cầu Cây, Tầm Vu

xã Thạnh Hòa, diệt 56 tên, thu 02 súng; đánh địch ở kênh Huỳnh Thiện, diệt

15 tên, bắt sống 11 tên khác, chặn đánh đại đội bảo an ở Ngã Tư CâyDương, đánh đồn Ba Ngàn, Mang Cá ở xã Đại Thành, đánh đồn Cầu Đình,Tám Ngàn ở Tân Bình…

Tóm lại, trong giai đoạn từ tháng 7/1954 đến tháng 1/1960, Đảng bộ

và nhân dân huyện đấu tranh chống kẻ thù chung trongboi61 cảnh vô cùngkhó khăc, phức tạp, kể thù thẳng tay đàn áp phong trào chách mạng, có lúctưởng chừng không thể vượt qua; Nhưng cán bộ, đảng viên trong huyện đãkiên cường bám trụ địa bàn, bám dân, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đểlãnh đạo phong trào cách mạng đấu tranh chính trị, xây dựng lực lượng vũ

Trang 24

trang, diệt tề, diệt ác ôn, đánh địch hành quân càn phá…và xây dựng tổ chứcđảng, đoàn thể ngày càng phát triển để lãnh đạo phong trào cách mạng củađịa phương.

2/ Tiến hành phương châm “ Hai chân, ba mũi” phá quốc sách

“Ấp chiến lược”, góp phần đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ( 01/1961 – 06/1965).

a/ Tình hình và âm mưu của địch:

Thắng lợi của Cao trào Đồng khởi năm 1960, đã làm phá “ quốc sách tố cộng, diệt cộng và lập khu trù mật” của Mỹ - Diệm, làm thất bại

hoàn toàn chiến lược “ Chiến tranh đơn phương” của địch, đánh dấu một

bước ngoặt lịch sử trong phong trào của cách mạng miền Nam

Để cứu vãn nguy cơ cho chính quyền Ngô Đình Diệm sắp bị sụp đổ,

đế quốc Mỹ buộc phải can thiệp trực tiếp, sâu hơn vào miền Nam Việt Nam

bằng chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” với kế hoạch Stley taylor (Sta lây –

Tay lo) mhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, xương sống của kế

hoạch này là “quốc sách ấp chiến lược”, với khẩu hiệu “ tát nước, bắt cá”,

tiêu diệt lực lượng cách mạng, đàn áp, khủng bố phong trào quần chúng nổidậy

Trước những thắng lợi liên tiếp của ta, kế hoạch Staley – Taylor bịphá sản, Ngô Đình Diệm bị đảo chánh lật đổ; Dương Văn Minh lên thay thế,

đế quốc Mỹ nặm ra kế hoạch Giôn-xơn – Mac-ma-ra, tiến hành bình địnhtrọng điểm

Ở Phụng Hiệp:

- Ngoài 02 cố vấn Mỹ ở tại quận lỵ, địch còn đưa một số cố vấn ở một

số xã và đồn quan trọng trong huyện Trong năm 1961 địch cho bọn biệtkích luồn sâu vùng giải phóng đánh phá cơ sở cách mạng, cho máy bay,pháo binh bắn phá vùng nông thôn giải phóng, gây nhiều thiệt hại cho ta

- Tháng 4 năm 1962, địch thành lập Chi khu Phụng Hiệp mục đíchcủa địch là phân chia lại chiến trường, điều chỉnh lực lượng để đối phó vớita; Chúng tiến hành xây dựng lực lượng bảo an, cảnh sát, dân vệ lên 3.000tên ( gấp đôi năm 1960), có 4 hải thuyền, 01 chi đội xe bọc thép M113 ở CảBảo, các cụm pháo Cả Bảo, Kinh cùng ,Mỹ Tú và Long Mỹ bắn khống chếgiáp toàn huyện

Trong năm 1963, địch liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét lớn

và biệt kích vào các xã Thạnh Hòa, Long Thạnh, Tân bình, như trận càn vàohai xã Thạnh Hòa, Long Thạnh đã giết chết 218 đồng bào của ta ở cánhđồng Long Sơn – Chà Đạp; trận biệt kích vào ấp Long Phụng giết chết 13người dân; trận “ trực thăng vận” và “thiết xa vận” dùng 10 máy bay vànhiều xe M113 càn vào Ấp Tân phú xã Tân Bình, giết nhiều đồng bào, cógia đình, 02, 03 người bị giết Ngoài ra còn có các tiểu đoàn của Sư đoàn 21

Trang 25

thường xuyên hoạt động, cùng với sự hỗ trợ của không quân từ sân bay TràNóc, Sóc Trăng ngày đêm bắn phá

Song song với việc càn quét, bắn phá, năm 1963 địch tiến hành lập

an, dân vệ thường xuyên càn quét với quy mô lớn đánh phá các cơ quan củahuyện và lực lượng vũ trang của ta Cuối năm 1964, chúng mở nhiều cuộccàn với qui mô từ 02 đến 03 tiểu đoàn, có pháo binh, máy bay yểm trợ đánhvào các xã Hòa Mỹ, Đại Thành và bắt ép dân vào “ Ấp chiến lược”

b/ Về chủ trương và kết quả đấu tranh của ta;

Trước âm mưu và tình hình mới; ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt trậndân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời để tập hợp các giai cấp, tầnglớp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của đé quốc Mỹ

và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm và tháng 01 năm 1960 Bộ Chính trịquyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam bộ,đây là một bước ngoặt lịch sử đặc biệt quan trọng đối với phong trào cáchmạng miền Nam

Sau đó, ngày 24 tháng 01 năm 1961, Bộ Chính trị ra Chỉ thị “ Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam” Chỉ thị nêu rõ: “ Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu”;

đồng thời Chỉ thị của Bộ Chính trị của chỉ rõ:

-Về phương châm đấu tranh, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: “Đến nay, do lực lượng so sánh đã thay đổi cần phải chuyển phương châm đấu tranh: Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh võ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự trên cả ba vùng chiến lược”.

-Về xây dựng lực lượng Bộ Chính trị chỉ thị: “Ra sức nhanh chóng xây dựng lực lượng ta về cả chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, phát động phong trào đấu tranh mạnh mẽcủa quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lực ta, làm tan rã chính quyền

và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ

Trang 26

rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng,; ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi đều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”

Đầu năm 1961, Tỉnh ủy họp để quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ III của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị Tỉnh ủy chủ

trương “…Phát huy vai trò đấu tranh chính trị của quần, chúng kêt` hợp với phong trào đấu tranh vũ trang đánh địch ở đô thị và nông hôn, xây dựng lực lượng vũ trang 3 cấp, thành lập Ban chỉ huy quân sự tỉnh, huyện và xây dựng lực lượng dân quân du kích xã, ấp”.

Tháng 10 năm 1961, Trung ương Cục miền Nam có Hội nghị mở rộnglần thứ nhất bàn về phương hướng nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miềm

Nam Hội nghị kết luận: “ Cần phải duy trì đấu tranh vũ trang mới có thể chống khủng bố một cách mạnh mẽ, mới có điều kiện để tiến công cả

2 mặt quân sự và chính trị Trái lại, nếu không duy trì đấu tranh chính trị thì đấu tranh võ trang cũng gặp nhiều khó khăn”.

* Ở Phụng Hiệp, tiếp thu nghị quyết của trên và phát huy thắng lợi

MTDTGP MN ra đời, đầu năm 1961, Huyện ủy Phụng Hiệp do đồng chí Phan Thị tốt làm Bí thư, đã lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân tích cực xây

dựng lực lượng vũ trang, như ấp 5 xã Hòa Mỹ có hàng trăm thanh niên hănghái lên đường tòng quân; xã Hiệp Hưng có cả Chi đoàn nhập ngũ; các xã đều

có đội du kích, từ 02 tiểu đội trở lên; Riêng xã Đại Thành mỗi ấp đều có 01tiểu đội du kích Địa phương quân huyện ( đơn vị địa phương quân huyện( 29) quân số hơn 120 quân Công trường huyện và các xã được thành lập và

tháng 6/1961, UBMTDTGP huyện Phụng Hiệp ra đời do đồng chí Nguyễn Văn Điện ( Hai Đen) làm Chủ tịch và các nhân sĩ, tôn giáo tham

gia, như: ông Nguyễn Tấn Hưng ( Cao Đài), Cao Bá Tường ( nhân sĩ)…

* Đầu năm 1962 đồng chí Nguyễn Tự Giác ( Mười Quang) làm Bí thư HU thay cho đồng chí Phan Thị Tốt.

Sau khi lên làm Bí thư HU, đồng chí Mười Quang chỉ đạo Đảng bộ các xã phát động phong trào xây dựng xã, ấp chiến đấu, đào nhiều hầm chông, xây dựng bãi lữa, chủ động tấn công địch, diệt ác ôn, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, thực hiện khẩu hiệu “ một tất không đi, một ly không rời”

Năm 1963, vùng giải phóng huyện được mở rộng, để thuận tiện choviệc giao thông trong vùng, Tỉnh ủy chủ trương đào kênh Long Phụng, từngọn kênh Lẩm xã Hiệp hưng xuyên qua cánh đồng Phương Ninh nối vàongọn kênh rọc dứa, dài khoảng 10 km sau khi đào xong kênh long phụng, tavận động trên 30 hộ dân đến ở, lập ấp Hưng Điền, sau đổi là ấp Long Phụng

* Tháng 9/1964, đồng chí Mười Quang được rút về tỉnh, đồng chí Nguyễn Hữu Thành ( Ba Tạo) làm Bí thư HU đến tháng 6/1965 lại được

Trang 27

rút về tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Điện ( Hai Đen) làm Quyền Bí thư HU đến tháng 12/1965.

Trong thời gian này, thực hiện 03 mũi giáp công, Huyện ủy lãnh đạoChi bộ các xã đồng loạt tiến công trên các mặt trận; đó là:

* Phong trào đấu tranh chính tri diễn ra sôi nổi, rộng khắp

* Phong trào đấu tranh vũ trang thu nhiều thắng lợi dồn dập

* Công tác binh vận được Huyện ủy đã lãnh đạo chặt chẽ, sâu sát,

Chi bộ các xã thực hiện có hiệu quả

Song song với phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, binh

vận, thì các phong trào khác như: phong trào thi đua đóng đảm phụ, thực hiện chính sách hậu phương quân đội được quần chúng nhân dân tích cực

ủng hộ, tham gia Các đoàn thể có nhiều sáng kiến phát động phong trào thi

đua như: lập ra hội mẹ, hội chị chiến sĩ, hũ gạo chống Mỹ, hũ gạo nuôi quân… giúp đở bộ đội; đặc biệt Trạm xá II của tỉnh đội đóng ở địa bàn ấp 4

của xã, đã được nhân dân tận tình giúp đở, chăm lo

Năm 1963 – 1964, vùng giải phóng tiếp tục được mở rộng, nhân dân

về quê sản xuất, vụ mùa liên tiếp được trúng, từ đó Huyện ủy chỉ đạo cácChi bộ xã lãnh đạo các ngành, đoàn thể vận động nhân dân đóng đảm phụnuôi quân

Như vậy, trong 05 năm (1961- 1965), địch tập trung lực lượng thựchiện kế hoạch bình định, ra sức càn quét, đánh phá vùng nông thôn, dồn dânlập ấp chiến lược, đóng đi, đóng lại một số đồn sau khi bị ta đánh chiếm, bứcrút, để tổ chức bộ máy kềm kẹp ở vùng ven, trục giao thông đã gây cho tamột số khó khăn bước đầu Nhưng được sự chỉ đạo của Huyện ủy, toànĐảng bộ, quân và dân quyết tâm bám đất, bám dân, thực hiện ba mũi giápcông, tiêu hao sinh lực địch, phát triển lực lượng vũ trang, du kích càng đánhcàng trưởng thành, lớn mạnh đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt, làm choquân địch nhiều phen khiếp sợ hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chínhtrị, công tác binh vận, tạo khí thế phấn khởi, quần chúng nhân dân nổi dậyphá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, vùng tranh chấp, góp phầnđánh bại kế hoạch bình định miền Nam của địch, đánh bại hoàn toàn chiến

lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy.

3/ Tạo thế và lực đẩy mạnh ba mũi giáp công đánh bình định, góp phần đánh bại chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỵ ( 7/1965 – 12/1968).

a/ Tình hình và âm mưu, thủ đoạn của địch:

Sau khi thất bại “ chiến tranh đặc biệt”, giữa năm 1965, đế quốc Mỵ chuyển sang chiến lược “ chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chính Mỹ và

chư hầu ồ ạt đổ vào miền Nam, đồng thời tăng cường các phương tiện chiến

Trang 28

tranh hiện đại nhất để thực hiện kế hoạch 02 giọng kiềm “ Bình định và tìmdiệt” của Oát-mo-len, trong 02 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

Phụng Hiệp là địa bàn trọng điểm trong kế hoạch bình định của

Mỹ -Ngụy, là khu vực án ngữ phía Tây Nam Thị xã Cần Thơ của Vùng 4

chiến thuật nên địch tăng cường, tập trung phi pháo đánh phá ác liệt ngàyđêm với cường độ cao Đi đôi với bắn phá, địch đưa các tiểu đoàn thuộcTrung đoàn 33, cùng với lực lượng bảo an và bọn dân vệ được trang bị vũkhí như bảo an, bọn cảnh sát, biệt kích, cũng tăng nhanh quân số

Ngoài ra còn chúng còn tung bọn Phượng Hoàng, gián điệp, an ninhquân đội để khống chế binh sĩ và thực hiện kế hoạch phản vận trong quậnđội của bọn chúng

Từ tháng 3/1965 đến đầu năm 1967, Mỹ - Ngụy phối hợp nhiều binhchủng với tàu chiến, máy bay, xe bọc thép M113 tăng cường mở các cuộc

hành quân với quy mô lớn vào căn cứ của ta, để tát dân vào “ Ấp chiến lược” hoặc phải chạy ra vùng ven địch tạm chiếm, như vùng thị tứ Kinh

Cùng, Búng Tàu, Ban Thạch, theo các tuyến quốc lộ 1, liên tỉnh lộ 40, nhằmtạo ra vùng trắng không còn dân sinh sống ở các vùng giải phóng của ta

b/ Chủ trương và kết quả đấu tranh của ta:

Trước tình hình đó, Hội nghị 11 (3-1965) và Hội nghị 12 (12-1965)BCHTW Đảng (khóa III) đã đánh giá tình hình và khẳng định thất bại khôngkhỏi của đế quốc Mỹ

Ngày 10/4/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử khẳng

định quyết tâm thắng Mỹ của nhân dân ta: “ Dù Mỹ có đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và lôi kéo các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân dân ta cũng cương quyết đánh thắng chúng”

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã giáo dục, phát độngtrong toàn Đảng bộ và nhân dân thống nhất ý chí, quyết tâm đánh địch bảo

vệ vùng giải phóng, xây dựng xã ấp chiến đấu, phối hợp nhịp nhàn cácphong trào đấu tranh “ 3 mũi giáp công ở cả 02 vùng” chống gom dân lập ấpchiến lược; đặc biệt là chủ động tấn công tiêu diệt đồn bót địch, các cuộc

hành quân vào vùng gải phóng…quyết tâm đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”của đế quốc Mỹ

- Tháng 8/1965, du kích xã Tân bình chống biệt kích giành thắng lợilớn, bắn rơi 01 máy bay trực thăng, diệt 01 xe thiết giáp và 15 tên địch

- Ngày 16/11/1965, du kích xã Hòa An cùng đại đội 23 tiểu đoàn Tây

Đô chống càn gần 2 Trung đoàn của Sư đoàn 21 Ngụy, có xe loi65 nước hỗtrợ ở kênh Đập đá Trong suốt 01 ngày chiến đấu, ta đánh bại 20 đợt xungphong của địch, diệt và làm bị thương khoảng 200 tên, bắn rơi và làm bịthương 05 trực thăng

Trang 29

- Trong năm du kích xã Đại Thành, Hòa Mỹ, Tân Bình, Hòa An…tổchức chống càn, phục kích đánh địch, tiêu diệt hàng trăm tên và thu nhiều vũkhí.

* Đầu năm 1966, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh ( Mười Phương) làm Bí thư Huyện ủy đã chỉ đạo phát động trong toàn Đảng bộ, quân và dân Phụng Hiệp hạ quyết tâm bám trụ địa bàn, giữ đất, giữ dân; phát động phong trào toàn dân đánh Mỹ, diệt Ngụy, khắc phục tư tưởng ngán ngại khó khăn, sợ Mỹ, xây dững ấp, xã chiến đấu, đào hầm chông, gài chất nổ, bãi lửa, kiên quyết bán trụ “ một tất không đi, một ly không rời”, chống gom dân lập “ Ấp chiến lược”; đồng thời Huyện ủy cũng chỉ đạo

tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, du kích để đánh địch

* Vào đầu năm 1967, đồng chí Lê Văn Hiểu ( Bảy Thương) làm Bí thư thay cho đồng chí Hoàng Anh được tỉnh ủy điều động về làm Bí Thư Huyện ủy Ô -Môn Huyện ủy chỉ đạo đánh phá giao thông, đấp mô, phá

lộ, đánh cầu, cống, bắn tỉa, gây cho địch nhiều khó khăn Trong thời gian

này, công tác binh vận, đấu tranh chính trị cũng được Huyện ủy rất quan tâmchỉ đạo, như đấu tranh trực diện chống bắn phá ruộng vườn, rải chất độc hóahọc, chống bắt bớ người dân vô tội, rải truyền đơn kêu gọi binh sĩ địch khởinghĩa diệt ác ôn, lấy đồn, quay về với cách mạng, với nhân dân

Năm 1967, du kích các xã Hiệp Hưng, Long Thạnh, Phụng Hiệp,Thạnh Hòa, Tân phước Hưng, Hòa Mỹ, Tân Bình…tổ chức nhiều cuộcchống càn quyết liệt, điển hình như ngày 15/4/1967, địch đổ gần 1.000 quânvào vườn Cả Hinh, kênh Ngang xã Hiệp Hưng, du kích xã phối hợp cùngtiểu đoàn 309 chủ lực của khu 9 nổ súng đánh trả suốt ngày, làm địch khôngthể tiến quân, đến tối địch co cụm lại ngoài đồng quân ta tổ chức tập kích,diệt và làm bị thương trên 100 tên và bắn rơi 6 máy bay

Thời điểm này, Huyện ủy tập trung chỉ đạo, vừa bám đất sản xuất, vừachiến đấu, nên cán bộ, đảng viên đã vận động đưa thêm 876 gia đình trở vềquê cũ bám đất sản xuất; Riêng xã Hòa Mỹ đưa 2/3 ( 5.000/8.000) dân vềbám trụ vùng giải phóng Sản xuất phát triển nên phong trào đóng góp chocách mạng cũng được nhân dân đồng tình ủng hộ

Tháng 10/1967, Huyện ủy nhận được Nghị quyết của Tỉnh ủy “ khẩn trương xốc tới tấn công địch dồn dập, nhanh chóng phát triển thực lực, tạo đầy đủ điều kiện tranh thủ thời cơ tiến lên giành thắng lợi quyêt định” Tiếp đến tháng 12/1967, Bộ Chính trị họp nhận định “ Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn đế quốc Mỹ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan” Từ đó, Bộ Chính Trị ra quyết định lịch sử: “ Chuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam nước ta sang thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”.

Trang 30

Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ trọng đại và cấp

bách của ta là: “ Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở 02 miền đưa cuộc cách mạng nước ta lên một bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.

Đầu năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thơ chúc tết:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà

Nam, Bắc thi đua đánh Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

* Đầu năm 1968, đồng chí Cù Văn Mận ( Chín Đạo) được Tỉnh ủy phân công làm Bí thư thay đồng chí Lê Văn Hiểu ( Bảy THương) được rút về tỉnh

Phấn khởi trước nhiệm vụ mới, Ban khởi nghĩa được thành lập từhuyện tới xã để chỉ đạo cuộc tiến công lịch sử Mậu Thân 1968

- Thực hiện chủ trương tổng khởi nghĩa, tông công kích tết Mậu Thân

1968, đêm 30 sáng 31/01/1968 nhằm ngày mùng 01 tế Mậu Thân, cùng vớiquân dân miền Nam, địa phương quân huyện cùng du kích các xã ĐạiThành, Tân Phước Hưng và Phụng Hiệp tiến đánh Chi khu Phụng Hiệp,chiếm cầu Phụng Hiệp, cụm pháo ở sân banh ( nay là khu vực Thị ủy - Ủyban nhân dân Thị xã Ngã Bảy), làm chủ tình hình cho đến sáng Kết quả taphá hủy 01 khẩu pháo 105 ly, làm bị thương 7 tên Cùng lúc này du kích các

xã liên tục tiến công các đồn bót địch, làm chủ tình hình trên nhiều tuyến lộ

4 ( quốc lộ 1A), lộ 40 ( quốc lộ 61) Trong đợt tiến công này ta tiêu diệt 04đồn ở Kênh ngang, bao vây bức rút đồn Búng Tàu, xã Hiệp Hưng, TânPhước Hưng được giải phóng

- Sau tết Mậu Thân, quân, dân Phụng Hiệp tiếp tục phục kích, đánhđịch hành quân càn quét giành nhiều thắng lợi liên tiếp

* Địa phương quân huyện cùng chủ lực khu phục kích chặn đánh 01đoàn xe quân sự của địch trên lộ 4, đoạn Ban Thạch, làm thiệt hại nặng 01tiểu đoàn biệt động ngụy, phá hủy nhiều xe quân sự, thu nhiều vũ khí

* Tháng 5/1968, Tỉnh ủy về đóng ở kênh Ngang, địch mở cuộc cànqui mô lớn vào ấp Mỹ Hòa, Hưng Thạnh, địa phương quân huyện phối hợpcùng đội phòng thủ Huyện ủy và du kích xã Hiệp Hưng chống càn suốt 02ngày đêm, bảo vệ Tỉnh ủy dời nơi khác an toàn

* Ngày 18/6/1968, Tiểu đoàn Tây Đô đánh quân Mỹ trên cánh đồngBãi Thưa, xã Đại Thành, diệt 01 đại đội Mỹ, làm chết 29 tên, bị thương 40tên khác, bắn rơi 01 máy bay trực thăng, thu nhiều súng và đạn các loại.Trận thắng này đã gây tiếng vang lớn

Trang 31

Và cũng trong năm 1968, nội tuyến đã phối hợp cùng địa phươngquân huyện, du kích các xã tiêu diệt 06 đồn, 77 tên, thu 159 súng, giải tán 25toán phòng vệ dân sự, phá ấp chiến lược, giải phóng 13/93 ấp trong toànhuyện.

Tóm lại, từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1968, Đảng bộ, quân và dânphụng Hiệp đã mưu trí, sáng tạo, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, ác liệt.Với tư tưởng tiến công địch bằng 03 mũi giáp công đã tiêu hao, tiêu diệtnhiều sinh lực địch, góp phần cùng quân, dân miền Nam đánh bại kế hoạch “

bình định vả tìm diệt” của Mỹ - Ngụy, tạo ra thế và lực cho cuộc Tổng tiến

công Mậu Thân 1968, làm lung lai ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đánhdấu sự phá sản hoàn toàn chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộcđịch phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris

4/ Đảng bộ, quân, dân Phụng Hiệp vượt qua khó khăn thử thách, góp phần đánh bại chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc

Mỹ ( 01/1969 – 27/01/1973).

a/ Tình hình và âm mưu, thủ đoạn của địch:

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đã

giáng cho Mỹ - Nguỵ một đòn sấm sét làm thất bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam – Việt Nam; tháng 11 – 1968,

Tổng thống Mỹ Giôn – xơn buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại ở miềnBắc, xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris( Pháp)

Nhưng với bản chất hiếu chiến của một tên sen đầm quốc tế, nên ngày

20 tháng 01 năm 1969, khi Ních –xơn lên nhận chức làm Tổng Thống nước

Mỹ, đã đề ra chiến lược mới: “Việt Nam hóa chiến tranh”

Thực chất của chiến lược này là Mỹ tiếp tục sử dụng quân đội Mỹ để

làm chổ dựa cho học thuyết “ dùng người Việt đánh người Việt, thay màu

da trên xác chết”; vũ khí, tiền bạc của bọn Ngụy quân – Ngụy quyền Sài

gòn đều do Đế quốc Mỹ cung cấp và chỉ huy về chiến lược, chiến thuậtchiến tranh, nhằm để tránh thiệt hại về tính mạng quân Mỹ, xoa dụi dư luậntrong và ngoài nước, trước sức ép phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ vànhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Mục tiêu của chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” là Mỹ rút dần

quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, mà vẫn giữ được vai trò chỉ huy vàbảo đảm giữ được chính quyền Ngụy, với thủ đoạn vừa xuống thang chiến

tranh vừa phản công ta quyết liệt, bằng các kế hoạch “ bình định đặc biệt”,

“ bình định cấp tôc”, “ bình định bỗ sung” và “ bình định phát triển”,

nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta và chiếm lại nhữngvùng đã mất sau tết Mậu Thân, đồng thời mở rộng, chiếm thêm vùng giải

Trang 32

phóng, vùng tranh chấp, hòng đã chủ tình hình trên chiến trường, để buộc taphải chấp nhận yêu sách của Mỹ - Ngụy ở bàn Hội nghị Pasri.

Tỉnh Cần Thơ được địch xác định có vị trí chiến lược rất quan trọng,

là trọng điểm của miền Tây, nơi tập trung hầu hết cơ quan đầu nảo của Vùng

IV chiến thuật, là chổ dựa chi viện cho các tỉnh miền Tây, là nơi chi viện vàphòng thủ từ xa cho Sài gòn Vì vậy, bằng mọi giá Mỹ - Nguỵ quyết giữbằng được tỉnh Cần Thơ và để giữ Cần Thơ, thì huyện Phụng Hiệp là địabàn trọng điểm không thể mất, trong đó có xã Tân Phước Hưng nên địch đẩymạnh các cuộc hành quân đánh phá, tái chiếm, thực hiện kế hoạch bình địchnông thôn

Trên chiến trường Phụng Hiệp, địch củng cố lực lượng bảo an, dân

vệ mạnh lên ở các chi khu, phân chi khu có đại đội, đóng các đồn có từ trungđội trở lên và xây dựng bộ máy kềm tại chổ gồm bọn tề điệp, phòng vệ dân

sự, đẩy mạnh việc lấn chiếm xây dựng đồn, trước năm 1969 chỉ có 50 đồn

có khoảng 1.800 quân, sau 1969 tăng lên 60 đồn , quân số 3.800 tên, rồi năm

1972 tăng lên 164 đồn ( cả cũ và mới) với quân số tăng lên hơn 5.000 tên,xây dựng nhiều cụm pháo như: Ngã tư Cây Dương, Quang Phong, Cả Bảo,Thị trấn Phụng Hiệp, Kinh Cùng…, xây dựng các hậu cứ của các đơn vị bảo

an 585, 416, 408, 313 Trên tuyến sông, địch tăng cường các hải thuyền từCần Thơ vào kênh xáng Cái Côn chạy thẳng vào Ngã tư Cây Dương, BúngTàu bắn phá yểm trợ cho các cuộc càn quét khống chế đường sông

Từ 1969 đến đầu năm 1970, địch tăng cường các cuộc hành quân cànquét gấp đôi so với thời gian trước, tập trung phi pháo bắn phá, dùng trựcthăng đổ quân “ nhảy dò” những nơi địch nghi ngờ có lực lượng cách mạng,

kể cả máy bay B52 ném bom vùng kênh ngang – Búng tàu, Cái sơn, sử dụngchất hóa học khai hoang phá vườn, phá địa hình vùng nông thôn Địch đưavào chiến trường phụng Hiệp 16 đoàn bình định tiến hành “ bình định cấptốc”, đưa tiểu đoàn 3, trung đoàn 31, sư đoàn 21 đóng chốt ở Bảy Thưa, đạiđội lính bảo an công giáo ở Trà Lồng đến càn quét đóng đồn ở Phương Phú

và các đại đội 585, 313, 408…vào chiến trường Phụng Hiệp đánh phá lấnchiếm 59 ấp giải phóng của ta và đến tháng 6 năm 1971, ta chỉ còn 11 ấpgiải phóng, địch đóng đồn bót dày đặc 164 đồn, 04 ấp có bộ mày kềm với60.000 đến 80.000 dân Đến tháng 9/1972, địch tăng thêm 33 tiểu đoàn chủlực của Sư đoàn 9 từ Long Mỹ về Phụng Hiệp, địch thường phục kích, biệtkích đánh bất ngờ, gay cho ta nhiều thiệt hại

Trong thời kỳ này, phong trào cách mạng của phụng Hiệp gặp rấtnhiều khó khăn, tổn thất Một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút ý chí, tưtưởng chao đảo, hoài nghi thắng lợi của cách mạng, một số chi bộ sa sútđáng kể, Chi bộ xã Phụng Hiệp phải chạy xuống phương Bình, Chi bộ ĐạiThành chạy vô kênh chữ T, chỉ còn lại vài đồng chí, 02 đại đội địa phương

Trang 33

quân của huyện bị tiêu hao và rã chỉ còn khoảng 20 đồng chí, du kích xã chỉcòn lại vài đồng chí, có lúc lực lượng ta không có gạo ăn, phải ăn chuối, raothay cơm, áo quần rách nát, Một số cán bộ, đảng viên hoang mang bỏ ngũchạy vào đồng phương Ninh lánh thân, nên có cao dao truyền miệng.

“ Công danh chi nữa mà chờ

Về kênh Long phụng đặt lờ nuôi em”

Hoặc “ Anh đi em tưởng anh mun

Ai dè anh bể Vòng Cung anh về”.

Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn, gian nan nhất, một thử thách lớnđối với đảng bộ và nhân dân huyện Phụng Hiệp

b/ Chủ trương và kết quả đấu tranh của ta:

Trước tình hình địch điên cuồng phản công ác liệt, Tháng 01 năm

1969, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn Đảng, toàn quân và

toàn dân là “ Tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, phát triển chiến lược tấn công toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đánh bại chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh ” của địch Ngày 03 tháng 3 năm 1969, Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ có Nghị quyết số 51/NQA “ về việc xây dựng căn cứ cho cơ quan tỉnh, huyện, xã và các lực lượng vũ trang trong tỉnh” Và tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư

chúc tết, kêu gọi, động viên phong trào cách mạng miềm Nam và nhân dân

cả nước:

“Năm qua thắng lợi vẽ vang,

Năm nay tiền tuyến chắc là thắng to.

Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Tiến lên chiến sỹ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

Trước tình hình mới đầy khó khăn phức tạp, Tỉnh ủy ra nghị quyếtđánh bình định, chuyển hướng phương châm, phương thức hoạt động đưacán bộ, đảng viện luồn sâu, bám trụ trong thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ,vùng kềm, vùng trắng để xây dựng lực lượng Đồng chí Nguyễn DuyKhương Thường vụ Tỉnh ủy được Tỉnh ủy phân công triển khai cho Đảng bộPhụng Hiệp Quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy Phụng Hiệp đề ra

phương châm “ luồn sâu, trụ lại, bung ra tấn công địch” và để bảo vệ căn

cứ, đơn vị phải thực hiện khẩu hiệu “ đi không dâu, nấu không khói, nói không to, ho không lớn”.

Tháng 01/1969, đồng chí Lê Hoàng Nhân ( Sáu Thoàng) làm Quyền Bí thư (01/1969 – 4/1969) thay cho đồng chí Cù Văn Mận được rút

về Tỉnh đội, đến tháng 5/1969 đồng chí Bùi văn Hoành làm Bí thư ( 5/1969 – 12/1970) chủ trương tổ chức 01 đợt học tập trong cán bộ, đảng

Trang 34

viên và cốt cán quần chúng nhận rõ tình hình, đánh giá đúng mặt yếu củađịch là bọn chúng đóng đồn bót có nhiều nhưng lực lượng phân tán, có đồnchỉ có 6-7 tên lính, chúng ta bao vạy tiêu hao lực lượng, tiếp tế khó khăn nênkhông có tinh thần chiến đấu.

Ngày 03/9/1969, Bác Hồ vĩnh viễn ra đi ( sau ngày Bộ Chính trị công

bố chính thức là ngày 02/9/1969), Đảng bộ và nhân dân khắp nơi tronghuyện lập bàn thơ để tang Bác Biến đau thương thành hành động, Đảng bộ

và nhân dân Phụng Hiệp ra sức thi đua vượt qua mọi khó khăn, thách thức,quyết tâm đánh địch đưa phong trào cách mạng trong huyện tiến lên

- Ngày 20/3/1970, một cơ sở của ta trong phòng vệ dân sự ấpThạnh Lợi A, xã Long Thạnh làm noi65 ứng, diệt tên Trưởng ấp và giải tánnhóm phòng vệ dân sự, bao vây bức rút đồn bảo an, ấp Thạnh Lợi hoàn toàngiải phóng

- Ngày 21/4/1970, đại phương quân huyện phối hợp du kích xã Tân PhướcHưng và Hiệp Hưng chặn đánh 01 trung d8oan2 của Sư đoàn 21, có xeM113, máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào khu vực kinh ngang nhiềungày liền, ban ngày đẩy lùi nhiều (25 lượt) đợt tiến công của địch, ban đêmchia thành nhiều mũi nhỏ thọc sâu tập kích địch, làm chết và bị thương hàngtrăm tên, bắn rơi và bị thương 12 máy bay trực thăng, bắn hư 6 xe M113, thu

61 súng và nhiều đồ dùng quân sự các loại

- Ngày 16/6/1970, Tỉnh ủy Cần Thơ đã mở hội nghị mở rộng, cótrên 60 đồng chí trong Tỉnh ủy, Bí thư HU các huyện và cán bộ chủ chốt cácban, ngành tỉnh cùng dự triển khai kế hoạch chống bình định lấn chiếm.Sáng sớm địch bắn pháo dữ dội để dọn đường và dùng trực thăng đổ bộ 01tiểu đoàn địch cách hội nghị khoảng 800m, địch mở 03 mũi tiến công; Độibảo vệ Tỉnh ủy và du kích xã Hiệp Hưng tổ chức đánh địch suốt 6 giờ liền,đến 17 giờ địch rút lui Lực lượng bảo vệ an toàn hội nghị, sau đó hội nghịchuyển sang địa điểm khác

Thực hiện chủ trương hội nghị của Tỉnh ủy ngày 16/6/1970 “ Phải gấp rút củng cố xây dựng lượng từ trên xuống dưới, tập trung xây dựng lượng tại chổ Kiên trì bám trụ, bám địa bànđẩy mạnh phong trào

du kích chiến tranh, xây dựng xã, ấp chiến đấu, kết hợp 03 mũi chống địch bình định lấn chiếm, bẻ gảy từng mũi, đẩy lùi địch từng bước, bảo vệ nhân dân an tâm sản xuất, giành từng người dân với địch”.

- Ngày 19/7/1970, đơn vị H33 cùng du kích xã Thạnh Hòa phụckích đoãn đường Tầm Vu, diệt được tên Đại tá Nguyễn Văn Khương tỉnhtrưởng Phong Dinh, đi dự lễ khánh thành trường học ở Rạch gòi

Tháng 10/1970, địch đưa 02 tiểu đoàn chủ lực đến chiếm giữ Ngã

tư Cây Dương, lực lượng địa phương quân huyện cùng du kích xã HiệpHưng bao vây đánh địch ngày đêm, làm chết và bị thương 65 tên

Trang 35

* Đầu năm 1971, đồng chí Nguyễn An Ninh làm Bí thư ( 1971- 4/1975) thay đồng chí Bùi văn Hoành được rút về tỉnh Sau đó, tháng 6/1971, Huyện ủy mở hội nghị và đề ra nhiệm vụ trước mắt “ Đẩy mạnh tấn công 03 mũi giáp công phá hỏng và phá rã thế kềm kẹp của địch trên một diện rộng trong huyện”

Đầu năm 1971, Tiểu đoàn tây Đô cùng du kích xã Long Thạnhdiệt đồn Hủ Tiếu

Tiếp đến tháng 8/1971, BCT Trung ương Đảng ra Nghị quyết “

Mở cuộc tiến công chiến lước năm 1972 trên các hướng mienm62 Đong Nam bộ, Trị Thiên, tây Nguyên và hình thành cuộc tổng tiến công toàn miền để tiêu diệt địch mở rộng vùng gải phóng”.

Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Cần Thơ đề ra nhiệm

vụ trong thời gian tới “ Bằng 03 mũi giáp công tiến công phá bộ máy kềm kẹp của địch, giải phóng nông thôn, giữ vững và xây dựng chính quyền cách mạng; kiên quyết đánh bại mọi phản kích của địch, bảo vệ vùng giải phóng”

Để thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Huyện ủy ra sức xây dựng lựclượng 03 mũi, chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc tiến công chiến lược năm

1972, Huyện ủy đã giáo dục, phát động trong toàn Đảng bộ và nhân dân

quyết tâm đánh bại chiến lược “ Việt nam hóa chiến tranh”của đế quốc Mỹ.

- Mở đầu trước khi vào chiến dịch, lúc 14 giờ ngày 05/3/1972, nội ứngcủa ta phối hợp du kích xã Long Thạng diệt đồn Vàm khai, diệt 01 trưởngđồn và 05 tên lính khác, số tên còn lại bỏ chạy, ta thu 23 súng và toàn bộquân trang

- Ngày 31/3/1971, diệt đồn Cây Giáo xã Hòa An

- Đêm 6 rạng sáng 07/4/1972, tiểu đoàn tây Đô phối hợp với địaphương quân huyện và du kích xã Phương Bình tiêu diệt yếu khu QuangPhong Tiếp theo đánh chặn nhiều đợt chi viện của địch từ Cần Thơ, PhụngHiệp, Long Mỹ cho Quang Phong Cùng lúc này tiêu diệt đồn Năm Tiểng,Cầu Móng xã Hòa An

- Thừa thắng xông lên du kích các xã bức rút hàng loạt các đồn XẻoSành, Đập Đá (xã Hòa An), Vàm Xáng bộ, Trâm bầu ( Phương Bình), PhủThuật, Vàm xáng Lái Hiếu, miểu trắng ( Hòa Mỹ), kinh lẩm (Hiệp Hưng)

- Để tái chiếm yếu khu Quang Phong, sáng 27/4/1972, địch đưa tiểuđoàn bảo an 405 và 01 trung đội thám báo ở Long Mỹ, từ Vị Thanh lên cànquét, du kích xã phương Bình, Hòa An cùng Tiểu đoàn Tây Đô chặn đánh ởĐồng Gò, tiêu diệt và làm bị thương 85 tên, địch bỏ xác tại trận 30 tên,chúng không dám lấy xác; ta vận động nhân dân chở xác địch ra Kinh Cùng

Trang 36

và vận động nhân dân cùng gia đình binh sĩ đấu tranh với bọn chỉ huy và HồNgọc Cẩn tỉnh trưởng Chương Thiện, đòi ngưng bắn pháo để thi tìm thi hàithân nhân Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, buộc tên Hồ Ngọc Cẩnphải ra lệnh ngưng bắn pháo, máy bay oanh tạc khu vực Đồng Gò, để giađình binh sỉ địch vào tìm xác thân nhân họ Bọn địch ở các đồn bót xungquanh khu vực rất hoang mang.

Trước tình hình đó, du kích các xã mở đợt tấn công tiêu diệt, bức rútđồn bót địch, như: du kch1 xã Long Thạnh tiêu diệt đồn Vàm Khai, đồn ấpPhụng Sơn B, bức rút đồn Long Sơn, Long Trường; du kích xã Thạnh Hòa,Tân Bình, Tân phước Hưng, Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Đại Thành…tiêu diệt,bức rút hàng chục đồn bót địch

Về đấu tranh chính trị cũng diễn ra sôi nổi, tiêu biểu như Chi bộ xãThạnh Hòa lãnh đạo nhân dân chở 02 xác của vợ chồng ông Tiêu Văn Ben

có 02 con là sĩ quan Ngụy bị tên Trung úy Thanh, trưởng đồn Tha la bắnchết kéo ra dinh tỉnh trưởng phong Dinh đòi bồi thường nhân mạng và trừngtrị tên Trung úy Thanh Cuộc đấu tranh vận động được tên Hồ Kim Long –Dân biểu Hạ nghị viện Ngụy và đông đảo nhân dân ủng hộ, có cả 01 đại độibiệt động quân là lính của tên Đại úyTiêu Thanh Sử - con ông Tiêu văn Benyểm trợ phóng viên báo chí tham Cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt, nhiềungày liền, có hơn 500 người tham gia, phóng viên báo chí đăng tin công khai

và hình ành cuộc đấu tranh Dư luận lên án mạnh mẽ, buộc tiên Trương ZềnOai – tỉnh trưởng pong dinh phải thừa nhận và trừng trị bọn ác ôn ở đồn ThaLa

Về công tác xây dựng Đảng, Huyện ủy rất quan tâm công tác chính trị

tư tưởng, xây dựng Chi bộ “4 tốt” theo Nghị quyết 08 của Trung ương Cục

và chủ trương của Tỉnh ủy( nội dung 4 tốt là: Tấn công và xây dựng tốt; Liên hệ với quần chúng tốt; Xây dựng Nghị quyết và thực hiện nghị quyết tốt; Lãnh đạo và xây dựng nội bộ tốt), đưa các Chi bộ ly hương trở về bám

địa bàn lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương Các đồng chí Huyện

ủy viên được phân xuống xã cùng với cấp ủy lãnh đạo xây dựng công tácĐảng, vận đông rút thanh niên về củng cố, xây dựng lực lượng du kích, địaphương quân và công an huyện để đủ sức đánh địch,từng bước giành lại thếchủ động trên chiến trường Năm 1972, phát triển được 143 đảng viên, địaphương quân huyện phát triển khá, các xã có từ 02 tiểu đội đến 02 trung đội

du kích

Tháng 02/1972, Tỉnh ủy quyết định lấy khu vực Bà Bái làm căn cứ cốđịnh, chổ đứng chân của Tỉnh ủy để chỉ đạo phong trào cách mạng của toàntỉnh nên các bộ phận Cơ yêu, điện đài, cơ quan Tình ủy cũng về đây

Tóm lại, từ 1969 đến 1972, địch ra sức đánh phá ác liệt, tiến hành

bình định, tăng cường bắt lính đôn quân xây dựng lại đồn bót lấn chiếm

Trang 37

vùng giải phóng, phong trào cách mạng của huyện nhà gặp nhiều khó khăn,từng lúc, từng nơi bị tổn thất nặng, Chi bộ, du kích xã có nơi chỉ còn 5, 3đồng chí, thậm chí có Chi bộ phải ly hương để bảo tồn lực lượng Nhưng khi

có nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy đánh giá đúng tình và có nhữngchủ trương kịp thời, đúng đắn, Huyện ủy Phụng Hiệp đã tiếp thu và vậndụng sáng tạo, kiên cường bám trụ, bám dâm, phát động phong trào du kíchchiến tranh, đẩy mạnh 03 mũi giáp công tiêu diệt, bao vây bức rút, bức hàng

30 đồn bót địch; đánh 140 trận loại khỏi vòng chiến đấu 2.349 tên địch, đánhsập cầu Phụng Hiệp, cầu Ban Thạch, đấp mô, làm chướng ngại vật trên quốc

lộ 1A, quốc lộ 61…Vùng giải phóng được mở rộng đến năm 1972, có 23/93

ấp được giải phóng, ta tổ chức mở trường học, trạm xá, văn nghệ, đư dân vềsản xuất…

Cùng lúc này, quân dân miền Bắc đã kiện cường 12 ngày đêm đánhbại cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng B52 ( Điện biên phủ trên không)của đế quốc Mỹ ( 18/12 đến 30/12/1972)

Những thắng lợi đó đã góp phần cùng quân, dân miền Nam đánh bạimột bước căn bản chiến lước “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ,buộc địch phải ngồi vào bàn hội nghị Pasri ký Hiệp định chấm dứt chiếntranh xâm lược ở Việt Nam, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam – Việt Nam

5/ Đẩy mạnh tiến công đánh bại âm mưu phá hoại hiệp định Paris, bình định lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của địch, góp phần đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng huyện nhà mùa xuân 1975.

a/ Tình hình và âm mưu, thủ đoạn của địch:

Mặc dù phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược ở ViệtNam, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam – Việt Nam Nhưng với bản chất hiếuchiến Mỹ - Ngụy vẫn tìm mọi cách để phá hoại Hiệp định Paris, tiếp tục thựchiện chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”, cố gắng phản kích đánh phá ácliệt, bình định lấn chiếm, cắm cờ giành dân, lấn đất, để tìm hòng tìm 01 giảipháp chính trị, duy trì chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc mỹ và chínhquyền Ngụy ở miền Nam – Việt Nam

Để thực hiện âm mưu này, tỉnh Cần Thơ được địch xác định là địa bàntrọng điểm của Đồng bằng sông Cữu Long và Phụng hiệp – Long Mỹ đượcđịch tập trung quân đánh phá căn cứ cách mạng, lập đồn bót, giành dân

Trên địa bàn Phụng Hiệp, địch tập trung quân các loại kết hợp vớimáy bay ném bom, pháo bầy đánh phá ác liệt trên các tuyến Lái hiếu ( từ đấtSét đến Ngã Tư Cây Dương), tuyến Búng Tàu và cuối tháng 02/1973, địchtriển khai kế hoạch bình định trọng điểm, đánh phá mạnh vào các xã Hòa

An, Tân Bình, Hòa Mỹ và lấn chiếm các ấp giải phóng của ta Kế hoạch củađịch chia làm 02 bước:

Trang 38

Bước 1: Chúng đưa 03 tiểu đoàn của Sư 21 và 02 tiểu đoàn bảo an củatiểu khu Phong Dinh đánh liên tục vào xã Hòa An, và ấp ấp 4 xã Hòa Mỹ.

Bướ 2: Chuyne63 sang đánh kinh xáng Lái iếu ( Phương Bình) với lựclượng gồm: 5 tiểu đoàn chủ lực của Sư 9, 7 tiểu đoàn bảo an cơ động, 02 chiđội xe M113 hoạt động nhiều tháng liền trên cánh đồng Phương Ninh, XẻoSành và 4 khẩu pháo đặt tại Cầu Xáng yểm trợ

Ngoài 02 khu vực trọng điểm nêu trên, các nơi khác như Kẹnh ngang( Hiệp Hưng), Hòa Mỹ, Long Thạnh, Tân Bình địch đưa bọn bảo an của Chikhu đánh phá liên tục Có lúc quân địch đưa đến 17 tiểu đoàn trên địa bànhuyện Phụng Hiệp và bắn từ 1.000 đến 2.000 quả pháo vào xã Hòa An,Phương Bình

Từ tháng 10/1973 đến đầu năm 1974, địch tiếp tục đưa 01 lực lượnglớn đánh vào địa bàn Phụng Hiệp, thành lập các phân chi khu ở thị tứ KinhCùng, Ban Thạch, Cầu Trắng lớn ( Long Thạnh), Búng Tàu ( Tân PhướcHưng), nhà Thờ Đức Bà ( Phương Phú), đầu năm 1974, chúng lập khu nôngtrang ở cánh đồng Chà Chốt ( Hiệp Hưng), ấp Cái Côn, Mang Cá xã ĐạiThành; bọn chúng lập lại 21 đồn bót và đóng nhiều đồn mới, lên tới 121 đồn,lấn chiếm 03 ấp giải phóng với hơn 2.500 dân, đưa tổng số ấp kềm lên 47 ấpvới 70.000 dân

b/ Chủ trương và kết quả đấu tranh của ta:

Trước tình hình địch phá hoại Hiệp định ngày càng nghiêm trọng,Thường vụ trung ương Cục ra Chỉ thị số 02 và Nghị quyết của Khu ủy(02/02/1973) Ngày 20/02/1973 Tỉnh ủy triệu tập hội nghị mở rộng quántriệt tình hình ( từ tháng 02/1972 đến 02/1973) và đề ra nhiệm vụ 6 tháng

đầu năm 1973, là: “ Ra sức phát huy thắng lợi, nhanh chóng phát động phong trào đấu tranh rộng khắp, xoay quanh mục tiêu dân chủ, quyền lợi thiết thực của nhân dna6, hình thành một cao trào đấu tranh, tiếp tục mở lõm, mở mãng giải phóng giành quyền làm chủ Tại các vùng nông thôn giải phong1tiep61 tục phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh cho phù hợp với tình hình mới đủ sức làm hậu thuẩn cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, ra sức xây dựng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về mọi mặt, giữ vững thành quả cách mạng Xây dựng chính quyền, các đoàn thể, đẩy mạnh công tác binh vận thành phong trào quần chúng vận động làm tan rã suy sụp Ngụy quân, Ngụy quyền, nhất là cơ sở, khẩn trương xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhanh chóng làm thay đổi tương quan lực lượng tà – địch, có lợi cho ta, làm thất bại âm mưu lấm chiếm, phá hoại hiệp định của địch, hòng gây lại chiến tranh ở Việt Nam”.

Hôi nghị chủ trương phải nhanh chóng chuyển thế, chuyển lực, tiếnlên giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, nhất là vùng kềm mơi, đông

Trang 39

dân cư Khẩn trương xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận, củng

cố Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, Xã đội và Ban cỉ huy binh vận các cấp

Quán triệt Nghị quyết của Trung ương, của Khu ủy và của Tỉnh ủy;Huyện ủy tổ chức triển khai quán triệt và lãnh đạo uyết tâm đánh địch,chóng tư tưởng ảo tưởng hòa bình, chỉ đạo 03 mũi giáp công, đánh đồn kếthợp với bao vây đánh can viện, đánh hiểm, đánh đau tiêu diệt, bức rút, chủđộng giáng cho địch nhựng thiệt hại nặng nề, làm cho địch hoang mang, tan

rã từng mãng, đánh bại kế hoạch bình định, lấm chiếm của địch, góp phần

giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Do tính chất đặc thu của huyện Phụng Hiệp nên trên địa bàn huyệnthời gian này luôn có mặt của lực lượng chủ lực của khu, của tỉnh( Trungđoàn 1, Trung đoàn 10, Tiểu đoàn Tây Đô 3) đứng chân hoạt động hỗ trợđắc lực cho phong trào đấu tranh của huyện nhà

Để trừng trị bọn Ngụy phá hiệp định, bình dịnh lấn chiếm, Huyện ủylãnh đạo lực lượng vũ trang của ta phối hợp chặt chẻ với công tác binh vậnchủ động tấn công địch, làm đòn xeo cho công tác đấu tranh chính trị, vậnđộng nhân dân trở về quê cũ sản xuất, sinh sống

- Đầu năm 1973, địa phương quân huyện đánh thiệt hại nặng 01 đạiđội bảo an chi khu phụng Hiệp; du kích long Thạnh phối hợp binh vận diệtđồn Cầu Trắng lớn Du kích xã Hòa Mỹ bao vây bức rút 05 đồn, chặn đánhbọn chi viện, diệt và làm bị thương 01 trung đội, nhân dân vô cùng phấnkhởi san bằng đồn địch, tổ chức xây dựng ấp, xã chiến đấu Tháng 4/1973,địch hành quân càn quét từ La Bách ra thị tứ Kinh Cùng, đã có hơn 300 quầnchúng trực tiếp đấu tranh và tranh thủ binh lính thi hành hiệp định không bắnphá, cướp giựt tài sản nhân dân

- Tháng 10/1973, địa phương quân huyện kết hợp với 01 tiểu đoànchủ lực của khu đánh tiêu diệt tiểu đoàn 429 bảo an, lấn chiếm giữa kênhLong Sơn, xã Long Thạnh, địch bỏ xác tại trân gần 100 tên, ta vận động giađình binh sĩ ngụy vào lấy thây suốt 05 ngày mới hết Vợ con binh lính kêukhóc đòi bọn chỉ huy bồi thường tính mạng, nhân dân ủng hộ, làm tinh thầnbọn địch thêm hổn loạn

Tóm lại, trong năm 1973, phông trào du kích chiến tranh tiếp tục pháttriển mạnh, đẩy mạnh 3 mũi giáp công tấn cong tiêu hao nhiều sinh lực địch,trừng trị bọn ác ôn, ngoan cố, diệt và bức rút nhiều đồn bót địch, làm chohàng ngũ địch phân hóa, hoang mang, tinh thần sa sút rõ

Bước sang năm 1974, đảng bộ, quân và dân Phụng Hiệp khấn khởitiếp thu Nghị quyết 21 của Trung ương, Nghị quyết 12 của Trung ương Cục,Nghị quyết của Khu ủy và Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ 02 năm

1974 -1975 của đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh “ Nắm vững tư tưởng tiến công và phương pháp bạo lực cách mạng, tập trung nổ lực vượt bậc của

Trang 40

Đảng bộ, đẩy mạnh phong trào 3 mũi, kết hợp với pháp lý Hiệp định Paris, kiên quyết tấn công địch từng bước, tiến lên đánh bại âm mưu bình định lấn chiếm của địch, trước mắt đánh bại kế hoạch mùa khô của địch”.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy Phụng Hiệp ra Nghị

quyết đánh bình định năm 1974 là “ Tập trung mọi nổ lực bẻ gảy kế hoạch bình định của địch trong giai đoạn mới, xoay quanh các yêu cầu then chốt: giành dân, giành đất, giành quyền làm chủ, giành giữ lúa, mở lõm, chuyển vùng giải phóng ấp, xã, vận động quần chúng trở về quê cũ”

Trước tình hình địch phá hoại Hiệp định ngày càng nghiêm trọng,Thường vụ trung ương Cục ra Chỉ thị số 02 và Nghị quyết của Khu ủy(02/02/1973) Ngày 20/02/1973 Tỉnh ủy triệu tập hội nghị mở rộng quántriệt tình hình ( từ tháng 02/1972 đến 02/1973) và đề ra nhiệm vụ 6 tháng

đầu năm 1973, là: “ Ra sức phát huy thắng lợi, nhanh chóng phát động phong trào đấu tranh rộng khắp, xoay quanh mục tiêu dân chủ, quyền lợi thiết thực của nhân dna6, hình thành một cao trào đấu tranh, tiếp tục mở lõm, mở mãng giải phóng giành quyền làm chủ Tại các vùng nông thôn giải phong1tiep61 tục phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh cho phù hợp với tình hình mới đủ sức làm hậu thuẩn cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, ra sức xây dựng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về mọi mặt, giữ vững thành quả cách mạng Xây dựng chính quyền, các đoàn thể, đẩy mạnh công tác binh vận thành phong trào quần chúng vận động làm tan rã suy sụp Ngụy quân, Ngụy quyền, nhất là cơ sở, khẩn trương xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhanh chóng làm thay đổi tương quan lực lượng tà – địch, có lợi cho ta, làm thất bại âm mưu lấm chiếm, phá hoại hiệp định của địch, hòng gây lại chiến tranh ở Việt Nam”.

Hôi nghị chủ trương phải nhanh chóng chuyển thế, chuyển lực, tiếnlên giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, nhất là vùng kềm mơi, đôngdân cư Khẩn trương xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận, củng

cố Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, Xã đội và Ban cỉ huy binh vận các cấp

Quán triệt Nghị quyết của Trung ương, của Khu ủy và của Tỉnh ủy;Huyện ủy tổ chức triển khai quán triệt và lãnh đạo uyết tâm đánh địch,chóng tư tưởng ảo tưởng hòa bình, chỉ đạo 03 mũi giáp công, đánh đồn kếthợp với bao vây đánh can viện, đánh hiểm, đánh đau tiêu diệt, bức rút, chủđộng giáng cho địch nhựng thiệt hại nặng nề, làm cho địch hoang mang, tan

rã từng mãng, đánh bại kế hoạch bình định, lấm chiếm của địch, góp phần

giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Do tính chất đặc thu của huyện Phụng Hiệp nên trên địa bàn huyệnthời gian này luôn có mặt của lực lượng chủ lực của khu, của tình đứng chân

Ngày đăng: 25/03/2018, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w