Xuất phát từ lý luận nêu trên và thực tiễn các đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên thường áp dụng tập quán về HN&GĐ để điều chỉnh và giải quyết các vụ việc về HN&GĐ mà không áp dụn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN CỪ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn khoa học Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Văn Cừ, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoa Pháp luật dân sự- Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua
Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện luận văn này nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP QUÁN VÀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 7
1.1 Khái quát chung về tập quán 7
1.1.1 Khái niệm tập quán 7
1.1.2 Khái niệm tập quán về hôn nhân quán và gia đình 8
1.1.3 Đặc điểm tập quán về hôn nhân và gia đình 10
1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật, áp dụng tập quán và áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình 12
1.2.1 Khái niệm áp dụng pháp luật 12
1.2.2 Khái niệm áp dụng tập quán 13
1.2.3 Khái niệm áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình 14
1.2.4 Nguyên tắc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình 15
1.2.5 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo quy định của một số quốc gia trên thế giới 22
1.3 Nội dung Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình 26
Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 30
Trang 52.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cƣ, điều
kiện kinh tế - văn hóa xã hội 30
2.1.1.Điều kiện tự nhiên 30
2.1.2 Dân số và sự phân bố dân cư 30
2.1.3 Về tình hình kinh tế 31
2.1.4 Văn hóa - xã hội 32
2.1.5 Tác động của điều kiện phát triển kinh tế ảnh hưởng đến tập quán ở Thái Nguyên 33
2.2 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo pháp luật hiện hành tại Thái Nguyên 33
2.2.1 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong việc Kết hôn 33
2.2.1.1 Về tuổi kết hôn 34
2.2.1.2 Về sự tự nguyện kết hôn 35
2.2.1.3 Các hành vi cấm 39
2.2.1.4 Đăng ký kết hôn 42
2.2.2 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong quan hệ vợ và chồng 47
2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về nhân thân 47
2.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về tài sản 50
2.2.2.3 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong quan hệ giữa cha mẹ và con 52
2.2.2.4 Áp dụng tập quán về ly hôn 53
2.3 Tình hình áp dụng pháp luật và tập quán về hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên 57
2.3.1 Nhận xét chung 57
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 59
2.3.3 Nguyên nhân 62
Trang 62.4 Một số kiến nghị bảo đảm hiệu quả cao trong áp dụng tập quán về
hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái nguyên 64
2.4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật để áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình 64
2.4.1.1 Sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình 64
2.4.1.2 Dự kiến xây dựng danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại Thái Nguyên 66
2.4.2 Thực hiện pháp luật và hoàn thiện các tập quán về hôn nhân và gia đình tốt đẹp tại Thái Nguyên 66
2.4.2.1 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là một giải pháp quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật 66
2.4.2.2 Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số 68 2.4.2.3 Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các Ban, nghành, Ủy ban nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng tập quán 69
2.4.2.4 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 76
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, trong đó có 4 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao); 180 xã, phường, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên hơn 3.541 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người với 46 dân tộc, trong đó có 8 dân tộc chiếm số đông là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 27% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi, vùng cao là: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ…
và họ ít có cơ hội giao lưu văn hóa, kinh tế với thế giới bên ngoài Ảnh hưởng của vị trí, địa lý nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, giao lưu thương mại Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là tổ chức sản xuất, tiêu thụ khép kín trong địa phương và gia đình là chính Trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số họ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống và ràng buộc trách nhiệm với nhau bằng các tập quán truyền thống, đặc biệt là các tập quán về HN&GĐ vốn có tính bền vững, đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của người dân nhiều đời nay Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán đa dạng, phong phú Nhà nước và xã hội tôn trọng những tập quán tốt đẹp và áp dụng trong quan hệ HN&GĐ Thái Nguyên là một địa phương, có rất nhiều dân tộc sinh sống với nhiều tập quán tốt đẹp thể hiện từng bản sắc riêng của mỗi dân tộc, góp phần xây dựng hạnh phúc hôn nhân, gia đình và xã hội Bên cạnh đó, có những tập quán lạc hậu gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc bản thân, sự ấm
no phồn thịnh của gia đình và sự phát triển của cộng đồng xã hội như: tảo hôn, phân biệt đối xử giữa các con, hay các hủ tục cướp dâu, thách cưới, mê tín dị đoan, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ… Những tập quán này là rào
Trang 9cản lớn trong việc thực thi các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ Việt Nam được quy định tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014
Trong điều kiện kinh tế - xã hội, ngày một phát triển thì hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với tình hình thực tế Tuy nhiên, một số quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán Cơ sở pháp lý và thực tiễn để xây dựng danh mục tập quán về HN&GĐ áp dụng tại địa phương Khoản 1 Điều 7
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “1 Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”
Xuất phát từ lý luận nêu trên và thực tiễn các đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên thường áp dụng tập quán về HN&GĐ để điều chỉnh và giải quyết các vụ việc về HN&GĐ mà không áp dụng quy định của pháp luật, điều
đó gây nhiều khó khăn trong quá trình thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 Nên
tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên” để làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, khoa học pháp lý ở nước ta có một số công trình khoa học nghiên cứu trên khía cạnh lý luận chung về áp dụng Luật HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hay mối quan hệ giữa pháp luật, phong tục, tập quán Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể đi sâu vào việc áp dụng tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực HN&GĐ vẫn là một vấn đề tương đối mới mẻ, chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu đăng trên tạp chí,
in thành sách hoặc tổ chức các hội thảo, luận văn, khóa luận… cụ thể:
Trang 10- Sách: Tác giả Bùi Xuân Đính (1985) với “lệ làng phép nước”; tác giả Phạm Trọng Cường (2003) “Hỏi đáp về pháp luật HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số’’
- Bài viết dự thi: Tác giả Giàng Seo Gà với tác phẩm “Tục cưới hỏi của vùng người Hmông ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai”, tác giả Năm Quýt với tác phẩm “Văn hóa hôn nhân hiện đại” đồng giải nhì cuộc thi “Viết về phong tục cưới hỏi các vùng miền Việt Nam”, Do Cục Văn hóa cơ sở và mạng cưới hỏi
- Duy Kiên có bài viết, “ Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân
và gia đình và việc áp dụng phong tục, tập quán”, Tạp chí Tòa án, số
- Khóa luận tốt nghiệp của Đèo Thị Lan Hương (2012) với đề tài“áp dụng phong tục, tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở một số tỉnh miền núi phía Bắc”
- Khóa luận tốt nghiệp của Lò Thị Thu Hoa (2012) với đề tài “Một số vấn đề về áp dụng Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Tỉnh Sơn La”
Trang 11Nhìn chung các đề tài nghiên cứu, các bài viết đã được công bố chủ yếu
đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục, tập quán hoặc nghiên cứu việc áp dụng tập quán trong quan hệ HN&GĐ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc , mà chưa có đề tài nghiên cứu về việc áp dụng tập quán về HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích
Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các tập quán tốt đẹp, mang bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên được đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng vào thực tế cuộc sống, trong quan hệ HN&GĐ về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn
Luận văn đánh giá những tập quán, hủ tục lạc hậu, trái với thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam và trái với quy định của pháp luật HN&GĐ Từ
đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần xây dựng danh mục các tập quán tốt đẹp
được áp dụng tại Thái Nguyên
Bên cạnh đó, luận văn đưa một số kiến nghị để đồng bào dân tộc thiểu
số áp dụng những tập quán tốt đẹp và kiên quyết xóa bỏ những tập quán lạc hậu; giúp đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đúng các quy định của Luật HN&GĐ, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc Tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực HN&GĐ
3.2 Nhiệm vụ
- Luận văn nghiên cứu quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ Ngoài ra, đối chiếu quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số
Trang 12- Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu các tập quán truyền thống, mang bản sắc dân tộc, không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ và không vi phạm các điều cấm của Luật HN&GĐ Nêu và phân tích về các hủ tục lạc hậu, gây cản trở việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc Từ đó, kiến nghị các tập quán nào được khuyến khích áp dụng và những hủ tục nào trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội cần phải xóa bỏ
- Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đưa ra nhận xét và đánh giá thực trạng áp dụng tập quán về HN&GĐ tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Là những tập quán, hủ tục, luật tục được đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên áp dụng trong quan hệ HN&GĐ như: việc kết hôn, quan hệ giữa
vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập quán, việc kết hôn, quan hệ giữa vợ
và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn
Thực tiễn áp dụng tập quán về HN&GĐ của một số đồng bào dân tộc thiểu số như: Dao, Sán Dìu, Hmông, Tày, Nùng, Thái, Hoa từ đó nhận định khái quát chung về áp dụng tập quán về HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu
số tại tỉnh Thái Nguyên
Kiến nghị một số giải pháp nhằm áp dụng tập quán về HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên đạt hiệu quả
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ,
Trang 13luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp
5 Điểm mới của luận văn
Đề tài là một công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về tập quán về HN&GĐ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
Luận văn khắc họa một số vấn đề lý luận cơ bản về tập quán về HN&GĐ dưới góc độ pháp lý, đồng thời đánh giá, phân loại tập quán tốt đẹp thể hiện
rõ bản sắc dân tộc cần được giữ gìn và phát huy; đồng thời chỉ ra các tập quán lạc hậu trái thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, trái với quy định của Luật HN&GĐ
Kết quả nghiên cứu của luận văn khi công bố có thể được sử dụng mang tính chất tham khảo trong quá trình ban hành văn bản dưới luật về quy định, hướng dẫn áp dụng tập quán về HN&GĐ và xây dựng danh mục các tập quán
về HN&GĐ áp dụng tại Thái Nguyên trong thời gian tới
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung về tập quán và áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Chương 2 Thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên và một số kiến nghị
Trang 14Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP QUÁN VÀ ÁP DỤNG
TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1 Khái quát chung về tập quán
1.1.1 Khái niệm tập quán
Bản sắc, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc không bỗng nhiên mà
có tất cả đều được hình thành, đào thải, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và trải qua nhiều năm tháng mới hình thành, phát triển và có giá trị Hiện nay, có nhiều định nghĩa về tập quán như
theo từ điển Tiếng Việt, tập quán được định nghĩa là “Thói quen hình thành
đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo” [39, tr.1014]
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ, định nghĩa tập quán
như sau:“Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng (điểm b, c, d tiểu
mục 2.7, mục 2, phần II)
Có tác giả định nghĩa: “Tập quán là những quy tắc xử sự, được hình thành trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận là những quy tắc xử sự chung” [16, tr.5]
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận là những quy tắc xử sự chung được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện
Tập quán xã hội mang tính phổ biến, ràng buộc chung đối với nhiều
người và chi phối tới lối sống cũng như các hoạt động xã hội của từng cá nhân [28, tr 27]
Trang 15Giống như khái niệm tập quán, khái niệm phong tục hiện nay cũng có
nhiều định nghĩa khác nhau
Theo Từ điển Tiếng việt phổ thông, phong tục được định nghĩa:
“Phong tục là thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống, xã hội, được mọi
người công nhận và làm theo.”[40, tr.714]
Có tác giả định nghĩa về phong tục như sau:
“Phong tục là thói quen đã thành nếp, hình thành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, có tính ổn định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc thừa nhận và tuân theo một cách tự giác” [16, tr.5]
Từ các cách hiểu về phong tục, tập quán nêu trên chúng ta có thể nhận thấy phong tục chỉ là thói quen, tục lệ được hình thành một cách tự nhiên, có tính ổn định và được truyền từ đời này sang đời khác được mọi người công nhận và làm theo Nó không có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người, nếu có
ai đó không tuân theo cũng không bị chế tài nào xử phạt Ví dụ: Người Việt Nam có phong tục cô dâu về nhà chồng, sẽ rót nước mời bố mẹ chồng và các bậc cao tuổi trong gia đình nhà chồng Nó là thói quen đã thành nề nếp, được hình thành từ lâu nhưng không có tính bắt buộc tất cả các cô dâu khi về nhà chồng đều phải thực hiện phong tục này
Tập quán là quy tắc xử sự chung, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc trở thành quy tắc xử
sự chung và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng Được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện Tập quán được nâng lên thành tập quán pháp và trở thành nguồn của pháp luật
1.1.2 Khái niệm tập quán về hôn nhân quán và gia đình
Trong ba đạo luật trước đó là Luật HN&GĐ năm 1959; 1986; 2000 chưa
có một điều khoản nào giải thích thuật ngữ tập quán về HN&GĐ Dưới góc độ
Trang 16nghiên cứu khoa học, có tác giả đưa ra định nghĩa tập quán về HN&GĐ như
sau: “Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sự chung của nhiều dân tộc, địa phương về kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình [16, tr.5]
Luật HN&GĐ năm 1959 thừa nhận việc áp dụng phong tục, tập quán
về HN&GĐ (Điều 9) Lời nói đầu của Luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục kế thừa và khẳng định việc giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ Luật HN&GĐ năm 2000 quy định những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật HN&GĐ thì được tôn trọng và phát huy Ba đạo Luật trên chưa đưa ra giải thích thuật ngữ tập quán về HN&GĐ, trong trường hợp nào thì áp dụng phong tục, tập quán Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập gây khó khăn cho Tòa án khi xét xử các vụ việc về HN&GĐ trong trường hợp pháp luật không có quy định, phải áp dụng tập quán để giải quyết Khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã giải thích thuật ngữ tập quán về
HN&GĐ: “Tập quán về HN&GĐ là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HN&GĐ, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng” [36]
Thuật ngữ tập quán về HN&GĐ được Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích rõ, giúp chúng ta dễ nhận biết trong trường hợp nào tập quán được coi là tập quán về HN&GĐ Nhưng theo tác giả, khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ năm
2014 chưa làm rõ nội dung để trở thành tập quán về HN&GĐ được áp dụng thì những quy tắc xử sự đó phải được hình thành trong chính đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số và được Nhà nước thừa nhận,
đảm bảo thi hành có tính bắt buộc, để mọi người thực hiện
Trang 17Từ nhiều cách hiểu về khái niệm tập quán và thuật ngữ tập quán về HN&GĐ mà Luật HN&GĐ 2014 giải thích, chúng ta có thể định nghĩa tập
quán về HN&GĐ như sau: “Tập quán về HN&GĐ là những quy tắc xử sự trong xã hội, được hình thành trong đời sống được các chủ thể và Nhà nước thừa nhận, trở thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc và có tính chất pháp lý về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ nuôi con nuôi và các quan hệ khác trong lĩnh vực HN&GĐ.”
1.1.3 Đặc điểm tập quán về hôn nhân và gia đình
- Là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được Nhà nước thừa nhận, để điều chỉnh các quan hệ xã hội về HN&GĐ mà pháp luật không có quy định hoặc các bên không có thỏa thuận
Trong bất cứ xã hội nào, để xã hội tồn tại và phát triển thì các quan hệ
xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội nói chung và trong quan hệ HN&GĐ nói riêng phải tuân theo các quy tắc chung nhất định Khi
có sự việc hay tranh chấp xảy ra mà pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán để giải quyết
- Có nội dung phong phú, đa dạng điều chỉnh hầu hết các vấn đề về HN&GĐ nhưng vẫn mang nặng tính cục bộ, địa phương
Tập quán được hình thành từ chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của một cộng đồng nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội của địa phương thể hiện nếp sống, nếp sinh hoạt, quan niệm về một vấn đề
của từng cộng đồng dân tộc,“mỗi cộng đồng đều có những lợi ích riêng, xuất phát từ những hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế, môi trường văn hóa mang tính đặc thù” [28, tr.79]
Mỗi một đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán riêng phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, nét văn hóa của từng dân tộc Tập quán của dân tộc nào thì áp
Trang 18dụng cho dân tộc đó và đôi khi có sự khác biệt do tác động của điều kiện tự nhiên Chẳng hạn, người dân tộc Thái có tục ở rể sau khi kết hôn Đối với người Hmông, sau khi kết hôn, vợ chồng có thể ở nhà chồng hoặc nhà vợ Hay người Tày có luật tục “thách cưới” cao mang tính chất gả bán, nhà trai không đủ tiền chuẩn bị sính lễ thì đám cưới sẽ không diễn ra hoặc chú rể phải
ở rể bên nhà gái một thời gian sau khi kết hôn; nhưng đối với người Sán Dìu thì việc “thách cưới” chỉ là nghi lễ mang ý nghĩa hình thức
- Tính tự giác, tự nguyện thực hiện tập quán về HN&GĐ rất cao
Tập quán là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận, nó trở thành chuẩn mực để mọi người tự giác noi theo Tập quán chỉ là những quy tắc chung quy định về những vấn đề cụ thể không mang tính cưỡng chế, bắt buộc không kèm theo chế tài xử phạt như quy định của pháp luật hiện hành Nhưng được tất cả mọi người tự giác thực hiện theo Bởi tâm niệm của họ, nếu thực hiện trái với tập quán địa phương là làm trái với thần linh, tổ tiên của mình Hơn nữa, tập quán về HN&GĐ là những nghi thức, lễ nghi, quy định xuất phát từ đời sống sinh hoạt của chính
họ nên họ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện theo Trong khi đó pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu và định hướng cụ thể Những quy tắc xử sự này có nhiều câu chữ, nhiều điều
khoản, dẫn đến người dân khó hiểu, khó nhớ, khó áp dụng Bởi“luật pháp chỉ tồn tại dưới dạng văn bản, người dân phải học, phải đọc mới nhớ, do vậy với
xã hội chưa có chữ viết hay có chữ viết mà người dân mù chữ, nhưng luật pháp vẫn là cái gì đó “bên ngoài con người”, khi cần thì mới quan tâm tới nó” [42, tr.416]
- Tập quán về HN&GĐ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với pháp luật Pháp luật có ba nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Tập quán cũng là một bộ phận hình thành nên pháp
Trang 19luật, nên giữa pháp luật và tập quán có mối quan hệ mật thiết với nhau Pháp luật ghi nhận, bảo vệ, phát triển những tập quán tốt đẹp, tiến bộ và phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán tốt đẹp của địa phương để giải quyết tranh chấp phát sinh Việc áp dụng tập quán địa phương trong trường hợp này là thấu tình, đạt lý, lấp được thiếu sót và chỗ hổng của pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích cho công dân Việc nghiên cứu, tìm hiểu tập quán chính là cơ sở, tiền đề để chúng ta xây dựng các văn bản luật theo hướng khuyến khích các phong tục, tập quán tốt đẹp [16, tr.7]; còn những tập quán lạc hậu không phù hợp với nếp sống mới, trái thuần phong mỹ tục, trái với nguyên tắc của luật thì cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng
1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật, áp dụng tập quán và áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
1.2.1 Khái niệm áp dụng pháp luật
Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là hình thức, phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội Sự điều chỉnh bằng pháp luật trên thực tế được thực hiện bằng chính hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức cơ bản của thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể
Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội thì áp dụng pháp luật được hiểu là: “Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy
Trang 20định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những
quan hệ pháp luật cụ thể.” [38, tr.186]
Theo Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội về “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của chủ nhiệm đề tài là TS Nguyễn Thị Hồi cho rằng: “Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành
vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” [19, tr.12]
Theo cuốn tài liệu Học tập và nghiên cứu môn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (tập 1) của Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật được thực hiện hiệu quả trong đời sống
xã hội.” [20, tr.245]
Như vậy, thực tế có nhiều tác giả với nhiều quan điểm, cách tiếp cận và biểu đạt khác nhau về áp dụng pháp luật Tuy nhiên, đa số họ đều thống nhất coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, có sự can thiệp của Nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật, được đưa vào thực hiện hiệu quả trong đời sống xã hội
1.2.2 Khái niệm áp dụng tập quán
Tập quán được hình thành một cách tự nhiên, truyền từ đời này qua đời khác, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa tộc người, mang tính đặc thù từng vùng, địa phương khác nhau Tập quán mang tính phổ biến, ràng buộc chung đối với nhiều người chi phối từng hoạt động của các cá nhân và được mọi người thừa nhận và tuân theo
Trang 21Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về áp dụng tập quán Có
tác giả định nghĩa chung chung về áp dụng tập quán: “Áp dụng tập quán thực chất là việc áp dụng các qui tắc xử sự hình thành từ tập quán và là một phần
của áp dụng pháp luật” [41]
Có tác giả lại cho rằng: “Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó (như việc áp dụng các đơn vị đo lường giạ lúa; chục ở miền Nam; chia thịt thú rừng ở các vùng dân tộc )” [26]
Từ các cách hiểu trên chúng ta có thể hiểu như sau: “Áp dụng tập quán
là sử dụng những quy tắc xử sự chung được hình thành trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân tộc, địa phương được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.”
1.2.3 Khái niệm áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Để các tập quán tốt đẹp về HN&GĐ được áp dụng vào thực tiễn, điều chỉnh các mối quan hệ HN&GĐ thì cần đưa tập quán vào áp dụng thực tiễn Tập quán được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, khi pháp luật không
có quy định, các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng tập quán để giải quyết Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào giải thích cho thuật ngữ về áp dụng tập quán, áp dụng tập quán về HN&GĐ Từ những cách hiểu về áp dụng tập quán nêu trên, chúng ta có thể rút ra được khái niệm về áp dụng tập quán
về HN&GĐ:“Áp dụng tập quán về HN&GĐ là sử dụng những quy tắc sự xử chung được hình thành trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân tộc, địa phương, vùng, miền, cộng động được nhà nước thừa nhận về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ nuôi con nuôi và các quan hệ khác trong lĩnh vực HN&GĐ”
Trang 221.2.4 Nguyên tắc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Nguyên tắc áp dụng tập quán về HN&GĐ được quy định tại Điều 2 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Thứ nhất: Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HN&GĐ, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng
Tập quán được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ phải là tập quán tốt đẹp, phù hợp với đời sống xã hội tại địa phương được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được cộng đồng dân cư thừa nhận rộng rãi, áp dụng trong thực tế Chẳng hạn, như tập quán vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú của người Hmông sau khi kết hôn, vợ chồng có thể ở cùng nhà chồng hoặc ở nhà vợ Tập quán này đã đảm bảo quyền tự do cư trú của vợ chồng phù hợp với quy định của Luật HN&GĐ Hay tập quán cô dâu trước khi về nhà chồng phải biết thiêu thùa, đan lát và làm nương rẫy Tập quán về HN&GĐ chỉ có giá trị áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan, nếu tập quán đó là quy tắc xử sự đã được hình thành từ lâu và được cả cộng đồng thừa nhận Theo tập quán của người Thái sau khi kết hôn, chú rể phải ở rể ở nhà cô dâu 3 năm, trong thời gian này chú rể tham gia lao động, sản xuất chung với gia đình Nếu phát sinh tranh chấp, Tòa án tôn trọng tập quán ở rể của người Thái Vấn đề chia tài sản áp dụng quy định
về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình tại thời điểm có tranh chấp để giải quyết
Thứ hai: Tập quán được áp dụng trong trường hợp pháp luật không có
quy định, các bên không có thỏa thuận và nội dung của tập quán không trái
với các nguyên tắc cơ bản và không vi phạm điều cấm của Luật HN&GĐ
Trang 23Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội
đó, nhưng trong thực tế có những quan hệ xã hội phát sinh nhưng Nhà nước chưa ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoặc có những quan hệ
xã hội mà Nhà nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các tập quán Vì vậy, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội của Nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa nhận, bảo đảm thực hiện, tập quán đó trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung Vấn đề này được Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này” [35]
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng Nguyên tắc này đảm bảo cho quan hệ hôn nhân ổn định, lâu dài và bền vững Ví dụ: Theo tập quán của người Sán Dìu thì hôn nhân được thừa nhận
là hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng hạn chế việc ly hôn Nếu vợ chồng phát sinh mâu thuẫn thì người chồng chịu trách nhiệm giải quyết các mẫu thuẫn, xích mích đó, nếu không tự giải quyết được có thể nhờ sự giúp
đỡ của cha mẹ hai bên hoặc người có chức sắc, uy tín trong thôn (bản) Đây
là tập quán tốt đẹp, phù hợp với nguyên tắc của Luật cần được gìn giữ và phát huy Bên cạnh đó, tập quán hôn nhân của người Sán Dìu, người Hmông cho phép người chồng có thể lấy vợ lẽ, trong trường hợp người vợ cả không sinh được con hoặc sinh con một bề, đây là tập quán lạc hậu, phân biệt đối
xử về giới, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quyền
và nghĩa vụ giữa vợ chồng nên cần vận động xóa bỏ Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng người Tày còn có quy định nếu người vợ tự ý
Trang 24bỏ chồng thì phải hoàn trả toàn bộ lễ vật mà nhà chồng đã chi phí cho đám cưới và lấy lại tờ “lộc mệnh” của mình Nếu người chồng chủ động ly hôn, thì tài sản sẽ chia đôi và đền bù một số tiền gọi là tiền “dào nả” (rửa mặt cho nhà gái), người vợ được mang theo toàn bộ đồ đạc, của hồi môn cũ, con trai theo bố, con gái theo mẹ, nếu con còn nhỏ giao người mẹ nuôi Tập quán này chưa đảm bảo được quyền, lợi ích của người vợ; hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn của người phụ nữ nên cần vận động xóa bỏ
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
Trước đây, một số đồng bào dân tộc thiểu số duy trì tập quán cấm kết hôn giữa những người khác dân tộc; kết hôn với người nước ngoài, hiện nay tập quán này đã được xóa bỏ Đồng bào dân tộc có quyền được kết hôn với người khác dân tộc, nhưng trong nghi thức cưới hỏi thì vẫn áp dụng tập quán riêng của từng dân tộc
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, người đứng đầu thôn (bản) trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ chồng, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình Tại Thái Nguyên, tình trạng bạo lực gia đình, mâu thuẫn giữa các anh chị em trong gia đình, vi phạm quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con ít xẩy ra Đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con trai được đầu tư học tập, con gái thì việc học chỉ dừng lại ở mức độ phổ cập giáo dục, về nhà cửa,
Trang 25ruộng vườn, trâu bò, tiền mặt, bố mẹ chỉ cho con trai và chỉ con trai mới được quyền thừa kế Con gái được nhận trâu hoặc bò, tiền mặt làm của hồi môn khi
đi lấy chồng nếu tập quán có quy định Cụ thể: Theo tập quán của người Sán Dìu thì chỉ có con trai mới được thừa kế tài sản và phân chia ruộng đất, con gái thì không có quyền thừa kế Đây là tập quán lạc hậu không đúng quy định của pháp luật Dân sự và HN&GĐ cần vận động xóa bỏ
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về HN&GĐ; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật là những đối tượng đặc biệt trong xã hội được xã hội, gia đình quan tâm và giúp đỡ về mọi mặt trong cuộc sống Đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, trẻ em, người già, người khuyết tật luôn được yêu thương, quan tâm và chia sẻ
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, tạo hóa chỉ trao cho người phụ nữ mà không trao cho đàn ông, người phụ nữ được đảm bảo quyền mang thai và sinh con theo cách tự nhiên Nhà nước đảm bảo quyền làm mẹ cho người phụ nữ trong trường hợp người phụ nữ không thể mang thai theo cách tự nhiên thì sẽ mang thai và sinh con bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nếu trong trường hợp người phụ nữ không thể mang thai, sinh con theo phương pháp khoa học thì họ được bảo đảm thiên chức làm mẹ bằng việc nhận nuôi con nuôi hoặc nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, việc sinh đẻ của người phụ nữ là việc quan trọng, được mọi người trong gia đình quan tâm và giúp đỡ Bởi người phụ nữ là người duy trì nòi giống, sinh ra những đứa con khỏe mạnh - là nguồn lực lao động chính của gia đình Cụ thể: Theo tập quán, phụ nữ Tày khi có thai vẫn đi
Trang 26làm bình thường nhưng kiêng làm những việc nặng dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi Người mẹ tương lai phải luôn luôn vui vẻ, ăn nói dịu dàng, tránh xích mích và tránh nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng Sau khi sinh, sản phụ chỉ được đi ra ngoài nếu sinh con lần đầu được ba tháng, sinh con lần hai một tháng Sau khi sinh, sản phụ được chăm sóc chu đáo như được ăn cơm nếp, thịt gà rim với nghệ, gừng chân gà ướp rượu ninh với chân giò Đây là một tập quán tốt đẹp phù hợp với nếp sống mới bảo đảm quyền làm
mẹ của người phụ nữ cần được kế thừa và phát huy
Tập quán của người Dao cho rằng sinh đẻ để nối dõi tông đường, họ coi trọng tập quán, nghi lễ nhằm bảo vệ thai phụ và thai nhi Thai phụ không được cài kim vào bộ y phục đang mặc, không được bước qua dây thừng buộc trâu, bò…, nếu thai phụ bị ốm, phải làm lễ cúng tổ tiên, gọi hồn… sau đó mới được dùng thuốc Phụ nữ Dao tự đỡ đẻ, cần thiết lắm thì nhờ sự giúp đỡ của chồng, mẹ đẻ, mẹ chồng, nếu đẻ khó mới nhờ đến các bà đỡ vườn, nếu sản phụ khó đẻ, họ làm lễ cúng ma của những phụ nữ bị chết khi sinh nở, cúng gia tiên, cúng ma trời Người Dao coi trọng tập quán sinh đẻ là việc làm rất đáng khích lệ Tập quán sinh con ở nhà, thai phụ tự đỡ đẻ rất nguy hiểm và đặc biệt khi người thai phụ ốm hoặc khó đẻ không đưa đến cơ sở y tế để khám
và sinh con Tập quán này cần vận động xóa bỏ để bảo đảm tốt quyền làm mẹ của người phụ nữ
- Kế thừa, pháp huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về HN&GĐ
Những truyền thống văn hóa, đạo đức và những tập quán tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và các đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng về HN&GĐ không trái với quy định của pháp luật HN&GĐ thì được pháp luật HN&GĐ kế thừa và phát huy, những tập quán lạc hậu không phù hợp thì cấm
áp dụng hoặc vận động xóa bỏ
Trang 27Chính phủ đã ban hành danh mục các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng và giao UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng, trình HĐND cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về HN&GĐ được áp dụng tại địa phương
Thứ ba: Tôn trọng sự thoả thuận của các bên về tập quán được áp dụng Trong trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không thỏa thuận thì áp dụng tập quán về HN&GĐ của địa phương Trường hợp giải quyết vụ việc về HN&GĐ có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của hòa giải viên cơ sở hoặc người có uy tín tại địa phương Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ việc HN&GĐ có thể áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ việc, cơ quan, người có thẩm quyền tuyệt đối không được áp đặt, cưỡng ép đương sự, đồng thời không được cấm đoán, ngăn cản đương sự lựa chọn, thỏa thuận áp dụng tập quán
Nguyên tắc áp dụng tập quán về HN&GĐ đã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, nhưng để tập quán về HN&GĐ được áp dụng một cách hiệu quả thì tác giả kiến nghị một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Áp dụng tập quán thuộc danh mục các tập quán về HN&GĐ
áp dụng tại địa phương đã được HĐND cấp tỉnh phê duyệt
Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì danh mục các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP, nhưng Chính Phủ không có quy định giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh xây dựng trình HĐND cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về HN&GĐ áp dụng tại địa phương Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ban hành kèm theo phụ lục danh mục các tập quán về HN&GĐ cần vận động xóa
Trang 28bỏ hoặc cấm áp dụng chung cho tất cả các đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước Nhiều tập quán không phù hợp với đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, bởi có tập quán chỉ áp dụng cho một dòng họ, một gia đình hoặc một nhóm gia đình hoặc một cụm dân cư nhất định Điều này xuất phát từ tính cục
bộ của phong tục, tập quán, mỗi dân tộc, tôn giáo, khu vực có phong tục, tập quán riêng và chúng chỉ có giá trị điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nội
bộ dân tộc, tôn giáo hoặc giữa các cá nhân cùng sinh sống tại một địa phương [16, tr.9] Ví dụ: Khi giải quyết vụ việc HN&GĐ của vợ chồng người Tày tại Thái Nguyên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể áp dụng tập quán của người Tày tại Cao Bằng để giải quyết Hay như tập quán nối dây không phải tất cả các dân tộc thiểu số đều có tập quán này
Chính phủ giao trách nhiệm xây dựng danh mục các tập quán HN&GĐ
để áp dụng tại địa phương cho UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và HĐND cấp tỉnh là đơn vị phê duyệt là đúng thẩm quyền, phù hợp với thực tiễn HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của người dân Hiểu được đời sống và nét văn hóa của từng đồng bào dân tộc tại địa phương
Một vấn đề thực tế hiện nay là khi có tranh chấp xẩy ra mà hai bên đương sự không cùng địa bàn cư trú, khi giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng tập quán nơi sinh sống của nguyên đơn hay bị đơn; tập quán nơi xẩy ra tranh chấp; tập quán nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết Thiết nghĩ vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để cơ quan có thẩm quyền dễ áp dụng và đưa ra hướng xử lý phù hợp
Thứ hai: Phát huy vai trò của hòa giải viên cơ sở, già làng, trưởng bản
hoặc các chức sắc tôn giáo trong việc áp dụng tập quán giải quyết các vụ, việc
HN&GĐ
Già làng, trưởng bản, hòa giải viên ở cơ sở hay các chức sắc tôn giáo là người có uy tín và chịu trách nhiệm đứng ra hòa giải, giải quyết theo luật tục
Trang 29các vấn đề tranh chấp phát sinh trong cuộc sống nhờ vào tiếng nói có trọng lượng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên mà không cần đến việc sự dụng công cụ pháp luật
Mặt khác già làng, trưởng bản là những người am hiểu về tập quán các dân tộc thiểu số, tích cực vận động người thân và nhân dân thôn (bản) gương mẫu thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tín nhiệm, bầu chọn Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp có sự tham gia của các già làng, trưởng bản với vai trò hoà giải, xác định tập quán đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của những người này [16, tr.10]
1.2.5 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo quy định của một số quốc gia trên thế giới
- Áp dụng tập quán về HN&GĐ theo quy định của Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp
Tập quán nói chung và tập quán về HN&GĐ nói riêng đã được nhiều quốc gia công nhận, với tư cách là một nguồn của luật pháp trong nước và Cộng hòa Pháp cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ Tập quán một khi được công nhận nó sẽ trở thành luật có tính bắt buộc, có giá trị pháp lý tương
đương với các quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia
Điều 6 Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp quy định: “các bên không được thỏa thuận những điều trái với quy định liên quan đến trật tự công và thuần phong mỹ tục” [2]
Khi tham gia thực hiện một giao dịch nào đó thì các chủ thể có quyền thỏa thuận thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, nhưng các bên không được thỏa thuận những điều trái với quy định trái với thuần phong mỹ tục, trái phong tục, tập quán tốt đẹp của quốc gia
Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp đã pháp điển hóa vai trò của Hội đồng
gia tộc trong xác định tư cách và điều kiện cần thiết để kết hôn:“Con ngoài
Trang 30giá thú không được công nhận và con ngoài giá thú đã được công nhận nhưng cha và mẹ đều đã chết hoặc ở trong tình trạng không thể thể hiện ý chí, không được kết hôn nếu không có sự đồng ý của “hội đồng gia tộc” theo Điều
159, được sửa đổi theo Luật số 64-1230 ngày 14/12/1964 [2]
Điều 182 Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp quy định: “Nếu việc kết hôn được thực hiện mà không có sự đồng ý của cha, mẹ, ông, bà hay của hội đồng gia tộc trong khi bắt buộc phải có sự đồng ý của những người này thì những người này hoặc bên kết hôn cần có ý kiến đồng ý có thể yêu cầu hủy việc kết hôn” [2]
Trong một số trường hợp nhất định cần có sự đồng ý của hội đồng gia tộc thì mối quan hệ hôn nhân của nam, nữ kết hôn mới được coi là hợp pháp
Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp đã pháp điển hóa tập quán thành quy định của pháp luật
- Áp dụng tập quán về HN&GĐ theo Bộ luật Dân sự và Thương mại của Thái Lan
Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo phật, pháp luật Thái Lan chủ yếu được hình thành do tiếp thu từ pháp luật nước ngoài Thời kỳ người Thái di cư vào Đông Dương thì pháp luật Thái Lan lại tiếp nhận nét văn hóa Ấn Độ, nên thời kỳ đó các bộ luật Thái cổ, học hỏi kinh nghiệm, học tập và tiếp thu nhiều ảnh hưởng của pháp luật Ấn Độ Từ triều đại Rama V trở
đi, pháp luật Thái Lan tiếp thu ảnh hưởng của pháp luật phương Tây: Tiếp thu pháp luật Anh, pháp luật Pháp, pháp luật Đức Mặc dù trong quá trình xây dựng BLDS và Thương mại có học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước tiên tiến ở phương tây, nhưng Bộ luật vẫn bị chi phối bởi văn hóa truyền thống và tập quán
Điều 4 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định:“Bộ luật này phải được áp dụng trong tất cả các trường hợp thuộc phạm vi câu chữ hoặc tinh thần của bất kỳ quy định nào của bộ luật Nếu không có quy định nào của
Trang 31bộ luật có thể áp dụng thì vụ việc được quy định theo tập quán địa phương, nếu không có tập quán địa phương như vậy thì vụ việc được quyết định bằng cách áp dụng quy định tương tự nhất và nếu cũng không có quy định tương tự thì áp dụng những nguyên tắc chung của pháp luật.” [3]
Về cơ bản, Thái Lan cũng giống các quốc gia khác đó là thừa nhận tập quán địa phương có giá trị tương tự như quy phạm pháp luật, nhưng khi có
vụ, việc tranh chấp xẩy ra thì ưu tiên áp dụng quy định của pháp luật trước, nếu không có quy định pháp luật thì khi đó mới áp dụng tập quán địa phương Điều 1460 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định:“Trong trường hợp có những hoàn cảnh đặc biệt, làm cho việc đăng ký kết hôn bởi viên chức đăng ký không thể thực hiện được do một trong hai hoặc cả hai người đàn ông và đàn bà đang ở trong tình trạng nguy hiểm chết người xảy
ra đến nơi hoặc trong tình trạng có xung đột vũ trang hoặc chiến tranh, nếu
có một tuyên bố ý định kết hôn đã được người đàn ông và người đàn bà đó bày tỏ trước một người thành niên tự lập (sui juris) sinh sống ở đó, là người
sẽ ghi nhận lại điều đó như một chứng cứ của ý định kết hôn đó, và nếu việc đăng ký kết hôn giữa người đàn ông và người đàn bà thực hiện sau đó không chậm quá 90 ngày, kể từ ngày có cơ hội đầu tiên để xin đăng ký kết hôn, kèm theo việc xuất trình chứng cứ về ý định kết hôn, để viên chức đăng ký ghi nhận ngày và nơi tuyên bố ý định kết hôn và hoàn cảnh đặc biệt nói trên, vào
Sổ đăng ký kết hôn thì ngày mà việc tuyên bố ý định kết hôn đã được làm trước người nói trên sẽ được coi là ngày đăng ký kết hôn.”[3]
Theo quy định trên thì trong một số trường hợp đặc biệt, việc đăng
ký kết hôn không thể được thực hiện bởi viên chức đăng ký kết hôn thì nam nữ có thể nhờ người trưởng thành tại địa phương mình đang sống ghi nhận chứng cứ của ý định kết hôn Thời điểm người trưởng thành ghi nhận
ý định kết hôn là chứng cứ để xuất trình cho viên chức đăng ký kết hôn và thời điểm đó được coi là ngày đăng ký kết hôn
Trang 32- Áp dụng tập quán về HN&GĐ theo Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Pháp luật Nhật Bản từ xa xưa chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật
Trung Quốc, nhưng khi triều đại Meyji được thiết lập thì do ảnh hưởng của tư tưởng Luật Tây Âu như Bộ Luật Dân sự Đức và Pháp Ủy ban xây dựng Bộ luật dân sự Nhật Bản nghiên cứu dự thảo Bộ luật dân sự Đức mới công bố và phong tục, tập quán đương thời của Nhật Bản để soạn thảo Bộ luật Dân sự Ba phần đầu của Bộ luật dân sự (Phần chung, Quyền về tài sản và Nghĩa vụ) được hoàn chỉnh năm 1885 và công bố năm 1886 Hai phần cuối ( HN&GĐ, Thừa kế) được hoàn chỉnh vào năm 1897 công bố năm 1898 và ngày 16-6-
1898 Bộ luật dân sự có hiệu lực pháp luật Bộ luật Dân sự được bổ sung vào năm 1899 và đến năm 1947 phần IV và phần V được sửa đổi căn bản [18]
Điều 92 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: “trong trường hợp tập quán khác với các quy định của Luật hay pháp luật về trật tự công cộng, mà các bên trong hành vi pháp lý đã thể hiện nguyện vọng tuân thủ tập quán này thì tập quán này được áp dụng và nó có ưu thế”[18]
Theo quy định trên thì chủ thể có quyền lựa chọn áp dụng tập quán
hoặc quy định của pháp luật trong quan hệ dân sự, HN&GĐ của mình nếu tập quán đó không vi phạm các điều kiện áp dụng
Điều 750 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định:“Chồng hoặc vợ sẽ mang
họ của vợ hoặc chồng phù hợp với thỏa thuận đưa ra tại thời điểm kết hôn”[18]
Sau khi kết hôn vợ hoặc chồng sẽ mang họ của vợ hoặc chồng tùy theo
sự thỏa thuận của họ, pháp luật dân sự không quy định là sẽ mang họ của chồng hoặc của vợ sau khi kết hôn, pháp luật hoàn toàn tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng Vợ chồng khi thỏa thuận thì tùy theo tập quán nơi cư trú
để có sự thỏa thuận
Trang 331.3 Nội dung Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 với
những sửa đổi, bổ sung quan trọng, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế -
xã hội Việt Nam Luật này đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của đời sống HN&GĐ trong tình hình mới; bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực HN&GĐ; bình đẳng giới; kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam [26] Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích thuật ngữ tập quán
về HN&GĐ và các tập quán tốt đẹp được kế thừa và phát huy, các phong tục
lậu hậu thì cần vận động xóa bỏ
Thực tiễn xây dựng pháp luật về HN&GĐ ở nước ta cho thấy, trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành, ba đạo luật đã ban hành trước
đó (Luật HN&GĐ năm 1959; 1986; 2000) đều có những quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng Luật HN&GĐ phù hợp với đặc thù của nhóm chủ thể và đồng bào dân tộc thiểu số như Điều 35 Luật HN&GĐ năm 1959 quy
định: “Trong những vùng dân tộc thiểu số, có thể căn cứ vào tình hình cụ thể
mà đặt ra những điều khoản riêng biệt đối với Luật này Những điều khoản riêng biệt ấy phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hộ phê chuẩn” và Điều 55 Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định: “Đối với các đồng bào dân tộc thiểu
số, Hội đồng nhà nước căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những quy định thích hợp” Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài thi hành hai đạo luật nói
trên, nguyên tắc áp dụng pháp luật này chưa được cụ thể hóa ở các văn bản dưới luật kịp thời, gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thi hành Luật HN&GĐ Kế thừa và phát huy những giá trị tiến bộ về áp dụng tập quán về HN&GĐ, Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục khẳng định và thể hiện sâu
Trang 34sắc hơn chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm xây dựng chế độ HN&GĐ tiến bộ phù hợp với đặc thù của khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định của Luật này được tôn trọng và khuyến khích phát huy” Để các quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000 thực sự đi vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trên cơ sở tại Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định về việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số Nghị định số 32/2002/NĐ-CP thực chất cụ thể hóa Luật HN&GĐ năm 2000 đối với một nhóm chủ thể đặc thù Ngoài ra, Nghị định còn đưa ra các quy định riêng nhằm tạo điều kiện bảo đảm việc thi hành thống nhất và có hiệu quả trong việc thực hiện Luật HN&GĐ đối với nhóm đặc thù này và không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận Bên cạnh đó, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa luật, hướng dẫn một cách chung nhất về việc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số không được trái với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 Luật HN&GĐ năm 2000 chưa quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán, thỏa thuận áp dụng tập quán cũng như giải quyết vụ, việc HN&GĐ có áp dụng tập quán… Ngoài ra, phụ lục
A của Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định về các phong tục, tập quán tốt đẹp về NH&GĐ được khuyến khích phát huy với mười phong tục được liệt kê như vậy là chưa đầy đủ, chưa mô phỏng hết các phong tục, tập quán tốt đẹp của
các đồng bào dân tộc thiểu số ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc
Kế thừa và phát huy quy định áp dụng tập quán về HN&GĐ, Luật
HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra giải thích thế nào là tập quán về HN&GĐ “4 Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong
Trang 35một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng” (khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014) Điều 7 của Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định chỉ áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, không vi phạm các điều cấm của Luật HN&GĐ năm 2014 Điều 7 của Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được những hạn chế của
Luật HN&GĐ năm 2000 Cụ thể: “1 Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.”
Ngày 31/12/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ, quy định chi tiết về áp dụng tập quán về HN&GĐ, quy định chi tiết về nguyên tắc, thỏa thuận về áp dụng tập quán, giải quyết vụ, việc HN&GĐ Ngoài ra, Nghị định còn quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, nghành, và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người dân phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về HN&GĐ Điều 6
Nghị định số 126/2014 NĐ-CP quy định:“1 Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương
2 Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi,
bổ sung danh mục tập quán đã ban hành.”
Tập quán về HN&GĐ áp dụng tại địa phương do cơ quan Nhà nước tại địa phương xây dựng và phê duyệt là hợp lý, đảm bảo tính thực thi và hiệu
Trang 36quả cao trong quá trình áp dụng Bên cạnh đó, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành kèm theo phụ lục về tập quán lạc hậu cần vận động xóa bỏ hoặc cấm
áp dụng Phụ lục là cơ sở pháp lý để UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự kiến xây dựng danh mục tập quán về HN&GĐ áp dụng tại địa phương, trình HĐND cùng cấp phê duyệt Góp phần đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc và tạo điều kiện để thực hiện pháp luật hiệu quả nhất [17, tr.13]
Trang 37Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư, điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Tỉnh Thái Nguyên
có chín đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và bảy huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương Tổng số gồm một trăm tám mươi xã, trong đó có một trăm hai lăm xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du Ngoài
ra, với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài năm mươi km, cách biên giới Trung Quốc hai trăm km, cách trung tâm Hà Nội bảy lăm km và cảng Hải Phòng hai trăm km Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành Thái Nguyên có đường quốc lộ ba nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ một B Lạng Sơn; quốc lộ ba bảy Bắc Ninh, Bắc Giang Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn
2.1.2 Dân số và sự phân bố dân cư
Theo số liệu tổng kết điều tra dân số năm 2014, tỉnh Thái Nguyên có khoảng 1,2 triệu người với bốn mươi sáu dân tộc, trong đó có tám dân tộc
Trang 38chiếm số đông là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Hmông, Hoa, Thái Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 27 % dân số toàn tỉnh, sinh sống rải rác ở thành phố, thị xã, huyện nhưng tập trung đông nhất ở năm huyện miền núi, vùng cao là: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ… Các dân tộc sống hoà thuận đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng
2.1.3 Về tình hình kinh tế
Tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ;
có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao Thái Nguyên có khu công nghiệp đầu tiên của cả nước với nhiều tài nguyên khoáng sản, phong phú về chủng loại, đây là lợi thế rất lớn giúp phát triển các ngành luyện kim, khai khoáng Mặt khác, với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, rừng Khuôn Mánh… thu hút nhiều
du khách đến với nơi đây Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung một lượng lớn các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (đứng thứ ba toàn quốc sau thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh), hàng năm Thái Nguyên thu hút khoảng trên một trăm nghìn thanh niên ở hầu hết các tỉnh phía Bắc về đây học tập Tập trung nhiều dân cư, giao thông thuận tiện,
do vậy việc giao lưu, buôn bán rất thuận lợi, giúp phát triển kinh tế, xã hội Năm 2010, Thành phố Thái Nguyên được Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định công nhận đô thị loại một Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành
Trang 39phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm Song với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cùng nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực
2.1.4 Văn hóa - xã hội
Thái Nguyên là một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu hương sắc
và đậm đà bản sắc dân tộc Thái Nguyên có bốn mươi sáu dân tộc anh em cùng cư trú Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình và giữa các dân tộc có những nét chung bởi sự giao hòa của bốn mươi sáu nền văn hóa, như dân tộc Hmông có nét văn hóa là cây khèn và các điệu khèn truyền thống Những điệu khèn cất lên trong những ngày lễ, ngày tết, trong đời sống sinh hoạt thường nhật là tài sản tinh thần vô giá của người Hmông hay các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con của người Tày Hai bên nam, nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi lứa Có nhiều điệu lượn như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai Người Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn
ca, được ngâm hát trong đám tang Hát hội trong các hội Lồng tồng, điệu hát gọi là Cỏ lẩu trong hát đám cưới
Trang 402.1.5 Tác động của điều kiện phát triển kinh tế ảnh hưởng đến tập quán ở Thái Nguyên
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện phát triển kinh tế Kinh tế có ổn định, phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, người dân sống và tuân theo pháp luật, nhưng nếu cuộc sống của người dân quá khó khăn, trình độ dân trí thấp thì họ không có điều kiện quan tâm đến pháp luật, không nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc tuân thủ pháp luật
Thái Nguyên được mệnh danh là thủ đô gió ngàn, trung tâm kinh tế chính trị phát triển của các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên hiện nay nhìn chung đang rất khó khăn, tỷ
lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm phần lớn hộ nghèo và cận nghèo trên toàn tỉnh
Do đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên đồng bào dân tộc thiểu
số tại Thái Nguyên vẫn ở tình trạng “mù mờ” về pháp luật, không thực hiện pháp luật, mà nếu có thực hiện thì cũng rất hạn chế hoặc là thực hiện sai Vì vậy, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, trong sinh hoạt
và trong quan hệ pháp luật HN&GĐ thì đồng bào dân tộc thiểu số đã áp dụng các tập quán của dân tộc mình, địa phương để điều chỉnh các quan hệ đó
2.2 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình theo pháp luật hiện hành tại Thái Nguyên
2.2.1 Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình trong việc Kết hôn
Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình, gia đình là nhân tố xây dựng xã hội Dù ở chế độ xã hội nào, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó, gia đình có rất nhiều chức năng nhưng tựu chung lại gia đình có ba chức năng cơ bản sau: Chức năng sinh sản, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế Chức năng sinh sản nhằm tái sản xuất ra