1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Yên Bái theo hướng xã hội hóa

20 253 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN QUANG DŨNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ YÊN BÁI THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ TH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN QUANG DŨNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ YÊN BÁI

THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN QUANG DŨNG

KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ YÊN BÁI

THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG

Hà Nội - 2016

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 2 of 120.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu

Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Lâm Quảng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Trần Quang Dũng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này do chính tôi nghiên cứu Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Tác giả

Trần Quang Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 03 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn 04

Chương 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 06

1.1 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái 06

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 06 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 10 1.1.4 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật 12

1.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1 Khối lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 14 1.2.2 Hiện trạng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt 17 1.2.3 Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH 18

1.2.4 Thực trạng xử lý CTRSH 19 1.2.5 Những hạn chế của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý

chất thải rắn sinh hoạt thành phố Yên Bái 21

1.3 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Yên Bái 21 1.3.1 Đơn vị trực tiếp quản lý CTRSH thành phố Yên Bái 21

Trang 6

1.3.2 Tình hình xã hội hóa công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Yên Bái 26

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

32

2.1.1 Thành phần và đặc tính của CTRSH 32 2.1.2 Quá trình chuyển hóa của CTRSH 35

2.1.3 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người 37

2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa 40 2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước Trung

2.2.2 Văn bản pháp luật do UBND tỉnh Yên Bái ban hành 41 2.2.3 Định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố Yên Bái đến

2.2.4 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị đến năm

2.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Yên Bái đến

2.3.1 Cơ sở của việc tính toán dự báo 49

2.3.2 Tính toán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thành phố Yên

2.4 Xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 54 2.4.1 Sự cần thiết xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 54 2.4.2 Đặc tính cơ bản của quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng

2.4.3 Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa 56

2.5 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa trên thế giới và Việt Nam 58 2.5.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 58 2.5.2 Kinh nghiệm của một số đô thị trong nước 60

Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ

67

3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH thành phố Yên Bái theo

Trang 7

3.1.1 Quan điểm 67 3.1.2 Nguyên tắc về quản lý CTRSH trên địa bàn TP Yên Bái 67

3.2 Đề xuất mô hình quản lý phân loại CTRSH tại nguồn với sự tham

3.2.1 Xây dựng quy trình huy động sự tham gia của cộng đồng trong

3.2.2 Tổ chức thực hiện mô hình quản lý phân loại CTRSH cho thành phố Yên Bái theo hướng xã hội hóa 72 3.2.3 Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình phân loại CTRSH tại nguồn 74

3.3 Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách, văn bản pháp lý và giải pháp liên quan đến xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 75 3.3.1 Đề xuất bổ sung một số cơ chế chính sách liên quan đến xã hội

3.3.2 Đề xuất ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến xã hội hoá

3.3.3 Đề xuất giải pháp hỗ trợ công tác xã hội hóa quản lý CTRSH trên địa

3.4 Đề xuất lộ trình thực hiện xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Yên Bái 90 3.4.1 Các nguyên tắc xây dựng lộ trình thực hiện xã hội hoá công tác

quản lý CTRSH trên địa bàn TP Yên Bái 90 3.4.2 Đề xuất lộ trình thực hiện xã hội hoá công tác quản lý CTRSH

trên địa bàn TP Yên Bái đến năm 2030 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

1 Hình 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Yên Bái 07

2 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thu gom CTR thành phố Yên Bái 20

3 Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV môi

trường và công trình đô thị thành phố Yên Bái 22

4 Hình 1.4 Hình ảnh công nhân phân loại rác tại Công ty cổ

phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành 24

5 Hình 1.5

Giám đốc Trần Đình Bính giới thiệu sản phẩm phân vi sinh của Công ty cổ phần Môi trường và

Năng lượng Nam Thành

25

6 Hình 1.6 Vị trí khu vực dự án xây dựng nhà máy xử lý chất

thải rắn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 27

7 Hình 1.7 Phối cảnh toàn bộ nhà máy xử lý rác thành phố

Yên Bái 28

8 Hình 2.1 Bản đồ định hướng quy hoạch không gian thành

phố Yên Bái đến năm 2030 43

9 Hình 2.2 Xe chở rác lưu động tại thành phố Hạ Môn 60

10 Hình 2.3 Bố trí thùng rác tại các nơi công cộng tại thành

phố Hạ Môn 60

11 Hình 3.1 Đề xuất sử dụng bảng hướng dẫn phân loại rác

tại nguồn 69

12 Hình 3.2 Sơ đồ đề xuất xã hội hóa công tác quản lý chất

thải rắn sinh hoạt tại các phường/xã TP Yên Bái 71

13 Hình 3.3 Sơ đồ đề xuất tổ chức quản lý CTRSH theo mô

hình phân loại rác tại nguồn 75

14 Hình 3.4 Đề xuất mô hình xã hội hóa với sự tham gia của

cộng đồng trong quản lý CTR ở phường/ xã 87

15 Hình 3.5 Sơ đồ đề xuất cho tổ chức xã hội hoá thu gom 88

Trang 10

CTR tại phường/ xã

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1 Bảng 1.1 Tiêu chuẩn xả rác thành phố Yên Bái

và vùng phụ cận 16

2 Bảng 1.2 Khối lượng phát sinh chất thải rắn

sinh hoạt 16

3 Bảng 1.3 Thành phần rác thải sinh hoạt của

thành phố Yên Bái 17

4 Bảng 2.1 Thành phần một số chất khí cơ bản

trong khí thải bãi rác 38

5 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn xả rác tính theo người

dân thành phố Yên Bái 50

6 Bảng 2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt trong

khu vực đô thị 51

7 Bảng 2.4 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

phát sinh và thu gom được dự báo 52

8 Bảng 2.5

Khối lượng các thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt thành phố

Yên Bái

53

9 Bảng 2.6 Tổng lượng rác thải của thành phố

Yên Bái 54

Trang 11

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và các sinh vật Chính vì lẽ đó, hiện nay vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới và là một đặc trưng

cơ bản của thời đại

Tốc độ đô thị hoá và sự phát triển xã hội ngày càng nhanh không chỉ trong mỗi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nhiều vấn đề về môi trường đã nảy sinh và thực sự là nỗi lo của toàn xã hội Ở nước ta, cùng với sự phát triển của kinh tế, tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét Tại các thành phố, các khu công nghiệp, môi trường đang xấu đi rất nhanh, trở thành nguy cơ đe doạ cuộc sống không chỉ đối với người lao động trực tiếp, mà còn đối với cả các cộng đồng dân cư lân cận Vì vậy, việc quản

lý môi trường đô thị, đặc biệt là việc quản lý chất thải rắn tại các đô thị đang là vấn đề cấp bách Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp chưa được thu gom và xử lý có hiệu quả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, phát sinh các nguồn dịch bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người

Thành phố Yên Bái cách Hà Nội 156km về phía Bắc và cách cửa khẩu Lào Cai 140km về phía Nam Thành phố là trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa của tỉnh Yên Bái và của khu vực miền núi Tây Bắc, vị trí nằm ở điểm giao nhau giữa các tuyến giao thông từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, có đường bộ, đường sắt, đường sông và tương lai là đường hàng không

Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái và của thành phố Yên Bái đến năm 2020 cho thấy: đến năm 2020, phải giải quyết được cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng nông thôn phụ cận thành phố Kiểm soát được ô nhiễm, ứng cứu kịp thời sự cố môi trường và đảm bảo hài hoà giữa tăng dân

Trang 12

số, đô thị hoá, phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng, cần được tiến hành kịp thời, để mọi người dân trong tỉnh đều được nâng cao chất lượng cuộc sống, được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp,

an toàn và lành mạnh

Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bãi rác Tuần Quán tỉnh Yên Bái là một trong 3 bãi rác thải trên toàn quốc phải có phương án xử lý di chuyển ngay từ năm 2003

Bãi rác Tuần Quán đang là mối hiểm họa về môi trường, cần phải được giải quyết cấp bách để không gây ô nhiễm nước mặt của hai con sông: sông Chảy và sông Hồng, không làm ô nhiễm đất, nước ngầm và không khí của thành phố Yên Bái và một số huyện phụ cận, bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân cư

Mặt khác, với số lượng lao động và trang thiết bị hiện có Công ty Công trình và môi trường đô thị Yên Bái, đơn vị được giao thực hiện công tác bảo

vệ môi trường của thành phố Yên Bái, không đáp ứng được nhu cầu thu gom

và chôn lấp khối lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn trong thành phố Vì vậy việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo hướng xã hội hóa là rất cấp thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Yên Bái theo hướng xã hội hóa” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn

Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thành phố Yêu Bái theo hướng xã hội hóa góp phần bảo vệ môi trường thành phố Yên Bái nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác vệ sinh môi trường nói chung và quản lý CTRSH đô thị của thành phố Yên Bái Từ đó rút ra được những điểm mạnh và

Trang 13

những tồn tại trong của công tác quản lý CTRSH

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu quản lý CTRSH thành phố Yên Bái theo hướng xã hội hóa

- Đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị lộ trình triển khai từng bước công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển và tái chế CTRSH đô thị của thành phố Yên Bái theo hướng xã hội hoá nhằm đảm bảo tính hiệu quả về kinh

tế, xã hội, văn minh và vệ sinh môi trường

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa

- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý CTRSH địa bàn thành phố Yên Bái

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu

- Phương pháp tổng hợp, dự báo, so sánh

- Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu, dự án đã thực hiện

- Phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp thực hiện nhằm quản lý ngày càng tốt hơn

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học để quản lý CTRSH trong

lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cho thành phố Yên Bái theo

hướng xã hội hóa

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH theo hướng xã hội hoá nhằm thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào các dự án quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Yên Bái

+ Nâng cao hiệu quả trong quản lý, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo mỹ quan đô thị, hài hoà với thiên nhiên, hạ tầng đồng bộ và hiện đại

Trang 14

Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn

Khái niệm về chất thải, quản lý chất thải [1] [11]

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại Điều 3 giải thích các thuật ngữ sau đây:

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường

không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật

- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh

hoạt hoặc hoạt động khác

- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,

dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), còn gọi là

rác thải sinh hoạt, là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là CTR đô thị bao gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải,

trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ cao nhất

- Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải suốt trong quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải

Xã hội hoá công tác quản lý CTRSH [13] [20]

- Một số định nghĩa về xã hội hoá

Xã hội hoá được hiểu theo hai nghĩa: Một là, xã hội hoá là sự tham gia

rộng rãi của xã hội (cá nhân, nhóm người, tổ chức, cộng đồng ) vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức

năng nhất định thực hiện; Hai là, xã hội hoá cá nhân Khái niệm này để chỉ quá

trình chuyển biến từ con người sinh vật trở thành con người xã hội Như vậy, khái niệm xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa, xã hội hoá về mặt xã hội và xã

Ngày đăng: 25/03/2018, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w