1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

69 345 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 640,67 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 những văn bản pháp luật HN&GĐ về việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình.. Bảo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LƯỜNG ÁNH NHÀN

BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số:60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Hường

Hà Nội – Năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn Các kết quả, số liệu, ví dụ nêu trong Luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm về luận văn này nếu có sự tranh chấp

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Điểm mới của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ 5

TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 5

1.1 Quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 5

1.1.1 Khái niệm quyền của phụ nữ 5

1.1.2 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 6

1.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 8 1.3 Sự phát triển pháp luật về quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam 9

1.3.1 Pháp luật Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 9

1.3.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 12

1.4 Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 20

2.1 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong chế định kết hôn 20

2.1.1 Về tuổi kết hôn 20

2.1.2 Về sự tự nguyện khi kết hôn 21

2.1.3 Về đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 22

Trang 4

2.2 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong chế định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng 25

2.2.1 Trong quan hệ nhân thân của vợ chồng 25

2.2.2 Trong quan hệ tài sản của vợ chồng 27

2.3 Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong chế định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con 29

2.3.1 Trong việc xác định cha, mẹ, con 29

2.3.2 Trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con 31

2.4 Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong chế định ly hôn 33

2.4.1 Trong quy định về quyền yêu cầu ly hôn 33

2.4.2 Trong quy định về căn cứ ly hôn 34

2.4.3 Trong quy định về chia tài sản khi ly hôn 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 38

3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 38

3.1.1 Những thành tựu 38

3.1.2 Những tồn tại trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 41

3.2 Một số kiến nghị nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình 49

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình 49

3.2.2 Hoàn thiện Luật phòng chống bạo lực gia đình 52

3.2.3 Giải pháp nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ 57

3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp để bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59

KẾT LUẬN 60

Trang 5

HN&GĐ Hôn nhân và gia đình

Nghị định số

110/2013/NĐ-CP

Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nghị định số

67/2015/NĐ-CP

Nghị định 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành

án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế thừa và phát huy những giá trị mang tính nhân văn về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong thực tiễn hoạt động lập pháp của Nhà nước ta, phát huy những nét đẹp truyển thống của người Việt Nam trong việc đề cao vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho phụ nữ

sự quan tâm đặc biệt Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chỉ rõ “giải phóng phụ nữ là mục tiêu và nội dung quan trọng” Vì vậy, bảo vệ quyền của

phụ nữ, giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc phong kiến, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ bình đẳng, tiến bộ và phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Bình đẳng, chống phân biệt đối

xử với phụ nữ là cái gốc, là cơ sở để người phụ nữ tiến bộ Pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ không ngừng được phát triển và hoàn thiện, chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước1 Quyền hôn nhân và gia đình là một trong những quyền con người quan trọng Bảo vệ quyền lợi của phụ

nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là một nội dung quan trọng trong bảo vệ quyền của phụ nữ Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền HN&GĐ cho cá nhân, trong đó đặc biệt quan tâm đến bảo

vệ quyền của phụ nữ Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật HN&GĐ, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới… đều khẳng định nguyên tắc bảo

vệ phụ nữ Hệ thống pháp luật hiện hành đã tác động tích cực đến quyền của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ Cụ thể, trong quan hệ hôn nhân, phụ nữ đã được thể hiện quyền của mình khi kết hôn, đã được bình đẳng trong quan hệ vợ chồng Trong quan hệ gia đình, với tư cách là con gái, cháu gái, phụ nữ được bình đẳng với các anh em trai của họ Có thể nhận thấy, bảo vệ phụ nữ trong các quan hệ gia đình đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình Nhiều phụ nữ là nạn

1 Pháp luật về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, 1996)

Trang 7

nhân của bạo lực gia đình do chồng họ gây ra; nhiều phụ nữ bị cản trở thực hiện quyền của người mẹ với những đứa con do chính họ sinh ra; nhiều phụ nữ không thể tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của mình… Thực tế cho thấy muốn bảo vệ phụ nữ thì trước tiên phải bảo vệ các quyền hôn nhân và gia đình của họ và phải bảo vệ họ ngay trong chính gia đình của họ Vì vậy, nghiên cứu

“Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình” là một đề tài

có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu

- ThS Nguyễn Thanh Tâm (2004), Một số nét khái quát về quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí luật học, Đặc san phụ nữ,

Trang 8

- ThS Trần Thị Huệ (2004), Luật HN&GĐ năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ,Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004)

- TS Nguyễn Hồng Bắc (2004), Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ

(3/2004)

- ThS Nguyễn Phương Lan (2004), Quyền làm mẹ của người phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) -ThS Nguyễn Thị Lan (2004), Quyền của phụ nữ theo Luật HN&GĐ năm

2000, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004)

Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở một số quyền của phụ

nữ Có thể nói chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 những văn bản pháp luật HN&GĐ về việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan

hệ hôn nhân và gia đình

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Tìm hiểu, phân tích các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc bảo vệ quyền của phụ nữ;

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 trong việc bảo vệ quyền phụ nữ

- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần bảo đảm sự công bằng, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ và các quan hệ xã hội khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương

Trang 9

pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê

6 Điểm mới của luận văn

- Luận văn phân tích những quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về bảo vệ quyền của phụ nữ

- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ về vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ

- Nêu ra những ưu điểm và hạn chế của việc bảo vệ quyền của phụ nữ

- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan

hệ hôn nhân và gia đình

Chương 2: Bảo vệ quyền của phụ nữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm

2014

Chương 3: Thực tiễn bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và

gia đình và một số kiến nghị

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ

TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.1 Quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

1.1.1 Khái niệm quyền của phụ nữ

Quyền của phụ nữ không thể tách khỏi quyền con người Quyền phụ nữ trước hết phải được hiểu trên cơ sở quyền con người Khái niệm quyền phụ nữ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người, phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả các quyền con người mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Điểm bắt đầu của khái niệm quyền con người là khái niệm về phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại như được ghi nhận

trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người Quyền con người mang tính phổ quát và không thể chuyển nhượng, có nghĩa là chúng được áp dụng ở khắp nơi và không thế lấy đi Như Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali đã nói

trong Hội nghị Thế giới Vienna về quyền con người vào năm 1993: “Quyền con người là các quyền bẩm sinh” Do vậy, khi các quyền con người không

được đảm bảo thì chúng ta sẽ không thể sống như con người Ở Việt Nam, một

số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét cho cùng quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Hiếp pháp năm 2013 đã tách quyền con người và quyền công dân, điều này cho thấy chúng ta đã nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng và vị trí của con người Khoản 1 Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân

Trang 11

sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”2

Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người của phụ

nữ Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương Do đó, việc xác định, ghi nhận các quyền con người cho họ phải trên cơ sở tiêu chí bình đẳng là cần thiết Đó cũng chính là cơ sở để bảo vệ quyền con người của phụ nữ Bảo vệ con người bằng công cụ pháp luật cũng là một trong những phương thức rất quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu quyền của người phụ nữ

1.1.2 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn mà địa vị của người phụ nữ

được tôn vinh Người phụ nữ có nhiều quyền và có địa vị “vinh dự” hơn người

đàn ông Đó là thời kỳ tồn tại chế độ mẫu quyền Nhưng rồi chế độ mẫu quyền

bị thay thế bởi chế độ phụ quyền Ph Ăng ghen cho rằng: “ Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử lớn nhất của giới phụ nữ”

Quyền con người, quyền phụ nữ không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, gắn liền với từng trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu sự hạn định của chế độ kinh tế, đặc biệt của chế độ chính trị - Nhà nước

Tiếp cận vấn đề quyền con người cần phải xuất phát từ mối quan hệ giữa

cá nhân với Nhà nước “Quyền con người không phải là một nhân tố đầu tiên

có trước Nhà nước mà phải bằng pháp luật Nhà nước ghi nhận và thiết định trở thành hiện thực”3 Chính vì lẽ đó, quyền con người, một mặt tính chất tự nhiên “quyền con người vốn có, không phải ai ban tặng cho họ” nhưng mặt khác các quyền tự nhiên đó phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì mới trở thành quyền về thực chất

2 Hiến pháp năm 2013

3 Viện thông tin khoa học và xã hội Trung tâm nghiên cứu về quyền con người (1995) “Quyền con người

trong thế giới hiện đại”, nhà in viện thông tin khoa học và xã hội, trang 81

Trang 12

Có nhiều phương thức để bảo vệ quyền của phụ nữ, song phương thức quan trọng và không thể thiếu chính là bảo vệ bằng pháp luật Théo đó, bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải được hiểu là sự ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải bảo đảm cho quyền đó được thực hiện Mặc khác, do phụ nữ là một nhóm

xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên

cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền phụ nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới Chính vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, bảo vệ quyền con người nói chung phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước Nhà nước ghi nhận các quyền con người, quyền phụ nữ và đảm bảo cho những quyền này được thực hiện Đó chính là một nội dung của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật

Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình là bảo vệ quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng về nhân thân và tài sản, quyền đối với con và với các thành viên gia đình, quyền ly hôn… Bảo vệ quyền của phụ

nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật HN&GĐ và nhiều Luật khác, nhưng chủ yếu là được ghi nhận trong Luật HN&GĐ Đặc biệt, phụ nữ khi thực hiện chức năng làm mẹ được Nhà nước, xã hội và gia đình giúp đỡ để họ có thể thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ Do vậy, bảo vệ quyền hôn nhân và gia đình của phụ nữ khi làm mẹ không chỉ thể hiện trong Luật HN&GĐ mà còn được thể hiện trong Bộ luật Lao động Luật HN&GĐ quy định khi phụ nữ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014) Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn

Trang 13

hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương Người

sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động (Điều 155

Bộ luật Lao động năm 2012) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con

là 06 tháng (Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012)

1.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân

và gia đình

Ghi nhận việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật không chỉ là việc ghi nhận các quyền con người của phụ nữ mà còn bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc khi quyền của phụ nữ thường hay

bị xâm phạm, đặc biệt là các quyền HN&GĐ Phụ nữ bị đối xử không công bằng trong quan hệ gia đình là tình trạng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam Sự bất bình đẳng này xuất phát từ vấn đề về quyền

và những đặc quyền không tương xứng giữa vợ và chồng Sự không tương xứng đó chủ yếu do tác động của luật tục, của tập quán và những quan niệm sai lệnh của cộng đồng và gia đình Do vậy, trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, khi quyền của phụ nữ pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì phụ nữ có quyền tự chủ và quyền kiểm soát trong các vấn đề gia đình, bao gồm vấn đề kết hôn, ly hôn, quyết định sinh con và số con, chăm sóc con cái, quản lý tài sản và thừa

kế Khi người vợ có vai trò và vị thế trong gia đình ngang bằng người chồng thì

họ có cơ hội học tập nâng cao nhận thức và tiếp cận thông tin, giải phóng phụ

nữ khỏi lao động việc nhà, đưa họ vào thị trường lao động với vai trò là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, là người quản lý… Điều này đảm bảo lợi ích gia đình được hài hòa, tránh những mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ vợ chồng Đây là vấn đề cốt lõi để hạn chế ly hôn và ly thân, góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững và cũng tác động tốt đến việc nuôi dạy con

Trang 14

Vì lẽ đó, việc ghi nhận các quyền con người của phụ nữ bằng pháp luật là hết sức cần thiết.Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc bảo đảm các quyền đó được thực hiện, vấn đề này, pháp luật lại giữ vai trò quyết định bởi sức mạnh cưỡng chế của nó Với ý nghĩa đó, các quyền phụ nữ được thể chế hóa thành pháp luật phải được tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho chính các chủ thể này

để họ nhận thức được và trên cơ sở đó họ họ sẽ có đủ hiểu biết giác ngộ về các quyền của mình và nâng cao ý thức tự bảo vệ các quyền mà pháp luật ghi nhận cho họ

1.3 Sự phát triển pháp luật về quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam

1.3.1 Pháp luật Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Pháp luật thời kỳ phong kiến: Quyền của người phụ nữ trong các quan

hệ HN&GĐ đã được ghi nhận trong hai bộ luật tiêu biểu là Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long, nhưng do ảnh hưởng nặng nề bởi các tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ bị phụ thuộc vào nam giới Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là khởi nguồn cho sự bất công mà phụ nữ ở thời kỳ phong kiến phải gánh chịu Do đó, phụ nữ thời kỳ này bị hạn chế trong việc

sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình, phải mang nhiều

gánh nặng xã hội với vai trò kép

Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới nhà Lê – thế kỷ XV Đây có thể coi là thời kỳ hưng thịnh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện nhiều quan điểm khá tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của

người phụ nữ Trong việc kết hôn, Điều 322 ghi “Con gái lấy chồng chưa cưới mà có ác tật có thể kêu quan mà trả lại đồ sính lễ”, cưỡng ép phụ nữ kết

hôn là có tội (Điều 320) Trong việc ly hôn, Điều 308 và Điều 333 quy định:

“Chồng xa cách vợ không lui tới suốt 5 tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan sở tại làm chứng thì người chồng đó mất vợ” hoặc “nếu con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bởi chuyện phi lý thưa lên quan, quan sẽ cho ly dị” Vấn đề

ly hôn sẽ không đặt ra nếu như khi phạm vào nghĩa tuyệt (thất xuất) người vợ

Trang 15

đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): “đã để để tang chồng ba năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có

bà con để trở về” Đặc biệt, bộ luật quy định hình phạt nặng đối với các tội xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ như “kẻ nào hiếp dâm” thì xử lưu hay chết phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường, nếu gây thương tích cho đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người

bị thương, nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù thuận tình vẫn xử như tội hiếp dâm” (Điều 404) Phụ nữ đang mang thai mà phạm tội thì cũng được giảm nhẹ hơn so với nam giới Về tài sản, Bộ luật Hồng Đức quy định tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình chung sống là tài sản chung Đây được coi là bươc đột phá táo bạo khi xây dựng bộ luật này khi cho người vợ hưởng quyền tài sản ngang hàng với người chồng Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do cha mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời Việc chuyển nhượng tài sản của người vợ cho gia đình cha mẹ đẻ chứng tỏ người

vợ không hoàn toàn bị phụ thuộc vào quyền lực của người chồng Đặc biệt, trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (Điều 388); "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không

có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (Điều 391)

Bộ Luật Gia Long được ban hành dưới triều Nguyễn Bộ luật này ảnh hưởng của Bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê về các quy định về quyền của phụ

nữ trong gia đình Ngoài ra, Bộ luật Gia Long còn quy định về việc trừng trị tội quấy rối tình dục đối với phụ nữ: “người nào dùng lời thô tục dâm đáng làm cho người đàn bà xấu hổ mà tự tử thì phải xử đến hình giảo giam hậu”

Trang 16

Bộ luật nghiêm cấm và có hình phạt đối với các hành vi lừa gạt kết hôn, nhưng hình phạt đối với nhà trai nặng hơn nhà gái Lý giải vì nếu bị lừa gạt nhà trai vẫn có thể lấy vợ, còn nhà gái bị phinh gạt vì đãn thắt thân (mất đời con gái) Bộ HVLL xử rất nặng tội gian dâm, đặc biệt là tội cưỡng dâm với trẻ

em gái (Điều 404 và Điều 1 quyền 18) Việc nghiêm cấm và trừng phạt đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm là một hình thức bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ trong Bộ luật Gia Long

Có thể nói Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long đã có những quy định

tiến bộ trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ

Nó chứng tỏ nét tiến bộ trong tư tường của nhà nước Việt Nam thế kỷ XV và cũng được nhiều nhà sử gia, nhiều nhà nghiên cứu luật pháp trong nước đánh giá cao Bên cạnh những điểm tiến bộ pháp luật thời kỳ phong kiến còn quy định lạc hậu như: Nghĩa vụ tòng phu và nghĩa vụ chung thủy của người vợ; thừa nhận chế độ đa thê…

- Thời kỳ Pháp thuộc, thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền: Bắc, Trung, Nam Vì vậy thời kỳ này có ba bộ Dân luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ Ở Bắc kỳ, áp dụng các quy định trong Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 Ở Trung kỳ, áp dụng

Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 và ở Nam kỳ áp dụng Bộ Dân luật Giản yếu năm 1883 Về nội dung, xét một các tổng quát, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ phản ánh nhiều nét phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GĐ Bộ DLGY chịu ảnh hưởng của Bộ dân luật Pháp 1804 cho nên có nhiều cách tân theo quan điểm nhà làm luật phương Tây4 Trong các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân, ba bộ luật trên đã quy định bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc kết hôn là được thể hiện sự ưng thuận hoặc quy định “biết vợ có thai mà người chồng bỏ nhà đi trên hai tháng không có lý do

hệ trọng là phạm tội”

4 Bùi Thị Mừng, “Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận án tiến

sĩ luật học, Hà nội năm 2015

Trang 17

1.3.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay

- Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ 1945 đến 1954

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Tuy nhiên, trong bối cảnh Nhà nước non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn để bảo vệ nền độc lập, nên chưa thể ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Vì vậy, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 90/SL cho phép áp dụng một cách chọn lọc quy lệ và chế định trong các Bộ Dân luật cũ Tiếp đến ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật được ban hành Sắc lệnh đã quy định người kết hôn được tự nguyện quyết định việc kết hôn không cần sự bằng lòng của cha mẹ (Điều 2, Điều 3) Với quy định này đã xóa bỏ “hôn nhân

sắp đặt” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của phụ nữ trong thời kỳ phong kiến Sắc

lệnh số 159 quy định về ly hôn được ban hành ngày 17/11/1950 với các nội dung thể hiện việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong gia đình như: Xóa bỏ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình; Bảo vệ phụ nữ và thai nhi trong việc ly hôn… Những quy định này của hai sắc lệnh đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ Tuy nhiên, còn một số hạn chế của pháp luật HN&GĐ ở thời kỳ trước mà đến nay vễ chưa được xóa bỏ: Chưa xóa bỏ được chế độ đa thê; việc giải quyết ly hôn vẫn dựa trên lỗi của vợ chồng…

- Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn

từ 1954 đến 1975

Đây là giai đoạn khá đặc thù, do hoàn cảnh lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền nên cũng có hai hệ thống pháp luật song song tồn tại Pháp luật ở miền Bắc của Nhà nước Việt Nam và pháp luật ở miền Nam của chế độ Ngụy quyền Sài gòn

Trang 18

Ở miền Bắc, Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ

11 thông qua vào ngày 29/12/1959 Đây là đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta

về HN&GĐ Ngay tại Điều 1 đã khẳng định: “Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái” Trên quan điểm đó, chế độ đa thê chính thức bị xóa bỏ Đây là quy định quan trọng hướng tới bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ (Điều 2) Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, cấm lấy vợ lẽ (Điều 3) Luật HN&GĐ năm 1959 ghi nhận sự tự nguyện kết hôn cho hai bên nam nữ (Điều 4) Hành

vi cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do đều bị cấm Luật HN&GĐ 1959 còn quy định cho phép người đàn bà góa có quyền tái giá (Điều 8), vợ chồng bình đẳng về mọi mặt trong gia đình (Điều 12) và “Vợ và chồng đều có quyền

sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15) Khi ly hôn, nguyên tắc bảo vệ phụ nữ được ghi nhận “Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ” (Điều 27) Khi chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái (Điều 29) Các quy định này thực sự là một sự

“cởi trói” cho người phụ nữ, giúp họ vượt qua những lễ giáo phong kiến hà khắc để thực hiện quyền tự do kết hôn, quyền đối với tài sản trong hôn nhân

và các quyền khác trong gia đình

Ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn ban hành một hệ thống pháp luật riêng Pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ tập trung trong ba văn bản pháp luật là: Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ dân luật năm 1972 Các văn bản pháp luật này đã thể hiện phần nào việc bảo vệ quyền của phụ nữ Chẳng hạn quy định cấm ly hôn trong Luật Gia đình năm 1959, chế định ly thân, nghĩa vụ đồng cư của vợ chồng… đều thể hiện bảo vệ phụ nữ

Trang 19

- Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn

từ 1975 đến nay

* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất Theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính Phủ, các quy định về kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 1959 và các văn bản hướng dẫn thi hành được áp dụng thống nhất trên cả nước Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành Tình hình kinh tế xã hội cũng đã có những thay đổi, Luật HN&GĐ năm 1959 thể hiện những bất cập cần phải được bổ sung để đáp ứng việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ trong tình hình mới Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 1959 Các quy định về quyền phụ nữ vẫn được ghi nhận trong các chế định: Kết hôn, ly hôn, tài sản của vợ chồng Về cơ bản, các quy định thể hiện nguyên tắc bảo vệ phụ

nữ giống như Luật HN&GĐ năm 1959

* Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Hiến pháp năm 1992 được ban hành đã ghi nhận quyền phụ nữ Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 9/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 Có thể nói, chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một bước phát triển vượt bậc so với Luật HN&GĐ năm 19865

Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định quyền của phụ nữ trên cơ sở quyền

công dân theo Hiến pháp năm 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Bên cạnh đó, BLDS năm 1995 quy định rõ nguyên tắc bình đẳng trong

quan hệ dân sự (Điều 8), bình đẳng về quyền nhân thân, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc đứng tên trên các giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền thừa

kế và để lại thừa kế, quyền tự do sáng tạo

5 Đinh Trung Tụng (2001), “Khái quát một số điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí dân chủ và pháp luật (Số chuyên đề về Luật HN & GĐ năm 2000, tr.76-85., tr 81

Trang 20

Không chỉ đưa ra những quy định chung áp dụng cho cả nam và nữ, pháp luật nước ta thời kỳ đó còn quy định nhiều khoản trực tiếp bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Nhà nước bảo hộ HN&GĐ theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến

bộ, một vợ, một chồng và vợ chồng bình đẳng (Hiến pháp, BLDS, Luật HN&GĐ) Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trong các nguyên tắc cơ bản của

chế độ HN&GĐ Việt Nam: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo

vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” (Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000) Nhà nước ta đặc biệt tôn trọng

và bảo vệ quyền được làm mẹ của người phụ nữ đơn thân Quyền lợi của trẻ em được sinh ra trên cơ sở hôn nhân hoặc không có hôn nhân Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ, quyền được hưởng các quyền lợi như người như phụ

nữ có chồng mà sinh con Quy định này góp phần bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ đơn thân và quyền lợi của trẻ em không sinh ra trên cơ sở hôn nhân của cha mẹ Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú một cách bình đẳng (Điều 20)

và người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Điều 85) Khi ly hôn, tài sản chung của

vợ chồng được phân chia theo nguyên tắc bình đẳng (Điều 95) Ngoài ra, vợ chồng bình đẳng về quyền và trách nhiệm đối với con cái (Điều 34) Trong trường hợp ly hôn, vợ chồng vẫn có trách nhiệm như nhau đối với con chung, không phụ thuộc vào đứa con đó sống chung với ai (Điều 92, Điều 94) Với các quy định trên của Luật HN&GĐ năm 2000, quyền của phụ nữ đã được đảm bảo bằng việc quy định sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quan hệ HN&GĐ, không có sự phân biệt đối xử nào hoặc phủ nhận các quyền của phụ nữ

1.4 Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan

hệ hôn nhân và gia đình

Bảo vệ quyền phụ nữ, không phải là vấn đề riêng của mỗi một quốc gia

mà đó là vấn đề chung của toàn thế giới Xuất phát từ thực tế, quyền phụ nữ bị

vi phạm do sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp nơi trên thế giới cho nên vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm quyền các quyền con người cho phụ nữ chính là bảo đảm các quyền bình đẳng giữa nam và nữ Về điểm này, pháp luạt

Trang 21

quốc tế đã sớm cụ thể hóa và ghi nhận bằng các quy phạm luật trong các Văn kiện quốc tế về quyền con người Ngay từ khi mới thành lập, Liên hiệp quốc đã xác định rõ mục tiêu hành động của họ là phấn đấu thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ Điều này thể hiện rõ trong Điều 1 Hiến

Chương Liên hiệp quốc: “…Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” Quyền bình đẳng này tiếp tục

được phát triển và khẳng định trong Điều 2 “Tuyên ngôn thế giới về nhân

quyền” (1948): “ Mọi người được hưởng các quyền tự do cơ bản nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, mầu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác” Tiếp đó, các Văn kiện quốc tế về

quyền con người khác, trong những chừng mực nhất định đều đề cập đến vấn

đề quyền con người của phụ nữ: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội – văn hóa và Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị đều chỉ rõ: Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên

cả hai lĩnh vực dân sự cũng như chính trị và kinh tế - xã hội - văn hóa Bên cạnh đó, quyền phụ nữ còn được đề cập đến trong rất nhiều các Văn kiện khác của Liên hiệp quốc và các tổ chức liên Chính phủ như: Công ước Giơ – ne –

vơ 1949 về việc bảo vệ thường dân trong chiến tranh; Tuyên ngôn Viên và chương trình hành động 1993 Đặc biệt, một số Văn kiện quốc tế còn đề cập đến quyền con người của người phụ nữ: Công ước về các quyền chính trị của người phụ nữ (1952); Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn (1957); Tuyên ngôn về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1967) Mặc

dù vậy, Tuyên bố Teheran (Tuyên bố của hội nghị nhân quyền thế giới năm

1968) vẫn chỉ rõ: “Sự phân biệt đối xử và do đó phụ nữ đang là nạn nhân tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới phải được xóa bỏ Tình trạnh thấp kém hơn của phụ nữ là đi ngược với Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các quy định của tuyên ngôn về loại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ là cần thiết vì sự tiến

bộ của nhân loại”

Trang 22

Mặc dù, vấn đề quyền của phụ nữ được đề cập khá sớm trong các văn bản pháp luật quốc tế và luôn luôn chiếm được sự quan tâm trong lĩnh vực lập pháp, song các văn kiện này vẫn chưa đủ sức để bảo vệ các quyền con người của phụ nữ Thực tế này càng đòi hỏi phụ nữ cần phải có một sự bảo vệ đặc biệt bằng pháp luật Cần phải có một văn bản pháp luật đề cập đến quyền con người của phụ nữ một cách toàn diện và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những cản trở trong việc thực hiện các quyền con người của phụ nữ Chính vì vây, Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử (CEDAW) của Hội đồng Liên hiệp quốc đã được thông qua ngày 10/12/1979 Đây là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, đáp ứng được những yêu cầu khách quan trong việc bảo vệ các quyền con người của phụ nữ Công ước đề cập một cách khá toàn diện các điều kiện đảm bảo thực hiện nam nữ bình đẳng

và chỉ ra rằng sự “phân biệt đối xử” chính là nguyên nhân dẫn đến các quyền con người của phụ nữ không được đảm bảo Vì lẽ đó, việc quan trọng của mỗi quốc gia thành viên cần phải thực hiện là phải loại bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ

Thuật ngữ “ phân biệt đối xử” theo tinh thần của CEDAW được hiểu là:

“…bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những quyền tự

do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào vè trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ” (CEDAW)

Với tinh thần đó, Công ước này đã có một hướng tiếp cận hoàn toàn mới CEDAW đảm bảo sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách chỉ ra những lĩnh vực cụ thể có sự phân biệt đối xử với phụ nữ như lĩnh vực HN&GĐ, dân sự… Đặc biệt, trong lĩnh vực HN&GĐ, do tác động của tôn giáo, phong tục tập quán

sự phân phân biệt đối xử đối với người phụ nữ diễn ra khá đậm nét CEDAW

có những quy phạm riêng áp dụng cho phụ nữ nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ: “ Các nước tham gia Công ước phải

Trang 23

áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối với người phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình và đặc biệt, phải đảm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ”6

Trên cơ sở này, CEDAW xác định những biện pháp phù hợp nhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng với người phụ nữ mà nội dung là: Phải cụ thể hóa bằng pháp luật quyền bình đẳng giữa nam và nữ bảo đảm thực hiện bằng pháp luật trên thưc tế Thông qua pháp luật và các hình thức khác trừng phạt nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ.CEDAW cũng đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên phải nhận thức đúng sự đóng góp của phu nữ trên tất cả các lĩnh vực đồng thời xác đỉnhõ mục tiêu hành động nhằm thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ Điều đó cũng có nghĩa, các quốc gia thành viên Công ước phải thực hiện tốt việc “nội luật hóa” để đảm bảo

sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Như vậy, xét về bản chất, CEDAW được ban hành nhằm mục đich trao cho phụ nữ những quyền con người mà pháp luật quốc tế đã thừa nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng trên thực tế bởi họ phải chịu sự phân biệt đối xử Chính vì vậy, nội dung quan trọng đầu tiên về quyền con người của phụ nữ mà CEDAW ghi nhân và bảo vệ là quyền không bị phân biệt đối xử Theo đó các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp thích hợp và không chậm chễ,

để xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ

Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng pháp luật quốc tế về vấn đề quyền phụ

nữ vẫn luôn đặt trong sự phát triển và hoàn thiện bởi vì cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ là một cuốc đấu tranh lâu dài đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn khám phá và sáng tạo Hơn thế nữa, mặc dù các quốc gia trên thế giới đều hết sức phấn đấu cho việc bảo vệ các quyền con người của phụ nữ, song trên thực

tế quyền phụ nữ vẫn chưa thực sự được đảm bảo Chính vì vậy, pháp luật quốc

tế về quyền phụ nữ không ngừng được hoàn thiện với mong muốn bảo vệ tốt hơn các quyền con người của người phụ nữ Các văn kiện quốc tê về quyền con người của phụ nữ tiếp tục được hoàn thiện trong sự phát triển của xã hội:

6 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “Các văn kiện quốc tế về quyền con người” Hà Nội năm 1998

Trang 24

Tuyên ngôn Viên và chương trình hành động (1993); Tuyên ngôn về loại bỏ các hình thức bạo lực chống phụ nữ (1994); Tuyên ngôn Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động (1995)… Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc để chúng ta bảo vệ các quyền phụ nữ trong ngôi nhà chung của thế giới Tin tưởng rằng, với sự đóng góp to lớn cho xã hội loài người và vị trí quan trọng của mình trong xã hội, phụ nữ xứng đáng và nhất định sẽ được hưởng đầy đủ các quyền con người mà pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong những năm qua, đặc biệt là trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể về bình đẳng giới, dần dần xóa bỏ khoảng cách về phân biệt đối xử về bình đẳng giới, đó chính là khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữa trong xã hội Cụ thể, trong lĩnh vực HN&GĐ, phụ nữ có vai trò rất quan trọng, luôn kề vai sát cánh thực hiện những chức năng xã hội: Chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của pháp luật quốc tế, các công ước mà Việt Nam tham gia về quyền con người, công ước CEDAW… pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định góp phần làm căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nói chung và trong lĩnh vực HN&GĐ nói riêng Tuy nhiên, để những quy định này của pháp luật có tính thực thi trên thực tế và đạt được mục đích thì cần quan tâm đến công tác thực hiện pháp luật, có thực hiện tốt các quy định này mới đảm bảo được việc đưa pháp luật đến với đời sống, tạo cơ hội, tiền đề cho sự phát triển của phụ nữ, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bình đẳng, dân chủ và văn minh

Trang 25

Chương 2 BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

2.1 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong chế định kết hôn

2.1.1 Về tuổi kết hôn

Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã được thể hiện trong nhiều chế định của Luật HN&GĐ năm 2014 Trong chế định kết hôn, bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ trước hết thể hiện trong quy định về tuổi kết hôn Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ

là đủ 18 tuổi (trước đây là từ 18 tuổi) và đối với nam là đủ 20 tuổi (trước đây là

từ 20 tuổi) là nhằm bảo vệ sức khỏe cho nam nữ, đặc biệt là cho phụ nữ khi làm

mẹ Nếu tuổi kết hôn quá sớm thì đối với nữ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, khi mang thai, sinh con thì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con Theo Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chỉ cần

nữ bước sang tuổi 18 là kết hôn được Quy định này đã hạn chế phụ nữ khi đã kết hôn mà chưa đủ 18 tuổi thì không được tham gia các giao dịch, trong khi theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (về bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên Bên cạnh đó, Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2004 quy định đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới

có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Như vậy, nếu theo Luật HN&GĐ năm 2000, nữ bước sang tuổi 18 mà kết hôn, nếu sau khi kết hôn và đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ 18 tuổi thì họ không thể yêu cầu ly hôn được Do vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nữ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn để phù hợp với Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự Đồng thời, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân

sự phải có người đại diện, trong khi đó thì về mặt lý luận không thể đại diện trong việc kết hôn Như vậy, quy định tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ là đủ 18 tuổi nhằm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ, đảm bảo phụ nữ có thể tự mình thực hiện được các quyền khi xác lập quan hệ hôn nhân, đảm bảo nữ được thể hiện

Trang 26

sự tự nguyện của mình khi kết hôn Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng

2.1.2 Về sự tự nguyện khi kết hôn

Quy định về sự tự nguyện của nam nữ khi kết hôn cũng là bảo vệ quyền

của phụ nữ Kết hôn là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà

trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ hòa thuận Vì vậy, việc kết hôn là việc “quan trọng, đại sự”, do đó phải do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định Họ phải xuất phát từ tình cảm của nam và nữ là thực sự yêu thương nhau, mong muốn được kết hôn trở thành vợ chồng Điều

39 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về HN&GĐ có quyền tự do kết hôn” Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b

Khoản 1 Điều 8) Tự nguyện kết hôn là không có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối để kết hôn đồng thời phải có sự nhất trí giữa các bên Nam, nữ khi kết hôn phải được tự do bày tỏ ý chí của mình là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau Ý chí của các bên phải được thực hiện bằng hình thức nhất định, đó là sự bày tỏ ý chí Nhờ có sự này tỏ ý chí mới có thể đánh giá và hiểu được ý chí của các bên Pháp luật đồi hỏi sự bày tỏ ý chí của các bên nam nữ phải thống nhất với ý chí thực của họ Nếu sự bày tỏ ý chí của các bên nam, nữ không phản ảnh được đúng ý chí của họ có thể bị coi là thiếu sự tự nguyện trong kết hôn, theo căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật thì việc kết hôn do vi phạm sự tự nguyện

có thể bị hủy Để xác định nam nữ có tự nguyện kết hôn hay không phải căn cứ vào sự vi phạm của họ Vi phạm sự tự nguyện là có hành vi lừa dối, cản trở, cưỡng ép kết hôn của một trong hai bên chủ thể kết hôn với chủ thể còn lại hoặc, hành vi cưỡng ép

Theo khỏa 9 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích thì cưỡng ép kết

hôn “Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái ý muốn của họ” Hành

Trang 27

vi cưỡng ép thông thường là hành vi của một trong hai hên chủ thể; hoặc những chủ thể có quan hệ họ hành thân thuộc như: trưởng họ, ông bà, cha mẹ… Trên thực tế, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên nhiều cô gái bị cha mẹ, người thân sắp đặt trong việc kết hôn, “cha mẹ đặt đau con ngồi đấy” Do đó, Luật HN&GĐ quy định nam, nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc kết hôn Có thể nói quy định này là con đường đi đến hạnh phúc của nam nữ, đặc biệt là của

phụ nữ Theo Ph.Ăngghen thì “sự luyến ái giữa đôi bên phải là lý do cao hơn hết thảy mọi lý do khác trong việc kết hôn’ 7 Quy định này cũng đã góp phần

bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ, hạn chế tình trạng

vi phạm quyền tự nguyện trong kết hôn

Như vậy, ý chí tự nguyện của nam, nữ là điều kiện cần thiết quyết định tính hợp pháp của hôn nhân Song, việc đánh giá sự tự nguyện không chỉ có căn cứ và sự tự nguyện của nam, nữ mà còn dựa trên sơ sở pháp lý mà mục đích của việc kết hôn, là mong muốn của những người kết hôn đạt tới Mục đích đó không có gì khác ngoài để được cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững Vì vậy, quy định này đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, người phụ nữ được phép kết hôn thoe

ý chí của mình, có quyền lựa chọn hoặc từ chối việc kết hôn

2.1.3 Về đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Có thể khẳng định rằng, quy định quan trong trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình là ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Trên nguyên tắc đó, từ khi ban hành đạo luật đầu tiên – Luật HN&GĐ năm 1959 cho đến nay là Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác (Khoản 2 Điều 5) Quy định này chính thức xoá bỏ chế độ đa thê ghi nhận

nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Pháp luật HN&GĐ thời kỳ phong kiến

và thời kỳ Pháp thuộc duy trì chế độ đa thê, bảo vệ quyền gia trưởng của người

7 Xem Ph.Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình chế độ tư hữu và của nhà nước

Trang 28

đàn ông trong gia đình Chế độ đa thê bị xóa bỏ và thay vào đó là hôn nhân một

vợ một chồng, tiến bộ, bình đẳng Xóa bỏ chế độ đa thê một mặt khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ, mặt khác là bảo vệ quyền của phụ nữ Vì mục đích của hôn nhân và nhằm xây dựng một gia đình, dân chủ, hoàn thuận, hạnh phúc và bền vững Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng mà còn giữ gìn nền tảng gia đình trong điều kiện kinh tế hiện nay

Nguyên tắc này được kiểm soát thông qua hành vi đăng ký kết hôn Khi kết hôn mà hai bên kết hôn cư trú ở hai địa phương khác nhau thì cần phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Căn cứ vào giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cơ quan đăng ký kết hôn có cơ sở để đăng ký kết hôn cho đôi nam nữ nếu hai bên đang trong tình trạng không có vợ, có chồng Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đang có vợ hoặc có chồng thì cơ quan đăng ký kết hôn có quyền từ chối đăng ký kết hôn cho họ

Như vậy, cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người khác là một quy định hướng tới bảo vệ quyền của phụ nữ Không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ bằng việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà pháp luật của nhà nước ta còn quy định biện pháp chế tài khi có hành vi vi phạm nguyên tắc này Theo Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2014 thì khi kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì việc kết hôn đó là trái pháp luật Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ và pháp luật về tố tụng dân sự khi có yêu cầu Đồng thời, việc kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn bị xử lý hành chính Nghị định 110/2013/NĐ – CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ “quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực

bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã” (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ), Điều 48 quy định:

Trang 29

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”

Trong trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội phạm thì bị xử lý theo

quy định của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1 Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính

về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm 2 Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn

duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” ( Điều 147)

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

tại Điều 182 như sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc

Trang 30

chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”

Có thể nói ghi nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng góp phần bảo vệ quyền của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới trong quan hệ HN&GĐ

2.2 Bảo vệ quyền của phụ nữ trong chế định quyền và nghĩa vụ của

vợ chồng

Trong hệ thống pháp luật nước ta dưới chế độ cũ đều thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng khi điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, người phụ nữ trong gia đình không thể bình đẳng với người chồng về mọi phương diện Các quyền lợi về nhân thân và tài sản của người vợ đều phụ

thuộc vào người chồng với quan niệm “chồng chúa vợ tôi”, “phu xướng phụ tùy”,“thuyền theo lái, gái theo chồng”, “gái có công, chồng không phụ” Như

vậy, người vợ ở đâu làm gì đều phải được sự đồng ý của người chồng Pháp luật hiện hành bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ vợ chồng được thể hiện trong các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

2.2.1 Trong quan hệ nhân thân của vợ chồng

* Về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng: Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Khoản 1 Điều 26), Luật HN&GĐ đã

quy định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa vợ và chồng Kế thừa và phát triển các quy định về quyền nhân thân giữa vợ và chồng của Luật HN&GĐ năm 2000 và

các Luật trước đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này

và các luật khác có liên quan” và “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng

và bảo vệ” (Điều 17 và 18) Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn

Trang 31

trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác (Điều 19) Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau và Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 21 và Điều 22) Ngoài ra, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú “Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính” (Điều 20) và “vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 23) Như vậy, quyền nhân thân của người phụ nữ trong gia đình với tư cách là người vợ cũng có tất cả cac quyền

và nghĩa vụ như người chồng Theo đó, quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định tương xứng nhau, quyền của người này được đảm bảo thực hiện bằng nghĩa

vụ của người kia và ngược lại Đồng thời, các quy định trên còn khẳng định, phụ

nữ, với tư cách là người vợ được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự, thân thể, uy tín Mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đều là vi phạm pháp luật và

bị xử lý nghiêm minh

* Quyền được đại diện của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng: Pháp

luật quy định vợ chồng có quyền đại diện cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch hoặc có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải

tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan (Điều 14 Luật HN&GĐ năm 2014) Bên cạnh đó, vợ chồng còn có thể đại diện cho nhau trong quan hệ kinh

doanh chung tại khoản 1 Điều 25: “Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh

Trang 32

chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác” Như vậy, việc quy định vợ, chồng diện cho nhau trước

pháp luật với tư cách là người giám hộ hoặc khi xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự hoặc trong kinh doanh thương mại đã khẳng định quyền của người phụ nữ ngang bằng với nam giới Khi sức khỏe tâm thần của người vợ cũng như chồng hoàn toàn bình thường thì không phát sinh quan hệ giám hộ Chỉ khi vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì khi đó mới phát sinh quan hệ giám hộ So sánh với pháp luật thời kỳ phong kiến và thời kỳ pháp thuộc thì vợ làm gì cũng phải được chồng cho phép hoặc đại diện Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mới khẳng định “người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Sắc lệnh số 90/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) Quy định này đã khẳng định địa vị pháp lý

và năng lực hành vi của người vợ Không những thế, trong từng trường hợp cụ thể, người vợ cũng có thể đại diện cho chồng khi chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trong các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại phù hợp với pháp luật Có thể nói quy định về các quyền nhân thân của vợ chồng chính là cơ sở pháp lý khẳng định quyền của người phụ nữ trong gia đình, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ

Như vậy, quy định quyền nhân thân của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền của phụ nữ trong gia đình, ngăn chặn tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng mà nận nhân chủ yếu là người vợ

2.2.2 Trong quan hệ tài sản của vợ chồng

Luật HNGĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế

độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận Đây là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với các Luật trước đó Theo đó nếu hai bên kết hôn

Trang 33

lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì phải lập văn bản thỏa thuận trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực (Điều 47) Nội

dung cơ bản của thỏa thuận về tài sản bao gồm: “Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan, tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản…” Quy định chế độ tài sản theo thỏa thuận phần nào thể hiện sự

tôn trọng các quyền của cá nhân, trong đó có quyền của người phụ nữ trong việc định đoạt tài sản trong hôn nhân Khi hai bên kết hôn không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản trong hôn nhân của họ theo quy định của pháp luật

Từ Điều 33 đến Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về chế độ tài sản của

vợ chồng theo quy định của pháp luật thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng

về quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng và đối với tài sản riêng của mỗi bên Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, vợ chồng

có tài sản sẽ hình thành sở hữu chung hợp nhất, và vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập tài sản chung, bình đẳng đối với tài sản chung và bình đẳng trong việc phân chia tà sản chung hợp nhất Quy định các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, riêng của vợ chồng Theo đó Luật HN&GĐ năm

2014 quy định vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập tài sản chung (Điều 33),

quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung (Điều 37) “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận” (khoản 1 Điều 35) Bên cạnh đó,

việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng khá phổ biến là người chồng tự ý định đoạt tài sản chung của vợ chồng gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người vợ và của gia đình Quy định tại Điều 34 Luật HN&GĐ năm

2014 về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng cũng thể hiện việc bảo vệ quyền của người phụ nữ về tài sản trong hôn nhân: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp

Trang 34

luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” Quy định này nhằm xóa bỏ tình trạng tài sản chung của vợ chồng là nhà ở, là quyền sử dụng đất nhưng trong Giất chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên người chồng (theo khảo sát là gần 70% Giấy chứng nhận ghi tên người chồng) Tình trạng này hạn chế quyền tiếp cận nguồn lực của người vợ và rất bất lợi cho người vợ trong trường hợp vợ chồng ly hôn Như vậy, quy định vợ chồng

có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình, bảo vệ quyền tài sản của người phụ nữ

Bên cạnh sở hữu chung, Luật HN&GĐ còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng Quy định này dựa trên Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân Do vậy, phụ nữ với tư cách là người vợ sau khi kết hôn những vẫn với tư cách là cá nhân nên có quyền sở hữu tài sản riêng Quy định này giúp cho phụ nữ có quyền độc lập về tài sản, có quyền định đoạt tài sản họ có trước khi kết hôn hoặc được tặng cho, thừa kế trong thời kỳ hôn nhân Khi đã có tài sản, độc lập và tự chủ về tài sản thì người phụ nữ có thể tự chủ trong cuộc sống, không bị

phụ thuộc vào chồng

2.3 Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong chế định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

2.3.1 Trong việc xác định cha, mẹ, con

Trước hết, bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ đối với con phải thể hiện trong việc thực hiện quyền của người mẹ, mà vấn đề quan trọng trước tiên là xác định họ là mẹ của những đứa trẻ do họ sinh ra Khi người phụ nữ sinh con thì

họ được xác định là mẹ của đứa trẻ, trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Pháp luật hiện hành bảo vệ quyền của người mẹ khi người phụ nữ sinh con không phụ thuộc vào việc họ có tồn tại hôn nhân hay là mẹ đơn thân khi sinh con

Do đó, khi họ đang có chồng mà có thai hoặc sinh con thì người chồng là cha của

Ngày đăng: 24/03/2018, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
27. Viện Ngôn ngữ học: "Đại Từ điển Tiếng Việt", NXB Văn hoá - Thông tin, H.,1999, tr.1239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin
29. Dự án VIE/97/P17 “Dân số và phát triển một số vấn đề cơ bản”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, trang.167-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và phát triển một số vấn đề cơ bản
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
30. Chủ biên: Wolfgang Benedek (tài liệu dịch), “Tìm hiểu về Quyền con người”, tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về Quyền con người”
Nhà XB: Nxb Tư pháp
32. ThS. Nguyễn Thanh Tâm “Một số nét khái quát về quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, Đặc san phụ nữ tháng 3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét khái quát về quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam
33. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), “Luật Hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Thông tin khoa học pháp lý, số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Năm: 1996
35. ThS. Ngô Thị Hường, “Bạo lực gia đình – một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ”, Tạp chí Luật học số (3/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình – một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ”
36. Bùi Thị Mừng “Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vè bảo vệ quyền phụ nữ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà nội… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vè bảo vệ quyền phụ nữ”
37. Bùi Thị Mừng “Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận án tiến sĩ luật học, Hà nội năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn
38. Lê Mai Anh, “Thực hiện tốt các quyền bình đẳng cơ bản theo CEDAW tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện tốt các quyền bình đẳng cơ bản theo CEDAW tại Việt Nam hiện nay”
39. ThS. Nguyễn Phương Lan, “CEDAW và vấn đề quyền bình đẳng giới trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CEDAW và vấn đề quyền bình đẳng giới trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”
40. Bùi Thị Mừng, “Một số vấn đề về việc bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ đơn thân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về việc bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ đơn thân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”
41. Bùi Thị Mừng, “Bảo vệ quyền của phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền của phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”
42. ThS. Trần Thị Huệ, “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ”,Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ”
43. TS. Nguyễn Hồng Bắc “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”
44. ThS. Nguyễn Phương Lan, “Quyền làm mẹ của người phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền làm mẹ của người phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam”
45. ThS. Nguyễn Thị Lan “Quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học số đặc san phụ nữ (3/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”
46. Ph. Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của Nhà nước (1961), NXB tự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của Nhà nước (
Tác giả: Ph. Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của Nhà nước
Nhà XB: NXB tự thật
Năm: 1961
2. Bộ Luật dân sự Bắc kỳ năm 1931 3. Bộ Luật dân sự Trung kỳ năm 1936 4. Bộ Luật dân sự Sài Gòn năm 1972 Khác
6. Luật Gia đình ngày 20/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm Khác
8. Sắc Luật số 15/64 Sài Gòn ngày 23/7/1964 9. Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w