Chiến lược phát triển sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sảnphẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù hợp vớicác kha
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đèn LED (Light Emitting Diode) được đánh giá là vượt trội so với các loạibóng đèn đang lưu hành (như đèn tròn, đèn huỳnh quang, đèn Compact, đèn cao áp )và trong vòng 15 ÷ 20 năm nữa sẽ thay thế các loại đèn khác trong lĩnh vực chiếu sángtoàn cầu Hiện nay, điện trong chiếu sáng thông thường chiếm từ 20% ÷ 25% lượngđiện tiêu thụ của mỗi quốc gia, nếu sử dụng đèn LED thay thế sẽ giảm được một tỷ lệrất đáng kể
Tại Việt Nam, theo Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả (VNEEP), nếu sử dụng đèn LED để thay cho đèn sợi đốt, sẽ tiết kiệmđược trên 88% điện tiêu thụ, ngoài ra nếu thay thế cho các loại nguồn sáng khác thìhiệu quả về tiết kiệm điện còn cao hơn rất nhiều Với khả năng tiết kiệm điện năng rấtlớn của các loại đèn chiếu sáng LED, với tiềm năng to lớn của thị trường chiếu sáng ởViệt Nam [5]
Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (RALACO) là đơn vị tiên phongtrong lĩnh vực sản xuất nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng Chất lượng cao, hiệu suất cao,tiết kiệm điện và thân thiện môi trường tại Việt Nam Trong định hướng chiến lượckinh doanh và phát triển công ty giai đoạn 2011-2015, phát triển đèn LED được đặt ralà một yêu cầu cấp thiết và triển khai nhanh nhằm đóng góp tỷ lệ doanh thu trong cácnăm tiếp theo Nhưng một chiến lược phát triển sản phẩm riêng và chi tiết cho đènLED là chưa có, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ hạn chế so với tiềm năng thị trườnghiện nay
Một thách thức rất lớn với công ty trong sản xuất và cung cấp sản phẩm đènLED tại Việt nam đó là sự canh tranh khốc liệt khi nền kinh tế hội nhập sâu và WTO,với rất nhiều sản phẩm ngoại nhập, đặc biệt là của Trung Quốc, với giá thành thấpnhưng chất lượng không đảm bảo Để thực hiện việc này, Công ty cần có cái nhìn vềthực trạng về thị trường cũng như xu hướng sử dụng đèn LED tại Việt Nam cũng như
Trang 2các yếu tố nội lực của Công ty để từ đó đưa ra các giải pháp, các chiến lược phát triểnsản phẩm đèn LED phù hợp, vừa giảm giá thành sản phẩm, chất lượng tốt để nâng caotính cạnh trạnh và thích ứng đúng quy luật của thị trường
Với tư cách là cán bộ đang công tác tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông tại thị trường Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Học viên mong mỏi có thể đóng
góp phần nhỏ bé hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển của công ty, và đồng thời vào sự pháttriển chung nền kinh tế đất nước
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sau khi hoàn thành sẽ đạt được những mục tiêu như sau:
Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chiến lược phát triển sản phẩm chodoanh nghiệp
Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược kinh doanhhiện tại của công ty RALACO
Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED củacông ty RALACO
Xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm cho công ty RALACO đối vớisản phẩm đèn LED trong giai đoạn 2011-2015
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ cho dòng sản phẩm đèn LED của RALACOtrong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu được tiến hành trong thị trường Việt Nam và thời gian nghiêncứu phát triển sản phẩm trong giai đoạn phát triển 2011-2015
4 Phương pháp nghiên cứu
- Số liệu phân tích và nghiên cứu trong luận văn được thu thập, tổng hợp theo 2 nguồn:
Trang 3 Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin do các hãng sản xuất, cung ứng, dịch
vụ chiếu sáng cung cấp hoặc các số liệu khảo sát trực tiếp trên thị trường
Nguồn thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáovề các sản phẩm chiếu sáng thương mại bằng LED
- Phương pháp phân tích nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê, phương pháp mô hình hóa
5 Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn được tổng hợp và hệ thống hoá lại các lý thuyết cũng như công cụhữu hiệu được sử dụng trong việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh cũngnhư chiến lược phát triển sản phẩm nói riêng Với những cơ sở mang tính khoa học vàbài bản như vậy, luận văn là một tài liệu chuyên đề về xây dựng chiến lược phát triểnsản phẩm cho không chỉ Công ty mà còn cho các doanh nghiệp khác tham khảo
Luận văn được gắn trực tiếp và thực tế tình hình sản xuất kinh doanh củaRALACO– là một doanh nghiệp có uy tín và hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấpcác sản phẩm nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng Tính thực tiễn của đề tài là rất cao,những lý thuyết và công cụ khoa học được nghiên cứu sẽ được áp dụng, triển khai luônvới một đối tượng cụ thể, đó là Công ty Rạng Đông Qua đó, luận văn sẽ đóng gópđược cái nhìn toàn diện và sâu sắc khi xây dựng chiến lược sản phẩm đối với lãnh đạoCông ty trong giai đoạn phát triển 2011-2015
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì luận văn này có cấu trúc được trình bày thành 3chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết chiến lược phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Các căn cứ hình thành chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED cho Công
ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (RALACO) tại thị trường Việt Nam
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED cho RALACO tại thị
trường Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm sản phẩm và phát triển sản phẩm
1.1.1 Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, vớinhững ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng Sảnphẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình Những sản phẩmđược mua bán trên thị truờng bao gồm sản phẩm vật chất, dịch vụ, địa điểm, tổ chức vàý tưởng [11]
Sản phẩm chính là thành tố đầu tiên và quan trọng nhất của một chiến lượcmarketing hỗn hợp Nó là bộ phận trung tâm của kế hoạch marketing vì chính cácthuộc tính của sản phẩm sẽ quyết định khả năng làm hài lòng khách hàng Các quyếtđịnh về sản phẩm sẽ chi phối tất cả các thành tố khác của marketing hỗn hợp
Nhà kinh doanh cần suy nghĩ đầy đủ về ba cấp độ của sản phẩm, đó là:
- Cấp cơ bản nhất là sản phẩm cốt lõi, chính là dịch vụ hay ích lợi cơ bản mà khách
hàng thực sự mua Khách hàng mua sản phẩm vì những lợi ích mà họ có thể nhận được
từ sản phẩm đó [4]
- Cấp độ thứ hai là dạng cụ thể của sản phẩm đó, gọi là sản phẩm thực tê Các bộ phận
cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặc tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì và các thuộc tínhkhác phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cơ bản cho khách hàng
- Ngoài các cấp độ nói trên, còn có cấp độ thứ ba là sản phẩm gia tăng: tức là tập hợp
những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họmua sản phẩm đó Tất cả các lợi ích và dịch vụ được cấp thêm, cho phép phân biệt sảnphẩm của một công ty này với các công ty khác [4]
Trang 5Hình 1.1 Các cấp độ của sản phẩm
Hiện nay, ngoài 3 cấp độ sản phẩm như trên còn có một cấp độ nữa cũng phải
quan tâm Đó là sản phẩm tiềm năng, tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản
phẩm đó cuối cùng có thể nhận được trong tương lai Trong khi sản phẩm hoàn thiệnthể hiện những gì sản phẩm được đưa vào ngày hôm nay, thì sản phẩm tiềm năng lạichỉ nêu ra hướng phát triển khả dĩ của nó Đây chính là nơi công ty tìm kiếm tích cựcnhững cách thức mới để thoả mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm củamình
Sản phẩm được phân loại theo mục đích sử dụng: hàng tiêu dùng và hàng tưliệu sản xuất; theo thời gian sử dụng: hàng bền và hàng mau hỏng; theo đặc điểm cấutạo: sản phẩm hữu hình và dịch vụ; theo hành vi tiêu dùng của các loại hàng: hàngthuận tiện (thiết yếu, ngẫu hứng, cấp thiết), hàng shopping (mua có suy nghĩ), hàng đặcbiệt (độc đáo)
Khi quan tâm tới sản phẩm, một yếu tố quan trọng cũng cần được xem xét đólà các thuộc tính của sản phẩm [11]:
Trang 6- Chất lượng sản phẩm là khả năng của sản phẩm trong việc thực hiện những chức
năng mà người ta giao cho nó Điều này bao gồm độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, tính
dễ vận hành, sửa chữa
- Đặc tính của sản phẩm là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp Chúng có thể làm
cho sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
- Thiêt kê sản phẩm là quá trình thiết kế kiểu dáng và chức năng của sản phẩm Thiết
kế tốt sẽ làm tăng cả vẻ đẹp và tính hữu dụng của sản phẩm Nó là một khâu trong quátrình tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, dễ sử dụng, an toàn, chi phí sử dụng và sửa chữathấp, tiết kiệm trong sản xuất và phân phối
- Nhãn hiệu sản phẩm là một thuộc tính quan trọng của sản phẩm Nhãn hiệu có thể là
tên gọi, kiểu dáng, biểu tượng, hoặc bất cứ đặc điểm nào cho phép phân biệt sản phẩmcủa nhà cung cấp này với sản phẩm của nhà cung cấp khác
- Bao bì là việc thiết kế và sản xuất vật dụng chứa đựng sản phẩm Bao bì ngày càng
trở nên một công cụ marketing quan trọng vì nó mang lại cho doanh nghiệp lợi thếđáng kể so với các đối thủ cạnh tranh của mình
- Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm là các thành tố dịch vụ khách hàng trong chiến lược sản
phẩm Đó là những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng để họ có thể thụhưởng dễ dàng hơn các lợi ích mà sản phẩm đem lại
1.1.2 Khái niệm phát triển sản phẩm
Quá trình phát triển sản phẩm phải gắn liền với từng giai đoạn của chu kỳ sốngcủa sản phẩm Việc phát triển sản phẩm chính là thực hiện các biện pháp kinh doanh,các chiến lược maketing nhằm đưa sản phẩm ra thị trường, tới khách hàng một cách tốtnhất và phù hợp nhất
Trang 7Hình 1.2 Chu kỳ sống của sản phẩm
a, Giai đoạn giới thiệu sản phẩm:
Giai đoạn này cần phải có thời gian để trải sản phẩm ra một số thị trường vàđảm bảo vận chuyển cho các đại lý, nên nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ có thể làchậm Trong giai đoạn này, lợi nhuận âm hay thấp bởi vì mức tiêu thụ thấp, các chi phíphân phối và khuyến mãi rất lớn Nếu chỉ xem xét giá cả và khuyến mại thì ban lãnhđạo có thể theo đuổi một trong bốn chiến lược: chiến lược hớt váng chớp nhoáng, chiếnlược hớt váng từ từ, chiến lược xâm nhập chớp nhoáng và chiến lược xâm nhập từ từ
b, Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng mức tiêu thụ tăng nhanh Nhữngngười tiên phong thích sản phẩm và những người tiêu dùng đến sớm bắt đầu mua sảnphẩm đó Các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường vì bị hấp dẫn bởi những cơ hội
mở rộng sản xuất và lợi nhuận cao Trong giai đoạn này, công ty sử dụng một số chiếnlược để kéo dài mức tăng trưởng nhanh của thị trường càng lâu càng tốt Công ty theođuổi những chiến lược mở rộng thị trường này sẽ củng cố được vị trí cạnh tranh củamình [4]
Trang 8c, Giai đoạn trưởng thành
Tại một điểm nào đó, nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ sản phẩm sẽ chững lạivà sản phẩm bước vào giai đoạn trưởng thành tương đối Giai đoạn tăng trưởng kéo dàihơn so với các giai đoạn trước và nó đặt ra những giai đoạn ghê gớm đối với việc quảntrị Marketing
Giai đoạn trưởng thành có thể chia làm ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất, trưởngthành tăng trưởng, nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ bắt đầu giảm sút Thời kỳ thứ hai,trưởng thành ổn định, mức tiêu thụ tính trên đầu người không thay đổi, bởi vì thịtrường đã bão hoà Trong thời kỳ thứ ba, trưởng thành suy tàn, mức tiêu thụ tuyệt đốibắt đầu giảm, khách hàng chuyển sang những sản phẩm khác và những sản phẩm thaythế [8]
d, Giai đoạn suy thoái
Cuối cùng thì mức tiêu thụ của hầu hết các dạng sản phẩm và nhãn hiệu đềusuy thoái Mức tiêu thụ có thể tụt xuống đến số không hay có thể chững lại ở mức thấp.Mức tiêu thụ suy giảm vì một số lý do, trong đó sự tiến bộ về công nghệ, thị hiếu củangười tiêu dùng thay đổi, và mức độ cạnh tranh nội địa và nước ngoài gia tăng Nhiệm
vụ quan trọng với các Công ty là phải có được chiến lược Marketing trong giai đoạnsuy thoái, nghĩa là Công ty phải giải quyết một số nhiệm vụ và quyết định để xử lýnhững sản phẩm già cỗi
1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm
1.2.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Về mặt lịch sử, chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Sau
đó mới du nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội Hiện nay chiến lượcđược triển khai và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý Và chiến lược đã thực sựkhẳng định như là một hướng, một phương pháp quản lý có hiệu quả Hiện vẫn còn khánhiều quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh
Trang 9Theo giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của Bộ mônquản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế quốc dân: chiến lược kinh doanh là một bảngphác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng nhưcác phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Một cách tiếp cận phổ biến hiện nay xác nhận: Chiên lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất Có thể hiểu chiên lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kỳ nhất định [3]
Như vậy hiểu đơn giản thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính làviệc thiết lập các mục tiêu dài hạn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó
1.2.2 Khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm
Muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì phải làm chủ được cạnh tranh Nếu mộtcông ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiềusản phẩm, chất lượng cao là chắc chắn thu được nhiều lợi nhuận, điều này chẳng có gìlà chắc chắn Bởi vì đằng sau nó còn có hai vấn đề lớn mà nếu không giải quyết đượcthì mọi cố gắng của công ty đều vô nghĩa:
Một là, thị trường có cần và cần hết số sản phẩm công ty sản xuất ra hay không?
Hai là, giá thị trường công ty định bán người tiêu dùng đủ tiền mua hay không?Nếu doanh nghiệp không trả lời chính xác hai câu hỏi này thì có nghĩa là doanhnghiệp và thị truờng chưa có mối liên hệ mật thiết Trái với hình thức kinh doanh trên,nghĩa là hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào thị trường đó làmục tiêu của hoạch định chiến lược sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm là tổng thể các định hướng, các nguyên tắc vàcác biện pháp thực hiện trong việc xác lập một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòngsản phẩm và các món hàng sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từnggiai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm đó [4]
Trang 10Chiến lược phát triển sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sảnphẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù hợp vớicác khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trongtừng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đây là chiến lược nhằm tăngdoanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại [10].Một cách đơn giản thì chiến lược phát triển sản phẩm chính là đưa ra các kế sách,chương trình phù hợp các điều kiện của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanhnhằm thúc đẩy sản phẩm tiếp cận được khách hàng và bán hàng càng nhiều càng tốt.
1.2.3 Phân loại chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau Nếucăn cứ vào bản thân sản phẩm, chiến lược sản phẩm sẽ được chia thành năm loại: chiếnlược duy trì chủng loại, chiến lược hạn chế chủng loại, chiến lược phát triển chủng loạivà đổi mới chủng loại, chiến lược hoàn thiện sản phẩm, chiến lược khác biệt hoá sảnphẩm
Nếu căn cứ vào cặp sản phẩm/ thị trường thì người ta chia chiến lược sản phẩmthành các loại: Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có, chiến lược sảnphẩm hiện có trên thị trường mới, chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường hiện có,chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường mới, chiến lược sản phẩm mới trên thịtrường hiện có, chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới
1.2.4 Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm là một trong những chiến lược kinh doanh quantrọng mà bất cứ công ty nào khi tham gia vào một thị trường nào đều phải thực hiện vàphải thực hiện tốt Chiến lược phát triển sản phẩm chính là chiến lược cấp chức năng,là chiến lược của các bộ phận chức năng Chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng caohiệu quả hoạt động trong phạm vi Công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh,chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu
Chiến lược phát triển sản phẩm phải gắn mật thiết, có quan hệ hữu cơ và tương tácvới chiến lược kinh doanh, lấy chiến lược kinh doanh làm căn cứ xây dựng chiến lược
Trang 11sản phẩm Về nguyên tắc thì chiến lược phát triển sản phẩm phải phù hợp với chiếnlược kinh doanh của Công ty.
Cũng giống như bất kỳ chiến lược nào thì chiến lược phát triển sản phẩm và chiếnlược kinh doanh đều có những bước xây dựng chiến lược: Nghiên cứu môi trường bêntrong và bên ngoài, hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược, đánh giá tình hìnhthực hiện chiến lược
1.3 Vai trò chiến lược phát triển sản phẩm đối với doanh nghiệp
Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động trongchiến lược phát triển sản phẩm Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không đượcthiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt khôngthấy được trong dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy cái toàn thể Tạo cơ sở cho cácdoanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh cho các sản phẩm phù hợp vớimôi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thếcủa doanh nghiệp trong kinh doanh Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của công ty Cáclợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính
Giống như vai trò của chiến lược nói chung, Greenly đã ra các lợi ích sau đây: chophép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội; đưa ra những vấn đề khách quan về vấnđề quản trị; các lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện các hoạtđộng; tối thiểu hoá tác động của những thay đổi có hại; cho phép có các quyết địnhchính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đã thiết lập; thể hiện sự phân phối hiệuquả thời gian và các nguồn lực cho các cơ hội đã xác lập; giảm thiểu thời gian cho sựđiều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc quyết định đặc biệt; là cơ sở hình thành cơcấu thông tin nội bộ [2]
1.4 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
1.4.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Có nhiều tác giả nghiên cứu về chiến lược, nên cũng nhiều tác giả viết về quảntrị chiến lược với những cách trình bày khác nhau Trong suốt quá trình phát triển củamình thì quá trình quản trị chiến lược là quá trình thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sựtham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức
Trang 12Theo Gary D.Smith thì “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môitrường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thựchiện và kiểm tra thực hiện các quyết định nhằm đạt mục tiêu đó trong môi trường hiệntại cũng như tương lai”[10] Theo Fred R.David thì “Quản trị chiến lược có thể đượcđịnh nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyếtđịnh liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đềra”[3]
Như vậy có thể hiểu quản trị chiến lược là một nghệ thuật nhưng có tính khoahọc trong việc xây dựng (hoạch định) chiến lược, tổ chức thực thi chiến lược và đánhgiá chiến lược Các yếu tố trên sẽ cấu thành một Mô hình về quản trị chiến lược toàndiện và được áp dụng phân tích xuyên suốt của luận văn này
Chiến lược phát triển sản phẩm chính là một chiến lược chức năng Trong mộtdoanh nghiệp thì thường có hệ thống chiến lược được chia làm 3 cấp: chiến lược cấpcông ty (là các chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty theo một giaiđoạn), chiến lược cấp đơn vị kinh doanh nhỏ hơn và chiến lược cấp chức năng Vì vậy,cung giống như một chiến lược nói chung, chiến lược phát triển sản phẩm sẽ đượcnghiên cứu và triển khai theo các bước của Mô hình quản trị chiến lược toàn diệnnhưng được gắn với sản phẩm cụ thể
Như vậy, một chiến lược phát triển sản phẩm cũng sẽ sử dụng đầy đủ cácphương pháp và công cụ của Mô hình quản trị chiến lược toàn diện, trải qua 3 giaiđoạn: xây dựng chiến lược sản phẩm (phân tích môi trường bên ngoài và bên trong củasản phẩm, lựa chọn chiến lược sản phẩm, quyết định chiến lược sản phẩm), thực hiệnchiến lược sản phẩm (xây dựng các mục tiêu, biện pháp về marketing nhằm đưa rachính sách và phân bổ nguồn lực phù hợp) và đánh giá chiến lược đã lựa chọn
Thông tin phản hồi
Xác định lại mục tiêu kinh doanh
Phân tích môi trường bên trong Nhận diện điểm yếu, điểm mạnh
Thiết lập mục tiêu dài hạn
Thiết lập mục tiêu ngắn hạn
Thiết lập mục tiêu hàng năm
Đưa
ra các chính sách
Phân phối nguồn lực
Đo lường và đánh giá thực hiện chiến lược
Trang 13Hình 1.3 Sơ đồ Mô hình quản trị chiên lược toàn diện
1.4.2 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
Xây dựng chiến lược sản phẩm hay còn gọi là hoạch định chiến lược sản phẩmlà giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình quản trị chiến lược sản phẩm Trong giai đoạn này, cần xác định tầm nhìn, sứ mệnh các mục tiêu chiên lược cho dòng sản phẩm của tổ chức cũng như việc phát triển
sản phẩm trong tương lai
Theo Giáo sư Michael Porter thì “xây dựng/lập chiến lược chẳng qua là việclựa chọn làm sao để một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnhtranh” Nhưng để làm được điều đó thật không đơn giản Để hoạch định được chiếnlược cần có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; nắm vững kỹ thuật phân tích, đánh
Trang 14giá các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong; xác định đúng cơ hội, tháchthức, điểm mạnh và điểm yếu; sử dụng thành thạo các công cụ để kết hợp và lựa chọnchiến lược [10].
Theo quan điểm của tác giả thì xây dựng chiến lược là quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để lựa chọn làm sao cho doanh nghiệp phát huy được hiệu quả lợi thê cạnh tranh tốt nhất Như vậy, trong giai
đoạn này cần tập trung phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong liênquan tới phát triển sản phẩm, xác định chính xác các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểmyếu, trên cơ sở đó kết hợp các chiến lược và lựa chọn được những chiến lược sản phẩmthích hợp
Hình 1.4 Quy trình và các công cụ hoạch định chiên lược 1.4.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm rất nhiều yếu tố: những lực lượng, những thể chế xảy ra bên ngoài, tổ chức không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tới hoạt động vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Sự thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ kéotheo sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng với những chủng loại sản phẩm, dịch vụ
Mục đích của việc nghiên cứu môi trường bên ngoài là phát hiện một danhmục có giới hạn các cơ hội mà môi trường bên ngoài có thể mang lại cho doanh nghiệp
Ma trận đánh giá các
yếu tố môi trường vi
mô, vĩ mô (EFE)
Ma trận đánh giá các
yếu tố môi trường
bên trong (IFE)
Ma trận kết hợp chiến lược: nguy
cơ, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh (SWOT)
Ma trận quyết định chiến lược
có khả năng định lượng (QSPM)
Trang 15bên ngoài phải được thực hiện khách quan, liên tục và trên cơ sở các thông tin đầy đủ,chính xác, nhanh nhạy và sáng tạo
Môi trường bên ngoài được chia làm 2 loại:
- Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp,
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp Môitrường này được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế (tốc độ tăngtrưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu, hệthống thuế và các mức thuế ), chính trị và pháp luật (hệ thống các quan điểm, đườnglối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trịngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực vàtrên thế giới), văn hóa-xã hội (là tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần
do con người kiến tạo nên, bao gồm các yếu tố: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ,cách cư xử và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mỹ và giáo dục), nhân khẩu (quy
mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghềnghiệp ), môi trường tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai,sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sựtrong sạch của môi trường nước và không khí ), kỹ thuật công nghệ (những lực lượngtạo nên các công nghệ mới, tạo nên các sản phẩm mới và các cơ may thị trường: sự rađời của công nghệ mới, những khuyến khích tài trợ của chính phủ cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển, luật chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ bảnquyền, tác quyền ) và môi trường toàn cầu (môi trường của các thị trường mà doanhnghiệp có liên quan)
- Môi trường vi mô: là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp, phần lớn các
hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp đều xảy ra trực tiếp trong môi trường này.Theo Michael E.Porter, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh có thể giúp các nhà quản trịchiến lược phân tích môi trường vi mô, nhận diện được những cơ hội, nguy cơ từ môitrường này Đó là: nguy cơ nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng/những
Trang 16người nhập ngành; sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp; sức mạnh đàm phán củangười mua; đe doạ các sản phẩm thay thế; cường độ cạnh tranh giữa những doanhnghiệp hiệu hữu trong ngành Các lực lượng cạnh tranh càng mạnh, càng hạn chế khảnăng của các doanh nghiệp hiện tại trong việc tăng giá và thu được lợi nhuận cao hơn.Tính chất tác động của các lực lượng cạnh tranh có thể thay đổi theo thời gian và bịảnh hưởng bởi các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành [3].
1.4.2.2 Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệthống bên trong của nó Để tồn tại và phát triển mọi doanh nghiệp đều phải tiến hànhcác hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/kinh doanh/tác nghiệp, nghiên cứuvà phát triển, marketing và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phậnchức năng
Phân tích môi trường bên trong nhằm nhận diện đúng những điểm mạnh, điểmyếu, trên cơ sở đó xác định chính xác các yếu tố thành công cốt lõi, những lợi thế cạnhtranh của tổ chức Bối cảnh để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức chính là dâychuyền giá trị của nó; Đồng thời phải phân tích các chức năng hỗ trợ: quản trị, nhân sự,tài chính, marketing, hệ thống thông tin, hoạt động nghiên cứu, phát triển, quản trị rủiro Cần lưu ý rằng điểm mạnh điểm yếu của tổ chức được xác định dựa trên cơ sở sosánh với các đối thủ cạnh tranh, việc phân tích môi trường bên trong sẽ trở nên vônghĩa, nếu thiếu sự so sánh một cách khoa học
Theo Fred David, phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp cần tậptrung nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động sau: quản trị (có 5 chức năng là: hoạch định,
tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát); marketing (gồm 9 chức năng: phân tích kháchhàng, mua, bán, hoạch định sản phẩm và dịch vụ, định giá, phân phối, nghiên cứu thịtrường, phân tích cơ hội, trách nhiệm đối với xã hội); tài chính, kế toán (khả năngthanh toán, cán cân nợ, vốn luân chuyển, lợi nhuận, vốn, tiền mặt ); sản xuất/tác
Trang 17nghiệp (có 5 chức năng: quy trình, công suất, hàng tồn kho, lực lượng lao động và chấtlượng); nghiên cứu và phát triển; hệ thống thông tin [3].
1.4.3 Thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm
Để có được một chiến lược phát triển sản phẩm thành công thì ngay từ khâuhoạch định đã phải chú trọng đến khâu tổ chức thực hiện, coi khâu này là một bộ phậnkhông thể thiếu của toàn bộ quá trình thì chiến lược hoạch định mới có tính khả thi cao
Giai đoạn thực hiện chiến lược cần triển khai 3 hoạt động cơ bản: xây dựng các
kế hoạch kinh doanh cho dòng sản phẩm hàng năm/ thiết lập các mục tiêu hàng năm,đưa ra các chính sách marketing cho sản phẩm và phân bổ nguồn lực phát triển sảnphẩm Trong suốt quá trình phải thể hiện tính nhất quán giữa mục tiêu ngắn hạn và mụctiêu dài hạn, giữa chiến lược phát triển sản phẩm của công ty với các kế hoạch kinhdoanh, giữa chiến lược phát triển sản phẩm của công ty với kế hoạch thực hiện của cácbộ phận và triển khai đến từng cá nhân, có làm được như vậy thì mới thực hiện đượcmục tiêu của giai đoạn thực hiện chiến lược: biến tuyên bố sứ mạng, biến các mục tiêu
cơ bản dài hạn, biến các chiến lược phát triển sản phẩm đã được hoạch định thành hiệnthực
Để thực hiện được điều đó cần xây dựng những biện pháp khoa học, có tínhkhả thi cao và phân bổ, sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
1.4.4 Đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm
Đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm là giai đoạn thứ 3 của quá trình quảntrị chiến lược phát triển sản phẩm, và tự thân nó cũng là một quá trình gồm ba hoạtđộng cơ bản: đánh giá lại những cơ sở cơ bản của chiến lược phát triển sản phẩm đãđược hoạch định; so sánh kết quả đạt được với những kỳ vọng các mục tiêu ngắn hạnvà dài hạn đã được đề ra; điều chỉnh lại kế hoạch phù hợp với những thay đổi của môitrường kinh doanh, điều chỉnh lại các hoạt động để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đãđề ra cho việc phát triển sản phẩm
Trang 18Đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm không chỉ là công cụ giúp tổ chứckiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình trong việc phát triển sản phẩm, xácđịnh chính xác những thành tựu cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục, uốn nắn lạinhững lệch lạc, giúp công ty luôn phát triển đúng hướng đi đã chọn (nếu hướng đi phùhợp), mà còn giúp công ty tiên đoán được những sự kiện có thể phát sinh, điều chỉnhlại chiến lược phát triển sản phẩm trong tương lai cho phù hợp, để có thể nắm bắt đượcnhững cơ hội, vượt qua được thách thức, thậm chí có thể biến thách thức thành cơ hộiphát triển cho mình
1.5 Các phương pháp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
Để xây dựng/hoạch định chiến lược người ta thường sử dụng những công cụnhư: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô (EFE), ma trận đánh giá cácyếu tố môi trường bên trong (IFE), ma trận kết hợp chiến lược (SWOT), ma trận hoạchđịnh chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
1.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài – EFE (External Factor Evaluation)
Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếucủa môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp Ma trận EFE giúp các nhàquản trị chiến lược đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những
cơ hội và nguy cơ, đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gâykhó khăn cho doanh nghiệp
Để xây dựng được ma trận EFE thường có 5 bước thực hiện như sau [10]:
Bước 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng
lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp và ngành kinh doanh của nó
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (quan trọng
nhất) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh
hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của
Trang 19một số nguy cơ cũng có thể nhận được mức phân loại cao nếu có đặc biệt nghiêmtrọng, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp Mức phân loại được xác định trên cơ sở sosánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc bằng phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm.
Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy
thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4- phản ứngtốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu Các hệ số nàyđược xác định bằng phương pháp chuyên gia, dựa trên kết quả hoạt động (hiệu quả củachiến lược hiện tại) của doanh nghiệp Như vậy, sự phân loại mức độ quan trọng ởbước 2 dựa theo ngành còn hệ số phân loại ở bước 3 dựa trên thực trạng mức độ phảnứng của doanh nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về
tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả yếu tố để xác định tổng số
điểm quan trọng của doanh nghiệp Tổng số điểm quan trọng đánh giá mức độ phảnứng của doanh nghiệp với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, điều đó cũng
có nghĩa là, các chiến lược hiện hành của doanh nghiệp đã tận dụng được hay khôngnhững cơ hội bên ngoài và mức độ né tránh, giảm thiểu một cách hiệu quả những thiệthại doa các nguy cơ do môi trường bên ngoài gây ra
Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yêu tố bên ngoài của doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ
quan trọng
Hệ số
phân loại
Số điểmquan trọngYếu tố cơ hội 1
Yếu tố cơ hội 2
Yếu tố nguy cơ 1
Yếu tố nguy cơ 2
1.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong – IFE (Internal Factor Evaluation)
Trang 20Đây là bước cuối cùng của quá trình phân tích môi trường bên trong của doanhnghiệp Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cơ bảncủa doanh nghiệp Ma trận cho thấy, những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huyvà những điểm yếu doanh nghiệp cần cải thiện, để nâng cao thành tích và vị thế cạnhtranh của mình Cũng giống như ma trận EFE, ma trận IFE là một công cụ quan trọng
để xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp và để hình thành ma trận cũng phải trải qua
5 bước cơ bản sau [10]:
Bước 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu
cơ bản, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (quan trọng
nhất) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh
hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của
nó Bất kể là điểm mạnh hay điểm yếu, yếu tố được xem xét có mức độ ảnh hưởng lớnnhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phân loại tầm quan trọng ở mứccao nhất Tổng các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,00
Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy
thuộc vào mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp, trong đó: 4- phản ứng tốt; 3-phản ứngtrên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu Các hệ số này được xác địnhbằng phương pháp chuyên gia, dựa trên kết quả hoạt động (hiệu quả của chiến lượchiện tại) của doanh nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về
tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả yếu tố để xác định tổng số
điểm quan trọng của doanh nghiệp Bất luận tổng số các điểm mạnh, điểm yếu chủ yếuđược xác định là bao nhiêu, thì tổng số điểm cao nhất mà một doanh nghiệp đạt đượcchỉ có thể là 4,00 và thấp nhất là 1,00 Tổng số điểm quan trọng trung bình đạt 2,50
Trang 21Các yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ
quan trọng
Hệ số
phân loại
Số điểmquan trọngYếu tố điểm mạnh 1
Yếu tố điểm mạnh 2
Yếu tố điểm mạnh 3
Yếu tố điểm yếu 1
Yếu tố điểm yếu 2
1.5.3 Ma trận kết hợp chiến lược - SWOT
Ma trận SWOT là từ viết tắt của 4 từ ghép lại, đó là: Strong (điểm mạnh) – Weak (điểm yếu) – Opportunity (cơ hội) – Threat (nguy cơ) Ma trận SWOT được xây
dựng để kết hợp được các yếu tố của môi trường bên ngoài với các yếu tố của môitrường bên trong hình thành chiến lược, trong thực tế mà trận SWOT được coi là công
cụ chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất, được sử dụng phổ biến, thường xuyên nhất Chẳng hạn,
một doanh nghiệp có vốn luân chuyển dư thừa (điểm mạnh bên trong) có thể kết hợpvới cơ hội bên ngoài – ngành điện hạt nhân đang được nhà nước quan tâm đầu tư pháttriển, cho hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt nên tỷ suất lợi nhuận rất cao, bằng chiến lược:đầu tư xây dựng một nhà máy điện hạt nhân Ví dụ này mô tả sinh động sự kết hợp đơngiản một – một
Ma trận SWOT được xây dựng gồm 9 ô chữ nhật Trong đó, 4 ô chứa đứngnhững yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược và 1 ô luôn luôn để trống (ô phía trên bên trái):
Bảng 1.3 Ma trận kết hợp chiến lược SWOT
Cơ hội chủ yếu (O)1
Trang 22Các chiến lược ST1.
2 Sử dụng các Điểm
3 mạnh để né tránh
4 Nguy cơ5
Điểm yếu chủ yếu (W)
2 Sử dụng các Điểm
3 yếu để khai thác
4 Cơ hội5
Các chiến lược WT1
2 Sử dụng các Điểm
3 yếu để vượt qua
4 Nguy cơ5
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị hình thành bốnnhóm chiến lược sau [3]:
- Chiến lược điểm mạnh – Cơ hội (SO): phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội
- Chiến lược điểm yếu – Cơ hội (WO): Khắc phục điểm yếu tận dụng cơ hội
- Chiến lược điểm mạnh – Nguy cơ (ST): Phát huy điểm mạnh vượt qua nguy cơ
- Chiến lược điểm yếu – Nguy cơ (WT): Khắc phục điểm yếu vượt qua nguy cơ
Các chiên lược SO phát huy được những điểm mạnh bên trong để đón nhận
những cơ hội bên ngoài Tất cả những nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ởvào vị trí mà những điểm mạnh bên trong được sử dụng để tận dụng những cơ hội củamôi trường bên ngoài Chẳng hạn, Công ty Mercedes Bens với bí quyết kỹ thuật vàdanh tiếng về chất lượng (điểm mạnh bên trong) có thể tận dụng cơ hội gia tăng nhucầu các loại xe hơi cao cấp (cơ hội bên ngoài) bằng cách xây dựng một nhà máy sảnxuất mới (chiến lược SO) Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO,
ST và WT để tổ chức có thể dịch chuyển vào vị trí giúp học có thể áp dụng các chiến
Trang 23chúng trở thành điểm mạnh Khi một tổ chức phải đối đầu với những đe dọa nguy hiểmthì nó sẽ tìm cách né chúng, hoặc biến chúng thành những cơ hội có thể tận dụng.
Các chiên lược WO nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong để năm bắt
những cơ hội bên ngoài Đôi khi, những cơ hội bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanhnghiệp do có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này Chảhạn, trên thị trường đang có nhu cầu lớn đối với các thiết bị điện tử để kiểm soát sốlượng và định giờ cho hệ thống bơm phun nhiên liệu trong động cơ xe hơi (cơ hội)nhưng một nhà sản xuất bộ phận xe hơi nào đó có thể thiếu những kỹ thuật sản xuất racác loại thiết bị này (điểm yếu) Chiến lược WO khả thi có thể là tiếp nhận kỹ thuật nàybằng cách liên doanh với công ty có khả năng về lĩnh vực vừa nêu Một chiến lược WOkhác là có thể thuê mướn hoặc huấn luyện nhân viên có những kỹ năng cần thiết
Các chiên lược ST sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh hay giảm
thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoài Điều này không
có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn có đủ khả năng né tránh hoặc vượt qua nhữngmối đe dọa từ môi trường bên ngoài Công ty General Motors (GM) là mộ ví dụ điểnhình, vào thập niên 60 của thế kỷ 20, khi Ralph Nader (mối đe dọa bên ngoài) sản xuấtđược bộ phận an toàn cho xe hơi Corvair GM đã sử dụng điểm mạnh của mình (về quy
mô và ảnh hưởng) để chế nhạo Nader nhưng không những không đè bẹp được Nadermà sự đối đầu trực tiếp này còn gây ra rất nhiều khó khăn cho GM mãi đến nhiều nămsau Giờ đây, trong cơn đại khủng hoảng toàn cầu, GM (cũ) đã không vượt qua nổinhững nguy cơ từ môi trường bên ngoài và đã phá sản
Các chiên lược WT là những chiến lược phòng thủ, khắc phục những điểm yếu
bên trong để né tránh những mối đe dọa của môi trường bên ngoài Một tổ chức phảiđối đầu với vô số những mối đe dọa từ bên ngoài, trong khi bên trong tồn tại không ítđiểm yếu có thể sẽ lâm vào tình trạng sụp đổ Trong thực tế, một doanh nghiệp như vậy
sẽ phải vật lộn đấu tranh để tồn tại, bằng cách liên kết, hạn chế chi tiêu, thậm chí tuyênbố phá sản hay chịu vỡ nợ
Trang 24Theo Fred R.David, để lập được một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước như sau [10]:
1 Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (O1,O2, O3 );
2 Liệt kêê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp(T1, T2, T3 );
3 Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2, S3 )
4 Liệt kê những điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2, W3 )
5 Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thànhchiến lược SO
6 Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài hình thànhchiến lược WO
7 Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài hình thànhchiến lược ST
8 Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài hình thànhchiến lược WT
Phân tích SWOT, đặc biệt phân kết hợp các yếu tố bên trong với các yếu tố bênngoài để hình thành chiến lược, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi nhà quản trịphải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt mới có thể đưa ranhững kết hợp đúng đắn, khoa học
Mục đích của mỗi công cụ kết hợp trong phân tích SWOT là đề ra được cácchiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lượcnào tốt nhất Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trậnSWOT đều sẽ được lựa chọn để thực hiện Hay nói cách khác là SWOT mới chỉ giúpđưa ra những phác họa có tính gợi ý về các chiến lược của doanh nghiệp-các phươngán chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ chưa đưa ra được chiến lược cuối cùng chodoanh nghiệp Để có được chiến lược mong muốn còn phải thực hiện giai đoạn quyết
Trang 25định lựa chọn chiến lược với công cụ chủ yếu là Ma trận hoạch định chiến lược có khảnăng định lượng (QSPM).
1.5.4 Ma trận quyết định chiến lược có khả năng định lượng - QSPM
Ma trận QSPM – Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng lựa chọn(Quantitative Strategic Planning Matrix) là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị
có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn Cũng như cáccông cụ được sử dụng trong quá trình hoạch định chiến lược khác, ma trận QSPM đòihỏi sự phán đoán nhạy bén, chính xác bằng trực giác từ các chuyên gia, nhà quản trị
Mô hình nguyên lý Ma trận QSPM được mô tả dưới đây [3]: cột bên trái của
ma trận bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài và hàng trên cùng bao gồm cácchiến lược khả thi có khả năng lựa chọn (lấy từ kết quả phân tích SWOT) Hàng trêncùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ
ma trận SWOT Tuy nhiên, không phải tất cả cá chiến lược kết hợp được trong phântích SWOT đều được đánh giá trong ma trận QSPM Các chiến lược gia cần sử dụngcác phán đoán bằng trực giác để lựa chọn các chiến lược của ma trận QSPM
Bảng 1.4 Mô hình nguyên lý Ma trận QSPM
Các yếu tố chính
(yếu tố thành công chủ yếu) Hệ số
phân loại
Các chiến lược có thể lựa chọn
Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược
3
Các yếu tố bên trong
Quản trị
Marketing
Tài chính/kế toán
Sản xuất/thực hiện
Nghiên cứu và phát triển
Các hệ thống thông tin
Các yếu tố bên ngoài
Kinh tế
Trang 26Chính trị/luật pháp/Chính phủ
Xã hội/Văn hóa/Dân số
Kỹ thuật
Cạnh tranh
Phân loại các yêu tố bên trong: 1 = rất yêu; 2 = yêu; 3 = mạnh; 4 = rất mạnh
Phân loại các yêu tố bên ngoài: 1 = phản ứng của doanh nghiệp rất yêu kém;
2 = phản ứng của doanh nghiệp ở mức trung bình;
3 = phản ứng của doanh nghiệp trên trung bình;
4 = phản ứng của doanh nghiệp rất tốt
Số điểm hấp dẫn: 1 = yêu nhất, 2 = yêu, 3 = mạnh, 4 = mạnh nhất
Dựa trên các khái niệm, ma trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiếnlược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố chủ yếu trong môi trườngbên ngoài và bên trong của doanh nghiệp Tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lượctrong nhóm các chiến lược có thể thay thế được tính toán bằng cách lấy hệ số phân loạicủa mỗi yếu tố nhân với điểm hấp dẫn của nó Số lượng chiến lược được so sánh trongmột ma trận QSPM là không giới hạn và có thể sử dụng nhiều ma trận để so sánh nhiềunhóm chiến lược Nhưng cần lưu ý: chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới
có thể so sánh với nhau trong cùng một ma trận QSPM
Để xây dựng được ma trận này, quá trình bao gồm 6 bước cơ bản sau [3]:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu/điểm mạnh quan
trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận Các thông tin nên lấy trực tiếp từ ma trận
EFE và IFE Ma trận QSPM nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọngbên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài Sự
phân loại này cũng giống như trong ma trận EFE và ma trận IFE Sự phân loại này
Trang 27được thể hiện trong cột dọc bên phải của cột các yếu tố thành công quan trọng bênngoài và bên trong.
Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn phân tích ma trận SWOT và xác định các
chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện Ghi lại các chiến lượcnày trên hàng đầu tiên của ma trận QSPM Tập hợp các chiến lược cụ thể thành cácnhóm riêng biệt, có thể có nhiều nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp
Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn (AS- Attractiveness Score), đó là giá trị bằng số
biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thểthay thế nào đó Số điểm hấp dẫn được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố thànhcông quan trọng bên trong và bên ngoài, từng yếu tố một và đặt câu hỏi “yếu tố nàyảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn các chiến lược đã được đánh giá” Nếu câu trảlời là có thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan đến các yếu tố quan trọng
Xét về một yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược
để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với cá chiến lược khác Sốđiểm hấp dẫn được phân từ 1, 2, 3 đến 4 với các mức độ từ Không hấp dẫn, Ít hấp dẫn,Khá hấp dẫn đến Rất hấp dẫn Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là “không”, nghĩa làyếu tố thành công quan trọng này không có sự ảnh hưởng tới sự lựa chọn, thì khôngchấm điểm cho các nhóm chiến lược này Như vậy cột xác định điểm hấp dẫn thể hiệnsố điểm hấp dẫn của mỗi yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng quyết định đếnsự thành công của chiến lược lựa chọn
Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS – Total Attractiveness Score) Tổng số điểm hấp
dẫn là kết quả của nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trongmỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành công quan trọng bên trong và bênngoài ở cột bên cạnh thì tổng điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗichiến lược được lựa chọn Tổng số điểm càng cao thì càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tốthành công quan trọng ở bên cạnh)
Trang 28Bước 6: Tính tổng cộng các số điểm hấp dẫn (Tổng các TAS) Đó là phép cộng của
tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM Cộng tổng các số điểmhấp dẫn biểu thị chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khànăng được lựa chọn Xét về tất cả cá yếu tố thành công quan trọng bên trong và bênngoài thích hợp có thể ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược thì điểm số càng cao
sẽ biểu thị chiến lược càng hấp dẫn Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấpdẫn trong một nhóm chiến lược nào đó cho thất tính hấp dẫn tương đối của chiến lượcnày so với chiến lược khác
Ưu điểm của ma trận QSPM là nó đòi hỏi các chiến lược gia phải kết hợp cácyếu tố thích hợp bên trong và bên ngoài vào quá trình quyết định Phát triển một matrận QSPM sẽ là giảm khả năng bỏ qua hay không đánh giá phù hợp cá yếu tố thenchốt Ma trận QSPM thu hút sự chú ý vào các mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng tớiviệc quyết định chiến lược Dù việc phát triển ma trận QSPM đòi hỏi một số các quyếtđịnh chủ quan, nhưng các quyết định này không những không ảnh hưởng lớn đến độchính xác của các lựa chọn, mà còn có thể giúp đưa ra quyết định phù hợp nhất cho tổchức Một điều quan trọng để đảm bảo việc triển khai ma trận QSPM có hiệu quả tốtcho doanh nghiệp thì phải đảm bảo thông tin nhập vào ở giai đoạn phân tích ma trậnEFE và IEF cũng như giai đoạn phân tích ma trận SWOT có chất lượng tốt
Trang 29Tóm tắt nội dung Chương 1
Thị trường chiếu sáng tại Việt Nam là rất to lớn, đặc biệt cho các loại nguồn sánghiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng, trong đó đặc biệt là đèn LED Nhu cầu ngàycàng cao phù hợp với những chủ trương và xu thế của Đảng và Nhà nước ta về sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả Mặt khác, những sản phẩm chiếu sáng “nội” đangchịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm nước ngoài khi nền kinh tế Việt Namđang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu
Với vai trò là nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nguồn sáng chấtlượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường thì việc nghiêncứu và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED của Công ty trong thời giantới là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của Công ty
Cũng giống như bất kỳ một chiến lược nói chung thì chiến lược phát triển sản phẩmcũng phải trải qua các bước cơ bản của việc xây dựng một chiến lược và sau đó gắn tớilĩnh vực cụ thể là sản phẩm Song song với quá trình xây dựng chiến lược phát triểncũng phải tìm hiểu sản phẩm và đặc tính liên quan của sản phẩm, chu kỳ sống của sảnphẩm… Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinhdoanh của Công ty, phải có quan hệ hữu cơ và hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh Quá trình xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cũng sẽ được chia làm 3 giaiđoạn chính: hoạch định/xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm (với các công cụ như
ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM), thực hiện chiến lượcphát triển sản phẩm và đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm
Trang 30CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐÈN LED CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG (RALACO)
2.1 Giới thiệu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của RALACO
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của RALACO
Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông là đơn vị tiên phong trong lĩnhvực sản xuất nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng Chất lượng cao, Hiệu suất cao, Tiết kiệmđiện và Thân thiện môi trường tại Việt Nam
Hình thành và phát triển qua gần 55 năm, RALACO đã phát triển lớn mạnhkhông ngừng và đến nay là doanh nghiệp đứng đầu về sản xuất và cung cấp các sảnphẩm phích đựng nước nóng, sản phẩm chiếu sáng đa dạng, đồng bộ có chất lượng cao,các giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhằm nâng cao lợi ích người tiêu dùng, nâng caochất lượng cuộc sống
RALACO cũng là một trong số ít các doanh nghiệp thành công trên sân nhà,chiếm lĩnh thị trường, lấn át được các sản phẩm ngoại nhập Năm 2011 vừa qua, RạngĐông đạt doanh số 1.847,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 80 tỷ, thu nhập bình quân đầu ngườilên tới 7 triệu đồng một người một tháng Nộp ngân sách tăng hơn 12.5% so với nămtrước Đây cũng là năm thứ 22 liên tiếp Công ty tăng trưởng một cách liên tục, ổn địnhvà bền vững [9]
Ngày nay năng lực sản xuất của RALACO đạt 150 triệu sản phẩm bóng đènmột năm, 11,5 triệu sản phẩm phích nước, 7 triệu sản phẩm thiết bị chiếu sáng và 1,5triệu đèn bàn Có thể nói khối lượng sử dụng vật tư, nguyên vật liệu là rất lớn Pháttriển bền vững, đầu tư chiều sâu vào thế mạnh của mình, RALACO đã chủ động đầu tưnghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ Xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốcgia, xưởng thực nghiệm điện tử, thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển; đầu tưchiến lược vào đội ngũ con người, đội ngũ Khoa học kỹ thuật, giúp chủ động trong sản
Trang 31Công ty có hệ thống thương mại rộng khắp cả nước, bao gồm 05 Văn phòngđại diện tại miền Bắc, 06 Chi nhánh tại miền Trung và miền Nam, Ban doanh nghiệpdịch vụ và tư vấn, Ban kỹ thuật & Marketing, hơn 500 nhà phân phối, hơn 7500 cửahàng đại lý bán lẻ.
Hiện nay, Công ty có 02 cơ sở sản xuất:
- Trụ sở chính tại Hà Nội, được xây dựng năm 1958 với tổng diện tích trên 57000m²,toàn công ty bao gồm 13 phòng ban trực thuộc, Công ty có 04 xưởng sản xuất chia làm
15 ngành, gần 3000 cán bộ công nhân viên chức,14 dây chuyền sản xuất bóng đènhuỳnh quang compact, 04 dây chuyền sản xuất bóng đèn Huỳnh quang, 03 dây chuyềnsản xuất thiết bị chiếu sáng, 01 dây chuyền sản xuất đèn bàn
- Cơ sở 2 tại Khu Công nghiệp Quế Võ Bắc Ninh, được xây dựng năm 2006 với tổngdiện tích trên 62000m², bao gồm 02 lò thuỷ tinh hiện đại, 04 dây chuyền sản xuất phíchnước, 02 dây chuyền kéo ống huỳnh quang, 02 dây chuyền kéo ống thuỷ tinh khôngchì, 03 dây chuyền thổi vỏ bóng các loại
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của RALACO
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm: sản xuất kinh doanh cácsản phẩm bóng đèn, vật tư thiết bị điện, dụng cụ chiếu sáng, sản phẩm thủy tinh và cácloại phích nước; Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; Xuất nhập khẩutrực tiếp; Tư vấn và thiết kế chiếu sáng trong dân dụng, công nghiệp (không bao gồmdịch vụ thiết kế công trình); Sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng,công nghiệp; Dịch vụ quảng cáo thương mại; Dịch vụ vận chuyển hàng hoá
Sản phẩm hiện nay được Công ty tập trung sản xuất là: bóng đèn tròn các loại,bóng đèn huỳnh quang các loại (T10, T8 Galaxy, T8 Deluxe), bóng đèn Compact(CFL) các loại (hình dạng U, hình xoắn; bóng đèn compact công suất thấp, công suấtcao), bóng đèn LED các loại (đèn tròn LED, đèn bàn LED, bộ đèn Panel LED, ốp trầnLED, đèn sạc LED ) ,đèn bàn các loại, bộ đèn chiếu sáng các loại, thiết bị chiếu sángcác loại (chao chụp, máng đèn; các loại Balat, Stater đèn huỳnh quang, ), phích đựng
Trang 32nước nóng các loại (dung tích 1 lít, 2 lít, 3,2 lít, phích thân sắt, phích thân nhựa, phíchthân inox ).
Ngoài ra Công ty còn cung cấp các dịch vụ: tư vấn và thiết kế, sửa chữa và lắpđặt: chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng công nghiệp, chiếu sáng học đường, chiếu sángcông cộng, chiếu sáng doanh nghiệp, chiếu sáng nông nghiệp Dịch vụ khoa học kỹthuật và chuyển giao công nghệ
2.1.3 Bộ máy tổ chức của RALACO
Bộ máy tổ chức của RALACO được phân cấp và phân công quyền hạn trách nhiệm rõ ràng bằng các văn bản và điều lệ Công ty
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Công ty hiện nay là gần 3200người, trong đó lao động nữ chiếm 34,2%, lao động nam chiếm 65,8% Hầu hết các laođộng được bố trí phù hợp với năng lực Hàng năm Công ty có tổ chức đào tạo nghề cho
Trang 33công nhân, 100% CBCNV được đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và khámsức khoẻ định kỳ.
Lực lượng lao động của RALACO không chỉ ra tăng về lượng mà ngày càngphát triển về chất Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao đáng kể, đạt gần 7triệu đồng/người/tháng, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Dướiđây là số liệu thể hiện điều đó
Bảng 2.1 Thu nhập bình quân CBCNV Rạng Đông giai đoạn 2009-6 tháng 2012
Thu nhập bình quân/ người/tháng
2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của RALACO (2009 - 6 tháng 2012)
Rạng Đông là doanh nghiệp sản xuất các loại nguồn sáng và thiết bị chiếu sánglớn nhất trong nước Các doanh nghiệp trong nước khác có Điện Quang (thị trường chủyếu là miền nam), một số hãng nhỏ lẻ nhập khẩu phụ kiện về lắp ráp Các hãng nhậpkhẩu sản phẩm từ nước ngoài như Philip, Osram, Yankon chỉ chiếm một phần nhỏ,chủ yếu tập trung vào người có thu nhập cao (do giá sản phẩm đắt hơn hàng RạngĐông rất nhiều) Thị phần của RALACO ở miền Bắc là lớn nhất
Doanh thu hàng năm tăng liên tục hơn 21 năm kể từ sau năm thực hiện đổi mớinăm 1990 đến nay Đồ thị và bảng số liệu minh họa từ năm 2009 đến nay cho thấy tốcđộ tăng trưởng doanh số đạt trên 25%, lợi nhuận liên tục năm sau tăng hơn năm trước
Bảng 2.2 Doanh số tiêu thụ 2009 – 6 tháng 2012
(tỷ đồng)
Tăng trưởng cùngkỳ 2011 (%)
Lợi nhuận(tỷ đồng)
Tăng trưởng cùng kỳ
Trang 34Hình 2.2 Đồ thị doanh số, lợi nhuận từ 2009 - 6 tháng năm 2012
Mặc dù có sự chuẩn bị và đầu tư cho sản xuất đèn LED và các sản phẩm ứngdụng đèn LED từ năm 2009 nhưng qua hơn 2 năm cung cấp tại thị trường Việt Nam thìnhững dòng sản phẩm LED mới chỉ đóng góp được vào doanh số chung với tỷ lệ thấp,
6 tháng đầu năm 2012 có tỷ lệ chỉ khoảng 0,15% Qua bảng thu thập số lượng tiêu thụdưới đây có thể thấy sản lượng tiêu thụ các sản phẩm LED còn rất nhỏ bé và nhiều sảnphẩm chưa tiêu thụ được trên thị trường
Bảng 2.3 Sản lượng tiêu thụ các dòng sản phẩm đèn LED từ 2009 - 6 tháng 2012
2009
Năm2010
Năm2011
6 tháng năm2012
Trang 35Nguồn: Báo cáo số liệu tiêu thụ sản phẩm của Phòng Thị trường
2.2 Giới thiệu sản phẩm đèn LED của RALACO
2.2.1 Giới thiệu sơ bộ sản phẩm đèn LED của RALACO
LED là ghép ba chữ đầu của cụm từ tiếng Anh “Light Emiting Diode” nghĩa làđiôt phát sáng Phần chủ yếu của LED là một mảnh nhỏ chất bán dẫn có pha tạp chấtsao cho trong đó tạo ra được hai miền: miền p dẫn điện bằng lỗ trống (hạt tải mangđiện dương) và miền n dẫn điện bằng điện tử (hạt tải mang điện âm) Khi nối điện đitheo chiều thuận lỗ trống và điện tử bị đẩy theo hai chiều ngược nhau, chúng gặp nhau
ở lớp tiếp xúc p - n, tổ hợp lại và phát ra ánh sáng Tuỳ theo các mức năng lượng ở haibán dẫn tiếp xúc, ánh sáng phát ra có một màu xác định [16]
Hình 2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED
Lợi thế của sử dụng đèn LED là có hiệu suất sáng cao và tuổi thọ dài Dự báocho thấy đến năm 2020, hiệu suất phát quang của LED có thể đạt khoảng 200 lm/W,cao hơn nhiều so với các loại nguồn sáng hiện nay như bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnhquang, bóng đèn CFL, bóng đèn cao áp Nếu sử dụng đèn LED thay đèn sợi đốt loại 60
W có quang thông tương đương ta có thể giảm lượng điện tiêu thụ đến 53W Hiệu quảtiết kiệm điện và kinh tế của việc sử dụng bộ đèn LED so với đèn sợi đốt và đèn CFL,đèn huỳnh quang tuýp T10 và T8, đèn cao áp thuỷ ngân (HPM) và cao áp Sodium(HPS) và đèn cao áp Metal Halide (MH) là điều không cần bàn cãi
Trang 36Bảng 2.4 So sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bộ đèn LED 5W, tuổi thọ 60.000 giờ
thay đèn CFL và đèn sợi đốt (khi cùng độ sáng)
Bộ đèn LED Đèn CFL Đèn sợi đốt
* Đơn giá đèn CFL:4,26 USD, đèn sợi đốt:0,57USD Nguồn: www.dimmer.de
Mấy năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm LED, tuynhiên đa số là các sản phẩm có chất lượng không đảm bảo Để sản phẩm LED thực sựđạt chất lượng về tuổi thọ, chất lượng ánh sáng còn những vấn đề về công nghệ cầngiải quyết Là một nhà sản xuất hàng đầu về nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng với sựđầu tư bài bản về cơ sở máy móc thiết bị, đặc biệt với sự thành lập của trung tâmnghiên cứu và phát triển R&D, Rạng Đông đã và đang đang sản xuất rất nhiều sảnphẩm ứng dụng đèn LED chiếu sáng dân dụng Hiện nay Công ty đang sản xuất vàcung cấp trên thị trường Việt Nam gần 10 chủng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượngcũng như giá thành phù hợp tại thị trường Việt Nam
Bảng 2.5 Dàn sản phẩm đèn LED chiêu sáng dân dụng của RALACO
(VNĐ)
Trang 37Dòng sản
phẩm LED
panel
Tiết kiệm điện năng
Hiệu suất sáng đạt 75lm/W
Tuổi thọ 25000h Kích thướcnhỏ gọn, sang trọng
Tiết kiệm điện năng
Hiệu suất sáng đạt 75lm/W
Tuổi thọ của đèn là 20 000giờ, khi mất điện có thể thắpsáng 5 giờ liên tục
75 000 –
404 000
6 Dòng sản
phẩm đèn
Tiết kiệm điện, tuổi thọ dài,
an toàn điện, trọng lượng nhẹ,
215 000
Trang 38Tuổi thọ đèn LED có thể lêntới 20.000h
phận tản nhiệt chất lượng cao
1 900 000 – 2
500 000
2.2.2 Năng lực công nghệ và dây chuyền sản xuất đèn LED tại RALACO
RALACO là nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam về các loại nguồn sáng hiện nay,với năng lực khoa học và công nghệ tiên tiến và đồng bộ từ khâu thiết kế đến kiểm soátchất lượng linh kiện đầu vào Đối với dòng sản phẩm đèn LED chiếu sáng dân dụng vàthương mại thì các nguồn nguyên vật liệu đầu vào đều được cố gắng nội địa hóa vàCông ty chủ động sản xuất Một cách tổng quan về các sản phẩm đèn LED công tyđang sản xuất được chia thành các phần như sau:
Chíp LED: Tại Việt Nam chưa có nhà sản xuất cũng như trình độ công nghệ đểsản xuất chíp LED Công ty đang nhập ngoại từ một trong các hãng nổi tiếng vềchất lượng như: Singbee, Neo-Neon (Đài Loan), OSRAM (Germany) hoặcCree (Hoa Kỳ)
Linh kiện điện tử: đây là phần quan trọng khi thiết kế mạch nguồn cho đèn
Trang 39được nhập từ nhà cung cấp nước ngoài như của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đảmbảo sự ổn định cũng như các chứng chỉ chất lượng cho linh kiện điện tử.
Nguyên vật liệu phụ: đều được chủ động liên kết trong nước cũng như tự sảnxuất và theo các tiêu chuẩn về tính năng cũng như an toàn Ví dụ như: Khungpanel, các vật liệu nhựa Acrylic; khâu gia công lõi dẫn sáng, tấm phản xạ, tánxạ; khâu in lõi tán xạ; nguồn điện cho sản phẩm đèn LED; đế nhôm tản nhiệt;bao bì, nhãn mác
Thiết kế và lắp ráp sản phẩm đèn LED: đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ sản xuất
có trình độ chuyên môn và chủ động trong nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đènLED Đặc biệt, Trung tâm R&D của Công ty còn là đầu mối khoa học côngnghệ trong việc liên kết giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học kỹ thuật hàngđầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới
Hiện nay, RALACO cũng đã đầu tư nhiều hệ thống thiết bị, dây chuyền hiệnđại và tiên tiến trên thế giới nhằm nghiên cứu và sản xuất sản phẩm ứng dụng của đènLED dân dụng:
01 dây chuyền sản xuất, lắp ráp đèn bàn LED bán tự động (được nâng cấp và cảitiến trên hệ thống dây chuyền sản xuất đèn bàn cũ) với năng suất đạt 1 triệu sảnphẩm/năm
01 dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, đèn LED bán tự động cho các dòng sảnphẩm dân dụng như ốp trần LED, đèn pin LED, đèn sạc LED với năng suất ướcđạt 2 triệu sản phẩm/năm
01 dây chuyền hàn dán mạch và đèn LED tự động (dây chuyền sản xuất SMT)hiện đại của Hàn Quốc có năng suất 50 chíp LED/phút
01 dây chuyền sản xuất bảng LED Exit, LED dẫn đường với máy cắt CNC vàmáy khắc Lazer tự động theo chế độ cài đặt, năng suất ước đạt gần 1 triệu sảnphẩm/năm
Trang 40 02 xưởng sản xuất thí điểm và đại trà: 01 tại Trung tâm R&D với diện tích sửdụng 1.600 m2 và 01 nhà xưởng tại Xưởng Compact.
Bên cạnh đó, xưởng thực nghiệm điện tử, Phòng thí nghiệm chung, xưởng thựcnghiệm giữa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Rạng Đông trong việc nghiên cứuứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt tập trung phát triển các sản phẩmđèn LED
2.3 Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED của RALACO
2.3.1 Phân tích nghiên cứu thị trường sản phẩm đèn LED tại Việt Nam hiện nay
Thị phần đèn LED toàn cầu cho chiếu sáng sẽ tăng nhanh với tốc độ tăngtrưởng năm sau so với năm trước đạt 40% trong khoảng thời gian từ 2011-2015 Hiệnnay các nước tiên tiến đang đẩy mạnh kế hoạch chiếu sáng bằng LED và hy vọng đếnnăm 2025 trên 50% đèn chiếu sáng toàn cầu là LED [16]
Hình 2.4 Doanh thu và tốc độ phát triển thị trường đèn chiêu sáng LED
từ năm 2007 đên 2012.
Cũng như các nước khác ở trên thế giới, ở giai đoạn đầu, đèn LED được thâmnhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu dùng cho ngành quảng cáo và tín hiệu giao