Hạn chế chủ quan, khách quan của phương pháp hợp tác, Khái niệm, đặc điểm, phân loại, minh họa của phương pháp dạy học hợp tác. Quy trình thực hiện. Chọn một nội dung chuyên môn và mô tả kịch bản sư phạm khi dạy nội dung này có vận dụng phương pháp dạy học hợp tác.
Trang 1MỤC LỤC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC (COOPERATION LEARNING) A.Dẫn nhập
1.Đặt vấn đề
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống” (learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be), có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, nền giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trong số các phương pháp dạy học tích cực thì dạy học hợp tác đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi đặc điểm của dạy học hợp tác là thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức…từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Trang 2Ở nước ta hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác được sử dụng trong dạy học ở các trường theo mức độ nhỏ, lẻ và phần nhiều mang tính tự phát còn hạn chế, nếu có sử dụng thì chỉ mang tính hình thức Chính vì lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC (COOPERATION LEARNING)”
2 Hạn chế chủ quan – hạn chế khách quan
2.1 Hạn chế khách quan
Khi vận dụng phương pháp dạy học này, giáo viên gặp không ít khó khăn, chẳng hạn như với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác, hiệu quả làm việc không cao
Một khó khăn của giáo viên khi dạy là cần có sự hợp tác tích cực từ phía học sinh mới có thể phát huy hiệu quả phương pháp này
2.2 Hạn chế chủ quan
Muốn tiến hành phương pháp dạy học này, giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và phải đoán được những tình huống nào có thể xảy ra trong quá trình học tập, nếu giáo viên không vững về chuyên môn thì sẽ xảy ra những hậu quả khó lường, có thể dạy sai kiến thức khoa học; đặc biệt cần hết sức linh hoạt, mềm dẻo trong việc uốn nắn, sửa chữa kết quả thảo luận nhóm của học sinh, tránh làm cho học sinh cảm thấy nản lòng khi kiến thức các em tìm ra luôn bị phủ nhận Ngoài ra, giáo viên cần phải có nhiệt huyết nghề nghiệp mới có thể hoàn thành tốt vai trò người hướng dẫn, tổ chức trong việc dạy học theo hình thức hợp tác Từ việc thiết kế bài tập, chuẩn bị phiếu bài tập, kiểm tra việc thực hiện bài tập về nhà của học sinh, Tất cả những công việc trên đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức, phải đánh đổi bằng cả mồ hôi và sức lực Nếu không toàn tâm toàn ý vì học sinh, không có lòng yêu nghề thì người giáo viên khó có thể vượt qua những thử thách ấy
Một hạn chế của hợp tác nhóm là một số học sinh còn lười làm việc, ỷ lại các bạn khác; hoặc nói chuyện riêng trong quá trình các bạn thảo luận Khó khăn không thể bỏ qua của việc dạy học hợp tác là vấn đề thời gian Thời lượng ở nhiều bài học còn quá ít để đáp ứng yêu cầu về dung lượng kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được Thời gian quá ít khi làm việc nhóm sẽ làm cho học sinh bị áp lực rất nhiều, có những lần vì để kịp thời gian mà các thành viên trong nhóm dù chưa thống nhất vẫn yêu cầu thư kí ghi biên bản nhanh cho kịp thời gian; hoặc khi giáo viên ra hiệu lệnh hết giờ nhưng các em vẫn không thôi tranh luận Vì vậy sẽ dẫn đến trường hợp vấn đề đưa
ra không được bàn luận sâu sắc, học sinh khá chiếm diễn đàn do sợ hết thời gian
Trang 3không hoàn thành bài tập nhóm Cho nên, để phần nào khắc phục tình trạng này, giáo viên đã yêu cầu học sinh soạn bài thật kĩ, chu đáo trước khi đến lớp
3 Kết luận
Dạy học hợp tác là vấn đề không mới nhưng cũng chưa cũ đối với giáo dục hiện đại Bởi phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề của nền giáo dục hiện nay Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì trước hết phải là những thành viên năng động, sáng tạo
Mà phương pháp giáo điều không thể đảm đương trọng trách này Vì vậy, phải tìm
ra một phương pháp dạy học khác cho phù hợp, một trong những phương pháp đó
là dạy học hợp tác Tuy phương pháp dạy học này không phải hoàn hảo nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên mà tôi tập trung nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, phân loại và quy trình thực hiện của phương pháp dạy học hợp tác (cooperation learning) để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này và biết cách vận dụng nó vào dạy học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất
B.NỘI DUNG
1 Phương pháp dạy học hợp tác
1.1 Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác
“Hợp tác là cùng chung sức để đạt được những mục tiêu chung Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và cho cả các thành viên của nhóm” “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác”
Dạy học hợp tác được các tác giả trong nước nhắc đến với nhiều tên khác nhau như: Dạy học hợp tác theo nhóm, thảo luận theo nhóm nhỏ, dạy học theo nhóm nhỏ…đối với tác giả nước ngoài phần lớn dùng tên “học hợp tác” (cooperative learning) Khái niệm
về “Dạy học hợp tác” cũng đa dạng, tôi xin trích dẫn một số khái niệm về dạy học hợp tác mà các tác giả trong cũng như ngoài nước đã định nghĩa:
Theo Nguyễn Bá Kim (2005) thì: “ Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ
để chỉ cách dạy trong đó học sinh trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của
cả nhóm”
Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2005) thì: “Dạy – học hợp tác là một chiến lược dạy – học tích cực, trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau
Trang 4trong những nhóm nhỏ (bao gồm các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó.”
Theo D Johnson, R Johnson & Holubec (1990) thì: “Dạy học hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học”
Như vậy: Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học trong đó mỗi học sinh được học
tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung Trong phương pháp dạy học hợp tác, vai trò của người giáo
viên là người tổ chức, điểu khiển việc học của học sinh thông qua học hợp tác bằng việc thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của học sinh là người học tập trong sự hợp tác Hợp tác vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu dạy học Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các học sinh trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa học sinh với giáo viên:
- Hợp tác trong nhóm bao gồm các bước sau: Cá nhân tự nghiên cứu (Hoạt động tư duy độc lập); Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán); Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)
- Hợp tác giữa các nhóm bao gồm: Hoạt động ghép (và/hoặc) đồng nhất hoá các kết quả học tập Học tập lẫn nhau giữa các nhóm, tư duy tổng hợp, phê phán
- Hợp tác giữa học sinh với giáo viên bao gồm hoạt động phân tích, tổng hợp, hợp thức hoá kiến thức; đánh giá và tự đánh giá
1.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học hợp tác
a Về phía học sinh
Thông qua hoạt động nhóm, học sinh có thể cùng làm với nhau để hoàn thành những công việc mà một mình không thể tự mình hoàn thành được trong một thời gian nhất định
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, học sinh có cơ hội bộc lộ và thể hiện mình về các mặt giao tiếp, làm việc hợp tác… cũng như có cơ hội rèn luyện, phát triển các kĩ năng
về các mặt đó Đặc biệt, một số em học sinh có những nhược điểm nhút nhát hay khả năng diễn đạt kém… sẽ có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từng bước khắc phục nhược điểm, khẳng định được mình trong tập thể
Dạy học hợp tác theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong các em góp phần đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập
Hiệu quả của hoạt động nhóm phụ thuộc vào hoạt động của từng thành viên trong nhóm Nếu có học sinh nào có thái độ xấu, bất hợp tác hay quá yếu kém, không hoàn
Trang 5thành được phần việc của mình đều dẫn đến kết quả không tốt hay sự chậm trễ chung của
cả nhóm
b Về phía giáo viên.
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, giáo viên có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, là người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, yêu cầu về kĩ năng sư phạm của giáo viên cũng
mở rộng hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống vì sẽ bao gồm cả các kĩ năng
về các mặt: xây dựng các hình thức thích hợp với hoạt động nhóm; hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong khi các nhóm hoạt động nhóm; phát triển cho học sinh kĩ năng phản ánh, trình bày quan điểm của mình,…
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, yêu cầu về đánh giá, xử lí thông tin từ phía học sinh của giáo viên cũng cao hơn vì trong một thời gian ngắn, giáo viên thu nhận được nhiều thông tin đa dạng từ các nhóm, cá nhân học sinh và những thông tin này đều phải
xử lí, đưa ra những kết luận phản hồi ngay
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, với trường hợp lớp quá đông học sinh dẫn đến
số các nhóm là nhiều, việc bao quát, kiểm soát các mặt, giúp đỡ từng nhóm hoạt động hiệu quả cũng như trình bày, phản ánh tốt kết quả hoạt động của nhóm sẽ là khó khăn lớn đối với giáo viên
1.3 Phân loại phương pháp dạy học hợp tác
a) Theo David W Johnson và Roger T Johnson [23] có 3 loại dạy học hợp tác:
Dạy học hợp tác chính thức (Formal Cooperative Learning): được duy trì trong
phạm vi từ một tiết học cho tới nhiều tuần Dạy học hợp tác chính thức gồm những học sinh cùng nhau làm việc để đạt được các mục tiêu chung bằng cách đảm bảo rằng mỗi thành viên của nhóm đều hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao Bất
kì nhiệm vụ học tập nào, thuộc môn học nào cũng có thể được cấu trúc theo hướng hợp tác Khi làm việc với các nhóm học hợp tác chính thức cần phải:
Cụ thể hóa mục tiêu bài học
Đưa ra được những quyết định trước khi tiến hành giảng dạy
Giải thích các nhiệm vụ và tính phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
cho các học sinh trong nhóm
Theo dõi việc học của học sinh và can thiệp để trợ giúp hoặc tăng cường kĩ năng liên cá nhân và kĩ năng làm việc nhóm
Đánh giá việc học của học sinh và giúp các em nhìn lại xem nhóm mình đã làm việc như thế nào
Trang 6Dạy học hợp tác chính thức đảm bảm rằng học sinh được tham gia tích cực vào các quá trình tổ chức tài liệu học tập, tìm hiểu và diễn giải chúng, tóm tắt và tích hợp chúng vào các cấu trúc khái niệm đã có
Dạy học hợp tác không chính thức (Informal Cooperative Learning): những
nhóm đặc biệt, không theo thể thức cố định nào, có thể tồn tại trong phạm vi từ vài phút đến một tiết học Có thể dùng kiểu nhóm này trong các hình thức giảng dạy trực tiếp (như thuyết trình, trình diễn thao tác, các đoạn phim và video) để hướng chú ý của học sinh, sinh viên vào một loại tài liệu cụ thể, tạo tâm thế thuận lợi cho việc học, giúp ích trong việc đặt ra những mong đợi mà bài học hướng tới, đảm bảo rằng học sinh, sinh viên xử lí được kiến thức mà bạn đang trình bày, và đưa ra phần kết luận cho một bài giảng Dạy học hợp tác không chính thức thường được tổ chức theo hình thức học sinh, sinh viên dành từ 3 tới 5 phút thảo luận tập trung trước và sau bài giảng và từ 2 tới 3 phút thảo luận từng cặp đôi trong suốt bài giảng
Dạy học hợp tác không chính thức giúp bạn có thể bảo đảm rằng học sinh thực hiện những thao tác về trí tuệ như xây dựng, giải thích, tóm tắt tài liệu, biết hợp nhất chúng dựa vào các khái niệm trong suốt quá trình giảng dạy trực tiếp
Dạy học hợp tác nhóm cơ sở (Cooperative Base Group): nhóm hợp tác lâu dài,
không đồng nhất gồm nhiều thành phần hỗn hợp, số thành viên ổn định và mục đích căn bản là để các thành viên ủng hộ, giúp đỡ, khuyến khích lẫn nhau nhằm đạt được thành công trong học tập Dạy học hợp tác nhóm cơ sở tạo cho học sinh, sinh viên mối quan hệ mật thiết trong thời gian dài, cho phép các thành viên có điều kiện giúp đỡ, khuyến khích
và trợ giúp nhau trong các nhiệm vụ học tập để đạt được sự tiến bộ
b) Theo Jerome Feldman – Dong McPhee (2008) thì có bốn kiểu dạy học hợp tác:
Dạy học hợp tác theo kiểu nhóm điều tra (group investigations): “học sinh làm
việc để hoàn thành một dự án hoặc một tiến trình và dùng các kỹ năng tư duy bậc cao hơn”
Dạy học hợp tác theo kiểu nhóm thành tích (Student achievement teams):
“được dùng để xem xét và mở rộng nội dung cái mà đã được trình bày bởi giáo
viên hướng dẫn”
Dạy học hợp tác xử lý theo cặp (Pair processing): “Việc xử lý theo cặp là một
công cụ có giá trị cho một khóa học hợp tác tích cực trong thời gian ngắn”
Dạy học hợp tác theo kiểu ghép nhóm (Jigsaw): “ được dùng để tường thuật tài
liệu.” Đây là phương pháp nhằm nâng cao sự ngang hàng (peer to peer) trong việc dạy và việc học
c) Theo Arends R.I (2007) thì có bốn cách tiếp cận dạy học hợp tác:
Phân chia thành tích nhóm học sinh (Student teams achievement divisions):
“trong loại hình dạy học hợp tác này, học sinh trong các nhóm hỗn hợp nhiều
Trang 7thành phần giúp đỡ lẫn nhau bằng việc dùng nhiều loại phương pháp học hợp tác
và hình thức vấn đáp.”
Ghép nhóm (Jigsaw): Trong mô hình ghép nhóm, mỗi thành viên nhóm có trách
nhiệm với một bộ phận mình phụ trách về các tài liệu học tập và việc dạy cho bộ phận đó là một phần nhiệm vụ của các thành viên nhóm
Nhóm điều tra (group investigation): học sinh không chỉ làm việc cùng nhau mà
còn giúp đỡ cho kế hoạch cả hai chủ đề để học và điều tra các thủ tục được sử dụng
Phương pháp cấu trúc (The structural approach): giới thiệu hai cấu trúc để
giáo viên sử dụng dạy học, đó là: Suy nghĩ – làm việc đôi –chia sẻ (think – pair – share) và đánh số những cái đầu làm việc với nhau (numbered heads together).
1.4 Minh họa phương pháp
Khi dạy bài Đường parabol (Hình học 10 nâng cao), giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh hoạt động theo nhóm trong một số tình huống học tập, chẳng hạn:
a) Sau khi đưa ra định nghĩa parabol, để củng cố khái niệm này giáo viên có thể phân lớp thành các nhóm để giải các bài tập sau:
Bài tập nhóm(1 - 2 – 3) Dùng định nghĩa, hãy lập phương trình parabol có tiêu
điểm F(0;1) có đường chuẩn
Bài tập nhóm( 4- 5 – 6) Dùng định nghĩa, hãy lập phương trình parabol có tiêu
điểm F(1;-2) có đường chuẩn
Sau khi các nhóm cử đại diện trình bày bài tập nhóm mình, giáo viên yêu cầu nhóm khác nhận xét, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
b) Sau khi học phương trình chính tắc của parabol, để củng cố việc viết phương trình chính tắc có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm giải các bài tập sau:
Bài tập nhóm( 1 - 2 – 3) Viết phương trình chính tắc của parabol biết tiêu điểm
F(3;0)
Bài tập nhóm( 4 - 5 – 6) Xác định tiêu điểm và phương trình đường chuẩn của
parabol
Qua phần trình bày của các đại diện nhóm, học sinh biết được cách làm cho các dạng bài tập khác nhau về phương trình chính tắc của parabol Điều này khó hoàn thành được khi học sinh làm việc cá nhân trong một khoảng thời gian ngắn
1.5 Kết luận:
Trang 8* Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác
- Ưu điểm:
Dạy học hợp tác theo nhóm không những giúp học sinh giải quyết tốt nhiệm vụ học tập mà còn giúp học sinh hình thành các phẩm chất nhân cách và các kỹ năng xã hội
tốt hơn Cụ thể là: Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao; phát triển năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực giao tiếp; tăng cường sự tự tin cho học sinh; phát triển năng lực phương pháp: thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc nhóm giúp học sinh rèn luyện phát triển phương pháp làm việc; Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, các học tập như nhau hay khác nhau nâng cao kết quả học tập.
-Nhược điểm:
Dạy học hợp tác đòi hỏi thời gian nhiều Thời gian của một tiết học cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công việc hoạt động nhóm Một quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trình bày kết quả của nhiều nhóm,…những việc đó khó được tổ chức một cách thoả đáng trong một tiết học Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả như mong muốn
Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn Ví dụ, có thể xảy ra chuyện là một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm phát sinh tình trạng đối địch, Khi đó, sự trình bày kết quả làm việc sẽ cũng như quá trình làm việc của nhóm sẽ diễn ra theo cách không thoả mãn
Thường khó để đánh giá từng học sinh một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh dựa trên sự nỗ lực của nhóm Học sinh phải học cách học trong môi trường nhóm, nhưng đôi khi không dễ cho các em khi mà các em đã quen với các phương pháp giảng dạy lấy giáo viên làm trung tâm
Tóm lại, phương pháp dạy học hợp tác đã được nghiên cứu và áp dụng ở các bậc
Đại học, Cao đẳng tại một số nước, đặc biệt là ở nước Mỹ Phương pháp dạy học này đã huy động được sự tham gia tích cực của mọi học sinh vào quá trình học tập, tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh một cách rõ rệt
+ Trên thế giới có rất nhiều người nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thành công phương pháp dạy học hợp tác, chúng ta phải kể đến như Quintilian (thế kỉ thứ nhất);
Trang 9Joseph Lancaster vad Andrew Bell (cuối thế kỉ XVIII); hai anh em David và Roger Johnson; Dewey;…
+ Ở Việt Nam cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi phải có một nền giáo dục, toàn diện sâu sắc, kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học khác, có thể nói đến những thầy giáo, những nhà nghiên cứu: Nguyễn Bá Kim, Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Hữu Châu, Ngô Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Phương Hoa,…
2 Quy trình thực hiện:
• Làm việc chung của cả lớp
+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
+ Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian
+ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả Giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện ấn định thời gian, nghĩa là học sinh, sinh viên phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu
• Làm việc theo nhóm
+ Phân công trong nhóm
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân, sau
đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình
• Thảo luận tổng kết trước lớp
+ Các nhóm báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên
tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Nếu kết quả thảo luận của giữa các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn
đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh, sinh viên đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
3.Chọn một nội dung chuyên môn và mô tả kịch bản sư phạm khi dạy học nội dung này có vận dụng phương pháp dạy học hợp tác
Tên Bài: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG Mục tiêu bài học:
- Trình bày được các thao tác tạo và hiệu chỉnh bảng biểu
Trang 10- Nhập được chính xác nội dung văn bản trên bảng biểu.
- Thao tác được các cách tạo và hiệu chỉnh bảng biểu theo yêu cầu của công việc
- Nghiêm túc, chịu khó, cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc
Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác.
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập, bảng phấn.
Trọng tâm bài dạy:
• Hướng dẫn các cách tạo bảng
• Thao tác làm việc với bảng
Yêu cầu về kiến thức đã biết: Soạn thảo, định dạng văn bản trong Word.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (3 phút)
Giáo viên dẫn dắt vấn đề: (7 phút) và giới thiệu sơ lược về nội dung bài học gồm có 2
phần: Hướng dẫn các cách tạo bảng; Thao tác làm việc với bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn các cách tạo bảng (25 phút)
Giáo viên đặt vấn đề: Ta thường gặp các văn bản trong đó có những bảng biểu như bảng
số liệu điều tra, bảng thời khoá biểu, …Sau đó, giáo viên giới thiệu một số bảng biểu
• Để tạo bảng trước hết đưa con trỏ về vị trí cần tạo bảng
• Muốn thao tác với phần nào trong bảng, trước tiên phải chọn phần đó
Kế tiếp giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (số lượng thành viên mỗi nhóm gần bằng nhau)
để thảo luận và trình bày các cách tạo bảng
Học sinh di chuyển chỗ ngồi theo từng nhóm để thuận tiện thảo luận Bầu nhóm trưởng
để quản lý, thư ký để ghi chép Tiến hành thảo luận để tìm ra câu trả lời cho nội dung mà giáo viên đã phân công và ghi vào phiếu học tập số 1 Thời gian chuẩn bị là 10 phút Trong thời gian các nhóm chuẩn bị, giáo viên sẽ đi đến từng nhóm để quan sát, nếu có học sinh thắc mắc thì hướng dẫn hoặc định hướng cho học sinh cách làm Khi hết thời