1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)

27 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 423,71 KB

Nội dung

Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất (tt)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN THỊ DUYÊN NGUYỄN NGUYÊNGTHỊ DUYÊN

CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIÊP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN SAU TÁI ĐỊNH CƢ DO BỊ THU HỒI ĐẤT

(Nghiên cứu trường hợp hai xã Tĩnh Hải và Hải Yến

thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 9.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRỊNH DUY LUÂN

Vào hồi… giờ……phút,ngày…tháng….năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa (ĐTH) bao giờ cũng kéo theo sự chuyển đổi một phần, hoặc toàn bộ đất nông nghiệp, đất thổ cư thành đất cho các khu công nghiệp(KCN), khu chế xuất(KCX), các khu đô thị mới Quá trình này cũng dẫn đến hàng chục vạn hộ gia đình nông dân phải chuyển giao đất – tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ cho các dự

án và phải tái định cư tới nơi ở mới

Mất đất, không tìm được việc làm, thất nghiệp, cũng đi kèm nhiều tệ nạn xã hội phát sinh và ngày càng gia tăng Đã có nhiều chính sách được ban hành và vận dụng để bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho những người nông dân bị thu hồi đất Tại tỉnh Thanh Hóa, khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập theo quyết

định số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng

Chính phủ Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Có nhiều vấn đề xã hội mới lần đầu tiên xảy ra ở đây như tình trạng lao động thiếu việc làm; các tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma túy…) phát triển mạnh; tình trạng ma chay, hiếu hỉ bị các thành phần xấu trong xã hội kích động dẫn đến các hộ nông dân đua đòi với nhau làm cho các khoản chi tiêu quá lớn dẫn đến tình trạng vay nợ của các hộ ngày càng tăng cao Sau quá trình TĐC, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của phần lớn lao động địa phương đã có nhiều thay đổi … Đây là những câu hỏi thực tế

dẫn đến việc chọn đề tài: “Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của lao động

nông thôn sau tái định cƣ do bị thu hồi đất” (Nghiên cứu trường hợp

hai xã Tĩnh Hải và Hải Yến thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa) làm

đề tài luận án tiến sỹ xã hội học của tôi

2 Mục đích và nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là mô tả, đánh giá thực trạng cơ cấu xã hội - nghề nghiệp trước và sau khi thu hồi đất, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, những khó khăn thách thức trong tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn sau tái định cư (STĐC) ở khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa Từ đó đề xuất các khuyến nghị về việc làm và ổn định đời sống cho nông dân STĐC tại địa phương

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC

Trang 4

Phân tích thực trạng cơ cấu xã hội – nghề nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC ở KCN Nghi Sơn, Thanh Hóa

Phân tích những yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC

Chỉ ra những khó khăn thách thức trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC

Đề xuất một số khuyến nghị trong chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn STĐC tại địa bàn nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC do bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở

KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa dưới góc độ xã hội học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung vào vấn đề thực trạng và quá trình chuyển cơ cấu xã hội nghề nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, những khó khăn thách thức của người dân nông thôn gặp phải STĐC do bị thu hồi đất ở KKT Nghi Sơn

Phạm vi khách thể nghiên cứu: Lao động đại hiện hộ gia đình nông thôn bị thu hồi đất phải TĐC, cán bộ quản lý ở hai xã được nghiên cứu (xã Tĩnh Hải và xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia), cán bộ quản lý KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Không gian nghiên cứu: Hai xã Tĩnh Hải và xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia và KKT Nghi Sơn

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2017

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng cơ cấu xã hội – nghề nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ở đây đang diễn ra như thế nào?

Có những nhóm yếu tố nào ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của lao động nông thôn bị thu hồi đất ở đây?

Những hỗ trợ của chính quyền các cấp, của các dự án phát triển khu KKT Nghi Sơn cho người dân trong quá trình chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống STĐC diễn ra như thế nào?

Trang 5

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Có một sự dịch chuyển nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ của lao động nông thôn STĐC do bị thu hồi đất ở KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa

Các đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân như (nhóm tuổi, giới tính, học vấn, trình độ tay nghề…) cùng với những nếp nghĩ và thói quen trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn truyền thống … có ảnh hưởng tới

sự thay đổi và thích ứng với việc lựa chọn các loại hình nghề nghiệp của người dân STĐC

Sự chuyển dịch cơ cấu xã hội -nghề nghiệp trong những năm đầu sau khi bị thu hồi còn chưa ổn định, diễn ra chậm và nhiều bất cập từ phía

hỗ trợ của chính quyền địa phương và Dự án khu kinh tế Nghi Sơn

4.3 Phương pháp luận hay tiếp cận nghiên cứu

Sau khi xác định vấn đề và mục đích nghiên cứu, tác giả đã xây dựng

cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và thiết kế khung nghiên cứu

Sử dụng thuyết cơ cấu lao động của Clark và Fourastié , thuyết lựa chọn hợp lý theo theo quan điểm của Homans, Peter Blau, James Coleman vào việc xem xét vấn đề cho và nhận trong quá trình tương tác, mọi hành

vi và sự trao đổi giữa các cá nhân bao gồm phần thưởng và chi phí…

Nghiên cứu còn sử dụng lý thuyết sinh kế để chứng minh, để mưu sinh, con người luôn phải chịu áp lực từ mọi phía, đó là các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường Sinh kế của lao động nông thôn chính

là đất đai, và khi bị thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ

Luận án sử dụng phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để củng cố tính thực tiễn của lý thuyết và tính phong phú của các lý thuyết

trong thực tiễn xã hội Quy trình nghiên cứu được triển thể hiện ở hình 1

Trang 6

Hình 1 Quy trình triển khai nghiên cứu của luận án

4.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Việc khảo sát cơ cấu lao động và sự chuyển đổi cơ cấu lao động của lao động nông thôn STĐC được thực hiện b ng phương pháp điều tra chọn mẫu Mẫu khảo sát là mẫu khoa học được chọn ngẫu nhiên đại diện cho hộ gia đình được chọn khảo sát

Tổng số hộ lao động của 2 xã bị thu hồi đất là: 1.990 hộ gia đình (Trong đó xã Tĩnh Hải có 314 hộ gia đình và xã Hải Yến là: 1.676 hộ gia đình) Ước tính chọn mẫu theo khoảng cách 5 hộ chọn một hộ, lấy một lần

là đủ dung lượng mẫu cần phỏng vấn

Luận án đã tiến hành phỏng vấn 400 lao động đại diện hộ gia đình (HGĐ) b ng bảng hỏi, bao gồm cả lao động nam và lao động nữ trong độ tuổi lao động để do lường các sự kiện xã hội

Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia lãnh đạo quản lý

Tác giả luận án đã phỏng vấn sâu 10 người lao động, 4 cán bộ quản

lý xã, 4 cán bộ của KKT Nghi Sơn; và 4 chuyên gia nghiên cứu, lãnh đạo nhà quản lý của các sở ban ngành có liên quan

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Đã thu thập và phân tích tài liệu sẵn có như các văn bản chính sách, các nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, sách và các công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng cơ cấu xã hội nghề nghiệp, sự chuyển đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp…

Phân tích, kiểm định giả thuyết đưa

ra

Thu thập số liệu lần 1 – bằng bảng hỏi

Thống kê mô tả trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Thực hiện ba chuyên đề nghiên cứu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

Kết luận, khuyến nghị

Bổ sung cơ sở lý luận, khung phân tích

Thu thập số liệu định tính, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia

Bảo vệ luận án

Trang 7

Sử dụng số liệu thống kê về tình hình đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ cấu xã hội nghề nghiệp của địa phương để phân tích, luận giải về thực trạng, sự chuyển dịch cơ cấu xã hội-nghề nghiệp, những thuận lợi khó khăn, những nhân tố tác động đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC bị thu hồi đất

Phương pháp xử lí thông tin

Thông tin định lượng được xử lí b ng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 16.0

5 Đóng góp mới của luận án

(1) Trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm từ các nghiên cứu đã có,

từ hệ thống khái niệm, các phạm trù và các lý thuyết xã hội học, luận án đã hình thành được khung lý thuyết phù hợp, giúp định hướng, tiếp cận và giải quyết một cách hiệu quả nhiều vấn đề liên quan đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất

(2) Phân tích đánh giá về thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến

cơ cấu xã hội- nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC do bị thu hồi đất phục vụ khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, cũng như chỉ ra những khó khăn thách thức mà người lao động địa phương gặp phải trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tái định cư

(3) Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những quan điểm,

đề xuất những các nhóm giải pháp cơ bản nh m nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm phong phú thêm sự vận dụng của hệ thống khái niệm(cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, thu hồi đất,…), và các lý thuyết (thuyết cơ cấu lao động, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết sinh kế)

Luận án chứng minh cơ cấu xã hội nghề nghiệp của người dân nông thôn có sự dịch chuyển mạnh do bị thu hồi đất Các đặc điểm về nhân khẩu, học vấn, vốn xã hội…là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động mất đất Kết quả nghiên cứu cũng gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp trong bối cảnh CNH, HĐH

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đắn mọi chế độ, chính sách đối với người dân nông thôn bị thu hồi đất

Trang 8

Nghiên cứu không những góp phần quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn phát huy vai trò tư vấn, là tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo thành phố trong xây dựng, hoạch định chính sách liên quan về nghề

nghiệp của người dân nông thôn STĐC

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên của đề tài

Chương 3: Thực trạng cơ cấu xã hội- nghề nghiệp của lao đông nông thôn

sau tái định cư do bị thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu

Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của

lao đông nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Các quan niệm về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

Theo Clark và Fourastié (dẫn lại theo Đỗ Hậu, 2010)[53], tất cả các hoạt động của người lao động trong nền kinh tế được chia thành 3 khu vực:

Khu vực 1: Nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi)

Khu vực 2: Công nghiệp (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng hóa, du lịch và xây dựng cơ bản)

Khu vực 3: Dịch vụ (Thương mại, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ tổng hợp, y tế, du lịch, sửa chữa, hành chính sự nghiệp, khoa học, giáo dục nghệ thuật)

Khác với Fourastié và Dennis, I Smoljar phân chia cơ cấu lao động thành 4 khu vực bao gồm: công nghiệp; nông nghiệp; dịch vụ và khoa học

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là một nhân tố tác động làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội

Theo V.I Lênin(1976), thì sự phát triển kinh tế hàng hóa khiến một

bộ phận dân cư tách khỏi nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng

lên làm cho nhâu khẩu nông nghiệp giảm xuống

Tại các nước phát triển, phân công lao động xã hội đã trải qua những biến đổi sâu sắc mà quan trọng nhất là biến đổi về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp - trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong xã hội

Trang 9

Lý thuyết về tạo việc làm b ng chuyển giao lao động giữa hai khu vực kinh tế của Athur Lewis(2000) với tư tưởng cơ bản là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại qua hình thức tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu

Thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng tới sự thay đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông thôn

Nghiên cứu “Tác động của quá trình thu hồi đất trên quy mô lớn

tại vùng nông thôn Ethiopia - nghiên cứu trường hợp Bako-Tibe Woreda” của Moges Gobena (2010), đã chỉ ra các hệ quả của việc thu hồi

đất tới sinh kế của người nông dân Ethiopia, Sau quá trình triển khai nghiên cứu đã đưa ra kết luận r ng: để tạo ra được một tình huống mà cả hai bên cùng có lợi thì phải đảm bảo các điều kiện có sự tham gia của các bên liên quan, có sự đánh giá tác động đến môi trường cũng như có các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm…

Ở Trung Quốc, Kathy Le Mons Walker cũng cho thấy một bức tranh tương tự Ông cho biết ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1986 đến

1995 có 27,5 triệu mẫu đất bị thu hồi

Cả Mác và Halbwachs đều nhận thấy tầm quan trọng của đất đai đối với người nông dân bất luận dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế, công nghiệp, dịch vụ nào, nếu tách đất đai ra khỏi người nông dân sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh kế và những giá trị tinh thần của họ

Theo nghiên cứu của Ravallion và Walle (2008), những hộ nghèo thường rơi vào những nông dân mất đất, nông dân làm thuê, không tìm được việc làm ổn định hoặc gia đình gặp rủi ro, bệnh tật.Nghiên cứu của E.Wayne Nafziger và Michael P.Torado (1998)

Mỗi công trình nghiên cứu nêu trên nhìn nhận vấn đề nghiên cứu từ một góc độ khác nhau và b ng những phương pháp khác nhau bao gồm cả định lượng và định tính Các góc độ tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức tác giả thiết kế nghiên cứu cho luận án này

1.2 Nghiên cứu trong nước;

1.2.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số trung bình cả nước là 92,7 triệu người, trong đó, dân số khu vực thành thị chiếm 34,6%; dân số khu vực nông thôn chiếm 60,4% Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4

Như đã dẫn ở trên, trong 5 năm (2003-2008) trên phạm vi cả nước đất thu hồi cho các dự án đầu tư đã tác động trực tiếp đến 627.000 hộ gia

Trang 10

đình, với khoảng 2,5 triệu người, trong số đó có 13% chuyển nghề mới 30% nông dân không có việc làm, hoặc việc làm không ổn định; 53% hộ nông dân bị thu hồi đất thu nhập bị giảm so với trước

25-Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khó khăn, phức tạp kết hợp với chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề chưa hiệu quả đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhóm lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề đáng báo động hiện nay

Các nghiên cứu đã đề cập đến một số mặt của đời sống người nông dân STĐC, trong bối cảnh CNH, ĐTH vẫn diễn ra mạnh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước và những bất cập trong việc đền bù và hỗ trợ người dân

bị thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống

Học vấn và cơ cấu xã hội nghề nghiệp của lao động nông thôn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra r ng: "những người có trình độ học vấn càng cao, càng có nhiều cơ hội việc làm có thu nhập tốt hơn Số liệu thống

kê năm 1993 cho thấy thêm một năm học đối với một người là mức thu nhập sẽ tăng thêm 1% so với mức trung bình Đến năm 2002 mức tăng thu nhập tương ứng là 6% và khá ổn định từ đó tới nay

Học vấn có vai trò quan trọng có tác động làm thay đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp của người dân, nó như là một điều kiện cần để kết hợp tốt với trình độ tay nghề của người lao động giúp quá trình chuyển dịch lao động theo hướng phi nông diễn ra nhanh hơn

1.2.3 Những khó khăn thách thức trong quá trình chuyển đổi cơ cấu

Trên bình diện lý thuyết, việc phát triển các khu công nghiệp vùng ven

sẽ tạo cơ hội cho lực lượng lao động tại địa phương, nhất là con em những gia đình bị mất đất có điều kiện tìm việc làm mới thay thế nghề nông Song, thực tế cho thấy việc phát triển các khu công nghiệp gần đây đã không giải quyết được nhiều việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ Hạn chế chủ yếu ở chỗ lực lượng lao động nông thôn vẫn là trình độ học vấn thấp, thiếu độ nhanh nhạy và khả năng nắm bắt bấn đề, thiếu vốn đầu tư…

1.3 Nhận xét chung vê tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài

Những vấn đề liên quan đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

Trang 11

Các tác giả đã phân tích thực trạng, các yếu tố tác động cũng như ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của người nông dân Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nh m đẩy mạnh việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất

Cách tiếp cận, về phương pháp nghiên cứu, về phạm vi và quy mô của mỗi công trình nghiên cứu đã cho thấy bức tranh đa dạng về thực trạng

và quá trình chuyển đổi, cũng như những vấn đề phát sinh của cơ cấu lao động nông thôn sau tái định cư do bị thu hồi đất

Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả, vấn đề cơ cấu

xã hội -nghề, sinh kế của các hộ gia đình thuộc diện tái định cư , chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Những nội dung về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lao động nông thôn STĐC cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

- Những cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lao động nông thôn bị thu hồi đất phục vụ quá trình CNH, ĐTH Phân tích những tác động của CNH, ĐTH tới cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân bị thu hồi đất với những đặc thù địa phương tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Thực trạng cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng cũng như những khó khăn, thách trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn sau tái định cư bị thu hồi đất

- Phân tích quá trình thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp tại địa phương và các chính sách hỗ trợ cũng như hiệu quả của các chính sách này

- Những mong muốn, đề xuất của người dân đối với các cấp chính quyền và các chính sách hỗ trợ người dân để đảm bảo việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển bền vững

- Những đề xuất,khuyến nghị hoàn thiện chính sách nh m giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất

Trang 12

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án

2.1.1 Cơ cấu xã hội (CCXH), cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

Cơ cấu xã hội (CCXH)

CCXH là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng kiến tạo nên CCXH được xác định trước hết qua các thành phần và các mối liên hệ xã hội, sau nữa là các thành phần và liên hệ xã hội đó lại được xác định qua các đặc tính và kiểu quan hệ của nó CCXH rất phong phú và đa dạng được chia thành các

loại hình cơ bản như: CCXH giai cấp, CCXH nhân khẩu, CCXH dân cư,

CCXH dân tộc, CCXH nghề nghiệp, CCXH tôn giáo Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ giới hạn phạm vi CCXH nghề nghiệp với tính cách là một trong những loại hình cơ bản của CCXH nói chung

Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, trước hết là cơ cấu của các nhóm xã

hội chia theo khu vực hoạt động, các lao động ngành nghề và quan hệ qua lại giữa chúng, theo những kiểu quan hệ qua lại khác nhau, tùy thuộc vào

đặc tính của từng giai đoạn phát triển xã hội Chúng ta quan tâm tới hai

nhóm nghề chủ yếu đó là: cơ cấu hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp,

hay hỗn hợp; cơ cấu hoạt động nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, buôn bán – dịch vụ, nghề khác

Cơ cấu xã hội- nghề nghiệp, thứ hai được hiểu là sự phân bố các cá

nhân và nhóm xã hội theo tiêu chí lao động – nghề nghiệp Nghiên cứu cơ

cấu xã hội- nghề nghiệp có thể dựa trên một số chỉ báo: 1/ Loại hình nghề nghiệp, 2/ Chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, 3/ Trình độ tay nghề, chuyên môn, 4/ Làm chủ hay làm thợ, làm thuê, 5/ Sản xuất hàng hóa hay phi hàng hóa [89]

Nghiên cứu cơ cấu xã hôi- nghề nghiệp của lao đông nông thôn

STĐC ở KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa chúng tôi giới hạn cơ cấu xã hội -

nghề nghiệp là cơ cấu của các nhóm xã hội chia theo khu vực hoạt động,

các lao động ngành nghề và quan hệ qua lại giữa chúng Và quan tâm tới

hai nhóm nghề chủ yếu đó là: cơ cấu hoạt động nông nghiệp, phi nông

nghiệp, hay hỗn hợp; cơ cấu hoạt động nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, buôn bán – dịch vụ, nghề khác

Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

- Trước hết, cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở một quốc gia, dân tộc, hoặc vùng miền sẽ chịu sự chi phối tác động của những yếu tố

tự nhiên (đất đai, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên…)

Trang 13

- Thứ hai, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp bị quy định bởi cơ cơ cấu kinh

tế và các điều kiện kinh tế nói chung Để phát triển sản xuất, cần phát huy

khả năng moi tầng lớp dân cư, mọi ngành nghề

- Thứ ba, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp biến động phụ thuộc rất lớn

vào quá trình và tốc độ CNH, HĐH đất nước

Thứ tư: Sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp phụ thuộc vào sự

nhận thức của con người Nhận thức của con người ở đây bao gồm cả

nhận thức của lãnh đạo, của quản lý Đảng và Nhà nước các cấp, kế đến là nhận thức của bản than người lao động

Giới hạn phạm nghiên cứu về cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của luận án tác giả tập trung vào những khía cạnh:

- Nghiên cứu mô tả, đánh giá thực trạng cơ cấu xã hội- nghề

nghiệp(là các loại hình nghề nghiệp: theo nhóm nghề công nghiệp, nông

nghiệp và dịch vụ) và sự dịch chuyển cơ cấu xã hội- nghề nghiệp giữa trước và sau khi thu hồi đất của lao động nông thôn ở Tĩnh Hải và Hải Yến thuộc khu kinh tế Nghi Sơn

- Luận án nghiên cứu quá trình chuyển cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở

các chiều cạnh: Tâm lý của người lao động nông thôn trước và sau khi thu

hồi đất, xu hướng chuyển đổi, thời gian chuyển đổi nghề; địa điểm chuyển đổi và mong muốn làm việc, những thay đổi về thu nhập và mức sống, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề, đánh giá mức độ hài lòng của người dân với công việc hiện tại và mong muốn của người dân STĐC

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội – nghề nghiệp

trong giới hạn luận án này chúng tôi nhấn mạnh đến những yếu tố: Yếu tố

giới, yếu tố tuổi, trình độ học vấn, sử dụng tiền đền bù đất trong quá trình chuyển đổi nghề, hỗ trợ và tự lực trong quá trình chuyển đổi nghề, tác động của chủ trương chính sách nhà nước đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp…

2.1.2 Chuyển đổi nghề nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp được hiểu là sự thay đổi trong sự phân bố các cá nhân và nhóm theo lao động nghề nghiệp Sự thay

đổi đó được đó được chúng tôi giới hạn b ng các thay đổi về: 1/ Sự dịch

chuyển của loại hình nghề nghiệp, 2/ Thời gian chuyển đổi, 3/ Địa điểm làm việc mới, 4/ Những thay đổi về thu nhập và mức sống, 5/ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi, 6/ Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nghề (giới tính, độ tuổi, học vấn, tiền đền bù, các hình thức hỗ trợ)…

Ngày đăng: 20/03/2018, 21:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w