… -> Khi của cải dư thừa thì giàu nghèo cũng xuất hiện, Xã hội có giai cấp và nhà nước rađời sớm ở phương Đông từ thiên niên kỉ IV - III TCN, ở lưu vực các con sông lớn cácquốc gia cổ đạ
Trang 1ÔN THI OLIMPIC LỊCH SỬ 10
CHỦ ĐỀ 1: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY
1 Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành như thế nào?
2 Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại ra đời sớm ở phương Đông?
3 Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, Châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước?
Và chỉ cần công cụ bằng gỗ, đá cư dân nơi đây cũng có thể canh tác và tạo nên mùamàng bội thu
Nhưng bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, nơi đây còn thường xuyênxảy ra lũ lụt, hạn hán nên cư dân nơi đây phải lo xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đêngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước…
Chính công việc trị thủy cũng như cùng nhau chống giặc ngoại xâm, khiến mọingười gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã Công viêc trị thủy đã giúp
cư dân nơi đây có thể sản xuất hai vụ lúa mỗi năm và thu hoạch ổn định Chính nghềnông phát triển sớm và cho năng suất cao cùng sự bổ trợ của chăn nuôi và sản xuất thủcông đã giúp cho cư dân Phương Đông ổn định và sớm xuất hiện dư thừa của cải ngay
từ khi chưa có công cụ bằng sắt …
-> Khi của cải dư thừa thì giàu nghèo cũng xuất hiện, Xã hội có giai cấp và nhà nước rađời sớm ở phương Đông từ thiên niên kỉ IV - III TCN, ở lưu vực các con sông lớn cácquốc gia cổ đại đã ra đời như Ai Cập ( lưu vực sông Nin vào giữa thiên niên kỷ IV TCNnhà nước Ai Cập được hình thành trên cơ sở thống nhất các liên minh công xã hay còngọi là các Nôm), Lưỡng Hà ( lưu vực sông Ơ phơ rát và sông Tigrơ vào khoảng thiênniên kỷ IV TCN đã hình thành hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me) Ấn Độ ( lưuvực sông Ấn và sông Hằng, những quốc gia cổ đại của người Ấn đã được hình thànhvào khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN) Trung Quốc ( ở lưu vực sông Hoàng Hà vàsông Trường Giang vào khoảng cuối thiên niên kỷ IIITCN vương triều Hạ được thànhlập- mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên ở Trung Quốc)
=> Như thế, các quốc gia cổ đại ở Phương Đông đã ra đời sớm nhất trên thế giới, khicông cụ bằng đá và gỗ là chủ yếu
Câu 2: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
Do điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Đông rất thuận lợi, có nhữngđồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đềuđặn phân bố theo mùa, khí hậu ẩm nóng ( trù Trung Quốc) Vào mùa mưa hằng năm,
Trang 2nước sông dang cao, phủ lên chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ thích hợp choviệc gieo trồng các loại cây lương thực.
Bên cạnh đó cư dân Phương Đông còn biết xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê ngăn
lũ, đào kênh máng dẫn nước…Vì thế kinh tế chủ đạo của cư dân phương Đông là nôngnghiệp trồng lúa nước Ngoài việc “ lấy nghề nông làm gốc”, cư dân nơi đay còn kếthợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình Mặc
dù họ có tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác nhưng chưa có sựxuất hiện của đồng tiền là vật trung gian để định giá hàng hóa
=> Có thể nói nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là “ nông nghiệptưới nước” mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu
Tuy nhiên trong điều kiện lúc đó, với những gì mà cư dân phương Đông đạt đượctrong phát triển kinh tế của mình cũng là những tiến bộ của loài người và chính điều này
đã làm xuất hiện nhà nước có giai cấp đầu tiên trên thế giới
Câu 3: Phân tích vai trò tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông
* Nông dân công xã:
- Do nhu cầu của công tác trị thủy các dòng sông và xây dựng các công trình thủy lợikhác khiến những người nông dân ở vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trongkhuôn khổ của công xã nông thôn Vì vậy các thành viên của công xã được gọi là nôngdân công xã
- Nông dân công xã là một bộ phận đông đảo nhất, họ sống theo gia đình, có tài sản tưhữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã Họ là thành phần sản xuất chính trong
xã hội Nhận ruộng đất của công xã để canh tác, nuôi sống gia đình, bản thân và nộpmột phần sản phẩm thu hoạch cho quý tộc dưới dạng thuế Ngoài ra họ còn phải làmmột số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng hoặc đi lính chonhà nước
* Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là vua Vua là
người đứng đầu nhà nước, đứng đầu quan lại và tăng lữ, nắm quyền tối cao về lập pháp,hành pháp, điều hành mọi công việc của đất nước, là người chỉ huy quân đội tối cao
* Quý tộc: gồm quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn
giáo
+ Tầng lớp này là những người thi hành mệnh lệnh của nhà vua như thu thuế, phụ tráchxây dựng các công trình công cộn: cung điện, đường xá, đền tháp và chỉ huy quân đội,phụ trách lễ nghi tôn giáo…
+ Họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân công xã
* Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ là những tù binh và thành viên công xã bị
mắc nợ không trả được nợ hoặc bị phạm tội…Họ thường làm việc nặng nhọc và hầu hạquý tộc
Câu 4: Nêu các giai cấp và tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông? Vì sao ở phương Đông cổ đại lại hình thành nên các giai cấp tầng lớp đó?
- Gợi ý:
+ Do điều kiện tự nhiên dẫn đến kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại đó lànền nông nghiệp lúa nước Điều kiện tự nhiên và nền kinh tế nông nghiệp đã buộc cưdân nơi đây phải liên kết với nhau sống và làm việc trong tổ chức công xã nông thôn Vìvậy, các thành viên của công xã gọi là nông dân công xã Họ là những người đảm nhậnnhiệm vụ cầy cấy sản xuất nông nghiệp trong công xã
Trang 3+ Do điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế nông nghiệp đã buộc cư dân phươngĐông cổ đại phải có người đứng đầu chỉ huy mọi việc Người đó là Vua đứng đầu mộtnước Giúp vua là hệ thống quan lại giúp vua thực thi công việc Họ vừa có của cải vừa
có quyền thế
+ Khi kinh tế càng phát triển, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo và tầng lớp nô lệ xuấthiện Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trongchiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ
Câu 5: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, Vua là người đứng đầu nhà nước, Vua làngười có quyền lực tuyệt đối trong lĩnh vực Lập pháp, hành pháp và chỉ huy quân đội.Thực ra lúc đó chưa có các “ bộ luật” theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là những phánquyết của Vua dưới dạng “ sắc chỉ” đã trở thành pháp lệnh ban ra buộc mọi người tuântheo Vua cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp, điều hành mọi công việc của đấtnước thông qua hệ thống quan lại giúp việc cho Vua Ngoài ra, Vua cũng là người chỉhuy quân đội tối cao, người quyết định việc đánh hay hòa
-> Với những quyền lực trên, Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh dướitrần gian và trở thành Tăng lữ tối cao của giáo hội
Ở Phương Đông cổ đại, Vua được gọi với tên gọi khác nhau như Paraon ( ở Ai Cập);Enxi ( ở Lưỡng Hà); Thiên tử ( ở Trung Quốc)
Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm các quý tộc và tăng lữ Họ
là những người thừa hành thực thi mọi mệnh lệnh của nhà vua như thu thuế, xây dựngcác công trình công cộng: đền tháp, cung điện, đường xá và chỉ huy quân đội…
=> Như vậy, chế độ chuyên chế cổ đại là chế độ nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu quan lại, tăng lữ Vua có quyền lực tối cao, tuyệt đối Chế độ đó gọi là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 6: Vì sao ở Phương Đông cổ đại, thể chế chính trị nhà nước lại là chế độ quân chủ chuyên chế?
Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân sâu sa quy định thể chế nhà
nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông lại bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và nền tảngkinh tế - xã hội nơi đây
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho đờisống con người Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu mềm xốp, dễ canhtác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ám nóng ( trừ Trung Quốc) Vàomùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù
sa màu mỡ, thích hợp cho việc giao trồng các loại cây lương thực
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên cư dân đã tập trung sinh sống tại đay khá đôngtheo từng bộ lạc trên các thềm đất cao ở gần sông với nghề nông trồng lúa nước là chủyếu
Tuy nhiên bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Phương Đông cũng gặpkhông ít khó khăn do thiên nhiên mang lại như lũ lụt, hạn hán Vì thế, để đảm bảo chosản xuất nông nghiệp lúa nước có năng suất, cư dân nơi đây đã biết xây dựng hệ thốngthủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh mương dẫn nước…Công việc trị thủy khiến mọingười liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã
Trang 4Bên cạnh đó, trong cuộc sống không tránh khỏi sự xung đột giữa các thị tộc, bộ lạcvới nhau, yêu cầu mọi người cần có sự liên minh chặt chẽ để chống lại kẻ thù của thịtộc.
Việc trị thủy hay chống giặc ngoại xâm giải quyết các vụ xung đột trong cuộc sốngcần phải có sự thống nhất trong toàn thị tộc, bộ lạc Vì vậy, yêu cầu cần phải có ngườiđứng đâu chỉ huy ( gọi là Vua) Người đứng đầu phải có quyền lực tối cao để chỉ đạocông việc, chính vì thế Vua dần dàn trở thành vua chuyên chế, cha truyền con nối
Câu 7: Điều kiện tự nhiên ( nhu cầu sản xuất nông nghiệp) có ảnh hưởng đến kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ntn?
Do công việc trị thủy cần phải có người đứng đầu chỉ huy, hơn nữa kinh tế nông nghiệpphát triển đã dẫn đến của cải dư thừa, nhà nước ra đời sớm ở phương Đông Đứng đầunhà nước là Vua nắm mọi quyền hành trong tay gọi là nhà nước chuyên chế tập quyền
- Trên cơ sở sản xuất nông nghiệp xã hội phương Đông đã phân hóa với hai giai cấp cơbản là quý tộc và nông dân công xã, ngoài ra còn có tầng lớp nô lệ Trong đó nông dâncông xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội
- Cũng từ điều kiện tự nhiên và sản xuất nông nghiệp yêu cầu con người phải biết quansát sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời để có những hiểu biết phục vụ cho sản xuấtcũng như trong cuộc sống Chính vì vậy mà cư dân phương Đông sớm đạt thành tựutrong lĩnh vực thiên văn học và lịch Mặc dù những hiểu biết của họ chỉ mang tínhtương đối
- Ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và nhu cầu của sản xuất nông nghiệp mà cư dânphương Đông cần phải đo lại ruộng, tính diện tích ruộng đất hàng năm, từ đó mà toánhọc sớm ra đời….và cư dân nơi đây còn tính toán và xây dựng được các công trình kiếntrúc đồ sộ thể hiện uy quyền của các ông Vua
Câu 8: Cư dân phương Đông đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Theo em những thành tựu văn hóa nào của cư dân cổ đại phương Đông còn được sử dụng đến ngày nay?
Cùng với việc sản xuất ra của cải ngày càng dồi dào, cư dân cổ đại Phương Đông
đã có nhiều đóng góp về mặt văn hóa cho nhân loại
* Thiên văn và Lịch Pháp: Đây là hai ngành ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc
gia cổ đại Phương Đông Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp Để cày cấyđúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “ trông trời, trông đất” Dần dần, họ biếtđến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng Từ đó họ đã sáng tạo ra lịch Vì vậy, lịchcủa họ là nông lịch ( lịch nông nghiệp) Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày Dựa vào mực nước sông lên, xuống
Trang 5mà cư dan Phương Đông còn chia thời gian thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô, từ đó
có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp Thời đó, cư dân Phương Đông cònbiết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ
Nhìn chung, việc tính lịch của cư dân Phương Đông cổ đại chỉ mang tính tương đốinhưng nó có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng của cư dân Phương Đông khi ấy, Vìmục đích làm ruộng của mình mà cư dân Phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra thiên vănhọc và lịch khi trong tay họ chưa có nổi công cụ bằng sắt Đây cũng là cống hiến lớn laocho việc theo dõi thiên văn học và tính lịch sau này của con người
* Chữ viết:
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội loài người trở nên phong phú và
đa dạng, người ta cần ghi chép và lưu giữ lại những gì đã diễn ra trong cuộc sống, từnhu cầu đó mà chữ viết đã ra đời Đây là một phát minh lớn của loài người Cư dân đầutiên phát minh ra chữ viết là cư dân Phương Đông, vào khoảng thiên niên kỷ I TCN,chữ viết xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà
Ban đầu là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý, tượng thanh Nguyên liệu dùng đểviết chữ là vỏ cây Papirut, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa,…Tuy nhiên chữ viếtcủa cư dân cổ đại Phương Đông rất phức tạp nên hầu như chỉ có tăng lữ, quan lại học và
sử dụng được
Sự ra đời của chữ viết cổ đại Phương Đông đã góp phần giúp con người ngày nayhiểu thêm về đời sống, văn minh của cư dân thời cổ đại, đồng thời để lại những kinhnghiệm qúy cho các thế hệ sau trên con đường phát triển
* Toán học:
Do nhu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng,nên Toán học xuất hiện sớm ở Phương Đông
Họ đã biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản Người Ai Cập giỏi
về hình học Họ tính được số Pi = 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thểtích hình cầu,…Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học Họ có thể làm các phép cộng, trừ,nhân, chia cho tới 1 triệu Người Ả Rập đã tạo ra chữ số ngày nay mà chúng ta đangdùng, người Ấn Độ đã tạo nên chữ số 0
Những hiểu biết về toán học của cư dân Phương Đông mặc dù còn đơn giản, nhưng
đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn về sau
* Kiến trúc:
Do uy quyền của các vua cổ đại Phương Đông mà các công trình kiến trúc nổi tiếng, đồ
sộ được ra đời và cho đến ngày nay một số công trình vẫn còn tồn tại như: Kim tự tháp (
Ai Cập), khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà Đây là những kỳ tích vềsức lao động và tài năng sáng tạo của con người
Câu 9: Nêu 3 đóng góp lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông đối với sự phát triển của nhân loại:
( Chữ viết(…), chữ số(…), thiên văn ngoài ra còn có lịch pháp và y học ( thuật ướp xãcủa Ai Cập cổ đại)
Câu: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị của các quốc gia cổ đại P Đông?
Loài người xuất hiện cách đây hàng triệu năm và ngay từ lúc đó con người đã tạo
ra nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần Tuy nhiên xã hội nguyên thủy lúc đó nhìnchung vẫn còn trong tình trạng mông muội Tới cuối thiên niên kỷ IV đầu TNK III
Trang 6TCN, ở một số nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như TQ, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập,
đã tạo điều kiện cho cư dân nơi đây sớm bước vào xã hội văn minh Các quốc gia cổ đạiPhương Đông có đặc điểm chung về ĐKTN, kinh tế, chính trị như sau:
đã trở thành nền kinh tế chính
• Đặc điểm về kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ Tư liệusản xuất chính là ruộng đất, lực lượng sản xuất chính là nông dân Đặc điểm cơ bảncủa kinh tế Phương Đông cổ đại là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp
• Đặc điểm về chính trị:
Xã hội có giai cấp được hình thành sớm, nhà nước đầu tiên: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà,
TQ ( cuối TNK IV đầu TNK III TCN ) Xã hội cổ đại phương Đông gồm những giaicấp: nông dân công xã ( chiến đa số, là lực lượng sản xuất chính , làm ruộng công vànộp một phần sản phẩm cho quý tộc), giai cấp quý tôc ( tầnglớp trên, nắm mọi quyềnhành trong xã hội), Nô lệ ( không có quyền lợi, địa vị thấp hèn)
Nhà nước cổ đại phương Đông đều theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua nắm mọiquyền hành chính trị và được cha truyền con nối Bộ máy nhà nước ở trung ương và địaphương còn rất đơn giản và đều do quý tộc nắm quyền
- Hơn nữa, ở Địa Trung Hải có rất nhiều nô lệ, đây chính là nguồn nhân công dồi dào đểsản xuất thủ công
- Mặt khác, ở đây có rất nhiều hải cảng tự nhiên, thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyềnnên ngành thương mại cũng được mở mang phát triển
* Biểu hiện của sự phát triển Thủ công nghiệp và thương nghiệp của các quốc gia
cổ đại phương Tây:
Khoảng đầu tiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạocông cụ bằng sắt Nhờ công cụ bằng sắt ra đời mà nghề thủ công nơi đây có điều kiệnphát triển mạnh mẽ:
+ Có nhiều nghề thủ công: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, nấu rượu, làm dầu ôliu,…Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao và quy
mô lớn như Át tích có tới 2000 lao động
+ Nhiều thợ giỏi và khéo tay đã xuất hiện, họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như gốmvới đủ các loại bình, chum, bát có hoa văn, màu sắc đẹp Ngoài ra còn có đồ trang sứcbằng vàng, bạc được trạm trổ rất tinh xảo…
Trang 7- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệthương mại được mở rộng, thương nghiệp có điều kiện phát triển.
Mỗi thành bang đều có hải cảng riêng để tàu thuyền ra vào buôn bán Hàng hóa chủ yếucủa người Rô ma, Hi Lạp là sản phẩm thủ công, rượu nho…đem đổi lương thực, thựcphẩm đem về Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọngnhất Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê đã trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới
=> Như thế, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển nhanh chóng vàđạt trình độ cao Đó là nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ dựa trên sự phát triển cao của cácngành công - thương nghiệp
Câu 11: Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô – ma?
- Trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma, thủ công nghiệp đã hình thành nhiều ngành nghề khác nhau Có thể kể đến như: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ…
-Từ đó cũng xuất hiện thêm nhiều các thợ giỏi, thợ khéo tay và thợ lành nghề Từ quy mô bé, các xưởng thủ công ngày càng được mở rộng từ 10 – 15 người một xưởng rồi nâng dần lên các xưởng chứa đến hàng trăm công nhân, đặc biệt ở A- ten có xường
có tới 2000 công nhân
- Như vậy, sự phát triển của thủ công nghiệp đã làm cho sản xuất hàng hóa không ngừng tăng nhanh cả về số lượng lẫn mẫu mã Từ đó quan hệ thương mại ngày càng được mở rộng Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập
Câu 12: So sánh điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp trong xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
• Giống nhau:
- Đều có g/c thống trị và bị trị
- Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội
- Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội và bị bóc lột
• Khác nhau:
Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây
- Giai cấp thống trị: gồm vua, quý tộc
quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ
- Giai cấp thống trị: Chủ nô gồm chủxưởng, chủ lò, chủ thuyền,…
- Giai cấp bị trị: Nông dân công xã, thợ
thủ công, nô lệ
- Giai cấp bị trị: Bình dân, nô lệ
- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất
chính làm ra của cải trong xã hội
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong
xã hội
Trang 8- Quan hệ bóc lột chính: Vua, quý tộc với
nông dân câng xã
-Quan hệ bóc lột chính : Chủ nô với nôlệ
Câu 13: So sánh thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Tây với các quốc gia cổ đại phương Đông.
• Ở Phương Đông: Do điều kiện kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chếchuyên chế Đứng đầu là vua, nắm quyền hành tối cao, giúp vua là hệ thống quanliêu Đó được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại
• Ở Phương Tây cổ đại ( Hi Lạp và Rô ma):
- Do điều kiện tự nhiên ở đây cách trở, kinh tế công - thượng nghiệp phát triển,quan hệ giữa các chủ nô và các công dân tự do với nhau là quan hệ buôn bán traođổi tự do Chính vì thế thể chế nhà nước nơi đây được hình thành là thể chế dânchủ cộng hòa ( ở Rô ma), hay thể chế dân chủ chủ nô ( ở Hi Lạp) Dù dưới hìnhthức dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc đều có điểm chung là không có vuachuyên chế mà quyền hành tập trung vào Ban chấp chính để điều hành công việccủa nhà nước một cách tập thể
+ Chẳng hạn như Aten ( Hi Lạp), cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội công dân
gồm tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên ( phụ nữ, ngoại kiều, nô lệ không được tham
dự) Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Đại hội sẽ lấy ý kiến biểu quyết của đa số công dân.
Cơ quan thứ hai là Hội đồng 500 đại biểu, các chức vụ quan trọng của Hội đồng
500 do Đại hội công dân bầu ra Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, thay mặt dân
quyết định công việc của đất nước Hằng năm mọi công dân họp 1 lần và được biểu
quyết những việc lớn của quốc gia
=> Như vậy, chính quyền Aten thuộc về công dân Aten Đó là nhà nước theo thể chếcộng hòa mang tính chất dân chủ Tuy nhiên đó là một nền dân chủ chủ nô, dựa trên
Hội đồng 500 ( có vai trò như quốc hội)
Đại hội công dân
Trang 9• Ở các quốc gia cổ đại phương Đông:
Vua
Quan lại Chủ ruộng đất Tăng lữ
Câu 15: Nhìn vào sơ đồ trên hãy nêu vài nét về thể chế chính trị ở Aten và ở các
quốc gia cổ đại phương Đông ( Trả lời dựa vào phần trả lời của câu 11)
Câu 16: Em hiểu gì về Thị quốc Địa Trung Hải?
* Về khái niệm: Thị quốc là cộng đồng dân cư sống trong 1 thành thị có cơ quan lãnh
đạo độc lập như 1 quốc gia Trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động,nhà hát và quan trọng hơn là có bến cảng
* Về chính trị: Sinh hoạt dân chủ, mỗi thành thị là một nước riêng, ở đó người ta bàn
và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì,nên trợ cáp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặcbiệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không
-> Tuy nhiên đây là nền dân chủ chủ nô
* Về Kinh tế: Lãnh thổ của thị quốc không rộng, nhưng số dân lại đông nên đất đai
trồng trọt ở đây đã ít mà người ta lại ít trồng lúa, hơn nữa nơi đây có những điều kiệnthuận lợi để phát triển buôn bán nên các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau vàcác vùng xa Nhờ đó thị quốc trở nên rất giàu có
=> Thị quốc là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công
* Về xã hội: Gồm các tầng lớp chính là chủ nô, bình dân và nô lệ, trong đó cuộc sống
của chủ nô và nô lệ có sự cách biệt giàu, nghèo ngày càng lớn Nô lệ bị bóc lột và bịkhinh rẻ, họ không có quyền con người nên thường phản kháng chủ nô dưới hình thứctrể nải trong lao động và bỏ trốn, hoặc cao hơn là khởi nghĩa chống lại chủ nô Đâychính là một trong nhưng nguyên nhân làm cho các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô ma lâmvào khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ
Câu 17: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì? Nêu biểu hiện.
* Bản chất của nền dân chủ cổ đại chính là chế độ dân chủ chủ nô.
Đó là nền dân chủ đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong
xã hội, trong khi đó nhiều người lại không có quyền cồn dân và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không được quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những “công
cụ biết nói”
Tóm lại: Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại
phương Đông Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ
* Biểu hiện:
Hơn 30000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân Khoảng 15000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân Chừng hơn 300000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô
Trang 10Ưu thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc đã bị đánh bạt Quyền lực xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.
Thắng lợi quyết định cuộc đấu tranh này là sự hình thành một thể chế dân chủ Hơn
30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước
Câu 18: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tạo sao lại nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Văn hóa cổ địa Hi Lạp và Rô – ma đã không ngừng phát triển và thu lại được những thành tựu lớn:
* Lịch và chữ viết:
- Lịch: Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô matính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít Dù sao, phép tính lịch của người Ro ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay
- Chữ viết: Do cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người
- Hệ thống chữ cái Rô ma đã ra đời, tức A, B, C … , ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nền văn minh nhân loại
* Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học
mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt Họ
đã có những nhà toán học có tên tuổi đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quáthóa cao như Tales, Py tha gor, Euclid
- Vật Lý: có Archimède
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày
có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít
* Văn học:
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít Những tác phẩm của họ chủ yếu
là Kịch ( kèm theo hát) để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo cho đến ngày nay
- Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin
* Nghệ thuật:
Trang 11- Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
- Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma
* Sở dĩ, người ta thường nói các hiểu biết khoa học đến thời Hi Lạp, Rô ma mới trở thành khoa học là bởi vì:
-> Có thể nói đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trởthành khoa học vì nó không chỉ đơn thuần là việc ghi chép và giải các bài toán riêngbiệt như cư dân cổ đại Phương Đông, mà đã có độ chính xác của khoa học đạt tới trình
độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có têntuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó