Bao tuyến vàcác ống dẫn sữa nhỏ có các tế bào biểu mô bao bọc bên ngoài, những tế bào biểu mô đó co bóp để sữa trong bao tuyến thải ra, ống dẫn sữa và bể sữa có các sợi cơ trơn baobọc xu
Trang 1Mục lục
Mục lục 1
Đặt vấn đề 4
Một số đặc điểm cấu tạo sinh lý của tuyến vú. 5
A Bệnh viêm vú ở bò 5
1 Viêm vú thể thanh dịch (Mastitis serosa) 7
1.2 Triệu chứng 7
1.3 Điều trị 8
2 Viêm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa) 9
2.1 Nguyên nhân 9
2.2 Triệu chứng 9
2.3 Điều trị 10
3 Viêm vú thể áp xe (Abscessus uberi) 10
3.1 Nguyên nhân 10
3.2 Triệu chứng 10
3.3 Điều trị 10
4 Viêm vú thể Cata (Mastitis catarhalis) 11
4.1 Nguyên nhân: 11
4.2 Triệu chứng: 12
4.3 Điều trị 12
5 Viêm vú có mủ 12
5.1 Viêm Cata có mủ: 12
5.2 Viêm vú có mủ 13
5.3 Điều trị 14
6 Viêm vú có máu 14
6.1 Nguyên nhân 14
6.2 Triệu chứng: 14
Trang 26.3 Chuẩn đoán: 14
6.4 Điều trị 15
B Các biến chứng của bệnh viêm vú 15
1 Teo bầu vú 15
2 Viêm vú hóa cứng (Induratio uberi) 15
3 Viêm vú hoại tử (Gangraenosa uberi) 15
C MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN VIÊM VÚ: 16
1 Phát hiện sữa viêm bằng giấy chỉ thị màu: 16
2 Phương pháp thử cồn: 17
3 Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test): 17
4 Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test) 17
D Các biện pháp kiểm soát bệnh viêm vú ở bò sữa 20
1 Bệnh viêm vú do lây nhiễm 20
2 Bệnh viêm vú do môi trường 21
E Bệnh viêm vú ở lợn nái 22
1 Nguyên nhân 22
2 Triệu chứng 22
3 Phòng bệnh 23
4 Điều trị 23
F Bệnh viêm vú ở dê 23
1 Nguyên nhân gây viêm vú 23
2 Phòng bệnh 24
3 Điều trị 24
3.1 Điều trị tại chỗ: 24
3.2 Điều trị toàn thân: 24
Tài liệu tham khảo 25
Trang 4Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, nhất là trong chăn nuôi bò sữa thì bệnh viêm vú đang nổi lên như một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn bởi nhiều hậu quả mà nó mang lại như:
Tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 60%
Bệnh làm giảm khả năng tiết sữa (từ 10 – 30%) và chất lượng sữa
Gây một số biến chứng hoặc tổn thương trực tiếp trên bầu vú (nang tuyến vú,ống dẫn sữa, thậm chí có thể gây teo bầu vú), ảnh hướng đến chu kỳ sinh sản tiếptheo
Bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỉ lệ bệnh và chết cao
Thiệt hại về kinh tế là khá lớn, thậm chí phải loại thải
Tiểu luận bệnh viêm vú dưới đây sẽ giúp có một cái nhìn tổng quát về bệnh cũng như giới thiệu một số cách điều trị, phòng bệnh
Trang 5Một số đặc điểm cấu tạo sinh lý của tuyến vú.
Tuyến vú của động vật có vú có những đặc điểm sinh lý riêng biệt và hoạt độngđặc trưng cho loài, phù hợp với điều kiện sinh đẻ và nuôi con bằng sữa Nhiệm vụ chủyếu của tuyến vú là tiết sữa, bao gồm chức năng: sinh sữa và thải sữa Sau khi đẻ,tuyến vú tiết sữa một thời gian gọi là thời kỳ tiết sữa Ở bò trung bình 300 ngày, lợn
60 ngày Gia súc ngừng tiết sữa đến thời kỳ sinh đẻ lần sau gọi là thời kỳ cạn sữa
Tuyến vú có hình chùm nho phức tạp và có nguồn gốc từ da Ở động vật, conđực hay con cái đều có tuyến vú Vị trí, số lượng của tuyến vú ở mỗi loại động vậtkhác nhau sẽ khác nhau: có loài tuyến vú ở ngực, có loài lại ở vùng bẹn, có loài cónhiều hoặc chỉ có 1-2 đôi vú Tuyến vú có hai phần: bao tuyến và hệ thống dẫn Baotuyến do các tế bào biểu mô phân tiết tạo thành, là nơi sản sinh ra sữa Các bao tuyếngiống như những túi nhỏ và những ống dẫn nhỏ trực tiếp thông với xoang bao tuyến.Ống dẫn sữa đầu tiên là các ống dẫn nhỏ, sau đó tập hợp thành các ống dẫn trungbình, ống dẫn lớn và cuối cùng là bể sữa ở đáy tuyến vú
Bể sữa là một xoang rỗng, có thể tích tương đối lớn để chứa sữa từ các ống dẫnsữa đổ về Bể sữa được thông ra ngoài qua các ống dẫn ở đầu núm vú Bao tuyến vàcác ống dẫn sữa nhỏ có các tế bào biểu mô bao bọc bên ngoài, những tế bào biểu mô
đó co bóp để sữa trong bao tuyến thải ra, ống dẫn sữa và bể sữa có các sợi cơ trơn baobọc xung quanh, các sợi cơ này co bóp để giúp cho quá trình thải sữa Còn ở đầu núm
vú có một cơ vòng rõ rệt, giữ vai trò thắt chặc đầu vú khi không có quá trình thải sữa
Gia súc còn non thì tuyến vú của con đực và con cái đều giống nhau Khi giasúc cái sinh trưởng và phát dục thì các mô liên kết và mô mỡ của tuyến vú tăng dầnlàm thể tích tuyến vú to dần lên Đến giai đoạn thành thục về tính, các ống dẫn sinhtrưởng nhanh và phát triển nhiều nhánh nhỏ phức tạp, đồng thời thể tích đầu vú vàbầu vú cũng to dần lên Trong mỗi một chu kỳ động dục, các tế bào nhũ nang và cácống dẫn cũng được phát triển, sau động dục chúng được hơi co nhỏ lại Vì vậy, quamỗi chu kỳ sinh dục, tuyến vú lại được tiếp tục phát triển tăng lên
Khi gia súc có thai, tuyến vú phát triển nhanh chóng Số lượng ống dẫn đượctăng lên, tận cùng mỗi ống dẫn hình thành và phát triển bao tuyến Sau đó bao tuyếnphát triển dần dần hình thành các xoang tiết Thể tích ống dẫn và bao tuyến khôngngừng tăng lên, hệ thống thần kinh, mạch quản trong bầu vú cũng được tăng lên rõrệt Cuối thời kỳ có thai, mô tiết của bao tuyến có chức năng phân tiết, tuyến vú đã bắtđầu sinh sản và thải sữa, khi sinh đẻ thì bao tiết đã tiết sữa Sau khi sinh đẻ xong thìtuyến vú hoạt động mạnh và xuất hiện trạng thái tiết sữa đầu Hết thời kỳ tiết sữa, thểtích bao tuyến và ống dẫn dần dần thu nhỏ lại và xoang tiết cũng mất dần
A Bệnh viêm vú ở bò
Viêm vú là loại bệnh gặp trên tất cả các gia súc nhưng phổ biến nhất là ở bòsữa Bệnh viêm vú có thể xuất hiện ở trong tất cả các thời gian, khi bò đang cho sữa
Trang 6hay giai đoạn đã cạn sữa Thông thường bệnh viêm vú hay xuất hiện vào thời gian sau
đẻ vài ba tuần Ở những bò cao sản thì bệnh viêm vú xuất hiện nhiều hơn bò có sảnlượng sữa kém
Khi tuyến vú bị viêm, sữa bị biến đổi nhiều về đặc tính hóa học và lý học, sảnlượng và chất lượng sữa đều giảm thấp Qua nghiên cứu cho thấy rằng, một bò sữa bịviêm vú thì sản lượng sữa giảm từ 10-30% Nếu bò bị viêm vú thể tiềm tàng ( không
có triệu chứng điển hình cục bộ hay toàn thân) thì lượng sữa giảm trung bình 10%.Với đàn bò cái đang cho sữa,thường có tới 5% bò bị viêm vú thể tiềm tàng Khi bịbệnh, các tế bào nhũ nang bị tổn thương Nếu viêm nặng thì khả năng tiết sữa sẽ mấthoàn toàn và lá vú sẽ teo lại
Bệnh viêm vú có thể do nhiều nguyên nhân, điều kiện gây ra Nó có thể là dotác động của nhiệt độ và hóa chất dẫn đến Nguyên nhân chủ yếu là do các trường hợpgây nên tuyến vú bị sây sát, bị tổn thương và hiện tượng tuyến vú bị nhiễm khuẩn.Hai nguyên nhân này có mối liên quan chặt chẽ với nhau Khi khai thác sữa bằngmáy, dùng áp lực máy quá cao, tần số hút của máy quá nhanh hay khi vắt sữa bằng tay
mà kỹ thuật không đảm bảo đều gây ra tình trạng bầu vú bị tổn thương, bị sây sát tạođiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoại cảnh xâm nhập vào tuyến vú Nhiều côngtrình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm ra những loại vi khuẩn gây bệnh viêm
vú, nhưng trong đó chủ yếu nhất là liên cầu trùng 86%, tụ cầu trùng 5,4%, trực trùngsinh mủ 2,7%, E.coli 1,2%, các loại vi khuẩn khác 4,7% Tất cả các loại vi khuẩn xâmnhập vào tuyến vú có thể qua nhiều đường khác nhau: qua lỗ đầu vú, qua những vếtthương, chỗ sây sát, chỗ nứt nẻ trên da hoặc qua đường máu
Mặc khác, viêm vú còn có thể kế phát từ một số bệnh như bệnh ở tử cung, bệnh
ở dạ dày và ruột, một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao, xạ khuẩn hoặc bệnh lởmồm long móng và một số bệnh khác gây ra
Cùng một loại vi khuẩn gây bệnh nhưng với sức đề kháng của cơ thể gia súc vàcủa tuyến vú khác nhau thì có thể gây ra những dạng viêm vú khác nhau Ngược lại,một số loại vi khuẩn cùng tác động vào tuyến vú cũng có thể gây ra những triệuchứng giống nhau Mặt khác, tính mẫn cảm của cơ thể và của tuyến vú với từng loại
vi khuẩn gây bệnh viêm vú và những điều kiện ngoại cảnh có nhiều mối liên quan vớinhau Khi bầu vú quá to, đầu vú quá dài dễ bị sây sát bởi hai chân sau Lỗ đầu vú quá
to, lượng sữa cao dễ gây tình trạng rò sữa liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâmnhập vào tuyến vú Hoặc trong thời gian cạn sữa, tác dụng sát trùng của sữa bị giảmnên làm cho tuyến vú dễ bị viêm nhiễm Bệnh viêm vú thường được thể hiện dướinhiều hình thức, nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau Phụ thuộc vào sức đề kháng của
cơ thể, mức độ nhiễm khuẩn và thời gian xảy ra bệnh mà những đặc điểm lâm sàngkhác nhau
Nhiều tác giả đã phân chia quá trình bệnh lý ở tuyến vú ra làm các thể như sau:
Trang 7Viêm vú thể thanh dịch
Viêm vú thể Cata, bao gồm:
Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữaViêm Cata nang sữa
Viêm vú thể Fibrin
Viêm vú thể có mủ, bao gồm:
Viêm thể Cata mủViêm thể áp xeViêm thể PhlegmonViêm vú thể có máu
Viêm vú biến chứng, bao gồm:
Teo tuyến vúViêm vú hóa cứngViêm vú hoại tửNgoài ra, còn có dạng viêm vú thể đặc biệt do bệnh sốt lở mồm long móng, doActinomycosis, do Tuberculosis gây ra Quá trình xuất hiện thể viêm vú không phải
ổn định, nó có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển từ thể viêm này sang thể viêmkhác
1 Viêm vú thể thanh dịch (Mastitis serosa)
Là loại bệnh mà dịch rỉ viêm, nước vàng được thải nhiều ở dưới da và những tếbào trung gian Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời gian 1-2 tuần đầu sau khi sinh
đẻ xong
1.1 Nguyên nhân
Do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phương pháp khai thác sữa không đúng kỹthuật làm cho các loại vi khuẩn chủ yếu như liên cầu trùng, tụ cầu trùng, E.coli đượcxâm nhập vào tuyến vú qua da bị sây sát hay lỗ đầu vú Mặt khác, viêm vú thể thanhdịch còn có thể kế phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm nội mạc tử cung hóa mủ, tửcung hồi phục không hoàn toàn, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa, nhiễm độc từ thức ăn,nước uống và một số bệnh khác v.v Trường hợp này vi khuẩn, độc tố của vi khuẩnđược xâm nhập vào tuyến vú qua đường máu
1.2 Triệu chứng
Trang 8Đặc điểm của thể viêm này là tuyến vú bị sung huyết, dịch rỉ viêm được thảinhiều ở dưới da, tế bào trung gian và những tổ chức liên kết Viêm vú thể thanh dịchthường xuất hiện trước tiên ở một lá vú, thỉnh thoảng ở một nữa bầu vú, ít khi xảy ratrên toàn bộ bầu vú cùng một lúc Nước vàng thải xuất ra và thấm vào các nang sữa,quá trình lưu thông máu và bạch huyết đến các tế bào tuyến vú bị trở ngại Lá vú bịviêm lớn lên về thể tích và bị sung huyết, có khi đầu vú cũng bị sưng to lên, khi sờvào lá vú có cảm giác nóng, lúc đầu con vật không thấy đau, về sau nếu ấn mạnh taycon vật có phản ứng đau.
Sự biến đổi của sữa bằng mắt thường lúc đầu thấy rõ, về sau khi bệnh đã pháttriển lan đến các bộ phận tiết sữa thì sữa trở nên loãng hơn, trong sữa lẫn nhiều lợncợn các loại biểu mô và bạch cầu, lượng sữa lá vú bị viêm giảm xuống rõ, các lá vúkhác có khi cũng hơi giảm một ít
Với cơ thể nói chung, con vật biểu hiện trạng thái đau nhẹ, ăn uống giảm, thânnhiệt tăng, ủ rủ mệt nhọc Viêm vú thể thanh dịch có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu nuôidưỡng chăm sóc tốt và điều trị kịp thời Ngược lại, thể viêm này cũng dễ dàng vànhanh chóng chuyển qua những thể viêm khác nặng hơn như: viêm thể Cata, thểPhlegmon, đặc biệt có thể trở nên dạng viêm hóa cứng
Quá trình tiến triển của bệnh thường dẫn đến sự thay đổi cấu tạo tổ chức tuyến
vú, cho nên cần phải xác định những nguyên nhân gây ra bệnh và những đặc điểm củathể viêm
Cách ly gia súc ốm, có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc và khai thác sữa riêng,thay đổi khẩu phần ăn uống để giảm quá trình tiết sữa
Để giảm áp lực trong bầu vú, cần phải tăng số lần vắt sữa trong ngày, xoa bópnhẹ nhàng và cẩn thận tuyến vú, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút, đồng thờigiảm thức ăn tinh, thức ăn nhiều nhựa, nhiều nước
Điều trị bằng thuốc với bệnh viêm vú thể thanh dịch có thể dùng Norsulfanol 8g cho gia súc lớn uống 2 lần trong một ngày, uống trong 3-4 ngày
6-Đề phòng bệnh tiến triển sang các thể viêm nặng hơn có thể dùng dung dịchNorsulfanol natri 10% 100-150ml tiêm tĩnh mạch, xoa khắp tuyến vú một số loạithuốc như Ichthyol, dầu long não, cao tiêu viêm (hỗn hợp Mastitis) và các loại dầunóng khác: chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại
Trang 9Trường hợp nếu sữa đã thay đổi về phẩm chất, có thể dùng thuốc kháng sinhbơm trực tiếp vào lá vú viêm qua lỗ tiết sữa Trước khi bơm thuốc cần chú ý: vắt hếtsữa trong lá vú, sát trùng kỹ kim thông vú và đầu vú, lựa chọn loại kim thông vú phùhợp với độ lớn của lỗ tiết sữa Nếu con vật có triệu chứng toàn thân rõ cần kết hợpkháng sinh tiêm bắp.
Trợ sức, trợ lực, tăng sức đề kháng cho vật bằng glucoz, cafein, gluconat canxi,clorua canxi, vitamin B1
2 Viêm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa)
Viêm vú thể Fibrin là loại viêm mà các tế bào tổ chức liên kết ở nang sữa vàống dẫn sữa chứa rất nhiều Fibrin
2.1 Nguyên nhân
Viêm vú thể Fibrin thường do kế phát từ những thể viêm thanh dịch hay viêmCata Mặt khác bệnh còn có thể kế phát từ những trường hợp viêm phúc mạc do chấnthương mạnh, viêm tử cung tích mủ cấp tính sau khi đẻ và một số bệnh khác mà mức
độ nhiễm độc nặng
2.2 Triệu chứng
Thể viêm này thường xuất hiện ở một lá vú, thỉnh thoảng ở 2 lá vú, rất ít khigặp ở cả 4 lá vú Thời gian đầu của bệnh, trong lá vú chứa nhiều nước vàng,fibrinogen và những tế bào chết Fibrinogen dưới tác dụng men của tế bào bị tổnthương mà biến thành Fibrin Về sau Fibrin bao phủ kín niêm mạc ống dẫn và nangsữa, vì thế cấu trúc của nang sữa bị thay đổi, những tế bào tuyến của nang sữa bị pháhủy một phần hay toàn bộ Trong nang sữa, ngoài Fibrin còn chứa nhiều đám tế bàothâm nhiễm và những tế bào biểu mô phân giải Viêm thể Fibrin thường dẫn đến tìnhtrạng làm co khép các tế bào tuyến sữa cho nên sự lưu thông huyết quản, lâm ba quản
và trao đổi chất ở tế bào bị ảnh hưởng rất lớn Những triệu chứng thể hiện lâm sàngchủ yếu là thân nhiệt lên cao, có thể tới 40-410C, con vật mệt mỏi, đau đớn, ăn uốngkém và có khi ngừng nhai lại Thỉnh thoảng nhu động dạ cỏ giảm, chứng bụng đầyhơi, rối loạn chức năng sinh lý hệ tiêu hóa Sản lượng sữa giảm xuống nhiều và có khituyến vú ngừng tiết sữa Lá vú viêm sưng to lên, khi sờ tay vào có cảm giác nóng hơn,cứng hơn bình thường, còn vật tỏ ra đau đớn hơn
Khi xoa bóp vào lá vú viêm cảm giác có tiếng lạo xạo Dưới lá vú nổi lên nhiềuhạch bạch huyết Từ lá vú viêm có thể vắt ra được một ít dịch đặc màu vàng chứa đầymảnh vụn Fibrin và những cục casein đông vón Thể viêm này thường chuyển thànhthể viêm Fibrin mủ và xuất hiện đến một nửa bầu vú
Thỉnh thoảng thể viêm Fibrin kéo dài và nặng cũng có thể chuyển thành thểviêm hoại thư, mủ được di căn đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể
Trang 103 Viêm vú thể áp xe (Abscessus uberi)
Viêm vú thể áp xe là thể viêm mà bên trong tuyến sữa có nhiều bọc mủ to nhỏkhác nhau, ở những vị trí khác nhau và có khi nhiều bọc mủ nhỏ họp lại thành bọc mủlớn
3.1 Nguyên nhân
Thể viêm này chủ yếu do lá vú bị nhiễm khuẩn Streptococcus, Staphylococcuspyogenes và trực khuẩn đường ruột Bọc áp xe được hình thành khi tuyến vú bị tổnthương mạnh hoặc bị nhiễm khuẩn đường máu Thường viêm thể áp xe xuất hiện sauthể viêm Cata mủ, thể Fibrin mức độ nặng, thời gian lâu và các ống dẫn sữa bị tắcnghẽn
3.2 Triệu chứng
Trong tuyến vú có thể xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe lớn nhỏ khác nhau.Những bọc áp xe đó thường nằm sát dưới da hay ở sâu trong lá vú Một số trường hợpđặc biệt, tất cả lá vú chứa đầy mủ bên trong Bọc mủ lớn nằm sát dưới da làm nhiệt độcục bộ lá vú lên cao, lượng sữa giảm xuống rõ rệt, phẩm chất sữa cũng thay đổi nhiều.Dần dần bọc mủ phát triển to và nổi rõ lên dưới da, sau đó bọc mủ có thể tạo thành lỗ
dò tự vỡ ra và mủ được thoát ra ngoài Trường hợp bọc mủ ở sâu trong lá vú làm chothân nhiệt lên cao, gia súc đi lại khó khăn và có thể kế phát đến lá vú khác Trườnghợp những bọc áp xe xuất hiện một nửa bầu vú, thể tích bầu vú lớn lên rất nhiều, sốtcao, khi sờ nắn lá vú có cảm giác da rất căng Nếu lỗ dò của bọc mủ ở sâu thông vớiống dẫn sữa thì sữa, mủ và máu lẫn lộn với nhau thải ra ngoài
Trường hợp có nhiều bọc áp xe ở sâu hay nông trong 1-2 lá vú thì các triệuchứng cục bộ và toàn thân biểu hiện nặng hơn Những hạch bạch huyết nổi rõ, sưng to
và có thể tuyến sữa ngừng tiết sữa hoàn toàn Trong sữa vắt được chứa đầy mủ, máu
và những cục casein đông vó to nhỏ khác nhau Nếu trong vú có nhiều bọc áp xe lớnthì dẫn đến tình trạng huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ và mủ được di căn đếnphổi, gan cũng như các cơ quan nội tạng khác
3.3 Điều trị
Trang 11Để có kết luận chính xác khi chẩn đoán cần phải theo dõi các biến chứng cục
bộ, toàn thân và thành phần của sữa Nếu nghi ngờ có thể chọc dò Trường hợp chỉ cómột bọc mủ ở nông mà điều trị kịp thời thì lượng sữa ít bị ảnh hưởng Nếu bọc mủ to,
để lâu không điều trị thì một phần tuyến sữa sẽ mất khả năng sinh sữa Nếu trongtuyến vú có nhiều bọc mủ thì tổ chức liên kết của lá vú này tăng sinh, các ống dẫn sữa
bị tắc, tổ chức tuyến vú và các tế bào nhũ nang bị teo lại, cơ năng tuyến vú khôngđược phục hồi
Viêm vú thể áp xe trong quá trình điều trị không nên xoa bóp tuyến vú Thờigian đầu của quá trình viêm nên chườm nóng bằng túi nước nóng hay sử dụng biệnpháp áp paraphin ấm lên da lá vú Mặt khác có thể dùng dung dịch Glyxerin iot, cồnlong não,cao Mastitis, Ichthyol xoa khắp trên lá vú viêm Với bọc mủ phải điều trịkịp thời để tránh hiện tượng hình thành lỗ dò qua da Khi mổ bọc mủ cần phải chọn vịtrí thích hợp để mủ và sữa thải ra ngoài dễ dàng và tránh được các mạch quản Sau khichích vỡ bọc áp xe, dùng các loại thuốc sát trùng để rửa sạch bọc mủ, nạo hết các tổchức chết và đặt dẫn lưu Đối với bọc áp xe ở sâu trong lá vú, dùng kim tiêm loại tochọc thẳng vào để hút sữa, mủ và máu ra ngoài Nếu mủ và sữa quá đặc, hút khó khăn
có thể dùng dung dịch Bicarbonat natri 5% 20-50ml cho tan cục mủ rồi hút ra ngoài.Sau khi đã chích vỡ bọc mủ áp xe hay hút hết máu, mủ và sữa ra ngoài, dùng các loạikháng sinh tiêm thẳng vào bọc Đối với những bọc mủ nằm sát bể sữa thì sử dụngdung dịch Rivanol 0,1% để rửa sạch, sau đó tiêm dung dịch iot 0,2% hoặc dung dịchIchthyol 5% hoặc Sulfamid 5% hoặc Penicilin
4 Viêm vú thể Cata (Mastitis catarhalis)
Viêm vú thể Cata là loại viêm vú chủ yếu làm tổn thương những tế bào biểu môniêm mạc ở bể sữa, ống dẫn sữa và tế bào tuyến ở nang sữa Những tế bào thượng bì
bị biến dạng và bị tróc ra, chỗ viêm có dịch thẩm xuất và xuất hiện nhiều tế bào bạchcầu
Tùy thuộc vào mức độ của quá trình bệnh lý, thể viêm này có thể xuất hiệndưới hai dạng khác nhau:
- Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa
- Viêm Cata nang sữa
4.1 Nguyên nhân:
Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa chủ yếu do Staphylococci, Streptococci, hoặc
E.coli xâm nhập vào, do cơ vòng bầu vú khép không kín sữa rỉ ra ngoài, vi trùng theo
đó xâm nhập vào bể sữa đến các tuyến vú gây viêm Cũng có thể do bầu vú bị viêmgây ra, nền chuồng đất độn chuồng, tay người vắt hoặc khăn lau bầu vú bẩn Loạiviêm Cata nang sữa chủ yếu do loại viêm bể sữa và ống dẫn sữa, những tế bào tổ chứcliên kết xung quanh dẫn đến Thể viêm này thường chỉ xuất hiện 1-2 lá vú riêng biệt,thỉnh thoảng viêm cả trên 4 lá vú
Trang 124.2 Triệu chứng:
Loại viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa thường xuất hiện và thời gian 2 – 3 tuầnsau khi đẻ và 1 – 2 tuần trước khi cạn sữa, ít khi gặp ở giai đoạn cho sữa bình thường.Trường hợp nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm mãn tính hayviêm ẩn tính Lúc đầu sữa loãng lợn cợn hoặc sữa vón, đôi khi sữa vón làm tắc đầu vú
do phủ màng trên niêm mạc đường tiết sữa tiết ra Nếu vắt tiếp tục lâu ngày sữa trở lạibình thường nhưng lượng sữa giảm Khi xoa bóp lá vú có cảm giác hơi nóng, thỉnhthoảng có thể sờ được cục sữa đông Phản ứng của cơ thể khi sờ nắn lá vú nói chungrất yếu ớt, có khi không biểu hiện
Viêm Cata bể sữa và ống dẫn có thể làm cho các tổ chức liên kết biến đổi thànhnhững hình nang trứng
Loại viêm Cata nang sữa: loại viêm này có đặc điểm ở trong các nang sữa córất nhiều dịch rỉ viêm Các tế bào biểu mô bị phình to ra và thoái hóa,về sau nó phânhủy và bong ra ngoài Dưới tác dụng dịch rỉ viêm ngày càng nhiều, nó có thể làm chocác nang sữa bị vỡ ra Số lượng bạch cầu và lâm ba cầu trong sữa tăng cao Cơ thể nóichung bình thường, không có triệu chứng đặc hiệu
Bơm trực tiếp vào lá vú các dung dịch Rivanol 0,1-0,2%, Furacilin 1/5000,Streptocid 1%, Norsulfanol natri 2% với liều lượng 100-250ml tùy thuộc vào thể tích
lá vú Ngoài ra có thể dùng các loại kháng sinh Penicilin, Streptomycin, Teramycin bơm vào lá vú
Ngoài ra còn có thể kết hợp dùng các loại kháng sinh tiêm bắp và các thuốc trợsức, trợ lực và tăng cương sức đề kháng cho con vật
5 Viêm vú có mủ
Có hai thể loại: Viêm Cata có mủ và viêm vú có mủ
5.1 Viêm Cata có mủ:
Đặc trưng thể này là các vi trùng gây mủ tạo ra từ những ổ viêm lan tràn trong
bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú, làm cho mủ và dịch thẩm xuất chảy xuống ống dẫn vào
bể sữa