Tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1:Tình hình hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam Chương 2: Case study: Phân tích giải pháp logistics của công ty TNHH SEES VINA H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
Đề tài: Phân tích giải pháp logistics của công ty
TNHH SEESVINA Hải Dương
Lớp: TMA305.1 Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Vân Hà 1515510029Nguyễn Ngọc Yến Linh 1511110461Nguyễn Thị Thảo 1511110743
Hà Nội, 01/2018
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộccách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vậtchất được sản xuất ra ngày càng nhiều Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnhtranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, cácnhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giaohàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm,
… trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp Trong quátrình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vựckinh doanh Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phươngthức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp Cùng với quátrình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành mộtngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế
Ngành dệt may trong những năm gần đây đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.Nhưng song song với việc xuất khẩu tăng thì nhập khẩu của ngàng dệt may cungkhá cao do các đơn vị may mặc của Việt Nam chủ yếu nguyên phụ liệu, máymóc vẫn nhập từ nước ngoài Một khó khăn nữa của ngành dệt may là chi phí lưukho bãi, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn đến quản lý và phân phối sảnphẩm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi
DN Công ty TNHH Sees Vina Hải Dương là một trong những đơn vị có tốc độphát triển nhanh và có đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngànhnhưng cũng không nằm ngoài những khó khăn của ngành Vấn đề cấp thiết hiệnnay đối với ngành và cụ thể là đối với Công ty TNHH Sees Vina là phải có sựkiểm soát tối ưu hóa tất cả quá trình từ đầu vào đến đầu ra thành một hệ thống,
Trang 4những điểm mạnh về giải pháp Logistics mà công ty đã thực hiện đồng thời khắcphục những điểm còn hạn chế.
Với ý nghĩa như vậy, vấn đề “Phân tích giải pháp Logistics của công tyTNHH Sees Vina” được nhóm chọn làm đề tài Tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1:Tình hình hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Chương 2: Case study: Phân tích giải pháp logistics của công ty TNHH SEES VINA Hải Dương
Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm không tránh khỏi được những sai sót,nên rất mong được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Trang 5NỘI DUNGCHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
1.1 Tình trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất
1.1 Khái quát chung
Theo khảo sát trên gần 30 doanh nghiệp sản xuất, vai trò của logistics đốivới hoạt động của công ty được đánh giá qua mức độ đồng ý về mối quan tâmcủa công ty đối với logistics và ảnh hưởng của logistics đối với năng lực cạnhtranh, dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của họ
Kết quả điều tra cho thấy 15% số DN được điều tra ghi nhận logistics làmối quan tâm hàng đầu của họ, một tỷ lệ lớn (66%) trung lập (do dự) Tầm ảnhhưởng lớn của logistics đến chất lượng dịch vụ khách hàng và lợi nhuận củacông ty khá đồng đều, với mức độ đồng ý của các DN là 57%
Ngoài ra, 49% số DN được điều tra cho biết logistics là lợi thế cạnh tranhquan trọng của họ
Tỷ lệ không đồng ý khá thấp, chỉ 15% ở nhận định logistics không phải làquan tâm hàng đầu đối với công ty, 9% không cho rằng logistics ảnh hưởng tớinăng lực cạnh tranh; tỷ lệ số công ty cho rằng logistics không ảnh hưởng tới dịch
vụ khách hàng và lợi nhuận của họ lần lượt là 5% và 3%
Trang 6- Số luợng doanh nghiệp có tổng chi phí logistics chiếm trên 25% tổngdoanh số bán ra là 50%
- Nếu tính trung bình tỷ lệ chi phí logistics trong tổng doanh số bán ra củacác doanh
nghiệp được điều tra thì kết quả là khoảng trên 20%
Với kết quả này chúng ta thấy, chi phí logistics của các doanh nghiệp ViệtNam còn khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, cụ thể như ởNhật chi phí trung bình là 5% (2006), Mỹ 8-9% (2006), Indonesia 14% (2006).Chi phí logistics cao đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnhtranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
Hình 1 Tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
Trong tổng chi phí logistics, tỷ trong chi phí logstics đầu vào (inbound logisticscost), chi phí logistics đầu ra (outbound logistics cost), chi phí kho bãi cũngtương đối khác nhau (warehousing cost) Cụ thể:
Trang 7Hình 2 Tỷ trọng chi phí logstics đầu vào
trong tổng chi phí logistics Hình 3 Tỷ trọng chi phí logstics đầu ratrong tổng chi phí logistics
Hình 4 Tỷ trọng chi phí kho bãi trong tổng chi phí logisticsTheo kết quả điều tra, chi phí logistics đầu ra chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi phí logistics (chiếm 20 - 40%) Chi phí này cao hơn rất nhiều sovới chi phí logistics đầu vào (0 - 20%) Chi phí kho bãi chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng chi phí logistics
Như vậy, tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp(khoảng 20-25%) còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới
1.3 Hoạt động logistics đầu vào
Kết quả điều tra cũng đã chỉ ra rằng hoạt động logistics đầu vào giữa hainhóm doanh nghiệp miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau nhất định Cụ thể:
Trang 8Theo kết quả điều tra, chúng ta có thể nhận thấy:
- Thu mua nội vùng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động logistics đầuvào đối với các doanh nghiệp phía Nam và phía Bắc Tuy nhiên, hoạt động thumua nội vùng ở các doanh nghiệp Nam phát triển hơn ở phía Bắc
Trang 9- Các doanh nghiệp phía Bắc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp đầuvào từ nước ngoài (nhập khẩu) Trong khi sự phụ thuộc này đối với các doanhnghiệp phía Nam là ở mức độ trung bình.
1.4 Thời gian lưu trữ hàng hóa
Kết quả điều tra thời gian dự trữ đối với các mặt hàng chính của các doanhnghiệp được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Hình 7 Thời gian dự trữ trung bình đối với nguyên vật liệu đầu vào chính củadoanh nghiệp
Trang 10Hình 8 Thời gian dự trữ trung bình đối với sản phẩm đầu ra chính của doanhnghiệp
Theo kết quả khảo sát thì 25% số doanh nghiệp được phỏng vấn có thờigian dự trữ đối với cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là hơn 1tháng Trong đó, số lượng doanh nghiệp có thời gian dự trữ 1-3 tháng là chiếmchủ yếu
Rõ ràng, thời gian dự trữ đối với các mặt hàng chính trong các doanhnghiệp hiện nay còn khá cao Thời gian dự trữ dài đã làm tăng thêm chi phílogistics, giảm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp hiện nay của Việt Nam
1.5 Các hoạt động logistics đang thuê ngoài.
Các hoạt động logistics đang các doanh nghiệp trên thuê ngoài từ thấpnhất tăng dần là: logistics ngược, hóa đơn, xử lý đơn hàng, quản lý lưu kho, hoànthành sản phẩm theo yêu cầu, vận tải quốc tế, kho bãi, hệ thống thông tin, cướcphí giao nhận hàng hóa và cao nhất là vận tải nội địa
Trang 11Hình 9 Các hoạt động logistics đang được thuê ngoài
Hoạt động logistics Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%)
0% 1-25%
26-50%
75%
51->75% Tổng
Cước phí giao nhận hàng hóa 11% 50% 18% 9% 14% 100%
Trang 12ERP (hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp) và các công nghệ khác Trong đó,Công nghệ có tỷ lệ chưa bao giờ được sử dụng nhiều nhất là RFID và ERP.
Hình 10 Mức độ sử dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh (% DN lựa chọn)
1.7 Nhu cầu quan trọng nhất với doanh nghiệp trong tương lai về dịch vụ
logistics.
Về nhu cầu đối với hoạt động logistics trong tương lai: 21,4% số công ty đượchỏi muốn lựa chọn thêm các nhà cung cấp logistics mới;14,48% mong muốn cảithiện dịch vụ khách hàng Ngoài ra những nhu cầu về phát triển hệ thống thôngtin, nguồn nhân lực và tận dụng giải pháp di động cũng được chú ý với tỷ lệ lầnlượt là 13,62%; 13,81% và 12,38% Những nhu cầu còn lại như hoàn thiện cấutrúc phân phối hay tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cũng được chú ýnhưng với mức độ không cao
Trang 13Hình 11 Nhu cầu quan trọng nhất đối với DN trong tương lai về hoạt độnglogistics (% DN lựa chọn)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu logistics Trường đại học Ngoại thương
1.8 Các giải pháp cắt giảm chi phí
Về các giải pháp để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Việt Nam:trong số các đơn vị được hỏi về giải pháp giảm chi phí logistics thì hơn 64% chorằng nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của giảm chi phí là giải pháp cần thiết
và hiệu quả nhất, và chỉ 22% chấp nhận rằng Việc đào tạo để tăng cường trình độchuyên môn của cán bộ có thể giảm đáng kể chi phí logistics cho doanh nghiệp
Trang 14Hình 12 Các giải pháp cắt giảm chi phí logistics (theo đánh giá của các DN sảnxuất, kinh doanh: % DN lựa chọn)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu logistics Trường đại học Ngoại thương
1.9 Kết luận
Qua nghiên cứu này, có thể khẳng định rằng sự phát triển của hoạt độnglogistics hiện nay trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế Điềunày đã lý giải phần nào tính cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệpViệt Nam còn thấp và tụt hậu so với thế giới
1.2 Những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt khi sử
dụng dịch vụ Logistics.
Ngành sản xuất luôn đóng một vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế của mộtquốc gia Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sảnphẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều Do khoảng cách trong các lĩnhvực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thuhẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độgiao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành
Trang 15Logistics vô cùng được chú trọng Tuy nhiên với một nước đang phát triển vàcòn nhiều thiếu sót trong ngành dịch vụ này như Việt Nam, thì các doanh nghiệpsản xuất vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
2.1 Chi phí logistics quá cao
Doanh nghiệp sản xuất của Viêt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều khókhăn Điển hình là chi phí logistics quá cao, đang là vấn đề chung mà mọi doanhnghiệp sản xuất phải chịu
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics ViệtNam (VLA), số lượng doanh nghiệp (DN) logistics trong nước tăng mạnh, từ
700 DN năm 2005 lên khoảng 3.000 DN vào thời điểm này, trong đó có khoảng
30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.Các DN cung cấp dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài và các DN cungcấp dịch vụ xuyên quốc gia đang là một bộ phận quan trọng trong phát triển thịtrường logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càngsâu rộng
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, năm 2016 ngành dịch vụ logistics củaViệt Nam xếp hạng thứ 64/160 quốc gia, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sauSingapore, Thái Lan và Malaysia) Mặc dù vậy, chi phí logistics ở nước ta còn ởmức cao, trong đó tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỷUSD, tương đương 20,8% GDP (trong khi các nước phát triển chỉ từ 9 đến 14%),nhưng đóng góp từ ngành dịch vụ logistics vào GDP chỉ khoảng 2-3% Theophản ánh của các DN, chi phí như vận chuyển, dịch vụ logistics cho mộtcontainer hàng linh kiện điện tử bằng đường biển từ Singapore và Hồng Kông(Trung Quốc) tới Việt Nam là khoảng 160USD, nhưng vận chuyển đường bộ từ
Trang 16Hải Phòng về Hà Nội, chi phí tới hơn 220USD/container cho quãng đường100km.
Một khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy chi phí logistics chiếm rấtlớn trong giá thành của nhiều ngành hàng tại Việt Nam Đơn cử với ngành thủysản chi phí này chiếm hơn 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả 29,5% và ngành gạochiếm đến gần 30% trong giá thành
Chi phí logistics tại Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, còn
so với Singapore thì cao hơn tới ba lần Chi phí logistics quá cao đã gián tiếp làmgiảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế Đáng chú ý,trong chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm quá lớn, lên tới gần 60%
2.2 Khó khăn trong việc chọn đối tác Logistics tối ưu
Khó khăn này đến từ sự thiếu đồng bộ, tính cạnh tranh không cao và tínhchưa hoàn thiện, cụ thể là chi phí dịch vụ chưa cạnh tranh tốt, chất lượng cungcấp một số dịch vụ chưa cao; hạn chế về quy mô và vốn, về kinh nghiệm và trình
độ quản lý cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt độngquốc tế của phần lớn các công ty Logistics tại Việt Nam
Nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà giao nhận vận tải Việt Nam cho thấy,các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường Bêncạnh đó, hầu như không nhà cung cấp dịch vụ logistics nào cung cấp được dịch
vụ vận chuyển xuyên suốt toàn lãnh thổ Việt Nam kết nối với thị trường quốc tếvới chi phí cạnh tranh, mà phải qua các nhà cung cấp dịch vụ của từng chặng.Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giành được khoảng70% thị trường nhờ tính chuyên nghiệp, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng côngnghệ thông tin hiện đại Theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam
Trang 17quốc tế Trong khi đó, các công ty nước ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia,chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vihoạt động gần 100 quốc gia khác nhau Đây là một trong những cản trở cho cácdoanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng Bởi lẽ,trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thường có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiềuquốc gia và lãnh thổ trên thế giới mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý
mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ nàythường khá lỏng lẻo và không đồng nhất
Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp logistics Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nướcngoài hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đóngvai trò là “vệ tinh” cho các công ty logistics nước ngoài, chỉ đảm nhận một sốdịch vụ đơn lẻ trong hoạt động logistics như làm thủ tục hải quan, cho thuêphương tiện vận tải, kho bãi… Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩucủa Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhucầu dịch vụ logistics càng gia tăng thì đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm,khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi làngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi tolớn đối với đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăngtrưởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay Tại Việt nam doanh nghiệp logisticsquy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác
và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnhtranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnhthị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam
Trang 182.3 Những khó khăn về cơ sở vật chất
Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạnchế, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nướckhác Không chỉ chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài làm đội giáthành, mà ngay từ các tỉnh lân cận vận chuyển về Hà Nội cũng là vấn đề khôngnhỏ Chị Nguyễn Hoàng Oanh, chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông sảnsạch phân tích: Bình quân 1kg rau sạch từ Yên Lạc (Vĩnh Phúc) về đến quận CầuGiấy (Hà Nội) mất 2.500 đồng/kg, nhưng nếu vận chuyển sang Gia Lâm thì phívận chuyển tăng thêm khoảng 1.200 đồng/kg Do hệ thống giao thông của HàNội mới chỉ hướng tâm chứ chưa phát triển hệ thống giao thông bàn cờ, khiếncho chi phí cho sản phẩm bị đội lên
Kết quả khảo sát của Sở Công Thương Hà Nội về chất lượng cơ sở hạ tầngvận tải của Hà Nội (kho, bãi, cảng, sân bay…) năm 2017 cho thấy, với thangđiểm từ 1 đến 5 thì các doanh nghiệp chỉ chấm đến 2,9 điểm do cơ sở hạ tầngvận tải của Hà Nội thiếu đồng bộ và còn nhiều hạn chế Đơn cử, với các kho bãitập kết hàng, hầu hết đều có quy mô đầu tư đơn giản, thiếu liên kết Ngoài cáckho bãi thường, trên địa bàn Hà Nội đang duy trì hệ thống kho, bãi containerphục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu tại 2 cảng thông quan nội địa là Mỹ Đình vàGia Lâm, tuy nhiên phạm vi khai thác còn hạn chế, chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụvận tải đường bộ, cho thuê bãi và một số dịch vụ liên quan Hệ thống giao thôngphục vụ các cảng này mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa kết nối với đường sắt,đường thủy
Ngoài ra thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng của các tỉnhkhác cũng gây trở ngại to lớn cho doanh nghiệp sản xuất lựa chọn một phương