Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LÊ QUANG HUY
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2017
Trang 2LÊ QUANG HUY
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành : 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Quang Huy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thanh Hải người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch; Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người than đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Quang Huy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1 Khái niệm nước sạch 4
1.1.2 Khái niệm nước hợp vệ sinh 5
1.1.3 Khái niệm nước sinh hoạt 5
1.1.4 Khái niệm ô nhiễm nước 5
1.1.5 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống 6
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 8
1.3 Cơ sở thực tiễn 10
1.3.1 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới 10
1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam 13
1.3.3 Các giải pháp khi nguồn nước bị ô nhiễm 25
Trang 6Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 32
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 32
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 32
2.3.2 Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 32
2.3.3 Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch 32
2.3.4 Điều tra người dân về chất lượng và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch 32
2.3.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 33
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33
2.4.3 Vị trí và thời gian lấy mẫu 34
2.4.4 Phương pháp lấy mẫu 36
2.4.5 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu 37
2.4.6 Phương pháp tổng hợp và so sánh 40
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc 41 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 45
Trang 73.2 Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện Lập
Thạch 47
3.3 Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch 52
3.3.1 Đánh giá chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Lập Thạch 52 3.3.2 Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Lập Thạch 58
3.3.3 Đánh giá chất lượng nước máy tại huyện Lập Thạch 60
3.4 Điều tra người dân về chất lượng và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch 61
3.4.1 Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt địa bàn huyện Lập Thạch 61
3.4.2 Điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 63
3.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 64
3.5.1 Về quản lý chất lượng nước sinh hoạt 64
3.5.2 Chính sách quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường 65
3.5.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 65
3.5.4 Ý thức của cộng đồng về vấn đề nước sinh hoạt hiện nay 66
3.5.5 Về phía đơn vị cung cấp nước 66
3.5.6 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ chất lượng nguồn nước 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 9QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 10tỉnh Vĩnh Phúc 34 Bảng 2.2: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 35 Bảng 2.3: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước cấp sinh hoạt tại vòi chảy của các
hộ gia đình trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 36 Bảng 2.4 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước mặt 37 Bảng 2.5 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm 39 Bảng 2.6 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước cấp sinh hoạt 40 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 47 Bảng 3.2 Tổng hợp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 51 Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên địa bàn huyện Lập Thạch 53 Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm trên địa bàn huyện Lập Thạch 58 Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu nước máy trên địa bàn huyện Lập
Thạch 60 Bảng 3.6: Kết quả điều tra đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt
địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 62 Bảng 3.7: Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân
trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 63
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tỉ lệ các loại nước trên thế giới 11
Hình 1.2 Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua các năm16 Hình 1.3 Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 17
Hình 3.1 Vị trí địa lý của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 41
Hình 3.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2016 44
Hình 3.3 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2016 44
Hình 3.4: Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 49
Hình 3.5 Kết quả phân tích DO, SS, BOD5 và COD trong nước mặt 54
Hình 3.6 Kết quả phân tích NH4+, NO2- và PO43- trong nước mặt 55
Hình 3.7 Kết quả phân tích NO3- và Fe trong nước mặt 56
Hình 3.8 Kết quả phân tích Pb, Cd và As trong nước mặt 57
Hình 3.9 Kết quả phân tích Cl- và Coliform trong nước mặt 57
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu
Việt Nam hiện có khoảng gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, bình quân mỗi năm phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 1.300 triệu m3 nước thải và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật; có tới trên 80% khối lượng rác thải, nước thải, rác thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp ra môi trường Do đó, môi trường nông thôn, nguồn nước sạch kể cả nước mặt và nước ngầm đang chịu những áp lực ngay chính từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn chịu sự tác động từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị lân cận, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng
bộ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm (Bộ TN&MT, 2015) [5]
Do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình ở nông thôn vẫn sử dụng nước sông, ao hồ kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người Theo thống
kê, khoảng 90% dân cư Việt Nam bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa Các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất Điều đáng nói, số người mắc các bệnh này tập trung phần lớn ở
khu vực nông thôn (Cục Quản lý môi trường y tế, 2016), [15]
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước đã có 86% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Trong đó, vùng có số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất tiếp tục là Đông Nam
Bộ với 94,5%, đồng bằng sông Hồng 91% và đồng bằng sông Cửu Long 88%
Tỷ lệ số dân được tiếp cận nước hợp vệ sinh thấp nhất ở vùng Bắc Trung Bộ
Trang 14(81%) mặc dù đây là vùng có số hộ ở nông thôn cao thứ 4/7 vùng trong toàn quốc (Bộ NN&PTNT, 2015) [1]
Kết quả thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy, tỉ lệ
số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng đáng kể qua các năm, tuy nhiên tỷ
lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp, mới chỉ đạt 42% theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02/2009/BYT) Trong số 86% dân số sử dụng nước hợp vệ sinh, cũng chỉ có khoảng 32% hộ dân được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại là từ các công trình nhỏ lẻ như: giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa Việc kiểm tra, đảm bảo chất lượng nước cấp từ các nguồn nêu trên cũng đang cho cho thấy nhiều vấn đề cần tiếp tục được quan tâm giải quyết (Chính phủ, 2015) [12]
Huyện Lập Thạch là một điển hình với nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở một số xã chưa được đáp ứng đủ Nhiều nơi nước sạch chưa tới thì người dân phải sử dụng nước giếng cho dù chất lượng nguồn nước không đảm bảo, nước giếng nhiễm bẩn nặng, mà nước máy thì yếu hay chưa tới thì người dân phải mua nước máy với giá cao, và thời gian được cấp nước máy cũng rất ngắn Trước tình trạng thực tế về nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện Lập Thạch, điều cần thiết là cần có một tầm nhìn xa để có một hoạch định vững chắc giải quyết nhu cầu cấp nước cho các xã trong địa bàn huyện
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện với
mục tiêu làm rõ hơn về thực trạng chất lượng và tình hình cung cấp nước sạch tại một số xã, thị trấn trong huyện nhằm tìm ra giải pháp và nâng cao hiệu quả cho vấn đề trên
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15- Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá chất lượng các nguồn nước mà người dân huyện Lập Thạch đang sử dụng để sinh hoạt
- Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường việc cung cấp nước sạch cho người dân
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nước sinh hoạt một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường huyện Lập Thạch 3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được nhu cầu sử dụng và xác định được chất lượng các nguồn nước hiện tại mà người dân đang sử dụng
- Xây dựng được một số giải pháp phục vụ công tác quản lý và cung cấp nước sạch cho người dân huyện Lập Thạch
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta Nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người Hiện nay nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng cũng phải tốt hơn Chúng ta cần phải phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng
như trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm nước sạch
Theo Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012, nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam Cụ thể nước sạch là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 (Quốc hội, 2012) [20]
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và đang đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh
hoạt cho nhân dân Nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật
ở khu vực châu Á và đi đến nhận xét như sau: tại một số nước Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: Hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết
và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do dùng nước bị ô nhiễm
Trang 171.1.2 Khái niệm nước hợp vệ sinh
Là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, được đưa vào sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lí Ngoài ra, nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn kết hợp quan sát từ các nước sau để đánh giá:
- Nước máy: Nước máy là nước chủ yếu từ các công trình từ bơm hoặc bơm dẫn, có hệ thống ông cung cấp nước đến nhiều gia đình và thõa mãn điều kiện nước trong, không màu, không mùi, không bị được đưa vào sử dụng trực tiếp hoặc qua xử lí
- Nước giếng, nước giếng khoan: Nước ở giếng phải cách xa hướng gió nhà vệ sinh, chuồng trại, gia súc, thành giếng được xây cao bằng gạch hoặc đá, giếng sâu ít nhất 3m, sân giếng được lát gạch sạch sẽ
1.1.3 Khái niệm nước sinh hoạt
Theo Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012, nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người
Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt (Quốc hội, 2012) [20]
Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không quá
15 độ màu, không có màu lạ); độ đục (không quá 2 độ), mùi (không có mùi hôi, mùi lạ), không có váng cặn, độ axit thích hợp (pH = 6,5-8,5), độ cứng phù hợp (không quá 300mg CaC03/lít, Fe không quá 0,3 mg/lít), Mn (không quá 0,3 mg/lít), Cu (không quá 1,0 mg/lít), Zn (không quá 3,0 mg/lít), As (không quá 0,01 mg/lít), Hg (không quá 0,001 mg/lít), Pb (không quá 0,01 mg/lít), Cr (không quá 0,05 mg/lít), xianua (không quá 0,07 mg/lít), florua (không quá 1,5 mg/lít), vi khuẩn nhóm E.coli (không có vi khuẩn)…
Nước mặt (nước sông, rạch, ao hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng
1.1.4 Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật
Trang 18Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:
"Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại” (Lê Văn Khoa, 2011) [19]
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc
- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý (Lê Văn Khoa, 2011) [19]
1.1.5 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước
và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ
sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể Nước chiếm khoảng 70-75% trọng lượng
cơ thể con người Nếu thiếu nước sẽ gây rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần Mỗi người chúng ta cần
có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi ngày Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn
Trang 19tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm đều cần có nước Nước chiếm khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và ngăn ngừa những độc tố gây bệnh ung thư và các loại sỏi đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả (Lê Văn Khoa, 2011) [19]
Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người
sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị
mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được (Lê Văn Khoa, 2011) [19]
Các hóa chất thường gặp trong nước như sắt, chì, măng gan, asen, thủy ngân, nitrit, nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu, mỡ và các hóa chất dùng trong công nghiệp… Nếu hàm lượng của các chất này trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật) Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, nhưng các hóa chất có khả năng tích tụ trong các mô của cơ thể, về lâu dài có thể gây nên các bệnh nhiễm độc mãn tính hoặc ung thư (Lê Văn Khoa, 2011) []
Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều người
Trang 20dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại càng có nguy
cơ lan rộng hơn
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn đóng vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật (Lê Văn Khoa, 2011) [19]
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII;
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- Nghị định của chính phủ số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 Quy định
về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 Thoát nước và xử lý nước thải
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sản xuất, cung cấp
và tiêu thụ nước sạch
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 về việc thu thập, quản
lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường
Trang 21- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 Quy định cho phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 Quy định đánh giá
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 Phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
- Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 Phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Công văn số 2411/BYT-MT năm 2015 tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
- Quy chuẩn 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)
- Quy chuẩn 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng
để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
- Quy chuẩn 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- Quy chuẩn 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
Trang 22Các văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành có liên quan tới tài nguyên nước:
- Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước
- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 3818/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 762/QĐ-CT ngày 29/3/2013 về phê duyệt kết quả Bộ chỉ
số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phê duyệt kế hoạch điều tra, theo dõi - đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
- Quyết định số 1285/QĐ-CT ngày 14/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phân bổ chi tiết các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2012
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển Theo Liên Hiệp Quốc, nhu cầu toàn thế giới về nước sẽ vượt quá mức cung 40% vào năm
2030 Cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt sẽ là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới
Trang 23Thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào Sự phí phạm trong việc sử dụng nguồn nước, cũng như những tranh chấp của các quốc gia là nguy cơ dẫn tới các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh vì nguồn nước trong tương lai không xa
Nước bao phủ 71% diện tích trái đất, trong 1.386 triệu km3 tổng lượng nước trên trái đất thì trên 97% là nước mặn, và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất (Hình 1.1.) Tuy nhiên, nếu trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được (Gleick, P H., 1996) [33]
Số lượng ít ỏi nước ngọt sẵn sàng để sử dụng lại phân bố không đồng đều Khu vực châu Á và Nam Mỹ được coi là có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhất, trong khi châu Phi và Trung Đông lại là những khu vực thường xuyên hạn hán Hiện nay, lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho người dân ở châu
Á chỉ đạt khoảng 15-30% so với trong thập niên 50 của thế kỷ XX và dự báo đến năm 2025 lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ giảm đến 70%
Hình 1.1 Tỉ lệ các loại nước trên thế giới
Trang 24Trong khi đó, một số vùng sa mạc ở châu Phi hay khu vực Trung Đông cũng thiếu nước trầm trọng Một nửa diện tích đất canh tác của Ai Cập có nguy
cơ bị chua mặn vì thiếu nước, bởi lẽ mực nước của sông Nile - “thần nước” của nền văn minh Ai Cập ngày nay - đã tụt xuống gần 100cm so với trước đây Tại châu Âu, cũng có tới 20 triệu người dân không được tiếp cận với các điều kiện
vệ sinh an toàn vì tình trạng thiếu nước
Tăng trưởng dân số là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới năm 2050
sẽ đạt 9 tỷ người Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên, trong khi việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, phát triển kinh tế quá cao và sự thay đổi trong cách ăn uống của người dân bị đô thị hóa cũng là nguyên nhân hút cạn dần nguồn nước Ngoài ra, rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nước sạch dần khan hiếm
Có những dự báo cho rằng, vì hiện tượng nóng lên toàn cầu nên lưu lượng nước ở nhiều con sông thuộc châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50% Nhiệt
độ Trái đất tăng làm băng tan chảy, nhưng không bổ sung cho nguồn nước ngọt
mà thường chảy ra biển thành nước mặn
Bên cạnh sự khan hiếm, việc nước ngọt trên thế giới bị ô nhiễm cũng khiến nguồn cung nước sạch giảm mạnh, gây ra nhiều hậu quả nặng nề Nghiên cứu của Viện nước quốc tế Stockholm (Thụy Điển) cho thấy, nước bẩn đã giết chết nhiều người hơn so với động đất và chiến tranh Ước tính mỗi ngày trên thế giới
có 5.000 trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước cho sinh hoạt Ngoài ra, một vấn đề đạo lý cũng được nêu rõ: tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo trước nguồn nước Hiện nay, một người
Trang 25sinh sống ở Bắc Mỹ bình quân sử dụng 400l nước mỗi ngày, một người ở châu
Âu dùng 200l/ngày Ngược lại, tại các nước nghèo, lượng nước bình quân sử dụng theo đầu người chỉ khoảng 10l mỗi ngày
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước)
và các bệnh liên quan đến nước Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.[22]
1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam
1.3.2.1 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở khu vực đô thị
Trong những năm qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã có chuyển biến tích cực, hệ thống cấp nước ngày càng được cải thiện, hầu hết các thành phố, thị xã đã có hệ thống cấp nước Tính đến tháng 6 năm 2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước, quản lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc Nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, vốn trong nước đã và đang được thực hiện theo mục tiêu, định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm
2020 của Chính phủ
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tính theo đầu người đối với các điểm dân cư đô thị trung bình khoảng 125 lít/người.ngày (Bảng 1.1)
Trang 26Bảng 1.1 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2016) [6]
Tính đến tháng 6 năm 2016, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch
là 82% Mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/người.ngày Tại các thành phố lớn, lượng nước sử dụng khoảng 120 - 130 lít/người.ngày
Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các loại đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 40% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có tổng lượng lượng nước dưới đất khai thác lớn nhất khoảng 2,63 triệu m3/ngày chiếm gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc
Trang 27Hiện nay, do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên nước dưới đất ở khu vực đô thị có chiều hướng suy giảm về trữ lượng, mực nước xuống thấp Nguy cơ suy giảm mực nước dưới đất đã được cảnh báo tại một số khu vực đô thị như Tp Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Sóc Trăng (Sóc Trăng)
Bên cạnh đó, mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, bị rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải Theo báo cáo của Bộ Xây dựng1, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước trong năm 2015 đã giảm, còn khoảng 25,5% (có khoảng 43/76 công
ty kinh doanh nước sạch đã đạt chỉ tiêu dưới 25%) Công suất thiết kế của một
số nơi chưa phù hợp với thực tế, nhiều đô thị thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15 - 20% công suất thiết kế Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy
mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định như: chỉ số Clo dư thấp, ô nhiễm Asen, Amoni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác Không chỉ vậy, nguồn nước cấp cho đô thị đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất; ngoài ra còn chịu tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh là vùng ĐBSCL và vùng DHMT
Nguồn nước dưới đất khai thác quá mức cho phép dẫn đến ô nhiễm nguồn nước một số nơi như Hà Nội, Tp Phủ Lý (Hà Nam) và sụt lún đất ở Tp Hồ Chí Minh, Tp Cà Mau (Cà Mau) Tình trạng nguồn nước dưới đất, nước mặt
bị ô nhiễm dẫn tới chất lượng nước cấp cho nhiều nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn quy định Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, tình hình xả nước thải không qua xử lý ra
Trang 28sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt và nước dưới đất còn hạn chế
Hình 1.2 Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua các năm
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2016) [6] 1.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn
Đối với người dân vùng nông thôn, vấn đề nước sạch và VSMT là nhu cầu thiết yếu và đã được đầu tư mạnh trong những năm qua thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT đã nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 32% vào năm
1998, lên 86% vào cuối năm 2016 Cả nước hiện có khoảng 16.000 công trình nước sạch tầm trung, trong đó 25% số công trình này hoạt động kém hiệu quả
và không hoạt động, tập trung chủ yếu ở 20 tỉnh thành thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
Trang 29Ghi chú: (*): chỉ có số liệu báo cáo của 5/8 địa phương
Hình 1.3 Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2015)[2]
Tại Hà Nội, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn mới đạt 35,5% Trong đó, chỉ có 7,7% được dùng từ công trình cấp nước tập trung do thành phố đầu tư, còn lại là từ hệ thống cấp nước đô thị và dân tự lọc bằng các thiết bị lọc nước hộ gia đình Thành phố đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng các công trình cấp nước tập trung nhưng một số công trình không khai thác được, hoặc khai thác không hiệu quả; cơ chế vận hành, đơn giá nước không thống nhất
Tại Hải Phòng, kết quả kiểm tra Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hải Phòng
về chất lượng nước của 100 nhà máy nước sạch nông thôn cho thấy, có 95 nhà máy có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, 56% số mẫu nước có nồng độ clo dư không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, 1 nhà máy ở huyện An Dương phải đóng cửa Nguyên nhân là nguồn nước đầu vào của các nhà máy nước bị ô nhiễm do các loại nước thải sinh hoạt, nước sản xuất nông nghiệp đổ ra mương máng rồi lại lấy nước đó xử lý cho người dân dùng Trong khi đó, công nghệ của các nhà
Trang 30máy chỉ là lắng lọc nên không thể xử lý được các loại hóa chất hòa tan, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng… Điển hình như tại nhà máy nước sạch Trung Thu ở làng Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), người dân phản ánh nước có mùi hôi, cặn bẩn Tình trạng này khiến nhiều nhà trong thôn phải mua máy lọc nước để lọc lại hoặc xây bể nước mưa, có nhà quay về dùng nước giếng khoan
Tại Quảng Bình, những năm gần đây, nhu cầu dùng nước từ các công trình cấp nước sạch của người dân nông thôn tỉnh tăng lên nhiều UBND tỉnh
sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ
đã đầu tư xây mới thêm nhiều công tŕnh cấp nước sạch nông thôn Hiện toàn tỉnh có 103 công trình cấp nước sạch nông thôn, cung cấp phục vụ cho hàng chục ngàn nhân khẩu trên địa bàn Thế nhưng sau một thời gian đưa vào hoạt động, đã có gần 50% số công trình này bị xuống cấp, hư hỏng và nhiều công trình không hoạt động được Trong đó: 26 công trình không hoạt động, 14 công trình hoạt động kém hiệu quả, 36 công trình hoạt động trung bình, chỉ có 14 công trình được đánh giá bền vững
Còn tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), công trình cấp nước sạch nông thôn, công trình nước sinh hoạt Khe Táu được xây dựng từ năm 2007 từ nguồn vốn chương trình 135 và công trình nước sinh hoạt Khe Trồi xây dựng năm 2008 tù nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia Hai công trình nước sạch này là nước tự chảy, nên lấy nước từ các con suối trong rừng dẫn về bể lắng, bể chứa Nguồn nước ngày càng cạn đi nhiều, mà kinh phí nạo vét hồ chứa đầu nguồn thì không có nên khi mưa lũ về, đất đá trôi bồi lắng hết hồ chứa Khoảng cách từ hồ chứa đầu nguồn cách xa công trình bể chứa,
bể lắng nên ống dẫn nước thường bị mưa lũ làm hư hỏng, đứt gãy Hiện công trình nước sạch Khe Táu bị hỏng van khóa bể chứa và đường ống dẫn nước bị xuống cấp, thân đập hồ chứa bị bồi lấp, thẩm thấu mà không có kinh phí để khắc phục sửa chữa
Trang 31Tại Đồng Nai, đến nay tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh
đã đạt 100% Tuy nhiên, nhiều huyện, xã trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có công trình nước sạch công cộng, người dân chủ yếu hoàn toàn sử dụng nước từ nguồn giếng khoan Nguồn nước này đều do người dân tự đào, thấy nước không
có mùi, màu hay vị lạ là yên tâm sử dụng Những nơi phải khoan sâu mới có nước hoặc nước nhiễm phèn, hoặc không đạt chất lượng thì người dân tự bỏ tiền đầu tư hệ thống máy lọc Với tình trạng ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp hoặc hoạt động chăn nuôi như hiện nay, người dân không khỏi lo lắng
về chất lượng nguồn nước từ hệ thống giếng đào, giếng khoan
Tại Thanh Hóa, hơn 7 năm qua, gần 1.000 hộ dân ở một số thôn của các
xã Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái thuộc huyện Quảng Xương phải đi hàng km chở nước sinh hoạt trong khi giếng nước khoan phải bỏ phí vì nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các hồ nuôi tôm trên cát
Theo kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt của người dân nông thôn, có tới 61/74 xã trong khu vực điều tra nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Asen vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó tập trung ở các huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc…(Bộ NN&PTNT, 2015)[2]
Tại Thái Bình, người dân xã Đông Quang (huyện Đông Hưng) vẫn phải mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù tỉnh đã phê duyệt cho doanh nghiệp đầu tư cấp nước sinh hoạt cho địa phương, điển hình như xã có gần 2.000 hộ với khoảng 5.900 nhân khẩu, hiện nay chưa có hộ dân nào trong xã được dùng nước sạch do công ty sản xuất, kinh doanh về nước cung cấp Các hộ dân ở đây chủ yếu dùng nước giếng khơi và giếng khoan nên chất lượng không bảo đảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt Mặc dù dự
án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước, cung cấp nước sinh hoạt cho 6 xã của huyện Đông Hưng (Đông Động, Đông Quang, Đông Hà, Đông Xuân, Đông Vinh, Đông Các) với tổng công suất 10.500m3/ngày đêm do Công ty TNHH
Trang 32Thương mại Đỗ Gia Bảo đã cung cấp nước sạch cho 5 xã (Đông Động, Đông Các, Đông Vinh, Đông Xuân, Đông Hà) với tổng số đồng hồ đo nước lắp đặt đến hộ dân là 4.562 chiếc nhưng riêng xã Đông Quang người dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch (Bộ NN&PTNT, 2015)[2]
1.3.2.3 Một số bệnh thường mắc do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở Việt Nam
Khi bị ô nhiễm nguồn nước, ngoài những căn bệnh do vi khuẩn, virus thì các chất phóng xạ, chất hóa học (Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt côn trùng…) hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy ngân…) tồn
dư trong nước cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh cực kì nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh… Khi uống phải nguồn nước nhiễm những chất này, tác động của nó không biểu hiện ngay trước mắt
mà ngấm dần vào cơ thể, để lại hậu quả khôn lường nếu sử dụng lâu dài
Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện
vệ sinh không đảm bảo Không được tiếp cận với nguồn nước sạch gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em (44% trẻ em bị nhiễm bệnh giun sán và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), gần một nửa trong
số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, liên quan đến vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân của người dân còn kém
Một số bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng bệnh tật lớn như giun sán, bệnh
ký sinh trùng (như sán lá, giun đũa, giun lươn, giun móc, giun tóc, giun kim, )
là vấn đề y tế cộng đồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật, chủ yếu do gây ra số năm sống tàn tật Hầu hết các điều tra từ trước đến nay ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán khác nhau giữa các vùng, miền trong đó ở miền Bắc có tỷ lệ nhiễm giun, sán cao hơn miền Nam (dao động từ 10-90%) Đặc biệt là bệnh giun móc gây thiếu máu ở người Giun móc lưu hành cao trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm tùy thuộc thổ nhưỡng, đồng bằng
Trang 33sông Hồng (30%), miền núi phía Bắc (85%), Tây Nguyên (47%), miền Nam (68%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (10%) Giun, sán có thể gây những hậu quả cấp tính như đau, tắc ruột, thiếu máu, thiếu nước, hoặc dài hạn như suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thiếu vi chất, mệt mỏi, chậm phát triển trí tuệ, sinh ra thiếu cân Sán lá có thể gây bệnh nặng ở gan, phổi, não Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật (như hải sản, lợn) đóng vai trò quan trọng với tỷ lệ nhiễm cao và là gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng Bệnh giun truyền qua đất có mức độ lưu hành cao Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giun, sán là thiếu vệ sinh trong chế biến thực phẩm, thiếu nguồn nước sinh hoạt, ăn uống sạch, do điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh
cá nhân kém, tập quán ăn ra sống, ăn thức ăn sống còn phổ biến ở Việt Nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn là rất cao và với phạm vi rộng khắp trên cả nước Vì vậy bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay ở Việt Nam hiện nay
Các bệnh thường xảy ra do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không
hợp vệ sinh ở Việt Nam
Thương hàn Tả lỵ Ỉa chảy Sốt rét Virus
Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu hóa
Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy Virus gây bệnh như bại
Trang 34liệt, viêm gan Kí sinh trùng gây bệnh lỵ, amip, giun sán Các tác nhân này
có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm Những bệnh này có thể gây thành dịch lớn làm cho số người tử vong cao, rất nguy hại cho cộng đồng nếu không có biện pháp phòng chống tốt [22]
Bên cạnh các nguồn nguyên nhân và một số bệnh thường mắc phải trên thì nước nhiễm asen cũng là một nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm, nó gây các bệnh có độ độc tính cao Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư
Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc da hóa sừng, gây sạm và mất sắc
tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy
và lở loét) Tình trạng nhiễm ðộc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp gây bệnh tim mạch, gây bệnh huyết áp Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khỏe là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch cao huyết áp rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục
bộ cơ tim và não), các bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa ung thư da ), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh, ngứa hoặc mất cảm giác ở các chi và khó nghe Sau 15-20 năm kề từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết
Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng Vì vậy, công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng
Trang 35Điều này góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ nguồn nước Đồng thời, mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như không vứt rác, đồ chất thải bừa bãi, nên sử dụng nguồn nước sạch [22]
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur năm 2010,
cả nước ghi nhận 18.781 trường hợp mắc tay chân miệng tại 47 địa phương trong đó có 52 trường hợp tử vong tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm 1-3 tuổi Đây là bệnh mới và gây nguy hiểm cho trẻ em Năm 2013 ghi nhận 37.788 trường hợp mắc, 13 trường hợp tử vong
So với cùng kỳ năm 2012, số mắc giảm 40,57%, số tử vong giảm 63,89% Tính
từ đầu năm 2014 đến tháng 5/2014, cả nước ghi nhận hơn 17.410 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 2 trường hợp tử vong.[22]
Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, có hơn 300 loại bệnh lây truyền qua đường nước Nguyên nhân là do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng…) có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy; các bệnh bại liệt, viêm gan, lỵ amip, giun, sán… Đặc biệt, nguồn nước bị nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con người, nước thải từ các khu công nghiệp thường gây ra các bệnh mãn tính, bệnh ung thư, các bệnh ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền cho người sử dụng
Theo thống kê của Bộ Y tế, các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000 dân) Số người mắc bệnh tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn
Bảng 1.3 Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở
Việt Nam
Trang 36Chỉ tiêu Số lượng
Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/ 1000 trẻ em sinh 24 DALYs* do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm) 765.738
Tỷ lệ % DALYs* do các bệnh liên quan đến nước trong tổng DALYs* 6%
Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14.531
Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh 3%
(*): Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật
(Nguồn: WHO; Bộ Y tế; Unicef, 2012)
Tại các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình vẫn
sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày Kết quả điều tra VSMT nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 cho thấy, cơ cấu nguồn nước
ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ và 3,7% nguồn nước khác Có 11,6% đối tượng được phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã Thói quen uống nước lã sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nước Theo Báo cáo đánh giá về nước sạch và vệ sinh ở Việt Nam năm 2011 của WHO, Unicef và Bộ Y tế, khoảng 90% dân cư Việt Nam, đặc biệt vùng nông thôn, bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa
Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và nguồn nước trực tiếp không qua đun chín nấu sôi của người dân cũng mang lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe Số liệu điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân không hợp vệ sinh; 4 triệu người có hành vi phóng uế trực tiếp ra môi trường Đây chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu chảy cũng luôn rình rập, đe dọa sức khỏe trẻ em Đỉnh điểm là 300.000 ca tiêu chảy trong
Trang 37năm 2010 Quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều là những tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa…
Mặc dù, vấn đề chất lượng nước sinh hoạt nông thôn đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng thực tế, năng lực và nguồn lực cho kiểm soát chất lượng nước ở nhiều địa phương còn rất hạn chế Đến nay, mới chỉ có khoảng gần 50% các Trung tâm Nước sạch và VSMT tỉnh có phòng phân tích chất lượng nước, nguồn kinh phí hàng năm dành cho hoạt động này cũng còn rất hạn chế
Đối với các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường khác, mặc dù, tỷ lệ các trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã nông thôn được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ khá cao (trên 90%), tuy nhiên tỷ lệ số hộ gia đình
ở nông thôn được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh mới chỉ đạt 63% và tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 45%
Thực tế, cùng với áp lực từ các nguồn ô nhiễm thì tập quán sinh hoạt lạc hậu của người dân nông thôn ở nhiều vùng đồng bằng và miền núi cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo vệ sinh môi trường Số liệu thống kê cho thấy, đến cuối năm 2014, vẫn còn tới 5% hộ gia đình (tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ) chưa có nhà tiêu và 12% hộ gia đình sử dụng cầu tiêu ao cá (chủ yếu tập trung
ở khu vực phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long)
Về vấn đề VSMT, đến tháng 7/2011 cả nước mới có 18,5% số xã và 8,5%
số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung tương ứng với mức dưới 1/5 số xã và dưới 1/10 số thôn có hệ thống thoát nước thải chung Đây là nguồn gốc các vấn đề ô nhiễm nước phục vụ nhu cầu đời sống của người dân còn phổ biến
1.3.3 Các giải pháp khi nguồn nước bị ô nhiễm
Trang 38Hiện nay người ta đã khẳng định rằng nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước sông, ao hồ ) đều có thể chứa mầm bệnh Do vậy mọi nguồn nước dùng cho sinh hoạt đều phải được xử lý nhằm loại bỏ các chất độc hại Sau đây là các giải pháp xử lý cụ thể cho các thành phần gây
ô nhiễm:
- Làm trong nước: Độ đục là đại lượng do hàm lượng chất lơ lửng có trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm
vi sinh vật có hại Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm
độ đục của nước Sau đây là phương pháp làm trong nước bằng phèn:
Phèn chua (nhôm Sunfat) có các công thức hóa học là Al2(SO4)3, thường được làm trong nước ở gia đình và các khu tập thể nhỏ Khi gặp nước phèn chua bị thủy phân tạo nên một hỗn hợp dịch keo và các hạt nhôm hydrat Al(OH)3, mang điện tích dương (+)
Al2 (SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2SO4
Chính các hạt điện tích dương này kéo theo những hạt lơ lửng xuống làm cho nước trong Trong nước thường có canxi và magiê ở dạng hydrocacbonat nên khi phèn vào nước sẽ tác dụng với canxi và magie, tạo nên các hạt nhôm hydrat, làm tăng mật độ các hạt mang điện tích dương Nhờ đó
mà cặn lắng nhanh nước mau trong (Hoàng Văn Huệ, 2004) [17]
Tuy vậy với những nguồn nước nghèo muối canxi và magiê, độ kiềm thấp (PH <7), nếu chỉ dùng phèn thì lượng nước kết tủa sẽ ít, không đủ kéo theo các lơ lửng xuống Nước sẽ kém hoặc lâu trong Để làm trong nước nhanh
và tiết kiệm nước phèn người ta thường cho vào nước nước một lượng nhỏ vôi tôi, công thức hóa học là Ca(OH)2 Khi đó phèn chua tác dụng với canxi của vôi tôi:
2H2CO3 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + 2H2O
Trang 392Al2 (SO4)3 + 6Ca(HCO3)2 → 6CaSO4 + 4Al(OH)3
Do số lượng điện tích dương Al(OH)3 tăng, cặn lơ lửng được thu hút nhiều hơn, nước nhanh trong hơn
Từ những kết quả nghiên cứu và thông tin truyền thông đều đi đến nhất trí rằng nước rất cần cho sự sống nói chung và con người nói riêng, đặc biệt là nước sinh hoạt Đối với nước sinh hoạt mọi nguồn nước đều ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và chất gây hại cũng khác nhau, do đó con người không những chỉ quan tâm đến số lượng nước đáp ứng đủ nhu cầu mà còn quan tâm đến chất lượng nước Giữa chất lượng nước sinh hoạt và nguồn nước phát sinh bệnh có mối liên quan chặt chẽ Chính vì vậy mà các nguồn nước sinh hoạt đều phải qua xử lý bằng các giải pháp khác nhau Vấn đề nước sạch đã trở thành chương trình hành động của mọi quốc gia trên toàn cầu
- Làm mềm nước (khử độ cứng của nước)
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+và Mg2+ có trong nước Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các ion Ca2+ vàMg2+ tinh cho 1 lít nước bao gồm:
+ Độ cứng Cabonat (CO32-, HCO3) bằng tổng hàm lượng ion canxi và magiê trong các muối cabonat, hydrocacbonat canxi, magiê
+ Độ cứng phi Cacbonat (Cl-, HCO3-) bằng tổng ion canxi và magiê trong các muối axit mạnh của canxi và magiê (Hoàng Văn Huệ, 2004), [17]
Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học phương pháp nhiệt, phương pháp trao đổi ion và phương pháp tổng hợp Sau đây là một số phương pháp đang được sử dụng phổ biến:
- Phương pháp hóa học: Làm mềm nước bằng vôi Ca(OH)2
Đây là phương pháp thông dụng nhất nhằm khử độ cứng Cacbonat, được
áp dụng khi cần giảm cả độ cứng và độ kiềm của nước Trình tự các phản ứng xảy ra như sau:
2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2
Trang 40Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3↓ + 2H2O Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 =Mg (OH)2↓+ 2CaCO3↓ + 2H2O
2NaHCO3 + 2Ca(OH)2 = 2CaCO3↓ +Na2CO3+ 2H2O Theo phương trình phản ứng cứ 1 mol Ca(OH)2 tạo ra được 2 mol ion cacbonat CO32-, 1 mol trong đó sẽ tạo thành kết tủa với ion Ca2+ có trong nước vôi đưa vào, như vậy 1 mol vôi đưa vào sẽ giảm được 1 mol độ cứng Tổng hàm lượng canxi có thể được khử phụ thuộc vào nồng độ ion HCO3- có trong nước, Nếu tổng hàm lượng ion HCO3- và CO32- có trong nước nhỏ hơn tổng hàm lượng các ion thì một phần ion Mg2+ sẽ tồn tại trong nước dưới dạng các muối axit mạnh như MgSO4, và MgCl2 và phản ứng với nước sẽ xảy ra như sau: (Hoàng Văn Huệ, 2004) [17]
MgSO4 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaSO4
MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaCl2
Các phản ứng trên có tác dụng làm giảm độ cứng theo ion Mg2+ nhưng không làm giảm độ cứng toàn phần vì giảm được lượng Mg2+ nhưng lại làm tăng một lượng tương đương Ca2+
- Phương pháp nhiệt: Cơ sở của phương pháp này là dùng nhiệt để phần lớn các ion sẽ kết tủa ở dạng muối cacbonat không tan và bốc hơi khi CO2 hòa tan trong nước:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓+ CO2 ↑+ H2O Tuy nhiên khi đun nước chỉ bị khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng của cacbonat của nước còn lượng CaCO3 vẫn tồn tại trong nước
Riêng với magiê quá trình khử xảy ra qua 2 bước Ở nhiệt độ thấp (180C) xảy ra phản ứng:
2Mg(HCO3)2 = MgCO3↓ + CO2↑+ H2O Khi tiếp tục tăng nhiệt độ MgCO3 tiếp tục bị phân hủy theo phản ứng:
MgCO3 + H2O = Mg(OH)2↓ + CO2↑