1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

111 38 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN NONG NGHIEP VIET NAM

TRẢN PHI CƯỜNG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TREN DIA BAN HUYEN TAM DAO, TINH VĨNH PHÚC

Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh

Mã số: 60340102

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Công Tiệp

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bồ trong bất kì nghiên cứu nảo

Tôi xin can đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được

cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn

Trang 3

LOI CAM ON

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin tran trọng gửi lời cảm ơn đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập, nghiên cứu đề hoàn thành luận văn

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Công Tiệp đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của tập thể Bộ mơn Kế tốn quản trị & Kiểm toán trong quá

trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến UBND huyện Tam Dao, Phòng Tài chính - Kế

hoạch huyện Tam Đảo và một số ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi, cung

cấp cho tôi số liệu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý chi ngân sách

trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo

mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong

quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

Hà Nội ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn

Trang 4

MUC LUC

Lời cam Oa11 - - 0 2211122111121 111111111111 1 11112111111 1E kg KH KT KH KH kiệt i LOD CAM Ơ c1 220 112221112211 1111111111111 111111111111 E1 1E KHE KT TH E1 E1 XE il

MUC LUC ooo eee cece ceeecececccececeecececcccccausececcesecauavsseccceceauaesesecececauueeeeceesauatecececeeeautesetesenenas lil Datth muc tir Viét tat c.ccccccccccccccccccccceseccecsececsevassssessesessssevassesassevatsevassevacsevatstvacsecacsesavstseces V

Danh mục các bảng - - - - - - c1 2231111122231 1111551111119 1 11g TH ng kg kh vi

Danh mục các hình - - L k kc c2 2001111011111 1111k SE TT TT na Vil

Trich yeu Tan Va oo ccccccccccscscscsesesesececsvsvevssecececsvsvsvsusecececevevsvevsusececevevevevsnsesesecevecsen Vill Thesis abstract .ccccccccccccccccccecceseeecsseeeeeeceeecceeeecseeeceseesseeeeaeeesseeecsseesesseeeseeesseesenetensas X

Phần I1 Mở đầu << e4 HH 0744080244081 0204g0x4E 1

1.1 Tính cấp thiết của d6 tai cccceccccccscsesesecececscsvsesvssecececevsvsvssesesevevevsvevsneeees l 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - + - 2-11 122 2222111 11135531 1111155811111 1H vn re 2 1.2.1 Mục tiêu chung c1 1 2222111112221 11v HH ng ưky 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể -2-: 2x22 2211221211212 re 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU ¿522cc SEEESEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkereee 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứỨu 5- + tt SE SEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEE TH rryt 2 1.3.2 Pham vi nghién CUU 00.0 2 Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chỉ ngân sách nhà nước 3

2.1 Cơ sở lý luận về quản lý chỉ NSNN - n2 SE SE ErErrkeeererrrrrei 3

2.1.1 _ Tổng quan về chỉ NSNN 2-5: s21 tt 12T E1E2151 1E 1E TT ro 3 2.1.2 — Quản lý chi ngân sách nhà nước - - 2+ +33 33322111 E*+222EEEcseerseeeeea 8 2.1.3 N6oi dung quan ly chi ngân sách nhà nước 5-55 552222 cc+>zssss 10 2.1.4 _ Các yếu tô ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước . -: 13

2.2 Cơ sở thực tiễn ctia 6 tate cccccccccccccccccccccccssccscescsssesstsevassecasseassevacsteassevassesecees 14

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới - 5+ SE Ex+E+E+EcEeEerrerssees 14 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách ở một số địa phương -: 18

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quan ly chi NSNN rút ra cho huyện Tam Dao 19

2.2.4 _ Các công trình nghiên cứu có liên quan - 5555552225 sc++sseecsa 21 Phan 3 Dac điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu - - 5s <s- 23

Trang 5

3.1.1 Đặc điểm về vị trí dia lý huyện Tam Đảo +5 522cc sss++ssveeceeeea 23

3.1.2 Đăc điểm Kinh tẾ :-552: 2t 22221 2211211121112 re 25

3.1.3 — Tình hình văn hóa xã hội - - G111 22111111 SE TT sa 26

3.2 Phương pháp nghiên cứỨu - - - 7 2 22111112222 2211 11 1355111111155 11c srưky 27 3.2.1 Khung phân tích của để tài 5c sSv SE 1E 1E 2E EE 511155 1E EEEEEskererrrrred 27 3.2.2 _ Phương pháp thu thập tài liệu 2211222222211 111222E2511 1E EEErrrea 29 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 5 + S111 S13 EEEEEE E215 1 EEEEEEEErtrererrrrred 30 3.2.4 Phương pháp phân tích . - + 211332222311 11133531 1111155111111 81 khen 30 3.2.5 _ Hệ thống chỉ tiêu nghiên CỨU 1s SE TS SEE SE EEEEEEESEerrrr reo 3l

Phan 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận - <2 <2 «s2 se se sesess se 32

4.1 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,

tỉnh Vĩnh Phúc - - c 1 22 1222111121111211 115311111111 111111 1119111111111 1kg vn HH 32 4.1.1 — Tình hình thu, chỉ NSNN huyện Tam Đảo 555 222cc cc+<sssecsa 32 4.1.2 _ Thực trạng công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà

nước tại huyện Tam ĐảO - - + c1 11 222 2231111135531 111115511111 1182 1 1n 33

4.1.3 _ Thực trạng chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tam Đảo 42 4.1.4 Thực trạng công tác quyết toán chỉ NSNN 5c St nrrrerrere 58 4.1.5 _ Thực trạng công tác thanh kiểm tra chi ngân sách nhà nước 62 4.1.6 _ Đánh giá thực trạng quản lý chỉ NSNN tại huyện Tam Đảo 64 4.2 Các yêu tô ảnh hướng đến quản lý chi ngân sách nhà nước - 77 4.2.1 _ Cac yéu t6 khach quan ceccccccccsccscsesesesesesscevsescsesececevsvevsesesesecvecevevsvenseeesees 77 A2.2 Cac yOu t6 ChU Quan cccceccceccsescscsesesesecsscevsvsvsesececevsvevstsesesesevecsvevsvenseeesees 79 43 Giải phap tang cuong quan ly chi NSNN tai huyén Tam Dao, tinh Vinh Phuc 81 43.1 Định hướng phát triển của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc . -: 81

Phan 5 Kết luận và kiẾn ng hj o-° << % < SE 9E cư csosee 93

5.1 KếtHuận Ă 222222 2 21212111 93

5.2 Kiến nghị - - ccn TT T121 11 1 1E E1 T1111 117 T111 11t ro 94

Tài liệu tham khảo - 2 E112 1111101601111 1 11111 5111111 TT kg TT sa 95

Trang 6

DANH MUC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

ANQP An ninh quốc phòng BTC Bộ Tài chính

CNH - HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CP Chính phủ

DTNS Dự toán ngân sách

ĐTPT Đầu tư phát triển

GDDT Giao duc dao tao

Trang 7

Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 4.1 Bang 4.2 Bang 4.3 Bang 4.9 Bang 4.10 Bang 4.11 Bang 4.12 Bang 4.13 Bang 4.14 Bang 4.15 Bang 4.16 Bang 4.17 Bang 4.1.8 Bang 4.19 Bang 4.20 Bang 4.21 Bang 4.22 Bang 4.23 Bang 4.24 Bang 4.25

DANH MUC CAC BANG

Phân chia các khoản chi chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương theo chức năng - + scccExSx2x+EcEeEvEvEErkrkrreree 14 Cơ câu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016 . c s¿ 25 Cơ câu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016 . c s¿ 25 Số lượng đối tượng điều †ra - sec E11 TT Sxtrrrrrrrrree 30

Tình hình thu, chỉ NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo 32

Tình hình lập, phân bổ dự toán chi ngân sách huyện Tam Đảo 35

Dự toán vốn đâu tư phân bồ cho các ngành kinh tế tir 2014 — 2016 36

Nợ XDCB huyện Tam Đảo từ năm 2014 - 2016 . -<+5 52 51 Kết quả thực hiện chi thường xuyên ngân sách huyện Tam Đảo 53

Tổng số đơn vị thực hiện chi ngân sách chưa đúng dự toán 56

Chỉ sai nguồn đâu tư, nguồn tăng thu trên địa bàn huyện Tam Đáo 57

Kết quả thẩm tra quyết toán ngân sách của huyện Tam Đảo 59

Số lượng và giá trị các công trình lập báo cáo quyết toán đúng hạn 60

Kết quả thẩm định và phê duyệt quyết tốn cơng trình hồn thành SIIN91008020E00200 0 .4 61

Danh mục cong trinh chua duoc tham tra quyét toan oo 62

Hiệu quả công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN ¡n9 —a ằằố 64 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối tại huyện với một sô nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức - se s2 65 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân lập dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức . :s+ssvzszszezx2 66 Một số chỉ tiéu danh gid hiéu qua chi NSNN huyén Tam Dao 67

Tỷ lệ ý kiến trả lời về phương thức cấp phát chi ngân sách 69

Kết quả đánh giá nguyên nhân của quản lý chi NSNN 70

Trang 8

Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 4.1 Hinh 4.2 Hinh 4.3 Hinh 4.4

DANH MUC CAC HINH

Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 5: 23

Trang 9

TRICH YEU LUAN VAN

1 Tóm tắt

- Tên tác giả: Trần Phi Cường

- Tên luận văn: Quản lý chỉ ngán sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Pao, tinh Vinh Phúc

- Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 01 02

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2 Nội dung bản trích yếu

- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu các vân đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: + Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: các sách, báo, tạp chí, các văn

kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như:

phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Đảo Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các

nhà khoa học

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các đữ liệu có liên quan đến quản lý chi ngân sách ngân sách thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo

+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia

- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã thông qua các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước và các yếu ảnh hưởng

đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Trang 10

Những hạn chế trong quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Tam Đảo là: Cơ câu chi phân bổ chưa hợp lý; Công tác lập, phân bổ dự toán chưa khoa học; Cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN qua kho bạc chưa hiệu quả; Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang

nặng hình thức; Chưa có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo; Trình độ, năng lực

của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước còn hạn chế

+ Để tăng cường quản lý sử dụng ngân sách xã trên địa bàn huyện Tam Đảo, tinh Vinh Phúc can thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN; Nâng cao hiệu quả công tác lập, phân bổ dự toán; Tăng cường kiểm soát chỉ NSNN qua kho bạc; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy và điều hành của UBND huyện Tam Đảo đối với công tác quản lý chỉ NSNN; Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý NSNN

+ Từ những nội dung trên về quản lý chi ngân sách xã và để quản lý sử dụng

ngân sách xã một cách đồng bộ, có hiệu quả thì đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, các

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Master cadidate: Tran Phi Cuong

Thesis title: Management of the use of communal budgets in the Tam Dao district, Vinh Phuc province

Major: Business administration Code: 60 34 01 02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture

Research objectives: Focus on theoretical and practical issues on commune budget use management and propose some measures to strengthen the management of the use of commune budgets in Tam Dao district, Vinh Phuc province

Materials and methods + Methods of data collection:

Secondary data for this study include: books, newspapers, magazines, documents and resolutions collected at specialized agencies of the District People's Committee such as the District Statistics Office, the Agriculture and Rural Development Division , Department of Finance and Planning, Department of Industry and Commerce, People's Committees of communes and wards in Bac Ninh province In addition, the author also refer to published research results of research institutions, scientist

Primary data for the research process include: Data related to management of commune budget use through consultation with state budget managers in Tam Dao district

+ Information analysis method: Descriptive statistics method, comparison method, expert method

Main findings and conclusions

+ Theoretical and practical basis for commune budget use management through the concepts, characteristics, principles and contents of managing the use of commune budgets and the weaknesses affecting the management of the use of commune budgets

+ The situation on the use of commune budgets, the actual state of management of the use of commune budgets and the factors affecting the management and use of commune budgets in Tam Dao district; Achievements and limitations in management and use of commune budgets, causes

Trang 12

inspection and examination work is of a form; There is no proper attention of the Board; The level and capacity of state budget managers is limited

+ In order to strengthen the management of the use of commune budgets in Tam Dao district should implement the following measures: To complete the state budget expenditure structure; Improve the efficiency of budget estimation; Strengthen control over state budget spending through treasury; Strengthening the inspection and examination; Strengthening the leadership of District Party Committee and the management of Tam Dao District People’s Committee in relation to state budget expenditure management; Improving the capacity and qualifications of state budget managers

Trang 13

PHAN 1 MO DAU

1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Trong những năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý chi ngân

sách nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đối mới và đạt được một số

thành tựu đáng kể Đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội

khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản

lý và điều hành ngân sách nhà nước, tăng cường tiềm lực tài chính đất nước,

quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà

nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại

Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, là một khâu trọng yếu trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô Ngân sách huyện

là một bộ phận cầu thành nên Ngân sách Nhà nước, ra đời, ton tai va phat trién

cùng với sự tôn tại phát triển của hệ thống Ngân sách Nhà nước Ngân sách huyện là cấp ngân sách trung gian giữa cấp Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, thành phố và Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn Vai trò của Ngân sách huyện là quản lý và phân phối lại nguồn tải chính của địa phương nhận lại từ Ngân sách cấp trên hoặc từ nguồn thu được điều tiết theo quy định phát sinh trên địa bàn, để chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, nn ninh quốc phòng Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý co ban để tô chức quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và Ngân sách huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đối mới đất nước Tăng cường quản lý chỉ Ngân sách Nhà nước, đổi mới quản lý chỉ sẽ tao điều kiện tăng thu Ngân sách và sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả hơn, nhằm dat được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, nâng cao đời sống nhân dân

Trang 14

hàng năm không đủ chi, chủ yếu phải dựa vào trợ cấp cân đối của Ngân sách tỉnh Nhận thức được tâm quan trọng và đứng trước đòi hỏi của thực tiên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lj chỉ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Dao, tinh Vinh Phúc” làm luận văn nghiền cứu của mình

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chỉ ngân sách nhà nước của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuât một sô giải pháp nhăm tăng cường quản lý chí NSNN của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, góp phân phát triên kinh tê - xã hội của địa phương trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phân hệ thơng hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chỉ ngân sách nhà nước

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý chỉ ngân sách của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua

- Dé xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chỉ ngân sách của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

1.3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động chi NSNN, cán bộ quản lý chỉ NSNN, cán bộ kiểm soát chỉ NSNN, các đơn vị thực hiện chỉ NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 VỀ nội dung

Tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến quản lý chỉ ngân sách nhà nước tại huyện Tam Đảo bao gôm: Quy trình lập, phân bô dự toán, châp hành chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu trong phạm v1 huyện Tam Đảo

Chủ thể nghiên cứu: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tam Đảo

1.3.2.3 Phạm vi về thời gian

Tài liệu tổng quan được thu thập từ những tài liệu đã công bố trong

Trang 15

PHAN 2 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY CHI NSNN 2.1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY CHI NSNN

2.1.1 Téng quan vé chi NSNN

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chỉ ngân sách nhà nước Khái niệm

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Chỉ NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và

đưa chúng đến mục đích sử dụng Vì thé, chi NSNN là những việc cụ thể không

chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bố cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước

- Chỉ NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ

- Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước Quốc hội là cơ quan quyền

lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cau chi NSNN và phan bồ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định

các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Chính phủ là cơ quan hành

pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành

- Hiệu quả chỉ NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh

nghiệp nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh,

quốc phòng dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh,

quốc phòng

- Chỉ NSNN là những khoản chi khơng hồn trả trực tiếp Các khoản chỉ cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chỉ NSNN với các khoản tín dụng Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi

(chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo

- Chi NSNN là một bộ phận cầu thành luồng vận động tiền tệ và nó gan liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín

Trang 16

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, NSNN là công cụ quản lý vĩ mơ chỉ

phối tồn diện các quan hệ kinh tế, là một quỹ tiền tệ lớn, tham gia trực tiếp vào

quá trình điều tiết kinh tế qua các chính sách động viên và bố trí co cau chi Co

cau chi NSNN phan anh chiến lược, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất

nước, đóng vai trò thúc đây tăng trưởng kinh tế ôn định và bền vững

Đặc điểm của chỉ NSNN

- Đặc điểm nổi bật của chỉ NSNN là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của

cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền KT-XH của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó Nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khống lỗ cho nên kinh tế

- Chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh

tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện

- Chi NSNN cung cấp các khoản hàng hóa công cộng như đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tang, quéc phong, bao vé trat tu xa hdi, đồng thời đó cũng là những

khoản chỉ cân thiết, phát sinh tương đối ôn định như: chỉ lương cho viên chức bộ

máy Nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của các tầng lớp dân cư

- Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng

của những địa chỉ cụ thê đều được hoàn lại đưới các hình thức các khoản chi

NSNN Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về KT-XH của Nhà nước

Tóm lại, chỉ NSNN thực hiện vai trò của nhà nước, là công cụ để nhà

nước điều hành nên kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đây kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường 2.1.1.2 Vai trò của chỉ ngân sách nhà nước

- Chi NSNN giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vu chiến

lược quan trọng của Quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

KT-XH có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương các chương trình dự án,

Trang 17

- NSDP được phân cấp nguồn thu, bảo đảm chủ động thực hiện những

nhiệm vụ chi cho phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội

trong phạm vi quản lý

- Chi NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong nên kinh tế thị trường (KTTT) thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

+ Trên góc độ tài chính: Thông qua chỉ NSNN có thể đảm bảo cho các lĩnh vực quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đầu tư phát triển

+ Trên góc độ kinh tế: Trong nên KTTT vai trò của chỉ NSNN được thay đối và hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nên kinh tế quốc gia chỉ NSNN có các vai trò như sau:

+ Chi NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thị trường,

bình ồn giá và chống lạm phát: Đặc điểm nỗi bật của nên KTTT là sự cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản trên thị

trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau chỉ phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc

giảm đột biến gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ

ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác Việc dịch

chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát

triển không cân đối Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Nhà nước phải sử dụng Ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình Ổn giá cả thông qua các khoản chỉ từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường chỉ NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tải chính như tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn qua đó góp phần kiểm soát lạm phát

+ Chi NSNN là công cụ định hướng phát triển sản xuất: Đề định hướng va thúc đây tăng trưởng kinh tế, Nhà nước với các khoản chỉ phát triển kinh tế, đầu

tư vào cơ sở hạ tang, vào các ngành kinh tế mũi nhọn Nhà nước có thể tạo điều

kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết dé hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

Trang 18

ly nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Chi NSNN

là công cụ tài chính hữu hiệu được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập thông

qua các khoản chi của NSNN như chỉ trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình

phát trién KT - XH: phong chéng dich bénh, phé cập giáo dục tiểu học, dân số và

kế hoạch hoá gia đình là nguồn bố sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp

Các vai trò của chỉ NSNN cho thấy tính chất quan trọng của chỉ NSNN, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ

hoạt động nên kinh tế

2.1.1.3 Quy định về phân cấp chỉ ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý chỉ NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyển hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý điều hành thực hiện

nhiệm vụ chi ngân sách, gan chi NSNN với các hoạt động kinh tế xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhăm nâng cao tính năng động, tự chủ, tự chịu trách

nhiệm Theo Luật NSNN 2015 gồm có phân cấp:

- Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do- Nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương: Trung ương đảm nhiệm các nhiệm vụ chi đối với các hoạt động thuộc

phạm vi quản lý của Trung ương như chi dau tu phat triển, về chỉ thường xuyên,

chi trả nợ, chi viện trợ, chi cho vay, bồ sung quỹ dự trữ tài chính, bồ sung cho ngân

sách địa phương và chi chuyển nguồn

HĐND cấp tỉnh phân cấp để đảm bảo chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã, phù hợp với phân cấp quản lý xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn cụ thể:

+ Chỉ đầu tư phát triển: chỉ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý, Chi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp các tô chức kinh tế và các tổ chức tài chính của Nhà nước

+ Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đảo tạo, dạy nghề, V tế xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa

học công nghệ, môi trường do cấp tỉnh quản lý; Các sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp tỉnh quản lý: Hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh; Hoạt động các cơ quan cấp tỉnh của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh:

Trang 19

Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Chi quốc

phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; Hỗ trợ các Tổ chức chính trị xã hội -

nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc cấp tỉnh;

Thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý; Các chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật

+ Chi tra gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư + Chi bố sung quỹ dự trữ của tỉnh

+ Chi bố sung ngân sách cấp huyện

+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh

năm sau

- Nhiệm vụ chỉ của ngân sách cấp huyện:

+ Chỉ đầu tư phát triển: chỉ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH theo phân cấp của UBND tỉnh

+ Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đảo tạo, dạy nghề: Các hoạt động sự nghiệp y tế, môi trường, văn hóa thông tin, thé duc thé

thao, truyền thanh, khoa học công nghệ do cấp huyện quản lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý: Hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp huyện; Hoạt động các cơ quan cấp huyện của Đảng cộng sản Việt Nam;

Hoạt động của các cơ quan cáp huyện: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng

sản Hỗ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Chi quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Hỗ trợ các Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp t6 chức xã hội, tổ chức xã hội

nghề nghiệp trực thuộc cấp huyện; Các khoản chỉ khác của cấp huyện + Chi bố sung ngân sách cấp xã

+ Chi chuyên nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau

- Nhiệm vụ chỉ của ngân sách cấp xã:

+ Chỉ đầu tư phát triển: chỉ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH theo phân cấp của ngân sách tỉnh

+ Chi thường xuyên về: Chi hé tro cho giao duc mam non; giao duc khac

Trang 20

thao, truyền thanh do xã quản lý; duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tai sản, các công trình giao thông: phúc lợi do xã quản lý; hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp xã: hoạt động cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã; Hoạt động

của các cơ quan: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hỗ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở cấp xã; Công tác dân quân tự vệ trật tự an toàn xã hội; Hỗ trợ các Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc cấp xã; Các khoản chi khác của cấp xa

+ Chỉ chuyển nguồn từ ngân sách cấp xã năm trước sang ngân sách xã

năm sau

2.1.2 Quản lý chỉ ngần sách nhà nước 2.1.2.1 Khải niệm

Quản lý là quá trình chỉ huy, lãnh đạo, tô chức, tác động kiểm tra, điều

chỉnh của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm làm cho đối tượng quản lý vận động theo ý đồ của chủ thể quản lý Quan hệ chủ thể và đối tượng quản lý được xác định:

- Nhà nước là chủ thể quản lý, tuỳ theo tô chức bộ máy của nền hành chính từng quốc gia, mỗi nước có các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý NSNN phù họp

- Đối tượng quản lý chỉ NSNN là toàn bộ các khoản chỉ ngân sách trong

năm tài khoá được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Như vậy, quản lý chỉ NSNN là một khái niệm phản ánh hoạt động tô chức điều khiên và đưa ra quyết định của nhà nước đối với quả trình phân phối và sử

dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chúc năng vốn có của Nhà nước

trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng (Bùi Thị Quỳnh Thơ, 2016)

Quá trình tác động và điều chỉnh của Nhà nước ở đây cần được hiểu: - Là quá trình vận dụng các chức năng Nhà nước để hoạch định chiến

lược, kế hoạch, chính sách, chế độ liên quan đến chỉ của Nhà nước

Trang 21

- La qua trinh van dung cac phuong phap thich hop thuc hién thanh tra, kiểm tra bảo đảm cho quá trình chỉ của Nhà nước đúng pháp luật, chống các hiện

tượng tiêu cực

2.1.2.2 Nguyên tắc quản lý chỉ ngân sách nhà nước

- Chỉ NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp quan lý và gắn quyền hạn với

trách nhiệm

- Các khoản chỉ NSNN nước phải được hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp

thời và đúng chế độ Chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam Kế toán và quyết toán chi NSNN được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và mục lục NSNN Chứng từ chi NSNN được phát hành sử dụng và

quản lý theo qui định của Bộ Tài chính

- Chỉ NSNN bao gồm chi Ngan sách Trung ương (NSTU) và chỉ Ngân sách các cấp chính quyền địa phương (NSĐP) Chi NSDP bao gồm có chỉ ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)

+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó dam bao Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chỉ ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguôn tài chính phù hợp với khả năng cân đối với ngân sách từng cấp

+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho co quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chỉ của mình thì phải chuyển kinh phí từ

ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó

+ Trong thời kỳ ốn định ngân sách các Địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSĐP được hưởng để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Sau mỗi thời kỳ ôn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm số bồ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên

+ Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ và bổ sung nguồn thu theo

qui định trên, không được dùng ngân sách của cấp này để chỉ cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ

Trang 22

cho tiêu dùng chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bồ trí ngân

sách để được chủ động trả nợ khi đến hạn

2.1.3 Nội dung quản lý chỉ ngân sách nhà nước 2.1.3.1 Lập dự toán chủ ngân sách nhà nước

Mục tiêu z trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo

- Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của dia

phương trong năm kế hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NSNN

- Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực

hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo

+ Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức

cu thé về chi tài chính nhà nước Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu chỉ cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể được xây dựng sát, đúng, ngoài dựa vào căn

cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tài

chính nhà nước thông qua hệ thông pháp luật (đặc biệt là hệ thống các Luật thuế)

và các văn bản pháp lý khác của Nhà nước

2.1.3.2 Chấp hành dự toán chỉ ngân sách nhà nước

Phan b6 va giao dự toán chỉ ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiễn hành phân bố và giao dự toán chỉ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định

tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/ 2003/ ND-CP, ngay 06 thang 6

năm 2003 của Chính phủ Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng

ngân sách được phân bồ theo từng loại của Mục lục NSNN theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua săm, sửa chữa; các

khoản chi khác

- Nội dung cơ bản của chi thường xuyên ngân sách huyện (xét theo lĩnh

vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tao, day nghề, V tế, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; chi cho hoạt động hành chính nhà nước; chỉ cho quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi khác

Trang 23

Nguyên tặc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: nguyên tắc chỉ trực tiếp qua KBNN

2.1.3.3 Quyết toán chỉ ngân sách nhà nước

Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Số quyết toán chi NSNN là số chỉ đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán

chi theo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản chỉ chuyển nguồn

sang năm sau để chỉ tiếp theo quy định tại khoản 2 điều 66 của Nghị định này - Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uý quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình Cuối năm, cơ quan tài chính được ủy quyên lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan tải chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền

- KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán KBNN xác nhận số liệu chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách

- Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện: trình tự lập, gửi, xét

duyệt và thâm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán được quy định như sau:

+ Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên

+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét

duyệt cho các đơn vị cấp đưới trực thuộc Các đơn vị dự toán cấp trên la don vi

dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình va

báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài

chính cùng cấp

Trang 24

- Trinh tu lap, gui, thấm định quyết toán chi ngân sách hàng năm của ngân

sách cấp huyện được quy định như sau:

+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách

thành phố nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng

dẫn của Bộ Tài chính

Ban Tài chính xã, các phòng ban trực thuộc huyện lập quyết toán chi ngân

sách; trình UBND xã, các phòng ban trực thuộc huyện xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện

+ Phòng Tài chính cấp huyện thâm định quyết toán chỉ ngân sách xã; lập quyết toán chỉ ngân sách cấp huyện; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chỉ NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán chỉ ngân sách huyện (bao gồm quyết toán chỉ ngân sách cấp huyện và quyết toán chỉ ngân sách cấp xã,) trình UBND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời, UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính

2.1.3.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành dự toán chỉ ngân sách

Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chỉ NSNN hiện

hành, cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành dự toán chi ngân sách các ngành, các cấp và các đơn vị sử dụng

NSNN Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo định ky bang việc thâm định các báo

cáo thu, chỉ NSNN hàng quý của các đơn vị sử dụng NSNN

Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị băng việc tổ

chức thanh tra tài chính Hình thức này sẽ do các cơ quan chức năng chuyên

trách của ngành hoặc của nhà nước thực hiện, mỗi khi phát triển thay có dấu hiệu

không lành mạnh trong quản lý tài chính của đơn vị nào đó

Trang 25

2.1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý chỉ ngân sách nhà nước 2.1.4.1 Nhóm yếu tô khách quan

Điễu kiện kinh tế - xã hội ở địa phương

Tác động đến nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định đến

nhiệm vụ chi NSNN Điều kiện kinh tế- xã hội càng cao thì các nguỗn thu NSNN

càng lớn, đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tải nguyên thiên nhiên, đất đai thuận lợi cho việc khai thác các nguồn thu và khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng

bộ tốt hơn sẽ thu hút được các nhà đầu tư và đầu tư kinh doanh, góp phần thức

đây tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách và đáp ứng nhu cầu chỉ, cân đôi thu-chi NSNN tại địa phương sẽ dễ dàng hơn

Quản lý chỉ NSNN là để phục vụ các hoạt động kinh tế-xã hội, mục tiêu

tăng trưởng và phát triển của xã hội Do vậy, quản lý chỉ NSNN sẽ gặp khó khăn

khi nền kinh tế khủng khoảng và mắt ồn định

Cơ chế và các quy định của Nhà nước về quản lý chỉ NSNN

Khi Luật NSNN được ban hành, thì cơ chế quản lý chi NSNN mới được

hình thành và đi vào cuộc sống Đề hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, các chế độ chính sách về quản lý chỉ NSNN được ban hành, đó là Nghị định của

Chính phủ các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ ngành chức

năng, các văn bản của KBNN Đây là hệ thong chế độ, chính sách làm cơ sở để thực hiện cơ chế quan ly chi NSNN Vi vay, chế độ chính sách nếu có tính

khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, sẽ góp phần đảm bảo

quản lý chặt chẽ không có kẽ hở để tránh thất thoát, lãng phí NSNN Chế độ chính sách ồn định, ít thay đổi nhiều sẽ thuận lợi cho việc triển khai thực hiện

quan ly chi NSNN

2.1.4.2 Nhóm yếu tô chủ quan

- Nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý: Đây là yếu tô luôn có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý chỉ NSNN, thể hiện qua các nội dung: Năng lực điều hành của cấp ủy, chính quyền; Năng lực đề ra sách lược

trọng hoạt động: Năng lực quản lý của người lãnh đạo; Năng lực chuyên môn của

Trang 26

- Trang thiết bị cơ sở vất chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chỉ NSNN: Có trang thiết bị cơ sở vật chất tốt và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chỉ NSNN sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm

bảo nhanh chóng, chính xác vả thống nhất về mặt số liệu, nâng cao chất lượng và

hiệu quả công tác quản lý chí NSNN

2.2 CO SO THUC TIEN CUA DE TAI

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phân bố ngân sách

Ở Nhật Bản, ngân sách trước tiên được chia theo lĩnh vực ngành nghề, và

sau đó ngân sách của từng ngành lĩnh vực sẽ được phân chia giữa trung ương và địa phương dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mỗi cấp theo tý lệ như sau:

Bang 2.1 Phan chia các khoản chỉ chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương theo chức năng Don vi tinh: % Lĩnh vực chỉ tiêu man - năng địa phương chỉ neu 0 ð trung ương Y tế và vệ sinh 4,6 94 6 Giáp dục nhà trường 10,6 86 14 Giáo dục xã hội 3,0 85 15

Dịch vụ tư pháp, cảnh sát, cứu hỏa 43 80 20

Phat trién dat dai 14,9 72 28

Cac chi phi thuong mai va cong nghiép 4.9 71 29

Cac chi phi bao vé dat dai 2,7 65 35

Chi phi phúc lợi công cộng 15,2 63 37 Chị phí cho nhà cửa 2,1 58 42

Chi phi cho tai thiét thién tai 0,4 58 42

Trang 27

Nguồn: hffp://tapchitaichinh.vn/kinh-nghiem-quan-ly-ngan-sach-cua-mof-so-nuoc

Phân bố nguồn lực tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương: Tỷ lệ nguồn thu thuế giữa chính quyên trung ương và chính quyền

địa phương là khoảng 3:2, ngược lại, tỷ lệ chi tiêu tài chính tương ứng vào

khoảng 2:3

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Pháp trong phân cấp quản lý ngân sách

Luật thuế địa phương của Pháp đã mở ra một giai đoạn quyết định trong quyên tự chủ của các địa phương về thuế Theo đó, các Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã và Hội đồng hợp tác liên xã có chế độ thuế riêng hàng năm được biểu quyết mức thuế suất của các loại thuế đất, thuế cư trú và thuế nghề nghiệp Tuy nhiên, để giới hạn quyên của các địa phương, luật cũng quy định mức thuế suất trần để

tham chiếu và khống chế chặt chẽ việc thay đối thuế suất

Các nguồn thu của địa phương bao gồm: thuế địa phương, trợ cấp của nhà

nước, thu từ kinh doanh và các lĩnh vực khác

* Thuế địa phương: Thuê địa phương dựa trên các cơ sở tính thuế liên quan đến đất đai và các trang thiết bị hữu hình của doanh nghiệp Thuế địa

phương chủ yếu là thuế trực thu với bốn loại thuế chính (thuế nghề nghiệp, thuế

nhà ở, thuế thổ trạch và thuế đất), chiếm 75% tong thu từ thuế của các dia

phương Mỗi địa phương được quyền xác định thuế suất của thuế địa phương, nhưng phải tuân thủ một số quy định chung nhằm hạn chế việc tăng thuế Tuy

nhiên, nếu chính quyên thi hành một số chính sách thuế quá hà khắc thì sẽ bị

nhân dân truất phế thông qua bầu cử

* Trợ cấp của Trung ương: các khoản trợ cấp của Trung ương cho các địa phương là nguồn tải chính chủ yếu của địa phương Tổng cộng các khoản hỗ trợ tài chính của nhà nước hàng năm dành cho địa phương lên đến khoảng 55 tỷ euro

Các khoản trợ cấp đó được thực hiện qua nhiều kênh:

- Trợ giúp cho địa phương để hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư Đây là khoản

trợ cấp mang tính truyền thống của Nhà nước

- Một phân trợ cấp là nhằm thực hiện nguyên tắc bù đắp tải chính cho việc chuyển giao một số chức năng của Trung ương cho địa phương

- Tro cấp tong thé vé hoat động: Được ân định từng năm một theo luật tài

Trang 28

* Các khoản thu từ kinh doanh và từ các tài sản công: Gồm các lệ phi, phi

hoặc thuế phải trả cho các dịch vụ công Trong số các dịch vụ này, một số có thể thu dưới dạng nhượng quyên, số công hoặc cho thầu Trên thực té, phần thu từ

kinh doanh trong ngân sách địa phương còn thấp

Luật pháp bắt buộc các địa phương phải thực hiện cân đối ngân sách, để thực hiện cân đối, các địa phương có thé tu do di vay Tong số vay nợ hàng năm

phải thấp hơn tổng số chỉ cho trang thiết bị, vay nợ phải được dùng để đầu tư Theo quy định của pháp luật, địa phương được tự do vay các khoản dưới 500 triệu euro Đối với các khoản vay từ 500 triệu đến 1 ty euro phai duoc Ban thư ký của Ủy ban ngân hàng phê chuẩn Nếu lớn hơn 1 ty euro thì phải thông qua I số cơ sở chuyên môn vẻ tín dụng

2.2.1.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc

NSNN không lồng ghép va được chia thành 5 cấp: Cấp trung ương, cấp

tỉnh, cấp thành phó, cấp huyện, cấp xã Trước cải cách, việc lập dự toán ngân

sách ở Trung Quốc căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện năm trước với quy

trình đơn giản và không rõ ràng, không bắt buộc phải lập dự toán Các đơn vị sử

dụng ngân sách rất thụ động trong việc đề xuất nhu câu chi tiêu của mình Các đơn vị sự nghiệp có thu phí tự sử dụng kinh phí thu được và để ngoài ngân sách, nhà nước khơng kiểm sốt được Các đơn vị thực hiện chỉ ngân sách băng hình thức rút kinh phí trực tiếp từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

Đối với khâu lập dự toán và quyết định dự toán: Cơ quan quản lý NSNN

giao cho các đơn vị sử dụng NS lập dự toán hàng năm, đồng thời lập kế hoạch

tài chính ngân sách 3 - 5 năm để làm căn cứ ôn định ngân sách Dự tốn phải thơng qua Quốc hội hoặc HĐND các cấp Việc lập và quyết toán dự toán ngân sách hàng năm theo từng cấp

Quy trình lập dự toán được thực hiện theo hình thức 2 xuống 2 lên: Vào

tháng 6 hàng năm, cơ quan tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán năm sau,

trên cơ sở đó các đơn vị dự toán lập khái toán gửi cho cơ quan tài chính lần thứ

nhất Sau khi nhận được khái toán của đơn vị, khoảng tháng 9 - 10 hàng năm cơ

quan tài chính có văn bản yêu cầu đơn vị lập lại dự toán trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Các đơn vị dự toán tiến hành điều chỉnh lại khái toán và gửi

Trang 29

Sau khi HDND phé duyét trong vong 01 thang cơ quan tài chính phê chuẩn dự toán chính thức cho các đơn vị, giao số bố sung cho ngân sách cấp dưới (cơ

quan tài chính không tiến hành thảo luận, không làm việc trực tiếp với đơn vị dự

toán và ngân sách cấp dưới, không thẩm định dự toán phân bồ chỉ tiết)

Định mức chi ngân sách được phân bổ theo từng ngành đặc thù khác nhau và quy định khung mức đề từng cấp chính quyên địa phương quyết định cụ thể Việc phân cấp chi ngân sách được quy định rõ ràng, trong đó ngân sách trung ương đảm bảo chỉ lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi trường, các hoạt động cơ quan Nhà nước cấp trung ương, ngân sách địa phương của

chính quyên cấp nào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản

lý, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ do ngân sách cấp trên giao Về bổ sung ngân sách cấp trên cho cập dưới theo 2 loại:

- Bồ sung cân đối là khoản hỗ trợ căn cứ vào mức độ giàu nghèo của từng địa phương cụ thể

- Bồ sung có mục tiêu là bố sung theo đề xuất cụ thể của các bộ chủ quản

đối với các công trình, dự án trên địa bàn địa phương

Các chính sách đầu tư được vận dụng theo từng lĩnh vực:

- Đối với chi giáo dục: Luật giáo dục quy định không phải đống học phi 9 năm giáo dục phố thông bắt buộc từ 1 đến lớp 9 Các trường dân lập, bán công

tự thành lập và hoạt động, không phải nộp thuế và tiền thuê đất Các trường đại

học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp được phép vay vốn tín dụng để đâu tư trang thiết bị giảng dạy, đồng thời chủ động sử dụng nguồn thu học phí, tiền sử

dung dé ding học tập để nợ khi đến hạn Các trường thuộc Bộ, ngành, đơn vị thì

tự lo kinh phí, chính phủ xét thây cần thiết thì hỗ trợ một phân, chính quyên thực

hiện khoán chi cho tất cả các trường

- Đối với chi nông nghiệp: Sau khi có Luật nông nghiệp, các chính sách

của Chính phù được ban hành theo hướng dẫn hỗ trợ nông dân, nâng cao nhận

Trang 30

ưu đãi đối với nông dân ngheo có thu nhập dưới 850 tệ để phát triển sản xuất 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chỉ ngân sách ở một số địa phương

2.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Da Nang là đô thị loại L, thành phố lớn nhất miễn Trung nước ta, có hệ

thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiêu Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta Trong quản lý chỉ NSNN gắn với quá trình CNH-HĐH, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách:

- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đây tăng trưởng kinh tế nhanh, ốn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả

cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà

nước Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vu phát

triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ du lịch

Đồng thời đây mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu câu phát triển

- Điều chỉnh cơ cấu chỉ NSNN theo hướng tăng cường cho chỉ đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chỉ thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y

tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân

2.2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là đơn vị làm tốt công tác quản lý sử dụng NSX Là địa phương thuần nông, các khoản thu ngân sách chủ yếu từ phí,

lệ phí; thu đầu thâu thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công

sản; huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định Những năm qua, nhờ xây dựng dự toán ngân sách sát tình hình, chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng đúng

mục đích, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho

Trang 31

Trong chỉ NSX, ngoài các khoản ưu tiên chỉ thường xuyên thì việc chỉ đầu tư xây

dựng các công trình phúc lợi được quan tâm Để đạt được những kết quả trên

huyện Lạng Giang đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và các văn bản quy

định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh đối với người dân, hộ kinh doanh thường

xuyên được quan tâm, cho nên tránh được tình trạng nghi ngờ trong các khoản

thu-chi ở địa phương, nhất là lĩnh vực đầu tư XDCB

- Việc lập dự toán NSX từ cơ sở bám sát tình hình thực tẾ; các nguồn thu trên địa bàn được tận dụng triệt để, phân bồ kinh phí hợp lý; nhiệm vụ chi được tính đúng, đủ, kịp thời Hiện tong thu ngân sách trên địa bàn Lạng Giang đạt

khoảng 40 tý đồng/năm, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống điện, đường giao

thông trường học, trạm y tế bảo đảm công khai minh bạch, hạn chế thấp nhất

tình trạng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích

- Các khoản thu, chỉ NSX đều được kiểm tra, phản ánh rõ ràng, minh bạch

dưới sự giám sát của HĐND xã, tạo niềm tin trong nhân dân Đến nay, các trường

học, phòng học ở khu lẻ, trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên cô đạt chuẩn quốc

gia; 60% đường giao thông ở các thôn, xóm được đồ bê tông xi măng: nhiều công trình kênh, mương được xây dựng kiên có bằng nguồn vốn này

- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thâm tra báo cáo của phòng Tài

chính- Kế hoạch huyện

- Đội ngũ cán bộ tài chính xã từng bước kiện toàn, phương tiện làm việc được trang bị đáp ứng yêu cầu thực hiện kế toán máy, các văn bản về chế độ kế

toán mới thường xuyên được cập nhật Kế toán, thủ quỹ, chủ tịch UBND xã thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nên có ý thức trách nhiệm cao

- Phát huy dân chủ, công khai minh bạch trong nội bộ đội ngũ cán bộ công

chức xã và nhân dân để tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời uốn năn

khắc phục những hạn chế, ngăn chặn dấu hiệu tiêu cực phát sinh Bên cạnh đó

ngành chức năng của huyện còn tích cực hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tải chính ở xã, giúp UBND huyện chỉ đạo, điều hành sâu sát, góp phần quản lý tốt NSX 2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN rút ra cho huyện Tam Đảo

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chỉ NSNN của một số nước trên thế giới

Trang 32

huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho

huyện Tam Đảo trong lĩnh vực này

Một là UBND huyện cần thực hiện phân cấp trong quản lý chi dau tu XDCB cho các xã, thị trấn trên địa bàn phù hợp với năng lực của chính quyển cấp xã và chất lượng tư vẫn đầu tư XDCPB trên địa bàn

Hai là, đây mạnh thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý

tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức

Ba là, đây mạnh xã hội hoá công tác đầu tư XDCB trên địa bàn theo

phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc giao cho doanh nghiệp ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu dân cư Việc đây mạnh chủ trương này sẽ giúp giảm áp lực về nhu cầu vốn đầu tư XDCB trên địa bàn; tăng cường giám sát của nhân dân trong thi công công trình, đảm bảo vốn đầu tư XDCB đối ứng từ

ngân sách huyện được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả

Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính từ khâu lập dự toán, phê duyệt dự tốn, tơ chức thực hiện va quyết toán NSNN giảm tới mức tối đa cơ

ché “xin — cho” trong quan ly chi NSNN

Năm là, tăng cường phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp trong việc hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc chấp hành chi NSNN ở địa phương

Sđu là, xây dựng dự toán ngân sach theo thời kỳ trung hạn, thực hiện phan

phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của Huyện đề ra trong thời kỳ trung hạn

Bảy là, tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm

vụ phát triển hạ tầng KT-XH lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dich vu,

du lịch

Tám là, điều chỉnh cơ cầu chỉ NSNN theo hướng tăng cường cho chi dau tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chỉ thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo

dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân trong Huyện Chí là, đây mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực tài chính của

Trang 33

2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liền quan

Có nhiều công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn dé quan ly chỉ NSNN ở cấp tỉnh, cấp huyện hay liên quan đến việc nguồn vốn NSNN ở

huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên, chỉ có một SỐ nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn cho đề tài và được thể hiện ở một số nội dung sau đây:

1 Nghiên cứu "Đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnh Hưng Yên" của tác giả Nguyễn Đức Tải (Luận văn thạc sĩ

Quản trị kinh doanh, 2015) Chi đầu tư xây dựng cơ ban là nội dung chiếm tỷ

trọng lớn nhất (từ 22-26% tổng chỉ) trong chỉ NSNN ở tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu đã mô phỏng bức tranh thực trạng của chỉ đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, cũng như đưa ra một số giải pháp khả thi có thể áp dụng cho quản lý chỉ ngân sách ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2 Nghiên cứu "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của

huyện Yên Khánh” của tác giả Phạm Thị Nhung (Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh

doanh, 2015) Ngoài vấn dé huy động nguồn vốn, nghiên cứu đã phân tích sâu các vẫn đề phân bố nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; đây là những thông tin quan trọng có liên quan trực tiếp đến đề

tài Qua nghiên cứu này, tác giả Phạm Thị Nhung đã nêu bật những mặt tích cực

và hạn chế liên quan đến công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản đang diễn ra ở địa bàn nghiên cứu trùng với đề tài nhóm nghiên cứu đang thực hiện Vì vậy, số liệu và những phân tích của tác giả Phạm Thị Nhung là thông tin tham khảo quý báu

cho việc thực hiện đề tài này

3 Luận án tiễn sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chỉ NSNN trong điễu kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vẫn đề lý luận về NSNN, chỉ và quản ly chi NSNN trong nên kinh tế thị trường: mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chỉ NSNN sự cân thiết phải đổi mới phương thức chỉ

Đặc biệt, khang định được vai tro cua chi NSNN trong nén kinh té thi truong

thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chỉ ngân sách của nước ta về phương thức quản lý

chi theo yếu tô đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra

Trang 34

kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý

chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có

hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bố sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia Nghiên cứu một số vẫn dé vé quan ly chi NSNN ở các nước

phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận

dụng nhăm nâng cao hiệu quả cong tac quan ly chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và

mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những năm tiếp theo

cùng với những quan điểm đổi mới chỉ NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chỉ NSNN Trong đó, giải pháp đây mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chỉ NSNN hiện nay Tuy nhiên, phân lý

luận có một số lý luận về vai trò của chỉ NSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam

mà không đúng với các nước nói chung: phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nước tương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn Nếu Luận án

dé cập một cách rõ ràng cụ thé hon những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải

đối mặt khi triển khai thực hiện phương thức quản lý chỉ NSNN mới như Luận

án đề xuất thì tính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý chỉ NSNN ngân sách Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chỉ NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến hoàn thiện quản lý chỉ NSNN ở địa phương hay cu thé hơn để cập nghiên cứu, giải quyết vẫn đề hoàn thiện quan

Trang 35

PHAN 3 DAC DIEM DIA BAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 3.1 DAC DIEM DIA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý huyện Tam Đảo

Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lỗ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu), Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên diện tích tự nhiên

la 23.587,62 ha, chiém 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 08 xã và 0T thị trần; có 06 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn

i BAN DO HANH CHINH '

Trang 36

Tai nguyén đất: Với tong diện tích đất tự nhiên là : 23.587,62 ha, trong đó,

diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản là: 19.020,42 ha, chiếm 82,64% tổng diện tích

đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374.,07 ha, chiếm 18,54% diện

tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha chiếm 61,97% Trong đất nông, lâm, thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%

Khoáng sản: Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Day co thể làm vật liệu xây dựng, có quặng sắt và hai mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vải chục năm

Tài nguyên nước: Nguôồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ, có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và có nhiều suối nhỏ ven các chân núi Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như hồ: Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành

Cảnh quan môi trường: Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh

quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí, có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp như một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Hồ Xạ Hương cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m la một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam, ngoài ra trong

vùng còn có các khu rừng tự nhiên Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được

đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng du lịch để tạo thế hấp dẫn, thu hút, lấy nông

nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn để tạo bước phát triển nhanh và bền

vững là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế du lịch làm trọng điểm, tập trung văn hoá lễ hội của huyện trong thu hút đầu tư Đây là cửa ngõ phía Đông - Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên Tam Đảo cách

Thành phố Vĩnh Yên 10 km và trung tâm Thủ đô Hà Nội là 70km Với vị trí địa

Trang 37

3.1.2 Dac diém Kinh tế

Đặc điểm cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dung két cau ha tang KT - XH trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chỉ thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bảo đảm cho phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả huyện Trong đó xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế du lịch, trung tâm văn hoá lễ hội Ngoài các dự án cụ thé da được xác định chú trọng, xây dựng kết câu hạ tang phuc vu phat triển các mô

hình kinh tế tổng hợp khu công nghiệp dịch vụ vận tải, hậu cần, điện, đường,

trường, trạm, kiên cô hố kênh mương, các cơng trình thuỷ lợi đầu mối gan lién

với khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân

Cơ cau kinh tế: Năm 2004 huyện Tam Đảo được tái lập, từ đó đến nay nền kinh tế của huyện tiếp tục ôn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, cụ thể là: Sản xuất Nông- Lâm- Ngư thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng nhanh; các ngành dịch

vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ồn định, qui mô thị trường được mở rộng; cơ cầu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng

nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, cơ câu kinh tế trong ngành nông nghiệp, cũng đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm dân tý trọng trồng trọt, tăng tý trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Tam Đảo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Cơ cầu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông - Lâm nghiệp — Thuỷ sản 60,62 53,54 49,15 Công nghiệp- xây dựng 19,23 21,92 23,54

Thuong mai - Dich vu 20,15 24,53 27,31

Trang 38

Qua bang số liệu trên, ta thay cơ cầu kinh tế của huyện Tam Đảo đã có sự

chuyền biến tích cực Cụ thể, năm 2014 là: Nông nghiệp: 60,62%; công nghiệp -

xây dựng: 19,23%; dịch vụ: 20,15%, thì đến năm 2016, các ty lệ tương ứng là:

Nông nghiệp giảm xuống còn: 49,15%; công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt: 23,54% và dịch vụ đạt: 27,31%

Những thành tựu KT - XH của huyện đạt được trong giai đoạn vừa qua là có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương

trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Việc đề ra và tô chức thực

hiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn đã góp phân giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy nội lực và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh, nhăm phát huy thế

mạnh của huyện đã tạo đà cho sản xuất phát triển Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo về việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tang, nhất là hạ tầng

du lịch, để tạo thế hấp dẫn, thu hút Lẫy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi

nhọn, để Tam Đảo trở thành một huyện du lịch trọng điểm, trung tâm văn hoá lễ

hội của tỉnh gồm:

Tập trung vào sản phâm du lịch tâm linh với việc khai thác lễ hội ở khu di tích

Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ hội của khu lễ hội Đại Đình;

du lich sinh thai, du lich thé thao va du lịch văn hoá, phân đấu sẽ đón khoảng 200-

300 nghìn khách quốc tế vào năm 2020, sẽ đón khoảng 5 triệu khách nội

Như vậy, mục đích của việc qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên

địa bàn huyện là để thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn

3.1.3 Tình hình văn hóa xã hội

Tình hình dân số và lao động: Dân số trung bình huyện Tam Đảo năm 2016 khoảng: 75.012 người, mật độ dân số trung bình là 318 người/km', trong đó dân

tộc thiểu số chiếm trên 41,9%, so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh

Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp Mật độ dân số

không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt

tai vung thi trần Tam Đảo, các thôn, xóm vung ven nui

Co cau giới tính: nam giới chiếm 49,1%, nữ giới 50,9%, dân số khu vực

Trang 39

nhiên bình quần hàng năm là 1,9 Hơn 50% lao động làm nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nên giá trị thu nhập tương đối thấp

Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt

được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng

cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Tỷ lệ lao động được

đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% năm 2010 lên 48% năm 2015 Công

tác giảm nghèo được quan tâm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả: 100% người nghèo

hàng năm được cấp thẻ BHYT, học sinh con hộ nghèo được hé tro chi phi hoc tập, hỗ trợ tiền điện, vay vốn phục vụ sản xuất Do vậy đời sống của hộ nghèo dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đến năm 2015 còn 6,85% Thực

hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã có 4/8 xã đạt

chuẩn nông thôn mới Tý lệ GĐVH, TVH, TDPVH ồn định, bền vững và đạt

hiệu quả Năm 2015, toàn huyện có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 67,3% thôn văn hóa; 80% đơn vị văn hóa, I00% thôn xây dựng được hương ước, quy ước Toàn huyện hiện có 73 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thé duc thé

thao (TDTT), gia dinh Nép sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày ký niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và hút thuốc lá nơi

công sở được thực hiện có hiệu quả Hệ thông các thiết chế văn hoá được quan

tâm đầu tư, đến nay đã xây dựng Trung tâm văn hóa huyện với diện tích 6,2ha, có 4/9 xã, thị trấn xây dựng Trung tâm văn hóa xã và 01 xã đang triển khai xây

dựng: có 93/104 thôn xây dựng được nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng

cho nhân dân Phong trào TDTT tiếp tục phát triển, hiện có trên 21% dân số

luyện tập thường xuyên, tham gia thi đấu các giải thể thao của tỉnh, toàn quốc đạt nhiều giải cao (đã có 3 vận động viên là người Tam Đảo đạt Huy chương vàng SEA game) Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, kết quả đạt

giải nhất: Hội thi Câu lạc bộ Gia đình chủ đẻ về "Gia đình hạnh phúc" và Liên

hoan nghệ thuật quần chúng các xã điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh

Phúc năm 2016

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Khung phân tích của đề tài

Trang 40

_ QUAN LY CHI - NGAN SACH NHA NUGC 7 Khat quat ve Quan ly chi NSNN " Noi dung cong tac quan ly chi NSNN Cac yếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ NSNN

Ngày đăng: 12/06/2021, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w