Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, phân tích xu hướng những nguyên nhân của sự biến đổi đó và rút ra những nhận xét sẽ có ý nghĩa về mặt khoa học và thực ti
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -
VŨ THỊ MỸ HẠNH
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ
CỦA TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà,
thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sử học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm nghiên cứu sinh
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
và các Sở, Ban, ngành ở Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được hoàn thành luận án
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Vũ Thị Mỹ Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 7
1.1 Tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu 7
1.2 Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23
Chương 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2000 25
2.1 Bối cảnh lịch sử 25
2.2 Khái quát một số yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình 31 2.3 Quá trình chuyển biến cơ cấu các ngành kinh tế 49
2.4 Quá trình chuyển biến cơ cấu thành phần kinh tế 67
2.5 Quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng 71
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3: CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 78
3.1 Hoàn cảnh lịch sử mới và yêu cầu thúc đẩy chuyển biến cơ cấu kinh tế của Ninh Bình 78
3.2 Sự chuyển biến về cơ cấu ngành kinh tế 87
3.3 Sự chuyển biến về cơ cấu thành phần kinh tế 113
3.4 Những biến đổi về cơ cấu kinh tế vùng 120
Tiểu kết chương 3 128
Chương 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 129
4.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của Ninh Bình và xu thế chung của cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 129
Trang 54.2 Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự gia tăng nhanh của công nghiệp, dịch vụ, của các ngành, nghề có giá trị gia tăng cao 133 4.3 Nền kinh tế nhiều thành phần phát triển mạnh mẽ với cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, phù hợp với tình hình địa phương 140 4.4 Cơ cấu vùng kinh tế phát triển hài hòa với những thế mạnh, đặc trưng vùng ngày càng rõ nét 144 4.5 Cơ cấu kinh tế của Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012 vẫn còn những hạn chế, thách thức 146
KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế 42
Bảng 2.2: Số sinh viên, học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo 42
Bảng 2.3: Diện tích một số loại cây trồng từ năm 1992 đến năm 2000 56
Bảng 2.4: Diện tích trồng lúa theo vụ 57
Bảng 2.5: Bảng giá trị sản xuất của một số loại cây trồng 57
Bảng 2.6: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm 60
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất của ngành thủy sản (giá hiện hành) 61
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) 62
Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Ninh Bình 62
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (Giá thực tế) 63
Bảng 2.11 Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 70
Bảng 2.12: Giá trị sản xuất của ngành thương mại và khách sạn nhà hàng ở Ninh Bình (Giá hiện hành) 71
Bảng 2.13: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 71
Bảng 2.14: Sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình phân theo vùng (1992 -2000) 72
Bảng 2.15 : Số lượng lợn phân theo vùng (1992 – 2000) 73
Bảng 2.16 : Số lượng bò phân theo vùng (1992 – 2000) 73
Bảng 2.17: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên các địa bàn của tỉnh 74
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) 90
Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp 2005 -2012 91
Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng cây từ năm 2001 – 2006 93
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất lúa từ năm 2001 - 2006 94
Bảng 3.5: Diện tích một số cây trồng từ năm 2001 – 2006 94
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất của một số loại cây trồng từ năm 2001 – 2006 95
Bảng 3.7: Diện tích một số cây trồng từ năm 2007 – 2012 96
Trang 8Bảng 3.8: Giá trị sản xuất của một số loại cây trồng từ năm 2007 – 2012 96
Bảng 3.9: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2001 - 2006 97
Bảng 3.10: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2007 - 2012 98
Bảng 3.11: Giá trị sản xuất của ngành thủy sản (giá hiện hành) 100
Bảng 3.12: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (giá thực tế) 101
Bảng 3.13: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (Giá thực tế) 102
Bảng 3.14: Lượng du khách đến Ninh Bình 2005 - 2012 108
Bảng 3.15: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Ninh Bình 109
Bảng 3.16: Doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Ninh Bình 110
Bảng 3 17 Số cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước 115
Bảng 3.18: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế nhà nước 115
Bảng 3.19: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 117
Bảng 3.20: Giá trị sản xuất của ngành thương mại và khách sạn nhà hàng ở Ninh Bình (Giá hiện hành) 117
Bảng 3.21: Giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (giá hiện hành) 118
Bảng 3.22: Sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình phân theo vùng (2001 -2012) 120
Bảng 3.23: Số lượng lợn phân theo vùng (2001 – 2012) 121
Bảng 3.24: Số lượng bò phân theo vùng 121
Bảng 4.1: So sánh chuyển biến cơ cấu kinh tế của Ninh bình so với Nam Định và Hà Nam 134
Bảng 4.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2005 (theo giá hiện hành) 135
Bảng 4.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo ngành kinh tế 137 Bảng 4.4: Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng 139
Trang 9Biều đồ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước 118 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo ngành
kinh tế 137 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế
năm 1992 141 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế
năm 2012 141
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người đã chứng minh, kinh tế là một lĩnh vực quan trọng nhất trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Lênin đã từng khẳng định rằng, kinh tế là biểu hiện tập chung của chính trị…, một chế độ chính trị có thể đứng vững hoặc bị tiêu tan hết trên một nền tảng kinh tế Tăng trưởng, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới và là thước
đo chủ yếu về sự tiến bộ trong các giai đoạn, thời kỳ phát triển của từng quốc gia, dân tộc Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Phân tích từ góc độ kinh tế học hay góc độ lịch sử, sự phát triển của kinh tế luôn mang trong lòng nó sự chuyển biến về cơ cấu, cả cơ cấu ngành,
cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao, đạt mục tiêu đề ra sẽ góp phần không nhỏ vào việc đạt được mục tiêu của kế hoạch tổng thể và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia Mặt khác, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
sẽ nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật, nâng cao tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đưa trình độ phát triển của nền kinh tế lên mức phát triển cao hơn, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước xác định trọng tâm là đổi mới về kinh tế, bằng sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với Ba Chương trình kinh
tế lớn và cơ cấu thành phần kinh tế với việc khẳng định sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là tất yếu, khách quan trọng thời kỳ quá độ Đến nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đã trải qua hơn 30 năm, ảnh hưởng vô cùng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của cả nước, tạo ra những chuyển biến lớn cho tất cả các địa phương Song, từ sự phát triển tự thân nền kinh tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng đối với chuyển biến cơ cấu kinh tế, mà vấn đề lớn nhất, đồng thời cấp bách nhất hiện nay là tái cấu trúc nền kinh tế
Trang 11Tổng thể bức tranh nền kinh tế đất nước thời kỳ đổi mới được tạo nên bởi sắc thái của các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng, địa phương…
Sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của mỗi ngành, mỗi địa phương hòa chung vào bước chuyển của cả nước từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, sự chuyển biến cơ cấu kinh tế đó không giống nhau về mô hình, tốc độ, lộ trình, sự thành công hay chưa thành công Điều này phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của mỗi địa phương; sự nhận thức của lãnh đạo các địa phương về đặc điểm, lợi thế so sánh của địa phương mình; cách thức lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương
Tỉnh Ninh Bình là vùng đất cố đô có lịch sử hàng nghìn năm, là tỉnh nằm trên trục đường huyết mạch từ Bắc vào Nam, có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển Địa hình Ninh Bình rất đa dạng, phong phú: Có rừng nguyên sinh với nhiều động, thực vật quý hiếm, có núi đá vôi trùng điệp, có đồi đất,
có đồng bằng, ven biển do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp, tạo nên một vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ Đồng thời, lại ở vào vị trí chuyển tiếp Bắc – Nam, rừng - biển nên khí hậu Ninh Bình vừa có đặc điểm chung nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc điểm riêng của tiểu vùng khí hậu Đó là những điều kiện rất thuận lợi nếu được lãnh đạo tỉnh nhìn nhận và khai thác đúng hướng bằng sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng thì sẽ tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu nền kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng
nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng trên mảnh đất cố đô lịch sử, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… đã tạo ra thế và lực mới đưa Ninh Bình ngày càng phát triển nhanh và bền vững
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, phân tích xu hướng những nguyên nhân của sự biến đổi đó và rút ra những nhận xét
sẽ có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của tỉnh Ninh Bình đối với sự phát triển kinh tế thời gian tới và với những tỉnh đang trong quá trình chuyển đổi
Trang 12cơ cấu kinh tế mà có những đặc điểm gần với Ninh Bình
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc tìm hiểu quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012, tác giả
quyết định lựa chọn vấn đề “Quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh
Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Qua tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu, đề tài sẽ làm rõ những chuyển biến về cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình qua hai giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2012 Từ đó, rút ra một số nhận xét, đánh giá về đặc điểm chuyển biến cơ cấu kinh tế, phân tích những tiềm năng, xu hướng và những vấn đề tiếp tục đặt ra trong phát triển kinh tế của Ninh Bình trong giai đoạn sắp tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài tập trung làm rõ những vấn đề chính sau:
- Trình bày bối cảnh lịch sử, tập trung vào những nhân tố tác động đến quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012
- Phân tích quá trình chuyển biến về cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế)
- Làm rõ những kết quả của quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế trong hai giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2012 Từ những thành tựu đạt được trong quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong 20 năm (1992 - 2012), luận án góp vào bức tranh chung về chuyển biến kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước thời kỳ đổi mới, góp phần khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này
- Nhận xét, đánh giá quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế, có ý nghĩa tham
khảo trong phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tiếp theo
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình chuyển biến cơ cấu
kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ khi tái lập tỉnh -
năm 1992 đến năm 2012
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian, đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến về cơ
cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012 Bên cạnh đó, đề tài
có đề cập khái quát thực trạng kinh tế Ninh Bình trước năm 1992 nhằm làm nổi bật sự chuyển biến các ngành kinh tế từ khi tái lập tỉnh đến năm 2012 Tác giả lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1992 vì đây là thời điểm tỉnh Ninh Bình được tái lập Tác giả lấy mốc năm 2000 để chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu (1991 – 2000 và 2001 - 2012) vì năm 2000 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch
5 năm 1996 – 2000 của tỉnh, cũng là năm mang tính bản lề trong bước chuyển về
cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình Mốc năm 2012 là thời điểm tỉnh đã trải qua
20 năm xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, là khoảng thời gian đủ để nhận xét, đánh giá khách quan về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của Ninh Bình
Phạm vi không gian
- Địa bàn tỉnh Ninh Bình theo địa giới hành chính năm 2012 gồm: 8 đơn
vị hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã (huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Kim Sơn, Yên Khánh; thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp)
Phạm vi về nội dung: “Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ
thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế… Trong đó, cơ cấu ngành kinh
tế là quan trọng nhất” [12, tr 45] Đề tài nghiên cứu cả chuyển biến về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau Song, đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến về cơ cấu ngành kinh tế theo ba nhóm ngành: công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp –lâm – thủy sản , dịch vụ - du lịch của tỉnh Ninh Bình từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến năm 2012
Trang 144 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, đề tài kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như: sử học – xã hội học – kinh tế học; sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích,
so sánh, khảo sát thực địa… để giải quyết vấn đề đã đặt ra
4.3 Nguồn tài liệu
Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Đề tài khai thác và sử dụng các tài liệu gồm: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình; Báo cáo của Tỉnh ủy Ninh Bình về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng năm, từ năm
1992 đến năm 2012; Các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội từ năm 1992 đến năm 2012; Báo cáo Tổng kết hàng năm của các sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng…
- Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình
- Các sách, giáo trình, bài viết đăng trên các báo, tạp chí có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những tư liệu thu thập được qua các đợt khảo sát thực tế, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu
5 Đóng góp của luận án
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan, chỉ ra những chuyển biến
quan trọng về cơ cấu kinh tế của Ninh Bình qua các giai đoạn lịch sử từ năm
1992 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2012
Trang 15- Nêu những nhận xét, đánh giá trong quá trình chuyển biến cơ cấu kinh
tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội Ninh Bình trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các ngành có liên quan tại địa phương
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Góp phần khẳng định sự đúng đắn của đường lối Đổi mới về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Đảng qua sự vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Ninh Bình
- Luận án đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về địa phương, phân tích toàn diện về quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế tại Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần tổng kết thực tiễn gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng trên một địa phương cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định
– lĩnh vực kinh tế
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội
dung luận án
Chương 2: Bối cảnh lịch sử và sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của
tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2000
Chương 3: Chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ
năm 2001 đến năm 2012
Chương 4: Nhận xét, đánh giá quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế
của tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung trong đó có sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế của Ninh Bình nói riêng giữ vị trí quan trọng góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển đất nước và địa phương Bởi vậy, vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và các cấp chính quyền Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài báo khoa học, đề cập đến vấn đề này từ những góc độ khác nhau, có thể chia thành các nhóm công trình như:
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế Việt Nam và kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trước Đổi mới, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu biểu như:
Cuốn sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 1975 của tác giả Đặng
Phong Đây là một công trình nghiên cứu được rất nhiều độc giả biết đến
Cuốn sách này gồm 2 tập, Tập I: 1945 – 1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2002 và tập II: 1955 – 1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 Ở trong tập
thứ nhất, tác giả đã trình bày về tình hình kinh tế của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, về kinh tế vùng kháng chiến và về kinh tế, đời sống vùng Pháp chiếm Công trình đã cho chúng ta thấy rõ hơn đời sống kinh
tế nghèo nàn, lạc hậu, manh mún trước năm 1954, dù ít nhiều cũng đã có một
số chuyển biến mới Trong tập thứ hai, tác giả đã tái hiện lại kinh tế Việt Nam theo ba phần: phần mở đầu viết về tình hình Việt Nam trong năm 1954 –
1955, phần thứ nhất viết về tình hình kinh tế miền Bắc trong giai đoạn 1955 –
Trang 171975, phần thứ hai viết về kinh tế và đời sống vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát trong giai đoạn 1955 – 1975
Năm 2008, tác giả Đặng Phong (chủ biên) lại cho ra mắt bạn đọc cuốn
Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 – 1989,
Nxb Tri thức Tác giả đã phân tích tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn
1975-1989 Tác phẩm đề cập đến vấn đề tư duy, đường lối kinh tế của Đảng trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm1979, đồng thời, phân tích những chuyển biến kinh tế trong những năm 1979-1980 và những nội dung những chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-1989
Năm 2009, tác giả Đặng Phong tiếp tục chủ biên cuốn sách “Phá rào"
trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nxb Tri thức Cuốn sách đã phân tích
vấn đề về những tìm tòi, tháo gỡ trong kinh tế thời gian trước đổi mới Tác phẩm đã cho độc giả thấy được những đột phá trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông phân phối Từ độc quyền tới mở cửa và những bài học lịch sử từ những sự đột phá đó, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, đáp ứng yêu cầu bức thiết của đất nước
Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 của Nguyễn Sinh
Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, (2002) là cuốn sách tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2002 Từ thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, những thành tựu, khó khăn, tồn tại cuốn sách đưa ra những những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển
Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) - thành tựu và những vấn
đề đặt ra do Đặng Thị Loan chủ biên, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 đã đánh
giá những thành tựu và hạn chế chủ yếu của kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới Từ đó, cuốn sách trình bày những bài học kinh nghiệm của quá trình cải cách
và đề xuất những giải pháp tiếp tục cải tổ nền kinh tế trong những năm tới
Trang 18Tổng kết kinh tế Việt Nam (2001 - 2005): Lý luận và thực tiễn do
Nguyễn Văn Thường Chủ biên, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 là cuốn sách tập hợp 19 bài viết của các tác giả về các nội dung: tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam, quản lý kinh tế vĩ mô, phát triển hệ thống các loại thị trường và tổng kết phát triển một số ngành kinh tế chủ chốt giai đoạn 2001-2005
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển của tác
giả Đặng Kim Sơn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 đã tái hiện lại bức tranh nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế vùng và đổi mới phát triển nông thôn được tiến hành mạnh mẽ gắn với quá trình đổi mới chính sách và thể chế của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp Nếu như trước những năm đổi mới, cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung đã cản trở sự phát triển của kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng thì sau Đại hội VI, những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đã tạo ra sự bứt phá cho nông nghiệp Việt Nam phát triển
Võ Đại Lược, “Kinh tế Việt Nam - Lí luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội 2011, tác giả đã trình bày, phân tích cả về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, tác giả đề cập đến về vấn đề tái cơ cấu thể chế kinh tế và các ngành kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, thực trạng và giải pháp nền kinh tế
Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2011) của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, là cuốn sách tham khảo có ý nghĩa và giá trị quan trọng Tác giả đã viết về quá trình ra đời, phát triển đường lối kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đồng thời, công trình đã nghiên cứu quá trình vận dụng, thực hiện đường lối đó vào trong thực tiễn đã đạt được những sự chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp
Trang 19Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương,
Nxb Khoa học xã hội, 2007 Cuốn sách đề cập tới các vấn đề trong đó có những vấn đề đổi mới kinh tế như: Tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lí của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đổi mới chính sách công nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế Việt Nam; phát triển kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa - nhìn từ góc độ chính sách; việc làm phi nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm đổi mới… Các nhà khoa học đã đi sâu phân tích, lí giải những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực đời sống xã hội sau 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, qua đó rút ra được những bài học bổ ích cả về thực tiễn lẫn lí luận nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng ổn định và vững chắc
Các công trình viết về thời kỳ đổi mới đã nêu trên đều đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề đổi mới kinh tế ở Việt Nam như nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới kinh tế, sự xuất hiện những tư duy đổi mới trong kinh
tế (trong ngành kinh tế nông nghiệp có “khoán chui”, rồi đến “khoán 100” năm 1981, “khoán 10” năm 1988; trong lĩnh vực công nghiệp có “xé rào” ; trong thương nghiệp có “đổi tem phiếu thay bằng tiền” ) Qua thực tiễn nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định đổi mới toàn diện đất nước, từ đổi mới
từ duy nhận thức đến đổi mới kinh tế chính là lối thoát duy nhất khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng mà nước ta đã mắc phải
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về CDCCKT ở Việt Nam
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, gồm cả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và các công trình nghiên cứu sâu về chuyển dịch ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Trang 20"Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân" của Ngô Đình Giao, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994
đã cung cấp cho tác giả luận án hiểu rõ những khái niệm cơ bản về CCKT, CDCCKT, theo hướng CNH, HĐH Từ việc nắm được nội hàm của những khái niệm trên, cuốn sách giúp tác giả hiểu được chủ trương, quan điểm, sự chỉ đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ
"Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI", do TS
Nguyễn Trần Quế làm chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004), đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách tổng quát sự CDCCKT Việt Nam trong những năm 1990-2002, qua đó, rút ra những điểm mạnh, yếu, xu hướng chuyển dịch và các giải pháp thúc đẩy CDCCKT nhanh hơn Nghiên cứu đã sử dụng những số liệu phong phú có nguồn gốc từ Tổng cục Thống kê, các báo, tạp chí, cơ quan trong nước, kết hợp với sự luận giải khoa học, cung cấp một bức tranh tổng quát
về CDCCKT của Việt Nam trong những năm 1990 - 2002 Công trình đã giúp cho tác giả luận án những căn cứ khoa học để so sánh, đánh giá kết quả sự CDCCKT của tỉnh Ninh Bình với cả nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam do TS Phạm Thị Khanh làm chủ biên (Nxb CTQG, Hà Nội, 2010) là
cuốn sách đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản về CDCCKT theo hướng phát triển bền vững; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững Từ kinh nghiệm CDCCKT theo hướng phát triển bền vững của một số nước châu Á, cuốn sách rút ra bài học đối với Việt Nam Cuốn sách nêu lên thực trạng CDCCKT theo hướng phát triển bền vững
ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy CDCCKT theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
"Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam" do Đỗ Hoài Nam chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1996) Công trình nghiên cứu đã tổng kết và phân tích một cách sâu sắc một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nghiên cứu đã chỉ ra
Trang 21những tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, đó là định hướng phát triển kỹ thuật, công nghệ hiện đại, định hướng xuất khẩu, định hướng sử dụng lợi thế so sánh Luận án áp dụng những tiêu chí này để đánh giá chủ trương của Đảng bộ Ninh Bình trong việc xác định các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đổi mới
"Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam" do Bùi Tất Thắng chủ biên năm (1997)
Nhóm các tác giả đã phân tích các nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, các lợi thế so sánh và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam Công trình nghiên cứu cung cấp cho luận án những cơ sở lý luận khi phân tích những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ở Ninh Bình
"Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam" do PGS,TS Bùi Tất Thắng
chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006) được biên soạn dựa trên kết
quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: "Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX-02: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi") Với
cách phân tích cụ thể, tập trung khảo cứu một chủ đề độc lập, toàn diện và tổng hợp về CDCCKT ngành, cuốn sách đã trình bày tổng quan một số vấn đề
có tính lý luận về CDCCKT ngành trong thời kỳ CNH, những tiêu chí đánh giá sự CDCCKT, những kinh nghiệm và bài học rút ra từ CDCCKT trong một
số mô hình CNH và quá trình thay đổi nhận thức trong cách tiếp cận về CNH, HĐH và CDCCKT ngành thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời
kỳ Qua đánh giá quá trình CDCCKT ngành ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, các tác giả đã so sánh với các nhóm NIES trong khu vực Đông Á, đồng thời phân tích và đánh giá những tác động ảnh hưởng của
Trang 22những nhân tố mới trên thế giới và các nước đối với CDCCKT Việt Nam…Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCKT ngành, một vấn đề cơ bản trong CDCCKT nói chung
Luận án của Nguyễn Đăng Bằng (2001), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH" đã hệ thống hóa lý luận về
CDCCKT nông thôn theo hướng CNH, HĐH; những nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy CDCCKT nông thôn Luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn Bắc Trung Bộ giai đoạn 1986 - 2000 và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH
Luận án của Lê Anh Vũ (2001) về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình CNH,HĐH”, đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ
bản về CDCCKT nông thôn và vận dụng để nghiên cứu một vùng cụ thể; phân tích đánh giá khách quan tình hình CDCCKT nông thôn Tây Bắc; từ đó làm rõ những thành công, hạn chế và các khuynh hướng CDCCKT nông thôn vùng Tây Bắc; đề xuất một số quan điểm mang tính chỉ đạo, định hướng cơ bản và giải pháp nhằm tiếp tục CDCCKT nông thôn vùng Tây Bắc
Trong cuốn "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng CNH, HĐH ở miền Đông Nam Bộ hiện nay" của TS Phạm Hùng (Nxb Nông
nghiệp Hà Nội, 2002) đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCCKT nông thôn theo hướng CNH, HĐH; khái quát thực trạng CCKT nông thôn Việt Nam bao gồm cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu các vùng kinh tế Từ thực trạng CCKT nông thôn Việt Nam, cuốn sách đã trình bày thực trạng CDCCKT nông thôn miền Đông Nam Bộ Cuốn sách đã trình bày những đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ từ sau đổi mới; những khó khăn trở ngại
có ảnh hưởng đến CDCCKT nông thôn miền Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, giải quyết như thị trường, giá cả vật tư, nông sản thường xuyên không ổn định, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh Từ thực trạng trên, cuốn sách đưa ra phương
Trang 23hướng và những giải pháp cơ bản để CDCCKT nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH
Cuốn sách "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH" do
TS.Nguyễn Xuân Thu, TS Nguyễn Văn Phú đồng chủ biên (Nxb CTQG, Hà Nội, 2006) Các tác giả tập trung phân tích, đánh giá tổng hợp các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến trình CNH, HĐH đất nước Thành công chính của cuốn sách là đã bước đầu phân tích và luận giải về sự phát triển kinh tế vùng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước Cuốn sách giúp cho tác giả luận án
có thêm cơ sở khoa học tái hiện lại quá trình CDCCK, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, đề xuất những bài học kinh nghiệm liên quan đến CDCCKT vùng, lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình
"Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn" do Lê Thu Hoa chủ
biên (Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007) là một cuốn sách chuyên khảo đề cập một số vấn đề cơ bản về kinh tế vùng và vận dụng trong thực tiễn phát triển vùng ở nước ta: nội dung quan điểm, phương pháp của kinh tế vùng, lí thuyết
về tăng trưởng và phát triển vững, tiền đề hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm kết hợp phát triển toàn diện ở Việt Nam
Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế do Đỗ Hoài Nam chủ
biên, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1993 nêu lên thực trạng nền kinh tế Việt Nam
và các thành phần kinh tế từ sau khi đổi mới đất nước Cuốn sách đưa ra một
số quan điểm về phát triển nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam; xác định lại vai trò của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và khẳng định sự cần thiết phải đổi mới các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, gia đình
"Doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa",
Phan Đăng Tuất (chủ biên), NXB CTQG, năm 2000 Cuốn sách khắc họa thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong những năm đổi mới; tái hiện quá trình xây dựng các doanh nghiệp nhà nước trở thành lực lượng
Trang 24kinh tế chủ đạo, chủ lực trong nền kinh tế nhiều thành phần Từ thực trạng đó, cuốn sách đưa ra những phương hướng và biện pháp tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
"Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính sách và giải pháp" do Vũ Đình Bách chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội, năm
2001 Cuốn sách hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thành phần kinh tế nhà nước Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng vai trò thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam Từ đó, đưa ra các chính sách và phương pháp đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - hệ thống doanh nghiệp nhà nước
"Kinh tế tư nhân và đảng viên làm kinh tế tư nhân" do NXB Lao động -
Xã hội, Hà Nội, năm 2006 xuất bản đã nêu lên đường lối, chủ trương của Đảng
về phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế đồng thời công bố một số văn bản pháp luật mới của Nhà nước về phát triển kinh tế Cuốn sách đã giúp tác giả luận án hiểu sâu hơn về đường lối chủ trương của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân Trên cơ sở đó giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về những quan điểm của Đảng bộ Ninh Bình đối với phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần tại địa phương
"Một số nội dung cơ bản chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về kinh tế tập thể", NXB CTQG, năm 2008 đề cập tới những nghị quyết của
Đảng về phát triển kinh tế tập thể, khẳng định vai trò nòng cốt của hợp tác xã trong phát triển kinh tế tập thể, phát triển tổ chức kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, đưa kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Cuốn sách cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận để nghiên cứu quan điểm chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể nói riêng, CDCCKT nói chung
"Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" do Lê Xuân Bá chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội năm 2013 là
cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu nhận thức về doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Trang 25thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
Hầu hết các tác giả đã phân tích, khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là đúng hướng, là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia có nền kinh tế, xã hội văn minh, hiện đại Các tác giả đã chỉ rõ những nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Điều này làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khá cao so với giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại… Mặt khác, các tác giả đã chỉ ra những khó khăn, thử thách trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam như tốc độ và chất lượng chuyển dịch còn chậm và thấp so với yêu cầu; chưa đầu tư đúng mức cho các ngành công nghệ cao, nhất là công nghiệp chế biến; vẫn còn nặng nề về công nghệp
sử dụng nhiều lao động, đôi lúc còn chưa xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý; tình trạng độc quyền còn tồn tại ở nhiều ngành như xăng dầu, điện, đường sắt dẫn đến giá cả, chất lượng dịch vụ còn nhiều bất cập Ngành nông nghiệp vẫn còn tồn tại sản xuất theo phương thức thủ công truyền thống, chưa tạo ra được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp diễn ra còn chậm chạp, trình độ của lực lượng sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu Các tác giả cũng đã đề cập đến vai trò, tác động của Nhà nước trong quá trình trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò của Nhà
Trang 26nước là vô cùng quan trọng trong việc xóa bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển, tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ điều tiết các chủ thể kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Nhà nước còn có tác động thể hiện qua việc kiểm soát, hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc
1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội nói chung, về chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số vùng, địa phương
Các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội tại địa phương, tiêu biểu như: Luận án của Nguyễn Duy Thụy, Chuyển biến kinh tế -
xã hội Đắc Lắc từ năm 1975 đến năm 2003, LATS Lịch sử, Học viện Khoa học xã hội, 2011; Nguyễn Thị Nguyền, Quá trình chuyển biến về kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2000, LATS Lịch sử, Học viện Khoa
học xã hội, 2013 các tác giả đã phân tích thực trạng của hai lĩnh vực kinh tế
và xã hội tại địa phương qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Các luận án đã chỉ ra những biến đổi quan trọng về kinh tế trên các phương diện như: phương thức sản xuất, năng lực sản xuất, mục đích sản xuất và vai trò của các phương diện đó tác động đến lĩnh vực đời sống xã hội tại địa phương Các luận án cũng đã nêu bật được những chuyến biến về mặt xã hội trên các phương diện
cụ thể: giải quyết việc làm, tăng thu nhập đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo; thực hiện chính sách định canh, định cư, phát triển giáo dục, văn hóa thông tin, y tế môi trường thể thao, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách kế hoạch hóa gia đình
Luận án của Nguyễn Thị Thu Nga, Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010, LATS Lịch sử, Học
viện Khoa học xã hội, 2013, đã tái hiện lại một cách hệ thống về sự biến đổi kinh
tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn các giai đoạn cụ thể Từ đó đưa ra những nhận xét về quá trình phát triển đã qua, những thành tựu, nhược điểm
về nhận thức, các chủ trương chính sách và các biện pháp thực hiện, đã góp phần
Trang 27cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng con đường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh trong thời gian tiếp theo Tác giả đã nghiên cứu về quá trình chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Tháp chỉ ra những biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn của địa phương qua các giai đoạn: 1975 – 1987; 1988 – 2000; 2001 – 2010, luận án còn mang ý nghĩa tổng kết lại việc triển khai và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở một địa phương nhất định, tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét nhằm góp phần gợi ý một số biện pháp để nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mới nhằm cải thiện đời sống của người nông dân và thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay
Trong các công trình nêu trên các tác giả đã nêu rõ được những chuyển biến cơ bản về các vấn đề kinh tế - xã hội ở những địa phương nhất định với những nét đặc thù trong quá trình phát triển Những công trình này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu viết về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương cũng rất phong phú, đa dạng như: Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, năm 2000;Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, năm 2002; Nguyễn Dũng Sinh (chủ biên), Thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hoằng Hóa 1991 - 2001, NXB CTQG, Hà Nội, năm 2002
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn ở các địa phương như Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
địa phương đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế như Đào Thị Vân, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
Trang 28hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 – 2003, Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng, ĐHQG, Hà Nội, 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000), Luận văn
thạc sĩ lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2004; Đặng Thị Kim
Oanh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003, Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng, ĐHQG, Hà Nội, năm 2005
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như:
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005 của Nguyễn Văn Vinh (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2010); Tác giả đã làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển trong CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986 -1995) và giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1996-2005) Qua đó tác giả đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; đưa ra những giải pháp lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp có hiệu quả hơn ở các giai đoạn tiếp theo
Luận án của Đặng Kim Oanh với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ 1986 đến 2006 (Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011) đã trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về CDCCKT nông nghiệp tác động đến sự phát triển kinh tế
xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Từ đó luận án đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng; bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Trang 29Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo CDCCKT từ năm 1997 đến năm 2005
của tác giả Đào Thị Bích Hồng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012) Tác giả Đào Thị Bích Hồng đã làm sáng
tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá trình CDCCKT từ năm 1997 đến năm 2006; làm rõ quá trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ và những kết quả cụ thể của sự CDCCKT ở tỉnh Bạc Liêu Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá trình lãnh đạo CDCCKT và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử Luận án của Đào Thị Bích Hồng đã đề cập tới sự lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ địa phương trên các lĩnh vực CDCCKT ngành, vùng, thành phần Song, luận án của Đào Thị Bích Hồng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về CDCCKT ngành
Tóm lại, các công trình trên đã trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây và quá trình các Đảng bộ vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đồng thời từ những kết quả đạt được trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các Đảng bộ tại địa phương các tác giả đã bước đầu tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát
triển kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo
1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu về Ninh Bình và liên quan đến chuyển biến cơ cấu kinh tế của Ninh Bình
Ninh Bình là một vùng đất của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều học giả viết về Ninh Bình ở những khía cạnh, góc độ khác nhau
Cuốn sách “Ninh Bình – 185 năm lịch sử và phát triển” (2007) của
Ban tuyên Giáo Tỉnh ủy Ninh Bình Cuốn sách đã tập hợp những bài viết về Ninh Bình trên các phương diện: lịch sử hình thành, phong tục tập quán, con người, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng trong quá trình hình
Trang 30thành và phát triển Đồng thời, tập hợp các bài viết khái quát về những thành tựu sau 15 năm tái lập đổi mới và phát triển ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục
Cuốn “Địa chí Ninh Bình” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010
là một công trình lớn viết về Ninh Bình, công trình có độ dày gần 1500 trang, gồm 6 phần viết về lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đây là công trình tham khảo có giá trị, cung cấp cho tất cả độc giả những hình ảnh, thông tin, số liệu,
tư liệu khoa học, chính xác về các lĩnh vực về vùng đất cố đô lịch sử
Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình” của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình Đây là công trình có giá trị tham khảo quan trọng đối với
tác giả luận án Cuốn sách bao gồm 2 tập, Tập I: 1930 – 1975, NXB CTQG,,
Hà Nội, (1996) và Tập II: 1975 – 2000, NXB CTQG, Hà Nội, (2005) Tập thứ
nhất đã phân tích khái quát về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, những truyền thống lịch sử; Quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với tỉnh Ninh Bình qua các thời kỳ cách mạng 1930 – 1945;
1945 – 1954; 1954 – 1975 Tập thứ hai đã ghi lại chặng đường xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình trong 25 năm (1975 – 2000) Đồng thời trình bày quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân địa phương tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng giai đoạn 1975 – 1991; lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1992 - 2000
Cuốn“Kỷ yếu hội thảo Ninh Bình – 20 năm đổi mới và phát triển”
(2012) của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình, công trình này tập hợp các bài viết về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Bình, của các huyện, thị xã trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập
Trong thời kỳ Đổi mới, có khá nhiều đề tài luận văn, luận án viết về các vấn đề liên quan đến kinh tế Ninh Bình dưới những góc độ khác nhau như:
Trang 31“Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế ở Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sỹ khoa học của
tác giả Trịnh Quang Hảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1995 Luận án đã hệ thống những vấn đề lý luận về vai trò quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Đồng thời phân tích vai trò quản lý của Nhà nước ở tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ trước năm 1995 Luận án đã phân tích những tồn tại và nguyên nhân gây khó khăn đến quản lý nhà nước về quản lý nhà nước về kinh tế Mặt khác, luận án còn nêu lên những phương hướng, biện pháp và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò quản lý kinh tế của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Ninh Bình
Luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển kinh tế làng nghề ở Ninh Bình”của Bùi Văn Tiến, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013, đã hệ thống hóa,
phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế làng nghề nói chung Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu những thành tựu, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế làng nghề ở Ninh Bình giai đoạn năm 2001 - 2010; phân tích, đánh giá những nguyên nhân, những yếu tố tác động đến phát triển kinh
tế làng nghề ở Ninh Bình; đề xuất một số giải pháp để tăng cường và phát triển kinh tế làng nghề ở Ninh Bình trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội nói chung của Ninh Bình
Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài: Phát triển kinh tế du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp của tác giả Tạ Minh
Phương, Học viện Chính trị Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, luận văn
đã nghiên cứu, phân tích về những ưu, nhược điểm trong quá trình phát triển kinh tế du lịch sinh thái của tỉnh Ninh Bình Đồng thời, tác giả đã nêu lên những phương hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển lĩnh vực này dưới góc độ kinh tế học
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị của Lâm Thị Hồng
Loan với đề tài: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2012 Luận văn đã phân tích, đánh giá những thuận lợi,
Trang 32khó khăn trong quá trình phát triển lĩnh vực du lịch Ninh Bình dưới góc độ kinh tế chính trị Đồng thời, tác giả đã làm rõ thực trạng phát triển du lịch, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2012 – 2020
Có khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí đề cập đến các vấn đề thuộc
lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Ninh Bình như: Nguyễn Thị Thanh Tâm, Du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2005; Phan Tiến Dũng, Ninh Bình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 9/2004; Đinh Văn Hùng, Tiềm năng, định hướng và giải pháp triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 9/2004; Đinh Văn Hùng, Ninh Bình phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản số 11/2006…
1.2 Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Những công trình khoa học, sách, báo, tạp chí nêu trên đã làm rõ được những vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh Ninh Bình dưới những góc độ khác nhau, có giá trị tham khảo tốt Tuy nhiên cho đến nay, dưới góc độ nghiên cứu của khoa học lịch sử, chưa có một công trình riêng nào nghiên cứu toàn diện có hệ thống, nhấn mạnh về sự chuyến biến cơ cấu kinh tế (trên cả 3 phương diện: về cơ cấu ngành kinh tế,
cơ cấu kinh tế thành phần và cơ cấu kinh tế vùng) của tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ từ khi tái lập tỉnh đến năm 2012 Chính vì vậy, tác giả đề tài mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về vấn đề này Từ đó, tác giả nêu lên một số nhận xét, đánh giá về đặc điểm chuyển biến cơ cấu kinh tế và tác động của nó đến đời sống, xã hội của địa phương, phân tích những tiềm năng, định hướng góp phần giúp cho tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương được ổn định và phát triển
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề của đề tài nêu trên đã cho thấy nhiều công trình có giá trị về mặt tư liệu và đã gợi mở được nhiều vấn đề có sức lôi cuốn Nhưng cho đến nay, chưa có công trình sử học nào nghiên cứu
Trang 33một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ 20 năm từ năm 1992 đến năm 2012 Tác giả
kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây để tiếp cận và hoàn thiện đề tài
Quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012
Đồng thời, so với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, những công trình nêu trên còn để lại những khoảng trống mà luận án phải tiếp tục giải quyết:
- Hệ thống hóa theo tiến trình lịch sử về các nhân tố tác động tới cơ cấu kinh tế và chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến năm 2012: về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình; về thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình thời điểm tái lập tỉnh; về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
và một số chính sách đặc thù ở Ninh Bình; bức tranh chung nền kinh tế của cả nước tác động đến cơ cấu kinh tế ở Ninh Bình; vai trò của Đảng bộ tỉnh đối với quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế,
- Khái quát quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở Ninh Bình trước khi tái lập và từ ngày tái lập tỉnh (năm 1992) đến năm 2012; đặc điểm nổi bật của quá trình đó; phân tích tính phù hợp của bước chuyển đó và dự kiến xu hướng phát triển trong tương lai,
- Phân tích, đánh giá kết quả của quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở Ninh Bình (1992 - 2012); tác động - vai trò của quá trình đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình; những vấn đề đặt ra đối với quá trình chuyển biến kinh tế của Ninh Bình trong thời gian tiếp theo
Trang 34Chương 2
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2000
2.1 Bối cảnh lịch sử
2.1.1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử khi tái lập tỉnh Ninh Bình
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ninh Bình gồm hai phủ Nho Quan,Yên khánh và 4 huyện: Gia Viễn, Gia Khánh, Yên Mô và Kim Sơn
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, một số tỉnh thành được mang tên các danh nhân hay địa danh lịch sử thì Ninh Bình mang tên là tỉnh Hoa Lư trong một thời gian ngắn Các phủ, huyện đều được gọi chung là huyện, tỉnh Hoa Lư gồm 6 huyện và một thị xã Ngày 9/10/1945, Hội đồng Chính phủ quyết định các tỉnh lấy lại tên cũ nên Hoa Lư lại gọi là tỉnh Ninh Bình thuộc Bắc Kỳ, sau gọi là Bắc Bộ
Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), tỉnh Ninh Bình thuộc khu III Ngày 25/1/1948, hợp nhất các khu II, khu III và khu XI thành Liên khu thì Ninh Bình thuộc Liên khu III
Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, Ninh Bình hợp với tỉnh Nam
Hà (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long; hợp nhất huyện Yên Mô, 10 xã huyện Yên Khánh và thị trấn Tam Điệp thành huyện Tam Điệp; sáp nhập 9 xã của huyện Yên Khánh vào huyện Kim Sơn; hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư Thời gian này địa bàn Ninh Bình cũ chỉ còn 4 huyện nằm trong tỉnh Hà Nam Ninh, thị
xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn thuộc huyện Hoa Lư Đến ngày 9/4/1981 lại tách huyện Hoàng Long thành 2 huyện: Hoàng Long và Gia Viễn; tách thị trấn Ninh Bình, huyện Hoa Lư để thành lập thị xã Ninh Bình [30, tr.5, 6]
Kỳ họp thứ 10, phiên họp ngày 26/12/1991, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về điều chỉnh phân định lại địa giới một số tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nam Ninh Theo Nghị quyết, tỉnh Hà Nam Ninh được chia tách thành hai tỉnh là Ninh Bình và Nam Hà Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của
Trang 35Quốc hội, ngày 13/1/1992 Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra Nghị quyết số 32 NQ/TU lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, thành lập hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà Khi tái lập tỉnh (năm 1992) Ninh Bình có diện tích
là 1.387 km2, dân số là 819.550 người [35, tr.18], là tỉnh có diện tích và dân số ở mức trung bình trong khu vực đồng bằng sông Hồng
Tỉnh Ninh Bình được tái lập trong điều kiện tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, chống phá những thành tựu mà cách mạng nước ta đã đạt được
Ở trong nước, công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước bước đầu đạt được một số thành tựu quan trọng Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội nước
ta còn nhiều khó khăn, đất nước vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế, xã hội Đại hội Đảng VII chính thức xác định: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trước hoàn cảnh thế giới và trong nước như vậy, tỉnh Ninh Bình có cả những tiềm năng thuận lợi đồng thời cũng có những khó khăn nhất định
Những thuận lợi chủ yếu:
Một là, Nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn có truyền thống yêu nước, đoàn
kết, ý chí cách mạng kiên cường, có nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, lại có kinh nghiệm đã tích luỹ được trong những năm qua Có 3 vùng kinh tế (vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng kinh tế biển) bổ sung cho nhau Tỉnh Ninh Bình là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng nhất của đất nước (cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ)
Hai là, tỉnh Ninh Bình có điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá toàn
diện (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) gắn với công nghiệp chế biến Có khả năng giải quyết lương thực, thực phẩm (cả lúa, hoa màu, chăn nuôi) đồng thời
có điều kiện để phát triển mạnh các cây công nghiệp, cây xuất khẩu (tăng diện tích, lấn biển và tăng vụ, tiềm năng thâm canh tăng năng xuất còn lớn)
Trang 36Ba là, tỉnh Ninh Bình có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài
nguyên đá vôi để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, có điều kiện xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý, phù hợp với tình hình mới Có các cơ sở kinh tế của Trung ương trên địa bàn lãnh thổ
Bốn là, tỉnh Ninh Bình có tiềm năng lớn về du lịch, dịch vụ do có nhiều
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phong phú và đa dạng, đường giao thông thuận lợi và gần Thủ đô Hà Nội…
Cùng với những tiềm năng, thuận lợi trên đây, tỉnh Ninh Bình lại có sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của Trung ương Đây là một thuận lợi lớn tỉnh cần phải phát huy để đưa nền kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển
Những khó khăn chủ yếu:
Một là, nền kinh tế của tỉnh có điểm xuất phát thấp, kinh tế nông
nghiệp giữ vai trò chủ đạo (chiếm 57,9% tổng sản phẩm xã hội), kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tản mạn, lạc hậu, thấp kém Hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi trong toàn tỉnh bị xuống cấp nghiêm trọng Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế của tỉnh
Hai là, lao động thiếu việc làm cả ở thị xã và nông thôn, trong khi dân
số tiếp tục tăng nhanh Thu nhập của người lao động nói chung còn thấp, một
bộ phận đời sống rất khó khan, hầu như không có tích lũy Mức bình quân lương thực hàng năm chưa đạt 300 kg một người
Ba là, đội ngũ cán bộ quản lý nền kinh tế thiếu về số lượng, trình độ
quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn chưa cao, chưa đáp ứng ứng yêu cầu của cơ chế mới Vấn đề nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, chăm lo sức khoẻ của nhân dân, phát huy dân chủ, tuân thủ kỷ cương, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm trật tự an ninh đang là một đòi hỏi của cuộc sống, một vấn đề vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách phải giải quyết
Bốn là, nguồn vốn ngân sách của tỉnh thu chưa đủ chi Nguồn thu ngân
sách chủ yếu từ nông nghiệp trong khi sản xuất nông nghiệp chưa vững chắc Thu từ công nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp và manh mún, không ổn định Phần chi chủ yếu là cho hành chính sự nghiệp, chi đầu tư phát triển rất hạn chế
Trang 372.1.2 Khái quát cơ cấu kinh tế của Ninh Bình trước năm 1992
Trước năm 1986, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Ninh Bình thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định), cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội giống như tình trạng chung của cả nước
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước cho đến năm
1991, Hà Nam Ninh bước đầu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi phát triển kinh tế nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; chú trọng tiểu thủ công nghiệp Vì vậy kinh tế trên địa bàn Ninh Bình trước khi tái lập tỉnh bước đầu
đã có sự chuyển biến Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của tỉnh Hà Nam Ninh nói chung, Ninh Bình nói riêng kém phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế lạc hậu
2.1.2.1.Về cơ cấu kinh tế ngành
Về công nghiệp, xây dựng
Đặc điểm nổi bật của ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng ở thời điểm trước khi tái lập tỉnh là nhỏ bé, phân tán, manh mún, lạc hậu, kém hiệu quả, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh và chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn Năm 1991, công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 18,9% cơ cấu tổng sản phẩm phân theo ba khu vực kinh tế (trong khi đó nông, lâm, thủy sản chiếm tới 61%, dịch vụ 20,1%) [34, tr.20]
Xây dựng cơ bản tuy được đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như hồ chứa nước, các trạm bơm lớn, hệ thống kênh, mương tưới tiêu… nhưng vẫn chưa chủ động phục vụ sản xuất, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
Về nông nghiệp
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Ninh Bình phát tiển còn chậm Năm 1986, sản lượng lương thực đạt 187 nghìn tấn, nhưng đến năm 1991 tăng lên 210 nghìn tấn [130, tr.15] Có được kết quả này là do tỉnh đã phát động các phong trào: nông dân thâm canh vượt khoán, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình V.A.C Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn ở mức thấp so với yêu cầu, độ chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh, giữa các hợp tác xã trong huyện còn cao Tỷ trọng trồng màu trong cơ cấu
Trang 38lương thực còn thấp (10%), nhiều cây công nghiệp giảm sút như thuốc lá, cói, đay Phong trào trồng cây gây rừng không được quan tâm đúng mức Thuỷ hải sản là nguồn lợi lớn, là một thế mạnh, nhất là ở vùng biển những chưa được tổ chức khai thác có hiệu quả cả về nuôi trồng và đánh bắt, chế biến cả cho tiêu dùng và xuất khẩu Nhìn chung, nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá chưa được phát triển toàn diện Nhịp độ tăng trưởng thấp và chưa vững chắc, còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc
Về thương mại, dịch vụ, du lịch
Hệ thống thương mại, dịch vụ ở thời gian đầu thời kỳ đổi mới được tổ
chức, sắp xếp lại một cách chậm chạp Thương mại quốc doanh chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường rất thiếu kinh nghiệm, lúng túng, nhiều nơi thua lỗ lớn Bên cạnh đó thương mại, dịch vụ tư nhân xuất hiện ở khắp nơi, hoạt động thiếu sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ, bên cạnh những mặt tích cực phát sinh không ít tiêu cực, buôn lậu, buôn bán hàng giả, trốn, lậu thuế, kinh doanh trái phép
Trước năm 1992, ngành du lịch ở Ninh Bình chưa được coi là một ngành kinh tế nhiều tiềm năng nên sự đầu tư chưa được đúng mức Năm 1991, tổng số vốn đầu tư của cả tỉnh Hà Nam Ninh là 30,7 tỷ đồng Trong đó, khoảng 85% tổng
số vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp, đầu tư cho du lịch, dịch vụ chỉ chiếm khoảng 8,5% Cơ cấu lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 8,2% (Nông, lâm thủy sản chiếm 84,3%, công nghiệp xây dựng 7,5%) [120; tr.24].Chính vì thế, cơ
sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ, du lịch còn rất hạn chế Năm 1991, cả tỉnh mới chỉ có duy nhất một khách sạn Hoa Lư thuộc Công ty du lịch Hà Nam Ninh Hệ thống nhà hàng rất thưa thớt Số khách du lịch tới Ninh Bình trong năm
1991 chỉ có hơn 60.000 lượt khách, trong đó rất ít khách lưu trú
Tóm lại, trước năm 1992, cơ cấu các ngành kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch song còn chậm chạp Nông lâm, thủy sản vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm (chiếm 61%), công nghiệp, xây dựng 18,9%, dịch vụ 20,1% [34, tr.22] Ninh Bình vẫn là một địa phương nghèo, kém phát triển Đời sống của nhân dân trong tỉnh có nhiều khó khăn, thiếu thốn
Trang 392.1.2.2 Về cơ cấu kinh tế thành phần
Năm 1991, trong tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh kinh tế nhà nước chiếm 22,9%, kinh tế tập thể chiếm 36,6%, kinh tế tư nhân chiếm 0,9%, kinh
tế cá thể chiếm 39,6% và không có kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Cơ cấu kinh tế thành phần đã có sự chuyển dịch, từ chỗ chủ yếu là các thành phần kinh tế quốc doanh hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển dần sang kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu Các thương nghiệp quốc doanh được củng cố, tổ chức, sắp xếp lại Khu vực kinh
tế tập thể đã tiến hành đổi mới cách tổ chức, quản lý, hoàn thiện cơ chế khoán, hoàn thành cơ bản việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất Kinh tế hộ gia đình được tạo điều kiện phát huy vai trò tự chủ đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Các tổ hợp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ tư nhân và gia đình bắt đầu phát triển theo hướng
đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất và sản phẩm, chú trọng chất lượng và hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, có thêm những mặt hàng mới, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống của nhân dân và xuất khẩu
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần cũng bộc lộ những yếu kém Thương nghiệp quốc doanh chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường rất lúng túng, nhiều nơi thua lỗ lớn Bên cạnh đó, thương nghiệp, dịch vụ tư nhân xuất hiện ở khắp nơi, hoạt động thiếu sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ, bên cạnh những mặt tích cực cũng phát sinh không ít tiêu cực, buôn lậu, buôn bán hàng
giả, trốn, lậu thuế, kinh doanh trái phép
Năm 1991, cả tỉnh Ninh Bình có 38 xí nghiệp quốc doanh, 23 hợp tác xã,
8 tổ hợp, xí nghiệp tư nhân và trên 1000 hộ cá thể Nhìn chung các xí nghiệp quốc doanh, nhất là quốc doanh của huyện, thị rất khó khăn lúng túng, một số
xí nghiệp sản xuất đình đốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ, mất phương hướng, công nhân thiếu hoặc không có việc làm, không đóng góp được ngân sách cho nhà nước Trong tổng số 38 xí nghiệp quốc doanh, chỉ có 4 loại A, 10 loại B,
24 loại C Tiểu thủ công nghiệp giảm sút Nhiều hợp tác xã tan vỡ hoặc chỉ
Trang 40còn hình thức Kinh tế tư nhân gia đình phát triển chậm và có nơi giảm sút Nhiều nơi buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ngoài quốc doanh [106, tr.5]
Như vậy, mặc dù cơ cấu kinh tế thành phần bước đầu có sự chuyển biến, kinh tế nhiều thành phần dần được coi trọng nhưng kinh tế quốc doanh vẫn chậm được đổi mới, hạn chế đến nguồn thu gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách của địa phương, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung
2.1.2.3 Về cơ cấu kinh tế vùng
Ninh Bình có 3 vùng kinh tế: vùng đồng bằng, vùng nửa đồi núi và đồi núi, vùng trũng, ven biển Mỗi vùng kinh tế lại có những tiềm năng thế mạnh riêng Ở thời kỳ này, cơ cấu vùng kinh tế bước đầu hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh; những vùng chuyên canh có sản lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu như: vùng chuyên canh cây lúa ở Kim Sơn, Hoa Lư…, vùng chuyên canh cây dứa ở Tam Điệp, vùng chuyên canh cây chè, lạc, ngô ở thị xã Tam Điệp, huyện Hoàng Long…
Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức nên chưa có biện pháp phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các vùng kinh tế
Như vậy, trong giai đoạn trước khi tái lập, kinh tế tỉnh Ninh Bình có sự phát triển chậm so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nếu biết phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Ninh Bình thì chắc chắn nền kinh tế
trong tỉnh sẽ có những bước chuyển biến rất mạnh mẽ
2.2 Khái quát một số yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lí
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã; giữa vùng Nam đồng bằng sông Hồng với vùng núi Thanh Hóa, Hòa Bình Phía Bắc tiếp giáp với huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam; phía Tây Bắc tiếp giáp với hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình;