1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu nghiên cứu phân loại các loài cây thuốc thuộc chi thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam

52 379 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Nghiên cứu phân loại thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở khoa học cho các ngành khoa học khác như Sinh thái học, Sinh lý thực vật, Tài nguyên thực vật, Dượ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Trên thế giới 4

1.2 Ở Việt Nam 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 Đối tượng nghiên cứu 8

2.2 Phạm vi nghiên cứu 8

2.3 Thời gian nghiên cứu 8

2.4 Phương pháp nghiên cứu 8

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Hệ thống và vị trí phân loại của chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam 14

3.2 Đặc điểm hình thái của các loài chi Thâu kén (Helicteres L.) qua các đại diện làm thuốc ở Việt Nam 14

3.3 Khóa định loại các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam 19

3.4 Đặc điểm các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam 22 3.5 Giá trị sử dụng của các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

1 Kết luận 46

2 Kiến nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật

vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Do tác động của tự nhiên cũng như của con người làm cho hệ thực vật luôn luôn bị biến đổi Nghiên cứu phân loại thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở khoa học cho các ngành khoa học khác như Sinh thái học, Sinh lý thực vật, Tài nguyên thực vật, Dược học,…

Chi Thâu kén (Helicteres L.) là một chi thực vật có ý nghĩa về cả mặt khoa

học và cả mặt kinh tế Trên thế giới có khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ, trong đó đa số các loài được dùng để lấy sợi từ vỏ, nhiều loài được dùng làm thuốc,…Việt Nam có 9 loài

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về phân loại và giá trị của chi Thâu kén như: C Phengklai (1993) Ở Việt Nam chỉ có một số công trình nghiên cứu về chi này như Gagnepain (1911), Phạm Hoàng Hộ (1991), Võ Văn Chi (1997, 2012),…Tuy nhiên, các công trình này thường chỉ được giới thiệu tóm tắt các loài hay chỉ giới thiệu đến chi hoặc các thông tin đã quá cũ so với những thay đổi hiện nay, gây không ít khó khăn cho việc tra cứu Để góp phần vào các công trình nghiên cứu phân loại thực vật ở Việt Nam nhằm làm cơ sở cho việc nghiên

cứu ứng dụng các loài này ở nước ta, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam”

Mục đích

Hoàn thành công trình khoa học về phân loại cây thuốc thuộc chi Thâu kén

(Helicteres L.) ở Việt Nam một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Trôm (Sterculiaceae) phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho

những nghiên cứu có liên quan

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về hệ thống và vị trí phân loại của chi Thâu Kén (Helicteres L.) trong họ

Trôm (Sterculiaceae)

Trang 3

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái chi Thâu kén (Helicteres L.) qua các đại diện

làm thuốc ở Việt Nam, qua đó xây dựng khóa định loại đến loài

- Chính lý danh pháp, mô tả các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở

- Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân loại các loài cây

thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm vốn

kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về mặt phân loại cho họ Trôm nói chung và chi Thâu kén nói riêng

*Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất nông, lâm nghiệp, y dược, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,…

- Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu

và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung trong đó có chi Thâu kén nói riêng

Điểm mới của đề tài (nếu có):

- Công trình khảo cứu đầu tiên đầy đủ và có hệ thống nhất về phân loại các

loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam

- Đã công bố 1 bài báo tại Hội nghị khoa hoc trẻ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Bố cục của khóa luận: Gồm 44 trang, 13 hình vẽ, 6 ảnh, 3 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 6 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 30 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang), tài liệu tham khảo: 25 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Trên thế giới:

Chi Thâu kén (Helicteres L.) trên thế giới có khoảng 60 loài phân bố chủ yếu

ở các vùng nhiệt đới Châu Á và châu Mỹ [25] Người đầu tiên đề cập đến chi này là

Linnaeus – nhà thực vật học người Thụy Điển – trong công trình nổi tiếng Species Plantarum xuất bản năm 1753 [18], ông đã đặt tên cho rất nhiều chi và loài thực vật trong đó có chi Thâu kén (Helicteres L.) với 2 loài được công bố là Helicteres angustifolia L và Helicteres isora L Về sau một số tác giả cũng nghiên cứu chi này như: Wall (1829) công bố Helicteres glabriuscula Wall., Helicteres elongata Wall.; Lour (1790) [19] công bố loài Helicteres hiruta Lour.; Kurz (1877) công bố loài Helicteres lanata Kurz; De Candole (1824) công bố loài Helicteres lanceolata DC.; Blume (1825) công bố loài Helicteres viscida Blume

Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Helicteres trong các công trình

nghiên cứu như Engler (1964) [14], Hutchinson (1969) [9], H Heywood (1993), A Takhtajan (1997, 2009) [23] & [24], … Tất cả các tác giả này đều thống nhất xếp

chi Helicteres nằm trong họ Trôm (Sterculiaceae)

Các nước lân cận Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về chi

Helicteres dưới dạng các công trình thực vật chí, như:

- M T Masters (1875) [21] khi nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ đã công bố 7

loài thuộc chi Helicteres thuộc 2 nhánh (Sect.) là Sect 1 (Spicarpa): chỉ có 1 loài H isora; Sect 2 (Orthocarpa): Gồm 6 loài là H angustifolia, H elongata, H obtusa,

H glabriuscula, H spicata, H plebeja

- A C Baker & Bakh F (1965) [12] khi nghiên cứu chi Helicteres L ở Java

(Inđônêxia) đã xếp chi này trong họ Trôm (Sterculiaceae) và xây dựng khóa định

loại cho 4 loài có ở Java là: Helicteres angustifolia L., Helicteres isora L., Helicteres hirsuta Lour., Helicteres viscida Blume Tuy nhiên, trong công trình này

tác giả không mô tả chi tiết các loài mà mô tả qua khóa định loại, không có hình vẽ minh họa, không có mẫu nghiên cứu, mẫu chuẩn

- K M Feng (1989) [16] và khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xếp

chi Helicteres vào họ Sterculiaceae dựa trên các đặc điểm: Cây bụi hoặc nửa bụi,

Trang 5

cao 0,45-2 m; hoa mọc ở nách lá; nhị dính thành ống phía dưới, phía trên rời, hạt nhiều trong mỗi ô, không cánh, ngắn hơn 4 mm Tác giả đã mô tả 10 loài có ở

Trung Quốc là: Helicteres isora L., Helicteres obtusa Pierre, Helicteres angustifolia L., Helicteres lanceolata DC., Helicteres elongata Wall., Helicteres glabriuscula Wall., Helicteres plebeja Kurz, Helicteres viscida Blume., Helicteres hirsuta Lour., Helicteres prostrate Sw Về sau Tang Ya, G G Michiael, J D Laurence (2007) [25] trong công trình Flora of China cũng có cùng quan điểm trên

- H L Lui & H C Lo (1993) [20] khi nghiên cứu về chi Helicteres L ở lãnh thổ Đài Loan đã mô tả 1 loài là: Helicteres angustifolia L., đồng thời tác giả đã xếp chi này vào họ Sterculiaceae với những đặc điểm: Quả ít nhiều dạng gỗ, không

phồng lên, nhị rời; hạt không có cánh

- Chamlong Pengklai (2001) [14] khi nghiên cứu về chi Helicteres ở Thái Lan, đã mô tả 7 loài: Helicteres angustifolia L., Helicteres elongata Wall., Helicteres hirsuta Lour., Helicteres isora L., Helicteres lanata Kurz, Helicteres lanceolata DC., Helicteres viscida Blume và xếp chi này vào họ Sterculiaceae dựa

trên những đặc điểm: Nhị dính thành ống ở phía dưới; hạt không cánh, quả chín không phồng lên, nhưng đôi khi xoắn ốc; hoa đơn hoặc thành chùm

1.2 Ở Việt Nam

Người đầu tiên đề cập đến chi Helicteres là Loureiro (1790) khi nghiên cứu về

hệ thực vật Miền Nam Việt Nam [19], tác giả đã công bố loài Helicteres hirsuta

Lour

Pierre (1888) [22] khi nghiên cứu thực vật rừng ở Nam bộ đã công bố 3 loài

có ở Nam bộ là Helicteres angustifolia var glaucoides Pierre; Helicteres angustifolia var obtusa Pierre; Helicteres hirsuta Lour

Gagnepain (1911) [17] khi nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương đã mô tả

chi Thâu kén (Helicteres) đã mô tả 8 loài, Helicteres angustifolia L., Helicteres lanata Kurz, Helicteres lanceolata DC., Helicteres isora L., Helicteres hirsuta Lour., Helicteres plebeja Kurz, Helicteres viscida Blume., Helicteres geoffrayi L

Mặc dù đây là công trình tương đối đầy đủ về phân loài chi này, tuy nhiên đã được nghiên cứu cách đây hơn một thế kỉ nên hiện nay có nhiều thiếu sót như số lượng

Trang 6

loài hiện nay đã thay đổi, chưa trích dẫn đầy đủ tài liệu, danh pháp, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu và viết bằng tiếng Pháp nên hiện nay không còn phù hợp gây nhiều khó khăn cho người nghiên cứu Vào năm 1945, Tardieu-Blot đã tái bản có đính chính lại cuốn sách này công bố thêm 5 loài, đưa tổng số loài có ở Đông Dương lên tới 13 loài, trong đó Việt Nam có 8 loài

Trong công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) [10], tác giả

đã tóm tắt đặc điểm nhận dạng của 7 loài và 2 phân loài cùng hình ảnh sơ bộ kèm

theo: Helicteres angustifolia L., Helicteres angustifolia var obtusa Pierre, Helicteres angustifolia var glaucoides Pierre, Helicteres glabriuscula Wall., Helicteres lanceolata Wall., Helicteres isora L., Helicteres hirsuta Lour., Helicteres plebeja Kurz., Helicteres viscida Blume Tuy còn nhiều hạn chế như không có tài

liệu trích dẫn, danh pháp, không có mẫu nghiên cứu, nhưng cho đến nay cuốn sách này vẫn là dẫn liệu quan trọng trong việc định loại sơ bộ các loài ở Việt Nam

Nguyễn Tiến Bân (2003) [3], trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam – họ

Trôm – Sterculiaceae” Tác giả đã chỉnh lý và đưa ra danh lục 9 loài và 2 phân loài thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) hiện biết ở Việt Nam Tác giả đã cung cấp dẫn

liệu về danh pháp, vùng phân bố, dạng sống, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài

của chi Thâu kén (Helicteres L.)

Một số công trình đề cập đến giá trị sử dụng mà chủ yếu là giá trị làm thuốc

của các loài cây trong chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam như:

Võ Văn Chi (2004) [6] trong “Từ điển thực vật thông dụng” đã mô tả 6 loài

làm thuốc là: H angustifolia L., H glabriuscula Wall., H hirsuta Lour., H isora L., H lanceolata DC., H viscida Blume

Võ Văn Chi (1997, 2012) [5] & [7] trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã

mô tả 6 loài làm thuốc là: H angustifolia L., H glabriuscula Wall., H hirsuta Lour., H isora L., H lanceolata DC., H viscida Blume Hay Lê Trần Đức (1997) [8] trong “Cây thuốc Việt Nam” đã mô tả 1 loài làm thuốc là: H angustifolia L

Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu

đầy đủ và có hệ thống về các loài cây làm thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.)

Trang 7

ở Việt Nam Qua tìm hiểu các tài liệu chúng tôi thấy hiện chi Thâu kén (Helicteres

L.) ở Việt Nam đƣợc ghi nhận có 6 loài và 2 thứ là:

1 – Tổ kén đực (Helicteres angustifolia L.) 1a – Dó mốc (Helicteres angustifolia var glaucoides Pierre) 1b – Ổ kén hẹp (Helicteres angustifolia var obtusa (Wall Ex Kurz) Pierre)

2 – Ổ kén không lông (Helicteres glabriuscula Wall.)

3 – Thâu kén cái (Helicteres hirsuta Lour.)

4 – Dó tròn (Helicteres isora L.)

5 – Thâu kén thon (Helicteres lanceolata DC.)

6 – Dó trỉn (Helicteres viscida Blume)

Trang 8

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các loài cây làm thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu

Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Thâu kén (Helicteres L.) trên thế giới và

của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo

Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam

hiện được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật như: Phòng tiêu bản Thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); phòng tiêu bản Thực vật, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội (HNU); phòng tiêu bản Thực vật, Viện dược liệu Hà Nội (HNPM);…

Tổng số mẫu nghiên cứu là: 102 tiêu bản của 46 số hiệu tại phòng tiêu bản thực vật, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), 48 tiêu bản của 14 số hiệu tại phòng tiêu bản Thực vật, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội (HNU), 10 tiêu bản của 3 số hiệu tại Viện dược liệu, Hà Nội (HNPM)

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở các tỉnh thành của

Việt Nam như: Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tây, Lai Châu, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Ninh Thuận, An Giang và nhiều tỉnh thành khác trên khắp đất nước

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2013

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu phân loại cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.), chúng

tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [11] Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho đến nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ tới bộ mã di truyền và ít biền đổi bởi môi trường Việc so sánh dựa trên nguyên tắc

Trang 9

chỉ so sánh những đặc điểm tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,…)

Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của chi, dựa trên cơ sở giá trị của các loài, gồm: Giá trị khoa học của các loài dựa trên kết quả về phân loại và giá trị sử dụng (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các loài và kết quả điều tra thu thập thông tin trong dân gian

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp

Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu vật ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các thông tin về giá trị sử dụng các loài trong dân gian và các thông tin khác

Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật Việc nghiên cứu các mẫu vật khô được tiến hành trong phòng thí nghiệm Tại đây, các mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là ở Việt Nam và ở các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại

Các bước tiến hành:

Bước 1 Nghiên cứu tài liệu, nhằm:

Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn và

cách sắp xếp các taxon nghiên cứu chi Helicteres L Vì giới hạn của một taxon sẽ

ảnh hưởng đến vị trí và cách sắp xếp taxon đó trong hệ thống phân loại

Nắm vững bản chất của các taxon cần nghiên cứu về các đặc điểm hình thái

để thu được những bộ phận quan trọng nhất để việc làm tiêu bản được đầy đủ và thuận lợi cho việc giám định sau này và các đặc điểm dễ nhận biết ngoài tự nhiên; phân bố (địa điểm, độ cao); sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh); sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (ven biển, đồi trọc,…), độ cao so với mực nước biển;… Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên cứu, như đặc điểm của

Trang 10

các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) thường là các loài ưa sáng như

ven rừng, ven suối, bãi đất hoang, rừng thưa,…

Bước 2 Mô tả và phân tích các mẫu vật ở phòng thí nghiệm:

Dụng cụ: Kính lúp, kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,…

Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên tắc phân tích mẫu vật: Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm lớn đến nhỏ Đối với mẫu khô cần làm cho hoa và quả trở về trạng thái ban đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm trong cồn pha loãng (khoảng 400C), sau đó dùng kim nhọn để tách từng bộ phận để quan sát

Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh Sau

đó kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mô tả gốc, các chuyên khảo, thực vật chí,…) và mẫu chuẩn – typus (nếu có) để xác định tên khoa học của mẫu vật

Bước 3 Nghiên cứu thực địa: Tham gia các tuyến điều tra, nghiên cứu thực

địa để thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm hiểu các thông tin về sinh thái và giá trị sử dụng Cần làm tốt các công việc sau:

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu vực nghiên cứu cần xác định tuyến và địa điểm nghiên cứu, vì không thể đi hết các điểm Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu vực nghiên cứu, có thể chọn tuyến theo các hướng khác nhau qua các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu Tuyến thu mẫu được xác định phụ thuộc vào địa hình khu vực nghiên cứu

Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một mẫu đầy

đủ là mẫu có đủ cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá,…) và cơ quan sinh sản (hoa, quả) Mỗi cây thu từ 3-10 tiêu bản hoặc nhiều hơn Cùng một cây thu mẫu ở cả cành non và cành già để thấy được sự biến đổi theo di truyền, cùng một loài ở nhiều địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái

Sau khi thu mẫu, mẫu được cắt tỉa sao cho kích thước tối đa cỡ 40 x 30 cm (các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp, tủ sấy, tủ bảo quản,… đều tuân theo kích

Trang 11

thước này) Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo etikét, các mẫu trên cùng một cây được đánh cùng một số hiệu mẫu

Chú ý: Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm ghi chép những thông tin về đặc điểm mẫu (kích thước cây, đặc điểm thân, cành, lá, màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, tọa độ (dùng GPRS để xác định), sinh thái

và giá trị sử dụng,… vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi tóm tắt các thông tin (nơi thu mẫu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu và các thông tin khác vào phiếu etikét Trong quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật

Xử lý và bảo quản mẫu vật: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt tỉa và đặt trong một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải ghi rõ các phần quan trọng cho việc nhận biết: Lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu thành trồng nhỏ và dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 30 mẫu), các cặp mẫu được sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-800C trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong thời gian này mỗi ngày nên thay báo mới để mẫu tróng khô Nếu không có điều kiện

để làm khô mẫu ngay thì các mẫu phải được bó chặt và cho vào các túi polyetilen, sau đó cho cồn 50-700

C vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không nên quá một tháng

Bước 4 Viết báo cáo: Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu,

từ đó xác định vị trí và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mô tả và xây dựng khóa định loại các taxon,… chỉnh lý phần danh pháp và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật

và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008) [4], cụ thể như sau:

Thứ tự soạn thảo:

Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có)

Trang 12

Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, tên Việt Nam khác (nếu có), trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), mô tả loài typus của chi, tổng số loài có ở Việt Nam, ghi chú (nếu có), khóa định loại các loài có ở Việt Nam (chỉ áp dụng đối với những chi có từ 2 loài trở lên)

Thứ tự soạn thảo các bậc phân loại phụ (phân họ, phân chi, phân loài hay thứ…): Tương tự soạn thảo chi nhưng tương đối ngắn gọn hơn và không có khóa định loại

Danh pháp: Danh pháp của các taxon được trích dẫn và chỉnh lý theo luật danh pháp hiện hành, theo Nguyễn Tiến Bân (1996) [1]

Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc hoa, quả, hạt)

- Để xây dựng bản mô tả cho một loài chúng tôi tập hợp các số liệu phân tích

về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài Nếu có sự khác biệt so với tài liệu gốc, chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung

- Bản mô tả được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi Nếu bản mô tả này khác biệt so với những tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung

- Xây dựng khóa định loại: Lựa chọn cách xây dựng khóa lưỡng phân (kiểu ziczăc, răng cưa), cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp đặc điểm mô tả chi

và các taxon chọn ra các cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon) Trong mỗi nhóm lại tiếp tục cho ra các cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nhận biết được hết các taxon

- Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, được trích dẫn theo quy ước quốc tế

Trang 13

- Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (đƣợc thu thập thông tin qua tài liệu và mẫu vật) Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh (bằng hạt, chồi, mức độ tái sinh) Dữ liệu về sinh thái là những thông tin về nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so với mặt biển,…

- Phân bố: Bao gồm phần phân bố ở Việt Nam và trên thế giới

- Phân bố ở Việt Nam: Đƣợc xác định đƣợc căn cứ vào mẫu vật và tài liệu Các tỉnh đƣợc trích dẫn từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy phạm soạn thảo thực vật chí ở Việt Nam

- Phân bố trên thế giới: Đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu và trích dẫn theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam

- Mẫu nghiên cứu: Đƣợc xác định căn cứ vào mẫu vật đã đƣợc nghiên cứu, trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí ở Việt Nam

- Giá trị sử dụng: Đƣợc xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gốc độc đáo,…), giá trị kinh tế (làm thực phẩm, làm thuốc,…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo các tài liệu khác)

- Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả

Trang 14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA CHI THÂU KÉN

Helicteres nổi lên có 2 quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm thứ 1: Cho rằng các loài thuộc chi Helicteres được xếp vào 2

nhánh (Sect.) khác nhau Hệ thống từ chi phân loại qua các nhánh rồi đến các loài

Đi theo quan điểm này có M T Masters (1875)

+ Quan điểm thứ 2: Cho rằng hệ thống từ chi phân loại trực tiếp đến các loài

mà không qua các nhánh Đi theo quan điểm này là hầu hết các tác giả khác như Baker & Bakh f (1963), H T Chang & R H Miau (1989), Tang Ya, G G Michiael, J D Laurence (2007), Chamlong Pengklai (2001), Quan điểm này đơn giản, giải thích được mối quan hệ qua lại giữa các loài

Về vị trí của chi Helicteres, tất cả các tác giả như Baker & Bakh F (1963),

Engler (1964), Hutchinson (1969), H Heywood (1993), A Takhtajan (1997,

2009),… thống nhất xếp chi Thâu kén (Helicteres) vào họ Trôm (Sterculiaceae)

Trong công trình này, chúng tôi dựa vào quan điểm của hầu hết các tác giả để xác định hệ thống và vị trí của chi Trên cơ sở quan điểm này chi Thâu kén ở Việt Nam có 9 loài, trong đó 6 loài được ghi nhận làm thuốc, được xếp vào Trôm (Sterculiaceae), bộ Bông (Malvales), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledone), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae) Về hệ thống phân loại: Từ chi phân loại trực tiếp đến các loài mà không qua các nhánh

3.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CHI THÂU KÉN (HELICTERES L.) QUA CÁC

ĐẠI DIỆN LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM

3.2.1 Dạng sống

Trang 15

Các loài thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam đa số là cây thân bụi, cây gỗ nhỏ, cây bụi nhỏ (nửa bụi) Thân phủ lông hay không phủ lông (H isora L.);

nhánh phủ lông hình sao hoặc lông đơn

3.2.2 Lá

Lá đơn, mọc cách, thường mọc như gần xoắn trên thân, hai mặt xanh, phủ

lông đơn hoặc lông hình sao dày hoặc thưa ở hai mặt (H hirsuta Lour.) hoặc một mặt (H angustifolia L.) Cuống lá thường phủ lông, cuống dài (H hirsuta Lour.) hoặc ngắn (H glabriuscula Wall.)

Phiến lá màu xanh, hình thon hẹp (H angustifolia L., H lanceolata DC.), bầu dục thon (H glabriuscula Wall.), phiến bầu dục – trứng ngược rộng (H isora L.), phiến hình trứng rộng (H hirsuta Lour.), hay phiến hình tim (H viscida Bl.) Gốc lá

nhọn tới tròn hoặc hình tim Chóp lá nhọn tới đỉnh nhọn hay có đuôi nhọn Mép

nguyên (H angustifolia L.) và mép có răng cưa (H hirsuta Lour.), răng cưa không đều lớn (H isora L.) hoặc răng cưa nhỏ (H glabriuscula Wall.) Gân lá từ gốc 3-5

gân; các gân thứ cấp 3-5 đôi

Lá kèm thường có hình kim, hình mũi dùi, hình tam giác – hẹp, hình sợi

Hình 1 Một vài dạng lá của Helicteres L

1 Lá hình thon với mép có răng cưa (H hirsuta Lour ); 2 Lá hình tim với chóp có đuôi nhọn (H viscida Bl.); 3 Lá thon với mép nguyên (H.angustifolia var obtusa

Pierre)

Trang 16

3.2.3 Hoa và cụm hoa

Hoa thường mọc thành cụm hình xim hoặc hình chùm ở nách lá, gồm từ 2 đến nhiều hoa trong một chùm Có lá bắc với hình dạng và kích thước khác nhau, tiêu

giảm và sớm rụng Hoa lưỡng tính, bao hoa mẫu 5, xếp vặn hoặc van

Đài: Hợp thành dạng ống hoặc hình chuông, có kích thước khác nhau dài từ

khoảng 0,5-1,75 cm, có 5 thùy đài, thùy đài thường có hình tam giác, phủ đầy lông

hình sao hoặc lông đơn, đài thường có màu xanh (H angustifolia L.); màu xanh - tía hoặc màu tía (H hirsuta Lour )

Hình 2 Vị trí của cụm hoa và hoa của Helicteres L

1 Cụm hoa ở nách lá (H angustifolia L.); 2 Hoa (H angustifolia var obtusa

Pierre); 3 Hoa bổ dọc (H angustifolia var obtusa Pierre)

Cánh hoa: 5 cánh rời, dạng thìa với chóp tròn (H.angustifolia var obtusa Pierre)

hoặc dạng thìa với chóp lõm (H angustifolia L.); cánh hoa thường không đều; hai

cánh lớn hơn ba cánh còn lại; ba cánh còn lại cũng nhỏ dần Gốc cánh hoa thường

có 2 tai hoặc đôi khi có 1 tai (H hirsuta Lour.) Tai ở phía trên của cánh (H isora L.) hoặc có thể ở 2 bên (H angustifolia L.) Cánh hoa có màu sắc đa dạng: Màu đỏ hoặc màu tím (H angustifolia L.), màu trắng (H viscida Bl.), màu tía (H hirsuta Lour.), màu vàng (H lanceolata DC.)

Cột nhị nhụy: Dài hoặc ngắn từ khoảng 0,5-2 cm; có lông hay không có lông,

phía trên mang bộ nhị và nhụy

Trang 17

Bộ nhị: Gồm 10 nhị rời; chỉ nhị đính nhau ở góc tạo thành ống bao xung

quanh bầu thường đính lưng; bao phấn 2 ô; hình bầu dục, lắc lư, khi chín nứt theo chiều dọc

Hình 3 Một vài dạng cánh hoa của Helicteres L

Cánh hoa với 2 tai ở mặt trên (1 H isora L.); Cánh hoa với 2 tai ở 2 bên (2 H viscida Bl.; 3 H angustifolia L.; 4 H angustifolia var obtusa Pierre); Cánh hoa có đỉnh tròn và lõm (H angustifolia L.); Cánh hoa có đỉnh tròn, nguyên (1 H isora L.;

2 H viscida Bl.; 4 H angustifolia var obtusa Pierre)

Bộ nhụy: Bầu thượng; bầu có lông hoặc không lông; 5 ô; số noãn trong mỗi ô

khác nhau tùy loài thường từ 10-26; vòi nhụy thường hình trụ; núm nhụy thuờng hình điểm

Trang 18

1 2 3 4

Hình 4 Bộ nhị và nhụy của Helicteres L

1 Cột nhị nhụy mang bộ nhị và bộ nhụy (H angustifolia var obtusa Pierre);2 Bộ

nhị mở (H viscida Bl.); 3 Bộ nhị và bộ nhụy (H viscida Bl.) 4 Bầu cắt ngang (H

angustifolia var obtusa Pierre)

3.2.4 Quả: Nang, giống tổ kén nên cả chi còn gọi là tổ kén Hình trụ dài hay

ngắn; kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài; ở đỉnh có chóp nhọn như mỏ (H hirsuta Lour., H lanceolata DC., H viscida Bl.), hoặc đỉnh không có mỏ (H angustifolia L., H glabriuscula Wall.); phủ lông hình sao (H viscida BL ), phủ lông tơ (H angustifolia L.); có rãnh dọc hay các ô xoắn vặn tạo thành quả xoắn (H isora L.)

Hình 5 Một vài dạng quả của Helictertes L

1 Quả hình trụ có chóp nhọn (H hirsuta Lour.); 2 Quả có chóp nhọn thành mỏ (H viscida Bl.); 3 Quả hình trụ ngắn có chóp tròn (H angustifolia var obtusa Pierre);

4 Quả hình trụ có rãnh dọc (H lanceolata DC.); 5 Quả xoắn (H isora L.);

3.2.5 Hạt: Nhiều, xếp thành 2 – 4 dãy trong mỗi ô noãn, có hình dạng khác

nhau, hạt nhỏ; vỏ nhăn nheo hoặc trơn; có màu nâu hoặc đen

Trang 19

1 2 3 4

Hình 6 Một số dạng hạt của Helictertes L

1 Cách sắp hạt trong quả (H lanceolata DC.); 2 Hạt hình lăng trụ với cạnh nhọn (H viscida Bl.); 3 Hạt hình lăng trụ với cạnh tròn (H lanceolata DC.); 4 Hạt hình

lăng trụ với mặt bên lõm (H angustifolia var obtusa Pierre.)

3.3 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI CÂY THUỐC THUỘC CHI THÂU KÉN

(HELICTERES L.) Ở VIỆT NAM

3.3.1 Bảng phân biệt đặc điểm các loài cây làm thuốc thuộc chi (Helicteres L.) ở Việt Nam

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các loài cây làm thuốc thuộc chi Thâu kén ở Việt Nam Chúng tôi đã xây dựng bảng phân biệt cho các loài thuộc chi này Theo

đó có xuất hiện của loài đƣợc ký hiệu x; các đặc điểm chƣa quan sát đƣợc ký hiệu -; chi tiết đƣợc chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 1 Bảng phân biệt các loài cây thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.)

Dạng lông

ở nhánh/thân

Hình sao Lông tơ Lông tơ Lông

lá (cm)

Trang 20

ở lá

Hình sao, lông đơn

Hình sao Hình

sao

Lông đơn, hình sao

ở quả Lông dài lẫn hình sao

Lông cứng Lông tơ Lông tơ Lông mềm Lông

mềm dài Quả có mỏ

(0,5-0,75) x 1,75

(2,5-4)

x 1,5)

(1-(4-8) x (0,5-1)

(0,5-0,75) x (1-2)

Trang 21

3.3.2 Khóa định loại các loài cây làm thuốc thuộc chi Thâu kén (Helicteres L.) ở Việt Nam

1A Quả xoắn Lá phân thùy rõ rệt, cánh hoa có tai ở mặt trên 4 H isora

1B Quả không xoắn Lá không phân thùy hoặc phân thùy rất nông, cánh hoa có tai

ở hai bên

2A Phiến lá có mép nguyên hoặc rất hiếm khi chỉ có răng cưa nhỏ ở gần đỉnh lá 3A Nhánh phủ đầy lông cứng màu xám xanh Quả phủ lông hình sao và lông

tơ mềm ngắn 1 H Angustifolia 4A Chóp lá thon, mặt dưới lá nhẵn 1a H Angustifolia var glaucoides 4B Chóp lá tù tròn, mặt dưới lá có lông 1b H Angustifolia var obtusa 3B Nhánh phủ lông măng mềm màu vàng nâu rải rác Quả phủ đầy lông cứng

dài 5 H Lanceolata

2B Phiến lá có mép có răng cưa từ gốc

5A Đài dài 1,25-1,75 cm

6B Lá mép có thùy nông, phiến lá hình tim, bầu dục rộng hay trứng rộng,

mỗi ô có 20-26 noãn, cánh hoa trắng có hai tai 6 H Viscida

6B Lá mép không có thùy, phiến lá hình trứng rộng hay bầu dục rộng cánh

hoa đỏ hoặc đỏ tía, có 1 tai 3 H Hirsuta

5B Đài dài 0,4-0,6 cm Phiến lá hình trứng hẹp thon hay bầu dục, mỗi ô có

10 – 12 noãn 2 H Glabriuscula

Trang 22

3.4 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI TRONG CHI THÂU KÉN (HELICTERES L.) Ở

VIỆT NAM

3.4.1 Helicteres angustifolia L., - Tổ kén đực, Dó hẹp

L 1753 Sp Pl 963; Mast 1874 Fl Brit Ind 1: 365; Gagnep 1911 Fl Gén Chine 1: 495; Tardieu-Blot., 1945 Supp Fl Gén Indo-Chine, 1: 422; Li, 1963 Woody Fl Taiw 559 fgi 217; Baker & Bakh F 1965 Fl Java, 1: 352; Feng K

Indo-M 1984 Fl Reipubl Pop Sin 49(2): 156, fig 45; H L Li & H C Lo 1993 Fl Taiw 3: 759; Phamh 2000 Illustr Fl Vietn 2: 496; C Pengklai, 2001 Fl Thailand, 7: 243; N T Ban, 2003 Check Pl Sp Vietn 2: 1015

Cây bụi nhỏ, cao 1-1,5 m, mọc thẳng, nhánh non có lông cứng màu xám xanh

phủ dày Lá đơn, mọc cách, lá hình thon hẹp hay bầu dục, kích thước 4,5-9 x 1,25-4

cm, chóp nhọn hay có mũi nhọn, mép lá nguyên không có răng, gốc lá nhọn tới tròn, gân gốc 3 nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 4-5 đôi, gân mạng ở mặt dưới dày đặc không rõ; cuống lá dài 0,3-0,9 cm, có lông; mặt dưới phủ lông hình sao, mặt trên nhẵn Lá kèm hình mũi dùi Hoa mọc thành chùm ở nách lá; 2 hay nhiều hoa Hoa lưỡng tính; nụ hình trứng, chóp nhọn Cuống hoa dài 0,2-0,5 cm, có lông; có lá bắc

ở phía trên Đài hợp hình ống; có 5 thuỳ đài; thùy hình tam giác; dài 0,5 cm; phủ đầy lông hình sao Cánh hoa 5, màu đỏ hoặc tím, mỗi cánh đều có 2 tai ở 2 bên, cánh không đều nhau, có 2 cánh lớn hơn các cánh khác, dạng thìa, tròn ở đỉnh, có lằn lông ở giữa mặt dưới Cột nhị nhuỵ dài 0,5-0,75 cm, có lông Nhị hữu thụ 10, nhị lép 5, bao xung quanh bầu; chỉ nhị dính ở dưới thành ống, phần tự do ngắn khoảng 1-2 mm, mảnh, không lông; bao phấn 2 ô, đính lưng, khi chín nứt theo chiều dọc Bầu thượng, hình trứng, kích thước 2 x 1 mm, có lông, 5 ô, mỗi ô 10 noãn; vòi nhuỵ hình trụ; núm nhụy dạng điểm, có 5 gờ Quả nang, không xoắn hình trụ thuôn dài, kích thước 1,5-2 x 0,5-1 cm, chóp nhọn hay có mỏ, phủ đầy lông tơ mềm ngắn hay lông hình sao, đính trên cột nhị nhuỵ, chín mở làm 5 mảnh Hạt nhiều, màu nâu khi già có màu đen, với các đốm, bề mặt thường nhăn nheo (Hình

7, ảnh 1)

Loc Class.: Malaya Typus: LINN 1974.5 (LINN)

Trang 23

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa kết quả quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng

4-7 Cây ưa sáng, mọc phổ biến ở trên các đồi cây bụi, trên đất hoang rừng thứ sinh,

ở độ cao từ thấp đến 1000 m

Phân bố: Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu), Lạng Sơn (Chi Lăng), Quảng

Ninh (Quảng Yên, Tiên Yên), Hải Dương (Chí Linh: Hoàng Hoa Thám: Đồng Châu), Hải Phòng (Đồ Sơn), Bắc Giang, Ninh Bình (Chợ Ghềnh, Cúc Phương: Kỳ Phú), Thanh Hóa (Bá Thước: Pù Luông), Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng (Tourane), Gia Lai (Mang Yang, Đắk Đoa), Lâm Đồng (Đà Lạt, Dran, Đức Trọng, Bảo Lộc), Khánh Hòa (núi Hòn Hèo), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Bà Rịa – Vũng Tàu (Núi Đinh) Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Malayxia, Inđônêxia, Philippin

Mẫu nghiên cứu: LẠNG SƠN, Phạm Văn Quang, 748 (HN) – HẢI

DƯƠNG, Trần Ngọc Ninh, 181 (HN) – NINH BÌNH, Nguyễn Ngọc Chính,

CH4-17 (HN); Nguyễn Đăng Khôi 910 & 1492 (HN); Trương Khiên- Khảm I7 (HN) – THANH HÓA, Vũ Xuân Phương, 5636 (HN) & Vũ Xuân Phương 5758 (HN) (Cúc Phương), Nguyễn Đăng khôi, 1492 (HN)

Giá trị sử dụng: Toàn cây kể cả rễ dùng chữa sốt rét, cảm mạo, sốt cao không

giảm, viêm họng, viêm tuyến mang tai, sởi, lị, tiêu chảy, viêm ruột, lở ngứa ngoài

da, trĩ, tràng nhạc, cũng dùng trị rắn độc cắn Đun nước rửa loại mụn đóng vảy nến

Vỏ thân cho sợi dùng dệt bao tải (Võ Văn Chi, 2012)

2.3.1a Helicteres angustifolia var glaucoides Pierre – Dó mốc

Pierre 1889 Fl Forest Cochinchine, 13: t 210A, f 1-8 ; Phamh 2000 Illustr Fl

Vietn 2: 496; N T Ban, 2003 Check Pl Sp Vietn 2: 1015

Khác với thứ chuẩn bởi đặc điểm lá ở mặt dưới có màu sáng trắng, nhẵn, chóp

lá nhọn

Loc Class: Vietnam, Cochinchine; Typus: Harmand s.n (P)

Sinh thái: Cây ra hoa kết quả quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 4 – 7 Cây

ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thứ sinh

Phân bố: Ninh Thuận (Phan Rang), Kon Tum Còn có ở Lào

Mẫu nghiên cứu: KON TUM, Nguyễn Quốc Bình 966 (HN)

Trang 24

Giá trị sử dụng: Giống thứ chuẩn (Võ Văn Chi, 2012)

2.3.1b Helicteres angustifolia var obtusa (Wall Ex Kurz) Pierre - Ổ kén hẹp

Pierre, 1889 Fl Forest Cochinchine, 13: t 211, f 14–25; Mast 1874 Fl Brit Ind 1: 366; Tardieu-Blot., 1945 Supp Fl Gén Indo-Chine, 1: 423; Phamh 2000 Illustr Fl Vietn 2: 497; N T Ban, 2003 Check Pl Sp Vietn 2: 1015

- Helicteres obtusa Wall Ex Kurz 1873 Journ Asiat Soc Bengal Nat Hist 42(2):

62

Khác với thứ chuẩn bởi đặc điểm lá có lông hình sao thưa hơn; chóp lá tù tròn; quả ngắn hơn (Hình 8)

Loc Class: Burma Typus: Martaban, Tanasserim

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa kết quả quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng

4-7 Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thứ sinh

Phân bố: Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Mê Linh: Ngọc Thanh), Hà Nội, Hà Nam,

Nghệ An, Đắk Lắk (Đắk Mil), Lâm Đồng (Lang Hanh) Còn có ở Burma, Trung Quốc, Lào, Campuchia

Mẫu nghiên cứu: VĨNH PHÚC, Vũ Xuân Phương 4475 (HN) _

ĐẮK LẮK,

L K Biên 1087 (HN)

Giá trị sử dụng: Giống thứ chuẩn (Võ Văn Chi, 2012)

Trang 25

3

Hình 7 Helicteres angustifolia L

1 Cành mang hoa; 2 Quả; 3 Nụ (hình vẽ 1, 2 theo C Pengklai, 2001; hình vẽ 3 theo Pierre, 1888)

Trang 26

Hình 8 Helicteres angustifolia var obtusa Pierre

2 Cành mang hoa; 2 Bầu cắt ngang; 3 Cánh tràng; 4 Một phần của hoa; 5 Bầu và nhị trên cột nhị nhuỵ; 6 Nhị; 7 Hoa; 8 Cành mang quả; 9 Hạt; 10

Quả (hình vẽ theo Li H.-L & Lo H C., 1993)

Ngày đăng: 19/03/2018, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (1996), Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật, tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 1996
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, tr. 29. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tr. 539-541. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, tr. 9. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2003
5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr. 1230-1232. Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
6. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, 2: tr. 1349-1352. Nxb KH & KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb KH & KT
Năm: 2004
7. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 2: tr. 1010-1013. Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
8. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, tr. 221-222. Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Lê Trần Đức
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
9. Hutchinson J. (Nguyễn Thạch Bích, Vũ Văn Chuyên, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Quỳ, Trịnh Đình Thanh dịch) (1975), Những họ thực vật có hoa, 1: tr. 276-277.Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những họ thực vật có hoa
Tác giả: Hutchinson J. (Nguyễn Thạch Bích, Vũ Văn Chuyên, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Quỳ, Trịnh Đình Thanh dịch)
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1975
10. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, I: tr. 491-498. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1999
11. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, tr.117. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Năm: 2007
12. Backer C. A. & R. C. Bakhuizen vanden brink (1963), Flora of Java, 1: pp. 401-418. Netherlands Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora of Java
Tác giả: Backer C. A. & R. C. Bakhuizen vanden brink
Năm: 1963
13. Bentham & Hooker (1862), Gener plantarum, 32: pp. 214-220. London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gener plantarum
14. Chamlong Pengklai (2001), Flora of Thailand, 7, 3: pp. 539-574. BangKok Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora of Thailand
Tác giả: Chamlong Pengklai
Năm: 2001
15. Chang H. T & Miau R. H. (1989), Flora Reipublicae Popularis Sinicae, 49 (2): pp. 112-113. Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora Reipublicae Popularis Sinicae
Tác giả: Chang H. T & Miau R. H
Năm: 1989
16. Feng K. M. et. al. (1984). Flora yunanica Tom us, 2(1): pp. 160-165. Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora yunanica
Tác giả: Feng K. M. et. al
Năm: 1984
17. Gagnepain et Courchet in Lecomte H. (1911), Flore generale de L’Indo-Chine, I(2): pp. 454-496. Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flore generale de L’Indo-Chine
Tác giả: Gagnepain et Courchet in Lecomte H
Năm: 1911
18. Linnaeus (1759) (ed), Species plantarum, 2: pp. 963-964. Printed for the Ray Society, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Species plantarum
19. Loureiro Joao de [Lour.] (1790), Flora cochinchinensis [Fl. Cochinch.], pp. 517. Berolini Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora cochinchinensis
20. Lui T. S. & Lo H. C (1993), Flora of Taiwan, 3: pp. 756-759. Taipei, Taiwan, ROC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora of Taiwan
Tác giả: Lui T. S. & Lo H. C
Năm: 1993

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w