1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

277 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 277
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu được mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống, do vậy, hợp đồng luôn có vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Do tầm quan trọng của hợp đồng đối với đời sống xã hội nên các hệ thống pháp luật trên thế giới đều đặt luật hợp đồng ở vị trí trung tâm của luật tư và luôn quan tâm hoàn thiện, phát triển lĩnh vực pháp luật này. Nếu như xác lập hợp đồng là quá trình các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau về các điều khoản hợp đồng thì thực hiện hợp đồng lại là quá trình các bên biến các điều khoản họ đã tự nguyện cam kết thành hiện thực để đáp ứng các quyền và nghĩa vụ mà họ mong muốn đạt được. Khi xác lập hợp đồng, thông thường các bên sẽ tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản mà họ đã tự nguyện cam kết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, gây thiệt hại cho bên có quyền trong quan hệ hợp đồng. Để khắc phục hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ mang lại, luật hợp đồng các quốc gia đều dự liệu một biện pháp giúp bên bị thiệt hại khắc phục những hậu quả mà hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ gây ra, qua đó giúp bên bị thiệt hại bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp do vi phạm hợp đồng. Bồi thường thiệt hại (BTTH) do vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Trong các hệ thống pháp luật, về nguyên tắc BTTH là biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra để đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà đáng lẽ bên này có được nếu hợp đồng được thực hiện đúng, tuy vậy, các hệ thống pháp luật cũng có những khác biệt về biện pháp này như thiệt hại được bồi thường, căn cứ áp dụng biện pháp BTTH, xác định mức BTTH, các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH… Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng không phải là vấn đề pháp lý mới trong các hệ thống pháp luật hiện đại nhưng đây lại là vấn đề chưa nhận được sự quan tâm đúng mức trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như những thiệt hại nào có thể được bồi thường, căn cứ áp dụng biện pháp BTTH? Trong trường hợp nào bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm BTTH? Đây là những vấn đề vẫn chưa thực sự được giải quyết triệt để trong pháp luật hợp đồng Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật hợp đồng Việt Nam trong mối tương quan với luật hợp đồng hiện đại của một số quốc gia như Pháp và Anh, cũng như các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về luật hợp đồng để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam trong việc áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để nghiên cứu sinh (NCS) chọn chủ đề “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học của mình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÙI THỊ THANH HẰNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………… TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ….6 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG …………………………………………………………………………………… 13 1.1 Khái luận chung hợp đồng vi phạm hợp đồng .13 1.1.1 Khái niệm hợp đồng 13 1.1.2 Khái niệm vi phạm hợp đồng 14 1.2 Khái luận chung biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng 20 1.2.1 Khái niệm biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng 20 1.2.2 Bản chất chức biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng…… 27 1.2.3 Khái niệm, chất chức bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 30 1.2.3.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng .30 1.2.3.2 Bản chất chức bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 31 1.3 Mối tương quan bồi thường thiệt hại với số biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng 33 1.3.1 Mối tương quan bồi thường thiệt hại với số biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng luật hợp đồng Pháp 34 1.3.2 Mối tương quan bồi thường thiệt hại với số biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng luật hợp đồng Anh .36 1.3.3 Mối tương quan bồi thường thiệt hại với số biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng CISG, UPICC PECL .38 1.3.4 Mối tương quan bồi thường thiệt hại với số biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng pháp luật hợp đồng Việt Nam 42 1.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 45 1.5 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng ………….49 1.6 Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng .…51 1.7 Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại .57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 61 CHƯƠNG CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .64 2.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng……………………………………………… 66 2.2 Có thiệt hại xảy ra……………………………………………………………… 76 2.3 Có mối quan hệ nhân hành vi vi phạm hợp đồng thiệt hại xảy ra… 86 2.4 Có lỗi bên gây thiệt hại……………………………………………………… 92 2.5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng ………………104 2.5.1 Nhóm kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định BLDS năm 2015 LTM năm 2005 ……………………………………………………………………………………107 2.5.2 Nhóm kiến nghị văn hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015……… …… 110 2.5.3 Nhóm kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật liên quan…………………………………… 111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………………….111 CHƯƠNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN…………………………….114 3.1 Xác định mức bồi thường thiệt hại trường hợp bên có thỏa thuận trước …………………………………………………………………………………….114 3.2 Xác định mức bồi thường trường hợp khơng có thỏa thuận trước 126 3.2.1 Thiệt hại bồi thường 126 3.2.2 Cơ sở xác định mức bồi thường trường hợp khơng có thỏa thuận trước…………………………………………………………………………………….….132 3.2.3 Thời điểm tính thiệt hại 141 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật xác định mức bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng .151 3.3.1 Nhóm kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định BLDS năm 2015 LTM năm 2005 ………………………………………………………………………………… 154 3.3.2 Nhóm kiến nghị văn hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015 159 3.3.3 Nhóm kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định luật liên quan .…….161 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………………….161 KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………………164 CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………………………………………… 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….….167 PHỤ LỤC TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN…… 176 PHỤ LỤC MỘT SỐ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG…………………………………………………………………… …192 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Hợp đồng phương tiện pháp lý chủ yếu cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu mặt sống, vậy, hợp đồng ln có vai trò quan trọng vận hành kinh tế Do tầm quan trọng hợp đồng đời sống xã hội nên hệ thống pháp luật giới đặt luật hợp đồng vị trí trung tâm luật tư ln quan tâm hoàn thiện, phát triển lĩnh vực pháp luật Nếu xác lập hợp đồng trình bên thỏa thuận, thống với điều khoản hợp đồng thực hợp đồng lại trình bên biến điều khoản họ tự nguyện cam kết thành thực để đáp ứng quyền nghĩa vụ mà họ mong muốn đạt Khi xác lập hợp đồng, thông thường bên tự giác thực đầy đủ điều khoản mà họ tự nguyện cam kết Tuy nhiên, số trường hợp, lý chủ quan khách quan mà bên có nghĩa vụ khơng thực nghĩa vụ cam kết, gây thiệt hại cho bên có quyền quan hệ hợp đồng Để khắc phục hậu bất lợi hành vi vi phạm hợp đồng bên có nghĩa vụ mang lại, luật hợp đồng quốc gia dự liệu biện pháp giúp bên bị thiệt hại khắc phục hậu mà hành vi vi phạm hợp đồng bên có nghĩa vụ gây ra, qua giúp bên bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp vi phạm hợp đồng Bồi thường thiệt hại (BTTH) vi phạm hợp đồng biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) tổn thất hậu hành vi vi phạm hợp đồng Trong hệ thống pháp luật, nguyên tắc BTTH biện pháp nhằm khắc phục thiệt hại xảy để đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà bên có hợp đồng thực đúng, vậy, hệ thống pháp luật có khác biệt biện pháp thiệt hại bồi thường, áp dụng biện pháp BTTH, xác định mức BTTH, trường hợp miễn trách nhiệm BTTH… Bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng vấn đề pháp lý hệ thống pháp luật đại lại vấn đề chưa nhận quan tâm mức hệ thống pháp luật Việt Nam Chẳng hạn thiệt hại bồi thường, áp dụng biện pháp BTTH? Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng miễn trách nhiệm BTTH? Đây vấn đề chưa thực giải triệt để pháp luật hợp đồng Việt Nam Do vậy, nghiên cứu quy định pháp luật hợp đồng Việt Nam mối tương quan với luật hợp đồng đại số quốc gia Pháp Anh, văn pháp lý quốc tế quan trọng luật hợp đồng để từ rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam việc áp dụng biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng việc cần thiết lý luận thực tiễn Đấy lý để nghiên cứu sinh (NCS) chọn chủ đề “Bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận án thơng qua việc nghiên cứu vấn đề lý luận thực tiễn quy định pháp luật Việt Nam BTTH vi phạm hợp đồng Việt Nam, sở so sánh đối chiếu với qui định BTTH vi phạm hợp đồng số quốc gia số văn pháp lý quốc tế nhằm góp phần làm rõ làm phong phú thêm sở lý luận, thực tiễn pháp lý vấn đề BTTH vi phạm hợp đồng, tiếp thu có chọn lọc điểm tiến pháp luật quốc tế; đồng thời đưa kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung qui định bất cập, thiếu sót pháp luật hành, hoàn thiện chế pháp lý điều chỉnh BTTH vi phạm hợp đồng theo xu hướng đại hội nhập, qua nâng cao hiệu điều chỉnh pháp luật hợp đồng Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực mục đích trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm sáng tỏ vấn đề lý luận BTTH vi phạm hợp đồng, như: làm rõ khái niệm chất biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng, BTTH vi phạm hợp đồng; làm rõ vấn đề lý luận áp dụng biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng, trường hợp miễn trách nhiệm BTTH, xác định mức BTTH.v.v - Nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam với luật hợp đồng Pháp, Anh (điển hình hệ thống Civil law Common law) văn pháp lý quốc tế BTTH vi phạm hợp đồng Từ nghiên cứu so sánh, luận án đề xuất tiếp thu kinh nghiệm hay, phù hợp với điều kiện trị, kinh tế, xã hội Việt Nam - Đề xuất định hướng giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định Bộ luật Dân năm 2015 (BLDS năm 2015) luật liên quan biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận án quy định BLDS năm 2015, Bộ luật Dân năm 2005 (BLDS năm 2005) văn pháp luật liên quan đến biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng Luật Thương mại năm 2005 (LTM năm 2005), Luật Xây dựng năm 2014, Bộ luật hàng hải năm 2015, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật Luật sư năm 2012, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) Bên cạnh đó, số án Tòa án Việt Nam sử dụng, nghiên cứu luận án nhằm minh họa cho kết nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận án bao gồm luật hợp đồng hai quốc gia tiêu biểu hệ thống Civil law, Common law Pháp, Anh số văn pháp luật quốc tế hợp đồng Công ước Viên 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau gọi tắt CISG), Bộ nguyên tắc Unidroit hợp đồng thương mại quốc tế (sau gọi tắt UPICC), Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu (sau gọi tắt PECL) Phạm vi nghiên cứu Trên sở quy định văn pháp lý nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề sau: Thứ nhất, sở quy định pháp luật BTTH vi phạm hợp đồng, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ sở lý luận BTTH vi phạm hợp đồng Thứ hai, luận án tập trung làm rõ quy định BLDS năm 2005, BLDS năm 2015, LTM năm 2005 số văn pháp luật có liên quan BTTH vi phạm hợp đồng Thơng qua làm rõ thay đổi BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 Luận án nghiên cứu luật hợp đồng Anh, Pháp văn pháp luật quốc tế CISG, UPICC, PECL sở so sánh với quy định pháp luật Việt Nam, qua nhằm làm rõ điểm tương thích, hạn chế pháp luật hợp đồng Việt Nam BTTH vi phạm hợp đồng Thứ ba, sở nghiên cứu vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật thực tiễn áp dụng pháp luật BTTH vi phạm hợp đồng, luận án đưa ý kiến đánh giá kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật vấn đề Do BTTH vi phạm hợp đồng vấn đề pháp lý phức tạp có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác luật hợp đồng, giao kết hợp đồng, thực hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, giải thích hợp đồng, biện pháp bảo đảm thực nghĩa vụ… nên Luận án khơng có tham vọng giải vấn đề liên quan tới BTTH vi phạm hợp đồng mà tập trung nghiên cứu làm rõ BTTH vi phạm hợp đồng với tính cách biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng Theo đó, Luận án đề cập đến số vấn đề lý luận khái niệm vi phạm hợp đồng, khái niệm biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng, mối quan hệ BTTH với hủy bỏ hợp đồng buộc tiếp tục thực hợp đồng, nguyên tắc BTTH vi phạm hợp đồng, thời điểm phát sinh trách nhiệm BTTH vi phạm hợp đồng, hệ thống miễn, giảm trách nhiệm BTTH vi phạm hợp đồng, nghĩa vụ hạn chế tổn thất bên bị thiệt hại, áp dụng biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng xác định mức BTTH Do vậy, số vấn đề liên quan đến trách nhiệm BTTH vi phạm hợp đồng không đề cập tới Luận án xác định chủ thể trách nhiệm BTTH vi phạm hợp đồng, sử dụng tài sản bảo đảm để thực nghĩa vụ BTTH, BTTH vi phạm hợp đồng người thứ ba Ngoài phạm vi đối tượng nghĩa vụ hợp đồng vô rộng nên Luận án tập trung nghiên cứu BTTH vi phạm hợp đồng nghĩa vụ có đối tượng tài sản nghĩa vụ có đối tượng cơng việc nói chung mà khơng nghiên cứu đối tượng nghĩa vụ đặc thù quyền sử dụng đất, quyền bề mặt hay quyền hưởng dụng… Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án dưa sở phương pháp luận vật biện chứng vật lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin Đây coi kim nam cho việc định hướng phương pháp nghiên cứu cụ thể NCS trình thực luận án Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp so sánh áp dụng nhằm điểm tương đồng khác biệt pháp luật hợp đồng Việt Nam với luật hợp đồng Anh, Pháp văn pháp lý quốc tế luật hợp đồng CISG, UPICC PECL - Phương pháp phân tích bình luận để làm rõ vấn đề lý luận quy định pháp luật hành BTTH vi phạm hợp đồng; - Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật BTTH vi phạm hợp đồng nhằm đưa kiến nghị phù hợp; Trên sở áp dụng phương pháp nghiên cứu kể trên, NCS đưa đánh giá chế định BTTH vi phạm hợp đồng pháp luật Việt Nam để từ rút kiến nghị nhằm đưa pháp luật hợp đồng Việt Nam nói chung chế định BTTH vi phạm hợp đồng nói riêng hồn thiện hơn, tương thích với pháp luật giới Ý nghĩa khoa học thực tiễn luận án Về phương diện lý luận, thông qua việc làm rõ số vấn đề lý luận BTTH vi phạm hợp đồng, luận án góp phần vào việc củng cố hoàn thiện vấn đề lý luận hợp đồng khoa học pháp lý Việt Nam Về phương diện thực tiễn, quan điểm kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến BTTH vi phạm hợp đồng đề xuất luận án tài liệu tham khảo có giá trị cho nhà lập pháp, quan có thẩm quyền việc hồn thiện quy định pháp luật Việt Nam BTTH vi phạm hợp đồng Luận án tài liệu tham khảo cho quan án, trọng tài việc giải tranh chấp liên quan đến BTTH vi phạm hợp đồng Bên cạnh đó, luận án nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cá nhân doanh nghiệp Việt nam trình giải tranh chấp biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng Tính luận án Thứ nhất, luận án cơng trình Việt Nam nghiên cứu cách hệ thống, chuyên sâu góc độ lý luận thực trạng pháp luật biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng Thứ hai, góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng BTTH vi phạm hợp đồng, đồng thời luận án làm rõ hai nội dung quan trọng BTTH vi phạm hợp đồng áp dụng biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng xác định mức BTTH vi phạm hợp đồng Thứ ba, luận án phân tích thực trạng pháp luật hợp đồng Việt Nam BTTH vi phạm hợp đồng kết hợp so sánh với luật hợp đồng số hệ thống pháp luật đại, từ rõ ưu điểm hạn chế pháp luật Việt Nam đề xuất kiến nghị hoàn thiện Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung luận án gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng Chương 2: Căn áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng – Thực tiễn thực kiến nghị hoàn thiện Chương 3: Xác định mức bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng – Thực tiễn thực kiến nghị hoàn thiện TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tiền đề việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng” xuất phát từ tiền đề sau: Thứ nhất, biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng nói chung BTTH nói riêng ghi nhận hệ thống pháp luật; thứ hai, có khác biệt việc áp dụng biện pháp BTTH hệ thống pháp luật Từ tiền đề thứ nhất, hệ sau cần lưu ý đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: (1) tương đồng hệ thống pháp luật việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng; (2) khác biệt biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng hệ thống pháp luật Từ tiền đề thứ hai, hệ sau lưu ý đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: (1) Sự khác biệt vị trí biện pháp BTTH biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng hệ thống pháp luật; (2) Sự không đồng phạm vi áp dụng biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng hệ thống pháp luật Các tiền đề hệ cho thấy: chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề BTTH vi phạm hợp đồng giới mà chủ yếu công trình nghiên cứu chung biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng Mặt khác, hầu hết cơng trình nghiên cứu đề cập đến lý thuyết chung biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng việc áp dụng chúng hệ thống pháp luật số quốc gia cụ thể Từ tiền đề hệ khẳng định việc nghiên cứu biện pháp BTTH vi phạm hợp đồng có ý nghĩa Việt Nam BLDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 Tình hình nghiên cứu nước 2.1 Khái quát chung tình hình nghiên cứu nước Trước vấn đề BTTH vi phạm hợp đồng số luật gia nghiên cứu cơng trình nghiên cứu luật dân nói chung pháp luật hợp đồng nói riêng Điển hình tác giả Vũ Văn Mẫu với “Dân luật khái luận” (Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960), “Cổ luật Việt Nam tư pháp sử - Diễn giải” (Quyển thứ hai, Sài Gòn 1975), “Cổ luật Việt Nam lược khảo” (Quyển thứ hai, Sài Gòn, 1970); tác giả Nguyễn Mạnh Bách với “Dân luật Việt Nam – Nghĩa vụ” (1974), “Pháp luật hợp đồng (lược giải)” (Nhà xuất trị Quốc gia, 1995), “Nghĩa vụ dân luật dân Việt Nam” (Nhà xuất trị Quốc gia, 1998) Luận văn, luận án: Luận văn Thạc sĩ luật học tác giả Đinh Hồng Ngân với đề tài “Trách nhiệm dân hợp đồng” năm 2006; luận văn Thạc sĩ luật học tác giả Trần Thuỳ Linh với đề tài “Bồi thường thiệt hại hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định Công ước Viên 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam” năm 2009; luận văn Thạc sĩ luật học tác giả Lê Thị Yến với đề tài “Bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng dân - Một số vấn đề lý luận thực tiễn” năm 2013;… Bài báo khoa học: Liên quan đến vấn đề kể tới số báo khoa học tác giả Ngô Huy Cương với viết “Trách nhiệm dân - so sánh phê phán“ đăng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số năm 2009; tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh với viết “Chế tài bồi thường thiệt hại thương mại Quốc tế qua luật thương mại Việt Nam, Công ước CISG Bộ nguyên tắc UNIDROIT” đăng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 năm 2009; tác giả Dư Ngọc Bích với viết “Góp ý điều khoản phạt hợp đồng mối liên hệ với bồi thường thiệt hại dự thảo Bộ luật Dân (sửa đổi)” đăng Tạp chí Dân chủ Pháp luật điện tử năm 2015 Sách chuyên khảo: Chúng ta kể đến số sách chuyên khảo có đề cập tới vấn đề nghiên cứu luận án “Chế định hợp đồng Bộ luật Dân Việt Nam” tác giả Nguyễn Ngọc Khánh Nhà xuất Tư pháp xuất năm 2007; “Luật hợp đồng Việt Nam - án bình luận án” tác giả Đỗ Văn Đại Nhà xuất Chính trị Quốc gia xuất năm 2014, “Các biện pháp xử lý việc không thực hợp đồng pháp luật Việt Nam” tác giả Đỗ Văn Đại Nhà xuất Chính trị Quốc gia tái năm 2013 (có sửa chữa, bổ sung ) 2.2 Tổng quan số công trình nghiên cứu tiêu biểu nước Thứ nhất, cơng trình “Các biện pháp xử lý việc khơng thực hợp đồng pháp luật Việt Nam” Đây cơng trình nghiên cứu tồn diện biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng BTTH vi phạm hợp đồng tác giả Đỗ Văn Đại ấn hành Nhà xuất Chính trị Quốc gia vào năm 2010 tái năm 2013 (có sửa chữa, bổ sung) Tác giả đề cập tới vấn đề: (1) Những vấn đề pháp lý biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng; (2) Các biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng pháp luật dự liệu; (3) Các biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng bên thỏa thuận; (4) Thực tiễn áp dụng biện pháp khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng ... hành vi vi phạm hợp đồng pháp luật hợp đồng Vi t Nam 42 1.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 45 1.5 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng. .. khắc phục hậu hành vi vi phạm hợp đồng … 27 1.2.3 Khái niệm, chất chức bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 30 1.2.3.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng .30 1.2.3.2... bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng Chương 2: Căn áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng – Thực tiễn thực kiến nghị hoàn thiện Chương 3: Xác định mức bồi thường thiệt hại vi

Ngày đăng: 14/03/2018, 09:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
32. Bộ Tư pháp - Chuyên đề “Đánh giá cơ hội và thách thức khi gia nhập Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư (Phần 3).” Truy cập ngày 15/07/2016 tại http://moj.gov.vn/tctccl/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá cơ hội và thách thức khi gia nhập Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư (Phần 3)
60. Andrew Dyson, Adam Kramer (2014). There is no “Breach date rule”: Mitigation, difference in value and date of assessment. Law Quarterly Review. Vol.130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Breach date rule
Tác giả: Andrew Dyson, Adam Kramer
Năm: 2014
75. Grant Follett, Corrs Chambers Westgarth (2004). Just what is “indirect or consequential loss”? Computers & Law Sách, tạp chí
Tiêu đề: indirect or consequential loss
Tác giả: Grant Follett, Corrs Chambers Westgarth
Năm: 2004
127. Hugues Adida Canac (2012). “Mitigation of damage”: une porte entrouverte?, Recueil Dalloz Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mitigation of damage
Tác giả: Hugues Adida Canac
Năm: 2012
30. Dư Ngọc Bích. Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi thường thiệt hại trong dự thảo BLDS (sửa đổi), Truy cập ngày 07/06/2016 tại http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=186 Link
33. Lê Xuân Chiến. Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám. Truy cập ngày 10/03/2017 tại http://tapchivan.com/tin-van-nghe-dan-gian-triet-ly-nhan-qua-trong-truyen-co-tich-tam-cam-(le-xuan-chien)-1058.html Link
54. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009). Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua luật thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắcUNIDROIT. Truy cập ngày 11/03/2017 tạihttps://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/12/10/4102-2/ Link
64. Bruno Zeller (2005). Comparison between the provisions of the CISG on mitigation of losses (Art. 77) and the counterpart provisions of PECL (Art. 9:505). Truy cập ngày 15/03/2016 từ http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/peclcomp77.html Link
66. Chengwei Liu (2003). Remedies for Non-performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL. Truy cập ngày 20/04/2016 tại http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei.html Link
78. Hector L. MacQueen (2000). Scots law and the road to the new Ius Commune, Volume 4.4, Electronic Journal of Comparative Law. Truy cập ngày 14/05/2016 tại http://www.ejcl.org/ejcl/44/art44-1.html Link
98. Peter Riznik (2009). Thesis doctor. Article 77 CISG: Reasonableness of the measures undertaken to mitigate the loss. Pace law school institute of internationalcommercial law. Truy cập ngày 10/04/2017 tạihttp://cisg3.law.pace.edu/cisg/biblio/riznik.html Link
107. Salli Anne Swartz. Contractual Liability Clauses under French law. Truy cập ngày 13/04/2017 tạihttps://www.americanbar.org/publications/gp_solo/2011/april_may/contractual_liabilityclausesunderfrenchlaw.html Link
128. Jean-Claude Tahita. L’efficacité de la sanction contractuelle civile. Truy cập ngày 14/03/2017 tại http://afrilex.u-bordeaux4.fr/sites/afrilex/IMG/pdf/L_efficacite_de_la_sanction_contractuelle_Civile.pdf Link
1. Bộ luật Dân sự năm 2005 2. Bộ luật Dân sự năm 2015 3. Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 4. Luật Thương mại năm 2005 Khác
10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) Khác
11. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 24 tháng 05 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020 Khác
12. Nghị định số 105/2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ Khác
13. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp Khác
14. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (2011). Tiếng Anh Khác
26. UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts (UPICC) 2010 (2011). International institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w