1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 4 đột biến gen

2 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Tiết:6 Bài 4: ĐỘT BIÊN GEN I. MỤC TIÊU: -Trình bày được khái niệm đột biến gen; nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. -Nêu đặc điểm đột biến gen. -Tích hợp giáo dục môi trường giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ H4.1, H4.2 phóng to, tranh ảnh về đột biến gen ở người, ở lợn, ở lúa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: -Khái niệm điều hòa hoạt động của gen. -Operon là gì? Mô hình cuấ trúc điều hòa operon lac? 3. Bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS I. Đột biến gen: 1. Khái niệm chung: -Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm) hay 1 số cặp nu. -Mỗi đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nu tạo ra các alen khác nhau. -Đa số đột biến gen tự nhiên là có hại, hạn chế sự xuất hiện. Một số có lợi hoặc trung tính. -Tầng số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (10 -6 – 10 -4 ). Tầng số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường. 2. Các dạng đột biến gen: (đột biến điểm) a. Thay thế một cặp nu: Khi gen được thay thế 1 cặp nu này = 1 căp nu khác làm thay đổi 1 a.a trong protein và làm thay đổi chức năng protein. Ví dụ thay 1 cặp A-T = 1 cặp G-X làm thay thế a.a valin = sictein. Làm hồng cầu thành hình lưỡi liềm. b. Đột biến thêm hoặc mất 1 căp nu: khi gen bị mất hoăc thêm 1 căp nu sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự a.a của protein và làm thay đổi chức năng của protein. II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen: 1. Nguyên nhân: Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh như tia phóng xạ, tia tử ngoại, sóc nhiệt, hóa chất, 1 số vi rut hoặc những rối loạn trong sinh lí, hóa sinh của tế bào. 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen: a. Sự kết căp không đúng trong ADN: Các dạng bazonito tồn tại 2 dạng cấu trúc (dạng thường và dạng hiếm). Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hyro bị thay đổi làm cho chúng kết căp không đúng trong quá trình nhân đôi dẫn đến phát sinh đột biến gen. b. Tác động của các tác nhân gây đột biến: -Tác nhân vật lí như tia tử ngoại có thể làm 2 bazotimin cùng 1 mạch liên kết với nhau dẫn đến đột biến gen. -tác nhân hóa học như: 5 BU làm thay thế cặp A-T=G- -GV: yêu cầu hs đọc mục I.1 tìm những dấu hiệu mô tả khái niệm ĐBG. -HS: quan sát tranh về đột biến gen và đưa ra nhận xét. -Gv: nhận xét tần số ĐBG tự nhiên là lớn hay nhỏ? Có thể thay đổi tần số này hay không? -GV:Thay thế 1 cặp nu cùng loại hay khác loại mã di truyền có thay đổi không? Có ảnh hưởng đến protein do gen tổng hợp không? -HS: Suy nghĩ trả lời. -GV: khi gen bị mất hoặc thêm 1 cặp nu thì có ảnh hưởng gì đến phân tử protein? -HS: Thảo luận trả lời. -GV: Các nhân tố trong môi trường như: tia tử ngoại, khí thảy nhà máy, phân hóa học … có ảnh hưởng gì đến ADN? -HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. -GV: Cách hạn chế ô nhiễm môi trường như thế nào? -HS: Trồng cây xanh, sử dụng phân bón hợp lí, tăng cường sử dụng phân vi sinh, hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí. -GV: Tác nhân sinh học có gây đột biến hay không? X. -Tác nhân sinh học: Tác động của 1 số vi rut gây đột biến gen như vi virut viêm gan B. III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen: 1. Hậu quả: -Đa số đột biến gen là có hại, giảm sức sống, làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein. -Một số có lợi hoặc trung tính. 2. Ý nghĩa: -Làm xuất hiện alen mới. -cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. IV. Biểu hiện của đột biến gen: 1. Phát sinh trong giảm phân: Đi vào giao tử qua thụ tinh đi vào hợp tử: Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể. Nếu là đột biến gen lặn trong tổ hợp dị hợp không được biểu hiện ngay mà ẩn giấu trong quần thể, trong tổ hợp đồng hợp được biểu hiện. 2. Đột biến phát sinh trong nguyên phân: -Trong nguyên phân nếu xảy ra đột biến thì 1 tế bào sinh dưỡng(ĐB xoma) bị đột biến rồi nhân lên 1 mô thể hiện 1 phần cơ thể (thể khảm). -Nếu nguyên phân ở giai đoạn đầu của hợp tử (2 – 8 tế bào) --> truyền thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính(ĐB tiền phôi) -HS: Có. Ví dụ: virut viêm gan B, có thể làm ung thư gan. -GV: Đột biến gen có lợi hay có hại? -HS: Trong môi trường tự nhiên, đa số đột biến gen là có hại, ít có lợi hoặc trung tính. -GV: Đột biến gen có ý nghĩa gì? -HS: Làm thay đổi tầng số alen, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. -GV: Đột biến xuất hiện trong giao tử sẽ được biểu hiện ra kiểu hình như thế nào? -HS: Thông qua cơ chế giảm phân và thụ tinh để trả lời. -GV: Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có di truyền qua sinh sản hữu tính không? -HS: Đột biến xoma chỉ nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng, không di truyền qua sinh sản hữu tính. Đột biến tiền phôi di truyền qua sinh sản hữu tính. IV. CỦNG CỐ: Trong các dạng đột biến sau đây. Dạng nào di truyền được qua sinh sản vô tính? A. ĐB giao tử, ĐB tiền phôi. B. ĐB xoma C. ĐB xoma và ĐB giao tử. D. ĐB tiền phôi. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: chuẩn bị bài: (Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể . Tiết:6 Bài 4: ĐỘT BIÊN GEN I. MỤC TIÊU: -Trình bày được khái niệm đột biến gen; nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. -Nêu đặc điểm đột biến gen. . của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm) hay 1 số cặp nu. -Mỗi đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nu tạo ra các alen khác nhau. -Đa số đột biến gen

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w