ĐỀKIỂMTRAHỌC KỲ II – HÓA 10 NÂNGCAO Câu 1: Khí Cl 2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây: A. Ca(OH) 2 , NaBr, HCl.B. H 2 S, NaOH, HI. C. Ca(OH) 2 , Na, Cu, S, O 2 . D. H 2 S, Ca(OH) 2 , Fe, HCl. Câu 2: O 2 không tham gai phản ứng với chất nào sau đây: A. Zn B. S C. P D. F 2 Câu 3: Để nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: KF, KCl, KI, có thể dùng thuốc thử nào? A. Quỳ tím. B. Dung dịch AgNO 3 . C. Dung dịch BaCl 2 . D. Hồ tinh bột. Câu 4: Cho dung dịch chứa m (g) NaOH vào dung dịch chứa m (g) HBr. Dung dịch sau phản ứng làm quì tím: A. Hóa hồng. B. Hóa xanh. C. Không đổi màu. D. Hóa đỏ. Câu 5: Người ta đun nóng 2,16g bạc với axit sunfuric đặc dư. Thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 2,24 lít. B. 0,448 lít. C. 0,224 lít. D. 4,48 lít. Câu 6: Một chất khí bay ra khi cho axit sunfuric loãng tác dụng với: A. Bari clorua. B. Bạc. C. Natri sunfit. D. Natri clorua. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hiđropeoxit: A. Hiđropeoxit chỉ có tính khử, không có tính oxi hóa. B. Hiđropeoxit chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử. C. Ứng dụng lớn nhất của hiđropeoxit là làm chất sát trùng trong y khoa (dung dịch H 2 O 2 3%). D. Hiđropeoxit là chất kém bền với nhiệt. Câu 8: Nguồn cung cấp lưu huỳnh để sử dụng trong công nghiệp là: A. Tách lưu huỳnh từ khí thải SO 2 , H 2 S. B. Điều chế lưu huỳnh từ các muối sunfua. C. Khai thác lưu huỳnh từ quặng lưu huỳnh. D. Điều chế lưu huỳnh từ các muối sunfat. Câu 9: Cho 0,2 mol SO 2 vào dung dịch có chứa 0,24 mol NaOH. Tính số mol muối thu được? A. 0,1 mol NaHSO 3 . B. 0,12 mol Na 2 SO 4 . C. 0,04 mol Na 2 SO 3 ; 0,16 mol NaHSO 3 . D. 0,04 mol NaHSO 3 ; 0,16 mol Na 2 SO 3 . Câu 10: Cho 0,4 mol CO tác dụng với 0,3 mol H 2 trong bình có thể tích 1 lít ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra là: 2 3 CO (k) + 2H (k) CH OH (k) → ¬ . Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học, trong hỗn hợp có 0,06 mol CH 3 OH . Giá trị của hằng số cân bằng K là: A. 0,50. B. 0,98. C. 1,70. D. 5,45. Câu 11: Cho SO 2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra sản phẩm là: A. Na 2 SO 3 , NaHSO 3 . B. Na 2 SO 3 . C. Na 2 SO 3 . D. NaHSO 3 Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 khí SO 2 và CO 2 . Để loại bỏ SO 2 có thể sục hỗn hợp khí vào trong dung dịch: A. Ba(OH) dư. B. Nước Brôm dư. C. NaOH dư. D. Tất cả đều đúng. Câu 13: Phản ứng nào sau đây (chất tham gia phản ứng và sản phẩm đều ở trạng thái khí) không bị chuyển dịch cân bằng khi áp suất tăng: A. N 2 + 3H 2 → ¬ 2NH 3 . B. 2CO + O 2 → ¬ 2CO 2 . C. N 2 + O 2 → ¬ 2NO. D. 2SO 2 + O 2 → ¬ 2SO 3 . Câu 14: Trong các chất sau: FeCl 3 , Cl 2 , HCl, HF, H 2 S, Na 2 SO 4 , chất nào có thể tác dụng với dung dịch KIđể tạo thành I 2 : A. FeCl 3 . B. Cl 2 . C. Na 2 SO 4 và H 2 S. D. HF và HCl. Câu 15: Hòa tan 2,4 g một oxit kim loại có hóa trị 2 cần vừa đủ 30 ml dung dịch H 2 SO 4 1M loãng. Công thức của oxit kim loại nói trên là: A. FeO. B. CuO. C. MgO. D. ZnO. Câu 16: Chọn phương trình đúng: A. CuO + H 2 SO 4 đặc → CuSO 4 + H 2 O. B. Fe + 2H 2 SO 4 đặc nóng → FeSO 4 + SO 2 + 2H 2 O. C. 2Fe + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H 2 . D. 2Al + 6H 2 SO 4 đặc nguội → Al(SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 7,8 g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là: A. 0,04 mol. B. 0,4 mol. C. 0,08 mol. D. 0,8 mol. Câu 18: Cho 33,8 gam oleum H 2 SO 4 .3SO 3 vào a gam nước thu được dung dịch H 2 SO 4 20%. Giá trị của a là: A. 160,8 g. B. 17,62 g. C. 80,0 g. B. 162,2 g. Câu 19: Khi cho nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít tinh bột thì hiện tượng xảy ra là: A. Thấy xuất hiện màu vàng nâu B. Thấy xuất hiện màu xanh. C. Xuất hiện dung dịch màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu xanh và màu xanh sẽ mất dần. D. Không có hiện tượng gì. Câu 20: Nguyên liệu để điều chế H 2 S là: A. CuS rắn và dung dịch HCl. B. Mg và dung dịch H 2 SO 4 loãng. C. SO 2 và hơi nước. D. FeS rắn và dung dịch HCl. Câu 21: Chọn phát biểu sai về CaOCl 2 : A. Là hỗn hợp của CaO và khí Cl 2 . B. Là chất sát trùng, tẩy trắng vải sợi. C. Là muối hốn tạp của HClO và HCl. D. Là chất bột trắng, luôn bốc mùi clo. Câu 22: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu có tỉ lệ mol là 1: 2: 3. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl thu được V 1 lít khí (đktc). Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được V 2 lít khí SO 2 (đktc). Tỉ lệ V 1 /V 2 là: A. 3/7. B. 9/14. C. 7/3. D. 4/7. Câu 23: Chọn mệnh đề sai: A.Tính khử của các halogenua giảm dần theo thứ tự F − > Cl − > Br − > I − . B. Tính axit tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI. C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần F > Cl > Br > I. D. Bán kính hạt nhân tăng dần từ F đến I. Câu 24: Chọn câu sai: A. Brôm phản ứng với hiđrô ở nhiệt độ thường. B. Ở nhiệt độ cao Iot phản ững với hiđrô. C. Brôm và Iot là những chất oxi hóa mạnh nhưng kém Clo. D. Brôm và Iot phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại. Câu 25: Cho các chất: KCl, CaCl 2 , H 2 O, MnO 2 , H 2 SO 4 đậm đặc, HCl. Để tạo thành Clo thì phải trộn: A. KCl hoặc CaCl 2 với MnO 2 và H 2 SO 4 đậm đặc. B. CaCl 2 với H 2 O và H 2 SO 4 đậm đặc. C. KCl với H 2 O và H 2 SO 4 đậm đặc. D. HCl với H 2 O và MnO 2 . Câu 26: Chọn phương trình phản ứng đúng: A. Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 + 2FeCl 3 + 4H 2 O. B. 2FeO + 6HCl → 2FeCl 3 + H 2 + 2H 2 O. C. Fe + Cl 2 → FeCl 2 . D. Cu + 2HCl → CuCl 2 + H 2 . Câu 27: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất? A. S + O 2 → SO 2 . B. S + Na 2 SO 3 → Na 2 S 2 O 3 . C. S + HNO 3 → SO 2 + NO 2 + H 2 O. D. S + Zn → ZnS. Câu 28: Chọn phương trình phản ứng sai: A. H 2 S + Pb(NO 3 ) 2 → PbS + 2HNO 3 . B. H 2 S + 2NaOH → Na 2 S + 2H 2 O. C. H 2 S + BaCl 2 → BaS + 2HCl. D. 2H 2 S + 3O 2 → 2SO 2 + 2H 2 O. Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa: X o t → O 2 Y → SO 2 . Các chất X, Y lần lượt có thể là: A. H 2 O, H 2 S. B. CaCO 3 , S. C. KMnO 4 , H 2 S. D. H 2 O 2 , H 2 SO 4 . Câu 30: Một hỗn hợp gồm O 2 và O 3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối với hiđro là 20. Thành phần % về thể tích của O 3 trong hỗn hợp là: A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 75%. Câu 31: Cho phản ứng: CaCO 3 (r) → ¬ CO 2 (k) + CaO. ∆H = 178 kJ. Khi phản ứng đạt cân bằng nếu biến đổi một trong các điều kiện sau đây, thì hằng số cân bằng K C có giá trị thay đổi trong trường hợp: A. Tăng dung tích của bình phản ứng. B. Thêm khí CO 2 vào. C. Giảm nhiệt độ của bình phản ứng. D. Lấy bớt CaCO 3 ra. Câu 32: Cho một luồn khí ozon qua dung dịch KI. Thuốc thử dùng để nhận biết sản phẩm của phản ứng trên là: A. Quỳ tím. B. Hồ tinh bột. C. Dung dịch KBr. D. Cả quỳ tím và hồ tinh bột. Câu 33: Dung dịch H 2 SO 4 đặc làm khô được khí ẩm nào? A. HI. B. H 2 S. C. HBr. D. O 2 . Câu 34: Cho hỗn hợp FeS và FeCO 3 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí A. Hỗn hợp A gồm: A. H 2 S và CO 2 . B. CO và CO 2 . C. H 2 S và SO 2 . D. SO 2 và CO 2 . Câu 35: Khi nhiệt độ tăng lên 10°C, tốc độ của một phản ứng hóa học sẽ tăng lên hai lần. Nếu ở nhiệt độ 25°C tốc độ phản ứng là V thì ở nhiệt độ 65°C tốc độ của phản ứng là: A. 8V. B. 32V. C. 4V. D. 16V. Câu 36: Đầu que dêm chứa S, P, C, KClO 3 . Vai trò của KClO 3 là: A. Làm chất kết dính. B. Cung cấp oxi đề đốt cháy C,S,P. C. Làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm. D. Làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vỏ bao diêm. Câu 37: Thêm 5 g MnO 2 vào 99 g hỗn hợp KCl và KClO 3 rồi đun nóng hỗn hợp đến khối lượng không đổi được 94,4 g chất rắn. Thể tích khí O 2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 13,44 lít. B. 3,82 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít. Câu 38: Cho các khẳng định: 1. Cl 2 tác dụng được với dung dịch KI và dung dịch KBr. 2. Br 2 tác dụng được với dung dịch KI và dung dịch KCl. 3. I 2 tác dụng được với dung dịch KCl và dung dịch KBr. 4. Br 2 chỉ tác dụng được với dung dịch KI, không tác dụng được với dung dịch KBr. Các khẳng định đúng là: A. 1,4. B. Tất cả. C. 1,2,3. D. 1,3,4. Câu 39: Công dụng nào không phải là của ozon: A. Nồng độ ít làm không khí trong lành. B. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. C. Khử trùng nước ăn, khử mùi. D. Sản xuất dược phẩm. Câu 40: Chọn phương trình phản ứng sai: A.Cl 2 + 2NaOH o t cao → NaCl + NaClO + H 2 O. B. 2KClO 3 o t → 2KCl + 3O 2 . C. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . D. Cl 2 + 6KOH o t cao → 5KCl + KClO 3 + 3H 2 O. Đáp án: 1B. 2D. 3B. 4B. 5C. 6C. 7D. 8C. 9C. 10D. 11C. 12B. 13C. 14A. 15B. 16A. 17D. 18D. 19B. 20D.21A. 22A. 23A. 24A. 25A. 26A. 27D. 28C. 29C. 30B. 31C. 32D. 33D. 34D. 35D. 36B. 37C. 38A. 39D. 40A. . + Pb(NO 3 ) 2 → PbS + 2HNO 3 . B. H 2 S + 2NaOH → Na 2 S + 2H 2 O. C. H 2 S + BaCl 2 → BaS + 2HCl. D. 2H 2 S + 3O 2 → 2SO 2 + 2H 2 O. Câu 29 : Cho sơ đồ. A.Cl 2 + 2NaOH o t cao → NaCl + NaClO + H 2 O. B. 2KClO 3 o t → 2KCl + 3O 2 . C. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . D. Cl 2 + 6KOH o t cao