Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
155 KB
Nội dung
Ngày soạn 6.9.2008 Tháng 9 DIỄN ĐÀN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC” Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, giúp học sinh: - Hiểu sâu sắc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên - Xác định được vai trò quan trọng của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh là phải tích cực, chủ động trong học tập rèn luyện để có những tri thức đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. - Biết định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực của bản thân và những yêu cầu xã hội để sau này có thể đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Nội dung hoạt động Diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tập trung vào các nội dung sau: - Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Thanh niên là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quyền lợi của thanh niên khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trách nhiệm của thanh niên khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ví dụ cụ thể chứng minh rằng: thanh niên có những khả năng lao động và sáng tạo to lớn, có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Định hướng nội dung diễn đàn học sinh - Hướng dẫn học sinh tìm những tài liệu tham khảo có nội dung lien quan đến vấn đề của diễn đàn. - Họp cán bộ lớp, Ban chấp hành đoàn, phân công công việc cho từng nhóm học sinh - Rút kinh nghiệm sau diễn đàn b. Học sinh - Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn. - Phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể (dựa trên cơ sở gợi ý ở phần nội dung, mỗi học sinh có thể chỉ đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề) - Trang trí lớp, kê bàn ghế cho phù hợp với hình thức diễn đàn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn. 4. Tổ Chức Hoạt Động Người thục hiện Nội dung hoạt động Thời gian DCT Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Chương trình hoạt động tuần này là các đội thay nhau trả lời những câu hỏi mà tổ trưởng đã bốc thăm. Chia lớp thành 4 đội Mời thư ký… Thể lệ cuộc thi: Nếu trả lời đúng 1 câu hỏi, mỗi đội sẽ được cộng thêm 20 điểm, nếu sau thì đội khác được ưu tiên, nếu đội sau trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nếu bổ sung được những thiếu sót trong câu hỏi của đội trước thì được cộng 5 điểm 2’ 3’ DCT cho các dội bốc thăm 1 trong 4 câu hỏi 1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? 2. Thanh niên sẽ có những quyền lợi gì khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? 3. Thanh niên phải có trách nhiệm như thế nào khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước? 4. Nêu ví dụ cụ thể chứng tỏ thanh niên hoàn toàn có đủ khả năng để tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? 35’ DCT Sau khi các đội trả lời xong, nhờ thư ký tổng kết điểm Chọn đội thắng cuộc và mời GV nhận xét 5’ Ng ày so ạn 5.10.2008 Th áng 10 ch ủ đ ề VỀ TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, giúp học sinh: - Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới, có quan niệm đúng đắn trong tình bạn và tình yêu. Hiểu được tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân và hạnh phúc gia đình. - Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những điều bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. - Biết phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu ngộ nhận - Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ tình bạn, tình yêu. 2. Nội dung hoạt động Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những tình huống và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung sau: - Tâm sự và hỏi ý kiến cha, mẹ và những người lớn tuổi về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. - Bình đẳng giới trong quan hệ trình bạn và tình yêu - Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu - Trách nhiệm của người chưa thành niên trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề phù hợp với phần nội dung hoạt động để yêu cầu học sinh thảo luận xây dựng tiều phẩm. - Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu - Họp cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn để trao đổi và thống nhất nội dung và phương phán tổ chức hoạt động. b. Học sinh - Cán bộ lớp phổ biến thời gian, hình thức trình bày tiểu phẩm hoạt động cho các bạn học sinh trong lớp. Nêu yêu cầu cụ thể của tiểu phẩm. - Chia lớp thành các nhóm - Cán bộ lớp giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu theo từng phần của nội dung. - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo đúng nội dung. 4. Tổ chức hoạt động Dẫn chương trình: Thư ký & Ban giám khảo: Ban cố vấn: Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian DCT Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Báo cáo tình hình, ý thức của lớp hưởng ứng tham gia cuộc thi sáng tác, số lượng bài cộng tác Mời ban giám khảo và thư ký… 5’ DCT cho 6 đội lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình Chia lớp thành 6 đội. Mời từng đội lên công bố nội dung và tên tác phẩm sáng tác của đội Mỗi đội chọn 3 tác phẩm (có thể là thơ, bài hát, vở kịch hay điệu múa .) để trình bày. Với mỗi tác phẩm đúng chủ đề, mỗi đội sẽ được 50 điểm Trò chơi giữa giờ nếu có 25 DCT Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi Đăng các tác phẩm hay lên báo tường Có thể một đại biểu tham dự phát biểu cảm tưởng 15’ 5. Kết thúc hoạt động HÙNG BIỆN “THANH NIÊN VỚI ĐẤT NƯỚC Ở ĐẦU TK XXI” 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, giúp học sinh: - Hiểu biết về tình hình thế giới trong TK XXI; cơ hội, thách thức đối với dân tộc Việt Nam. - Có ý thức quan tâm đến vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước; mong muốn đất nước phát triển tiến bộ. - Biết xác định trách nhiệm của người thanh niên đối với Tổ Quốc, từ đó tích cực học tập và rèn luyện. 2. Nội dung hoạt động - Tình hình thế giới trong TK XXI. - Cơ hội, thách thức, nguy cơ của cách mạng Việt Nam. - Trách nhiệm của thanh niên 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh. Đưa ra các chủ đề để học sinh chuẩn bị. - Cung cấp tài liệu liên quan đến chủ đề cho học sinh tham khảo - Họp cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung và bàn cách thức triển khai hoạt động. Bố trí thời gian cho học sinh viết bài ít nhất 2 tuần b. Học sinh - Cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch - Giao cho mỗi người chuẩn bị bài thuyết trình - Trang trí lớp theo chủ đề - Mời GVCN, GV Sử, Giáo Dục Công Dân tham gia vào ban giám khảo - Cử học sinh dẫn chương trình - Gửi giấy mời đại biểu 4. Tổ chức hoạt động Dẫn chương trình: Thư ký & Ban giám khảo: Ban cố vấn: Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian DCT Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử người đại diên lên bốc thăm câu hỏi. Các đội thảo luận và trả lời câu hỏi theo thứ tự Thể lệ cuộc thi: nếu trả lời đúng sẽ có 50đ, nếu sai thì đội khác được ưu tiên, nếu đội sau trả lời đúng sẽ được 30đ. Nếu bổ sung sẽ được cộng 5đ. Mỗi đội sẽ lên trình bày như 1 bài thuyết trình… 10’ DCT cho các đội bốc thăm 1 trong 3 câu hỏi sau 1. Hãy cho biết tình hình thế giới trong TK XXI 2. Cơ hội, thách thức, nguy cơ của cách mạng VN 3. Trách nhiệm của thanh niên 30’ DCT Sau khi các đội trả lời xong, nhờ thư ký tổng kết điểm Chọn đội thắng cuộc và mời GVCN nhận xét 5’ 5. Kết thúc hoạt động THI “TRÌNH DIỄN TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM” 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn trang phục cuả các dân tộc trên đất nước Việt Nam, nhất là những kiểu trang phục của các dân tộc ít người, qua đó phản ánh nếp sống văn hóa lâu đời của họ. - Có thái độ ủng hộ việc giữ gìn và duy trì các trang phục mang bản sắc dân tộc Việt Nam, phê phán những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa - Tích cực tham gia các hoạt động nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết là biết lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp với thanh niên Việt Nam. 2. Nội dung hoạt động a. Trình diễn trang phục lứa tuổi thanh niên của một số dân tộc trên đất nước Việt Nam - Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc sống trên đát nước Việt Nam có những phong thái riêng, lối sống riêng và nhát là thể hiện ở cách ăn mặc mang đậm màu sắc của dân tộc mình - Các kiểu trang phục của các dân tộc là đa dạng, phong phú. Tuy khác nhau nhưng nó đều là sự hội tụ của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. b. Thi hỏi đáp xung quang một số vấn đề về văn hóa, về lối sống có văn hóa Có thể thi hỏi đáp theo một số câu hỏi gợi ý sau: - Khi khoác trên mình bộ trang phục của dân tộc, bạn có suy nghĩ gì về dân tộc đó? Hãy trả lời cho cả lớp biết đôi điều về những hiểu biết của bạn về dân tộc này. - Theo bạn, thanh niên bây giờ có nên chạy theo “mốt” mà lãng quên trang phục của dân tộc mình không? - Những kiểu trang phục như thế nào (dù là bất kỳ ở bất kỳ dân tộc nào) được gọi là lai căng, thiếu văn hóa? - Bạn có thể nêu quan điểm của mình về những kiểu trang phục nói trên không? Phản đối chỗ nào? Đồng tình chỗ nào? - Hãy cho bạn mình một lời khuyên nếu như người bạn đó ăn mặc không lành mạnh? - Với bạn khác giới, nếu bạn mình sử dụng những trang phục không lành mạnh thì bạn sẽ có thái độ như thế nào? - Nếu được tham gia thiết kế trang phục tuổi thanh niên, bạn sẽ nêu những ý tưởng gì của mình về một kiểu trang phục lành mạnh? - Bạn suy nghĩ gì về buổi trình diễn này? Hãy bổ sung thêm ý tưởng của mình trong việc tổ chức buổi trình diễn trang phục những lần tiếp theo. 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Nêu mục đích yêu cầu và các định hướng tổ chức hoạt động để học sinh thảo luận và chuẩn bị. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án (nếu cần) như gợi ý ở phần nội dung - Giao nhiệm vụ cho cácn bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn phối hợp thực hiện - Mỗi tổ chọn trả lời 2 câu hỏi, sưu tầm hình ảnh b. Học sinh - Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn thống nhất kế hoạch, chương trình và chuẩn bị thể hiện trong buổi trình diễn. - Yêu cầu mọi thành viên trong lớp chuẩn bị ý kiến cho cuộc giao lưu - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ như: đơn ca, tiểu phẩm, múa,… - Chuẩn bị việc trang trí cho hoạt động. - Cử người điều khiển, cử Ban giám khảo. 4. Tổ chức hoạt động Dẫn chương trình: Thư ký & Ban giám khảo: Ban cố vấn: - Đại diện cán bộ lớp tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển. - Người điều khiển giới thiệu Ban giám khảo, nếu mục đích yêu cầu của buổi trình diễn trang phục - Giới thiệu 4 tổ lần lượt trình bày trang phục dự thi, mỗi tổ tự cửa người giới thiệu về trang phục đó. - Lần lượt giao lưu với khan giả. - BGK công bố kết quả cuộc thi. 5. Kết thúc hoạt động GIAO LƯU VỚI CÁC ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng. Đó là mục tiêu cao đẹp, lè lẽ sống của thanh niên, là khát vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới các đẹp, cái đúng đắn và tiên tiến nhất của cuộc sống. - Hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về quá trình phấn đấu trở thành đảng viên của các thầy, cô giáo - Có thể xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, tích cực học tập và rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, vươn tới lí tưởng cao đẹp của cuộc sống. 2. Nội dung hoạt động a. Thông qua trao đổi, trò chuyện, tư vấn, các đảng viên giúp học sinh hiểu rõ các nội dung sau: Lí tưởng của người phấn đấu vào Đảng - Góp phần thực hiện và xây nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu manh, xã hội công bằng, văn minh. Vai trò của người đảng viên trong nhà trường và xã hội - Đó là vai trò tiên phong, gương mẫu của người thầy trong sự nghiệp trồng người. Nhiệm vụ của người đảng viên - Tuyệt đối trung thành với mục đích, lí tưởng cách mạng của Đảng - Không ngừng học tập, rèn luiyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Tham gia xây dựng, bảo vệ đười lối, chính sách và tổ chức của Đảng Những điều mà các đảng viên mong muốn ở học sinh là thực hiện tốt các nhiệm vụ của đoàn viên - Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia cá hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam… b. Các tiết mục văn nghệ xen kẽ của lớp và của các đảng viên tập trung vào các nội dung sau: - Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước. - Về tình yêu trong chiến đấu, lao động, học tập và trong cuộc sống - Về những anh hung, chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Dự thảo kế hoạch và chương trình hoạt động giao lưu, trao đổi với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất kế hoạch hoạt động - Mời các thầy, cô giáo là đảng viên của trường tham gia hoạt động giao lưu với lớp, nói rõ với các đảng viên về yêu cầu, nội dung giao lưu để họ chuẩn bị. - Hội ý cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất các câu hỏi, cá nội dung giao lưu, các tiết mục văn nghệ và phương pháp tổ chức giao lưu. Đề cử người điều khiển/. - Hướng dẫn người điều khiểm thiết kế chương trình giao lưu - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tài liệu như Điều lệ Đảng, Điều lệ Đoàn, văn kiện đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX - Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh. b. Học sinh - Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn phổ biến nội dung giao lưu với các thầy, cô giáo là đảng viên của trường cho cả lớp; chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống theo các nội dung ở phần II; chuẩn bị lời chào mừng của lớp nói lên mong muốn buổi giao lưu sẽ giúp các em biết thêm nhiều điều bổ ích. - Các tổ sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo, ở trong trường đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lý tưởng. - Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm có nội dung lien quan đến chủ đề cuộc giao lưu - Mời giáo viên chủ nhiện làm cố vấn. - Nếu có điều kiện, lớp nên chuẩn bị hoa hoặc tặng phẩm đểtặng các đảng viên - Chuẩn bị trang trí, sắp xếp chỗ ngồi giao lưu (nêu bố trí theo hình chữ U, có hoa tươi) 4. Tổ chức hoạt động Dẫn chương trình: Thư ký & Ban giám khảo: Ban cố vấn: Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian DCT -Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời các đảng viên giao lưu với lớp - Tổ chức một trò chơi tập thể hoặc hoặc biểu diễn một chương trình văn nghệ chào mừng để tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi - Người điều khiển nêu các nội dung giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp nêu câu hỏi của mình với các đảng viên Các Đảng viên được mời - Các đảng viên trao đổi, trò chuyện, đối thoại với học sinh để giúp các em hiểu sâu hơn các vấn đề đặt ra - Kể về những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời mình để giúp học sinh hiểu biết thêm về lí tưởng và phương pháp rèn luyện, phấn đấu để trở thành đảng viên của thầy, cô giáo - Kể chuyện, lấy ví dụ sinh động trong thực tiễn để phân tích vai trò của người đảng viên trong cuộc sống, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Đối thoại, tư vấn cho học sinh về những vấn đề mà các em đặt ra. Học sinh có thể hỏi, trả lời, bày tỏ ý kiến và suy nghĩ của mình, kể chuyện về những gương sáng của người đảng viên trong cuộc sống đời thường. - Giáo viên chủ nhiêm phát biểu cảm tưởng - Tặng hoa và quà lưu niệm cho các đảng viên (nếu có) DCT - Người điều khiển cảm ơn và kết thúc buổi giao lưu. Cả lớp hát tập thể một bài để tạm biệt các đảng viên 5. Kết thúc hoạt động THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu được tầm quan trọng của việc luiặ chọn nghề nghiệp, biết đánh giá bản thân để lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình - Tích cực tham gia hoạt động với những câu hỏi, câu trả lời cụ thể liên quan tới vấn đề lựa chọn nghề. 2. Nội dung hoạt động a. Thế nào là sự lựa chọn nghề đúng đắn? Có ba câu hỏi được đặt ra trong việc lựa chọn nghề nghiệp: - Nhu cầu lao động của nghề đó như thế nào? - Người chọn nghề có đủ điều kiện để làm nghề đó hay không, có hứng thú và ngày càng nâng cao được tay nghề để phát triển và hoàn thiện mình trong nghề nghiệp hay không? - Nếu điều kiện còn khó khăn thì phải làm gì và nên phấn đấu như thế nào để khác phục những khó khăn đó? b. Những yêu cầu của sự lựa chọn nghề - Mỗi nghề dù đơn giản nhất cũng có những yêu cầu riêng, đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được về tri thức, kỹ năng và các phẩm chất các nhân ở các mặt đạo đức, sức khỏe và tay nghề - Nên xem xét bản thân có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để theo đuổi nghề mình chọn không. c. Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp Tổ chức các hoạt động giúp đoàn viên thanh niên tìm hiểu các ngành, nghề nhằm định hướng nghề nghiệp trong tương lai như: - Câu lạc bộ “Chọn nghề”, câu lạc bộ theo sở thích: điện ảnh, ca, múa nhạc, thể thao, khoa học,… - Thi tìm hiểu về các ngành nghề; thi tay nghề kỹ thuật, đặc biệt là các ngành truyền thống của địa phương - Tham quan các cơ sở sản xuất, các nhà máy - Tạo điều kiện và môi trường để các em được trực tiếp tham gia các hoạt động lao động sản xuất, lao động tình nguyện…từ đó các em có quan điểm, thái độ và nhận thức đúng hơn về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. d. Giới thiệu một số nghề trong xã hội như nghề y, nghề giáo viên, nghề xây dựng, nghề thủ công… 3. Công tác chuẩn bị a. Giáo viên - Xây dựng nội dung thảo luận và dự kiến các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. Có thể trao đổi thêo với giáo viên của cá bộ môn khác như: Tin học, Kỹ thuật, Sinh học,… để nội dung thảo luận được phong phú hơn. Gợi ý các câu hỏi thảo luận như sau: i. Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn suy nghĩ như thế nào về sự phù hợp giữa năng lực của bản thân với nghề mà mình chọn? Hãy cho ví dụ ii. Những khó khăn bạn thường gặp trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp là gì? Có những tác động nào từ phía gia đình, bạn bè, người thân hay không? Bạn có thể làm gì để khắc phục những khó khăn đó? iii. Nếu cha mẹ ép bạn phải theo một nghề mà bạn không thích thì bạn sẽ xử sự ra sao? - Cùng với cácn bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn thiết kế chương trình thỏa luật để phổ biến cho học sinh chuẩn bị. - Giao cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn điều khiển thảo luận, còn giáo viên sẽ tham gia vào Ban giám khảo. - Gợi ý học sinh một vài tài liệu tham khảo để các em có cơ sở chuẩn bị ý kiến của mình. b. Học sinh - Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn hoàn chỉnh chương trình buổi thảo luận khi đã được giáo viên góp ý. - Phổ biến nội dung thảo luận để cả lớp chuẩn bị ý kiến tham gia trao đổi - Cử người điều khiển chương trình. - Chuẩn bị một vài bài hát về một số nghề trong xã hội 4. Tổ chức hoạt động Dẫn chương trình: Thư ký & Ban giám khảo: Ban cố vấn: - Người điều khiển nêu mục đích cuộc thảo luận, giới thiệu đại biểu (nếu có), giới thiệu Ban giám khảo. - Mời giáo viên chủ nhiệm nêu một số yêu cầu củ buổi thảo luận và gợi ý nội dung những vấn đề chính cũng như cách thức tiến hành buổi thảo luận. - Đại diện mỗi tổ trình bày quan điểm về việc lựa chọn nghề. Người điều khiển tóm tắt những ý chính. - Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên chủ nhiện có thể gợi ý hoặc bổ sung thêm ý kiến để hướng học sinh tập trung thảo luận đúng với mục tiêu của hoạt động - Biểu diễn văn nghệ: Trình diễn các bài hát về nghề nghiệp dưới hình thức thì hát liên khúc hoặc đoán tên bài hát. 5. Kết thúc hoạt động TÌM HIỂU VIỆC THỰC HIỆN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 1. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu được một số quy định cơ bản trong Bộ luật Lao Động của Việt Nam, đặc biệt là những quy định có liên quan tới học sinh chuẩn bị bước vào tuổi lao động - Tìm hiểu, phân tích những điểm chủ yếu trong Bộ luật Lao động. - Tích cực, tự giác và chủ động tìm hiểu nội dung của Bộ luật Lao động của Việt Nam. 2. Nội dung hoạt động a. Sự ra đòi của Bộ luật Lao động - Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhàn nước ta đã dần dần xây dựng một hệ thống pháp luật về lao động ngày càng hoaàn chỉnh, đồng thời phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. - Năm 1994, Quốc hộc khóa IX đã thong qua Bộ luật Lao động của Nhà nước ta - Ngày 02.04.2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao đọng (lần thứ 2) b. Một vài quy định cơ bản của Bộ luật Lao động có lên quan tới lứa tuổi học sinh - Những quy định liên quan đến tuổi của người lao động